Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Băng số 47


Mặt A
GIỚI HÀNH ( TIẾP)
...Giới hẳn hoi, đàng hoàng mà sống ở trong dục lạc còn hơn ở người  người thế gian thì đâu có trắng bạch như vỏ óc được thì làm sao mà có giải thoát.
Đó là vị cư sỹ này đã xác định cho chúng ta thấy rằng: con đường của đạo Phật phải khác không thể nào giống con đường của thế gian được. Thế mà đạo chẳng ra đạo, đời chẳng ra đời thì quý vị làm sao giải thoát được?
Sau khi được cha mẹ cho đi tu và được Phật chấp nhận xuất gia, chẳng bao lâu Tôn giả chứng quả A-la-hán. Chứng quả xong Tôn giả xin Phật trở về thăm cha mẹ, khi về đến nhà Tôn giả không được sự tiếp đãi mà còn nhận những lời sỉ nhục, tôn giả chỉ nhận được bát cháo thiu của người đầy tớ, nhờ thế mà phụ thân Tôn giả mới đến gặp Tôn giả mời ngài về nhà.
-- Này con thân yêu Ratthapala, có phải con ăn cháo thiu ngày hôm qua không? Con phải về nhà cửa của con đi.
Khi mà cái người con đi tu rồi thì khi về gặp cha mẹ người đó có mừng rỡ không? Họ rất thản nhiên, qua cái hình ảnh của một cái vị cư sĩ này chúng ta thấy này, lâu ngày ba năm sau theo Phật, cho nên lúc bấy giờ tu hành cho đến ba năm sau vị này tu chứng quả A-la-hán rồi mới xin Phật , Phật thấy rằng đúng là cho về được, cho về thăm. Nhưng mà vị này về thăm thì từ khi mà xin đi tu thì gia đình không có cho, cho nên ông này nằm vạ đòi thế này thế khác, cuối cùng thì cha mẹ bằng lòng cho đi là vì thương đứa con một của mình mà thôi chứ không muốn cho nó đi tu, cho nên khi mà về thấy ông này ở ngoài cửa thập thò đó, đi ngang qua cái cửa mà để khất thực xin đó, thì ổng ở trong nhà ổng chửi như thế này:
“Cũng ba cái thằng đầu trọc này nè mà nó làm cho con tao ba năm rồi mà không có thấy nó về”.
Ông chửi như vậy đó. Cho nên đó là ông nói ông về nhà ông là ông bị sỉ nhục là chỗ đó, bị chửi ba cái thằng đầu trọc đó, do đó vì vậy mà ông bị sỉ nhục đó. Vì vậy đó, sau khi đó thì ông đi qua thì có cái đứa đầy tớ trong cái nhà của cha ổng đó mới đem bát cháo thiu mà đem đổ đi, ăn không hết đổ đi thì ông mới kêu cái người đầy tớ đó: “Bà chị ơi ! bà đem đổ cái này vào trong bát tôi đi”, thì cái bà này bà thấy cái vị này này thôi bây giờ trút trong đó đi cái đi về, nhưng mà bà này đến gặp cái vị tu sĩ này thì mới nhận ra là ông chủ nhỏ của mình, cho nên bà ta mới đổ bát cháo vào rồi mới chạy về báo cho ở gia đình hay. Nhưng mà không ngờ khi chạy về báo thì ông ở đây ổng ăn cái bát cháo thiu rồi, cho nên ông cha mới mời , gọi đứa con về, nhưng mà đến mời về thì ông này ông đã ăn xong rồi cho nên ông cha mới hỏi này:
- “Này con thân yêu, có phải con ăn cháo thiu ngày hôm qua không? Con phải về nhà cửa của con đi”.
- “Thưa gia chủ - ông ta không còn gọi cha mình là cha nữa mà ông gọi là thưa gia chủ, coi như là cái người bố thí thôi, coi như cái người cư sĩ thôi, “Thưa gia chủ thôi vừa rồi. Hôm nay tôi đã ăn xong rồi”. Nghĩa là bây giờ có mời gì ông cũng chẳng có thèm trở về đó nữa.
- “Vậy này con thân yêu hãy nhận lời ngày mai đến dùng cơm”, Tôn giả im lặng nhận lời.
Người cha về đến nhà lấy vàng bạc châu báu chất thành đống gọi các người vợ cũ của Tôn giả trang điểm làm cho thật đẹp để mà quyến rũ cho ông ta ở lại, thấy của cải, vàng bạc, thấy vợ đẹp thì ông ta chắc chắn là không có đi nữa. Đúng giờ thọ trai, Tôn giả đến nhà của phụ thân ngồi xuống nơi chỗ đã soạn sẵn. Rồi người cha của Tôn giả trình bày đống vàng và của báu:
- “Này con đây là tiền của cha mẹ, đây là tiền của của bố, đây là tiền của của ông bà tổ tiên, tất cả tiền bạc này là tiền bạc của con. Cha mẹ chỉ vì có mình con mà thôi, nay con đi tu tiền bạc này bỏ cho ai? Con hãy về mà thọ hưởng tài vật và làm việc phúc đức bố thí cho người khác đi”.
Ông cha ông dụ người con như vậy, thì Tôn giả trả lời:
- “Thưa gia chủ, nếu gia chủ làm theo lời nói của tôi, gia chủ hãy đem vàng bạc châu báu này cho vào các cỗ xe, chở ra sông Hằng mà đem đổ xuống dưới đi”. Đó, ông bảo ông cha biểu đem đổ hết của cải này đi. “Vì sao vậy? Này gia chủ vì do của báu này mà làm sầu, bi, ưu, khổ sẽ đến với gia chủ”.
Lúc bấy này những người vợ cũ của Tôn giả người thì ôm chân kẻ thì nắm tay Tôn giả mà nói:
- “Vì thiên nữ nào mà phu quân sống phạm hạnh, hãy bảo cho chúng em biết”,
- “Này các bà chị (ông gọi vợ ông bằng bà chị) không phải vì thiên nữ nào mà chúng tôi sống phạm hạnh”.
Mấy người vợ nghe ông nói tôi không phải vì thiên nữ nào mà tôi sống đời sống phạm hạnh này đâu. Đó, ông trả lời như vậy đó, thì mấy người vợ ông kêu:
- “Trời đất ơi, phu quân đối với chúng em gọi chúng em là bà chị, còn cái chỗ nào để nói nữa”.
Tôn giả nói với phụ thân:
- “Thưa gia chủ, nếu gia chủ muốn bố thí đồ ăn thì hãy bố thí đi chớ có làm phiền chúng tôi nữa”.
Sau khi thọ thực xong tôn giả nói kệ rồi ra đi.
Đó thì các con thấy cái tình cảm gia đình của người ta không còn cái riêng tư nhỏ hẹp nữa, mà cái lòng Từ của người ta đối xử với mọi người bình đẳng như nhau, đó mới chân thật là giải thoát. Còn bây giờ chúng ta lâu lâu ba năm mà về gia đình mừng rỡ chạy ra nắm chân nắm tay rồi an ủi thế này thế khác, điều đó làm chúng ta càng dính mắc ở trong cái sợi dây, cái mạng lưới của tình cảm thương ghét làm chúng ta khó mà giải thoát được. Cho nên khi mà người mà theo đức Phật tu hành rồi thì khi người đó mà đạt quả A-la-hán rồi thì Đức Phật mới cho về nhà chứ không cho về nhà bậy, mà cái người nào lén về nhà là bị cám dỗ hết.
Cho nên sự thật ra khi mà đi tu rồi theo một vị thầy mà thật sự ra thì đời nay rất khó, rất khó. Theo Thầy rồi mà Thầy không bao giờ muốn cho họ rời khỏi Thầy, Thầy muốn làm sao họ sống một bên Thầy, độc cư với Thầy. Sống cho đến khi mà tu chứng rồi thì chừng đó Thầy mới cho ra, còn chưa chứng mà Thầy cho ra trong cái khi mà đang cố gắng để tu tập, cái tâm nó còn yếu khi ra cái tình cảm ở ngoài đời nó cám dỗ và những vật chất ngoài đời nó cám dỗ vô cùng lận. Cho nên khi mà tu hành rồi thì chúng ta biết được từng cái giai đoạn bắt đầu vô và đến cái khi đạt được thì chúng ta mới rời khỏi Thầy. Nếu không mà rời ngang rời ngửa đi chơi chỗ này chỗ kia rồi thì cái người tu sĩ đó kể là hư rồi, không bao giờ mà còn tu được nữa hết.Thật sự là nó khó như vậy chứ không phải là cái chuyện đơn giản đâu.
Cho nên chúng ta nghĩ rằng chúng ta vào tu rồi mà chúng ta còn đi chơi chỗ này chỗ kia thì cái người đó hết tu rồi. Muốn vào tu thì phải chọn một bậc thầy xong rồi, giới hạnh nghiêm túc rồi, đến đó thấy có pháp hành, có lý pháp, có cái hành pháp hẳn hòi bắt đầu chúng ta chấp nhận khép mình ở trong khuôn khổ, theo với Thầy tận cùng năm năm mười năm, chừng nào xong rồi Thầy cho phép thì chúng ta mới rời khỏi Thầy. Còn đằng này chưa gì trong vòng chừng nửa năm hoặc là một năm xin thầy đi chơi một vòng hoặc là về thăm cha mẹ ...thì chết hết. Thầy thấy rất là khó.
Cho nên ở đây Thầy nhắc lại cho quý thầy đến những cái giới hạnh này là những điều mà Thầy dặn bảo rất là kỹ lưỡng. Khi mà không có Thầy thì phải lấy những cái giới luật, những cái giới mà Thầy đã giảng làm cái điều kiện mà trói chặt mình, ở trong cái khu vực nào là quyết chết ở trong khu vực đó, năm năm mười năm đạt được thì mới rời khỏi cái khu vực đó, mà không đạt được thì nhất định thì không ra khỏi khu vực đó. Tạo thành một cái giới đàn, giới tràng cho nó vững chắc như vậy thì may ra chúng ta mới có tu hành tới nơi tới chốn.
Bởi vì mười năm mà Thầy quyết định ở trong am thất, thậm chí như ở trong khoảng thời gian thì các con biết là cái thời gian năm 71 mà Thầy về ẩn bóng mà Thầy tu, thì năm 75 chiến tranh nó tàn khốc chứ đâu phải, khắp đất nước chúng ta mà, nhất là miền Nam, bom đạn như thế này mà Thầy quyết định là không rời thất, Thầy ngồi đó mà bom đạn nó ào ào, máy bay trực thăng nó bắn rốc két, các thầy nghĩ nghĩa là người nào cũng phải chui vào hầm trốn hết à, mà Thầy thì ngồi thiền sừng sững, chết bỏ nhất định là chết bỏ. Đó, như vậy là chúng ta mới thấy được cái gan dạ của cái người tu hành, chứ còn nếu không chúng ta phải rời thất mà bỏ chạy chứ còn không làm sao hết. Cho nên tất cả xóm người ta đều tản cư hết riêng Thầy ngồi trong thất Thầy tu. Cho nên lúc bây giờ đó quân đội quốc gia tấn công vô nó thấy Thầy nó hoảng hồn hết, nói “ Thầy không nằm xuống, máy bay như vậy, súng đạn như vậy mà Thầy ngồi đó à?”. Quý thầy không thấy là ngồi trong góc có tượng Phật, tượng Phật của Thầy ở đằng trước đó, ở trong thất Thầy Thầy để tượng Phật lớn như vậy đó, Thầy ngồi dưới tượng Phật Thầy nói chết là chết dưới tượng Phật, cái tượng Phật nát thì Thầy nát, còn tượng Phật không nát thì Thầy không nát. Mà nó bắn xung quanh tất cả những cái nhà xung quanh, Thầy nói nhà gần gần vậy, cũng như mấy cái thất này cái nhà đó cháy, lửa cháy phừng phừng hết mà cái nhà Thầy ngồi không có cháy. Nên các con biết mà trực thăng bắn rốc-két xuống, bởi vì xung quanh hàng rào vậy mà Cách mạng họ đào hầm đào hố nó nằm dưới nó mục kích iđó mà nó bắn quân đội của quốc gia kia mà. Thành ra hai bên nó chiến đấu dữ lắm, thành ra do đó mà Thầy cứ nằm đó, cả gia đình mẹ Thầy, em Thầy cũng chạy trốn hết à, đâu có dám ở đó nữa, chạy ra cái vùng mà không có giặc. Còn khi mà nghe đào hầm rồi thì họ rút đi hết, dân rút đi hết. Chỉ còn Thầy nói: Bây giờ mình đã hô nhập thất rồi là quyết định mình chết bỏ chứ không có đi, bỏ thất là không được nên nhất định Thầy ngồi Thầy chết, mà không chết đâu các con. Thầy biết chết là chết rồi chứ không phải không đâu bởi bom đạn như vậy mà, Thầy nói nhà cửa người ta cháy sạch, thậm chí như nhà Thầy có cái mái, nó bắn như thế nào mà cả cái mái bay luôn ra ngoài đó mà sao nó không cháy nhà chứ cháy nhà là Thầy cũng chết luôn.
Thầy nói cái oai lực của cái người tu thực sự là cái giới hạnh thật là vĩ đại, cho nên mỗi một người đệ tử mà rời khỏi Thầy, Thầy nói giới hạnh là sẽ cứu các thầy, chính Thầy biết rằng cái giới hạnh cứu Thầy ở trong những cái trận chiến như vậy đó. Cho nên thay vì mấy người lính mà họ tấn công vô được rồi đó, bắt đầu xe tăng thiết giáp nó vô tấn công được thì những cái thằng lính vô họ than “Trời sao ông thầy ông ngồi tu ngu quá trời vậy? Chết mà còn không sợ”. Thầy nói chết ở đâu mà chết, tôi ngồi đây chết gì, mà nó không bắt Thầy nó không có gì hết, rồi nó đi ngang thôi nó bỏ Thầy ở đó luôn. Thì các con thấy cái giới luật rất... Thầy nói cái oai lực của giới luật nó kinh khủng lắm chứ không phải thường đâu. Thầy chỉ nghĩ là mình giới luật thì mình không chết không sợ gì hết, cọp không sợ, súng đạn cũng không, cuối cùng Thầy đạt được kết quả.
Đó thì trên cái bước đường tu hành Thầy nhắc các con khi rời xa khỏi Thầy thì ăn phải đúng cách, oai nghi tế hạnh phải đúng, đi phải nhìn xuống đất thì những cái oai nghi tế hạnh đó không ai làm, đừng có nói rằng tôi phải sống vì cái ông thầy này, họ ăn như vậy tôi phải theo họ ăn như vậy tức là mình bị phá giới. Mặc họ, họ giết chúng ta giết, nhất định là chúng ta ăn một bữa, họ thù chúng ta thù kệ họ, nhưng sau này họ trở thành đệ tử của mình, chứ còn mình theo họ tức là ma đã dẫn mình rồi, mình tùy theo họ, sợ họ có quyền có thế họ hại mình chứ gì. Do đó mình ăn ba bữa theo họ họ mời mình ăn thêm cái gì đó, uống nước gì đó, thì mình cũng tùy cho nó vui lòng nhau đó, gọi là tùy thuận đó, kiểu đó kiểu phá giới của mình. Và vì vậy mình mất giới rồi, thì những người khác họ coi rẻ mình lắm. Và từ đó họ không phục mình nữa, còn mình hẳn hòi giữ gìn giới hạnh đàng hoàng, ăn đúng không phi thời. Giới hạnh của mình đi ra nhìn xuống đất, ai nói gì thì mặc họ, ai nói mình làm bộ làm dáng làm gì. Kệ. Mình chẳng cần thiết.
Thôi đến đây thì quý thầy sẽ nghỉ ăn cơm.
PHẬT TỬ THƯA HỎI
Giờ thầy sẽ trả lời, ở đây thì cô An Tịnh có hỏi Thầy trong sự tu tập, qua cái sự thưa hỏi trong tập nhật ký thời khóa, Thầy thấy có những cái điều kiện rất đáng lưu ý, ở đây Thầy xin đọc lại một đoạn này:
“Bạch Thầy còn về Định niệm hơi thở, Thầy dạy con tập xuất nhập theo hơi thở, con tu tập đầu tiên con thở bình thường là 30 hơi thở, sau con tác ý Hãy thở nhẹ và chậm từ 10 đến 15 phút thì con lại tác ý thở lại bình thường 20 hơi thở rồi xả ra thư giãn, một lúc sau con đứng dậy đi kinh hành và cứ như thế con tu tập hơi thở rất chậm, nhẹ và có sự an ổn thân tâm. Về xuất nhập với hơi thở con cũng đã thuần thục. Như vậy con tu tập có đúng không thưa thầy? Bạch Thầy! Còn về Định niệm hơi thở con cứ tiếp tục thở hơi thở chậm nhẹ 5 giây, mãi đến khi không tầm không tứ để tự các hành nó ngưng hay con còn phải làm gì nữa xin thầy dạy cho con để con tiếp tục tu tập?”
Ở đây về cái phần mà cô An Tịnh hỏi thì tập mà xuất nhập theo cái hơi thở mà con trình ở đây là rất đúng, là vì chúng ta vào thì chúng ta thở hơi thở bình thường. Vì cái hơi thở mà từ lâu chúng ta tập như hằng ngày chúng ta sống đó là chúng ta vào cái hơi thở bình thường. Rồi bắt đầu từ cái hơi thở bình thường đó chúng ta mới điều khiển, chúng ta mới hướng tâm nhắc hơi thở chậm và nhẹ thì bắt đầu nó thở chậm và nhẹ xuống và chúng ta ở trong cái hơi thở chậm và nhẹ đó khoảng độ 10 đến 15 phút.
Ví dụ như bây giờ con cho vào tu 15 phút thì khi bắt đầu mà vào tu thì con sẽ tu khoảng thời gian đầu là 30 hơi thở bình thường, hoặc là có thể con tu 5 phút hơi thở bình thường. Rồi bắt đầu từ cái hơi thở bình thường đó con mới hướng tâm nhắc nó hơi thở chậm và nhẹ, thì trong cái thời gian mà hơi thở chậm và nhẹ cho đến cái mức độ nào đó thì con thấy nó không còn cái sức mà có thể chậm và nhẹ nữa được, thì con sẽ ở tại cái dạng chậm nhẹ của hơi thở đó thì lúc bấy giờ nó sẽ kéo dài. Trước kia mình thở hơi thở bình thường là 5 phút, bây giờ có thể là 10phút hay 15 phút của hơi thở chậm nhẹ.
Đó là cái thời gian mà có thể quy định cho con tu trong thời gian đó và sau cái thời gian mà thở chậm nhẹ như vậy đó thì bắt đầu con sẽ trở ra cái hơi thở bình thường thì khoảng độ 5 phút rồi mới xả nghỉ. Thì cộng lại như bây giờ là nếu mà cái hơi thở bình thường lúc đầu vào 5 phút rồi xả ra cũng trở về cái hơi thở bình thường là 5 phút, tức là 10 phút hơi thở bình thường, kế đó khoảng thời gian ở trong hơi thở chậm và nhẹ nó khoảng 10 hoặc là 15 phút, thì như vậy tổng cộng là 20 phút hoặc là 25 phút, nhưng mà cái khoảng thời gian của hơi thở chậm và nhẹ đó thì 10 hoặc 15 phút, thì quyết định chọn lấy 10 hay 15 phút cái nào cho ra chứ không thể bữa nay 10 phút, lát nữa 15 phút hoặc là hôm nay 10 phút nhày mai 15 phút là không được, mà phải chọn lấy bây giờ 10 phút là 10 phút còn cái kia vô 5 phút rồi xả ra 5 phút, rồi xả ra đi kinh hành. Còn ở trong hơi thở chậm và nhẹ đó 10 phút thì cứ tu tập 10 phút để rồi trong cái khoảng thời gian 10 phút đó chúng ta nghiệm xét xem cái thời gian 10 phút đó chúng ta có hoàn toàn diệt tầm tứ được hay không, còn có vọng tưởng còn tác ý hay không. Nếu mà nó không có một niệm vọng tưởng nào hết, hoàn toàn không có ở trong 10 phút cái hơi thở chậm và nhẹ đó thì lúc bấy giờ chúng ta có thể tăng lên.
Ví dụ như cái thời gian dài tăng lên đặng cho đến khi chúng ta dùng pháp hướng để cho nó tịnh chỉ cái hơi thở nó chậm và nhẹ nữa, đi tới nữa chứ không thể ở đó mà nó ngưng các hành hết được đâu, nó chưa đâu. Cái chỗ mà nó chậm nhẹ ở cái chỗ mới mình từ cái hơi thở bình thường mà đi đến cái chỗ mà hơi thở chậm nhẹ khoảng 10 phút thì nó chưa ngưng đâu. Vì vậy mà chúng ta không thể hướng tâm cho nó ngưng được mà chúng ta còn phải tiếp tục cho nó xem tầm tứ có hết không, nếu cái tầm tứ nó hết thì bắt đầu chúng ta ở trong cái khoảng 10 phút đó, chúng ta có thể tăng lên 5 phút nữa hoặc là tăng lên 10 phút nữa. Nghĩa là bây giờ chúng ta chọn lấy 30 phút, đầu là 5 phút sau xả ra cũng trở về 5 phút hơi thở bình thường thì đoạn giữa nó phải có khoảng thời gian là 20 phút, bây giờ mới có 10 phút à. Con hiểu không? Bây giờ chúng ta có lấy thời gian là 20 phút, trong 20 phút này chúng ta nằm ở trên cái dạng này để mà chúng ta có thể điều khiển cái hơi thở bằng cái pháp hướng cho nó chậm và nhẹ hay hoặc là nó ngưng. Hay hoặc là chúng ta dụng cái này để mà chúng ta tu tập, để chúng ta tỉnh thức ở trong cái giấc ngủ mà chúng ta không còn mộng mị chiêm bao để chúng ta xả 18 loại tưởng, các con hiểu không?
Bây giờ từ cái chỗ hơi thở bình thường, chúng ta lấy cái căn bản của hơi thở bình thường chúng ta cho rằng 5 phút đầu và 5 phút sau chúng ta thấy rằng mình thở hơi thở bình thường không có một cái tầm, tứ thì nó có nhưng mà tầm bây giờ nó không có tức là vọng tưởng nó không có xen vào trong đó được, 5 phút hơi thở bình thường. Và cái khoảng mà hơi thở chậm và nhẹ đó 10 phút hoặc là 20 phút, các con lưu ý phần này, trong khoảng này cái thời gian này 10 phút hay 20 phút thì khoảng này là nó đủ cái thời gian để mà chúng ta hướng tâm nằm trên cái sự yên lặng không tầm tứ này, chúng ta hướng tâm chúng ta nhắc nó tịnh chỉ hoặc là nó chậm và nhẹ nữa, hơi thở chậm và nhẹ để từ đó chúng ta sai bảo, điều khiển cho cái hơi thở nó đi dần. Nhưng mà khi đó chúng ta phải nằm ở trên cái hơi thở này và cái sự yên lặng của cái hơi thở này để mà chúng ta dùng cái pháp hướng để cho nó chậm và nhẹ nữa đặng chúng ta phá toàn bộ 18 cái loại tưởng.
Vì vậy mà lúc bấy giờ chúng ta tập khi nằm ngủ thì chúng ta tập tỉnh thức ở trong khi ngủ để cho luôn luôn lúc nào chúng ta cũng không có ngủ, vì vậy mà không ngủ tức là không mộng mị, mà không mộng mị tức là chúng ta đã xả các trạng thái tưởng. Cho nên khi mà chúng ta hướng tâm để cho các hành ngưng, hơi thở ngưng để nhập Tứ thiền thì đương nhiên là chúng ta hết mộng hết chiêm bao. Chứ còn chiêm bao tức là còn trạng thái tưởng thì chúng ta không có thể nào mà hướng tâm để ngưng các hành và hơi thở được đâu. Bởi vì cái người nằm ngủ mà còn chiêm bao tức là chưa tỉnh thức, mà nằm ngủ không chiêm bao tức là người đó ngủ mà không ngủ đó tức là tỉnh thức, mà tỉnh thức được rồi thì mới xả được hỷ, mà xả được hỷ mới chỉ nhập được Tam thiền thôi. Và nhờ xả hết mộng rồi thì đương nhiên cái trường hợp đó tương đương với Tam thiền và vì vậy mà từ chỗ Tam thiền đó chúng ta nương vào hơi thở này mà chúng ta hướng nó cho nên đến khi đó cái hơi thở nó ngưng nghỉ, các hành ở trong thân và hơi thở nó ngưng nghỉ thì chúng ta nhập Tứ thiền, các con hiểu không?
Nhưng mà chúng ta chỉ có 20 phút thôi, từ 5 phút hơi thở đầu bình thường và xả ra thì 5 hơi thở xả ra thì có 10 phút rồi, hơi thở bình thường tức là cái hơi thở của Sơ thiền. Và đồng thời khi mà cái hơi thở bình thường hiện giờ là chậm nhẹ là cái khoảng đó là khoảng hơi thở của Nhị thiền, các con hiểu chưa?
Vì vậy mà cái khoảng hơi thở Nhị thiền chậm nhẹ trong cái khoảng này thì chúng ta lại tịnh chỉ các mộng tưởng, tức là chúng ta không còn cái chiêm bao nữa, luôn luôn lúc nào chúng ta cũng tỉnh thức khi chúng ta nằm như thế này mà chúng ta vẫn biết hơi thở ra vào, thân của chúng ta không còn nghe thấy âm thanh gì hết hoàn toàn không ngủ mà chúng ta rất tỉnh. Thì lúc bấy giờ chúng ta đã biết được rằng chúng ta đã ly hỷ hết rồi, mà ly hỷ hết thì chúng ta tương đương, mặc dù cái hơi thở chậm nhẹ này không phải là cần phải chậm nhẹ nữa, cũng như bây giờ cái hơi thở của con chậm nhẹ khoảng độ 5 giây hoặc là 6 giây, phải hông? mà cái độ nhẹ của nó gần như con không cảm giác hơi thở nó được, nhưng con vẫn biết hơi thở chứ không phải không biết. Do đó thì có thể con phá được cái mộng cái chiêm bao thì lúc bấy giờ cái hỷ của con sẽ xả được, mà con xả được thì lúc bây giờ ở cái trạng thái khoảng độ 20 phút đó đó con có thể hướng tâm nó tịnh chỉ các hành, nó tịnh chỉ hơi thở nó ngưng thì con sẽ nhập được Tứ thiền. Nên đâu có cần con phải nhập Nhị thiền hay Tam thiền làm gì, nhưng mà ở cái dạng đó con vẫn biết được con sẽ xả được cái hỷ hoặc là con diệt tầm tứ, con diệt tầm tứ là con ở trong hơi thở đó con thấy trong khoảng hơi thở đó con thấy hoàn toàn là không có tác ý này, không có tầm không có vọng tưởng này, nó chỉ có 10 phút thôi hoặc 20 phút thôi đâu có gì nhiều đâu. Cho nên do đó mà con sẽ tiền tới cái chỗ mà có thể làm chủ được sự sống chết rất là dễ dàng.
Nhưng dù sao Thầy cũng nhắc lại là chúng ta phải cố gắng tu tập cái Định Vô lậu, cái định Chánh niệm tỉnh thức, tập tỉnh thức ở trong giấc ngủ nữa. Những cái phần này là phần rất quan trọng để chúng ta xả cho hết những cái hỷ đó là 18 loại hỷ, mà 18 loại hỷ thì chúng ta mới vượt qua được Tam thiền, chúng ta mới nhập Tam thiền, chúng ta mới vượt qua nó chúng ta nhập Tứ thiền, còn chiêm bao còn mộng mị thì không thể nào mà nhập Tứ thiền được.
Thì hôm nay Thầy trả lời cho con, nhớ kỹ chưa? Về tập như vậy chứ đâu có tăng thêm làm gì, tăng thêm rồi vọng tưởng tùm lum hết, tầm tứ không, tăng thêm cho nó mất công phải không?
Rồi bắt đầu hỏi lại, nghĩa là trong khi mà con dùng cái pháp hướng thì nó là tác ý ra thì nó chưa phải là đúng với cái chỗ mà diệt tầm tứ, cho nên trong khi con thử trong cái thời gian mà thử để xem có thể đi tới cái chỗ dạng nào ở trong bốn cái mức thiền định này, xem thử xem mình có ở trong hơi thở này mình có phải là nhập được Sơ thiền hay không? Bởi vì Sơ thiền thì diệt tầm tứ mà giờ con cứ nằm đó con tác ý hoài à thì tầm nó không có mà cứ tác ý hoài thì như vậy là con chỉ ở trong cái dạng của Sơ thiền chứ đâu phải là Nhị thiền được.
Cho nên bây giờ con về cái hơi thở bình thường con thở, rồi bắt đầu trong vòng 5 phút con mới hướng tâm con nhắc cái hơi thở chậm và nhẹ thì đó là cái hướng tâm tức là con còn tác ý đó. Cho nên lúc bây giờ đó con mới thử mình không tác ý  thử xem cái trạng thái yên lặng này nó như thế nào. Do đó con thấy rõ ràng là cái tâm của con biết cái hơi thở ra và hơi thở vào nhưng mà con không khởi nghĩ một cái gì hết mà không tác ý ra. Thì khoảng độ 10 phút hay là 20 phút con thấy hoàn toàn là không có gì hết tức là không có pháp hướng chứ gì, như vậy là con đã đạt được cái Nhị thiền rồi. Nếu mà con cứ tác ý hoài thì tức là dù cái hơi thở chậm của con đi nữa nó không có hơi thở bình thường nhưng vẫn còn tác ý đó thì nó có một cái định là Vô tầm mà hữu tứ. Thầy có dạy rồi mà, có cái định nó không có tầm nhưng nó còn tứ tức là dùng cái pháp hướng mà tác ý ra đó là nó không tầm nhưng nó có tứ tức nó chưa phải là Nhị thiền vì Nhị thiền tầm tứ nó phải diệt. Cho nên mình muốn thử coi coi cái tâm của mình có còn tầm tứ không, thì do đó mình mới xả cái pháp hướng đi, mình mới xem xét suốt cái thời gian 5 phút 10 phút 20 phút đó mình thấy hoàn toàn không có thì như vậy là mình biết rằng cái giai đoạn của cái Nhị thiền mình có thể đạt được rồi. Chứ mình không cần nhập nó ở trong đó đâu, mình chỉ còn nương cái đối tượng của hơi thở mà, chứ phải chi mình xả hơi thở sao mình nhập Nhị thiền, nhưng mà mình thấy rằng không có tác ý không có tầm ở trong đó không có tứ ở trong đó thì mình biết rằng mình đã nhập Nhị thiền. Mặc dù là còn cái đối tượng của hơi thở tức là còn nhất niệm nhưng mình vẫn biết được cái tâm của mình. Do vì vậy đó thì mình không có cần mà nhập Nhị thiền, nhưng mình biết là ở cái trạng thái thanh tịnh yên lặng không tầm tứ này là cái trạng thái của Nhị thiền, vì vậy mà lấy cái trạng thái đó, để nằm đó để mà hướng tâm để phá đi cái...làm cho cái tâm của mình nó tĩnh để mà nó phá các loại tưởng nó làm cho chúng ta không có chiêm bao nữa, hết sạch chiêm bao, cho nên khi ngủ nó như thức nó không còn ngủ nữa. Do vì vậy đó mà chúng ta mới tiến tới nhập Tam thiền mới được. Cho nên vì vậy mà Tam thiền thì không có cần mà phải coi còn vọng tưởng hay tầm tứ nữa. Vì Tam thiền hoàn toàn là nó không có tứ không có tầm, phải hông? Nhưng mà trong lúc này trên con đường đi thì chúng ta phải dùng pháp hướng cho nên nó phải có tứ, nhưng mà chúng ta muốn bỏ hồi nào thì nó cũng dễ dàng thôi, bởi vì mình hướng tâm mình làm chủ mình hướng mà, chứ có phải từ đâu mà nó tự tác ý ra đâu, con hiểu chưa?
Cho nên bây giờ mình biết được thì mình hướng tâm mình nhắc để giúp cho cái tâm của mình nó tỉnh thức để cho nó ngủ mà nó tỉnh, nó không có bị mê nó không bị chiêm bao. Do nó hết sạch chiêm bao rồi ngày này qua ngày khác nó nằm ngủ mà không có chiêm bao nữa thì biết là nó đã ly tất cả các hỷ hết rồi, mà ly các hỷ thì tương đương là chúng ta đã nhập Tam thiền, hiểu chưa? Chứ bây giờ cái Nhị thiền thì con phải coi tầm và tứ, con phải biết là không tầm không tứ thì nó mới nhập Nhị thiền mà đến cái trạng thái của Tam thiền thì con thấy rằng ngày này qua ngày khác con nằm ngủ mà con không có thấy chiêm bao thì con biết rằng con đã nhập Tam thiền. Phải không? Bây giờ các con bình thường này các con cứ nằm ngủ mà các con không bị chiêm bao thì các con đã nhập Tam thiền rồi đó, mặc dù các con không nhập Tam thiền nhưng mà cái trạng thái con người các con không chiêm bao là trạng thái của Tam thiền, các con hiểu chưa? Rồi bây giờ đó, các con biết là mình đã ở trong cái Tam thiền rồi thì bắt đầu các con sẽ tiếp tục để mình tịnh chỉ các hành hơi thở cho nó ngưng để cho mình nhập Tứ thiền, các con hiểu chưa?
Cho nên bởi vì vậy các con mới tu tập, bây giờ con ở trong 10 phút này, các con thấy còn có tứ hay còn tầm thì nó chưa xong cho nên là tăng lên là con chết rồi đó. Tăng lên là không làm chủ nổi đâu. Cho nên ở cái thời gian ngắn này mình tập rồi mình xét xem có được không, được thì mình mới tăng lên cho đúng 20 phút thôi không được tăng nhiều, tăng lên 1 giờ 2 giờ làm gì, chỉ giữ chỗ này mà tu cho sạch như co Út bảo là tu làm sao cho nó đừng có vọng tưởng đừng có tầm tứ mình mới tăng, chứ vội tăng quá rồi cái bắt đầu nó tầm tứ nó tác động ở trong đó tùm lum ra thì con tu con dậm chân tại chỗ mất đi. Thay vì cái thời gian bây giờ ở đó con cho cái tập nhật ký thời khóa con ghi là 10phút đến 15 phút phải không? Nhưng bây giờ Thầy lấy cho con là 10 phút thôi, sau khi 10 phút con xác nghiệm được thì con tăng lên 20 phút là căng chứ không được tăng thêm nữa, và ở trong 20 phút này đủ sức có thể mà chúng ta phá được cái mộng tưởng cái chiêm bao, mà phá được mộng tưởng thì tiếp tục chúng ta mới phá được các hành, cho hơi thở nó ngưng. Nó phải đi lần lượt chứ còn chiêm bao mà con đòi mà phá các hành thì cũng không được đâu, Tam thiền chưa được mà đòi Tứ thiền thì sao được, nhảy lớp đâu có được, nhảy lớp học không nổi đâu! Hiểu chưa?
Rồi giờ các con còn hỏi gì nữa không?
Mấy con nghe đây, bởi vì không có thể nào mà các con cứ nương vào cái hơi thở để hít vào thở ra mà gọi là ngủ mà nó hết chiêm bao đâu, không phải đâu. Các con lưu ý cái phần này. Cái phần mà ngủ không chiêm bao đó là do các con tu cái định Chánh niệm tỉnh thức, hằng ngày các con đi kinh hành hoặc làm công chuyện gì đó thì các con luôn luôn giữ cái tâm mình tỉnh thức ở trong các hành động của mình, đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai là các con tu cái Định Sáng suốt hay cái Định chói sáng đó, cái định đó nó làm cho các con giữ được cái tâm thanh thản, cái tâm vô sự, nó làm cho các con luôn luôn lúc nào cũng tỉnh thức ở trong đó. Đó là cái thứ nhất là Định Chánh niệm tỉnh thức rồi chứ gì, cái thứ hai là cái Định Sáng suốt nó làm cho các con luôn luôn giữ được cái tâm thanh thản của mình liên tục, tức là phải tỉnh nó mới liên tục được. Đó là hai cái định và cái cuối cùng thì các con lại dùng cái hơi thở trước cái giờ đi ngủ, ví dụ bây giờ 10 giờ các con đi ngủ thì các con phải dành nó ra 5 phút đầu tiên để mà tập luyện cái tâm của các con. Bây giờ các con đặt cái niệm hơi thở trước mặt này, các con nằm xuống vầy các con đặt cái niệm hơi thở các con nhắc cái tâm, ám thị cái tâm các con trước này, bây giờ cái tâm chưa phải là lúc đi ngủ mặc dù là 10 giờ đi ngủ, nhưng trước khi đi ngủ phải có 5 phút tỉnh thức ở trong giấc ngủ, con nằm xuống bắt đầu hít thở 5 phút, cái tâm phải biết hơi thở ra tôi biết tôi thở ra, hơi thở vào tôi biết tôi thở vô và con nhắc nó như vậy cho đến khi đúng 5 phút rồi con mới xả ra con không nhắc nữa. Bây giờ cái thân và cái tâm ngủ đi, không có được nương hơi thở nữa phải hít thở 5 phút hơi thở rồi ngủ, bắt đầu con hít hơi thở 1 hơi thở 2, hơi thở thứ 3 thứ 4 con thở nhẹ dần dần rồi con ngủ.
Đó là con tập con làm chủ cái ngủ và đồng thời con tập con tỉnh thức ở trong giấc ngủ, rồi lần lượt con tăng dần lên, tăng dần lên, con bảo bây giờ cái thân này này nằm ngủ thì cái tâm phải biết cái hơi thở ra vô chứ không được ngủ, con nhắc  vậy con biết cái hơi thở ra vô, mà cái thân thì nó cứ ngáy khò khò nó ngủ. Như vậy là con đã không…, Bởi vì cái tâm mà nó tỉnh thức ở trong đó thì nó không có chiêm bao, mà cái thân này nó ngủ thì đâu có chiêm bao được các con hiểu chưa? Cái thân này nó ngủ thì tại sao con biết là nó ngủ, tại vì cái thân nó ngủ nó không nghe tiếng động, mà cái tâm thì nó chuyên nhất ở trong hơi thở, cho nên mình nằm đây mình ngủ…, ông Phật ông nằm đây ông ngủ suốt đêm, ông nói ông ngủ mà ông không có ngủ, ông tỉnh ở trong cái hơi thở của ổng, cho nên ông thức dậy thì ông ngồi thiền mà không thì ông đi kinh hành. Còn mình nằm xuống cái thì quên mất, quên mất hơi cái chiêm bao rồi thấy tùm lum đủ thứ hết. Chợt giật mình thức dậy thì mới biết nó là chiêm bao, nhưng mà hầu hết là chúng ta phải tập nó mới được.
Thì như nãy thầy nói là tập Chánh niệm tỉnh thức, thứ hai là Định Sáng suốt, thứ ba là tập cho nó ngủ mà tỉnh thức ở trong đó, có 3 cái điều kiện tập. Chứ không phải bậy giờ cứ tập hơi thở không như các con Định niệm hơi thở rồi như vậy nó tỉnh thức là không được đâu, như vậy là nó thiếu chứ không đủ đâu, nhớ chưa?
Nhớ thì mỗi đêm vậy trước khi ngủ phải dành ra cho nó 5 phút để cho nó tập ngủ trong tỉnh thức cái đã, bắt đầu là cái thân này nằm ngủ đi, mà cái tâm thì nó biết hơi thở nha, 5 phút à mà sau 5 phút rồi ta cho luôn cả thân và tâm ngủ luôn, cho quên luôn, cứ như vậy tập riết nó rồi  lần lượt tăng dần tăng dần lên. Tới khi đó cho bây giờ cái thân bắt đầu ngủ đi, ngủ tới 2 giờ rồi thức dậy nha, còn cái tâm thì phải biết cái hơi thở, cho đến chừng 2 giờ thì ta dậy thì dậy đi không có ngủ nữa. Đó là mình tự tập luyện để mình sai nó mà. Vì vậy cho nên bây giờ mình dùng cái pháp hướng, tại sao con bây giờ con nằm xuống con dễ ngủ lắm, từ hồi 7 giờ cho đến 10h mình đã tu tập mình đi kinh hành mình đã mỏi mệt rồi nên nằm xuống nó dễ ngủ. Do vì vậy đó cho nên khi mà nằm xuống thì mình phải hướng hơi thở ra tôi biết tôi thở ra, hơi thở vô tôi biết tôi thở vô, mình nhắc nó như vậy rồi chừng thở 2-3 hơi thở cái mình nhắc nó nữa. Chứ không nhắc nữa nó ngủ luôn à nó không biết hơi thở ra vô nữa, nó đi theo hơi thở rồi nó đi luôn nó không cần biết gì nữa, cho nên phải nhớ nhắc cho đến khi đúng 5 phút rồi mới bắt đầu mới nhắc thôi bây giờ cái thân và cái tâm ngủ đi cho phép ngủ đi, chứ giờ tao không bắt mày tập trung trong hơi thở nữa, do đó cho nó thở chừng 5 - 3 hơi thở cái nó ngủ, mà ngủ rất ngon không hề chiêm bao nữa đâu. Đó thì tập như vậy thì các con sẽ làm chủ được cái ngủ, nhớ chưa?
Bởi vì trong cái Định Vô lậu nó không phải là cái Định Sáng suốt mà nó cũng không phải là định Chánh niệm tỉnh thức, cái định Chánh niệm tỉnh thức với cái Định Sáng suốt thì nó trợ giúp cho cái Định Vô lậu để nó phóng ra cái tri kiến mà nó phá cái lậu hoặc, nó làm cho cái tâm chúng ta không còn tham sân si nữa, nó không còn ngũ triền cái, nó không còn thất kiết sử nữa, cho nên cái tâm được an ổn trước mọi cái ác pháp mà nó không bị lôi cuốn nó bị làm say đắm. Cho nên do vì vậy mà cái Định Vô lậu nó không phải, cái Định Vô lậu là cái định quét sạch cái tâm phiền não, cái tâm đau khổ của chúng ta. Còn cái Định Sáng suốt, cái Định Chánh niệm tỉnh giác định và cái tập ngủ tỉnh thức ở trong cái giấc ngủ đó là để chúng ta có cái sức tỉnh thức để mà chúng ta phóng ra những cái tri kiến giải thoát của chúng ta để phá đi cái lậu hoặc. Cho nên mấy cái định này nó chỉ trợ giúp cho cái Định Vô lậu chứ không phải là cái Định Vô lậu trợ giúp cho cái này, con hiểu chưa?
Còn cái Định Vô lậu thì nó trợ giúp cho cái Định hiện tại an lạc trú các con hiểu chứ? Bởi vì cái Định Vô lậu nó quét sạch lậu hoặc, nó làm cho cái tâm chúng ta ly dục ly ác pháp, phải không, nên nó mới nhập được Sơ thiền, vì vậy cái Định Vô lậu thì nó trợ giúp cho chúng ta nhập cái Định hiện tại an lạc trú, tức là nhập bốn thiền, từ Sơ thiền đến Tứ thiền. Mà cái Định Chánh niệm tỉnh thức và Định Sáng suốt với cái tập mà tỉnh thức ở trong giấc ngủ ấy thì nó chỉ trợ giúp cho cái Định Vô lậu, các con hiểu chưa? Chứ nó không có trợ giúp cho cái Định mà hiện tại an lạc trú mà nó trợ giúp cho cái Định Vô lậu là để quét sạch cái lậu hoặc làm cho  cái tâm ly dục ly ác pháp đạt được để mà đi vào trong cái định hiện tại an lạc trú, các con nhớ không?
Và khi mà tại sao chúng ta lại tập tỉnh thức ở trong giấc ngủ? Là vì chúng ta tập cái tỉnh thức ở trong giấc ngủ để chúng ta biết được lúc bấy giờ chúng ta tu tập cái Định hiện tại an lạc trú đó nó ở trong cái Tam thiền hay là ở trong cái dạng nào đây để chúng ta đi tới cái mà chúng ta tịnh chỉ các hành để mà chúng ta nhập Tứ thiền? Chúng ta thấy không còn mộng, mà không còn mộng thì chúng ta mới biết rằng mình đã hết chiêm bao, do đó mình mới biết rằng các loại tưởng mình đã vượt qua được rồi, còn mình còn chiêm bao tức là mình còn tưởng, còn mộng tưởng là còn chiêm bao, mà còn chiêm bao tức là còn dục tưởng nó chưa sạch. Cho nên chúng ta biết là còn chiêm bao là chúng ta chưa nhập Tam thiền, mà bây giờ tỉnh thức suốt đêm vậy con nằm mà con thấy cái thân ngủ mà nó ngáy khò khò nó không hay biết cái gì hết mà cái tâm con luôn luôn biết hơi thở ra vô, thì như vậy là con biết con hết chiêm bao rồi, mà con hết chiêm bao rồi thì như vậy là con biết là con đã ở trong cái trạng thái của một người nhập Tam thiền. Vì vậy bây giờ con mới biết mình ở Tam thiền rồi mình đi tới nữa là mình phải nhập Tứ thiền chứ, không lẽ bây giờ mình chưa biết mình ở Tam thiền thì sao mình nhập Tứ thiền được phải không? Mình biết mình được ở Tam thiền rồi thì bắt đầu mình mới hướng tâm mình nhắc cái hơi thở cho nó ngưng, các hành ở trong thân phải ngưng thì lúc bây giờ nó mới ngưng để chúng ta nhập Tứ thiền. Còn giờ con còn chiêm bao con bảo nó ngưng thì làm sao nó ngưng, con còn một cấp bậc quá xa thì làm sao nó nhảy tới nó ngưng hơi thở được, phải không? Cho nên vì vậy mà mình tập cái ngủ mà tỉnh thức đó để cho mình xác định được các mức của mình có hết cái tưởng hay không, có xả hết cái hỷ, các loại hỷ của tưởng hay không. Mà nếu mình xả được hỷ rồi thì tức là mình đã nhập Tam thiền, mình nhập được Tam thiền thì mình bước tới nữa là Tứ thiền, các con hiểu chưa?
Nó cụ thể nó rõ ràng chứ đâu phải là mơ hồ đâu, cái nào nó ra cái nấy, còn bây giờ các con biết làm sao mà mình nhập được Tam thiền, mình biết làm sao mình đang ở chỗ cái mức nào để mình nhập Tam thiền đây? Thì ít ra mình phải nhập Nhị thiền, mà khi trong cái thời gian mà 10 phút này con dùng hơi thở chậm nhẹ hơn hơi thở bình thường rồi, thì biết là hơi thở chậm nhẹ này thì nó phải ở trong Nhị thiền chứ gì, mà bây giờ có biết hết tầm tứ chưa? mà nó chưa hết tầm tứ tức là chưa Nhị thiền. Cho nên bây giờ hết tầm tứ mà bây giờ con cứ tác ý hoài nó không có tầm mà tác ý hoài nó còn tứ thì nó đâu là Nhị thiền nên con phải xả cái tác ý ra, phải không? Con xả cái tác ý ra thì bắt đầu con thấy luôn luôn liên tục với cái tâm của con với cái hơi thở ra vô nằm trên cái tụ điểm im phăng phắc không có một tầm tứ nào hết, mặc dù biết nó còn hơi thở nhưng vẫn biết nó là Nhị thiền, diệt tầm tứ rồi.
Vì vậy cho nên bây giờ con mới tập đến tỉnh thức ở trong cái giấc ngủ, còn nếu mà Nhị thiền chưa được con tập tỉnh thức trong giấc ngủ thì tập sao nổi, con hiểu chưa?
Làm sao mà con tỉnh thức nổi ở trong giấc ngủ, bởi Nhị thiền là tầm tứ chưa diệt mà bây giờ con tập Tam thiền là tập sao được, làm sao ly được cái giấc mộng của con được. Cho nên phải biết cái trình độ của mình ở chỗ mức độ nào để tập cho nó tới. Cũng như bây giờ con học lớp 1 được rồi conmới lên lớp 2, còn đằng này lớp 1 con chưa xong mà con nhảy lên lớp 2 con tập thì chuyện đó đâu có được, hiểu chưa?
Cho nên khi đó chỉ ở trong vòng 10 phút 20 phút là chúng ta đã xét chúng ta được ở cái định nào và bây giờ chúng ta tiến tới để tu tập cái định nào. Cũng như bây giờ muốn nhập Tam thiền thì phải tu tập trong cái tỉnh thức ở trong giấc ngủ, thân ngủ mà tâm nó vẫn biết vẫn tỉnh táo thì biết rằng chúng ta sẽ nhập Tam thiền được. Còn bây giờ chúng ta ở trong cái dạng của Sơ thiền mà chúng ta biết được cái tâm chúng ta có được ở Nhị thiền hay không là chúng ta phải xem coi thử coi là nó còn tác ý hay không, phải không? Cho nên cái tầm nó không còn tứ không còn thì biết là nó ở trong cái Nhị thiền, thì bây giờ chúng ta đi tới Tam thiền. Còn giờ ở trong cái dạng của Sơ thiền mà tầm tứ nó còn hay hoặc là tứ còn mà tầm hết, thì đây là nó còn ở trong cái định vô tầm mà hữu tứ, thì như vậy là chưa được, chưa phải Nhị thiền cho nên còn ở Sơ thiền. Vì vậy mà cố gắng phải ly dục ly bất thiện pháp nữa, phải tu tập cái Định Vô lậu để quét sạch cái này ra hết thì tức là mới trọn vẹn được cái chỗ ly dục ly bất thiện pháp, để cho mình có Sơ thiền. Mà khi Sơ thiền được rồi thì cái Nhị thiền mới được, các con hiểu chưa? Chứ bây giờ các con chưa ly này mà các con vội cho nó diêt tầm tứ để mà nhào vô Nhị thiền thì không bao giờ được hết, nó vẫn còn vọng tưởng lai rai, chưa hết đâu. Đó các con hiểu chỗ đó không? Đó là cái chắc chắn là con đường tu tập thực sự suy xét chắc chắn là phải như vậy.
Thường thường là các con tu cái định mà để phá cái si là cái Định Chánh niệm tỉnh giác định, tu ở trong các hành động cho nên cái buồn ngủ ns sẽ không đến với các con được, phần nhiều mà các con thấy rằng khi mình nằm xuống cái mình ngủ, hoặc là mình ngồi ghế chơi mình giữ tâm thanh thản hơi nó lặng ngủ đó là cái niệm si nó vẫn còn chứ chưa hết đâu. Cho nên vì vậy đó mà thường xuyên cái người mới tu thì thường chúng ta nên đi kinh hành, đi kinh hành để tập cái tỉnh thức ở trong cái hành động hằng ngày, hoặc làm công việc gì mọi ngày, chúng ta làm cái gì chúng ta liên tục ở trong cái hành động, vì cái hành động đó nó sẽ phá cái si. Và không phải là cái niệm si nó phá…, phần nhiều là chúng ta ngồi không hay nó hay có cái buồn ngủ mà chúng ta làm công việc nó ít có buồn ngủ. Do đó chúng ta nên làm công việc mà chúng ta tập tỉnh thức ở trong công việc đó cho nên cái niệm si lần lượt nó sẽ không còn có nữa, cái niệm buồn ngủ nó không còn có nữa.
Đây là mới cái giai đoạn phá hôn trầm triền miên thôi, tức là cái người mới tu là phải phá cái đó, thì cái giờ giấc của cái người tu đó phải nghiêm chỉnh chứ không thể nào là giờ mình buồn ngủ mình ngủ giờ này thì mình nói để cho khỏe rồi mình tu, như vậy là không được, tu như vậy là sai. Bây giờ thí dụ như các con mới tu từ 7 giờ cho đến 9 giờ thì phải đúng 9 giờ mới được đi ngủ rồi 2 giờ dậy cho đến 5 giờ sáng đi ngủ, giờ nào nó phải ra giờ nấy chứ không có được mà giờ này trước giờ kia sao bữa nay thì ngủ trước, bữa mai thì ngủ trễ thì không có được! Giờ giấc phải nghiêm chỉnh để làm gì? Để cho cái mặt mà buồn ngủ nó lòi ra, cái mặt mà nó ngu si mới lòi ra, và lòi ra thì chúng ta mới tập đi kinh hành, trong khi ban đêm chúng ta cũng phải đi nữa, đi chừng nào mà hết cái giờ đó rồi chúng ta mới vô ngủ và đồng thời khi vô ngủ thì nó không được ngủ đâu, nó nằm đó thôi chứ không ngủ đâu. Vì vậy mà chúng ta phải tập để hướng tâm để dạy cho nó ngủ, nó ngủ cho đúng giờ đúng khắc, một thời gian sau nó mới đúng giờ đúng khắc được. Ví dụ như dậy nó dậy mà ngủ thì nó ngủ. Còn mới đầu nó ngủ trật giờ trật khắc hết, nó không đúng, cho nên nếu một người tu đúng thì giờ khắc người ta ngủ rất đúng không có sai nữa, còn cái người mà tu từ lâu đến giờ mà không có giữ gìn giờ giấc nghiêm chỉnh thì bây giờ vẫn còn ngủ lộn xộn nữa chưa đúng giờ đâu.
Đó bây giờ cái người hiện giờ trong Tu viện chúng ta đó mà giờ giấc mà ngủ đúng hết, đúng nhất, giờ nào ra giờ nấy đúng hết thì chỉ có Mật Hạnh thôi. Chứ còn có nhiều người ngủ trước ngủ sau. Thay vì bây giờ còn có 10 phút nữa thì nó buồn ngủ rồi, thôi gần 10 giờ rồi thôi bây giờ đi ngủ trước chút không sao đâu. Như vậy cũng sai nữa, bởi vì giờ giấc nghiêm chỉnh, kim chỉ đúng 10 giờ hẳn hòi là đi ngủ, chứ còn 3 phút chưa đúng là vẫn phải đi kinh hành chứ không thể bây giờ buồn ngủ quá rồi thôi có 3 phút chắc không sao đâu vào ngủ, cũng không được, phải cương quyết và nghị lực như vậy đó thì chúng ta mới có thể làm chủ được cái ngủ cái si mê của chúng ta.
Cho nên Thầy nói bây giờ ví dụ như muốn ngủ hồi nào đúng giờ là ngủ mà không đúng giờ là không ngủ, thì cái người đó đã luyện tập trong một thời gian rất là thuần thục ít ra phải 2-3 năm mới được như vậy, không tầm thường đâu, cho nên các con thấy không phải đơn giản đâu, cái sự gì cũng phải luyện tập nó mới thành cái chủ động hết, còn không luyện tập thì không chủ động. Thầy biết ở trong chúng người nào ra sao Thầy biết hết, người nào mà luyện được cái gì thì họ luyện tập cái đó, họ đạt được cái đó họ rất mừng cái đó. Nhưng mà cái phần khác họ còn thiếu khuyết chứ chưa phải là thành tựu, như vậy chúng ta cái phần nào mà còn thiếu khuyết thì chúng ta bổ túc thêm cho chúng ta toàn diện được làm chủ hết thì cái đó là cái tốt của chúng ta. Cho nên được cái phần nào thì chúng ta tu, còn mấy con mà tu cứ lừng chừng giờ giấc không nghiêm chỉnh rồi thì sau này nó sẽ không nghiêm chỉnh được, khó lắm chứ không phải dễ đâu, coi vậy chứ giờ giấc rất khó.
Thầy nói như thế này này: cái tâm chúng ta khôn lắm, tới cái giờ mà nó thức dậy cái chuông để đầu giường của mình nó nghe reo thì nó vẫn bóp cái chuông đồng hồ cho nó tắt đi để cho nó ngủ thêm chứ chưa chắc là nó đã thức dậy đâu, nó chưa chịu đâu, nó khó lắm chứ không phải dễ, cho nên chúng ta phải hàng phục nó dữ lắm. Sau khi giờ giấc nghiêm chỉnh rồi thì cái sự tập luyện để phá cái buồn ngủ đó thì chúng ta phải tập trên cái Chánh niệm tỉnh giác, chúng ta tập rất nhiều, siêng năng hằng ngày chúng ta tập để mà phá. Cũng như bây giờ thay vì cái giờ trưa này chúng ta quyết định không ngủ, thì chúng ta phải làm cái công việc gì chứ chúng ta ngồi bậy bạ hơi là nó ngủ đó, không có thể nằm mà nói mình thức được đâu. Có bữa thì thức có bữa nó ngủ, nó không chủ động được cho nên chúng ta nhất quyết phải tập là phải tập. Bây giờ nói trưa không ngủ thì hoàn hoàn là trưa nào chúng ta cũng phải tìm mọi cách chúng ta đi kinh hành hoặc là làm cái gì đó rồi chúng ta tu tập cái Chánh niệm tỉnh thức ở trong đó, lần lượt chúng ta phá cái hôn trầm mới sạch, cái thùy miên hôn trầm mới sạch, và khi sạch rồi thì nó không có tái diễn nữa. Chứ không phải cột chân cột cẳng treo giò chúng ta lên để cho nó đừng ngủ, không phải đâu, đừng có làm cái chuyện là chuyện sai không có đúng, mà nên nỗ lực tu tập ở trong cái Chánh niệm tỉnh thức thì mới phá được cái hôn trầm. Và khi phá được hôn trầm rồi thì nó sẽ được tỉnh thức, nhưng cái thời gian mà chúng ta còn ngủ chứ chưa phải hết ngủ, cái tâm chúng ta còn mê chứ chưa hết mê vì nó còn 18 cái loại tưởng cho nên chúng ta phải tập, tập cho cái tâm nó tỉnh thức, ở trong khi cái thân nó ngủ mà nó vẫn thức liên tục ở trong cái hơi thở mà nó không có mê mờ nữa cho nên nó mới là nhập tới Tam thiền mới được.
(Tu sinh hỏi không nghe rõ).
À, nó còn cái mờ mờ của con thì không được, nghĩa là con nằm ở trên cái ghế này mà con thấy mờ mờ, mặc dù nó chưa thật là nó đi vào trong cái hôn trầm, hoặc là cái thùy miên nhưng mà nó còn lờ mờ là.. (đoạn này Tu sinh hỏi không nghe rõ).
À cái đó thì con nuôi nó đó, kêu là kiểu nuôi đó, không có được mà nuôi cái kiểu đó. Bởi vì thí dụ như bây giờ vừa nhắc nó tỉnh một chút rồi bắt đầu nó mơ mơ trở lại rồi nhắc nó nữa, cái đó không được, cái đó là nuôi cái lười biếng, chứ không phải là gì. Bắt đầu từ đó phải đứng dậy khỏi ghế liền tức khắc, thấy nó có mơ mơ, mình ngồi mà nó rất tỉnh thì ngồi, mà nó có mơ mơ mà nhắc nó tỉnh chút rồi mơ mơ lại thì không có được đâu. Cái này đó là mình nuôi lớn cái… thay vì ngủ thì nó chưa hẳn ngủ mà lại sinh ra cái lười biếng đó, cái mơ mơ là cái lười biếng. Cho nên lúc bây giờ cứ đi kinh hành, đi kinh hành cho thật tỉnh, tỉnh thì tỉnh mà không tỉnh thì thôi chứ không được lúc tỉnh lúc mê, thành ra con tập cái kiểu đó nó trở vào một cái trạng thái gọi là hôn tịch, hôn tịch tức là nó mê mờ rồi nó tỉnh, rồi nó tỉnh rồi nó mê, có lúc nó tỉnh có lúc nó mê. Cái đó là không được. Tập như vậy là bị lọt vào trong cái vô kí hôn trầm, nó không đúng rồi.
Cho nên phải phá bỏ cái đó liền, phải đi kinh hành. Thứ nhất là chúng ta phải đi kinh hành, đi kinh hành cho đến khi mà ngồi lại, bây giờ 30 phút ngồi lại mà chúng ta giữ cái tâm thanh thản liên tục mà nó tỉnh táo nó không có bị mơ mơ chút nào hết thì nó mới được, còn nó mơ là không được, nó mơ là lát hơi nữa là nó lặn xuống nó chiêm bao liền, không có được.
Cho nên những cái đó là coi chừng tưởng là mình có thể giữ nó tỉnh, nhưng mà cuối cùng con tu không bao giờ tỉnh được. Thời gian hoài mà không tỉnh đâu, thay vì cứ đi kinh hành cho nó thật tỉnh đi, 30 phút con đi kinh hành cứ thế nó tỉnh, mà bây giờ vô tới hết 30 phút rồi vô nằm ngủ thì cứ ngủ.
Mặt B
À, cái đó là con dùng cái định thì nó không buồn ngủ là phải rồi, con ngồi chơi mà nó buồn ngủ là cái giờ đó chưa phải ngủ, mà con ngồi chỉ là xả nghỉ thì cái đó là phải đi kinh hành thôi, ngồi mà lơ mơ lơ mơ thì đó không phải là tỉnh đâu. Tức là phải biết cái đó là cái sai không đúng thì phải bỏ cái đó đừng có tu cái đó, tưởng là mình ngồi chơi mình giữ nó vậy nó có lơ ma lơ mơ như vậy, không phải đâu. Từ cái định Hiện tại an lạc trú con ngồi vô rất tỉnh không có lơ mơ này, đến cái định Vô lậu con ngồi đặt niệm con quán xét cái lậu hoặc nó cũng không có lờ mờ này, mà bây giờ xả ra nghỉ giờ này chưa phải giờ ngủ, xả ra nghỉ mà không chịu tỉnh thì tức là phải đi kinh hành thôi chứ không nói chuyện ngồi đó mà mơ mơ được.
Đó là phải dẹp thôi, chứ không khéo ngồi đây nó sinh lười biếng đó, mà nó sinh ra lờ mờ lờ mờ nữa, cái tâm không tỉnh. Cho nên nhiều khi chúng ta lại phí bỏ cái thời gian đáng quý này, các con lưu ý. Thay vì trong cái thời gian kia chúng ta các định thì thấy nó tỉnh mà đến cái thời gian xả nghỉ lại không tỉnh, cho nên lúc bấy giờ chúng ta lại dùng cái định Chánh niệm tỉnh giác định chúng ta đi kinh hành, chúng ta phải quán sát ở dưới chân của mình để cho cái thời gian suốt 3 tiếng đồng hồ chúng ta tu tập trong một buổi hay hoặc là trong một đêm mà chúng ta tu thì luôn liên tục trong cái thời gian đó chúng ta không mất cái sức tỉnh của chúng ta. Bởi cái tỉnh là đầu tiên, tỉnh giác là đầu tiên mà. Còn cái định gì thì kệ chúng ta không biết nhưng mà còn cái sức tỉnh chúng ta phải đạt được, suốt 3 tiếng chúng ta phải tỉnh, không được mờ mờ, không được mê mê, không được lơ mơ trong đó. Thì như vậy cái kết quả của chúng ta sẽ vĩ đại sau này.
Còn bây giờ mấy con nghe trong cái định Vô lậu đó thì khi đặt cái niệm gì khi mà khoanh chân ngồi kiết già, cho nên ở đây là trong cái thời của đức Phật bảo chúng ta khi mà tu một cái thiền định nào đó thì chúng ta phải chuyên nhất một cái nơi nó phải thanh tịnh, tức là chúng ta phải chọn một cái nơi để chúng ta ngồi yên lặng thì bắt đầu mấy con đã có một cái thất yên tịnh rồi thì bắt đầu mấy con phải ngồi kiết già, rồi mới đặt cái niệm đó ở trước mặt của mình rồi các con trạch pháp ra những cái câu mà để mình quán xét xem nó Vô lậu để xả danh, xả lợi, xả thương, xả ghét, xả phiền  não đau khổ tất cả  mọi cái đều xả ra hết. Do đó mình suy tư mình quán xét tất cả các… để xả cho sạch như  vậy vốn cho mục đích lậu hoặc nó hết tức là chúng ta ly dục ly ác pháp, các con hiểu không?
Và cái điều kiện mà con trình bày cho Thầy thấy thì về trạch pháp cũng như về cái điều kiện con tu thì đúng chứ không có sai, nhưng mà có cái điều kiện là thời gian tu của pháp định này cho đến cái pháp định khác nó phải cho nó rõ ràng ra. Ví dụ như con tu cái định Vô lậu xong rồi con phải xả nghỉ một thời gian kế đó con mới tu tập cái định Chánh niệm tỉnh thức. Trừ ra khi nào chúng ta đang bị hôn trầm đang bị buồn ngủ thì chúng ta phải tu tập cái định Chánh niệm tỉnh giác định liên tục không được rời cái định Chánh niệm tỉnh giác. Còn tất cả các định khác như định Hiện tại an lạc trú về hơi thở, cũng như định Vô lậu, hoặc là Định Sáng suốt giữ tâm thanh thản tâm vô sự thì những cái định đó thì chúng ta tu có cái thời gian nhất định trong mấy phút hay là bao nhiêu giây đó rồi chúng ta xả nghỉ. Bởi vì khi chúng ta tập trung mà chúng ta gom tâm tu như vậy thì nó rất mệt cho nên phải nghỉ nó cách ra. Chứ còn con tu cái định này vừa rồi bắt đầu con tu cái Chánh niệm tỉnh thức định con đi kinh hành rồi quán xét nữa thì nó lộn xộn lắm á, con phải phân biệt cho rõ, vừa đi mà vừa suy nghĩ thì nó lại trật cái pháp môn rồi. Thường thường chúng ta hay đi chúng ta cũng suy nghĩ lắm chứ đâu phải không, cho nên mói mình suy nghĩ như vậy mình tu cái Định Vô lậu trong khi đi nó cũng phóng ra những cái tri kiến suy nghĩ lắm, nhưng chúng ta tu như vậy nó không có đúng cách. Bởi vì cái định Chánh niệm tỉnh thức nó buộc chúng ta phải tỉnh thức ở trong cái hành động chứ không có ở trong cái quán được chỉ có Định mà Vô lậu thì mới dùng cái pháp quán mà thôi, pháp quán và pháp hướng. Còn cái kia nó tỉnh thức ở trong cái hành động rồi nó dùng cái pháp hướng chứ không dùng pháp quán.
Cho nên nó có sai một chút là các con phải thấy được cái chỗ mình tu ở thời gian nào, cái định nào nó ra cái định ấy, bây giờ con ngồi Hiện tại an lạc trú này con nhiếp tâm trong hơi thở thì con phải khéo léo ở trong cái hơi thở cho nó một cách rất là rõ ràng và cụ thể ở trong cái hơi thở của mình, biết từng chút của nó.
Cho nên trong kinh điển của Phật thì có dạy trong cái bài lát nữa các con sẽ nghe, Thầy có phân biệt nó có 4 cái định mà chúng ta khi tu một cái định nào đó thì chúng ta phải rõ ràng cái định đó. Thầy có giảng cái đó để rồi bây giờ giảng lại thì nó thu vào trong băng lại bị lầm đi, lát nữa các con sẽ nghe.
Bây giờ như vậy là con trạch pháp ra những cái câu mà định Vô lậu như vậy là đúng rồi, nhưng cái thời gian mà phân định để tu các cái định thì phải khéo léo hơn một chút định nào nó ra định ấy, hiểu chưa? Thì như vậy là nó đúng cách rồi và mỗi lần mà con tu như vậy là con thấy cái tâm con càng ngày càng có giải thoát, con càng thấy càng ngày càng xả ra, phải không? Vì vậy mà từ hôm mà Thầy giảng cái giáo án này hầu hết là các con đã hiểu được cái định Vô lậu, các con mà tu tập siêng năng mà tu cái định Vô lậu mà quán xét đúng trạch pháp ra thì các con xả tâm rất nhiều, làm cho các con không còn thấy có cái mạng lưới mà ràng buộc của thế gian, của những người thân của mình hoặc là tiền tài danh lợi của thế gian nó trói buộc các con như hồi trước được nữa đâu, nó giảm bớt rất nhiều. Đó là cái sự giải thoát mà các con phải chứng nghiệm tự bản thân của các con.
Hôm trước Thầy có dạy các con thế nào là một pháp, nhưng hôm nay thì Thầy nhắc lại về cái vấn đề này để cho các con biết thế nào là một pháp.
Cái pháp mà đầu tiên chúng ta biết rằng đó là  thứ nhất là ăn, thứ hai là hành. Nghe nhắc đến ăn thì ai cũng ngạc nhiên hết, pháp gì kỳ cục mà chỉ có dạy ăn không à rồi dạy hành thôi không à.
Tất cả ở đây các con để ý:
A - Tất cả các loài hữu tình do các món ăn mà được an trú, cái con vật nào mình là mọi người, người nào cũng phải ăn uống mới có thể an trú mới sống được chứ còn không ăn uống thì chắc chắn là không thể nào mà sống nổi đâu phải không? Cho nên ăn là một cái pháp mà rất là quan trọng chứ không phải là không quan trọng đâu.
B - Tất cả các loài hữu tình do các hành mà an trú, có con vật nào mà không có hoạt động đâu, cái thân nó cũng rung động nó cũng hô hấp, tim cũng đập hết, không có con vật nào mà không có rung động và cái thân của chúng ta nhúc nhích đi tới đi lui rồi này kia đều là động hết.
Cho nên phải nhìn chung là các loài hữu tình thì từ cái ăn từ cái hành mà nó là loài động vật. Như vậy thì chúng ta biết là hai cái pháp này nó rất là quan trọng. Vậy thì bây giờ chúng ta hành như thế nào để mà được giải thoát? Bởi vì chúng ta biết vì hành mà các loài hữu tình nó có hành, mà vì ăn mà các loài hữu tình phải ăn, cho nên ăn như thế nào để mà được giải thoát và ăn như thế nào mà không giải thoát. Đó, bây giờ chúng ta ăn mà chúng ta còn thèm ăn thì có giải thoát không? Đâu có thể giải thoát. Ăn mà không thèm, ăn chỉ coi như là thứ thuốc, ăn để sống thôi đó thì cái đó mới giải thoát.
Cho nên ở đây có một pháp rất là quan trọng cho nên chúng ta thấy về cái ăn rất là quan trọng. Vì vậy hàng ngày chúng ta ăn có một bữa mà không thèm ăn, ăn để sống cho nên chúng ta thấy cái ăn đối với cái loài hữu tình con vật cho đến con người hiện giờ trên thế gian này người ta quá chú trọng đến cái ăn, cho nên người ta tranh với nhau vì cái ăn. Còn chúng ta là người tu sĩ chúng ta dẹp phắt đi cái ăn, ăn chỉ để sống chứ không có còn quan trọng nữa. Đó là cái thứ nhứt mà chúng ta phải tu tập, phải hiểu biết mà tu tập.
Cái thứ hai về hành thì chúng ta phải biết là hành nó có 3 chỗ hành: thân hành, ý hành, khẩu hành, nhưng mà thân hành như thế nào mà để đem lại sự giải thoát? Đời người ta hành không có giải thoát đâu, người ta đánh lộn nhau vỡ đầu chảy máu thì làm sao gọi là giải thoát. Cho nên ở đây chúng ta hành như thế nào để mà giải thoát? Hành tức là chúng ta có 3 chỗ hành, cái thân của chúng ta đừng có làm khổ mình khổ người, cái hành động đừng có làm khổ mình khổ người gọi là hành. Cái miệng chúng ta hành thì đừng có nói lời nói mà làm khổ mình khổ người đó là hành. Cái ý chúng ta khởi nghĩ thì đừng có khởi nghĩ cái hành động của ý làm khổ mình khổ người. Thì như vậy chúng ta phải biết cái hành nó quan trọng đến mức nào, cái ăn chỉ có một mà hành tới ba chỗ lận.
Đó thì chúng ta biết có một pháp rất là quan trọng đó là pháp ăn và pháp hành. Vậy từ đây về sau ta phải cẩn thận trong những cái hành, trong những cái ăn uống.
Thì đó là những cái pháp mà Thầy nhắc nhở cho các con thấy.
HAI PHÁP
Và đồng thời trong những bài trước Thầy dạy có 2 pháp. Vậy thì 2 pháp như thế nào đây?
1. Danh và sắc.
Những cái pháp này theo Thầy thiết nghĩ các con phải hiểu: Danh là cái gì? Sắc là cái gì? Mà ở trong Thập nhị nhân duyên đó, Phật có dạy: Danh sắc tức là cái bào thai của con người, tức là thân và tâm của chúng ta. Sắc là cái thân  mà danh là cái tâm của chúng ta. Cho nên do có danh sắc mà có sự đau khổ cho chúng ta. Vì vậy chúng ta phải hiểu danh sắc nó có phải là bản ngã của chúng ta không? Có phải là cái vật thường còn không? Hay là vô thường? Có phải là thứ không khổ không? Cho nên chúng ta phải hiểu hai cái pháp này: cái danh và cái sắc.
Cái thứ 2 là,
2. Vô minh và Hữu.
Vô minh là như thế nào? Vô minh là mê mờ, không thấy mà trong Thập nhị nhân duyên chúng ta thấy có cái duyên Vô minh và có cái duyên Hữu. Do Vô minh mới sinh Hành, Hành mới sinh Thức, Thức mới sinh Danh Sắc. Chúng ta thấy rõ không, mà có Hữu thì nó mới có Sanh, có Hữu nó mới có Thủ, có Thủ mới có Sanh, có Sanh nó mới có Bệnh tử ưu bi.
Do đó ở đây thì đức Phật ghép hai cái danh từ Vô minh và Hữu. Vì Vô minh như thế nào? Muốn mà phá từ Vô minh này thì chúng ta phải tìm hiểu những gì mà chúng ta chưa hiểu. Chúng ta phải thông hiểu những gì chúng ta chưa thông hiểu. Và khi chúng ta thông hiểu, chúng ta phá vỡ cái Vô minh liền. Cũng như bây giờ Phật nói: Thân thọ tâm pháp của chúng ta là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã. Bây giờ chúng ta tìm hiểu coi nó vô thường chỗ nào? Nó khổ chỗ nào? Nó vô ngã chỗ nào? Phải không? Do chúng ta hiểu như vậy thì chúng ta sẽ không còn Vô minh. Mà không còn Vô minh thì tức là Minh chứ gì? Và khi mà Vô minh nó hết rồi thì cái Hữu có không? Hễ cái Vô minh nó hết rồi, nó Minh rồi thì cái Hữu nó không có nữa đâu. Cho nên nhà cửa của cải tài sản chúng ta đều bỏ sạch hết. Mà cái Vô minh có thì cái Hữu nó có. Bởi vì cái Vô minh nó lầm chấp. Cái bàn này là thật này, cái thân này là thật này. Cái thân này là ngã này, cái tâm này là ngã này. Cho nên nó chấp cái này, cho nên vật nào cũng có hết, nó có tùm lum ra hết. Cho nên nó mới Hữu. Vì vậy mà Phật ghép hai cái danh từ này lại để chỉ cho Vô minh và Hữu. Hễ có Vô minh thì phải có Hữu. Mà không có Vô minh thì không có Hữu. Minh thì chúng ta xả hết, xả hết trắng bạch như vỏ ốc, như một đời sống xuất gia ba y, một bát. Đó thì các con thấy cái chỗ mà Phật ghép từ cái danh từ như vậy để mà chúng ta phá vỡ nó.
Cái thứ 3,
3. Hữu kiến và Vô hữu kiến.
Ở đây đức Phật dạy Hữu kiến tức là có cái kiến, tức là có cái sự suy nghĩ, có cái sự hiểu biết. Mà có cái sự hiểu biết tức là chúng ta có cái Sở tri chấp. Chúng ta chấp cái kiến đó, chấp cái đó. Như bây giờ từ tới giờ nghe người ta nói: Ờ bây giờ có Phật tánh, ở trong thân của chúng ta có Phật tánh, vậy thì ngộ cái Phật tánh đó mà chúng ta ngộ là chúng ta làm Phật, cho nên người ta nói kiến tánh thành Phật. Do đó mình cũng chấp kiến tánh thành Phật. Vì vậy người ta chỉ cái tánh đó là như thế nào, bây giờ mình nhận ra cái tánh đó. Nhưng mà nhận ra cái tánh đó thành Phật rồi nhưng mà cuối cùng thì cái tâm tham sân si chúng ta vẫn còn. Vì vậy mà chúng ta nói: Ủa sao ông Phật bây giờ mình nhận ra rồi mà ông còn tham sân si như vậy? Ai chửi ông cũng giận dữ vậy. Như vậy là ông Phật này thiệt hay giả đây? Cho nên từ đó có cái sự suy nghĩ phá cái Vô minh này đi thì cái kiến chấp đó, cái Hữu kiến đó chúng ta bị bẻ gãy đi. Còn nếu mà chúng ta không có sự suy nghĩ, chúng ta cứ ngỡ rằng ở trong thân của chúng ta là có Phật tánh nè, cái vật này là thường hằng này, nó thường lạc ngã tịnh nè, nó ở trong đó nó thanh tịnh nó thường an lạc ở trong đó, thì do đó chúng ta sẽ bị cái chấp kiến đó và nó làm cho chúng ta mê mờ mà không thấy đó là cái chấp ngã, chấp kiến của chúng ta. Từ đó chúng ta chết điêu chết đứng ở trong đó mà tưởng là mình sẽ đạt được cái đó là mình giải thoát nhưng cuối cùng lại không giải thoát. Ở đây phải thấy rằng, cái Hữu kiến này rất là nguy hiểm.
Vô hữu kiến. Mà khi đã hiểu ra như vậy thì chúng ta xả bỏ đi, thì chúng ta hoàn toàn là không có gì hết. Bởi vậy đến với đạo Phật chúng ta thấy cái gì cũng bỏ hết cho nên chúng ta đâu có gì đâu. Thậm chí như nói Niết Bàn đức Phật cũng nói đâu có cái gì mà Niết Bàn. À bây giờ chúng ta chỉ biết rằng: cái thân của chúng ta, cái đời nay của chúng ta, bây giờ chúng ta làm chủ được như vậy thì chúng ta biết rằng chúng ta chỉ có một kiếp này thôi và kiếp sau chúng ta không có nữa, nghĩa là không tái sanh nữa thôi. Chúng ta chỉ biết như vậy thôi, chứ chúng ta không thấy có Niết Bàn hoặc là có Phật tánh hoặc là có cái gì nữa hết. Bởi vì còn có một cái gì đó tức là còn có cái chấp kiến, tức là còn cái Hữu kiến.
Cho nên ở đây hai pháp ở chỗ này: Hữu kiến và Vô hữu kiến. Nếu mà có Hữu kiến thì không thể nào mà Vô hữu kiến được. Mà Vô hữu kiến tức là Hữu kiến không có, đó phải hiểu. Cho nên phá cái này thì cái kia nó sẽ đạt mà phá cái kia thì cái nọ nó sẽ có. Một cái người mà có kiến chấp rồi thì làm sao gọi là Vô hữu kiến được, các con hiểu điều đó. Cho nên ở đây thì chúng ta phải hiểu hầu hết là các con mang đầy ắp trong đầu mình những cái kiến chấp kinh sách này, kinh sách kia, cho nên tất cả những cái này là cái khó phá nhất, khó phá lắm. Nếu mà không có những cái sự đập phá của Thầy thì chắc chắn các con còn đầy ắp bao nhiêu là cái kiến chấp chứ không phải là không.
À các con nghe từ hồi nào tới giờ, Thầy không có dám động chạm ai hết, nhưng bây giờ Thầy thành lập cái Giáo án xây dựng lại con đường của đạo Phật, đập phá tất cả những cái đó xuống hết thì bắt đầu mới phá được cái kiến chấp của các con. Chứ còn nếu mà Thầy không đập thì cái kiến chấp của con chưa đâu, các con còn nói Phật tánh rõ ràng lắm, còn nói kinh này kinh kia dữ lắm chứ chưa phải đâu, còn nói trí Bát nhã là vô ngại rồi tất cả những cái Bát nhã đó nó sẽ phá đi cái tất cả những cái điên đảo, mộng tưởng, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cách Niết Bàn. Nó phá đi tất cả mọi cái, thành tựu được một cái giả thoát hoàn toàn là cái trí tuệ Bát nhã. Nhưng mà các con cứ kiến chấp những cái đó, nhưng mà cái đó nó cao vời vời, mà sự thật đó cao vời vời của cái tưởng chứ không phải là cái cao gì hết. Cho nên không được cái phá thì các con sẽ ở trong cái Hữu kiến chớ không bao giờ mà Vô hữu kiến được.
4. Vô tàm và Vô quý
Ở đây thì chúng ta cái phần thứ tư này, thì Phật dạy tới nó có hai cái pháp, tức là Vô tàm và Vô quý. Cái người mà không biết xấu hổ và không biết sợ hãi thì cái người đó không thể nào mà theo con đường của đạo Phật mà tu được. Cho nên muốn mà tu cho có tầm và uý, tức là có xấu hổ và có sợ hãi thì chúng ta mới răn chừa những điều ác mà chúng ta mới ngăn chặn nó được. Còn nếu mà làm điều ác mà chúng ta không thấy sợ hãi, tội lỗi mà không thấy nó xấu hổ thì chúng ta cứ mãi làm mà chúng ta không có lo, không có gì hết. Thì do đó cái Vô tàm – vô quý này là cái tâm của phàm phu, là cái tâm của con người ác, họ không có biết xấu hổ, họ không có biết sợ hãi những tội lỗi của họ do nhân quả đưa đến cho họ gánh vác.
5. Tàm và quý.
Thứ 5 là Tàm và quý. Tàm nghĩa là xấu hổ, quý là sợ hãi. Nghĩa là cái người mà có xấu hổ có sợ hãi thì con đường của đạo Phật dễ dàng tu tập, mà thường thường là người ta nói xấu hổ, nói sợ hãi. Nhưng sự thật ra, thì mới đầu chúng ta chưa biết thì chúng ta còn sợ nhưng mà sau đã quen rồi thì chúng ta không sợ. Cũng như bây giờ, thí dụ như các con ở đâu xa lạ mới đến cái Tu viện này, nghe nói kỷ luật như vậy thì mới đầu các con còn khúm núm, còn giữ gìn giữ lắm, nhưng mà sau thời gian ở lâu quen rồi thì các con không có thấy sợ nữa và từ đó các con cũng không sợ hãi kỷ luật ở đây nữa. Nghe nói vậy chứ còn bây giờ thật sự ra các con muốn nói chuyện nhau là các con cứ lén nhau nói chuyện, thì như vậy là cái độc cư ở đây đặt ra thành vấn đề là các con không còn sợ hãi, và các con cũng không biết rằng cái đó là cái xấu hổ của mình khi mình tiếp duyên, mình nói chuyện lén lút như vậy đó là mình không còn xấu hổ. Như vậy là cái Tàm quý của các con chưa có. Cho nên ở đây mình muốn được Tàm quý là mình phải có sự tu tập và rèn luyện nó mới có Tàm quý, chứ không phải khi không mà người ta có Tàm quý. Đó, đó là cái chỗ mà nói đến cái chỗ mà tu tập để chúng ta giữ gìn những cái giới luật, cái kỷ luật cho được thì chúng ta phải tập Tàm và quý.
6. Ác ngôn và ác hữu.
Ác ngôn là cái lời nói dữ, cái lời nói ác, cái lời nói mà người ta đau khổ. Còn ác hữu là cái người bạn ác, cái người mà xúi chúng ta nói lời nói ác, cái người mà xúi chúng ta làm hành động ác, cái người mà xúi chúng ta nói lời ác hoặc là ý nghĩ ác, đó là người ác hữu, người bạn ác.
7. Thiện ngôn và thiện hữu.
Cái lời nói lành, cái lời nói mà làm cho người ta không khổ, mình không khổ thì đó là thiện ngôn. Và Thiện hữu là cái người bạn lành. Cho nên ở đây chúng ta ở gần cái người bạn lành thì chúng ta sẽ có những lời nói tốt, cái lời nói lành, cái lời nói không có hung dữ. Còn nếu mà chúng ta ở gần những cái người bạn ác thì chúng ta sẽ có những cái lời ác ngôn, có những lời nói hung dữ, có những lời nói ác không có những cái lời nói thiện được. Đó là hai cái pháp nó đối chiếu với nhau để chúng ta chọn lấy một trong những cái pháp này.
8. Nhập tội thiện xảo và xuất tội thiện xảo.
Đó bây giờ nhập tội thiện xảo, nghĩa là cái người mà muốn làm cái tội thì họ cũng khéo léo họ làm để mà họ tránh cho người ta chỉ trích họ bằng cách này, bằng cách kia. Cho nên khi mà họ làm cái tội gọi là nhập tội thiện xảo. Khi mà họ... ở trong này Phật dạy xuất tội thiện xảo, khi mà chúng ta làm một cái điều gì thì làm cái điều đó, thí dụ như bây giờ chúng ta làm một cái điều ác thì chúng ta cũng rất khéo léo làm cái việc ác, chứ không phải chúng ta vụng về đâu. Còn bây giờ mà chúng ta làm một cái điều mà không có điều ác thì chúng ta cũng phải khéo léo mới không có làm cái điều ác, điều thiện mới được, thì cái điều ác cũng phải có sự khéo léo mà làm. Thí dụ như bây giờ chúng ta muốn lấy của người ta, ít ra chúng ta cũng phải nghĩ cách này cách kia, chứ không khéo đâu phải dễ đâu, cho nên đó là một cái điều ác. Hoặc là chúng ta muốn nói sao cho người khác tin rằng chúng ta cho người đó, nói xấu người đó mà cho người khác tin thì chúng ta cũng phải thiện xảo để nói làm sao cho người ta tin rằng cái người đó xấu như vậy, cho nên nó cũng là cái thiện xảo để làm cái điều ác. Còn bây giờ trong cái thiện xảo để mà chúng ta làm cái điều thiện, muốn làm cái điều thiện thì chúng ta cũng phải có một cái thiện xảo để mà làm cái điều thiện, chứ không phải là thiếu cái thiện xảo mà làm cái điều thiện được. Cho nên muốn tâm mình được ly dục, ly bất thiện pháp thì nó phải có cái thiện xảo, nó mới có ly, mà không có thiện xảo thì không có ly. Cho nên ở đây muốn làm cái tội thì chúng ta cũng có những cái khéo mà làm cái tội kêu là gian hùng. Còn bây giờ mà muốn không có tội thì tức là chúng ta cũng phải khéo mà sử dụng, trau dồi cái tâm của mình để cho nó không có tội.
Đó là những cái thiện pháp và ác pháp mà trong đó nó đều là có sự thiện xảo ở trong đó.
9. Giới thiện xảo và tác ý thiện xảo.
Ở đây chúng ta thấy sử dụng cái giới hành. Khi mà sử dụng cái giới hành tức là cái pháp nào đó để tu cho chúng ta được giải thoát ở trong cái pháp thiện thì chúng ta cũng phải khéo léo chứ không phải là vụng về mà chúng ta tu tập được. Cũng như bây giờ chúng ta dùng cái pháp hướng mà cái pháp hướng đó lúc bấy giờ chúng ta hướng như thế nào để cho nó đúng, để mà cho nó được hiệu quả. Hầu hết là chúng ta không khéo léo cho nên chúng ta dùng pháp hướng mà không có hiệu quả. Cũng như bây giờ thí dụ như cô Huệ Ân bị nhức cái đầu này, cô khéo léo như thế nào đó, cô nhắc cái nó hết nhức đầu. Còn mình cũng nghe nói vậy, tại sao mình cũng đau cái tay mình cũng nhắc hoài mà nó không hết? Tức là không khéo léo, không thiện xảo đó, tức là không hiệu quả đó. Đó như vậy đó. Cho nên ở đây Phật nói tác ý thiện xảo, khi tác ý cái điều gì ra thì nó phải khéo léo tác ý cho đúng cách. Cũng như tên thằng A mà mình gọi nó thằng B thì thằng A nó đâu có biết nó đâu là thằng B cho nên nó làm sao nó nghe được? Đó là mình không thiện xảo, không khéo tác ý.
Đó thì trong cái vấn đề mà tu tập tới đây là những cái điều kiện mà chúng ta sắp sửa vào trong cái pháp hành, vào trong cái giới hành. Cho nên chúng ta phải tập những cái thiện xảo cho đúng cách. Cũng như bây giờ hồi nãy là cô Diệu Hảo trình bày cho Thầy thấy thì cái thiện xảo của cô Diệu Hảo thì thiếu thiện xảo. Nhưng mà cái trình bày về pháp tu thì rất đúng, không có sai nhưng mà cái thiện xảo để cho trong cái thời gian mà hành trì thì thiếu thiện xảo. Đó phải nhận ra cái chỗ đó, chứ nếu mà không nhận ra cái chỗ thiện xảo thì tức là chúng ta sẽ tu tập lu bù. Cũng như cô Minh Cảnh mà trình bày cho Thầy tu cái định, tu ngồi giữ cái tâm thanh thản để cho phá cái tâm hôn trầm của mình thì cái đó là không có thiện xảo rồi, cho nên vì vậy mà nó đưa dần đi đến cái chỗ nó tỉnh tỉnh mê mê, nó không có...bởi vì cứ ngồi nghỉ, thôi thì bây giờ mình ngồi nghỉ mình giữ được mức nào hay mức nấy, không ngờ cứ lát chợt nó tỉnh rồi lát nó mê xuống rồi lát nó chợt tỉnh, như vậy là sai. Bởi vì cái thời gian này là cái thời gian chúng ta phải tỉnh táo hoàn toàn xả nghỉ cũng như lúc mà chúng ta đang ở trong cái định Hiện tại an lạc trú hay Vô lậu. Nó phải tỉnh như vậy, tỉnh như trong lúc chúng ta quán xét mà bây giờ ngồi không có quán không có gì hết mà vẫn phải tỉnh như vậy thì như vậy mới đúng. Mà muốn được vậy thì làm sao bây giờ? Không thể ngồi không vậy được? Cho nên phải đi kinh hành. Vì vậy mà chúng ta phải nương vào cái hành động Chánh niệm tỉnh thức, nó mới có sự tỉnh được như vậy. Sau khi nó tỉnh đến cái mức độ nó rồi thì bắt đầu chúng ta ngồi xả ra, nó tỉnh rất tỉnh, nó khỏi cần phải trong cái hành động thì biết lúc bấy giờ là chúng ta mới nên ngồi. Còn bây giờ mà muốn ngồi nghỉ thì cái điều đó là cái điều chết chứ không phải điều sống, vì vậy mà thiếu thiện xảo.
10. Xứ thiện xảo, duyên khởi thiện xảo.
Xứ thiện xảo là như thế nào? Xứ thiện xảo là cái gì đây? À chúng ta thấy nè. Bây giờ chúng ta tu Tứ Niệm Xứ nè, thì cái Xứ thiện xảo là cái thân chúng ta đang tu nè. Lấy cái thân mà tu nè, thì vậy giờ thân hành, hoặc là thân hành nội hoặc là thân hành ngoại, hay là đang ở trong cái nhân tướng hành, hay hoặc là cái đặc tướng hành. Cái nhân tưướng hành cũng là cái thân. Bây giờ ở trên thân quán thân nè mà quán cái hành tướng hoặc là quán nhân tướng hoặc là quán cái đặc tướng nè. Nếu mà quán cái đặc tướng nè thì cái xứ, cái thân của chúng ta là cái xứ mà phải thiện xảo ở trên cái đặc tướng của nó, mà bây giờ quán về cái hành tướng của nó thì ở trên cái thân của chúng ta là cái xứ nè thì phải thiện xảo ở trên cái hành tướng của nó chứ không phải ở trên nhân tướng của nó được hoặc là ở trên đặc tướng của nó được. Các con hiểu điều đó.
Cho nên ở đây chúng ta phải phân tích cho rõ ràng để khi mà chúng ta tu cái định nào thì nó phải ra cái định nấy. Nếu mà bây giờ ở trên hành tướng mà nơi cái thân của chúng ta, tức là cái thân chúng ta đang đi, đang hành. Cho nên vì vậy mà chúng ta tu ở trên hành tướng đó, cho nên trên thân quán ngoại thân là do cái hành động ngoại tu trên cái hành động. Còn bây giờ trên thân quán nhân tướng của cái thân thì cái thân có hành không? Thì nhân tướng tức là nó nằm cái cục thịt nó nằm như vậy rồi quán như thế nào đây? Quán bất tịnh hay quán như thế nào để cho nó ly tham, ly sân, ly si ra, thì đó là tu về nhân tướng. Cho nên mỗi một cái mà Tứ niệm xứ, Thầy nói nó rất là nhiều cái chuyện mà chúng ta cần phải tu, tu ở trong cái hành tướng, tu ở trong nhân tướng, tu ở trong cái đặc tướng của nó. Nó rất khó chứ không phải dễ. Nhưng mà chúng ta biết được thì chúng ta mới có thiện xảo ở trong cái chỗ đó mà chúng ta rõ được từng chút chúng ta tu, thấy được kết quả rất lớn cho chúng ta. Như vậy gọi là Xứ thiện xảo. Lấy cái thân của chúng ta mà ngay hành tướng, đặc tướng, nhân tướng mà chúng ta tu tập thì cái đó gọi là thiện xảo.
Duyên khởi thiện xảo. Bây giờ chúng ta dùng một cái pháp để mà tác ý ra để khởi ra một cái gì đó, để làm cho chúng ta tự chủ được cái điều kiện đó, gọi là duyên khởi thiện xảo. Nghĩa là như cái lý tác ý nào đó thì chúng ta khởi ra cái đó để mà thiện xảo, để làm cho chúng ta đạt được cái kết quả đó. Như bây giờ chúng ta bảo hơi thở phải ngưng nhưng mà lúc bấy giờ cái tâm của chúng ta bây giờ trên nhân tướng hoặc trên hành tướng nè, nếu là trên nhân tướng hoặc đặc tướng thì chúng ta nằm ở trên cái đặc tướng của nó là bây giờ nó ở trong cái trạng thái gì? Cái trạng thái gì chúng ta mới khởi sự thiện xảo cho nó ngưng cái hơi thở thì nó mới ngưng. Mà bây giờ chúng ta không nắm cái đặc tướng nó, không nắm được cái nhân tướng nó hoặc không nắm được cái hành tướng nó mà bảo nó ngưng thì nó không ngưng, các con phải hiểu được điều đó.
Cho nên đến cái lý hành rồi thì cái giới hành, cái pháp hành rồi nó phải nắm từng chút rất là tỷ mỉ để mà chúng ta tiến bước ở trên con đường tu tập, cho nên chúng ta ra lệnh là nó ngưng liền là tại vì chúng ta nắm biết được cái trạng thái đó là bảo nó sẽ ngưng. Bây giờ mình không nằm ở trên trạng thái đó trong cái nhân tướng hoặc cái đặc tướng hay cái hành tướng đó, mình không nằm được ở đó mà mình bảo cứ ngưng ngưng làm sao nó ngưng, các con hiểu được không? Mình phải biết được cái trạng thái chỗ đó bảo nó ngưng là nó ngưng, mà cái chỗ này mình chưa có nằm được, mình chưa có bám được cái tụ điểm này mà mình bảo ngưng ngưng làm sao được? Cho nên các con tu, bảo đừng có nghe đừng có nghe, cái lỗ tai các con nó đang chạy ngoài chợ mà bảo nó đừng có nghe thì nó ở ngoài chợ làm sao nó nghe nó đâu ở đây, cho nên khi đó các con phải biết rằng cái lỗ tai nó đang ở chỗ này nè. Cho nên bắt đầu nó ở chỗ cái điểm này nè thì các con bảo nó đừng có nghe thì nó không nghe. Còn bây giờ nó đi chợ ngoài kia nó chưa có về mà bảo nó đừng có nghe thì nó cứ nghe ngoài kia, ba cái thằng hát Sơn Đông ngoài kia đánh trống nó mê ngoài kia nó đâu có về, nó cứ nghe trống ở ngoài thôi, thì do đó kêu sao được, con hiểu điều đó không? Cho nên nó đi chợ ngoài đó rồi thì bây giờ ở đây có réo nó nó cũng đâu có nghe. Đó vì vậy nói sao cái lỗ tai cứ nghe hoài, không có hết nghe, tại vì nó đang đi nghe trống Sơn Đông ở ngoài.
Đó Thầy nói như vậy để chúng ta biết được cái con đường tu phải thiện xảo, vì vậy mới vô chỗ này các con thấy hai pháp mà cứ thiện xảo, thiện xảo không. Mà trong cái thiện xảo của đạo Phật không phải tự nhiên mà vào định được mà cả một cái vấn đề khi nằm tại tụ điểm nào đó, khi nằm ở trên trạng thái tâm nào đó là biết cái đó nó thuộc về đặc tướng, nhân tướng, hành tướng của nó như thế nào, chừng đó chúng ta ra lệnh là nó ngưng. Nó phải đúng của nó chứ còn các con chưa biết đúng, các con cứ bảo đi, bảo tới già, tới râu mọc như vậy nó cũng không ngưng chứ đừng nói, bảo hết hơi nó cũng không thèm ngưng.
Đó, nói như vậy thì các con sẽ lần lượt các con tu tập tới cái khi mà Thầy dạy 4 cái định ở trong băng Thầy đã dạy rồi, thì phải nắm cho vững cái đó rồi các con mới biết được.
12. Chơn trực và tàm quý.
Chơn trực tức là thẳng thắn, phải nhìn cho thật thẳng ở trong những cái điều kiện tu tập của mình, bây giờ cái thiện là thiện mà cái ác là ác, chứ không có được nói: Ờ cái này vừa thiện vừa ác đâu, không phải đâu, theo kiểu mà lý luận của Bát nhã: sắc tức thị không, không tức thị sắc, không có kiểu đó được đâu. Cái kiểu đó là kiểu gạt kêu là người ta đó thì không có được, mà cái kiểu này nó thiện là thiện nó ác là ác, chứ không phải là nói là sát sanh là bồ đề đó đâu, không được đâu, hay là phóng sanh là giải thoát mà sát sanh là bồ đề thì cái chuyện đó là cái chuyện lý luận của họ, chứ còn ở đây không có được. Ở đây cái gì thẳng thắn là phải nói thẳng, đây là pháp ác là ác, đây là pháp thiện là thiện, chứ không phải nói: sắc tức thị không, không tức thị sắc, thì không có vậy được.
Tàm quý nghĩa là thẳng thắn thì cái mà ác thì chúng ta phải xấu hổ, mà cái thiện thì chúng ta vui mừng chúng ta không xấu hổ ở trong cái việc làm của chúng ta, không có sợ hãi những cái lỗi lầm đó.
13. Kham nhẫn và nhu hòa.
Khi mà chúng ta tu tập cái kham nhẫn, nhẫn nhục được mọi mặt thì chúng ta phải tập được cái tâm trạng của chúng ta phải nhu hòa đối với mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh. Thì hai cái pháp này nó phải ghép chung lại. Nhẫn nhục mà trong lòng cứ hậm hực hậm hực hoài thì cái nhẫn nhục đó không phải là nhẫn nhục đâu, mà cái nhẫn nhục đó chỉ nén tâm mà chịu đựng. Còn cái nhẫn nhục mà thực sự mà kham nhẫn thì chúng ta phải có mặt nhu hòa, phải có cái lời nói nhu hòa, phải có những cử chỉ nhu hòa, chứ không phải là ở ngoài làm cái vẻ nhẫn nhục mà bên trong tức tối muốn đập người ta thì không thể được.
14. lời nói nhu thuận và tiếp đón thân tình.
Nghĩa là khi mà kham nhẫn được và nhu hòa được rồi thì cái lời nói phải tỏ ra rất là nhu thuần chứ không thể nào mà nói cộc cằn, mà nói giật một giật hai, nói như là chấm muối ớt trong đầu người ta thì không có được, mà phải nói nhỏ nhẹ, ôn tồn, nhã nhặn, mà thấy người ta còn giận hờn còn đau khổ thì mình phải dùng cái lời nói còn nhỏ nhẹ hơn nữa và mình tiếp đón họ rất là thân tình chứ không có những đối đãi một cách gay gắt, khó khăn, khó chịu. Cho nên một người tu theo đạo Phật là phải tập hết sức lực tập chứ không phải là nói đơn giản được.
15. Vô hại và Từ ái.
Nghĩa là luôn luôn lúc nào cũng không có làm hại ai hết, nghĩa là không làm khổ một người nào hết. Luôn luôn lúc nào cũng bao giờ có thương yêu họ, từ ái là thương yêu họ không bao giờ mà bỏ một người nào hết, dù người đó là người thù, người đó là người có thể làm cho chúng ta khổ đau, và có thể giết chúng ta nhưng chúng ta vẫn từ ái với họ cũng không làm hại họ tức là Vô hại và Từ ái.
16. Thất niệm và Bất chánh tri.
Thất niệm là mất cái niệm, tức là không còn cái niệm chân chính nữa cho nên từ đó cái tri kiến cái hiểu biết chân chánh của chúng ta nó không còn có nữa, cho nên chúng ta luôn luôn đừng bao giờ giữ thất niệm. Chẳng hạn bây giờ chúng ta đặt cái niệm, cái niệm đó nó phải quán cho tận cùng rốt ráo rồi thì chúng ta mới mất niệm. Cũng như bây giờ mình đặt cái niệm hơi thở mà một lúc có vọng tưởng vào thì mình có thất niệm không? Cái đó là thất niệm rồi đó. Một lúc có cái hôn trầm xen vào thì lúc bấy giờ nó thất niệm rồi đó, bởi vì nó quên mất đi rồi thì đó thất niệm. Thì như vậy là không còn cái chánh tri kiến nữa, cho nên Bất chánh tri rồi, nó không còn sáng suốt nữa, nó mờ mịt rồi. Vì vậy cho nên lúc bây giờ cái người tu luôn luôn không được thất niệm, phải ở trong Chánh niệm.
17.  Chánh niệm tỉnh giác.
Vì vậy mà luôn luôn lúc nào chúng ta cũng phải  giữ tâm tỉnh giác để lúc nào cái Chánh niệm của chúng ta cũng phải hiện tiền. không được mất cái Chánh niệm.
18. Các căn không được chế ngự và ăn uống không được tiết độ.
Ở đây một cái người tu hành mà các căn không chế ngự, mà ăn uống không tiết độ thì không bao giờ mà thực hiện con đường của Đạo Phật được. Nghĩa là các căn chúng ta phải chế ngự nó, con mắt thấy vật gì thì phải chế ngự cho nó đừng có nhìn nhiều. Chẳng hạn bây giờ chế ngự nó là khi chúng ta đi trên con đường này chúng ta nhìn xuống tức là chúng ta chế ngự đôi mắt của chúng ta không có cho nó nhìn qua nhìn lại, cho nên nó không thấy vật gì xung quanh tức là gọi là chế ngự. Còn chúng ta mà nhìn ngó bên này bên kia bên nọ rồi rảo cái lỗ tai nghe người ta ca hát nữa thì cái đó là không có đúng cách. Cho nên đó là phải, cái người mà không chế ngự thì về cái ăn uống họ thì không bao giờ tiết độ, còn cái người màchế ngự được các căn thì cái ăn uống sẽ tiết độ. Thí dụ như bây giờ chúng ta ăn ngày một bữa tức là chúng ta có chế ngự cái thân và tâm của chúng ta trong cái ham muốn của chúng ta, do đó chúng ta mới ăn uống ngày một bữa mới được gọi là có chế ngự. Còn nếu không chế ngự thì bây giờ chúng ta sẽ ăn lén, mặc dù trưa chúng ta ăn nhưng mà chiều hay tối chúng ta sẽ ăn lén cái này hoặc uống sữa cái kia. Điều đó là chúng ta chưa có tiết độ đúng cách thức ăn uống, cho nên nếu chế ngự được thì do đó chúng ta sẽ ăn một ngày một bữa mà không bao giờ ăn phi thời. Đó thì ở đây Phật dạy rất rõ ràng để chúng ta biết rằng sự chế ngự nó kèm theo cái sự tiết độ ở trong ăn uống của chúng ta.
19. Các căn được chế ngự và ăn uống thì được tiết độ.
Nghĩa là sáu căn của chúng ta được chế ngự thì ăn uống sẽ tiết độ nó sẽ không phạm phải những cái giới cấm.
20. Tư duy lực và tu tập lực.
Bây giờ các con đem một cái niệm, trạch pháp ra một cái niệm rồi các con suy tư - gọi là tư duy đó, thì cái sự tư duy trong một lần nó chưa có lực đâu, tư duy hai lần ba lần năm lần mười lần một trăm lần thì nó sẽ trở thành cái lực của tư duy. Khi mà các con đặt quán cái thân bất tịnh, quán cái thân vô thường thì ngay đó cái luồng tri kiến giải thoát nó phóng ra liền rất mạnh, nó làm cho cái lực của các con thấy tất cả những cái lậu hoặc quét sạch ra rất là mạnh. Do một thời gian tu tập hoặc là 6 tháng, 1 năm thì cái lực nó sẽ thực hiện rất là mạnh. Do đó nói rằng tư duy lực, cái lực suy tư của chúng ta nó sẽ trở thành một cái lực, nếu mà người nào mà siêng năng thìnó mới có cái lực đó, còn người nào mà không siêng năng thì nó không có cái lực đó đâu. Đó là cái thứ nhứt.
Hằng ngày chúng ta tu tập đều là chúng ta tư duy ở trên cái định Vô lậu, thì do đó nó sẽ trở thành một cái lực mà tới cái ngày nào đó chúng ta thấy cái lực rất rõ ràng. Khi có một cái gì mà đến đối tượng nó thì tâm chúng ta giải thoát hoàn toàn không còn tham sân si ở trong cái đối tượng đó nữa thì mới biết đó là cái lực tư duy của chúng ta, mà cái lực tư duy của chúng ta là cái gì? Là cái pháp quán, pháp quán tức là cái định Vô lậu. Bởi vì khi đặt cái niệm trước mặt của chúng ta để quán xét thì đó là chúng ta phải tư duy rồi.
Cho nên ở đây thì Phật gọi là tư duy lực và tu tập lực, nghĩa là do cái sự tu tập như vậy đó nó mới tao thành một cái lực mà cái lực này gọi là tư duy lực. Có những cái tên như vậy để chúng ta biết rằng bây giờ chúng ta ngồi chúng ta thấy chưaó gì hết, nhưng mà một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy nó đã thấm nhuần cái lý của nó chân thật, vô thường, khổ, không, vô ngã thì chúng ta biết được là bây giờ mình không giận ai nữa hết, ai chửi gì mình không giận, biết được tư duy lực nó đã có rồi, nó đã có ở trong cái pháp quán rồi. Đó, niệm lực và định lực thì niệm lực ở đây thì như Thầy đã nói khi mà chúng ta tạo thành một cái tụ điểm để cho cái tâm của chúng ta nằm yên ở trên đó, từ cái trạng thái yên lặng đó nó đi đến cái trạng thái vắng lặng  vì vậy mà chúng ta vào định nó mới được gọi là có cái niệm lực. Khi mà có cái niêm lực rồi thì lúc bấy giờ chúng ta nằm yên ở trên một cái niệm đó thì cái niệm đó nó phi mất đi nó chỉ còn có trạng thái của định gọi là định lực. Lúc bấy giờ chúng ta chỉ cần ra lệnh hướng tâm nhắc một cái thì cái sức định lực đó nó vi diệu vô cùng, nó làm cho chúng ta muốn nhập định bao lâu thì nó sẽ nhập định bấy lâu.
Cũng như bây giờ Thầy có một cái niệm lực của Thầy tức là cái tụ điểm, bắt đầu Thầy nằm ở trên cái tụ điểm, Thầy năm chặt ở trên cái tụ điểm của Thầy, sáu căn Thầy khép chặt nó, Thầy mới ra lệnh rằng bây giờ phải nhập Tứ thiền 7 ngày đêm, đúng 3 giờ hôm nay ngày thứ 7 là xuất định. Thầy ra lệnh như vậy, bắt đầu từ đó cái hơi thở Thầy nó chuyển động rồi đếnnó ngưng, Thầy nhập vào Tứ thiền 7 ngày đêm, bắt đầu tới 3 giờ chiều ngày thứ 7 đó nó mới xuất định. Thì các con thấy đó là cái định lực, cái sức định lực mà Thầy đã ra lệnh nó làm theo nó không cãi lời Thầy.
Còn cái chỗ mà thầy nằm yên lặng để cho nó tạo thành một cái lực thì đó là cái niệm lực, các con hiểu chưa? Có hiểu như vậy thì cái mà Thầy dạy nó không có đi đến cái chỗ mà các con bị lầm lạc, cho nên các con tu sơ sơ mà không thấy cái niệm lực là cái quan trọng mà dường như Thầy đã nói với các con nhiều lần: nếu mà chúng ta có một cái điểm tựa thì chúng ta sẽ bẩy vũ trụ, và cái niệm lực mà chúng ta có đó đó là chúng ta sẽ bẩy được cái vũ trụ. Và đức Phật đã xác định cái niệm lực là cái gì? Là Tứ niệm xứ. Bốn cái chỗ mà chúng ta tu tập trở thành một cái niệm lực đó là thân thọ tâm pháp của chúng ta. Mình phải xác định cho được cái chỗ mà đức Phật đã dạy, chứ không phải là niệm lực không có, nó có! Nó có là nó tạo thành một cái tụ điểm từ nơi thân của chúng ta mà chúng ta có được một cái định lực vi diệu để có thể bẩy được cả cái vũ trụ này, làm chủ được sự sống chết của chúng ta là bẩy được cái vũ trụ đó.
22.  Chỉ và quán, ở đây chỉ và quán Thầy đã giảng rồi!
23. Chỉ tướng và tinh cần tướng.
Chỉ tướng tức là cái trạng thái ngưng, cái trạng thái ngưng chỉ là nó ngưng mà, cái trạng thái ngưng. Nếu mà chúng ta không thấy được cái tướng ngưng này, cũng như bây giờ bảo hơi thở ngưng mà chúng ta không có nhận ra hơi thở ngưng thì tức là sai. Chúng ta phải thấy được rõ cái trạng thái lúc bấy giờ nó ngưng là như thế nào. Cũng như bây giờ nói ngôn ngữ tịnh chỉ thì cái ngôn ngữ lời nói chúng ta hoàn toàn không có nói nữa, miệng chúng ta không còn lép nhép nữa, thì như vậy mới gọi là chỉ tướng của cái ngôn ngữ. Còn bây giờ nói: Tầm tứ tịnh chỉ, tức là cái chỉ tướng của tầm tứ, tức là bây giờ không có tác ý ra mà không có khởi một cái niệm gì ra, thì đó mới gọi là tịnh chỉ tầm tứ, tức là chỉ tướng của nó. Và trong lúc mà cái tướng chỉ nó được như vậy đó thì tinh cần tướng. Nghĩa là lúc bấy giờ cái tâm của chúng ta luôn liên tục nó ở trong cái chỗ trạng thái đó liên tục, cho nên nó rất là siêng năng ở trong đó gọi là tinh cần tướng, cái tướng siêng năng tức là nó luôn luôn liên tục nó ở trong đó, cho nên gọi là tinh cần tướng.
24. Tinh cần và không dao động.
Nghĩa là khi mà có một sự tinh cần ở trong một cái tướng chỉ như vậy thì cái tâm chúng ta bao giờ chúng ta cũng phải nhận ra là nó không bao giờ nó có một cái dao động nào ở trong đó hết, nghĩa là không thấy nó có hỷ lạc, khinh an nó làm cho chúng ta thích thú dao động bằng cách này, bằng cách kia. Hoặc có cái thọ làm chúng ta dao động cái này đau cái kia nhức, không phải, không có đâu vì nếu mà có thì nó không phải là chỗ tinh cần nữa mà là cái chỗ sai rồi, nó không có tướng tịnh chỉ nữa đâu, đó là cái trật rồi. Cho nên ở đây những cái lời dạy này, các con để ý lưu ý mà nghe, mà nhận xét qua cái chỗ tu hành. Bởi vì ở đây là cái trạng thái tâm của các con mà chứ đâu phải của Thầy. Thầy chỉ nói ra để các con nhận xét được cái chỗ đó mà các con đi cho nó đúng, chứ còn ai mà đi cho mình được, bởi vì chỗ này là chỗ độc bộ, độc hành để đi đến cái chỗ làm chủ sanh tử của mình thì mình phải hiểu và mình phải đi cho nó đúng cách, chớ còn sai một chút các con sẽ đi không tới đâu.
25. Giới thành tựu và kiến thành tựu.
Ở đây chữ Kiến ở đây là Tuệ đó, chứ không phải kiến là kiến chấp đâu. Giới thành tựu là khi mà cái giới luật, tức là những cái điều giới mà Phật dạy cho chúng ta nó đem đến sự giải thoát cho chúng ta, như bây giờ không sát sanh nè, không làm điều ác nè, không nói láo nè, không vọng ngữ nè, không tà dâm nè, không dâm dục nè. Tất cả những cái này nó mà thành tựu được thì ngay đó là cái trí tuệ chúng ta phải có sự hiểu biết, chớ không phải là nó không ngơ đâu, nó có cái sự hiểu biết. Bởi vì Giới ở đâu thì Trí tuệ ở đó. Mà Giới thanh tịnh thì Trí tuệ thanh tịnh. Mà Trí tuệ thanh tịnh là Giới nó thanh tịnh. Trước kia Thầy có dạy cho các con rồi mà, giới thiệu về giới Thầy đã nói cái đó rất nhiều rồi mà. Cho nên ở đây nhắc lại chữ kiến thanh tịnh tức là Trí tuệ thanh tịnh, chớ không phải, kiến thành tựu giới thành tựu thì kiến thành tựu tức là Trí tuệ thành tựu chứ không phải như hồi nãy chỗ kiến là kiến chấp, kiến giải đâu, không phải, chỗ kiến này tức là cái Trí tuệ.
26. Giới suy khuyết và kiến suy khuyết.
Nghĩa là khi mà cái Giới chúng ta đã phạm thì cái Trí tuệ chúng ta nó không sáng suốt nữa rồi, nó lại thiếu cái Trí tuệ rồi. Cho nên ở đây Giới mà không đúng thì trí tuệ người đó không có, mà người đó có trí tuệ thì luôn luôn bao giờ cũng sống đúng Giới hạnh. Bây giờ nhìn các thầy của chúng ta, nhìn các Hòa thượng của chúng ta hỏi họ có trí tuệ không? Họ thuyết giảng cho chúng ta thấy ai cũng ngon hết mà nhìn thấy họ ăn uống phi thời, họ sống cách bừa bãi như vậy, phá giới luật như vậy, thử hỏi họ là con người có Trí tuệ không? Bởi vì Trí tuệ là phải nằm ở trong cái Giới luật, làm cho họ được giải thoát, làm cho họ ly dục ly ác pháp. Còn đằng này họ đâu có ly dục, mà họ không ly dục thì tức là cái sự hiểu biết của họ là cái tri thức tầm thường của thế gian, cái tri thức đó gọi là Vô minh, chạy theo cái sự tham đắm của thế gian, ham ăn, ham ngủ, ham nhà cao cửa tốt, ham đồ đạc cho nhiều thì đó là những cái người không phải là Trí tuệ của Giới luật mà Giới luật ở đâu thì Trí tuệ ở đó. Cho nên Trí tuệ ở đâu thì sự giải thoát ở đó và Giới luật phải nghiêm chỉnh ở đó. Cho nên chúng ta dễ nhận xét qua cái người tu rất là rõ ràng là vì Giới thanh tịnh, Giới thanh tịnh thì Kiến phải thanh tịnh. Đó, mà Giới suy khuyết thì Kiến nó sẽ suy khuyết, tức là giới suy khuyết thì Trí tuệ suy khuyết, mà Giới thanh tịnh thì Kiến thanh tịnh hay là trí tuệ thanh tịnh. Kiến thanh tịnh thì tinh cần, tri kiến thanh tịnh. Nghĩa là cái Giới mà thanh tịnh thì cái trí thanh tịnh, mà cái trí thanh tịnh thì ở đó có cái sự siêng năng tu tập của chúng ta càng lúc càng siêng năng. Còn nếu mà cái kiến mà cái Trí tuệ không thanh tịnh thì cái sự tinh tấn nó không bao giờ có tinh tấn nữa. Chúng ta chỉ tu xìu xìu chơi chơi cho qua ngày vậy thôi để hướng dục lạc chứ còn không có cái sự thanh tịnh nữa.
29. Dao động đối với các pháp bị dao động và tinh cần của người bị dao động.
Nghĩa là cái người mà tâm bị dao động rồi, bị phạm giới rồi thì luôn luôn lúc nào họ cũng sống ở trong những cái phạm giới và cái tâm luôn luôn dao động. Coi vậy chứ các bậc tôn túc Hòa thượng chúng ta luôn luôn lúc nào mấy ông cũng sợ hùm họp hết. Nghĩa là thấy một người mà tu tập giới hạnh, ăn ngày một bữa là họ đã lo trong bụng họ lắm rồi. Mặc dù là họ tìm cách họ nói này nói kia, họ ngăn cản chứ sự thật ra họ rất lo sợ cái người mà giới hạnh đúng, họ rất sợ. Bởi vì họ là người cũng biết được đọc kinh sách, họ cũng hiểu được kinh sách của Phật dạy như thế nào, không có ăn uống phi thời, mà thấy quý thầy mà ăn uống đúng pháp không phi thời mà họ phi thời là họ thấy xấu hổ rồi. Mặc dù là họ không nói ra nhưng mà họ thấy họ cũng gượng gạo đối với cái người mà giữ gìn giới hạnh. Cho nên ở đây khi mà tâm họ dao động thì cái sự tinh cần của họ cũng luôn luôn bị dao động theo đó hết.
Cho nên hiện bây giờ dù họ có làm cái hàng giáo phẩm gì đi nữa, tâm họ vẫn luôn luôn nơm nớp sợ hãi. Nghe ở đâu có những bậc chơn tu là họ quá sợ. Cho nên họ tuy rằng họ không có làm được một cái gì hại ai nhưng họ vẫn lo sợ nơm nớp ở trong lòng của họ. Vì họ biết rằng cái mà họ đang sống đây nó chưa phải là đúng, cho nên họ phải sợ, mặc dù họ là những bậc có thể nói rằng là bậc tôn túc rất lớn nhưng mà họ luôn luôn nơm nớp lo sợ.
Còn chúng ta là những người chúng nhỏ thôi, giới luật chúng ta nghiêm túc chúng ta chẳng hề sợ ai hết, chẳng sợ người nào hết. Nghĩa là không sợ ông lớn, mà cũng không sợ ông nhỏ vì Giới luật là sự hộ trì. Lát nữa các con nghe băng Thầy thuật lại, khi mà Thầy giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, Thầy chẳng hề sợ bom đạn. Nghĩa là tất cả những cái thất của ThầyThầy ngồi trong khi đó bom đạn nó vây xung quanh vậy: pháo nè, máy bay nè, bắn, bỏ bom, đủ thứ hết... nhà cửa là xung quanh cháy hết, Thầy ngồi đây, chốc ngốc Thầy ngồi Thầy tu chốc ngốc Thầy không sợ gì hết. Đó thì các con thấy giới luật nó hộ trì như vậy, cho nên mỗi người mà đi ra khỏi đây Thầy nhắc nhủ họ là phải giữ gìn giới hạnh nghiêm chỉnh, có giới hạnh mới bảo trì hỗ trợ họ trên bước đường đi mà được an ổn. Đó là những điều mà Thầy đã chứng nghiệm được giới luật của Phật, nó nghiêm chỉnh. Người mà giữ gìn Giới luật nó sẽ có sự hộ trì rất là lớn.
30. Không tri túc với các pháp thiện và không thối thất trong sự tinh cần.
 Ba mươi này, không tri túc với các pháp thiện nghĩa là mình đừng có hiểu, mình đừng có biết đủ với các pháp thiện mà các pháp thiện cứ càng ngày mình càng tu nhiều là càng tốt chứ đừng có: ờ tui làm bố thí vậy thôi, tui giữ vậy là đủ rồi, thôi tui không có giữ thiện nữa, nhiêu đây là đủ rồi. Đừng có tự mãn ở trong cái hành động thiện của chúng ta bây giờ đủ đâu, nó còn phải thiện nữa, thiện cho đến khi nào mà chúng ta giải thoát. Ở cái câu 10 này, chúng ta đừng có tri túc ở trong các pháp thiện mà chúng ta hiện làm được, mà chúng ta phải làm nhiều các pháp thiện nữa để cho đến khi giải thoát hoàn toàn. Và cũng đừng có thối thất ở trong cái sự tinh cần đối với các pháp thiện. Nghĩa là chúng ta phải siêng năng thực hành tăng trưởng các pháp thiện, càng ngày càng lớn lên. Mà các pháp thiện đây là gì? Là giới luật của Phật đó, chúng ta phải thường siêng năng, tinh cần nó để mà tu tập.
31. Minh và giải thoát.
Minh tức là thấu rõ được cái lý chơn của Pháp, giải thoát của Phật. Cho nên vì vậy có Minh là có giải thoát.
32. Tận trí và Vô sinh trí.
Hễ Lậu tận trí mà có thì cái vô sinh trí nó phải có. Đó là cái điều hiển nhiên không thể nào mà chối cãi được.
(Hết)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét