Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Băng số 39

                                    BẢNG TÓM LƯỢC CHO SỰ TU TẬP BAN ĐẦU
                                    KINH ƯỚC NGUYỆN
                                   90 GIỚI ĐỌA
                                   
Mấy ông này chỉ đi tìm y chứ đâu phải là tìm giải thoát. Đó là những cái giới luật mà cấm đi xin y, cấm kêu là xin y đó. Người nào mà đi xin như vậy đó gọi là tội xả đọa và tội ác tác.
Giới hai mươi chín, giới Thắng Ca để rời y quá sáu đêm. Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở vườn Cấp Cô Độc, các Tỳ Kheo hạ an cư xong còn một tháng hậu an cư, ngày mười sáu tháng bảy đến rằm tháng tám là nơi A-La-Nhã có nhiều bọn cướp giật y. Các Tỳ Kheo sợ sệt đều đến nơi tịnh xá Kỳ Hoàn. Phật dạy, các Tỳ Kheo ở chỗ A-La-Nhã có nghi ngờ, nhiều sợ sệt, trong ba y, mỗi y lưu trong nhà dân. Bấy giờ Lục Quần Tỳ Kheo bèn gởi y trong nhân gian để đi du hành. Phật kêu họ, quở trách rồi họp Tăng, kiết giới. Vì ở trong cái thời Đức Phật, nó có những bọn cướp, nó hay lấy y phục của Chư Tăng lắm. Cho nên, vì vậy mà đức Phậtbảo họ mình nên gửi những cái y thượng của mình á cho những cái người cư sĩ họ cất giùm, sau khi mình đi rồi thì những người cư sĩ họ tìm đến họ giao lại cho mình, hơn là mình mang đi thì người tu sĩ của mình thì người ta giựt thì mình chịu thôi còn người cư sĩ họ đi có thể cả đoàn, cả đoàn họ bảo vệ được. Do đó, cho nên mới gởi vậy. Do cái lợi dụng đó thì Lục Quần Tỳ Kheo họ lợi dụng cái chỗ đó, họ đi cái chỗ hạ này, hạ kia họ có nhiều y họ cũng đem họ gửi hết, rồi do đó họ gởi để mà cho họ rất nhiều y đó. Do Phật mà biết được, Phật chế cái giới mà họ rời y quá sáu đêm thì bị tội xả đọa, bị tội ác tác.
Ba mươi, giới đem của Tăng Già về mình. Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, có một cư sĩ muốn cúng Phật và Tăng rất nhiều đồ trai phạm và y vật. Tỳ Kheo Bạt-Nan-Đà đến nhà cư sĩ ấy nói: “Vấn đề dâng cúng chúng Tăng nhiều lắm. Ông nên cúng thức ăn cho chúng Tăng, còn y có thể cho tôi”. Ông đó ông giành y à, ông ham ý lắm. Cư sĩ thuận theo ý, sáng hôm sau chúng Tăng đến thọ thực. Cư sĩ thấy các Tỳ Kheo oai nghi tề chỉnh đầy đủ liền nói lớn rằng: “Tại sao chúng Tăng nghiêm chỉnh thế này mà tôi không được cúng y?”. Các Tỳ Kheo hỏi. Biết rõ vấn đề, đức Phật vì nhân đó mới kiết giới. Bởi vì ông Bạt – Nan - Đà này ông đã đoán trước rồi, cúng đồ ăn thôi, còn bao nhiêu y thì cúng cho tôi cất đi, chứ còn đừng có cúng cho mấy ông. Do đó, khi mà thấy Tỳ Kheo đến tề tựu để mà thọ thực, người nào cũng oai nghi tề chỉnh, mà sao không có cúng y cho người ta trong cái Hạ như vậy, mà ra Hạ rồi mà không có y áo gì cúng cho người ta hết. Cho nên mới hỏi ra thì mới biết rằng, ông Bạt – Nan - Đà ông đã cản mũi trước rồi. Do đó Phật mới kiết giới này để cho người nào mà phạm cái giới này á, thì đương nhiên là phạm vào cái tội xả đọa và cái tội ác tác. Vì vậy mà những người nào mà cản những cái sự cúng y áo như vậy là bị cái tội đó.
Đến đây là ba mươi cái tội mà xả đọa, ba mươi cái giới xả đọa mà chúng ta đã học xong.
Trước khi học cái giới bổn thì hôm nay Thầy nhắc lại. Vì có một thầy đến xin Thầy ghi lại cái bảng tóm tắt cho cái sự tu tập mình ở cái lúc ban đầu. Nhân cái dịp thì Thầy ghi rồi Thầy cũng ghi lại ở trong băng để cho nó không có quên.
Quý thầy nhớ kỹ:
Người mới tu tập phải sống ba hạnh, nghĩa là mới vào tu tập thì phải sống đúng ba cái hạnh: Một là Ăn, hai là Ngủ, ba là Độc Cư sống trầm lặng. Kế đến phải lập ba cái đức: Một là Nhẫn Nhục, hai là Tùy Thuận, ba là Bằng Lòng. Hằng ngày thì quán xét thân tâm, xa lìa các ác pháp, tăng trưởng các pháp lành. Cái người mới tu thì chúng ta phải thường xuyên học Thập Thiện, biết Thập Ác để mà chúng ta xa lìa các pháp ác mà tăng trưởng các pháp lành. Kế đến thì chúng ta hãy dứt bỏ các thói quen, tật xấu Tứ đổ tường như rượu, chè, bài, bạc hay hút sách... Tất cả những cái tật xấu đó, hay hoặc là cái tâm mà hay thích dâm dục thì phải từ bỏ tất cả các tật xấu đó hết thì mới có thể đi vào con đường của Đạo Phật mới được.
Kế đến thì tu tập các loại định:
- Một là Định Sáng Suốt - giữ tâm thanh thản, tâm vô sự. Đó là cái thứ nhất mà cái người mới tu nên tu tập cái Định Sáng Suốt giữ tâm thanh thản, tâm vô sự.
- Cái thứ hai là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, tu tập cái Định Chánh Niệm Tỉnh Thức á, đó là cái thứ hai, nhưng mà phải đi kinh hành, tức là nương vào cái đi kinh hành mà tu tập.
- Cái thứ ba đó, Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trên bốn Tâm Vô Lượng, phải thực hiện ở trên cái bốn Tâm Vô Lượng: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Mà tu tập cái Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trên bốn cái Tâm Vô Lượng đó. Nghĩa là hàng ngày chúng ta, lúc nào chúng ta cũng phải tập Tỉnh Giác ở trên bốn Tâm Vô Lượng Từ Bi Hỷ Xả của chúng ta.
- Bốn, Chánh Niệm Tỉnh Giác trong hơi thở, quý thầy chắc biết Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trong hơi thở chứ gì? Tức là lấy cái hơi thở bình thường, không được thở dài thở ngắn mà phải dụng cái hơi thở bình thường đó, rồi cái sức Tỉnh Thức của chúng ta ở trên hơi thở, cái niệm của hơi thở: Hơi thở vô tôi biết vô, mà hơi thở ra tôi biết ra đó. Đó là cái Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trên cái hơi thở.
- Năm, Chánh Niệm Tình Giác ở trong mọi công việc làm. Chúng ta làm cái gì thì chúng ta phải ý tứ ở trong công việc đó. Thường thường thì chúng ta phải nhắc cái tâm của mình trên cái pháp hướng, nhắc cái việc làm mình đang làm đó để cho cái nó tâm nhớ cái việc làm đó mà nó không có quên, không có sinh ra cái vọng tưởng, hoặc là vô ký.
- Sáu, Chánh Niệm Tỉnh Giác trong ăn cơm. Trong khi mà đang ăn cơm á, chúng ta cũng phải tập Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trong khi đang ăn cơm chứ không phải là tỉnh giác ở trong các hành động khác rồi ăn cơm ngồi đó ăn cứ lo ăn mà không có Tỉnh Giác là sai, hoặc là ngồi đó đi tìm món ngon, món ăn dở thì sai. Mà phải tỉnh giác từng cái món ăn mà chúng ta bỏ từng ở trong miệng, khi nhai, khi nuốt đều là phải tỉnh giác hết. Đó là tỉnh giác trong khi ăn cơm.
- Bảy, Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trong giấc ngủ. Chúng ta cũng phải tập tỉnh giác ở trong giấc ngủ như vừa rồi Thầy dạy, ngủ mà không mộng mị đó là tỉnh giác ở trong giấc ngủ đó.
- Tám là Chánh Niệm Tỉnh Giác đối với các pháp. Đối với các pháp như người ta mắng, người ta chửi mình hoặc là các cái pháp đến làm cho tâm chúng ta ham muốn, lôi cuốn tâm chúng ta đi vào cái chỗ mà say mê đó, thì chúng ta phải tỉnh giác các pháp để chúng ta ngăn chặn cái tâm ham muốn của chúng ta, để chúng ta tránh được sự tham ưu đau khổ của cuộc đời. Vì các pháp nó sẽ đem đến cho chúng ta nhiều sự đau khổ cho nên chúng ta cũng phải tập Chánh Niệm Tỉnh Giác ờ trên các pháp.
- Chín, Chánh Niệm Tỉnh Giác khi tiếp chuyện. Nghĩa là khi mà nói chuyện với ai thì chúng ta nên Chánh Niệm Tỉnh Giác khi tiếp chuyện. Người đó nói đúng, nói sai chúng ta cũng phải Tỉnh Giác chứ không phải là nghe người ta nói có lý rồi chấp nhận rồi thành ra cái kiến chấp, thành ra cái tà kiến mất đi. Cho nên chúng ta không còn thấy cái đúng cái sai nữa. Cho nên khi mà tiếp chuyện á, thì cũng ta cũng phải Tỉnh Giác ở trong khi tiếp chuyện với người khác.
- Mười, Chánh Niệm Tỉnh Giác khi tu tất cả các loại định. Nghĩa là chúng ta tu cái gì chúng ta cũng phải tập Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trên cái hành động đang tu. Chứ không phải là nó tôi tu cái đó rồi tôi chỉ biết cái đó thôi, chẳng phải. Chúng ta phải Tỉnh Giác, coi cái sự tu đó nó có xảy ra cái gì. Thí dụ như bây giờ mình đang dùng cái hơi thở, mình hướng để mình tịnh chỉ Tầm Tứ để mình nhập Nhị Thiền, mà bây giờ cái hơi thở đó nó sẽ đứng đó mà nó mà nó không chậm nữa hay hoặc là nó không nhẹ nữa thì mình phải Tỉnh Giác ở trong những cái đó để cho mình thiện xảo, mình vận dụng như thế nào hoặc là mình hướng tâm như thế nào để cho nó đi sâu hơn hoặc là nó phải đi ra như thế nào.
Đó là Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trong khi tu các loại pháp như Định Vô Lậu, Định Sáng Suốt, hoặc là cái Định Hiện Tại An Lạc Trú - nhập từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền - chúng ta đều phải Tỉnh Giác hết.
Đó là cái Chánh Niệm Tỉnh Giác Định là cái vấn đề rất là quan trọng mà người tu, mới tu thì phải tu tập cái này rất nhiều.
Kế đến chúng ta tu tập cái Định Vô Lậu:
- Cái Định Vô Lậu, thứ nhất, đặt niệm thân trước mặt, quán vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh. Lấy cái thân của chúng ta đặt rồi chúng ta xem xét, quán xét từ đầu đến chân, từ chân đến đầu coi nó bất tịnh như thế nào, coi nó vô thường như thế nào, coi nó khổ như thế nào, coi nó vô ngã như thế nào, để cho nó thấu suốt, nó chứng được cái lý vô thường, khổ, không, vô ngã của nó, và bất tịnh.
- Hai, đặt niệm thực phẩm ăn trước mặt, quán bất tịnh. Hằng ngày chúng ta vì cái ăn mà chúng ta có sự tham đắm ở trong đó, do đó chúng ta hãy đặt cái niệm thực phẩm trước mặt của chúng ta mà quán xét. Chừng nào mà thấu cái lý chúng ta thấy thực phẩm bất tịnh, chúng ta không còn thích ăn nó nữa, ăn để sống như một cái liều thuốc thì chừng đó chúng ta không có tu nữa. Nhưng mà bây giờ chúng ta còn thấy thèm, thấy muốn ăn cái ngon, cái dở, thì lúc bấy giờ đó chúng ta phải cần đặt niệm để mà quán triệt, để mà xả cái lậu hoặc vì cái ăn.
- Ba, đặt niệm sắc dục trước mắt, quán bất tịnh, quán rắn độc, quán khổ. Tức là chúng ta sẽ đặt cái niệm sắc dục trước mặt của chúng ta để chúng ta quán nó bất tịnh, quán rắn độc, quán khổ. Chừng nào nó thấm cái lý, nó làm cho cái thân chúng ta không tràn tinh, không xuất tinh, không mộng mị nữa thì đó là chúng ta đã đạt cái quán vô lậu của sắc dục.
- Bốn, đặt niệm danh trước mặt, quán vô thường, khổ, nguy hại, như cọp dữ. Chúng ta thấy cái danh, coi vậy chứ nó cũng rất khó vì nghe người ta khen là mình mừng, nghe người ta chê là mình buồn. Đó là cái danh chứ chưa nói là cái sự mà chúng ta làm ông này bà kia hoặc là đỗ cấp bằng này, cấp bằng kia, nó đều làm cho chúng ta có cái chạy theo của cái danh. Cho nên, do đó mà chúng ta đặt cái niệm danh trước mặt để chúng ta quán, thấy nó vô thường, nó đem đến sự khổ, nó nguy hại cho đời sống chúng ta, nó giống như là cọp dữ. Đó thì chúng ta phải đặt cái niệm đó để quán xét cho thấu suốt để cái danh nó được xả đi, nó không còn được ở trong tâm chúng ta nữa.
- Năm, đặt niệm lợi trước mặt, quán vô thường, khổ, nguy hại như thuốc độc, như rắn độc. Chúng ta phải đặt cái niệm lợi như tiền bạc, châu báu, hoặc là nhà cửa, xe cộ, chùa chiền, tháp to, tháp lớn gì đó, tất cả mọi cái chúng ta đặt rồi chúng ta quán xét để chúng ta thấy nó là như thuốc độc, nó có thể giết chúng ta hồi nào cũng có thể được. Nó như rắn độc, nó có thể cắn chúng ta hồi nào cũng được.
- Sáu, đặt niệm hôn trầm, thùy miên, quán tối tăm u mê, ngu muội, lười biếng, hèn nhát. Chúng ta phải đặt cái niệm hôn trầm vì hầu hết là Thầy thấy cái vần đề mà hôn trầm thùy miên rất là khó. Phải đặt cái niệm đó, rồi quán xét, rồi tu tập cái Chánh Niệm Tình Thức. Trong khi ngủ phải tỉnh thức, do đó nó mới phá được cái hôn trầm thùy miên, chứ không khéo thì cái bệnh hôn trầm thùy miên là bệnh si này rất là nguy hiểm, nó làm chúng ta không có cái tri kiến, không có cái tri kiến giải thoát được.
- Bảy, đặt niệm tham trước mặt, quán khổ, nguy hiểm, tai hại, nghèo khổ, bần cùng. Cái niệm tham của chúng ta thì chúng ta đặt nó trước mặt để chúng ta quán xét, quán cái tham coi từ đâu đến, nó do đâu mà có mà làm chúng ta khổ suốt cả đời chúng ta. Rồi từ cái tham đó, nó hễ có cái này rồi nó đòi hỏi tới cái khác, nó tham tới cái khác. Một đồng nó muốn mười đồng, mười đồng nó muốn trăm đồng đó. Thì cái tham nó cứ từng bước nó lên, nó leo thang lên chứ nó không có dừng lại. Do đó chúng ta thấy càng tham thì càng khổ, vì vậy mà chúng ta phải quán xét để phá cái tâm tham của chúng ta nó trở thành vô lậu.
- Tám, đặt niệm sân trước mặt, quán khổ, hung dữ như cọp, như rắn độc, hại mình, hại người. Chúng ta phải đặt cái niệm sân, vì cái niệm sân nó làm chúng ta rất khổ đó, do đó chúng ta phải quán xét cái niệm sân và dùng cái pháp hướng để đoạn dứt nó đi. Nói chung là mỗi cái niệm mà chúng ta đặt đây đều là chúng ta phải có cái pháp hướng, pháp hướng sau khi chúng ta quán xét xong rồi thì chúng ta kế tiếp bồi một cái lệnh truyền tạo thành một cái lực để mà đoạn dứt nó, đoạn dứt những cái tâm đó. Do đó, nó nhờ cái pháp hướng đó mà nó sẽ đoạn dứt nhanh chóng hơn. Quán là chúng ta thông suốt, thấu suốt được cái lý của nó đúng để chúng ta không còn cái tâm đó nữa nhưng dù sao chúng ta phải có cái sự truyền lệnh làm chủ, thì cái pháp hướng đó nó giúp chúng ta sẽ làm chủ được.
- Chín, đặt niệm kiêu mạn trước mặt, quán vô thường, khổ, vô ngã. Thì cái tâm kiêu mạn, cái tâm ngã mạn của chúng ta thường thường là ai cũng có cái ngã, thấy mình hơn người một chút là mình thấy có cái ngã rồi. Nghe người ta khen mình là mình nở mũi rồi, đó là cái ngã, nghe người ta chê mình, mình buồn đó là cái ngã của mình. Vì vậy mà tất cả những cái này chúng ta phải đặt cái niệm đó trước mặt để từng dùng cái Định Vô Lậu mà quét sạch cái tâm kiêu mạn của chúng ta ra khỏi cái tâm của chúng ta.
- Mười, đặt niệm nghi trước mặt, quán về cái niệm nghi đó, quán cái tâm nghi của mình đó, nó hay sinh những tội lỗi và do đó mà đời sống của chúng ta - cái nghi đó nó sẽ làm cho chúng ta nhức đầu. Ví dụ như mình nghi vị thầy mình tu chưa chứng, nghi vị thầy mình như thế này thế khác mà mình không có đủ sức mà mình dò xét vị thầy mình, coi như thế nào là người giới hạnh, giới đức, giới tuệ như thế nào, mình chưa đủ sức quán xét. Nhưng mà mình sống gần một vị thầy mình mà mình vội vàng mình nghi thì chưa đúng, mình hãy còn xem xét. Cho nên nghi không phải là nghi thầy mình không, mà nghi tất ...
Đây là cái sự tóm lược của Thầy, chứ nó còn biết bao nhiêu, có thể nó từ cả trăm cái điều kiện mà chúng ta có thể chúng ta đặt cái niệm trước mặt mà chúng ta tu tập. Hằng ngày, nếu chúng ta hằng ngày chúng ta thấy cái tâm của mình ở cái góc độ nào thì mình nên lấy ở cái góc độ đó, mình đặt cái niệm ra mình tu, mình thấu triệt được cái độ đó thì nó sẽ phá được cái tâm vô lậu của mình. Và hàng ngày mình làm những công việc hoặc có những duyên sự gì đó thì mình lấy cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác, mình đặt cái sự hành động của mình ngay cái chỗ đó mình tu tập thì nó sẽ ngay cái đặc tướng riêng biệt của mình thì nó đem lại cái kết quả tốt cho cái sự tu tập của mình, nhanh chóng và tỉnh táo nhất. Và đồng thời thì Thầy thấy qua cái sự tu tập đó, thì Thầy thấy các thầy nên tập tỉnh thức ngay ở  trong giấc ngủ của mình, phá cái niệm si trước tiên để chúng ta không còn có Vô Minh thì cái Minh nó thể hiện được, thì cái trí tuệ mà thể hiện được thì tu cái Định Vô Lậu rất là nhanh chóng. Vì cái tri kiến giải thoát chúng ta phát hiện chứ không phải là cái tri kiến suông, vì cái tri kiến suông là cái tri kiến được huân học của kinh sách, của các thầy nhờ đó mà chúng ta làm cái điểm tựa thôi. Còn trái lại cái tri kiến giải thoát của chúng ta được phóng ra được á thì đó là phải nhờ cái sức tỉnh thức mới có phóng ra được. Như vậy là quý thầy ghi tạm thời có mười cái điều kiện để tu tập cái Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, và mười cái điều kiện mà tu tập cái Định Vô Lậu. Bây giờ Thầy xin trả lại cuốn tập cho cư sĩ.
Trước khi mà học tiếp cái Giới Bổn thì Thầy thấy có một cái bài kinh ở trong cái Kinh Trung bộ, cái bài kinh số sáu, kinh Ước Nguyện. Thầy thấy cái bài Kinh này nó nhắc đến mọi cái điều kiện mà chúng ta ước muốn một cái điều gì đó thì cái cần thiết là cái điều kiện là chúng ta phải thành tựu, phải viên mãn được cái giới luật. Cho nên ở đây học giới luật thì Thầy sẽ đem cái bài Kinh này ra để chứng minh cho Phật nhắc nhở các vị Tỳ Kheo trong thời đức Phật (...) thì nhận xét thấy cái bài Kinh Ước Nguyện của Phật trang 79, Kinh Trung Bộ, Tập 1, của Tạng Kinh Việt Nam. Do thấy cái bài kinh đó nó nhằm chỉ để chỉ dạy cho chúng ta thấy cái giới luật nó rất là quan trọng trên con đường tu tập của chúng ta đối với cái sự giải thoát thân tâm và làm chủ sinh tử. Thì giới luật rất là quan trọng đối với cái người tu tập. Bây giờ quý Thầy sẽ nghe cái lời Phật dạy, Thầy sẽ đọc lại nguyên bổn của Kinh để quý Thầy thấy đây là cái lời khuyên của Phật trong cái thời đức Phật còn tại thế.
"Này các Thầy Tỳ kheo, các Thầy hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các học giới".
Đó thì đức Phật khuyên chúng ta vào giới thiệu về cái giới luật, thì đức Phật đã giới thiệu cho chúng ta biết cần phải trau dồi và học tập và rèn luyện cái giới luật để mà chúng ta được ly lục, ly bất thiện pháp mà sau này mới có thể nhập được các Thiền định.
 "Này các thầy Tỳ Kheo, nếu các thầy có ước nguyện" - tức là ước mong mình, ước mong một cái điều gì đó - "mong rằng ta được các đồng Phạm hạnh thương mến, yêu quý, cung kính và tôn trọng" - đó là khi mà đức Phật dạy, khi mà chúng ta vào tu theo Đạo Phật, muốn cho các vị mà tu tập trước cũng như sau đồng một cái pháp môn, đồng một cái Phạm Hạnh, mà thương mến kính trọng mình. Thì muốn mà được như vậy thì đức Phật Khuyên:
"Này các thầy Tỳ Kheo, nếu các thầy muốn ước nguyện được như vậy thì các thầy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì giữ gìn giới luật, nội tâm tịch tĩnh, ly dục – ly ác pháp, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống độc cư tại các trụ xứ yên tịnh vắng lặng".
Đó thì đức Phật khuyên chúng ta nên sống độc cư, nên thành tựu các quán hạnh, sống độc cư tại các trụ xứ yên tịnh vắng lặng. Nghĩa là một người Tỳ kheo mà tu tập theo cái Đạo giải thoát thì không nên sống ở cái chỗ ồn náo như thành thị, nơi mà có đông đúc người mà phải tìm cái sống cái yên lặng, độc cư tại các trụ xứ yên tịnh, vắng lặng. Đó thì đó là cái bài Kinh của Phật khuyên chúng ta như vậy, thì chúng ta thích sống như vậy và chúng ta giữ gìn giới luật, nghiêm chỉnh như vậy thì các vị đồng phạm hạnh của chúng ta đều là kính trọng chúng ta. Còn quý vị mà sống mà nói chuyện với nhau, tiếp duyên với nhau, rồi bằng cách này, rồi bằng cách khác nói chuyện y áo, nói chuyện ăn, nói chuyện mặc, nói chuyện ngủ, nói chuyện nghỉ, nói chuyện tào lao, phiến diện thì chắc chắn là các vị mà người ta có Phạm Hạnh người ta không có kính trọng mình đâu, người ta sẽ xem thường mình đó. Mà mình sống đúng Hạnh, đúng giới luật thì người ta rất kính trọng mình.
Đó là cái lời khuyên thứ nhất đối với chúng ta muốn được các bạn, các người đồng tu Phạm Hạnh quý trọng mình thì mình hãy giữ gìn giới Luật, thọ trì giới Luật cho nghiêm chỉnh và ly dục, ly ác pháp. Do cái sự ly dục, ly ác pháp này chúng ta thiểu dục ít muốn cho nên vì vậy đó mà người ta quý trọng mình. Rồi Thiền định thì mình liên tục mình tu tập không có bỏ ngày nào hết, mình tu tập Thiền định Vô Lậu là mình quán được các hạnh, làm cho mình thể hiện ra cuộc sống người ta thấy được cái Hạnh của mình rất là tốt và đồng thời người ta xét thấy qua cái Hạnh Độc Cư của mình không có nói chuyện với ai hết do đó người ta quý trọng mình, và mình lại còn tìm cái chỗ trụ xứ vắng vẻ, đến cái chùa nào mà yên tịnh, trong rừng, trong núi hơn là ở những cái chùa mà ở thành phố. Đó là người ta quý trọng những cái vị tu đó đó, còn quý vị mà ở thành phố vui chơi hoặc thế này thế khác thì người ta không quý trọng đâu. Các vị Phạm Hạnh người ta không quý trọng.
Tiếp đến, đức Phật đã dạy đến:
"Này các thầy Tỳ kheo, các thầy có ước nguyện mong rằng ta được các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh" - Nghĩa là mong cho mình được cái đó để cho đời sống mình không có đói  khổ, không có thiếu thuốc thang khi bệnh đau “thì Tỳ Kheo ấy cũng phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì giữ gìn giới luật, nội Tâm tịch tĩnh, ly dục – ly ác pháp, không gián đoạn Thiền định, thành tựu Quán Hạnh, thích sống độc cư tại các trụ xứ yên tịnh vắng lặng".
Đó thì đức Phật cũng khuyên chúng ta cũng nên phải thực hiện giới luật trước tiên, kiên trì giữ gìn giới luật. Mà khi chúng ta giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh như vậy thì ước muốn của chúng ta được y phục, được các món ăn, được dược phẩm để trị bệnh đều là ở đâu chúng ta cũng sẽ được đầy đủ hết, nghĩa là ước muốn chúng ta sẽ được, đạt được là khi chúng ta giữ gìn được giới luật nghiêm chỉnh. Chúng ta sống đúng như vậy thì ở đâu cúng ta cũng được đầy đủ không có thiếu.
"Này các thầy Tỳ Kheo nếu các thầy có ước nguyện mong rằng, những người cúng dường cho ta, vật dụng, y phục, món ăn khất thực, sàng tọa nhà ở và dược phẩm trị bệnh sẽ được quả báo tốt đẹp, sẽ được lợi ích lớn" - nghĩa là mình nhận của cúng dường của người ta, mọi vật để cho mình sống, mình tu hành được đầy đủ không có thiếu, không có khổ sở trong cái sự thiếu hụt đó thì cầu cho những người đó, ước mong cho những người mà cúng dường cho mình họ được những quả báo tốt đẹp và được lợi ích lớn cho họ, thì ước muốn của chúng ta mà muốn cho họ đạt được thì cái điều kiện đó thì chúng ta phải thế nào? Phật dạy chúng ta phải giữ gìn cái giới, phải thành tựu cái giới luật viên mãn, phải kiên trì giữ gìn giới luật, nội tâm phải được định tĩnh, ly dục – ly ác pháp, không gián đoạn thiền định, thành tựu Quán Hạnh, thích sống độc cư tại các trụ xứ tịch tĩnh vắng lặng. Đó là Đức Phật dạy chúng ta muốn mà ước nguyện cho người khác cúng dường cho mình được thành tựu cái lợi ích lớn, thì mình cũng là một cái người phải thành tựu viên mãn cái giới luật chứ không thể nào mà thiếu cái thành tựu viên mãn giới luật mà ước nguyện cho người ta được. Đó là cái ý ở trong cái bài Kinh này là như vậy. Cho nên ở đây quý thầy thấy mỗi cái mong muốn của chúng ta, cái gì mà có lợi ích đều là ở trong cái giới luật, cái hạnh của chúng ta sống cho đúng giới luật, thì chúng ta muốn làm sao cho người khác đều là được mãn nguyện cái ý muốn của chúng ta.
 "Này các thầy Tỳ Kheo, nếu các Thầy có ước mong, mong rằng những bà con huyết thống với ta, khi họ chết và mệnh chung, được tâm định tỉnh, không bị hôn mê, không bị cận tử nghiệp lôi, tỉnh thức, đi thoát sanh. Này các thầy Tỳ Kheo, nếu muốn được như vậy, các thầy phải thành tựu viên mãn giới luật".
Đó là đức Phật cũng nhắc chúng ta, là những vị mà ước muốn cho những người thân của mình, chứ không phải là bảo mình về tụng kinh, cầu siêu, cầu an cho những cái linh hồn đó siêu sanh Tịnh Độ, mà đức Phật bảo mình phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì cái ước muốn của mình, những người thân của mình có chết đi, mạng chung đó thì họ cũng sẽ đạt được cái ý nguyện của họ, cũng tỉnh thức để không bị những cái cận tử nghiệp lôi đi, không bị những cái hôn mê, trong khi bị chết họ vẫn sáng suốt, tỉnh táo hoàn toàn, khi mà chúng ta giữ gìn giới luật thì chúng ta sẽ ước muốn cái điều đó, bà con huyết thống của chúng ta sẽ đạt được. Ví dụ như cha mẹ mình mà trong khi mình tu chưa có thành tựu nhưng mình giữ gìn giới luật và cái lòng ước muốn của mình - cha mẹ mình chết đi được tỉnh thức, không có bị mê muội, không có bị nghiệp, cận tử nghiệp lôi đi thác sanh. Do đó thì cái ước muốn của mình sẽ thành tựu đối với cha mẹ của mình. Nó vi diệu như vậy, lời Phật nói như vậy, Thầy tin rằng một vị mà trì giới luật thanh tịnh chắc chắn là cái ước muốn đó sẽ thành tựu được chứ không sai được.
Thì đến đây, cái phần kế nữa:
 "Này các thầy Tỳ Kheo, nếu các thầy có ước nguyện, mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc thọ chứ không phải lạc và bất lạc thọ nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc thọ, được khởi lên. Muốn được vậy thì Tỳ kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật".
Thì cũng là nhắc chúng ta phải thành tựu viên mãn giới luật. Cho nên, ví dụ bây giờ trong cái khi tu hành chúng ta tu dễ bị cái lạc lắm, cái thọ lạc nó lôi chúng ta lắm, rồi cái thọ bất lạc nó cũng lôi chúng ta lắm, cho nên vì vậy mà chúng ta thấy rất khổ. Khi ăn miếng ăn đó mà chúng ta thấy nó ngon tức là chúng ta thấy lạc rồi, mà thọ lạc nó làm chúng ta còn thèm ăn nữa. Cho nên muốn mà cho nó nhiếp phục, cho nó đừng có lôi mình được, nó đừng có làm cho mình thích nữa, nó không phải là một cái chuyện dễ. Cho nên ở đây cái ước muốn như vậy, thì muốn được như vậy thì chúng ta cần phải viên mãn cái giới luật của Phật chứ không thể nào mà chúng ta không viên mãn giới luật của Phật mà ước muốn vậy được. Mà giới luật thì nó làm cho chúng ta xa lìa cái đó, xa lìa cái ham ăn, ham uống đó. Cho nên ở đây Thầy nhắc quý thầy phải nhớ rằng cái lời của Phật dạy là những cái lời vàng, lời ngọc, những cái lời mà chúng ta cần phải thực hiện. Bởi vì con đường giải thoát của Phật là người đi trước, và Thầy mười năm trong thất Thầy cũng đã sống từng những cái giới luật của Phật rất là nghiêm chỉnh đối với mình, khắc phục với mình cho nên Thầy biết cái này. Nếu mà hôm nay Thầy có được cái sức Thiền định mà làm chủ được cái sống chết của mình, Thầy cũng biết rằng đó chỉ có giới luật chứ không phải là cái gì khác hơn. Cho nên Thầy cứ nhắc các thầy là Đạo Phật ly dục – ly ác pháp là quan trọng chứ không phải ngồi mà hít thở mà quan trọng đâu. Cái thở đó là phụ mà thôi, nó là mượn cái hơi thở để đi vào nhập cái Định chứ không phải là cái chỗ hít thở, không phải cái chỗ ức chế tâm; mà cái chỗ ly dục – ly ác pháp. Mà chỉ có giới luật của Phật mới ly dục – ly ác pháp, còn hoàn toàn ngoài ra làm sao được, làm sao có pháp nào mà làm được. Cho nên ở đây mới thấy được cái quý giá của giới luật của Phật là ở cái chỗ này.
Tiếp đến, đức Phật khuyên các thầy Tỳ Kheo:
"Này các Thầy Tỳ kheo, nếu các Thầy có ước nguyện, mong rằng ta nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi, chứ không phải khiếp đảm sợ hãi nhiếp phục ta, mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi được khởi lên. Muốn được vậy Tỳ kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật.”
Đó thì các thầy thấy đức Phật cũng nhắc chúng ta cũng phải thành tựu viên mãn giới luật thì chúng ta mới khắc phục được cái tâm khiếp đảm của chúng ta, sợ hãi của chúng ta. Hầu hết là chúng ta ở rừng ở núi, những nơi mà không cơm, không gạo, chúng ta sợ đói lắm, sợ rắn độc, sợ hơi độc, sợ khí độc, đủ mọi cách có thể làm chúng ta chết người, chúng ta sợ, chúng ta khiếp đảm. Nhưng mà khi chúng ta giữ gìn giới luật mà thanh tịnh, viên mãn được giới luật, chúng ta chẳng có sợ cái điều đó nữa. Không sợ cọp dữ mà cũng không sợ rắn độc, cũng không sợ nước độc, khí thiêng gì chúng ta chẳng sợ gì hết khi mà giới luật chúng ta đã viên mãn. Đó thì cái lời của Phật dạy rất là hay và rất là tuyệt. Bởi vậy, giới luật là Thầy, là người bảo hộ cho chúng ta tận cùng trên con đường giải thoát. Mà chúng ta cứ xa lìa giới luật, không chấp nhận giới luật thì làm gì cái đời sống chúng ta đạt được đến cái cứu cánh giải thoát được.
 Đây quý Thầy nghe tiếp:
 "Này các Thầy Tỳ Kheo, nếu các thầy có ước nguyện mong rằng ta tùy theo ý muốn của ta, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức ta chứng bốn Thiền một cách dễ dàng, thuộc về tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú”.
Đó là đức Phật muốn nói đến bốn cái loại thiền mà chúng ta  đang tu tập nương cái hơi thở đó, mà chúng ta quá tu tập khó khăn phải không? Mà phí sức rất nhiều, nhọc nhằn rất nhiều, mà cũng chưa chứng được. Thì cái ước nguyện mà chúng ta muốn đạt được bốn cái Thiền này thì cái điều kiện mà tiên quyết là chúng ta phải giữ gìn, phải viên mãn, phải thành tựu giới luật. Muốn được vậy, "Tỳ Kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật". Đó, thì đức Phật nói muốn mà nhập được bốn Thiền thì các thầy Tỳ Kheo cũng phải thành tựu viên mãn giới luật mới có thể dễ dàng nhập mà không có phí sức, không có khó khăn, không có mệt nhọc. Còn nếu không thì chúng ta rất là mệt nhọc, rất là phí sức, rất là khó khăn. Đức Phật nói đúng lắm, bởi vì xét qua chúng ta chưa ly dục, ly  hoàn toàn, ly ác pháp hoàn toàn cho nên chúng ta tu thấy vào bốn Thiền rất là khó.
"Này các thầy Tỳ Kheo, nếu các thầy Tỳ Kheo có ước nguyện, có những giải thoát tịch tĩnh, siêu thoát sắc giới và vô sắc giới, mong rằng ta có thể cảm xúc với thân và sống an trú cảnh giới ấy".
Nghĩa là cái ước muốn ấy là cái khi mà cái tâm của chúng ta luôn luôn ở trong cái cảnh mà sắc giới và vô sắc giới đó luôn luôn nó được siêu thoát, nó được tịch tĩnh ở trong những cảnh giới, tức là cảnh giới Thiền định đó. Nói ở đây, đức Phật muốn nói rằng cái cảnh giới mà ở trong cái thân này mà chúng ta luôn luôn giữ cái tâm của chúng ta tịch tĩnh siêu thoát ra ngoài cái thân mà không có, mặc dù chúng ta đang sống trong cái sắc giới và chúng ta đang sống ở trong cái vô sắc giới khi mà chúng ta lọt vào trong cái trạng thái tưởng thì các cái thân mắt tai mũi lưỡi thân ý chúng ta hoàn toàn nó ngưng nghỉ, nó không tiếp xúc nữa giống như cái người ngủ mà chúng ta cũng vẫn tịch tĩnh siêu thoát trong cái cảnh giới đó, thì như vậy là chúng ta đã vượt qua coi gọi là chúng ta ly hỷ trú xả, tức là chúng ta đã nhập được Tam thiền rồi đó. Ở đây mà chúng ta mong muốn được cái điều này thì cái sự mong muốn đó muốn đạt được thì tức là chúng ta phải giữ gìn giới luật phải được viên mãn. Chứ còn không phải là thiếu giới luật mà đạt được cái ước muốn đó đâu. Đó thì ở đây chúng ta cũng thấy rằng muốn được như vậy Tỳ Kheo phải thành tựu viên mãn giới luật.
Tiếp tới nữa:
 "Này các Thầy Tỳ kheo, nếu các thầy có ước nguyện mong rằng ta diệt trừ ba kiết sử, làm cho muội lược tham sân si, ta chứng được Nhất Lai, chỉ còn trở lại một đời này nữa để đoạn trừ khổ đau. Nếu muốn được vậy Tỳ Kheo phải thành tựu viên mãn giới Luật".
Nó cũng là nhắc chúng ta, bây giờ chúng ta muốn mà, muốn diệt trừ ba kiết sử, ba kiết sử đầu tiên là tham sân si chứ gì, mà muốn diệt nó thì chúng ta cũng phải giữ gìn giới luật chứ còn thiếu giới luật mà muốn diệt tham sân si thì chúng ta diệt không nổi đâu. Ở đây đức Phật từ cái ước muốn này cho đến cái ước muốn khác, chúng ta thấy tham sân si là ba độc muốn cho nó dứt đi thì chúng ta cũng phải lấy giới luật mà sống thì chúng ta sẽ dứt được nó.
"Này các thầy Tỳ Kheo, nếu các Thầy có ước nguyện mong rằng ta sẽ diệt trừ năm hạ phần kiết sử, ta được hóa sanh, chứng được Niết bàn, ngay tại cảnh giới ấy, không còn trở lại trong trạng thái này nữa. Muốn được vậy Tỳ kheo phải thành tựu viên mãn giới luật".
Đức Phật cũng nhắc chúng ta muốn mà diệt trừ năm cái hạ phần kiết sử tức là tham sân si mạn nghi á, nó không còn có nữa đó, thì để chứng được Niết bàn ở trong cái tâm trạng của chúng ta và lúc bấy giờ chúng ta không còn có thai sanh nữa mà chúng ta được hóa sanh, tức là chúng ta sẽ được sanh vào một cái cõi trời nào đó, cõi trời đó là hoàn toàn hóa sanh chứ không còn thai sanh nữa. Ngay tại cảnh giới ấy, dù đó là cảnh trời nào thì chúng ta cũng được tự tại hết. Không còn trở lui cái trạng thái này nữa, tức là chúng ta không còn tái sanh ở trong cái thế gian này nữa. Mà muốn được vậy thì Tỳ kheo phải thành tựu viên mãn giới luật. Cho nên nãy giờ chúng ta thấy giới luật rất là quan trọng, quan trọng cho con đường tu của người tu sĩ.
"Này các thầy Tỳ kheo, nếu các thầy có ước nguyện, mong rằng ta chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, ta hiện hình các loại cầm thú, biến hình, đi ngang qua vách, qua thành qua núi như đi ngang qua hư không. Ta độn thổ, trồi lên, ngang qua mặt đất liền như ở trong nước. Ta đi trên nước không chìm như đi trên đất liền, ta ngồi kiết già đi trên hư không như con chim, với bàn tay ta chạm và rờ mặt trăng, mặt trời, những vật có đại oai lực, đại thần lực như vậy. Thân ta có thần thông bay đến cõi Phạm Thiên. Muốn được vậy Tỳ Kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật".
Dù chúng ta có muốn được thần thông được như vậy thì chúng ta cũng phải giữ gìn giới luật, viên mãn giới luật. Thì đó là những cái điều kiện mà chúng ta cần phải hiểu. Nếu không hiểu thì chúng ta không có giới luật gì hết mà cứ niệm chú, niệm bùa để có thần thông, thì cái đó là không đúng của Đạo Phật.
"Này các Thầy Tỳ Kheo, nếu các Thầy có ước nguyện mong rằng với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, ta có thể nghe hai loại tiếng Chư Thiên và loài người ở xa hay ở gần" - Nếu mình có cái sự ước muốn như vậy thì muốn được như vậy - "Thầy Tỳ Kheo cần phải thành tựu viên mãn giới luật". Đức Phật cũng nhắc chúng ta cũng phải thành tựu viên mãn giới luật. Chứ còn không ngoài không có thành tựu viên mãn giới luật thì chắc chắn chúng ta không đạt được đâu.
 "Này các Thầy Tỳ Kheo, nếu các Thầy có ước nguyện mong rằng, với tâm của ta ta biết được tâm của các chúng sanh và loài người. Tâm có tham ta biết tâm có tham, tâm không tham ta biết tâm không tham, tâm có sân, ta biết tâm có sân. Tâm không sân ta biết tâm không sân. Tâm có si ta biết tâm có si, tâm không si ta biết tâm không si. Tâm chuyên chú, ta biết tâm chuyên chú, tâm không chuyên chú ta biết tâm không chuyên chú. Tâm tán loạn ta biết tâm tán loạn. Tâm đại hành ta biết tâm đại hành, tâm không đại hành ta biết tâm không đại hành, Tâm chưa vô thượng ta biết tâm chưa vô thượng, tâm vô thượng ta biết tam vô thượng. Tâm thiền định ta biết tâm thiền định, tâm không thiền định ta biết tâm không thiền định. Tâm giải thoát ta biết tâm giải thoát, tâm không giải thoát ta biết tâm không giải thoát. Muốn được vậy Tỳ Kheo phải thành tựu viên mãn giới luật".
Đó, muốn mà mình biết mọi cái tâm niệm của chúng sanh, bây giờ họ ngồi thiền họ có định hay không định thì mình phải thành tựu giới luật thì mình mới có được cái biết đó. Còn nếu mà không thành tựu giới luật thì chẳng biết gì hết.
"Này các thầy Tỳ Kheo, nếu các thầy có ước nguyện mong rằng, ta nhớ đến các đời quá khứ như một đời, hai đời, ba đời, vô lượng đời, nhiều kiếp thành kiếp hoại. Muốn được vậy thì Tỳ Kheo phải thành tựu viên mãn giới luật".
Đó là chúng ta cũng nhớ, nếu mà chúng ta có cái hiểu biết nhiều đời của chúng ta, tức là Túc Mạng Minh, thì nếu mà chúng ta muốn có Túc Mạng Minh mà hiểu biết như vậy thì chúng ta cũng phải là giữ gìn thành tựu viên mãn giới luật.
"Này các thầy Tỳ Kheo, nếu các thầy ước nguyện, mong rằng ta có Thiên Nhãn Minh thấy sự sống chết của chúng sanh, muốn được như vậy Tỳ Kheo cũng phải thành tựu viên mãn giới luật".
Đức Phật cuối cùng mà chúng ta  có những cái Lậu Tận Minh hoặc là có cái Thiên Nhãn Minh đi nữa thì cũng phải là làm giới luật làm hàng đầu.
"Này các Thầy Tỳ Kheo, nếu các Thầy có ước nguyện với sự diệt trừ các lậu hoặc tận gốc, ta phải có Lậu Tận Minh. Muốn được vậy thì các Tỳ Kheo phải thành tựu viên mãn giới luật".
Đó thì đến đây thì ba cái Minh là xong rồi thì chúng ta ước muốn, đi tu mà chúng ta không ước muốn quét sạch lậu hoặc thì làm sao giải thoát, làm sao chấm dứt luân hồi, cho nên đó là sự ước muốn của chúng ta rồi. Mà ước muốn như vậy thì chúng ta phải lấy cái gì, Phật khuyên là chúng ta phải thành tựu và viên mãn giới luật chứ không có cái gì khác hơn hết.
"Này các thầy Tỳ Kheo, muốn được vậy, bây giờ, ngay lúc này, các thầy hãy sống" - nghĩa là muốn được như vậy, muốn được những cái ước muốn mà đức Phật nêu bên trên đó, chúng ta muốn được như vậy đó, thì ngay bây giờ "lúc này các Thầy hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn. Đầy đủ oai nghi, chánh hạnh. Thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và tu học các học giới như vậy. Phàm đã nói gì, chính duyên ở đây mà nói vậy" .
Tức là cái đứng ở chỗ giới mà nhắc nhở cho quý thầy thấy được cái con đường mà tu tập theo đúng của đạo Phật - là lấy giới luật mà làm đầu. Bởi vậy Tam Vô Lậu Học, chúng ta thấy học giới tức là cái giới là cái pháp môn học đầu tiên Giới - Định - Tuệ. Cho nên giới là phải thành tựu viên mãn thì tất cả những cái khác Định và Tuệ chúng ta cũng sẽ dễ dàng mà thành tựu được. Đó thì quý thầy thấy rất rõ chứ? Cho nên ở đây, khi mà học giới, nếu mà bỏ cái bài kinh này thì Thầy thấy quá là uổng, không có thể nào mà thiếu được nó.
Cho nên bây giờ chúng ta lại tiếp tục ở trên cái bài học giới.
Năm, chúng ta tiếp tục giới Bổn.
Năm, Kiết giới Cửu Thập Đọa - chín mươi tội đọa.
Nếu phạm vào một tội nào cũng bị đọa địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh, ác đạo, nhận lấy cái khổ thiêu đốt, nếu không ân cần sám hối, bèn có thể trở ngại cho thiện pháp. Đó thì chúng ta thấy cái bây giờ nó tới chín mươi cái tội đọa, chín mươi cái tội đoạ này nếu mà nếu chúng ta không có học thì chúng ta không có biết và ở đây mục đích chúng ta học không có nghĩa là chúng ta chấp nhận những cái giới luật ở đây là đúng đắn của Phật đâu. Bởi vì hầu hết khi mà giảng qua những cái giới luật của Phật xong rồi, Thầy thấy hầu như là cái người sau thêm nó không đúng cái giới luật của Phật, nó giảm đi, nó làm cho cái người mà chấp nhận giới đó nó có phạm những cái dục lạc của thế gian, nó có chạy theo những cái dục lạc của thế gian. Như những giới y rồi chế ra để cho nó rộng rãi ra cho Tỳ Kheo đắm đuối ở trong những cái dục lạc, cái cám dỗ của các pháp thế gian như y, áo, đồ ăn, đồ uống. Tất cả những cái này đều là do người sau mà chế ra. Cho nên ở đây chúng ta học, bởi vì Thầy không có cái thời gian mà có thể soạn lại những cái Kinh giới này đề mà cái nào là của Phật, còn cái nào là của người sau là chúng ta gạt ra. Vì cái giới luật của Phật là vốn giúp cho chúng ta để đạt được những cái kết quả giải thoát chứ không phải là cái pháp luật, không phải là cái điều lệ mà bắt buộc chúng ta, trói buộc chúng ta bằng cách khô khan để rồi rộng rãi cho chúng ta hưởng từng giọt dục lạc của thế gian. Chúng ta thấy quá rõ những cái giới luật của Phật mà trong cái giới bổn này mà gọi là của Phật á hầu như là chế đi chế lại là như là bắt đầu gắt thì không cho chúng ta thọ hưởng cái dục lạc thế gian, sau đó chế lại để cho chúng ta nhỏ từng giọt cái dục lạc thế gian để cho chúng ta thọ hưởng cái dục lạc đó. Có phải là chúng ta thấy cái giới đó, nó không có ly được cái dục lạc, để rồi chúng ta lại chế ra, cái giới đó nó làm chúng ta không hưởng được cái dục lạc của thế gian, rồi rộng ra một chút để cho chúng ta nhỏ từng giọt hưởng, hưởng cho thôi thà hưởng hưởng cho sạch, còn không hưởng thì thôi, hưởng chi từng giọt, từng giọt để cho nó thèm khát thêm. Chế giới luật cái kiểu đó làm nhấp nhem, nhấp nhem cho mấy ông tu sĩ càng thèm, càng khát thêm nữa chứ làm cái gì.
Cho nên Thầy đọc giới luật Thầy phát bực với những cái người mà viết giới mà không thấy được cái pháp của Phật, làm những cái điều sai trái, làm cho con đường của Phật lệch lạc đi. Nghĩa là cái dục lạc của thế gian nó đem chúng ta đến cái khổ, thế mà còn nhấp nhem cho nó, cứ no không cho nó ăn no, mà cứ cho ăn đói, cứ lát nắm nắm cỏ cho đút vô miệng voi, ở trong cái miệng voi, con voi nó đói gần chết nó thấy nắm cỏ là nó phát thèm, lúc bấy giờ cứ nhử nhử như vậy, chế giới rộng rãi mà nhử nhử như vậy có phải chết nó không, con voi lúc đó bây giờ nó chết đói, nó bằng cách mà kiểu đó. Cho nên ở đây chúng ta phải hiểu được cái tâm lý con người. Dứt thì dứt mà không dứt thì thôi chứ đừng có nhấp nhem, nhấp nhem nữa. Cái thứ đó là cái thứ nó khổ sở cho người khác nữa, cho nên hầu hết là cái người phạm giới là vì bị nhấp nhem những cái đó mà bị phạm giới, rồi lén làm tầm bậy, cho nên có người thì tới bảy tám mươi tuổi rồi mà tu hành bảy tám mươi tuổi rồi, thọ đến cái tuổi đạo là bốn năm chục tuổi đạo thế mà còn cõng một bà vợ thì thử hỏi coi có phải bị nhấp nhem không.
Đó là những cái sai của giới luật để làm cho người ta không có giữ trọn được cái Phạm Hạnh của người ta. Cho nên Thầy không có cái dịp rảnh rang mà soạn lại cái giới bổn để làm cho nó đúng cái con đường, để khép cái mình của tu sĩ vào cái khuôn khổ để đi đến cái sự giải thoát hoàn toàn, ly dục – ly ác pháp. Còn đằng này đọc giới luật gì Thầy thấy thiệt là bày đặt đủ cách, đủ kiểu. Có một ông Tỳ kheo mà xách tới xách lui có một ông đó à. Không lẽ ông phạm một lần, ông hoảng hồn hoảng vía rồi bây giờ cũng còn phạm hoài à? Thầy thấy cái đó là cái đặc biệt, cái đó là đặt ra cái điều kiện đó, nói ông đó như vậy. Nếu mà một lần phạm thì đã tống cổ ông ấy ra Tu viện còn đâu phạm nữa. Lột chiếc áo ông ra ông thành cư sĩ còn đâu phạm nữa. Mà để ông đó cứ chế giới, chế đi chế lại hoài à. Rồi phạm giới này cho đến phạm giới khác, cũng có một ông, cũng có mấy ông thôi chứ không có nhiều. Thì mấy ông mà phạm giới vậy, tống nó ra hết rồi còn đâu nữa mà phạm, còn đâu nữa mà chế. Đó là những cái sai của giới bổn.
Bây giờ chúng ta học.
Giới thứ nhất - giới cố nói dối. Vì sao Phật kiết giới này? Xưa khi Phật ở nước Thích - Xí-Xậu – Ca – Di – La - Vệ trong vườn Ni-Câu-Loại. Có Tỳ Kheo dòng họ Thích tên là Tượng Lực có tài nghề đàm luận. Mỗi khi cùng với ngoại đạo, phạm chí, nghị luận, nếu bị đuối lý liền nói nghịch lại, phản lại với lời nói trước của mình. Trong chúng Tăng, khi hỏi đến cũng nói ngược lại như vậy, trong chúng biết mà vẫn nói không thật, Phạm Chí chê hiềm, Phật nhân đó mà kiết giới. Thật sự ra Thầy thấy cái chuyện này cũng chỉ là cái chuyện bịa đặt mà thôi. Một cái người mà đã tu hành Phạm Hạnh thì đâu có cái chuyện mà Đức Phật đã cấm không có tranh luận với người khác, thế mà ở trong cái Tu viện của mình vậy mà ngoại đạo vô đó để cho một vị Tỳ Kheo ngồi mà tranh luận với họ. Tranh luận rồi đuối lý. Phật Pháp có cái chỗ nào đuối lý không? Từ khi mà Thầy xét cái kinh điển của Phật không có một cái ngoại đạo nào mà có thể đem mà đến mà cật vấn được Phật hết. Cái gì mà nói không đúng là đức Phật từ chối không nói, cái đó là nói ngoài vấn đề rồi, mà nói trong cái vấn đề đúng là đem lại cái sự giải thoát cho…
Băng 39 - B
 ...lại lý luận, lý luận với ngoại đạo đuối lý. Cũng như người ta hỏi mình từ đâu mà sanh Vô Minh á thì ông này đối đuối lý rồi. Ông không thấy cái vòng tròn của Thập Nhị Nhân duyên. Cho nên ông không biết đâu ổng trả lời hết à. Do vì vậy đó mà ông bị đứt đi, vì vậy mà ông đuối lý, rồi ông nói ngược nói ngạo. Thành ra chế cái giới này nói ông nói dối. Sự thật ra nó đâu có cái việc Tỳ Kheo mà đệ tử của đức Phậtđâu có đi lý luận với thiên hạ đâu. Người ta nói không đúng là nói: Cái đó là ngoài vấn đề của tôi rồi, ông nói hỏi đúng thì tôi trả lời, còn hỏi câu hỏi không đúng thì nhất định tôi không trả lời. Có đâu mà lý luận với thiên hạ. Có đâu mà tranh cãi với thiên hạ. Còn cái này hầu hết là theo kiểu tu sĩ của mình, học ba cái Kinh Đại Thừa, học ba cái Thiền Đông Độ, rống họng với nhau mà tranh luận với nhau cho hơn thua với nhau cho nên mới có lý luận đó chứ. Vì vậy nó thuộc về loại 62 lập luận của ngoại đạo mà trong thời đức Phật đã cho chúng ta biết. Cho nên bây giờ hầu hết tu sĩ ngoại đạo hồi trước cũng hay tranh luận. Rồi bây giờ tu sĩ của chúng ta bây giờ cũng hay tranh luận như vậy. Muốn hơn, muốn thua. Nhưng mà nhìn giới luật của mấy vị ê chề không có ra gì hết, thì quý vị có hơn thua ai, cái đời sống của quý vị chẳng bằng ai hết mà quý vị còn muốn hơn thua người khác thì hơn thua cái gì. Một đời sống của tu sĩ nó phải ra tu sĩ chứ, đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo mà đi tranh luận hơn người ta. Nói cái gì cũng cao siêu chứ sự thật ra ở dưới đất cái á, chẳng bằng ai hết. Đó là một cái giới mà chế ra rồi câu chuyện đặt ra như vậy, làm sao chúng ta tin được cái điều này.
Giới thứ hai, giới nói lời chê bai. Vì sao Phật kiết giới này? Khi xưa đức Phật ở vườn ông Cấp Cô Độc, Lục Quần Tỳ Kheo đoán tránh sự dùng chủng loại mắng Tỳ Kheo. Tỳ Kheo xấu hổ quên trước, quên sau không nói được. Các thầy Tỳ kheo bạch Phật, Phật nhân đó mà kiết giới. Kiết giới là cấm không có cho chê bai người khác. Nhưng ở đây quý thầy thấy có cái đám Lục Quần Tỳ Kheo nè, có sáu cái vị Tỳ Kheo này à, mà hầu hết Thầy thấy hầu hết trong giới luật của Phật cứ lôi ba cái ông sáu cái ông Tỳ Kheo này ra là phạm cái này, phạm cái kia. Theo Thầy nghĩ, đức Phật ngày xưa nếu mà sáu ông này mà phạm một lần, hai lần mà thấy nó không được là lôi đầu mấy ông đuổi ra chứ đâu có để cái chuyện ở trong cái Giáo đoàn như vậy, để rồi chế bao nhiêu giới cũng cái đám Lục Quần Tỳ Kheo này, cũng có mấy cái ông đó nhảy qua nhảy lại à, mà không đuổi được à? Thì như vậy là các pháp Yết Ma đặt ra làm gì? Cái tập thể của đức Phật ngày xưa không có người sao? Thập Đại Đệ Tử của đức Phật không còn ai sao? Đó là những cái bịa ra không có đúng cách. Chế giới ra mà bịa ra không đúng cách. Ít ra thì cũng có người này phạm, người kia phạm chứ? Sao lại có một đám đó à? Có một bọn đó, có mấy người đó thôi à? Mà chế được cái giới luật như thế này. Người ta nói đó là Bồ Tát thị hiện nghịch hạnh để cho chế giới. Còn bày đặt Bồ Tát nghịch hạnh nữa. Sự thật ra mình tu đúng, mười ba năm đầu đức Phật, đệ tử không có phạm thì bây giờ còn đặt ra cái đám phạm này để mà chế giới ra làm gì? Thì bây giờ cho tới khi mà đức Phật mà nhập diệt đi nữa, khỏi cần chế giới thì ngay trong kinh điển của Phật, cái lời Phật dạy, các Pháp của Phật tu đó là giới luật chứ còn gì nữa, chứ cần phải chế lại cái giới bổn này sao? Cho nên tất cả những cái này là những cái sai của người sau, không hiểu được Giáo Pháp của Phật mới rặng ra cái này, cái kia. Cho nên thậm chí như cái bài đầu tiên Thầy thuyết giảng: Người ta dám đặt điều là khi mà kiết giới, ông Ưu – Ba - Ly đọc giới, người ta chỉ đọc để nghe thôi chứ không có ghi chép. Trong giới bổn nó nói vậy đó. Cho nên bây giờ, cái giới đầu tiên mà cái bộ Kinh giới đầu tiên mà được ông Ưu Ba Ly đọc thì không có chép lại thành bảng, do đó bây giờ nó không còn có nữa. Vì vậy mà sau này chia làm hai chục bộ phái, rồi bắt đầu đó nó có hai chục bộ Luật của các bộ phái này. Thì cho đến sau cùng người ta thấy giống nhau, người ta bỏ bớt, bỏ bớt giờ còn năm sáu bộ Luật thôi. Cái đó là cái bày đặt họ chứ, không lý nào ông Ca -Diếp lúc bấy giờ là một Thượng Thủ mà Thầy đã nhắc lại trong cái lúc trước các con thấy rõ ràng, mà lại thiếu thông minh như vậy sao. Phật đã chết rồi thì còn ai mà dám đặt giới thêm, giới bớt nữa. Cho nên chúng ta phải ghi lại những cái gì mà của Phật đã dạy, lý đâu mà có sai chỗ đó được, chỉ muốn phá giới, đem cái bộ Kinh giới đầu tiên mà kết tập đó, mấy ông đốt đi, rồi mới tự chế ra chạy theo dục lạc thì có như vậy nó mới đốt bộ Kinh giới đó. Cho nên, mới nói rằng hồi đó ông Ca - Diếp kết tập không có ghi chép, cho nên bộ Kinh giới không có. Đó có phải là các vị đó nói láo không? Đó là nói đại vọng ngữ đó. Ở đây, Phật chế cái giới mà mình không có được chê bai người thì Thầy thấy cái giới đó đúng chứ không phải sai đâu. Thầy tạm thời cho nó được.
Cái giới nói lưỡi đôi chiều, thì ở trong cái giới Kinh thì Phật cũng có dạy cái này rồi, thì bây giờ ở đây thì lấy ra cái này thì cũng đúng rồi chứ không có sai nữa. Vì sao Phật kiết giới này? Cũng vì khi đức Phật ở vườn ông Cấp Cô Độc, bấy giờ Lục Quần Tỳ Kheo truyền lời nói riêng của đôi bên khiến cho trong chúng chưa có đấu tranh sinh ra đấu tranh, đã có đấu tranh thì không có chấm dứt được sự đấu tranh nữa mà tăng rộng ra cái sự đấu tranh bằng miệng lưỡi đó nữa. Nhân đó, Phật mới kiết giới này. Không được nói lưỡi đôi chiều, đem chuyện bên đây nói theo bên đây, bên kia nói theo bên kia để cho người ta giận hờn người ta đấu tranh nhau. Đó là những cái giới nó cũng ở trong cái giới Kinh Thầy thấy những cái này đều là có...Phật chế như vậy đều là đúng. Nhưng mà ở đây, lấy cái câu chuyện của Lục Quần Tỳ Kheo, lấy những cái người xấu này mà nói như vậy thì Thầy thấy rằng, ngay đó là đuổi mấy ông này hết rồi còn đâu mà nói chuyện nữa.
Bốn, giới cùng phụ nữ đồng nhà mà ngủ. Vì sao Phật kiết giới này? Khi xưa Phật ở vườn ông Cấp Cô Độc, ôn giả A-Na-Luật trên đường đi tại nước Câu – Tác - La, nơi không có trú xứ của Tỳ Kheo, ngủ nhờ nhà của dâm nữ đầu đêm, cuối đêm dâm nữ đều tha thiết yêu cầu được làm vợ, tôn giả không trả lời cũng chẳng ngó đến cô ta. Cô ta bèn thoát y, nắm lấy tôn giả. Tôn giả bỗng hiện người lên trên hư không. Dâm nữ xấu hổ, hướng lên trên hư không mà ba lần lạy xin sám hối. Tôn giả nói diệu pháp, cô ta đắc nhãn tịnh và cầu thọ giới Ưu Bà Di. Tôn giả sau khi nhận bữa cơm do cô cúng dường rồi về Tăng Già Lam kể lại chuyện ấy. Các Tỳ Kheo bạch Phật. Phật nhân cái chuyện này mà kiết giới.
Ở đây thì thuật lại một câu chuyện, thiệt ra, thì Thầy thấy cái câu chuyện nó không đúng, một bậc Thánh Tăng mà đi vô cái nhà dâm nữ, dâm nữ tức là cái phải nói lầu xanh hoặc lầu hồng gì đó, nơi mà bán dâm, không phải có một bà này đâu. Bởi vì bà là dâm nữ, tức là bà phải mở những cái phòng nhà của bà để mà bán dâm rồi. Thế mà cái ông tu sĩ này lại dám vô trong cái nhà này mà xin ngủ đêm thì Thầy thấy, thà rằng ngủ rừng, ngủ bụi chứ ai vô cái nhà đó, kỳ cục vậy. Ở đây, thiệt ra họ đặt những cái chuyện mà Thầy thấy không có, một cái vị mà tu hành thanh tịnh rồi thì biết cái chỗ nào mình ngủ mà chỗ nào không mình ngủ. Nhất là cái ông A Na Luật, chứ không phải là một cái vị thường. A Na Luật là một cái vị có Thiên Nhãn thuần tịnh siêu nhiên chứ không phải là một cái tay tầm thường - Đệ Nhất Thiên Nhãn đó, mà đức Phật đã từng ca ngợi đó. Thế mà, ông không có đủ cái trí tuệ để mà đi đến cái nhà dâm nữ mà ở cái nhà dâm nữ, để rồi bắt đầu cô ta mến thương ông A Na Luật, mà ông phải thể hiện thần thông trên hư không như vậy. Thì cái điều đó Thầy thấy hoàn toàn là không thể có được. Cũng giả hạn bây giờ Thầy cũng chỉ là một phàm phu thôi, mà nói cái chỗ đó là cái chỗ bán dâm là chắc chắn là Thầy không đến đó đâu. Thầy nói bây giờ quý thầy thôi à, mình mới tu đây thôi à, mà nghe cái chỗ đó cũng chưa chắc dám đến mà ngủ đó nữa. Người ta là cái chỗ bất tịnh, cái chỗ nhơ uế làm gì một vị tu sĩ thanh tịnh như ngài A Na Luật mà đến đó, rồi người ta đổ thừa, tại cái duyên phải độ cái bà đó cho nên ông này phải thị hiện. Cái đó là còn sai nữa. Nếu mà cái nhân duyên của bà ta đến thì bà ta phải tự đến chứ không phải là tự mình đến làm cái chuyện đó. Cho nên ở đây, đặt ra những cái này, Thầy thấy nó nhiều khi nó làm cho cái người mà tu sĩ của Phật Giáo khi mà đến đó mà chúng ta có độ được đi nữa, thì khi đi ra các cư sĩ nhìn hai bên: Cái nhà của bà đó bán dâm, mà có ông thầy chùa ổng vô đó đó. Thì thử hỏi các thầy nghĩ sao? Người ta ở ngoài đời, người ta đâu phải là thánh nhân, người ta thấy cái bước đi cùa mình vô cái nhà đó, thì người ta đã đặt câu hỏi rồi. Rồi từ đó người ta sẽ nhìn thấy Phật Giáo ra sao không. Người ta đâu có biết, chính mình làm cái hành động, mình vô đó bao nhiêu người người ta phỉ báng Phật Pháp. Rồi mình nói, mình đổ thừa là tại mình độ cái người đó, mình độ cái bà bán dâm đó. Nhưng sự thật mình độ cái bà bán dâm bằng mình đổ hết bao nhiêu Phật Pháp xuống hết không? Phải hiểu được cái hành động mình cái nào lợi mà cái nào không. Nếu bà ta có đủ duyên chắc chắn sớm muộn gì bà ta cũng có được đọc kinh sách hoặc được nghe cái bài thuyết Pháp nào đó của Phật thì chắc chắn bà ta đến chứ đâu phải mình đi đến tìm bà ta. Cho nên do vì vậy mà mình đến tìm bà ta bằng cái nhà của người đó, ai cũng biết cái bà này bà bán dâm hết mà mình dám đến đó mình ngủ đêm thì tức là người ta đã đánh giá trị ông thầy đó rồi. Dù ông là Thánh đi nữa, tôi cũng coi ông là thường rồi. Tôi đâu có biết được, ông tốt hay xấu tôi đâu có biết được. Trong cái nhà bà ta có mình bà ta với ông, ông nói ông tốt tôi đâu có tin.
Đó cho nên, đó là những cái mà chúng ta thấy rằng, cái lầm lạc của cái người mà đặt ra cái những cái Kinh giới mà hầu như muốn dìm cái Phạm Hạnh, dìm Phật Giáo xuống rất sâu. Nếu mình tâm lý mình đặt ra, thử hỏi một ông thầy bước vào đó, công an nó theo dõi đó, coi ông thầy này làm gì. Thấy không? Mà nếu mà lơ mơ nó lôi ra nó bỏ tù rồi nó đăng trên báo chí tùm lum ra đó rồi mặc tình mà biết. Vì vậy cho nên, bởi vậy cho nên bây giờ bao nhiêu thầy mà được công an nó đăng báo không? Bởi vì nó theo nó thấy ông thầy lủi thủi, lủi thủi tới, vô nhà đó, nó biết cái nhà đó là cái nhà không tốt rồi. Người không tốt người ta mới đến đó chứ người mà người lành, người có đạo đức mà bình thường cư sĩ người ta không đến đó, mà ông thầy chùa đến đó thì thử hỏi như thế nào. Mà đây là rõ ràng là biết dâm nữ mà đến đó ngủ đêm, đâu phải thiếu nhà cửa, đâu có phải, ông A Na Luật có thần thông như vậy mà ông sợ ngủ rừng, ngủ bụi sao mà phải đi tìm nhà vô ở cái nhà đó. Nhất là, cái giới luật như vậy, nó có phản lại giới luật không?
Chúng ta thấy rõ ràng là có cái bài trong giới luật nó "Gia vô nam tử, bất khả nhập môn" - nhà không con trai thì không có bao giờ cái người tu sĩ đến. Thế mà ông A Na Luật là người nam mà đến nhà của một bà nữ nữa thì thử hỏi có phải là cái giới mà  Tỳ Kheo này có phải là sai không, có đúng không? Cho nên viết tầm bậy, tầm bạ đặt vô không có đúng cách. Vậy mà cứ đọc kinh giới này, dạy người này dạy người kia, bao đời biết chừng nào mà có người  mà viết lại cái bộ Kinh giới này cho chúng sanh đời sau này để mà tu tập chưa. Thật sự ra cái nhiệm vụ của Thầy quá nặng nề mà Thầy làm sao Thầy gánh vác hết. Đọc hết Kinh giới Thầy thấy tan nát hết, không có còn gì nữa hết.
Năm, giới người chưa thọ đại giới cùng ngủ. Vì sao Phật kiết giới này? Duyên xưa khi Phật ở thành Thắng – Dã, Lục Quần Tỳ Kheo cùng với trưởng giả ngủ chung tại một nhà giảng. Có một vị trong Lục Quần loạn ý ngủ mê trở mình lộ hình, Trưởng giả chê hiềm. Đức Phậtnhân đó mà kiết giới. Nghĩa là có lẽ là ông ngủ mê rồi ông bành da bành thịt, ông lộ những cái thân thể của ông, nó không có được cái tốt đẹp. Cho nên được người cư sĩ trưởng giả này chê. Cho nên đức Phật nhân đó mà đặt cái giới. Bởi vì cái thứ nhất là tại sao chúng ta ngủ riêng một mình, mà đức Phật không cho ngủ chung, là ngủ chung nó sẽ sinh ra những cái đồng tính luyến ái, đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai đó, ngủ chung nó sinh ra chúng ta không có dạn dĩ, nó luôn luôn nó sợ hãi. Cái ngủ chung nó sinh ra những cái tình cảm bậy bạ, nó không tốt. Do vì vậy đó mà đức Phật chế không cho ngủ chung. Và đồng thời ngủ chung, nhiều khi ngủ một mình mình lỡ nó có hở hang, có gì đó thì cũng không ai thấy. Còn ngủ chung với người này thì khi mình lỡ mình vô tình xắp xếp y áo của mình á, người ta thấy hoặc là nước miếng mình chảy ra hay hoặc là gèn cháo hay hoặc là cái gì đó làm bất tịnh thì người ta thấy không có oai nghi của một người tu sĩ người ta chê. Nhưng ở đây không phải là chính chỗ đó mà chính chỗ mà hai người mà ở chung, sợ đồng tính luyến ái, sợ có cái tình cảm qua lại, giữa nam với nữ cũng như nam và nam, nữ với nữ, nó cũng sinh ra cái tình cảm bậy bạ không tốt. Đó là đức Phật cấm cho chúng ta không có được ngủ chung là vậy.
Sau đó vì La Hầu La chưa thọ đại giới nên các thầy Tỳ Kheo đuổi ra ngoài nhà tắm, cầu xí. Đức Phật biết mà vẫn nói các thầy Tỳ Kheo không có lòng từ nên mới đuổi con nít như thế. Đã là con Phật mà không bảo vệ được, ý như của Phật từ nay về sau cho phép Tỳ Kheo cùng với người chưa thọ Đại giới ngủ đêm, đến đêm thứ ba, khi mà mặt trời mọc thì phải đi tránh không có được mà ở lại đêm thứ tư. Hoặc tự mình hoặc bảo người thọ đại giới đi không được ở lại.
Thì Thầy thấy chế cái giới này Thầy thấy nó không có đúng. Nhiều khi một vị Tỳ Kheo đó mà ngủ chung với một chú Sa Di nhỏ đó, tự nhiên cái tình cha con nó thực hiện qua cái tình cảm đó. Nó khó lắm chứ không phải dễ đâu. Nó thấy rồi từ đó nó thương cái chú đó. Nó không có xa lìa, vì vậy mà cứ quấn quýt như vậy là làm sao mà ly dục – ly ác pháp được. Cho nên ở đây nhiều khi cái duyên nó nhỏ mà nó lại trở thành lớn, mà trở thành lớn là nó cản con đường tu tập không giải thoát được. Cho nên ở đây thật sự ra thì cái thất của La Hầu La, mặc dù là một Sa Di, vẫn có một cái thất riêng của nó ở, mà Tỳ Kheo không được đến đó quyền đuổi cái chú Sa Di đó. Còn mình ỷ mình Tỳ Kheo mình đến mình đuổi người ta thì cái đó là Phật chế cái giới cấm, các vị Tỳ Kheo dù sao đi nữa mình cũng là con người mà chú Sa Di cũng là một con người mà chú Sa Di là một cái mầm non tương lai của Phật Giáo, của Giáo Đoàn, của Tăng Già sau này thì không lý nào một vị Tỳ Kheo lại đuổi một cái chú này. Mình không có nhà thì mình ngủ rừng, ngủ bụi. Mình lớn rồi, đuổi một chú nhỏ mà đi ra khỏi cái nhà để cho mình ngủ có phải là phàm phu không? Nó đặt ra như vậy chúng ta thấy ở đây rõ ràng câu chuyện như vậy rõ ràng câu chuyện như vậy các vị Tỳ Kheo này toàn là thứ phàm phu, chưa phải là những cái bậc mà tu giải thoát đâu. Những cái bậc tu giải thoát người ta phải nhìn thấy, người ta phải có trí tuệ chứ. Đặt giới luật mà không thấy cái chỗ, nêu lên những cái câu chuyện quá là tầm thường, quá là phàm phu tục tử. Cho nên đối với Thầy, mà những cái sai này, Thầy đập xuống sạch.
Giới cùng với người chưa thọ Cụ Túc - giới tụng kinh. Vì sao Phật kiết giới này. Duyên khi Phật cùng ở tại thành Khoáng Dã, Lục Quần Tỳ Kheo cùng với trưởng giả, cùng đọc lời của Phật - tức là tụng kinh - tại giảng đường. Như Bà La Môn đọc sách, không khác, làm loạn tâm các vị ngồi thiền ngồi ở gần một bên. Đức Phật nhân đó mà kiết giới.
Ở đây chúng ta thấy cái sai thứ nhất là rất rõ ràng. Qua cái bài này, chúng ta thấy ở thời đức Phật, Thầy thấy nó không có kinh điển, nghĩa là đức Phật dạy tu thôi chứ không có chép, không có ghi không có chép gì hết. Do đó làm sao mà có những cái bản kinh mà cái Lục Quần Tỳ Kheo này ngồi mới tụng kinh với các trưởng giả mà làm động người ta tu thiền. Hầu hết là Thầy đọc lại trong kinh sách của Phật đó. Các vị Thánh Tăng, Thánh Ni thường thường là người ta sống, người ta đi kinh hành, rồi người ta ngồi thiền người ta đặt niệm trước mặt người ta phá những cái tham ưu ở đời, ở trong thân tâm của mình. Chứ người ta đâu có mà tụng niệm. Thế mà ở đây lại đem cái tụng niệm tức là cái người mà viết giới luật này là phải là trong cái đời của chúng ta. Nghĩa là trong cái thời của chúng ta, có kinh sách, có sự tụng niệm rồi mới viết ra. Họ lầm tưởng rằng trong thời đức Phật là luôn luôn có sự tụng niệm. Theo Thầy biết rằng, trong thời đức Phật không có tụng niệm. Cho nên bốn cái chỗ Niệm, bốn cái chỗ mà Phật gọi là Niệm, tức là Tứ Niệm Xứ, lấy cái thân mà niệm Phật, thì đâu có phải là Ứng Cúng Chánh Biến, Tri Minh Hạnh Túc, Thiện Thể Thế Gian Giải, Vô Thượng Sỹ,  Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Đâu có đọc được như vậy. Lấy cái thân, làm sao cái thân mà đọc cái chỗ được, lấy cái miệng mà đọc, lấy cái ý mà đọc thì có thể được. Nhưng Phật đâu có nói là cái ý niệm Phật, mà cái miệng niệm Phật đâu. Mà Phật nói Thân, Thọ, Tâm Pháp niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Như vậy là chúng ta mới thấy tu Tứ Bất Hoại Tịnh thì chúng ta mới thấy rõ rằng Phật dạy chúng ta không có miệng niệm, không phải là ý niệm, mà là Thân niệm, mà là Tâm niệm, mà là Pháp niệm, mà là Thọ niệm. Đó là bốn cái chỗ để mà chúng ta niệm Phật Pháp Tăng. Như vậy, mới đúng cái đường lối của Đạo Phật chứ. Còn đằng này chúng ta dạy tầm bậy, mà giờ tụng kinh là bằng miệng thì cái đó còn sai nữa. Mà kinh không có lấy gì tụng? Không phải là đặt giới tầm bậy sao? Đặt giới trong cái thời của chúng ta rồi. Ở đây bây giờ có Kinh rồi, bây giờ đặt như vậy là đúng, chứ còn thời đức Phật đâu có cái chuyện đó, cho nên đến cuối cùng ông Ca Diếp mới kết tập Kinh mới có Kinh, lấy cái Kinh gì đọc đây, không lẽ lấy kinh Vệ-Đà mà đọc tụng sao? Nên chúng ta phải hiểu được cái chỗ sai, sai ở trong cái dòng lịch sử mà chúng ta đã biết được cái điều này là do chúng ta đọc lại những Kinh Nguyên Thủy mà chúng ta đã thấy rất rõ.
Giới, đến người chưa thọ Cụ Túc nói tội thô. Vì sao Phật kiết giới này? Khi đức Phật ở tại núi Kỳ Xà Quật. Có Tỳ Kheo Hàng – Ma - Na - Đõa ngồi nơi hàng dưới. Lục Quần nói với Bạch Y, tức là nói với các cư sĩ, là các vị ấy phạm tội thô ác. Tỳ Kheo kia và các vị khác nghe đều xấu hổ. Đức Phật quở Lục Quần Tỳ Kheo rồi kiết giới này. Khi ấy có Tỳ Kheo không biết mắc tội thô ác, sau mới biết tác pháp xám Ba Dật Đề. Phật dạy, không biết thì không phạm. Tôn Giả Xá Lợi Phất được trong Tăng sai đến, Vua và nhân dân nói tội của Đề Bà Đạt Đa nghe Phật kiết giới này như thế, tâm sinh sợ sệt. Phật dạy, Tăng sai thì không phạm. Do đó ngài kiết giới lại thêm câu - trừ Tăng Yết Ma cho nói tội thô ác là Ba-La-Di và Tăng Tàn. Nghĩa là cái người mà được Phật sai, hay Tăng sai mà đến kiết cái tội lỗi của người ta, thì cái người đó mới chỉ cái người đó tội lỗi. Còn cái người mà không được Phật nói, thì không có được chỉ lỗi.
Đây cũng là một cái điều kiện của giới luật đặt ra để mà bịt miệng thiên hạ đây. Thầy thấy vần đề này là vấn đề của người sau hay đặt ra. Bây giờ một cái người đó, bởi vì Lục Quần Tỳ Kheo mà nói cái vị Tỳ Kheo Ma - Na này là phạm cái tội này, phạm tội kia là nói xấu người khác. Là tại sao vậy? Tại vì có sự hiềm khích hoặc là có sự ganh tị qua cái phạm hạnh của người ta mới nói như vậy. Cho nên khi Phật mà xét thì cái vị đó không có tội, còn nếu mà cái vị đó có tội thì người ta nói để cho cái người đó sửa chứ không phải đem nói cho cái bạch y người ta biết để người ta cười cái vị đó.
Chẳng hạn bây giờ trong Chúng của chúng ta có một cái người mà có phạm một cái lỗi là tại vì sống độc cư không được, nói chuyện mà bây giờ quý vị đem ra nói cho các vị cư sĩ ở ngoài biết rằng cái thầy đó đó ở trong Tu viện không có giữ gìn cái giới luật nghiêm chỉnh được như vậy thì cái đó là cái xấu của quý thầy. Còn trái lại quý thầy nói Thầy phạm cái giới đó, thầy hay nói chuyện như vậy thì thầy phương trượng sẽ buồn lắm. Thầy sẽ không có dạy quý thầy tu đâu. Cho nên quý thầy hãy cố gắng mà giữ đó là cái lời của mình nói cái lỗi của người đó để cho người đó sửa thì cái đó là tốt.  Còn mình đem mình nói cho người khác cười chê cái vị đó, mà vị đó người ta không có làm cái điều đó, người ta không có lỗi điều đó thì cái đó là cái sai của mình, là cái không tốt. Vậy mà cái bọn Lục Quần Tỳ Kheo này luôn luôn có hiện tiền ở trong các bài Kinh giới hết. Cho nên cứ lấy mấy cái ông này ra mà không có đuổi tống cổ. Đã một cái lời nói xấu người ta như vậy rồi, Phật đã biết rồi thì sao lại không  tống cổ sáu cái vị Tỳ Kheo này ra khỏi cái Giáo đoàn. Cứ để cho mà chế giới, chế giới làm cái gì? Có cái gì đâu mà chế giới. Đó thì như vậy chúng ta thấy rằng cái giới thứ bảy này mà đem cái câu chuyện này ra Thầy thấy là bịa đặt ra mà thôi chứ không phải đúng đâu. Nhưng mà cái đúng là người ta nói xấu mình để cho mình sửa cái đó là cái tốt để cho mình sửa chứ không phải bịt miệng người ta bằng cách này. Đợi Tăng sai, hoặc là đợi Phật sai đi thì mới nói tội người ta còn không có thì không được nói tội người ta. Thì cái đó là bít miệng, để cho người ta phạm tội hoài.
Tám, giới đến người chưa thọ đại giới nói Pháp tự chứng. Vì sao Phật kiết giới này? Khi đức Phật ở bên sông Nhi - Hầu tập hợp các Tỳ Kheo trong vườn Bà - Câu lại để quở trách rồi kiết giới này trường hợp nào mà điều bốn của Ba – La - Di là phạm tội khí, thì ở đây phạm tội đọa, trường hợp nào mà điều bốn Ba – La - Di, Thôi – Lăng - Giá hoặc là Độc -Tác La thì ở đây phạm tội Độc-Tác-La. Vì đây là hành vi thuộc ngữ nghiệp, nên cần hội đủ năm yếu tố như điều một Ba – La - Di Đề và điều bốn Ba – La - Di mới thành tội. Có năm điều:
- Người nói Tỳ Kheo chưa mất bản thể.
- Người khởi tâm vọng cố nói xấu người.
- Ba, nói rõ ràng, và thân khẩu hiện tướng nói dối rõ ràng.
- Bốn, người nghe lãnh hội.
- Năm, người đối tượng chứ không phải có một mình.
Nghĩa là mình nói xấu cái người đó có người chứng, có người hẳn hoi, đàng hoàng thì mình không có tội. Còn nếu mà không có cái người chứng, mình nói xấu mà không có ai thấy cái người đó xấu thật đó thì mình sẽ đắc tội mà thuộc cái tội Ba – La - Di chứ không phải là tội sám hối, tội mà Tăng Tàn. Đó là cái chỗ này nói thêm để chúng ta biết rằng cái giới mà nói xấu người thì cái giới đó nó có phạm tội vào cái tội vọng ngữ.
Chín, giới cùng phụ nữ nói Pháp quá lời. Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở vườn Cấp – Cô - Độc, Ca – Lu – Đà - Di - cũng ông Ca – Lu – Đà - Di này nữa, có mấy ông à. Chắc có lẽ là cái đám Lục Quần Tỳ Kheo này chứ không ai mà vô đây hết, tên qua tên lại thì cũng có mấy ông này à – đến nhà trưởng lão khất thực cùng với đàn bà nói Pháp giọng nhỏ, giọng to. Bà mẹ chồng thấy vậy chê hiềm. Vì vợ của người ta, dâu của người ta mà mình lại mình nói chuyện, ông thầy gì mà nói chuyện nhỏ nhỏ với dâu người ta. Thì bà mẹ chồng bà thấy bà coi rẻ cái ông thầy quá. Cho nên, đến trình cho Phật hay, và Phật nhân đó mà kiết giới này. Sau có người nữ mời thuyết Pháp, các Tỳ Kheo đều cẩn thận sợ phạm giới cho nên không dám thuyết Pháp. Bắt đầu từ cái ông này phạm cái lỗi, các thầy nghe cho rõ này: Cái ông này ông nói to, nói nhỏ với bà ta không biết tình tứ gì đó chứ đâu phải thuyết Pháp, thế rồi cái bà mẹ chồng thấy vậy đó mới chê ông thầy, mới đến nói với Phật. Phật mới cấm từ đây về sau các thầy không có được thuyết Pháp. Về hỏi ông thầy này, ông Ca – Lu – Đà - Di ông nói ông thuyết Pháp cho cái bà đó nghe chứ ông đâu có nói chuyện, nói nhỏ hoặc là nói tình, nói tứ với bà ta đâu, tại bà mẹ chồng này nghe không được cho nên bà đến bà báo cáo với Phật đó. Chứ còn con thì con đâu có nói nhỏ nói tình tứ với bà ta, chỉ dạy cho bà ta pháp để bà ta tu thôi. Cái ông tu sĩ này ông về nói với Phật vậy. Cho nên Phật mới cấm thôi từ đây về sau thì các thầy đừng có nói chuyện với đàn bà nữa. Không có được thuyết Pháp cho mấy bà đó nghe. Do đó sau này, có một cái người cư sĩ nữ họ mời các thầy thuyết Pháp, nghĩa là đến thuyết Pháp có chỗ ngồi hoàn toàn thuyết Pháp. Nhưng các thầy Tỳ Kheo sợ Phật chế cái giới này cấm không cho được mình thuyết Pháp. Do đó các thầy không có thuyết Pháp được, vì vậy mà có nhiều người về trình với Phật. Và chính cái bà mà  nữ cư sĩ đó họ đến họ trình với Phật, con mời quý thầy đến thuyết Pháp cho gia đình con nghe, cho mọi người nghe để người ta theo Phật người ta tu tại sao mà Thế Tôn lại cấm không có cho các Tỳ Kheo theo thuyết Pháp. Cho nên đức Phật nghe nói vậy mới cho phép người ta nói năm lời, sáu lời thôi. Thuyết Pháp mà có năm lời sáu lời thì thuyết Pháp cái thứ gì? Phật mà nó dám đặt trong này nó nói như vậy đó! Và kiết giới này thêm quá năm sáu lời thì cũng được, mà các thầy lại có tâm cẩn thận, sợ do không có nam tử nên không dám nói Pháp cùng nữ nhân. Đức Phật dạy trừ có tri nam tử cho phép nói quá năm sáu lời, lại kiết giới này thêm. Trừ hữu tri nam tử, khi ấy có các nữ nhân thỉnh thọ Năm giới, Tám giới hoặc là tán thán Đạo nói Mười Thiện Pháp, cầu giải thoát giải thích nghĩa. Vì không có tri nam tử, các thầy Tỳ Kheo cũng sợ cẩn thận không có dám nói nữa. Phật dạy “Không có tri nam tử, đều không vì người nữ mà trao giới cho đến giải nghĩa vân..vân.. Nhân đó Phật kiết giới này.”
Đó thì quý thầy thấy, cái vấn đề mà ông Phật làm như là, Thầy nói thật sự ông Phật mà chế giới này Thầy thấy qua cái giới thầy thấy ông Phật quá là đần độn. Chế cái giới mà cứ chế mò, chế mò chế mò làm như cái người không biết vậy. Chế thì phải chế như thế nào, đâu nó sát thực đó. Chế mà cứ lần lần, lần lần. Thầy thấy khi mà một cái sự kiện mà xảy ra thì chúng ta biết rằng cái chỗ mà cái ông Thầy này họ như thế nào mà bị hiềm chê đó chứ không phải là thuyết Pháp. Bởi vì thuyết Pháp đâu có phải có một cái bà đó mà ngồi nghe. Bà mời mình đi thuyết Pháp tức là bà phải đâu có ngồi chỗ kín, chỗ đáo mà phải lên Pháp Tọa đàng hoàng thì trong gia đình của bà đâu có phải là của riêng bà mà phải của bà mẹ chồng nữa chứ đâu phải riêng. Mình là người tu sĩ giới Hạnh đàng hoàng, ý tứ đàng hoàng tức là mình tu được Chánh Niệm Tỉnh Thức rồi, luôn luôn lúc nào mình cũng phải có ý tứ hết. Mình nhận người ta thuyết Pháp, thì sau khi mà ngồi nói cái gì đó thì đâu phải ngồi chỗ lén, chỗ lút mà phải hoàn toàn chứ, không lẽ giờ rước Thầy đến thuyết Pháp mà giờ đem vô trong buồng rồi bà phụ nữ đó ngồi bên Thầy, Thầy nói pháp cho bà ta nghe riêng như vậy sao? Đó có lẽ là truyền Tâm ấn đó chứ đâu có phải là nói Pháp. Thầy nói thật sự đó, cái đó là mấy cái ông truyền Tâm ấn đó. Họ truyền bà ta đó, mai mốt truyền cho bà một bụng đó, chứ đừng có nói truyền truyền. Cái thứ đó là cái thứ phá giới. Cho nên ở đây người ta rước mình đến thuyết Pháp, thì tức là đường đường mình ngồi trên giảng đường chứ đâu phải, giờ nhà người ta cũng phải có cái phòng khách đàng hoàng, gia đình người ta phải tập hợp nam nữ, chứ đâu phải mình thuyết Pháp cho một người nghe. Cái chuyện làm tầm bậy. Bởi vậy cho nên ở đây đặt giới, đặt những cái điều kiện mà ông Phật Thầy nói sao mà ông không có trí tuệ chỗ nào, coi như ông Phật là cái người ngu si à? Bởi vì ông Phật ổng chế giới ra bây giờ đó mình đặt cái giới này ra mình thuyết Pháp cho phụ nữ thì khi được mời đến cái Pháp Tọa như thế nào, hẳn hoi đàng hoàng thì quý thầy chấp nhận còn nếu không thì nhất định là không thuyết Pháp. Người ta dụ mình, mời mình thuyết Pháp mà đến cái phòng ngủ của người ta bảo mình nói Pháp chắc chắn là cái điều kiện đó mưu đồ rồi, mưu đồ của bà này như thế nào đối với mình rồi. Thì như vậy ngay đó mình ôm bát mình đi ra chứ ai ở đó, ngồi đó. Thì tức là cái người tu sĩ chúng ta ý tứ đó, vô cái phòng mà thấy người ta dọn sẵn cho mình cái Pháp Đàn để cho mình thuyết Pháp thì mình còn ở, mà vô đó mà dẫn mình đi qua cái hành lang ngõ ngách mà vô cái buồng của bà ta kể như là mình rút lui rồi. Thôi thôi bà đừng có dẫn tôi kiểu này, bà chôn hết Phật Pháp của chúng tôi xuống hết. Mình nói ngay thẳng mặt chứ mình vị tình gì, bộ bà ta không cho cơm thì người khác cho cơm chứ đâu phải có mình bà ta mình mới no bụng sao. Bởi vì ham y áo cho đẹp, cho nên mới theo mấy phụ nữ đó mà làm cái chuyện tầm bậy.
Đó thì đọc giới như vậy Thầy xả hết á. Cho nên Thầy dạy giới không phải là dạy giới theo kiểu là mấy ông Giới sư mà giảng sao cũng theo khuôn khổ đó hết. Nghe sao cũng hay vậy hết chứ không có dám nói ra cái sai cái đúng. Cái này là cái sai mà, đem ông Phật trí tuệ như vậy, ba Đại Thần Lực như vậy mà kiết giới như vậy thì thử hỏi ông Phật là cái gì? Có phải đem là Phật trở thành một cái, cho nên Đại Thừa nó nói phải là Ông Phật Tiểu Thừa là phải, đúng đó. Các bậc A La Hán là Tiểu Thừa đó phải, cho nên tiêu nha bại chủng. Cái kiểu mà chế giới này chẳng phải là tiêu nha bại chủng sao? Chế giới riết rồi bao nhiêu tu sĩ phạm giới hết, không phải là tiêu nha bại chủng sao?
Mười, giới đào đất. Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở tại thành Khoáng - Dã. Lục Quần Tỳ Kheo tu bổ nhà Giảng của Phật, tự tay đào đất xung quanh. Trưởng giả chê hiềm nói, Thích Tử mà còn đoạn mạng căn của mình, còn đoạn mạng căn của chúng sanh - tức là đào đất tức là làm giết hại chúng sanh chứ gì? Đức Phật nhân đó mà kiết giới. Các vị ấy lại sai người nói đào chỗ này chỗ kia, cư sĩ cũng chê hiềm. Đức Phật lại kiết giới này lại nữa. Đó như vậy Thầy thấy đức Phật cấm là chúng ta chỉ lấy một cái nghề là chúng ta đi xin ăn. Nhà rách thì chúng ta xin người khác cất chứ chúng ta không có làm. Đó là cái giới luật của Phật như vậy đó. Bởi vì chúng ta làm, là chúng ta làm theo ý muốn của mình cho nên nó không có đúng là cái người tu giải thoát. Cho nên ở chỗ này mà đào đất, thì ở trong cái giới mà Thầy giới thiệu đầu vô giới bổn á thì các Thầy thấy. Cái giới mà Sa Di, nó đào đất được mà cái giới của Tỳ Kheo thì không đào đất được. Mấy ông này là ông lớn, là mấy ông cha không có đào đất, để mấy ông con đào đất. Cho nên bắt mấy chú Sa Di đào đất. Chứ sự thật ra mấy chú Sa Di vẫn không đào đất. Giới luật của Phật cấm, nghĩa là đi ăn xin thôi chứ không đào đất. Còn mấy ông đặt giới ra bắt mấy chú Sa Di này lao tác thấy mồ. Làm chùa cũng bắt mấy ông Sa Di này đẩy xe đất, đẩy, chùa nào đến cũng bắt xây cất, xây cất đẩy mấy ông gần chết luôn.
Thầy nói thật sự hồi ông thân Thầy cũng đi tu, mà riết rồi, vô chùa riết rồi bắt đầu về cưới vợ thôi. Tới chùa nào cũng bắt đẩy đất đắp nền, xây nhà, xây chùa. Trời ơi! Thôi thôi chết, ông già ông chết! Sau Thầy đi tu, ông nói không có được con ơi, thôi đừng đừng đừng! Đừng có tu! Thôi bây giờ ở chùa nhà, Thầy dạy sao thì con tu vậy thôi, chứ đừng có đi mấy cái chùa, đi đâu họ cũng bắt mình xây cất hết, lấy cái sức của mình ra làm riết, điêu đứng hết, không có học hành cái thứ gì được đâu. Không có tu hành cái thứ gì được đâu. Tới đâu nó cũng xây cất hết à. Nó làm cái này ít bữa rồi nó làm cái khác. Nó chưa có đẹp mắt, nó làm hoài. Mấy ông Hòa Thượng kỳ cục lắm. Chính ông thân Thầy hồi đó nói. Cho nên không bao giờ muốn cho Thầy đi tu hết. Vì vậy mà Thầy đã từng qua nhiều cái kinh nghiệm của ông thân của Thầy để lại, nhắc Thầy tới lui dữ lắm chứ không phải không. Nhưng mà Thầy cái duyên tu hành cho nên từ đó Thầy đến Hòa Thượng, Thầy thấy giới luật không nghiêm chỉnh là Thầy bỏ đi. Ba tháng là Thầy đi. Thầy nói đi đi, người nào giữ được nghiêm chỉnh là ở ..., làm được nền các cái thất trời ơi gian khổ. Bởi vì núi nó dốc dốc là là vậy này, mà muốn làm cho nó bằng được cái mặt mà cất cái thất đâu phải chuyện dễ, cực lắm.
Đó, Thầy nói, mà đúng vậy, Thầy đến cái chùa nào cũng cứ là xây cất không. Cứ ít bữa là Thầy thấy đổ ra cái này cất, đổ ra cái kia cất. Mà tiền của Phật tử đâu mà cứ đổ ra cho họ cất Thầy không biết nữa. Báo cho mấy ông Tăng cực gần chết. Ít bữa xây hồ nước, ít bữa thì xây cái này, ít bữa xây cái kia, tùm lum hết. Họ ở riết rồi Thầy thấy như cái Dinh Độc Lập nữa. Đó là cái vấn đề mà cái giới đào đất. Thật sự ra đức Phật không có dạy chúng ta đào đất. Đi mà còn không đạp lên cỏ mà chết nữa, làm sao mà đào đất được.
Giới mười một -  giới phá hoại chỗ của quỷ thần. Vì sao Phật kiết giới này? Đức Phật cũng ở tại thành Khoáng - Dã. Có Tỳ Kheo tu bổ phòng xá, cố ý tự mình chặt cây. Đức Phật vì đó mà kiết giới này. Nếu có đại sự, chẳng phải cố ý phá hoại thì không phạm. Nghĩa là mình chặt cây mà không phạm. Thật sự ra cái cây cũng không nên chặt nữa. Nói chung là giới của Phật là không có làm cái gì, động cái gì hết. Nghĩa là chuyên môn ăn no rồi tu tập thôi chứ không có gì. Đi xin người ta cho dở ăn dở, cho ngon ăn ngon, về đó cứ tu tập mà đi Kinh hành rồi tập Chánh Niệm Tỉnh Thức, tập Định Vô Lậu, Định Hiện Tại An Lạc Trú, Định Sáng Suốt. Luôn liên tục dùng hơi thở, định niệm hơi thở ra, hơi thở vô. Hoàn toàn là chúng ta nỗ lực tu hành chứ không có một thời giờ nào mà rảnh rang đi đào đất nữa.
Cho nên Thầy thấy quý thầy mà vác cuốc đi đào đất, Thầy biết quý thầy rảnh lắm. Còn thích, quý thầy làm cái này làm cái kia Thầy biết là quý thầy còn rảnh lắm. Chứ còn người ta có thời giờ đâu mà rảnh. Thầy cho bao nhiêu pháp rồi, đặt ra một ngày một đêm là luôn liên tục. Đâu phải thí dụ như quý thầy tu có cái hơi thở không thì quý thầy sẽ bị nhức đầu, quý thầy sẽ khó khăn. Nhưng mà quý thầy tu hơi thở chỉ một ngày một đêm có một lần, rồi tu những Định khác, chia nó ra từng phần, từng phần các thầy tu. Các thầy thấy thoải mái, dễ chịu giải thoát ngay liền trong cái thời gian tu. Không có khổ sở không có gì hết. Mà tuần tự cái tâm của quý thầy nó ly dục – ly ác pháp ra thấy một cách rất rõ ràng. Cơ thể không có bịnh đau không có gì hết, không có buồn bã, không có gì. Hằng ngày, mình có cái Pháp cho nên mình sống cô đơn, sống trầm lặng rất là thích thú. Còn trái lại, quý thầy cứ ngồi không đó, mà quý thầy buồn bã rồi quý thầy sanh ra chuyện làm cái này, làm cái kia rồi đi trồng rau, trồng cải đủ thứ đó. Kiểu đó là cái kiểu nó đi lạc đường rồi đó. Thầy thấy quý thầy mà làm cái sai là Thầy biết nó đi lạc đường, biết là quý thầy tu có đúng hay sai là biết là cái chỗ thấy cái việc của quý thầy mà biết.
Giới mười hai, giới nói lời khác làm não người. Vì sao Phật kiết giới này? Bấy giờ Phật ở nước Câu Diệm Di, Triển - Đà phạm tội, các thầy Tỳ Kheo hỏi: Thầy có tự biết phạm tội hay không? Triển - Đà nói quanh: “Thầy nói với ai? Nói việc gì? Luận bàn vấn đề gì? Vì tôi nói hay là vì ai mà nói? Ai phạm tội? Tôi do đâu mà sanh? Tôi không thấy có tội”. Nói theo kiểu mà Tổ Sư Thiền đó. Cái giọng của ông thầy này là nói theo kiểu Tổ Sư Thiền đó, nghĩa là ông nói kê ra một cái loạt này, đặt thành một câu hỏi thì ông thấy như là một ông Phật, Tánh của ông hoàn toàn ông không có làm cái gì có tội hết. Đó là cái lối mà cái giọng điệu của các Tổ Sư. “Tội do đâu mà sanh? Tôi không thấy có tội”. Bởi vì cái câu mà trong cái Thiền Tông đó: “Tánh tội vốn không do Tâm tạo. Tâm đã diệt rồi tội sạch không”. Tâm ông diệt hết rồi cho nên giờ tôi đâu thấy có tội gì đâu. Mấy ông nói tội, tội gì đâu, mấy ông nói đi. Làm cho mấy ông thầy kia đâu có nói được. Các thầy Tỳ Kheo mới bạch Phật. Phật bảo Tăng vì các dư ngữ, bạch Yết Ma đại đức xin lắng nghe. Triển Đà Tỳ Kheo này phạm tội. Các Thầy Tỳ Kheo hỏi, tôi không thấy tội, nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận sẽ gọi Tỳ Kheo Triển Đà là người tác dư ngữ, nghĩa là nói lý luận đó che đậy cái tội lỗi của mình đó. Đây là cái lời tác bạch. Bạch rồi kiết giới: Nếu Tỳ Kheo nói quanh phạm tội Ba - Dật - Đề, Tăng đã chế cấm không được nói quanh, nghĩa là cái lối mà lý luận quanh, kêu là đức Phật nói cái ba mươi hai cái lập luận của ngoại đạo đó, nó có một cái giới ngoại đạo mà nói trườn uốn như con lươn đó, thì cái lối này là cái lối mà của Thiền Tông á, nói nó kê, nó tội, nó phạm giới cái bắt đầu nó trườn qua trườn lại, nó uốn qua uốn lại tránh né cái tội nó bằng cách này, bằng cách khác đó. Đó là cái lập luận của 62 lập luận của ngoại đạo trong cái thời đó. Thì ở đây chúng ta thấy cái vị Tỳ Kheo này cũng là cái kiểu đó. Mà tất cả mà chúng ta tiếp xúc các vị mà tu Thiền Đông Độ á, hầu như cái lối mà luận của họ theo cái miệng Tổ của họ dạy đó, thì cách thức của họ cũng trườn uốn như vậy. Họ phạm tội rõ ràng chứ, ăn phi thời đó, họ có thấy tội gì đâu. Họ ăn họ coi như họ không có ăn vậy. Đó là cái lối lý luận trườn uốn con lươn của họ.
Cho nên ở đây Thầy đứng ở trong góc độ của Phật Thầy đập mấy cái ông này hết. Mấy ông phạm tội là phạm tội, mấy ông chạy theo dục lạc, mấy ông nói không có tội. Mấy ông còn đắm nhiễm cái ăn, cái uống của mấy ông, mấy ông có một ngày được như chúng tôi không? Mấy ông đâu có làm được. Còn mấy ông nói hay, mấy ông có ngồi Thiền được như chúng tôi không? Mấy ông có nhập Định được như chúng tôi không? Những cái điều mấy ông nói là những cái điều mấy ông lách qua lách lại mà tránh né chứ không phải là cái điều mà mấy ông làm được. Sau Xiển Đề lại xúc não chúng Tăng, kêu đến không đến, không kêu lại đến, nên đứng dậy lại không đứng dậy, không nên đứng dậy lại đứng dậy, nên nói không nói, không nên nói lại nói. Đức Phật bảo chúng Tăng, tác Pháp xúc não, bạch Yết Ma, Đại Đức Tăng xin lắng nghe. Tỳ Kheo Triển Đà này xúc não chúng Tăng, kêu đến không đến, nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, chấp chế Tỳ Kheo Triển Đà tác xúc não. Đây là lời tác bạch hiệp hai, việc kết thành văn giới này.
Đó là những cái người mà hay lý luận trườn uốn như vậy đó. Thì những cái người này thì chúng ta mời họ ra khỏi cái Tu Viện cho rồi chứ không có để cho họ làm cái chuyện mà như vậy được. Theo Thầy thì cái giới đó là phải mời thôi, coi như là nó thuộc về Ba-La-Di đi cho rồi chứ còn không có tính cái gì nữa hết, đứt đầu cho mấy ông này luôn luôn đi, cho nó khỏi cái Tăng Đoàn của chúng ta. Để cho những người này họ muốn ra đời, họ muốn nói hay, nói dở gì với người ta, tranh luận với thiên hạ chứ còn ở đây chúng ta mệt với mấy ông này lắm.
Giới hiềm mắng người. Vì sao Phật chế giới này. Xưa Kia Phật ở tại núi Kỳ Xà Phật, bấy giờ, Ba – Ma – La -Tử vì chúng Tăng chia tọa cụ mời Tăng theo thứ tự đi thọ thỉnh, Từ Địa liền ở chỗ mắt thấy tai không nghe chê hiềm Đạp Bà Tử có ái, có sân, có sợ, có si. Các Tỳ Kheo bạch Phật kiết giới. Sau ở chỗ tai nghe mắt thấy có ái, Phật hiệp lại hai việc kết thành giới này. Nghĩa là cái ghét người khác rồi tìm cách mắng chửi người ta bằng cách này, bằng cách khác thì đức Phật kết tội cái người này trong cái tội để mà họ phải sám hối. Hoặc là cái tội đọa Địa Ngục và khi họ mắng người khác thì đương nhiên là Phật kết cái tội họ là phải đọa Địa Ngục. Và đọa Địa Ngục như vậy đó không có nghĩa là những người đó mà còn ở trong Tăng Đoàn. Cho nên cái tội này theo Thầy thiết nghĩ cũng khép vào cái tội mà đứt đầu của họ. Đuổi ra khỏi Tu Viện tận sức ra  cho rồi. Không có để mà vị tu sĩ mà hay nói xấu người ta, hiềm hận trong lòng cái rồi đặt điều nói xấu người ta. Do cái sự mà xích mích nào nhỏ thôi rồi để trong lòng đó rồi sau đó kiếm cách, kiếm cớ nói xấu người khác.
Hầu như ở đây Thầy cũng biết được những cái điều đó rất lớn, khi mà có chuyện gì mà không có thuận nhau rồi bắt đầu đó, thì thầy này đem cái chuyện không có, đặt điều nói xấu ông thầy khác. Thậm chí như còn đặt điều nói xấu thầy của mình là người dạy mình, là người thầy của mình đã đứng ra để mà xuất gia cho mình nữa. Mà mình còn dám nói xấu. Thì những người mà học trò như vậy, những người mà tu sĩ như vậy thì còn để họ ở trong cái Tu Viện chúng ta làm gì nữa. Những người mà chỉ hiềm hận trong lòng của mình rồi đặt điều nói xấu thì cái giới luật đó chế ra như vậy là đuổi họ đi chứ không có nói mà còn đọa Địa Ngục, còn nói cho họ sợ làm gì. Mấy cái người đó họ đọa bao nhiêu Địa Ngục họ có sợ đâu.
Giới trải tọa cụ của Tăng không tự cất. Vì sao Phật kiết giới này. Khi đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc bấy giờ có hai trưởng giả mời Thập Thất Quần Tỳ Kheo lấy tọa cụ của Tăng trải nơi kinh Thành, không dọn cất bỏ đi. Bị đất bụi, trùng, chim cắn hư, ô uế không sạch. Các Tỳ Kheo bạch Phật, nhân đó Phật mới chế giới này. Nghĩa là lấy cái tọa cụ là trải mà ngồi thiền đó, rồi chắc có lẽ vô kinh thành, vô cái vườn Ngự, cái vườn bông, vườn gì của nhà Vua đó rồi trải trong đó ngồi thiền ở trong đó. Rồi tới chừng đi, mượn của người ta trải rồi bỏ đi. Do đó thì không có đem về. Vì vậy mà đức Phật chế cái giới này để cấm không có được trải tọa cụ rồi không tự cất mà bỏ. Thì cũng như bây giờ, mình có cái Thiền Đường đây, rồi bắt đầu lấy một cái đống tọa cụ mà mỗi người ngồi một cái trên cái tọa cụ để ngồi thiền. Sau khi ngồi rồi đó, thì để y nguyên chứ không có dẹp. Cho nên hầu hết là Thầy thấy có số quý Thầy rất là lười biếng. Khi mà về Trúc Lâm Thầy thấy cũng vậy. Vô thăm Thầy Hòa Thượng dẫn vô, Thầy thấy sao bồ đoàn còn để dài dài đó hết mà không dẹp. Có phải là lười biếng không? Khi ngồi thì để đó mà khi không ngồi thì cũng để luôn đó. Như vậy, nó làm cho cái khi người khách người ta đến người ta thấy mấy cái ông thầy này lười biếng thiệt. Cái bồ đoàn của mình, cái tọa cụ của mình ngồi mà còn để y nguyên đó à. Do đó, hai ba chục cái để hàng hàng đó, theo Thầy nghĩ rằng họ lười biếng họ để lát vô ngồi nữa. Sự thật ra khi mình ngồi rồi thì mình chỉ còn có cái đó mình xách về Thất của mình đi. Sau khi tới đó thì mình lại để lên mình ngồi thì không phải tiện sao? Cái này là sợ mất công, ngay cả cái đầu tiên đó, mà ý tứ như vậy mà đức Phật cũng đã thấy cái điều này cho nên mới chế cái giới này ra. Biết rằng cái người cư sĩ chúng ta phải tập siêng năng chứ. Đâu có lý nào mà lười biếng đến mức độ đó. Cho nên Thầy nhìn vô cái chỗ đó Thầy biết rằng cái bọn này là cái bọn lười biếng. Trong thiền đường của Thầy mà ngồi tu mà để tọa cụ mà ngồi như vậy thì Thầy quét ra, Thầy cho quý Thầy ra chứ đừng có mà nói chuyện lười biếng được.
Ở đây một chút ý phải hẳn hòi, chớ mà làm sai là Thầy thấy là, tập siêng năng gọi là Chánh Tinh Tấn, tập Tinh Tấn chứ đâu phải là tập lười biếng. Ở đây mà bỏ qua một cái là Thầy thấy rồi, đó là lười biếng chứ không phải là cái siêng năng. Từ cái tập siêng năng đó nó mới có trở thành cái Chánh Tinh Tấn của chúng ta, nó mới trở thành cái Tấn Lực. Mà trong khi tu tập cái chuyện ngồi thiền nó là đơn giản, còn cái tâm hung dữ, tâm hung ác của chúng ta này mà không siêng năng nó mà loại trừ nó ra thì làm sao cho hết. Cho nên muốn mà siêng năng, chúng ta phải tập hết sức cái siêng năng đó chứ. Từ cái chuyện nhỏ chúng ta phải siêng năng cho đến cái chuyện lớn chúng ta mới siêng năng được, còn cái chuyện nhỏ chúng ta lười biếng được thì cái chuyện lớn nó cũng sẽ lười biếng theo. Cho nên cái Chánh Tinh Tấn không phải là cái chuyện dễ cho một cái người mà mới tu tập mà phải giảng cho người ta hiểu từng cái chút một, phải siêng năng từng cái chút , như vậy là sau này người ta mới tích tụ được từ những cái siêng năng đó trở thành chánh Tinh Tấn. Chưa dạy tới mà Bát Chánh Đạo, chứ dạy tới Bát Chánh Đạo thì Thầy sẽ dạy Chánh Tinh Tấn.như thế nào để quý thầy biết được cái sự siêng năng cùa quý thầy từng chút chứ.
Giới trong phần Tăng trải tọa cụ không cất. Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, có khách Tỳ Kheo nói với vị cụ trú rằng, tôi xin trải tọa cụ ở Tăng tại bên phòng của Tăng để ngủ. Sau đó không nói với chủ, bèn bỏ đi. Tọa cụ bị biến sắc, hư. Phật nhân đó mà kiết giới này. Đó cũng là một cái một cái vị Tăng mà lười biếng nhất đó. Hành động đó là biết là hành động thiếu Tinh Tấn rồi đó. Ở đây chế cái giới để mà cho họ siêng năng chứ không phải là gì hết.
Mười sáu, giới cưỡng đạp chỗ ngủ nghỉ. Vì sao Phật kiết giới này? Đức Phật cũng ở tại vườn Cấp Cô Độc, Lục Quần cùng với Thập Thất Quần, trên đường đi tại nước Câu – Tác - La đến thôn không có trú xứ của Tỳ Kheo. Thật Thấp Quần nói với Lục Quần Tỳ Kheo:  Các Ngài là bề trên của chúng tôi nên tìm chỗ để nghỉ trước. Lục Quần trả lời: Các ông tự đi tìm chỗ cho mình chứ chúng tôi không tìm chỗ nghỉ làm gì. Khi ấy, Thập Thất Quần tìm chỗ để nghỉ rồi Lục Quần đến sau cưỡng bức trải tọa cụ chính giữa mà nằm. Phật do đó mà kiết giới. Mấy ông Lục Quần này là chơi cha đó, xúi cho mấy ông nhỏ nhỏ là Thập Thất Quần Tỳ Kheo này đi kiếm chỗ rồi vô đó mà cưỡng người ta để mà lấy cái chỗ ngủ. Đó là Phật chế giới là. Sao lại mà ở trong Tăng đoàn mà tu thành theo giới luật của Phật mà lại có những cái chuyện này. Thầy thấy nó quá phi lý mà người ta đặt ra như vậy. Một cái người mà tu theo Đạo Phật người ta phải có bốn cái Tâm Vô Lượng Từ Bi Hỷ Xả ở trong đó mà vô đầu là người ta đã luyện tập trau dồi cái người đó qua một cái hạnh...
(Hết)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét