Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Băng số 26

TRỤ TRÌ TAM BẢO, HÓA TƯỚNG TAM BẢO, LÝ THỂ TAM BẢO
Mặt A.
Từ trên cái sự tướng thì nó phải có cái trụ trì Tam bảohóa tướng Tam bảo, chúng ta phải hiểu chỗ đó chứ không khéo nghe nói Tam bảo thì chúng ta cứ tưởng là cái ông Phật bằng xi măng này nó là Tam bảo, phải không? Hay là một đống kinh để trong tủ sách kia là Tam bảo hay hoặc là mấy ông Thầy mà đi khất thực ở ngoài đường kia là Tam bảo? Thì cái đó nó thuộc về Tam bảo gì, mình phải hiểu chứ, vì vậy bây giờ mình phải phân loại ra làm cho nó sáng tỏ ra chứ không khéo hỏi Tam bảo chúng ta nói trên chùa thờ mấy ông Phật đó là Phật bảo, còn cái tủ kinh sách đó là Pháp bảo và mấy ông tăng ngồi đây thọ trai đây là Tăng bảo thì cái đó thuộc về cái loại Tam bảo nào, nó cũng có cái loại Tam bảo đó chứ không phải không, cho nên nó còn nhiều loại lắm chứ đâu phải có hình thức đó không. Cho nên từ trên sự tướngtrụ trì Tam bảo và hóa tướng Tam bảo, những cái danh từ này quý thầy chưa có nghe thì nghe nó lạ, đã nghe rồi thì nó không lạ lắm.
2 - Từ trên lý thể, hồi nãy nó là tướng đó, từ ở trên sự tướng thì nó có như vậy mà bây giờ từ ở trên lý thể thì thấy như thế nào? Hai, từ ở trên cái lý thể nó có nhất thể Tam bảo và lý thể Tam bảo. Cho nên hai phần nó rất rõ ràng mà, sự tướng rồi lý thể, cho nên nó phải thấy được cái chỗ này, mà nếu không hiểu thì quý thầy chẳng hiểu như thế nào hết.
Trước khi Thầy giải thích chủng loại Tam bảo, đầu tiên Thầy cần phải chỉ cho quý thầy biết hàm ý của Tam bảo. Cái hàm ý là nó bao gồm hết, phải biết cái hàm ý của nó, còn nếu mình không bao gồm hết cái Tam bảo thì mình đứng ở trên đó coi như mình phân tích ra nó rời rạc ra mất tiêu hết rồi. Cho nên vì vậy phải thấy được cái bao gồm của cái ý của cái Tam bảo ở trong đó rồi mới phân tính trên sự tướng, lý thể của nó mới được.
Phật là người giác ngộ, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Còn Pháp là phép tắc là khuôn khổ khiến cho người ta hiểu được và có khả năng tu tập trau dồi dứt bỏ các pháp ác, tăng trưởng các pháp lành, đó là Pháp bảo. Còn hồi nãy là cái người giác ngộ, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn đó là Phật bảo. Chúng ta phải hiểu nó bao hàm cái nghĩa của nó trong đó mà. Tăng là hòa hợp chúng, hòa hợp mọi sự, nơi cái lý chung với nhau, tức là nơi cái mục đích giải thoát chung nhau đó thì tăng là phải có cái sự hòa hợp, mà tăng không có sự hòa hợp thì nó không phải là cái mục đích chung của tăng. Vì vậy dù là bây giờ có hàng trăm tăng mà không hòa hợp thì đương nhiên không được xem là tăng, mà tăng mà có hòa hợp thì đương nhiên mới gọi là Tam bảo, còn tăng không hòa hợp thì đương nhiên là không được gọi Tam bảo.
Đó cũng như bây giờ quý thầy thấy các thầy chống đối nhau bằng pháp môn này pháp môn khác, ca ngợi nhau thì như vậy là tăng không hòa hợp. Mà tăng không hòa hợp tức là tăng chống trái nhau, mà tăng chống trái nhau thì không thể gọi là Tăng bảo. Cho nên bây giờ muốn chọn Tăng bảo thì phải chọn những vị tăng, Thánh tăng trong thời đức Phật nó mới có sự hòa hợp. Đó thì hôm nay nó bao hàm để chúng ta hiểu đươc cái nghĩa của Tam bảo nó rõ ràng như vậy.
Bây giờ về cái phần:
1 - Trụ trì Tam bảo, như hồi này mà Thầy nói cái phần một nó có về cái sự tướng của nó trụ trì Tam bảo. Vậy trụ trì Tam bảo là như thế nào, bây giờ chúng ta phải thấy đây, Thầy giải thích ra. Như dùng ngọc mà chạm, đá mà khắc, vàng mà đúc nấu, đất mà đắp, xi măng mà đắp lên, gỗ chạm, sơn dầu, mực hoa, mực họa, thêu trên vải, vẽ ở trên giấy,..hình tượng Phật ấy là Phật bảo, rõ ràng không? Bởi vì đó là cái trụ trì Tam bảo mà, phải không? Cho nên cái tượng Phật xi măng mình đây cũng là Tam bảo chớ, cũng là Phật bảo đó chớ. Rồi có người thì người ta làm bằng lò gốm người ta đúc ra, có người lấy gỗ mà khắc, có người lấy đá mà chạm, rồi có người lấy ngọc mà làm. Tất cả những cái hình ảnh mà trở thành cái hình ảnh của một con người mà ngồi thiền kiết già đó thì là hình ảnh của tượng Phật đó thì gọi là Phật bảo, Phật bảo đó gọi là trụ trì Phật bảo, hiểu không?
2 - Tam tạng kinh điển hoặc là chứng thực về Phật giáo của chư đại đức xưa nay đấy là Pháp bảo, nghĩa là kinh điển của Phật như tam tạng kinh điển đó bây giờ cất ở trong tủ đó thì chúng ta gọi là trụ trì Tam bảo, đó là Pháp bảo trụ trì Tam bảo đó. Hiểu như vậy chúng ta mới hiểu rõ ràng mà, cái sự tướng của nó mà, nó đâu có trừu tượng đâu, nó rõ ràng.
3 - Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni cạo tóc mặc áo nhuộm ấy là Tăng bảo mà phải hòa hợp, còn nếu không hòa hợp thì nó không thành. Nó phải hòa hợp thì nó mới thành, nó không hòa hợp thì nó không thành. Tu sĩ gì mà cãi cọ còn hơn ngoài đời, tranh nhau còn hơn ngoài đời thì làm sao mà thành Tăng bảo làm sao mà trụ trì Tam bảo được.
Đó cho nên vì vậy nó phải có sự hòa hợp thì nó mới mình cạo tóc, cạo đầu nó có sự hòa hợp thì cái đó, mặc áo nhuộm thì cái đó mới gọi Tăng bảo, trụ trì Tăng bảo. Còn nếu mà mình tranh cãi nhau thì thôi thôi mấy ông này là cư sĩ trọc rồi chứ không phải là Tăng bảo nổi đâu, bởi vì mình cạo đầu mình mặc áo vậy mà mình cãi cọ nhau thì nó đâu gọi là Tăng bảo. Phật nói là mấy ông cư sĩ trọc, ngày xưa đức Phật nói những người mà cạo tóc cãi cọ tranh cãi không hòa hợp nhau thì được xem như là những người cư sĩ trọc. Chứ không phải Tăng bảo. Chúng ta phải biết rõ cái trụ trì Tam bảo là cái sự tướng của nó như vậy.
Sau khi đức Phật nhập diệt mọi người phải nương tựa vào một loại Tam bảo này để nối tiếp huệ mạng Phật bảo, tinh thần Phật giáo và truyền bá giáo nghĩa Phật giáo. Hình thức này gọi là trụ trì Tam bảo. Nghĩa là qua những cái hình thức đó, để mà nó còn cái hình thức đó người ta mới thấy được. Cũng như bây giờ nó có tượng này, có kinh này, nó có những cái vị tu sĩ nó có sự hòa hợp này, cho nên người ta mới thấy đó là ba Tam bảo.
Còn nếu mà bây giờ tu sĩ không có, hoàn toàn là cư sĩ, cũng như Thầy nghe nói trong thời nào đó khi mà chúng tăng nó không còn có nữa. Bởi vì cái xã hội mà lúc bấy giờ nó thay đổi đi, mấy ông Thầy không có dám tu nữa cho nên mấy ông Thầy để tóc hết hoàn toàn hết, thì lúc bấy giờ không có thấy ông tăng cho nên Tăng bảo mất tiêu luôn. Chùa thì có mấy ông từ, mấy ông cư sĩ ở giữ chùa thôi chứ hoàn toàn là không có ông thầy nữa. Mà hễ láng cháng có ông thầy thì bị mời đi ở tù hết cho nên do vì vậy mà không có ông nào dám tu hết cho nên Tăng bảo mất tiêu. Còn kinh sách thì lén lút dấu chỗ này, chỗ kia chứ còn để bậy bạ cũng bị đốt nữa. Cho nên nó cũng là trong một cái giai đoạn ví dụ như đời nhà Tùy là Phật giáo suy, thôi mấy ông tăng hoàn tục hết chứ không có ông nào dám để tóc hết, ờ không dám cạo đầu cho nên Tăng bảo mất. Rồi kinh sách trong lúc đó nhà Tùy đem đốt sạch hết không có để kinh sách Phật nữa cho nên Pháp bảo cũng tiêu luôn. Còn chùa mà những cái tượng Phật những cái chùa đó đều là xung công cho mấy cái ông mà Lão giáo làm miếu hết. Còn cái tượng của mình, tượng Phật đó thì đem đập bỏ hết, tượng gỗ thì đem đốt sạch cho nên Phật bảo cũng tiêu luôn. Gọi là trụ trì Tam bảo nó tiêu sạch hết, nó không còn gì. Trong cái đời nhà Tùy, Phật giáo nó suy đến cái mức độ đó thì chúng ta thấy trong những cái giai đoạn của cái giai đoạn thịnh suy của Phật giáo thì nó có cái lúc nó suy đến cái mức độ mà Tam bảo, trụ trì Tam bảo nó không còn có nữa. Chùa thì người ta lấy người ta làm miếu hết rồi nó không còn có cái chùa nữa. Đó là những cái lúc mà suy của Phật giáo.
Còn bây giờ cái phần hai là hóa tướng Tam bảo của cái sự tướng đó, hồi nãy là cái sự tướng kia chúng ta nói Phật, Pháp, Tăng là những cái tướng của nó như là hình tượng, như là kinh sách, như là chúng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni cạo tóc, hành đúng cái hòa hợp với nhau, đó là cái trụ trì Tam bảo, còn bây giờ là hóa tướng Tam bảo.
1 - Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi xuất gia tu hành thành chánh giác cho đến khi nhập diệt, đức Phật Thích Ca là Phật bảo. Đó bây giờ nó cũng là cái tướng đó nhưng mà ông Phật ông chết rồi, nhưng mà cái tướng của ông ấy nó phải vẫn còn chứ nó không thể nào mất được. Từ khi ông tu hành cho đến khi ông nhập diệt thì cái ông Thích Ca đó ông ấy là Phật bảo chứ không thể ông khác mà Phật bảo được, mà chỉ có ông ấy mà thôi. Cho nên không thể nói ông Phật Di Đà là Phật bảo hay là ông Phật Di Lặc là Phật bảo được mà chỉ có ông Phật Thích Ca mới gọi là Phật bảo. Cho nên không thể nào mà một cái tôn giáo mà có hai, ba ông giáo chủ ở trong đó được, cho nên bây giờ chúng ta chỉ biết có ông Thích Ca là Phật bảo thôi chứ không thể nào. Đây là hóa tướng Tam bảo. Phải hiểu như vậy.
Chứ nhiều người đem ông Phật Di Đà vô đây bảo nói ông Phật Di Đà cũng là Phật bảo điều đó là không đúng đâu, bởi vì ông Phật Di Đà ông có sáng lập cái tôn giáo Phật giáo đâu mà gọi là Phật bảo. Ông chỉ là một cái người mà được giới thiệu thôi để mà độ chúng sanh lên cõi Cực lạc thôi. Cho nên ông ấy đâu có phải Phật bảo. Cũng như ông Phật Di Lặc là đời sau cũng là do sự giới thiệu của ông Phật Thích Ca thôi chứ không thể nào nói ông ấy là Phật bảo được. Cho nên vì vậy chỉ có Phật Thích Ca là cái hóa tướng của ông là cái chỗ mà chúng ta nhận ra ông ấy là cái Phật bảo.
2 - Các thứ giáo pháp đương thời đức Phật dạy đệ tử như là Tam vô lậu học, Tứ thánh đế, Tứ niệm xứ, Tứ như ý túc, vv... ấy là Pháp bảo. Nghĩa là các pháp mà đức Phật dạy cho các đệ tử trong cái thời đức Phật mà bây giờ chúng ta đọc là Tứ diệu đế, Tứ niệm xứ, Tứ như ý túc đó thì đó là cái Pháp bảo.
3 - Đệ tử đức Phật Thích Ca đương thời là Tăng bảo, nghĩa là như ông Xá Lợi Phất, ông Mục Kiều Liên, ông La Hầu La, ông A Na Luật đó là những bậc Thánh tăng trong cái thời đó gọi là Tăng bảo. Chứ không phải là như hồi nãy trụ trì Tam bảo như mình đây đâu. Mà đây là hóa tướng Tam bảo nghĩa là tất cả những cái người đó họ đã ra đi hết rồi cho nên đó là hóa tướng mà. Nhưng mà cái hình ảnh cái tướng của họ nó vẫn còn ở trong thâm tâm của chúng ta, cho nên gọi là hóa tướng Tam bảo. Phải hiểu những cái lời mà Phật dạy ngày xưa bây giờ chép lại thành kinh sách chúng ta đọc ra như Tứ diệu đế hoặc Tứ niệm xứ rồi đó. Ngay hồi đó mà đức Phật thuyết giảng thì bây giờ coi như nó đã qua rồi, nó là hóa tướng Tam bảo của Pháp bảo. Chúng ta phải hiểu như vậy thì chúng ta mới biết được Tam bảo. Đây là hình tướng chỉ đức Phật đang trụ thế dạy đạo nên người ta gọi là hóa tướng Tam bảo.
Đó thì bắt đầu chúng ta đã hiểu được cái chỗ trụ trì Tam bảo, hóa tướng Tam bảo rồi thì bắt đầu chúng ta hiểu nhất thể Tam bảo. Nhất thể Tam bảo, cái phần thứ ba là nhất thể Tam bảo. Nhất thể Tam bảo là chỉ có một mà nó đủ trong đó là Tam bảo đó chúng ta phải hiểu. Cho nên khi mà một cái người cư sĩ họ đứng trước đức Phật họ xin quy y Tam bảo là nó đã đủ rồi. Đó bây giờ mới thấy cái nhất thể Tam bảo đây.
1 - Phật.
A - Trong Tam bảo Phật, Pháp, Tăng mỗi điều riêng có công đức của Tam bảo. Đời sống của Phật thường năng chiếu vì thế gọi là Phật bảo, đó là một phải không? Nghĩa là đức Phật luôn luôn giác chiếu chứ đâu có mê mờ, đâu có ham ngủ như chúng ta. Cho nên vì vậy mà gọi là Phật bảo.
B - Phật thường hay thuyết pháp tự tại đối với pháp cho nên có cái khả năng hủy trì vì thế gọi là Pháp bảo. Ông Phật ông nói pháp là Pháp bảo chứ gì cho nên nó có khả năng hủy trì nó làm cho người ta hiểu rõ ràng, nó làm cho người ta thấy được cái đường lối giải thoát rất là rõ ràng cho nên vì thế mới được gọi là Pháp bảo.
C - Phật không có tranh cãi hơn thua với ai vì thế gọi là Tăng bảo, cho nên ông Phật ông đâu có tranh đua. Cho nên có một ông Phật mà nó đã có đủ Tam bảo rồi phải không? Cho nên chúng ta quy 1 ông Phật mà chúng ta lại thọ quy y Tam bảo một cách rất là rõ ràng cụ thể, thì đó quý thầy thấy nhất thể Tam bảo, phải không có rõ chưa?
2 -
A - Bản thể của nó. Bản thể của nó có đầy cái tánh năng sanh chư Phật vì thế gọi là Phật bảo. Nghĩa là pháp nó, nếu mà nương vào pháp thì nó sanh ra chư Phật mà, cho nên bây giờ ông Phật là thiện chứ gì? Mà mình nương vào pháp, pháp thiện thì nó sanh ra lòng thiện. Mà lòng thiện là Phật chứ gì? Vì vậy gọi là Phật bảo. Cho nên nương vào Pháp mà thấy có Phật liền, phải không?
B - Bản thân của công năng hủy trì, nghĩa là ngay cái bản thân của pháp thì nó có công năng, nó làm cho người ta sáng tỏ ra, nó làm cho người ta hiểu rõ ra cho nên gọi là Pháp bảo. Bởi vì bản thân của pháp nó làm cho người ta hiểu rất rõ cái đường lối ác và thiện nó rất rõ. Cũng như các Thầy nói thập ác như thế nào và thập thiện như thế nào? Cho nên cái công năng hủy trì nó làm cho người ta sáng tỏ cái đó ra. Cho nên đó là Pháp bảo, đó thấy chưa? Tự nó, nó đã làm cho người ta sáng ra. Ờ bây giờ không sát sanh thì nó như thế nào? Mà sát sanh thì nó như thế nào? Cho nên người ta sáng ra người ta biết, sát sanh thì làm cho chết con vật này con vật khác. Còn không sát sanh thì con vật nó không chết. Do đó người ta thấy rõ ràng như vậy thì cái công năng nó sanh ra cái pháp, nó sanh ra chúng ta biết được thiện và ác như thế nào cho nên từ đó gọi là Pháp bảo.
C - Pháp pháp thì bình đẳng chẳng chướng ngại nhau vì thế gọi là Tăng bảo. Bởi vì nó không có chướng nhau, pháp thiện thì nó đâu có chướng, pháp ác thì nó rõ ràng. Pháp thiện thì nó đâu có chướng nhau, còn pháp thiện thì chướng nhau như thế nào? Pháp thiện mình tu thiền này mình chỉ trích thiền kia thì nó có thiện không, chỉ người ta mà thiện gì mà thiện phải không? Mình giữ giới như vầy mình chỉ giới người ta thì nó có thiện không? Đâu có thiện, cho nên nó thường nó không có bình đẳng như vậy cho nên không thể gọi là Tăng bảo. Mà nó không có chỉ trích ai, nó hòa hợp, ai làm sao kệ, nó không nói ai hết, thì đó mới gọi là Tăng bảo, phải không? Từ ở trong cái pháp chúng ta thấy cái pháp mà nó không có chỉ trích ai hết, nó không có khen chê ai hết, mà nó hòa hợp, ai làm gì thì làm nó chẳng cần tranh cãi với ai hết thì cái đó gọi là Tăng bảo của Pháp.
Hồi nãy thì các thầy thấy từ cái Phật bảo, từ cái nhất thể Tam bảo của Phật thì nó cũng đủ ba Phật, Pháp, Tăng. Rồi từ ở trong cái nhất thể của Pháp bảo nó có đủ Phật , Pháp, Tăng. Đó nó rõ ràng như vậy thì chúng ta mới biết là nhất thể Tam bảo.
Tăng:
A - Tăng thường quán chiếu là Phật bảo. Mình tu hành thì mình phải quán chiếu mình mới xả ly mình mới ly dục ly bất thiện pháp. Mình ngồi đây mà tâm giận hờn không có ly ra được thì có quán chiếu không? À mình chưa quán chiếu thì chắc chắn mình chưa gọi là Phật bảo được hết. Mà mình Tăng, mình quán chiếu mình ly tất cả những cái ham muốn của mình, mình ly những cái ác pháp ra thì cái đó là Phật bảo.

B - Tăng có cái dụng hủy trì là Pháp bảo. Nghĩa là mình có hành pháp, mình có trì pháp, mình có quán pháp đó. Tức là mình sử dụng nó đó để cho mình ly, mình lìa các cái triền cái, lìa cái lậu hoặc của mình. Mình lìa ra mình làm cho cái tâm mình trở về thành thiện pháp. Nó trở thành xa lìa cái dục đi, đó là cái mà mình làm cho nó mình tu tập như vậy đó mình hành động như vậy theo những cái tùy pháp hướng pháp đó, thì cái đó gọi là Pháp bảo.
Cho nên từ cái ông tăng mà sử dụng cái đó thì gọi là Pháp bảo. Còn mình không sử dụng mình để với cái tâm phiền não, cái tâm giận hờn, cái tâm ham muốn của mình hoài hoài thì cái đó không thể nào gọi là Pháp bảo.
C - Tăng có cái thể hòa hợp là Tăng bảo, mà khi mà mình biết như vậy thì mình như thế nào? Một vị tăng mà đã có nhẫn nhục tùy thuận bằng lòng thì nó là hòa hợp chứ gì? Mà đã biết tu tập để mà ly dục ly ác pháp thì nó là hòa hợp rồi. Mà hòa hợp thì tức là cái vị tăng đó sống luôn luôn lúc nào cũng nhẫn nhục tùy thuận bằng lòng. Không có bao giờ mà không có vui lòng trước mọi đối tượng nào hết, cho nên gọi là hòa hợp, mà hòa hợp gọi là Tăng bảo. Đó quý thầy thấy từ ở trong tăng mà nó có đủ cái bản chất của nó gọi là nhất thể Tam bảo, hoặc là nhất thể Tăng bảo ở trong đó.
4 - Lý thể Tam bảo.
Tam bảo là thiện pháp sẵn có trong tất cả chúng sanh, có chỗ nói Tam bảo là Phật tánh của chúng sanh. Thiệt ra thì Thầy thấy bây giờ một cái người chưa tu thì họ cũng có thiện pháp trong tâm họ chứ đâu phải có ác pháp không đâu, phải không? Do cái lòng ham muốn họ mới nảy sanh ra ác pháp, chứ họ có thiện pháp mà. Vì vậy chúng ta thấy mỗi con người chúng ta có thiện pháp mà vì cái lòng ham muốn đó mà chúng ta có ác pháp. Cho nên ở đây chúng ta không lấy cái bản tánh, cái Phật tánh mà chỉ cho là thiện pháp mà chúng ta thấy cái thiện pháp. Bởi vì chúng ta đang tu học ở trong thiện pháp của Phật, ba ngôi Tam bảo này toàn là thiện. Cho nên Tam bảo là thiện pháp sẵn có trong tất cả chúng sanh. Nghĩa là sẵn có bây giờ chúng ta chỉ trau dồi nó thôi, chúng ta tu tập để đem nó lại để dứt được cái ác pháp ra khỏi nó dính vô, cái thiện pháp của chúng ta đã sẵn có. Không phải ở ngoài mà đem vào. Nghĩa là trong tâm chúng ta có thiện pháp sẵn mà.
Cho nên cái ông Khổng Tử ông nói “Nhân chi sơ tính bổn thiện” đó mà. Người mà sinh ra là tính thiện. Nhưng mà sự thật ông nói đó là ông nói trong cái chỗ cạn của ông ấy thôi chứ sự thật ra chúng ta đã tích trữ bao nhiêu cái ác chúng ta mới sanh ra làm con người, mới thọ cái thân mới chịu quả khổ như thế này, chứ nếu mà không có ác làm sao chúng ta sanh ra con người làm gì. Nếu mà “Nhân chi sơ tính bổn thiện” thì ông sanh ra làm con người làm gì, phải không? Ông sanh ra cõi nào chứ ở đây, hoặc là ông ấy chấm dứt sanh tử luân hồi rồi. Cho nên cái ông Khổng Tử thì ông thấy sanh ra thằng nhỏ chưa có biết gì hết cứ khóc không đó. Ông ấy đâu có biết khóc là cái nhân quả ác của nó chứ còn gì. Nếu mà nó cười thì chắc là thiện rồi, mà thằng nhà nào sanh ra mà hổng khóc, phải không? Có ai mà sanh ra hổng khóc không? Quý Thầy có ai mà sanh ra không khóc?
Miệng cũng thét ra làm người ta giật mình, mà nó khóc vậy là mấy bà mụ mừng. Chớ mà nó không khóc kể như tiêu luôn, phải không, sanh ra mà không khóc kể như chết, còn khóc người ta mừng, còn nó không khóc thì móc miệng nó ra cho nó khóc, phải không, cho nên người nào sanh ra cũng khóc. Người ta nói, có cái nhà thơ nói, “Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra”, có không, hổng biết là cái ông nào Thầy quên tên ông ấy rồi... Đó thì các con thấy người ta hiểu một chút Phật giáo thôi mà người ta cũng xét qua cái đời sống của con người sinh ra thì người ta cũng biết được là, “Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra”. Không có người nào mà mang tiếng cười mà ra. Không biết ông Phật hồi ông sanh ra không biết thấy ông sanh ra người ta huyền thoại ông ấy đi liền mà. Không biết ông có khóc không chứ Thầy nói chắc chắn ông ấy có, chứ hồi Thầy ra chắc cũng khóc thấy mồ, thấy tổ.
Đó là cái sự thể nó như vậy thì chúng ta phải biết rằng nó, là chúng ta phải hiểu là trong mỗi con người chúng ta đều có thiện pháp. Là vì cái lòng ham muốn đó mà nó mới sanh ra ác pháp. Nó tạo ra nhân quả nó mới tạo ra cái khổ đau cho chúng ta trong cái ác pháp.
1 - Do sự trau dồi tu tập dứt trừ các ác pháp, chuyển mê mà thành ngộ gọi là Phật bảo. Đó thì bây giờ lý thể Tam bảo đó. Thì chúng ta thấy mình trau dồi mà dứt trừ các ác pháp, chuyển mê thành ngộ. Mình ngộ ra được cái chỗ mà thiện pháp nó hoàn toàn là nó không còn khổ nữa. Cho nên chuyển khổ thành vui, gọi là chuyển mê thành ngộ gọi là Phật bảo. Mà chuyển khổ thành vui gọi là Pháp bảo, mà chuyển họa thành phước gọi là Tăng bảo.
Đó quý thầy thấy không mình chuyển cái này thì thành cái kia, mà trong khi mình thọ tam quy có ba cái này thôi mà mình chuyển được mình thành Phật bảo. Mà chuyển được cái nọ thì mình thành Pháp bảo, chuyển được cái kia nữa mình thành Tăng bảo. Đó bây giờ Thầy lặp lại cho quý thầy thấy: “do sự trau dồi tu tập dứt trừ ác pháp mà chuyển mê thành ngộ gọi là Phật bảo, mà chuyển khổ thành vui gọi là Pháp bảo, mà chuyển họa thành phước gọi là Tăng bảo”. Đó nó có rõ ràng không?
Bởi vậy cái giáo pháp của Phật nó là thiện pháp mà mình biết chuyển nó tức là mình chuyển nhân quả. Mà chuyển được nhân quả thì đó là Phật, Pháp, Tăng rất rõ ràng cụ thể cho nên gọi là lý thể Tam bảo, có đúng không? Rất đúng chứ không có sai đâu. Thầy mà Thầy nói ra quý thầy cứ suy ngẫm đi, nó có cái lý của nó. Nếu mà chúng ta không biết cách như vậy, không hiểu như vậy thì chúng ta chưa biết cách tu. Mà chưa biết cách tu thì chúng ta cứ chổng khu mà đi tu cái loại thiền này hay tụng chú tụng thần chú chứ gì để cho nó thành Phật. Thiệt ra chúng ta chưa có hiểu gì Phật pháp hết thì dù chúng ta có tụng kinh ngàn bộ đi nữa, Thầy nghe có người tụng mấy ngàn bộ kinh Pháp Hoa mà đến bây giờ Thầy thấy còn khan tiếng chứ chưa có thành Phật. Nghe kinh Pháp Hoa tụng dễ lắm còn có nhiều người thôi niệm Phật cũng lần biết bao nhiêu xâu chuỗi, đứt biết bao nhiêu sợi dây chưa mà cũng chẳng thấy đến Cực lạc bao giờ hết. Mà hầu như là Thầy nói thật cho quý thầy thấy trong kinh mà dạy về niệm Phật người ta nói nhiều cái chuyện hay lắm. Có nhiều vị ở xứ này xứ kia, tỉnh nọ niệm Phật được đức Phật Di Đà rước lên Cực lạc rồi hay lắm. Nhưng mà nhìn chung thực tế trong cái cuộc sống của chúng ta Tịnh độ mà hưng thịnh thì hầu như là tất cả các bậc tôn túc của chúng ta đều tu Tịnh độ. Nhưng mà đến khi chết thì chúng ta thấy các bậc tôn túc của chúng ta như thế nào? Mê muội vô cùng không có sáng suốt nữa. Cho nên đến cái giờ phút nhiều khi để lại những cái sự đau khổ bán thân bất toại, nằm đó mà cả một, hai năm mới chết chứ không phải ít. Mà xâu chuỗi nào ông đó cũng bóng lưỡng hết bởi vì tối ngày đêm ở chỗ nào cũng niệm Phật để mau được sanh Cực lạc ai không muốn. Nhưng mà cuối cùng trước cái chết của họ, Thầy thấy cái địa ngục rất là đau khổ.
Đó bây giờ Thầy nhắc lại cho quý thầy như bây bây giờ sư trưởng ở Huê Lâm đó. Sư trưởng tức là hòa thượng của bên ni gọi là sư trưởng, bên tăng gọi hòa thượng còn bên ni gọi là sư trưởng đó. Cái chức vụ của ni lớn họ là hòa thượng đó. Thế mà sư trưởng bây giờ không còn biết gì hết nằm ở trên giường. Vừa rồi có một sư cô về cho biết là sư trưởng giao hết cái trách nhiệm rồi. Từ cái chỗ mà còn biết đi lo lắng, bây giờ mà nằm liệt rồi thời gian mà đi không được nữa. Lúc mà còn biết thì ngồi trên cái xe lăn mà đẩy đi nè, ngồi mà lăn như cái người mà hai cái chân đi không có được nữa. Đó không biết là tu tập như thế nào mà bây giờ khổ sở như đến đó, như là cái người mà tàn tật hai cái chân hết có đi được rồi, không có bước đi. Cho đến bây giờ là nằm im lìm không còn biết gì, đái ỉa không còn biết gì hoàn toàn chờ đến ngày chết thôi, mà giờ nó không chịu chết mà cứ nằm đó.
Đó là những cái vị mà tôn túc lớn nhất mà kinh sách các vị rất thông suốt chứ không phải không thông suốt đâu. Các vị viết kinh nào là kinh Bát Nhã rồi tất cả các loại kinh gọi là trí tuệ siêu việt, rồi cho đến khi những cái giới bổn bên ni người ta rành rọt lắm. Người ta làm những giảng sư người ta thuyết giảng cho bên ni mà, cho nên người ta mới làm bậc hòa thượng của ni chứ đâu phải ít. Thế mà bây giờ trong cái cảnh tượng đó chúng ta thấy quá khổ, quá khổ đau. Đau đớn là khi chúng ta xét thấy không có phải là chúng ta chê những vị đó đâu. Mà chúng ta nghĩ đến cái thân phận của mình, thấy những cái người đó mà chúng ta nghĩ thân phận của mình. Mình tu hành rồi mình cũng đi vào con đường đó, mình phải làm sao chứ, mình phải hiểu làm sao cho Phật pháp cho đúng chứ. Bởi vì những người đó họ đã tu tập như thế nào, mà họ đi lạc đường như thế nào bây giờ họ phải thọ lấy những cái quả khổ đó. Mà trong khi họ làm bao nhiêu cái sự việc để cho chúng ni toàn bộ là ni bộ đều tập trung dưới sư trưởng chứ đâu phải làm lợi ích cho một người đâu. Bao nhiêu ni đều là ngài lãnh đạo hết chứ đâu phải. Coi như là về giới ni, sư trưởng Huê Lâm là ngài lãnh đạo hết chứ không phải là tầm thường đâu. Cả trăm ni mà ngài kêu một tiếng là người ta tập hợp về tức khắc ở đâu cũng phải về. Mà bây giờ ngài phải khổ sở như vậy thì chúng ta biết được con đường của Phật pháp nếu mà sai một chút là chúng ta đã bị lạc đường. Lạc đường thì chúng ta rất khổ sở, cái phước thì chúng ta thấy chúng ta làm được mọi người khác thấy chúng ta làm như làm phước. Ngài mở tiệm cơm chay để lấy tiền đó nuôi chúng ăn học cho nên mới có những cái chúng mà thông suốt được giáo lý, mới có những chúng nữ mới thông suốt được giáo lý của Phật, mới có cử nhân, mới có tiến sĩ Phật học chứ. Thế mà bây giờ ngài tạo như vậy mà bây giờ ngài thọ cái khổ như vậy là cái nhân quả nào đây? Chúng ta phải suy xét cái điều đó, mà đạo Phật là đạo nhân quả mà. Ngài có làm gì cho cá nhân ngài đâu, ngài có đem về nuôi cha nuôi mẹ ngài đâu. Thế mà nuôi toàn cả những người tu hành mà bây giờ ngài phải khổ.
Còn chúng ta có làm gì lợi ích cho ai đâu mà bây giờ chúng ta lại thọ dụng của đàn na thí chủ như thế này, mà không giải quyết được thì chúng ta làm sao đây? Nó còn khổ hơn ngài gấp mấy nữa, phải không? Cho nên vì vậy mà chúng ta phải hiểu biết được cái lý tu hành sao mà cho nó đúng.
Đó, do cái lý thể thiện pháp mà xét, lý sự nhất như là Phật bảo, lý sự sổ quán là Pháp bảo, lý sự năng quán là Tăng bảo. Bây giờ do cái chỗ mà lý thể Tam bảo này thì chúng ta biết được những cái gì. Bởi vậy cho nên cái phần hai này chúng ta thấy rất rõ. Hồi nãy cái phần một là chúng ta trau dồi tu tập phải không? Còn cái phần hai này do cái lý thể thiện pháp mà xét. Đứng ở trên cái lý thiện pháp của Tam quy này chúng ta xét. Thì lý sự nhất như là Phật bảo, mà lý sự sổ quán tức là chúng ta tu quán thì tức là Pháp bảo. Mà lý sự năng quán thì tức là Tăng bảo.
Tam bảo tuy phân ra làm bốn loại nhưng gồm lại thì có hai thứ tính chất: sự và lý. Nghĩa là gồm nó làm bốn, chia nó ra làm bốn loại như vậy nhưng mà gồm lại thì nó chỉ có hai tính chất thôi, sự và lý mà thôi. Sự tướng Tam bảo là hiện thực cụ thể vì thế rất dễ hiểu, còn lý thể Tam bảo trừu tượng rất là khó hiểu nhưng chúng ta cũng dễ nhận. Ở đâu mà dục hết ác pháp hết tức là ly dục ly bất thiện pháp á, thì ở đó là lý thể Tam bảo, là Niết bàn. Cho nên vì vậy mà bây giờ chúng ta trở về ly dục ly bất thiện pháp chứ gì, đó là lý thể của Tam bảo chứ gì. Còn nếu mà chúng ta không ly dục ly bất thiện pháp thì đâu gọi là lý thể Tam bảo được, phải không? Còn sự tướng Tam bảo thì chúng ta ai cũng thấy rõ, tuy là nói bốn loại nhưng mà nó gồm lại thì nó có… (mất tiếng) (A 27:55).
Hôm nay tiếp tục cái bài giảng, thì vừa rồi khi mà Thầy dạy xong cái bài giảng thì cũng có một vài cái ý kiến. Do đó thì hôm nay trả lời cái ý kiến trước để cho nó thấu suốt cái bài giảng vừa rồi, rồi chúng ta sẽ tiếp tục đến cái bài giảng kế. Thì ở đây có một vị thầy hỏi Thầy:
“Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Thầy hoan hỷ bố thí cho con thưa hỏi. Như buổi thuyết giảng hôm qua Thầy giảng về lý và sự quy y Tam bảo, có đoạn hóa tướng Tam bảo. Thưa Thầy, chỗ hóa tướng Tam bảo Thầy chỉ đức Phật giáo chủ bổn sư Thích Ca Mâu Ni hiện tại thuyết pháp độ sanh. Vậy trong kinh Di Đà đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni tại hội thuyết ở nước Xá Vệ trong vườn của trưởng giả Cấp Cô Độc. Kinh văn có đoạn Ngài bảo Trưởng lão Xá Lợi Phất từ đây sang phía tây trải qua hơn 10 vạn ức Phật độ có một thế giới tên gọi là Cực lạc, nước ấy có Phật hiệu là A Di Đà, hiện nay đang nói pháp. Thưa Thầy đức giáo chủ Thích Ca Ngài nói ra kinh này là ý chỉ giáo pháp gì và tại sao lại sinh ra pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh về Cực lạc quốc? Cúi xin Thầy chỉ giáo cho con”.
Đó là cái câu hỏi.
Bởi vì Thầy giảng ở trong cái bài giảng thì Thầy biết rằng theo cái giáo lý của đức Phật thì một tôn giáo chỉ có một đức giáo chủ, chứ không thể có nhiều giáo chủ. Cho nên hầu hết chúng ta cũng nhìn thấy trên cái hành tinh chúng ta có nhiều tôn giáo nhưng mà mỗi tôn giáo đều có một đức giáo chủ chứ không có hai, ba giáo chủ. Do vì vậy thì đạo Phật chúng ta cũng biết rằng chỉ từ có đức Thích Ca mà thôi. Nhưng sau này mình phải xác định như thế này này, sau này người ta thêm thắt ra, rồi người ta ở trong cái tư tưởng nào mà người ta thêm thắt ra. Thí dụ như trong kinh Di Đà đó, thì đức Phật không phải là giới thiệu, có một cái đức Phật A Di Đà là một giáo chủ của cõi Tây Phương. Mà trong đó đức Phật còn giới thiệu bốn phương, rồi phương trên, phương dưới đều có những đức Phật làm giáo chủ mỗi phương hết. Rồi ở trong kinh văn Duy Ma Cật thì đức Phật, cũng chính đức Phật Thích Ca cũng giới thiệu ở trong kinh Duy Ma Cật thì có một nước Chúng Hương thì ở đó cũng có một cõi giới mà đức Phật ở cõi nước Chúng Hương đó cũng có Bồ tát cũng có Thanh văn, cũng có đủ hết người ta đến dự cái thuyết pháp ở trong cái buổi thuyết pháp của đức Phật Thích Ca. Do đó vì vậy mà đức Phật cũng giới thiệu cho chúng ta biết cái nước Chúng Hương đó. Như vậy chúng ta thấy những cái người mà sau này thêm vào người ta đứng ở trên cái lập trường nào, mà người ta thêm vào có nhiều cái giáo chủ của đạo Phật như vậy? Nhưng mà kẽ hở của người ta để cho chúng ta thấy rất rõ là vì người ta tưởng tượng có thể mỗi một cái quốc gia đó là một ông vua là một giáo chủ. Cũng như bây giờ trên hành tinh của chúng ta có nhiều nước chứ đâu phải có một nước, phải không? Nhưng mà mỗi nước thì có một ông vua, vì vậy cho nên cái người mà thành lập những cái pháp mà sau này đặt ra để mà gạnh ra thì họ đứng trên cái môi trường của vai trò mà phong kiến. Tức là cái thời vua chúa rồi đó, thành ra họ cứ nghĩ bây giờ mình đặt vậy thì cái tôn giáo có nhiều giáo chủ là cũng giống như trên hành tinh chúng ta có nhiều đất nước, có nhiều ông vua. Họ nghĩ vậy mà, bị ảnh hưởng như vậy đó mà họ không thấy kẽ hở.
Bởi vì tôn giáo nó chỉ có một ông giáo chủ đó, cái giáo lý, cái triết lý của nó chỉ có một không thể hai được, không thể hai, ba được. Bởi vì thí dụ bây giờ chúng ta đứng ở trên lập trường chúng ta nhìn này, cái tôn giáo mà hiện bây giờ chúng ta phải thấy như tôn giáo Cao Đài người ta đến người ta nghiên cứu về tôn giáo Cao Đài. Người ta tìm cái chân lý của nó không có, mà nó lấy Phật giáo rồi lấy Thiên giáo rồi lấy Khổng giáo, lấy Thiên Chúa giáo nó kết hợp lại nó thành ra một cái tôn giáo Cao Đài. Là một cái tôn giáo Cao Đài nó không có chân lý thật của nó. Không có chính của nó. Còn cái Thiên Chúa nó có của nó. Đó cho nên một cái tôn giáo ra đời nó phải có cái triết lý của nó ở trong đó, mà nó phải có pháp của nó ở trong đó, nó riêng biệt nó không giống ai, cho nên mới nói nó. Còn bây giờ chúng ta tổng hợp các tôn giáo lại chúng ta gọi là Thông Thiên Học đi. Thì Thông Thiên Học nó chỉ là kết hợp các tôn giáo lại để nó hòa hợp nhau thôi chứ nó làm sao mà nó có chân lý gì riêng của nó đâu mà gọi là Thông Thiên Học là cái giáo. Cho nên nó đâu có giáo chủ. Đó bằng chứng như vậy là các thầy thấy rằng cái vấn đề mà người ta gạnh vô, người ta gạnh vô thêm một cái phần nào đó.
Cho nên đọc qua cái sử của Phật giáo thì chúng ta thấy khi mà vua Bình Sa Vương bị vua A Xà Thế giam ở trong tù thì chỉ có mình ông ta thôi. Còn bà mẹ bà Vi Đề Hi thì không có bị bắt. Nhưng mà khi trong kinh Tịnh độ thì người ta gạnh cái câu chữ đó người ta nói ra là bà Vi Đề Hi và vua Bình Sa Vương bị vua A Xà Thế giam ở trong tù. Cho nên bà ở trong tù bà tha thiết bà cầu đức Phật Thích Ca cứu độ bà làm sao cho bà thoát ra cảnh khổ của vợ chồng như vậy. Lúc bấy giờ đức Phật mới thể hiện thần thông đến trong khám đường mới dạy bà cách thức niệm Phật, niệm Phật A Di Đà. Chứ không phải như ở trong kinh giới thiệu một cách đơn giản mà phải giới thiệu bằng cách có lịch sử đàng hoàng, nhưng mà sự thật lịch sử thì nó không phải vậy.
Cho nên do đó chúng ta thấy trong lịch sử viết rất rõ là khi mà vua Bình Sa Vương bị bỏ tù, bị nhốt rồi thì bà Vi Đề Hi bà mới đem thực phẩm đến bà nuôi vua Bình Sa Vương. Thì vua A Xà Thế mới cấm không cho bà đem thực phẩm nữa. Bà không biết làm sao mà vô thăm Bình Sa Vương, làm sao có gì ông này ăn mà sống được cho nên do đó bà mới thoa mật khắp cùng người của bà, rồi bà mới mặc áo vô thì bà mới xin đi thì coi như lính nó xét tay không mà đâu có gì. Nhưng mà trong người bà bà thoa mật. Nhưng mà vua A Xà Thế mới thấy sao cái thời gian bà này ra mà không có đem gì ăn mà ông này ông ấy không chết. Lẽ ra bỏ đói cho ông ấy chết mà sao ông không chết cho nên mới cho lính khám quả đúng là bà thoa mật ở trong người bà ấy cho nên vua Bình Sa Vương mới vô đó liếm từ cái mật đó mà sống. Cho nên ông ấy cấm luôn bà Vi Đề Hi tức là mẹ của ông cấm không cho vô thăm nữa. Thì khi mà cấm như vậy lúc bấy giờ bà Vi Đề Hi đâu có vô được.
Cho nên lúc bấy giờ vua A Xà Thế vừa sanh ra đứa con. Khi sanh ra đứa con thì ông thấy ông thương đứa con ông quá chừng, thương không thể nào mà tưởng tượng được. Ông mới chạy vô ông hỏi mẹ, khi mà mẹ sanh con vua Bình Sa Vương có… (mất tiếng) (A 35:23) Cách thức mà vua Bình Sa Vương thương vua A Xà Thế như thế nào? Đó, một hôm con bị cái mụn nhọt ở cái đầu ngón tay mà nó sưng nó nhức con khóc không có ai mà dỗ được cho nên cha con mới dỗ con. Nhưng mà ông biết làm sao không? Vì khi vua mà ngậm cái mụn nhọt ở trong miệng, mà ngậm ngón tay con ở trong miệng thì nhờ sức nóng từ miệng vua Bình Sa Vương thì con không có đau nhức, cho nên ông cứ ngậm hoài. Mà hễ lấy ra nó lạnh thì nó đau nhức con khóc, cho nên đến khi cứ ngậm như vậy cái mụn nhọt ở ngón tay con nó bể mủ mà ông cũng không dám lấy ra nữa phải đành nuốt máu mủ con.
Vua A Xà Thế nghe mẹ mình diễn tả cái tình thương của cha mình đến cái mức độ đó ông không còn đứng yên được nữa. Ông chạy vô khám mà mở cửa khám thả cha mình ra, nhưng mà không ngờ cha mình đã nhịn đói 3 đến 4 ngày chết rồi còn đâu, ông đã chết đói ở trong khám. Đó thì câu chuyện như vậy đó. Thế mà người ta dám đặt ra là bà Vi Đề Hi bị ở tù với ông Bình Sa Vương. Rồi từ đó bà Vi Đề Hi, đàn bà thì người ta nhát gan lắm người ta ở tù người ta sợ lắm cho nên người ta cứ cầu Phật thôi. Cho nên ông Phật cảm động được chỗ đó mới hiện đến, dạy bà niệm Phật Di Đà để cầu vãng sanh đến được cõi Cực lạc an ổn, nên mới có câu chuyện như vậy.
Các thầy thấy trong những chuyện mà dựa vào chuyện lịch sử mà ghi như vậy nó có đúng sử không, cho nên trong kinh Di Đà, tất cả những kinh như kinh Trực Chỉ, kinh Di Đà, rồi kinh Vô Lượng Quang, hầu như là người ta tu về pháp môn Tịnh độ thì nó rất nhiều chứ không phải. Bởi vì cái thời đại mà trước chúng ta, các bậc tôn túc của chúng ta, các bậc hòa thượng, như bây giờ chúng ta thấy như hòa thượng Thiện Hoa, hòa thượng Tuyết Tịnh rồi một số quý bậc hòa thượng lớn bây giờ hiện họ còn đang tu Tịnh độ đó. Cho nên trong cái sự tu Tịnh độ thì trong kinh nó nhắc như ở bên Trung Hoa thì nó nhắc có một cái ông này ở tỉnh kia, có một ông nọ ở cái làng nọ, ở xứ này kia, mọi người đều tu Tịnh độ, đến cái ngày Cực lạc tây phương thì có Phật Di Đà hoặc có triệu chứng này triệu chứng kia thì nghe rất hay. Những cái huyền thoại những câu chuyện chúng ta thấy tuyệt vời. Pháp môn Tịnh độ người ta tu chứng rất đông. Cho nên cái ngài khi mà ngài thiền sư Huệ Viễn đó Ngài lập Liên Trì Thư Xã, ngài sớ giải tất cả các loại kinh đại thừa Tịnh độ này hướng dẫn cho người ta. Ngài là một thiền sư có danh tiếng ngài thị tịch một cách tự tại. Khi mà vua mời ngài đến đăng đàn thuyết pháp thì ngài từ chối ba lần như vậy. Thì trong một hôm đó cái người đến mà mời ngài, cái vị sứ quan đến mời ngài thì ngày đó là ngày mời lần thứ ba, nếu mà kỳ này ngài không đến thuyết pháp cho vua, cho trong cung vua thì tôi sẽ bị cả gia đình bị tru di tam tộc đi. Xin ngài thương chúng tôi mà ngài đi dùm thì ngài hứa thôi được rồi ta sẽ đi. Nhưng ngài nguyện là ngài không có rời khỏi núi cho nên hôm đó Ngài họp chúng lại ngài hỏi ai đi với ta xuống được kinh đô? Thì trong chúng ai cũng nói con đi được 50 dặm con thì đi được 70 dặm, con đi 100 dặm, con đi 200 dặm.
Ông nói mấy ông đi với ta không được đâu. Vậy còn ai đi được với ta nữa không mới đi với ta xuống dưới. Thì có một chú thị giả nói con đi được thưa hòa thượng. Hỏi vậy chứ ông đi được bao nhiêu mà ông đòi đi theo ta, thì nói hòa thượng đi tới đâu con đi tới đó. Thì bắt đầu ông Huệ Viễn đó ông ngồi ông thị tịch, ông ngồi ông thị tịch chết thì chú thị giả đứng hầu bên cũng thị tịch luôn. Hai Thầy trò đứng chết, trời chúng ta nghe hay quá chứ gì, thầy trò sao mà chết tự tại quá. Đó là cái câu chuyện của ngài Huệ Viễn, nhưng mà ngài Huệ Viễn là một thiền sư tự tại như vậy mà không đem cái pháp môn tự tại dạy người ta, để thành lập cái Liên Trì Thư Xã dạy người ta. Cho nên ngài Vĩnh Minh Diên Thọ sau này xương minh ngài nói như thế này này: một người tu thiền mà tu Tịnh độ như cọp mọc sừng. Mười người đều đạt được mười người, còn người tu thiền mà không tu Tịnh độ mười người chưa đạt một người. Vậy là ngài Vĩnh Minh Diên Thọ xương minh cái Tịnh độ hết mức.
Nhưng sự thật chúng ta đọc trong kinh Tịnh độ chúng ta thấy có những cái mẩu chuyện mà người tu Tịnh độ chứng đạt rất là vi diệu. Nhưng mà nhìn thực tế thì chúng ta lại không thấy. Bởi vì thực tế là các bậc tôn túc thầy tổ của chúng ta đều là những người tu Tịnh độ hết rồi bắt đầu phật tử chúng ta ai cũng lần chuỗi hết. Cho nên hiện giờ mà quý thầy thấy, quý thầy mà ra ngồi, lên đàng mà ngồi ông nào cũng đeo xâu chuỗi dài tới cổ hết. Trời ơi trang trí Thầy nói ông thầy nào cũng đẹp hết à, phải không? Thầy nào cũng đeo chuỗi, chuỗi tay rồi chuỗi cổ, có nhiều người đeo hai, ba chuỗi chứ đâu phải một chuỗi. Ông thầy nào cũng có hết không phải là thầy Tịnh độ sao. Nhưng mà quý thầy thấy khi chết rồi quý thầy thấy sao, bằng chứng thực tế chúng ta phải nhìn chứ để chúng ta biết cái pháp môn đó có dẫn chúng ta đến chỗ nào không chứ. Nếu mà chúng ta cứ nghe cái chuyện nói láo vọng ngữ ở trong kinh sách mà đặt điều ra nói, nói ông ở chỗ này chỗ kia, như bây giờ Thầy ngồi đây Thầy nói có một ông ở xã Thạnh Phước, ông ở xã Trường Lưu hoặc ở huyện Gò Dầu có ông đó vậy. Nhưng mà đến đó hỏi không có ông đó, phải không. Nhưng ở đây Thầy đặt được, ờ ông đó ông tu Tịnh độ vậy vậy đó tới ngày vãng sanh trời ơi mùi thơm ngào ngạt hoa sen rất cùng, hoa trời đầy hết. Thầy nói ở trong bài thì Thầy viết thì như vậy nhưng mà thực tế lại cái chỗ đó hỏi có ông tên đó không? Không! Không ai biết tên ông đó hết, có phải là vọng ngữ không? Gạt người ta để xương minh cái Tịnh độ chứ gì. Thì cuối cùng chúng ta hình dung bao nhiêu người đã tu Tịnh độ, từ cư sĩ có nhiều người khi nghe cái Tịnh độ ai cũng được hết, vậy hết bởi vì pháp môn dễ niệm Phật là được vãng sanh. Cho nên bốn mươi tám lời nguyện của đức Phật như thế nào :
“Thiện nam tín nữ các người,
Chí thành tưởng Phật niệm mười tiếng ra
Ta không rước ở nước ta,
Thệ không làm Phật chắc đà không sai”.
Các con thấy ông Phật Di Đà nguyện rất lớn nhưng mà người ta niệm Phật đâu có mười tiếng, trời đất ơi cả lố, phải không các con thấy đếm không có hết, chuỗi này lần tới chuỗi kia ông nào cũng muốn sanh Cực lạc, chứ ai muốn ở thế gian, ở cái cõi trần này cực khổ gần chết. Cho nên nó có những cái pháp môn mà nhiều người phải niệm Phật phải la cho lớn để ức chế vọng tưởng vậy. Có nhiều người niệm Phật theo cái hơi thở, nhiều người phải đếm xuôi đếm ngược đủ loại đủ cách để mà ức chế vọng tưởng. Cuối cùng chẳng thấy ma nào mà có thể giải thoát sanh tử, không có làm chủ được sanh tử, mà không biết chết đi đọa ở đâu. Chứ còn Thầy thấy khi mà chết rồi các bậc hòa thượng thì mình còn dễ thấy bởi vì họ là những bậc Thầy mình mà. Họ đều là tu niệm Phật hết mà nhưng mà tới chừng đó họ bán thân họ nằm tới cái ngày chết họ mê muội luôn, họ chết hổng biết gì hết, không có tỉnh gì hết.
Đó, bằng chứng Thầy dẫn chứng trong cái bài kinh của Phật dạy chúng ta rõ ràng chúng ta tu Chánh niệm tỉnh thức thôi mà chúng ta chết đi chúng ta biết chúng ta được vào bào thai mẹ, phải không? Có một cái Chánh niệm tỉnh thức thôi chúng ta chỉ đi chúng ta nhìn ở dưới chân chúng ta đừng có đạp chết chúng sanh là cũng đã đủ tỉnh thức rồi là khi chết chúng ta đi vào lòng mẹ chúng ta biết. Tức là không phải nghiệp lực lôi chúng ta rồi, cho nên khi mà vào bào thai rồi chúng ta biết, chúng ta biết chúng ta đi vào bào thai. Tức là biết chúng ta sanh vào cái nhà nào, cái người đó là ai chúng ta biết được. Bởi vì cái sự tỉnh thức của chúng ta cho nên không có cái nghiệp, cận tử nghiệp nào lôi chúng ta được. Còn cái sức tỉnh thức chúng ta không có thì chúng ta phải mê. Mà bây giờ vì cái duyên nghiệp nào mà các người niệm Phật mà lại nằm mê man ở trên giường bệnh. Người mà bán thân khi chết họ mê man họ không biết.
Cho nên bây giờ Thầy có nhắc lại cho quý thầy thấy đó, thí dụ như bây giờ hiện sư trưởng không phải người của niệm Phật sao. Không phải các hòa thượng tôn túc Thầy không nhắc không kể tên ra cho quý thầy thấy, các bậc hòa thượng mà danh tiếng ở trong đất nước chứ không phải không đâu, những cái bậc đó đều danh tiếng. Cho nên hầu hết là những người đó đều là thông kinh sách hết mà họ tu Tịnh độ, cuối cùng họ trăn trở trên cái giường bệnh của họ rất là khổ sở.
Đó là tất cả những cái mà Thầy tổ của mình là những người mà đã hướng dẫn, Thầy nói Thầy và quý thầy hiện bây giờ mà biết được những bậc mà hòa thượng danh tiếng chứ còn mà những bậc nhỏ nhỏ chúng ta không biết được đâu, phải không. Không hiểu đâu nhưng mà những bậc hòa thượng danh tiếng, những người mà gọi là ai cũng biết tiếng, nhưng mà khi chết thì rất đau khổ. Họ là những người mà tin Cực lạc hết sức tin, niệm Phật hết sức niệm đó, đêm ngày niệm, hở ra chút nào ngồi ở trên pháp tọa chứ rảnh là ngồi lần chuỗi rồi không có để kẽ hở đó, họ đáp từ nói gì nói rồi ngồi không họ tụng. Họ đến cái chỗ mà họ thọ trai cũng vậy, họ ngồi ăn thì thôi chứ còn hở ra cái họ ngồi lần chuỗi rồi. Làm như cái thói quen của họ rồi, Thầy thấy quý hòa thượng vậy à, liên tục như vậy đến cuối cuộc đời của họ để lại cái hình ảnh đau khổ hết sức. Nhiều khi mổ xẻ từng lớp da của họ ở trong thân của họ, thì thấy qua những cái chuyện giải phẩu của bệnh viện, tan nát, "thiện nam tín nữ các người chí thành...
Mặt B.
Đau khổ mà chúng ta không sáng suốt. Con người chúng ta sao Vô Minh đến độ mà không nhìn thấy. Cứ đọc ở trong kinh sách như thế nào chúng ta tin như thế nấy.
Thứ nhất làm sao mà một tôn giáo lại có nhiều giáo chủ được. Dù đức Phật Thích Ca có nói vậy chúng ta cũng phải nghĩ rằng ông Phật Thích Ca chỉ là người khiêm nhượng mà thôi. Nếu mà đã có những bảy ông Phật quá khứ thì làm sao không có giáo pháp của đức Phật mà ông Phật Thích Ca phải đi tìm từng ông này đến ông kia, rồi phải bỏ đi tự mình đi phát triển ra một cái pháp tu hành. Các con nghĩ đức Phật nói ờ quá khứ có bảy vị Phật, phải không? Thế mà ông Phật phải đi tìm cái pháp để tu, nếu mà có bảy vị Phật tức là phải có cái giáo pháp chứ? Sao lại có bảy người tu được mà lại không có giáo pháp để lại cho đời sau. Tu nào là nhập phi tưởng, phi phi tưởng xứ định, không vô biên xứ, tu cái gì đủ thứ. Ông Phật khổ hạnh đến cái mức độ mà da bọc xương không còn gì hết, rờ da bụng đụng xương sống, rờ xương sống đụng da bụng, ngồi hết có nổi rồi. Ông Phật chỉ còn nằm dẹp xuống đó mà thở thoi thóp như mà sắp chết. Nếu mà không may mà gặp cái cô mà chăn dê ở đó vắt sữa mà đổ cho ông Phật thì ông cũng tiêu luôn rồi còn gì, còn gì tu. Vậy thì có giáo pháp mà tại sao lại không có giáo pháp của đức Phật mà có bảy đức Phật ở quá khứ, cái lý do gì không có? Mà ngoại đạo thì sáu cái giáo phái của tà giáo ngoại đạo, trong lúc đó lại bành trướng phát triển rất lớn. Còn kinh sách của Phật giáo bây giờ lại không có nữa, chỉ có 3 bộ kinh Vệ Đà chứ chưa có bộ Áo Thư nữa, thì quý thầy nghĩ như thế nào? Đâu phải đất nước Ấn Độ không có chữ nghĩa, mà có chữ nghĩa lại có những bộ kinh Vệ Đà lâu đời nhất ở trong đất nước đó, thế mà đức Phật ra đời đã có những kinh đó rồi. Thế mà sao lại không có kinh gì của bảy đức Phật này đã tu thành tựu được như vậy, đều là bậc chánh giác.
Vả lại cái nữa đức Phật trong kinh nói đồng thời trong một lượt của đức Phật. Trong một lượt đức Phật không có một bậc A-la-hán mà lưu xuất hai người một lượt, thì đồng thời đâu có được. Đó các thầy thấy không có được, bởi vì nếu mà đồng thời đức Phật có giới thiệu có một đức giáo chủ ở chỗ nào đó, thì ở đại Ta Bà này có một đức giáo chủ thì đồng thời một cái thời điểm trong cái không gian vũ trụ này đã có hai đức giáo chủ không thể có lưu xuất ra được một lần. Kinh xác định quá rõ ràng, bài kinh Nguyên Thủy rõ ràng, đức Phật xác định chỉ có một, chỉ có một mà thôi chứ không thể hai. Cũng như vua Chuyển Luân Vương, chỉ có một vua Chuyển Luân Vương trong cái thời đại đó chứ không có thể có nhiều ông vua Chuyển Luân Vương ở trong cái thế gian này được. Nghĩa là bây giờ ở trong cái thế giới mình nó, trên cái trái đất hành tinh nó có nhiều nước, phải không mà chỉ có một ông Chuyển Luân Vương ra đời thôi chứ nước khác không có ông Chuyển Luân Vương được. Nếu có hai ông Chuyển Luân Vương này ngang nhau nó đánh nhau chết hết còn gì, các con hiểu không? Bởi vì ông Chuyển Luân Vương này cũng có bảy cái báu thì ông kia cũng có bảy cái báu mà đồng thời ra một lượt thì hai ông này choảng nhau thì bà con mình nhăn răng méo miệng hết đâu còn.
Cho nên đức Phật nói đồng thời không có hai ông Chuyển Luân Vương được, mà đức Phật đã xưng mình, trong cái bài Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư Phật, làm Thầy trời và người. Người là ở trên hành tinh của chúng ta là nơi đâu có những cái sắc thân con người đều là Thầy của loài người. Mà chỗ nào cái thế giới vô hình Tam giới mà, cái thế giới vô hình, dù cõi trời hay cõi nào, vô hình ở đâu bất kỳ cõi nào cũng đều là Thầy hết. Vậy thì có một ông chứ sao lại có hai ông. Như vậy đời sau người ta không hiểu cái ý đó, cho nên người ta gạnh thêm. Gạnh thêm thứ nhất là lịch sử sai, thứ hai là gạnh thêm như trong kinh mà nhắc ra vậy là sai hết. Cho nên chúng ta là người có trí chứ đâu phải chúng ta ngu để mà người khác gạt chúng ta được. Chỉ có những người vô minh nói đâu nghe đó, làm thằng điên thằng khùng cuối cùng tu hành chẳng ra gì. Cuối cùng chết nhăn răng méo miệng, nằm đó mê mờ cũng như là không biết gì hết.
Đó thì bằng chứng Thầy thấy hiện tiền là trải qua cái đời của Thầy thôi chứ Thầy chưa nói các đời khác. Nhưng mà xét đến từ khi tất cả các đại đệ tử của Phật thị tịch hết rồi thì Phật giáo vắng bóng rồi. Người ta chia ra thành 20 bộ phái là tiêu rồi đó. Kể như là Phật giáo tiêu rồi đó không còn nữa. Đó bây giờ hiện chúng ta thấy trong cái vấn đề đó nó cụ thể và rất rõ ràng, cho nên chúng ta phải xét thấy được cái đường lối mà chúng ta hiện giờ tu hành. Tu hành làm sao mà chứng nghiệm được cái chúng ta làm chủ, làm sao mà chúng ta thức tỉnh được. Đó là những cái đặc biệt của Phật giáo.
Đó thì hôm nay Thầy giải thích như vậy để biết rằng, tất cả những cái này là những người sau người ta thêm bớt, người ta làm ra, người ta đặt ra nào nào Liên Trì Thư Xã, rồi người ta dạy đủ cách thức niệm Phật chứ không phải có một lối niệm Phật đâu, không phải niệm Phật thường đâu. Người ta niệm Phật thế này không được người ta đặt niệm Phật cách khác đủ mọi đủ loại.
Đó là một cái pháp môn mà nói về Tịnh độ đó, chúng ta đủ biết là nó như vậy rồi, còn tất cả các pháp môn khác họ đặt ra biết bao nhiêu thứ. Cũng như bây giờ nghe Phật dạy Định niệm hơi thở mà chẳng biết Định niệm hơi thở làm sao hết mà dám đặt ra hơi thở. Mà cái người dạy hơi thở cũng chẳng biết hơi thở là cái gì ở trong thân của chúng ta nữa, họ chỉ biết là hơi thở là cái mạng sống của con người thôi chứ còn họ chẳng biết cái hơi thở tu tập như thế nào đúng, như thế nào sai. Cho nên người ta mới đặt ra pháp An Ban, rồi người ta mới đặt ra pháp sổ, tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh. Rồi người ta thần thoại những cái chuyện vi diệu của một vị như ngài Thiên Thai, ngài còn nằm mộng ngài đi lên cái cõi núi Linh Thứu ngài dự cái pháp hội, pháp hoa của đức Phật, không phải là nằm mộng sao? Mà ông thầy nằm mộng làm sao vượt qua được Tam thiền, Nhị thiền chưa xong nữa thì thử hỏi như ngài Hư Vân hòa thượng ngài còn thấy ngài khi mà bị bắt giam ngài trong khám ngài bị hành hạ quá độ. Đêm đó ngài mê man ngài thấy ngài xuất hồn ngài đi lên ở trên trời Đâu Suất ngài gặp đức Phật đang thuyết giảng kinh ở trên đó. Ngài xin thôi cho ngài ở trên đó, ở thế gian này quá khổ. Đó là những cái hiện tượng chiêm bao của ngài chứ đâu phải là cái thực có như vậy đâu. Mà ngài Hư Vân hòa thượng các thầy nghe cái lịch sử tu hành của ngài dữ tợn lắm chứ đâu phải thường, thế mà ngài chẳng đi tới đâu hết.
Rồi các thầy thấy như các tổ, như Hoàng Bá còn mộng. Mộng thấy mẹ mình sinh lên cõi trời, còn ngài Nam Tuyền thấy thần nhân mách bảo. Tất cả những cái này đều hoàn toàn là còn mộng mị hết. Mà còn mộng mị thì Thầy nghĩ Nhị thiền chưa xong phải còn mộng mị chứ sao, đâu có làm sao mà dẹp cái thứ này được. Cho nên làm sao mà người ta phải phá được cái tỉnh thức đến cái mức độ người ta không ngủ. Mà người ta không ngủ mà thân người ta ngủ cho nên nó đâu có mỏi mệt. Vì tỉnh thức cho nên nó không có mộng được, còn không tỉnh thức thì phải ngủ quên thì phải mộng thôi. Do mộng thử hỏi cái sức độ của thiền sư tu đến cái mức độ nào mà còn mộng mà gọi mình là triệt ngộ, gọi là chánh đẳng chánh giác được, gọi là làm chủ sanh tử được. Đủ bấy nhiêu đó chúng ta cũng đủ biết rằng cái miệng lừa của họ họ lừa chúng ta nhiều quá rồi, gạt chúng ta tận cùng rồi.
Đem hết cuộc đời chúng ta đã không lợi ích cho bản thân mình mà không làm lợi ích cho người nào được hết. Tối ngày cứ ngồi liên miên ở trong thất tu hành riết cuối cùng không lợi ích cho ai hết rồi cuối cùng chẳng có đem lợi cho mình chút nào hết. Cuối cùng chết cũng nhăn răng méo miệng, người này bưng bít người kia, người kia bưng bít người nọ. Họ huyền thoại câu chuyện này huyền thoại câu chuyện kia để gạt người ta. Để rồi ngồi không đó mà tính tiền tính bạc, kinh doanh sự sống bằng mồ hôi nước mắt của kẻ khác. Phật giáo thì phải cho đúng Phật giáo, Phật giáo gì mà không ra đúng gì hết.
Bởi vậy càng nói Thầy càng thấy giữa Bắc Tông chúng ta cũng vậy, mà đến Nam Tông chúng ta cũng thế. Một cái đất nước mà gọi Phật giáo là quốc giáo của họ, thế mà dân tộc của họ tàn sát con người đến cái mức độ các thầy cũng thấy rõ chứ. Như dân tộc Cam-pu-chia bây giờ sao, nó diệt chủng gần như muốn hết không còn ai nữa. Nếu mà không có cái sự can thiệp của Việt Nam vào đó thì dân tộc nó còn gì? Rồi nó giết những kiều bào Việt Nam chúng ta ở trên đất nước nó, khi mà nó về nó giết, nó không gớm tay chút nào hết, mà mỗi người dân nước nó 18 tuổi là phải được người thanh niên phải được vào chùa để mà 3 năm tu tập trong đó.
Mà đạo Phật là đạo thiện pháp, nó là cái đạo Phật chân chính cái gốc của đạo Phật nó tự xưng là cái đạo Therevada tức là cái gốc của đạo Phật, thế mà cái gốc của đạo Phật nó ác như vậy đó. Nó học hỏi trong kinh Phật vậy như vậy đó, là thiện pháp là nhân quả, là giới luật như vậy. Bây giờ nó ra nó cầm rựa cầm súng nó bắn nó giết người ta như vậy thì thử hỏi Phật giáo như vậy là cái ông sải vua. Gọi là sải vua họ là những người điều khiển đạo đức cho một cái dân tộc đó mà họ điều khiển như vậy đó. Giết cả dân tộc nó như vậy giết cả mọi người thì thử hỏi cái đạo Phật đó là đạo gì? Chúng ta nhìn qua bên Thiên Chúa chúng ta thấy cái ngày mười bốn tháng bảy của đất nước của Pháp, Tin Lành nó giết Thiên Chúa sạch hết. Sáng ra người ta thấy kinh thành Pa-ri không có người đi. Cái ngày kỷ niệm đau đớn nhất tôn giáo ở bên Tây phương.
Còn bên đây chúng ta nhìn thấy cái đất nước Cam-pu-chia nó giết người chúng ta cũng thấy đau đớn cho Phật giáo. Nhìn như vậy, nhìn những trang sử đau đớn như vậy mà chúng ta thấy cái giáo pháp gọi là từ bi hỷ xả, từ bi hỷ xả của Phật ở chỗ đó được sao? Con kiến còn không dám giết, cọng cỏ không dám dẫm đạp cho nó héo. Thế mà cầm gươm, cầm súng mà giết người hàng loạt như vậy. Thấy những cái đống xương sọ người ta thấy kinh khủng rồi. Các thầy cứ nghĩ một cái đạo Phật mà dạy người ta như vậy có phải là chơn chánh không. Có phải hiểu không?
Cho nên Thầy nói thật sự ra tất cả những cái điều mà các thầy tại sao mà bên đó nguyên thủy mà ăn thịt chúng sanh, mà tu theo đạo Phật mà ngồi đó mà nuốt từng cái miếng thịt chúng sanh được. Cho nên cái hành động giết người nó phải được thôi.
Còn Phật giáo Bắc Tông chúng ta nhờ ảnh hưởng Bà La Môn chứ nếu mà nguyên gốc chắc cũng ních ba cái cục thịt cũng đầy miệng hết rồi. Nhờ ảnh hưởng Bà La Môn cho nên ăn chay vì thế nó cũng đỡ nó không đến nỗi giết người như vậy. Cho nên các thầy cứ nghĩ đi. Nếu mà dân tộc chúng ta như Cam-pu-chia mà cái Phật giáo nguyên gốc như vậy, chắc chắn là khi mà giải phóng xong mấy ông sĩ quan này chặt đầu hết, có không? Nó dẹp sạch hết chứ, nó róc hết, nó róc từ cả trứng nước chứ chưa chắc để. Nó giết hết cả dòng họ, nó tru di tam tộc hết. Hồi đó mấy ông biết không, mấy ông cầm súng của Mỹ, của Tây mấy ông bắn tôi biết bao nhiêu không? Bây giờ mấy ông cứ nhìn cái nghĩa trang coi biết bao nhiêu người của cách mạng chết không? Bây giờ mấy ông chả nhằm nhò gì các thứ mấy ông, phải không?
Việt Nam chúng ta không có cái tàn ác nhờ ảnh hưởng Phật giáo của Đại Thừa, biết ăn chay đó, biết niệm Phật Di Đà đó, nó đỡ. Hồi nãy Thầy chê là tại vì niệm Phật Di Đà nó không có đem đến giải thoát thật sự. Nhưng ít ra nó cũng còn có thiện hơn là những cái nước mà gọi là Phật giáo Nam Tông. Bằng chứng đó bây giờ lịch sử như vậy chúng ta không có thể nào mà chối cãi được. Phật giáo Nam Tông ảnh hưởng đó là tôn giáo đó phải chịu trách nhiệm, người mà lãnh đạo Phật giáo ở đó phải chịu trách nhiệm cái điều đó trước đức Phật. Đức Phật đâu có dạy mấy ông vậy, bây giờ mấy ông dạy người ta ăn thịt ăn cá để cho thấm nhuần trong thân tâm của mấy ông thịt cá. Để mấy ông cầm gươm cầm súng mấy ông giết người, có không? Mấy ông đừng có chối cãi được, một người dân một người thanh niên của nước mấy ông là quốc giáo bắt buộc người ta vào tu ở trong đó. Để đi ra làm cái chuyện tàn ác đó, thì đó là một cái lên án mấy ông là đúng chứ không có làm sao mấy ông chối cãi được hết.
Bây giờ Thầy sẽ nói thêm cái phần của cái bài giảng vừa rồi, vì sợ quý thầy có hiểu lầm qua cái ý của Thầy khi đó Thầy có so sánh ở chỗ này. Thầy nói Thầy sanh ra từ cái chỗ con người cũng khóc thét chứ đâu có cười được. Cũng  trong từ cái chỗ sanh ra của cha mẹ bẩn thỉu mà hôm nay Thầy làm được những cái điều mà cũng khó có người làm. Nhưng mà đối với đức Phật thì Thầy đâu có đủ đại thần lực, đại oai lực, đại minh lực được. Đối với đức Phật thì Thầy còn thua xa, đối với chúng Thánh tăng Thầy cũng còn xa, Thầy chỉ có một phần là làm chủ được cái sống chết của mình thôi. Nghĩa là bây giờ Thầy muốn sống hồi nào Thầy sống, Thầy muốn chết ngày nào Thầy chết, Thầy thấy có bao nhiêu đó Thầy đủ cái ước vọng của mình rồi. Bởi vì con đường mà tu hành theo đạo Phật trước cái sống chết mà mình không có ngại nó nữa rồi, thì mình thấy được cái chỗ giải thoát rồi. Và đồng thời mình xét qua cái tâm của mình, nó không còn tham đắm một thứ gì trên thế gian này từ cái ăn, cái mặc, cái chùa, cái tháp... Tất cả mọi cái mình đều xả bỏ được thì Thầy thấy đây là nó giải thoát rồi. Thầy không ham tới những cái thần thông, oai lực cũng như các bậc và Thầy cũng không có ước vọng mình là một bậc đạo sư và cũng không ước mình là một giáo chủ hoặc là ước mình là một người thừa kế đức Phật. Cho nên Thầy thấy được giải thoát là đủ rồi.
Cho nên so với đức Phật thì Thầy còn cách xa ngàn vạn dặm mà so với các vị đệ tử của đức Phật thì Thầy còn cách xa trăm ngàn thước chứ chưa có nhằm nhò gì đối với các bậc Thánh tăng. Cho nên đối với Thầy, Thầy chỉ có ước vọng nhìn các bậc tôn túc tu hành đến khi mà chết nhìn quá khổ, còn Thầy bây giờ chắc chắn là lúc nào chết cũng là tự tại rồi chứ không có đến khổ nữa thì ước vọng của Thầy đã viên mãn. Cho nên khi Thầy về thầy TT là mục đích của Thầy thứ nhất là gợi lên cái ý để làm cho những người, người ta bỏ hết cuộc đời người ta tu để cho thầy TT lấy cái chỗ đó đó mà khuyên Thầy nên thực hiện các sức thiền định làm chủ của mình coi cho những vị này người ta thấy. Để cho người ta có cái niềm tin rằng mình cũng có sức làm chủ như vậy.
Nhưng mà thầy TT Thầy không có hiểu cái điều đó cho nên thầy hỏi qua những cái công án, mà làm gì Thầy không hiểu công án. Thầy TT nói cái gì Thầy cũng biết ở trong bụng sao mà Thầy không hiểu. Cho nên lời nói để diễn tả cái hiểu của mình qua cái ý của người ta, nhưng mà hiểu hơn cái lời nói đó rồi thì có cái gì mà không hiểu, dù câu gì đi nữa làm sao những công án, làm sao mà gạt được những người mà tâm đã tịnh, người ta đã ly hết cái thế gian rồi, tâm nó tịnh thì người ta hiểu từ trong tâm ý chứ đâu phải người ta hiểu ở ngoài cái lời nói. Cho nên thầy TT hỏi gì Thầy trả lời cái nấy hết. Không có gì mà Thầy trả lời không đúng tâm của thầy TT. Nếu mà Thầy không hiểu tâm của thầy TT thì Thầy trả lời nó sẽ sai. Mà Thầy đã hiểu tâm thầy TT muốn nói câu đó là thầy TT muốn Thầy phải trả lời câu nào, cho nên đúng thì Thầy sẽ trả lời ngay câu đó thì đúng ý ông ta liền, có gì đâu.
Còn mấy thầy học hiểu như vậy là nắm được cái mấu chốt nào đó để mò mà trả lời may nó trúng không may thì thôi, phải không? Đó là các thầy nghĩ rằng mình ngộ được cái công án như vậy. Chứ còn Thầy hiểu trong tâm người ta mà trả lời chứ không phải trả lời bằng cách ở bên ngoài như vậy. Đó là Thầy thấy chuyện mà Thầy làm là Thầy muốn để gây lại cái niềm tin cho người ta biết đó là con đường tu để mà làm chủ sanh tử. Mục đích đó thôi và đồng thời khi đó có sự yêu cầu của hòa thượng thì Thầy ghi lại những kinh nghiệm tu hành của Thầy giao cho hòa thượng. Từ đó Thầy thị tịch luôn để cho chúng, bao nhiêu chúng lúc bấy giờ đông chứ không phải ít, bao nhiêu chúng nhìn thấy cái sự tự tại của Thầy để cho họ niềm tin họ biết cái pháp này làm được.
Từ đó thầy TT, thầy sẽ khai triển cái này thầy giúp cho người ta, tới bây giờ 17 năm biết bao nhiêu người làm chủ sanh tử không? Nếu mà họ đã được cái chân pháp rồi, họ tin tưởng được rồi thì bao nhiêu người đã làm chủ sanh tử. Còn tại sao mà Thầy không tự mình mở ra để cho người ta theo mình để làm chủ sanh tử? Làm sao được, cái kiến chấp của thiền tông của họ đầy ắp ở trong đầu, cho nên họ về đây Thầy dạy họ chứ họ không tu đâu, họ không tin đâu, họ tu theo kiểu họ. Hầu hết là người nào cũng vậy, suốt 17 năm trời Thầy đã thấy cái điều đó quá chừng, còn cái người quyết theo Thầy nghe cái lời Thầy tu thì quá ít. Nói độc cư họ chẳng độc cư gì hết. Họ nói thiền Đông Độ dạy tự tại đâu có chuyện khép ăn ngày một bữa cũng đâu có… Hoàn toàn nó rộng rãi quá mà cho nên 20 người trong thời gian rất ngắn chừng hai ba tháng là họ đi hết sạch, còn có 2 người à. Còn hai người là Mật Hạnh với Chân Tịnh chứ ai, còn bao nhiêu quét đi hết, họ đi bay hết, đó rồi Chân Tịnh sau này cũng bay luôn, ăn với ngủ, ngủ li bì không có chịu khắc phục, không chịu đi kinh hành lười biếng nằm riết rồi cũng phải đi thôi. Rồi sống như vậy độc cư không nói chuyện chịu không nổi, rồi đụng ai vô đây gặp mới gặp cũ gì cũng kéo nhau nói chuyện với nhau hết. Do đó làm sao tu hành được.
Các thầy thấy trong vấn đề làm sao mà nghe lời Thầy dạy, mà không nghe lời Thầy dạy thì làm sao mà Thầy dạy được. Cho nên vì vậy Thầy biết bây giờ đứng ra ngoài cái góc độ của hòa thượng không thể độ ai được, chỉ có hòa thượng nói người ta tin. Mà cái chứng nghiệm để cho người ta tin sâu hơn là Thầy phải chứng nghiệm, Thầy phải ra đi. Cái ra đi của Thầy để chứng minh rằng Thầy tự tại trong cái sự sống chết, để làm cho người ta tin sâu. Từ đó hòa thượng lấy kinh nghiệm đó mà dạy họ thì chắc chắn là bao nhiêu người cái kiến giải thiền Đông Độ họ quét sạch ra họ đâu có thèm tu, phải không? Họ đi vào con đường giới luật của Phật, từ đó người ta thực hiện được những cái sự giải thoát thật sự của đạo Phật, chừng đó là hòa thượng đã dựng lại Phật pháp. Thầy đâu có cần danh cần lợi mà ở đây Thầy dựng, nhưng bởi vì hòa thượng không chấp nhận nên Thầy mới 17 năm trời lận đận Thầy mới ở đây mà chịu nhận quý thầy thấy khổ hết sức chứ đâu phải, bao nhiêu lần cực khổ. Mở ra bốn vị về, công an nó bắt ra ngoài nó khám nó nhốt ngoài đó một ngày một đêm, đâu có phải chuyện dễ. Thầy cũng phải chạy đi lo, Thầy với ông thầy Châu chạy đi lo muốn chết mới ra được chứ đâu phải chuyện dễ đâu quí thầy tưởng, mà đều là mấy ông già lụm cụm không, chỉ có một chú Thiện Ngộ còn thanh niên, nó bắt nó nhốt trong cái xô, trời nắng mà ở trong nhà riết trời ơi, ông về ông ấy hoảng sợ luôn ông ấy không dám ở đây mà ông ấy trở về nhà ông, ở đây cô Út phải đưa đi, ông sợ quá sợ rồi, trời ơi vô trong đó ở truồng không có mặc quần áo gì hết. Nó như vậy các thầy biết gian khổ vất vả, gian khổ vất vả chứ không phải được như bây giờ đâu, đến đây nhà nước cho đăng ký, hồi đó giấy tờ cũng đàng hoàng đến đăng ký rồi bắt đầu mời ra, không phải chuyện dễ. Đó Thầy nói đó là lúc bấy giờ Thầy Diên Hải về đây đó, Thầy Diên Hải cũng bị nhốt chứ đừng có nói khỏi.
Đó là những cái mà Thầy thấy rất là gian khổ, mười bảy năm trời tìm ra một người đem cái chân pháp mình dạy không ai tin hết. Hễ dạy họ căn bản họ đòi cái gì đâu, họ đòi phải nhập định liền à! Thì thử hỏi dạy làm sao dạy không. Cái bước đầu không đi mà cái bước sau họ đi, dạy ăn ngày một bữa họ nói: Thầy cứ dạy ăn với ngủ không, không biết dạy gì hết. Trời đất ơi ăn ngủ còn chưa làm chủ biểu làm chủ cái gì bây giờ, Thầy chả biết cái gì nói nữa. Ăn ngày một bữa hổng được mà bây giờ còn muốn ăn cái bụng cho nhiều, cho đầy 3 bữa thì dục nó sinh ra ông nội Thầy muốn ngăn nó cũng hổng được nữa. Nó thấy con gái thì nó nhìn mê hết, nó bảo Thầy làm sao bây giờ? Bởi vì mình ăn ít, cái dục mình nó ít, lần lượt cái ngủ nó giảm bớt đi, cái ăn nó ảnh hưởng dữ lắm cho nên nó mới sanh ra ít dục. Từ đó mình mới khắc phục mình lần lần, cái thân này nó đòi hỏi, dữ lắm chứ đâu phải dễ.
Biết như vậy mà nói không ai nghe hết, khép họ vô ăn họ nói chóng mặt nhức đầu, ăn như này làm sao tu, sức khỏe đâu tu. Trời ơi họ tu cái gì, Thầy chả biết cái gì, người ta tu người ta còn cái bộ xương à, mà cái tinh thần của người ta lớn lên. Còn quý thầy ăn uống mập ra mà cái tinh thần của quý thầy như hột cát vậy đụng đâu là co đó. Cho nên nhìn qua 17 năm trời Thầy thấy cả một vấn đề mà độ người. Nếu mà phải người nào đến đây nghe lời Thầy hết thì 10 người 20 người họ đều đạt được hết, thì cái chuyện đó quá dễ rồi. Bởi vì Thầy biết cái kiến giải, cái kiến chấp ở trong đầu của họ. Họ mang nhiều cái pháp trong đó, người thì mang Tịnh độ, người thì mang pháp này pháp kia, phá cái đó không có được, vậy thì độ làm sao độ được.
Thầy nói như vậy thì quý thầy thấy cái nỗi khổ của Thầy ghê gớm lắm, nhưng mà muốn chấn hưng Phật pháp phải chịu khó ở lại mấy năm trời mới được, cho đến bây giờ Thầy thấy họ vén lên được một chút ít người ta đã thấy được con đường, dù sao đi nữa vẫn bị cái sự cô lập của những giáo phái khác chứ đâu phải không. Hai cuộn băng mà Thầy đưa ra gần đây nhất là Phật Môn Bảo Huấn với Trở Về Đạo Phật là gợi ý cho hòa thượng đó. Nghĩa là hai cuộn băng mặc dù Thầy không trao, nhưng mà gián tiếp trao cho Thầy Thông Luận, Thầy Thông Luận mới đưa về cho Thầy Nhật Quang, Thầy Nhật Quang mới đưa về hòa thượng. Do đó hòa thượng nghe hai cuộn băng đó hòa thượng chỉ nói như lời của Thầy Thông Giác về nói lại với Thầy là người dám ăn dám nói vậy phải có gì được đây.
Chỉ vậy thôi rồi luôn luôn bưng bít không bao giờ mà cho người nào nghe. Thậm chí như người ta nói. Người ta nói như thế này: nếu mà cho nghe hai cuộn băng này thì nó không có ích lợi gì cho quí thầy, nghĩa là Thầy nói sai mà, cho nên vì vậy nó đâu có ích lợi cho thầy, các con hiểu không? Cho nên đó là cái lý luận của họ, chứ nếu nghe hai cuộn băng này mà như ở trong cả cái miền nam này mà được phổ biến, như mà Chánh Trực mang về miền Bắc phổ biến á, thì bây giờ cái số người miền Bắc mà hôm nay còn ngồi đây được mà nghe được là được nghe những cái lời băng đó, lời băng của Thầy giảng. Chứ mà nếu không có nghe không có Chánh Trực mà làm điên làm khùng đem về ngoải mà phổ biến á, thì chắc chắn bây giờ không có người nào mà ngồi đây được. Bưng bít như mà ở miền Nam này bưng bít không có cho, bởi vì Thầy nói họ biết đúng là pháp họ không có thể mà phân tích được mà phê bình được lời dạy của Thầy. Nhưng họ vẫn bưng bít, họ vẫn không có cho người theo đó để mà tu tập, họ tìm mọi cách, Thầy biết rõ điều đó mà.
Cho nên Thầy muốn gợi ý là để không phải Thầy muốn đoạt cái quyền của mình để hướng dẫn đâu. Bởi vì trong cái số đồ chúng trong Các Chiếu không phải người nào cũng tu hết một lượt mà được đâu, nó còn tâm thương tâm ghét gia đình này kia. Thì những người đó để lần lượt hòa thượng hướng dẫn cho họ trên con đường pháp đó. Còn trong đó số ít, rất ít chọn những người mà người ta cắt đứt được gia đình người ta hết. Những người đó chọn đi vào một cái vị trí sâu hơn do hòa thượng điều khiển và Thầy chỉ âm thầm ở trong đó làm cái người hướng dẫn, thì có phải đào tạo những con người không? Nhưng mà hòa thượng không hiểu ý, Thầy đâu có về đó mà hàng ngày Thầy đi thuyết giảng thay hòa thượng rồi để cho hòa thượng làm thái thượng hoàng, ngồi ở đâu. Đâu có điều đó, hòa thượng còn có trách nhiệm dạy bao nhiêu cái thứ chúng, cũng như chúng cư sĩ, cũng như chúng tu sĩ mà đang ở trong cái bắt cá hai tay, thì hòa thượng sẽ giảng dạy các pháp của hòa thượng, rồi lần lượt giúp cho cái bàn tay của họ đừng có nắm hai tay mà đi vào đạo. Bởi vì hai tay rõ ràng Thầy nói hai tay rõ ràng, đạo là phải ăn một bữa, đạo không thể ăn ba bữa, mà cái người nào mà chấp hành được ăn một bữa thì mới khép vào cái chỗ tu hành sâu chứ. Còn người nào ăn ba bữa thì thôi cứ để họ ăn ba bữa, dạy họ những cái gì với cái tầm vóc, với cái khả năng của họ thì không phải quý sao? Thì không phải giữa Thầy trò hợp nhau mà xây dựng Phật pháp sao, đi vào đúng con đường của đạo Phật thì cái giới hạnh của người ta hiện ra, cuộc sống của tu sĩ ai là không quý trọng.
Thì Thầy thử hỏi trong cái đất nước này mà có được cái sự hợp nhau mà thầy trò hợp nhau bây giờ Phật giáo bao nhiêu cái thời gian mà chúng tu hành thì thử hỏi từ cái ngày mà Thầy về hòa thượng cách đây là 17 năm. Nếu mà cái ngày đó mà tới bây giờ hòa thượng đã đào tạo biết bao nhiêu người không? Với cái số người mà họ tin ở hòa thượng vì hòa thượng là những người thuyết giảng dạy về giáo lý họ từ xưa đến giờ, từ hồi mà hòa thượng Thiện Hoa. Thì bây giờ cái số người mà theo hòa thượng là những người đã học với hòa thượng. Còn Thầy có giảng dạy cho ai bao giờ đâu, cho nên làm sao họ biết Thầy được mà họ theo, mà họ có tin nổi Thầy không? Đó là cái đầu tiên mà Thầy về Thầy thị hiện để mà trợ giúp hòa thượng, nhưng hòa thượng không hiểu, hòa thượng bảo Thầy về Thầy đọc kinh sách đi, đọc hết đi rồi giúp hòa thượng, giúp hòa thượng bằng cách đi thuyết giảng như vậy sao. Cho nên Thầy đọc là đọc chứ không bao giờ đi thuyết giảng mà tìm người để mà dạy họ cho được để làm cho Phật pháp sáng tỏ.
Hôm nay vì cuối cùng Thầy thấy nó được cái duyên khó mà có thể hợp tác làm cho sáng tỏ Phật pháp, giúp cho người ta bớt cái thời gian để cho mọi người đạt được cái sự cứu cánh khỏi uổng cái cuộc đời của mọi người đang tu ở trên cái hoàn cảnh này. Nhưng mà cái duyên mà thôi, cho nên buộc lòng Thầy, cuối cùng ẩn bóng là Thầy soạn cái giáo án này ra, đường lối của đạo Phật như vậy đó, các ông tu sai là các ông phải bị. Thầy đập hết, từ Nam tông Bắc tông Thầy quét sạch hết, ai có nghe không nghe thì thôi, hoàn toàn Thầy là người không còn ở trong thế gian này nữa, coi như là ẩn bóng, coi như là Thầy đã thị tịch cho nên không còn ai gặp được Thầy khi mà giáo án Thầy ra đời.
Rồi ở đây thì các cư sĩ, các tu sĩ thấy đúng thì theo đó mà tu, thấy không đúng thì thôi không có ai ép buộc, bởi vì Thầy đâu có tu viện, đâu có chỗ nào để cho các thầy theo Thầy đâu, cho nên theo Thầy chẳng ai phạm cái gì hết, người ta biết bây giờ cái giáo án của Thầy viết ra như vậy rồi sai rồi đúng ai muốn luận sao thì mặc họ. Ai có duyên thì nghe được nó mà nỗ lực đúng từ cái bước đầu mà Thầy đã vạch ra thì họ sẽ đi đến nơi, lấy giới luật của Phật mà làm Thầy, nương vào đó mà tu hành. Cũng như Thầy chưa có ai dạy mà Thầy cũng nương vào giới luật, Thầy sống đúng giới hạnh thì từng đó tâm thanh tịnh Thầy cũng đạt Thiền định được đâu có gì khó khăn.
Đó hôm nay Thầy đã nói như vậy để rồi chúng ta sẽ biết rằng những cái sự mà Thầy nói ra đều có cái những ý nghĩa. Nhưng mà cái ý nghĩa đó nhiều khi người ta không hiểu. Người ta tưởng qua một cái góc độ nào kiến chấp đến mức độ, người ta phân tách những cái bài giảng của Thầy ra để mà phỉ báng Thầy hoặc là người ta làm cho lệch lạc con đường của Phật pháp sau này. Đó là cái nhân quả của họ, họ sẽ gánh chịu điều đó. Thầy hoàn toàn với cái tâm rất tốt, không chống trái ai, nói thẳng nói thật ai sai là bị thôi chứ còn không nói người nào.
Bởi vì nhìn chung Phật giáo hiện giờ chúng ta đã thấy đã lệch lạc, từ Nam Tông đến Bắc Tông chứ không phải riêng có quý thầy ở đây không. Mà cả thế giới hiện bây giờ người ta chịu ảnh hưởng với một cách lệch lạc như vậy đó. Cái bổn phận và vấn đề của Thầy đã thực hiện được. Những gì mà làm chủ được, những gì mà giới luật được mà Thầy làm chủ thì Thầy phơi bày ra trên cái trang giấy này để may ra người có hữu duyên người ta gặp được những cái bổn này, người ta theo đó người ta tu hành. Đừng có theo những cái người mà đã làm lệch lạc Phật pháp rồi uổng phí cuộc đời vô ích. Đến đây Thầy dừng lại cái trả lời qua những cái ý kiến của quý thầy và đồng thời chúng ta tiếp tục cái bài học.
Tín ngưỡng Phật giáo bắt đầu từ tín ngưỡng trụ trì Tam bảo. Mục đích của tín ngưỡng trụ trì Tam bảo là ly dục ly bất thiện pháp thể hiện lý thể Tam bảo. Đó thì quý thầy thấy cái chỗ mà ly dục ly bất thiện pháp nó là thực hiện cái sự giải thoát thật sự. Lìa ra những cái tâm tham muốn của mình, lìa ra những cái ác pháp mà mình đang đầy ắp trong đầu óc của mình. Đó cho nên cái tín ngưỡng Phật giáo nó bắt đầu từ đó, thế mà người ta lại không có ly cái lòng ham muốn. Không có ly cái ác pháp cho nên bàn tay người ta cầm súng cầm dao người ta giết người không gớm tay, đó là một cái không hiểu, không hiểu cái giáo lý của Phật pháp. Mà tín ngưỡng của Phật pháp nó bắt đầu từ chỗ tín ngưỡng trụ trì Tam bảo đó tức là thọ Tam quy đó nó xuất khởi ra. Mà xuất khởi ra cái thọ Tam quy đó là cái tín ngưỡng trụ trì Tam bảo đó là nó, mục đích của nó là ly dục ly bất thiện pháp. Chứ đâu phải là chúng ta biết ông Phật, Phật là Pháp Tăng để mà phù hộ, gia hộ chúng ta đâu. Mà chúng ta biết nó để chúng ta ly cái lòng ham muốn của chúng ta ra để mà diệt cái ác pháp trong tâm chúng ta thì làm sao có cầm gươm cầm súng giết người. Đó là chúng ta mới thấy rõ được cái lý thể của Tam bảo, cho nên ly dục ly bất thiện pháp là thể hiện lý thể Tam bảo.
Bởi vậy không có trụ trì Tam bảo thì cũng không làm sao ly dục ly bất thiện pháp được. Nghĩa là nếu mà chúng ta không thọ cái Tam quy này, không có trụ trì Tam bảo này thì cái hình ảnh đó làm sao mà chúng ta biết cách mà chúng ta ly dục ly bất thiện pháp. Nghĩa là nhìn ba ngôi Tam bảo là người ta biết là những cái bậc ly dục ly bất thiện pháp, do đó nương vào cái chỗ đó mà chúng ta ly dục ly bất thiện pháp nơi tâm của mình.
Đó thì như vậy nếu mà không có trụ trì Tam bảo thì làm sao có ly dục ly bất thiện pháp được để thể hiện lý thể Tam bảo. Mà không nhận thấy được chỗ ly dục ly bất thiện pháp là lý thể Tam bảo thì trụ trì Tam bảo cũng không làm sao an lập được, nếu mà mình ly dục ly bất thiện pháp không được thì bây giờ cái trụ trì Tam bảo bây giờ có chùa, có chiền có hình tướng, có kinh sách cả đống đi nữa mà không ly dục ly bất thiện pháp thì không thể nào an lập cái trụ trì Tam bảo được. Cho nên hình thức là bây giờ chùa chiền có mà người ta cầm súng cầm dao người ta giết được người. Đó là người ta không an lập được trụ trì Tam bảo cho nên bây giờ Thầy kết án những cái loại sư mà không hiểu Phật pháp, để làm cho Phật pháp suy đồi đến nỗi mà Phật pháp trở thành những ác pháp, giết người ta trong thế gian như thế này, xương máu đổ biết bao nhiêu. Mà đó là những nước mà gọi là lấy Phật giáo làm gốc đó, quốc giáo đó.
Thì chúng ta thấy vấn đề đó là vấn đề đau lòng cho Phật giáo chứ đâu phải là, Phật giáo ở tại đất nước đó gọi là quốc giáo đó lại làm Phật giáo suy đồi nhất. Hình thức thì chúng ta thấy quá là…, cái trụ trì Tam bảo quá rõ ràng nhưng mà cái lý thể Tam bảo thì chẳng có một cái gì hết. Chẳng có lý dục ly bất thiện pháp, cho nên cái hình ảnh Tam bảo ở chỗ đó thật là máu xương. Trong chùa gì mà thịt cá vô nghe tanh hết, thử hỏi cái mùi như vậy là cái mùi gì, mùi sát khí. Cho nên hòa thượng Huệ Hưng nói khi mà đi đến cái khu vực của quý sư Nam Tông, nghe cái sát khí nghe nó lạnh lùng. Vô trong cái chùa của mấy ông ấy nghe mùi thịt bò này, thịt heo này, thịt gà, thịt vịt này. Trời đất, mình ăn chay quen rồi vô đó mình chịu không có nổi, mà ngồi với mấy ông đó nghe cái mùi hôi của mấy ông nghe heo, nghe gà, nghe vịt ở trong đó. Thử hỏi một tu sĩ như vậy làm sao chứ mình ăn nó mình không có mùi hôi mình toát ra cái thứ đó? Ăn heo thì nó phải toát ra heo, mà ăn bò thì nó phải ra hôi bò chứ làm gì mà không có cái mùi đó được. Quý vị cứ đi quý vị ăn tỏi đi ngồi gần Thầy nghe cái mùi tỏi liền à, làm sao mồ hôi mấy vị không toát ra, thấm cái gì thì nó ra cái đấy chứ ở đâu làm sao trật được.
Cho nên tất cả những cái này đều là những cái trụ trì Tam bảo, nó thể hiện mà không đúng cách của nó, nó không ly dục ly ác pháp thì cái lý thể Tam bảo không bao giờ có, cho nên cái mùi hôi của họ là cái mùi hôi của phàm phu tục tử, cái mùi hôi bất tịnh.
Lý thể Tam bảo là quả của trụ trì Tam bảo, do thế trụ trì Tam bảo là nhân. Đó các thầy thấy lý thể Tam bảo là cái quả, mà cái quả thiện thì nó mới thực hiện cái trụ trì Tam bảo. Nó là cái nhân, mà cái nhân thiện thì nó mới có quả thiện, mà cái nhân ác thì nó có quả ác, ăn thịt chúng sanh thì nó là quả ác. Cho nên cái thể hiện trụ trì Tam bảo của họ như vậy cho nên cái lý thể Tam bảo của họ là phải giết hại chúng sanh, không có thể nào gọi là từ bi hỷ xả được. Cho nên người cư sĩ tại gia phải hiểu rõ điều này thì mới xin thọ Tam quy, thọ Tam quy tức là thọ ba giới đầu tiên của đạo Phật, phải hiểu, hiểu rồi mình mới thọ. Còn mình không hiểu mình thọ như mù mờ là mình chẳng biết gì hết. Nghe người ta có cái pháp danh cũng xin pháp danh, thì đó là cái điều mình chạy theo cái tên, ờ được cái tên đó là coi như mình là tín đồ của Phật rồi.
Nhưng mà sự thật nó đâu có như vậy đâu, cho nên chúng ta phải hiểu cho rõ như thế nào là trụ trì Tam bảo, như thế nào là lý thể Tam bảo. Mà hiểu được như vậy rồi chúng ta mới biết được lý thể Tam bảo là cái chính của cái nhân của trụ trì Tam bảo, là vì phải ly dục ly bất thiện pháp nó mới là cái lý chính của nó.
Ở đây quý thầy phải hiểu trong Tam bảo, Phật bảo là tôn quý nhất, Pháp bảo là cao hơn hết, nhưng địa vị Tăng bảo là trọng yếu hơn hết. Đó quý thầy thấy ở đây Thầy dùng những cái chữ để mà chỉ rõ, Phật bảo là tôn quý nhất, nhưng Pháp bảo là cao hơn hết, trái lại Tăng bảo là trọng yếu hơn hết. Nó trọng yếu hơn hết nếu mà dù là chúng ta tôn quý Phật bảo và Pháp bảo có cao hơn hết mà cái Tăng bảo nó không ra gì, thì tức là nó sẽ làm lệch lạc hết tất cả những cái Phật bảo và cái Pháp bảo hết.
Cho nên Tăng bảo coi vậy chứ trọng yếu lắm chứ không phải thường đâu. Một vị tăng mà giới luật không nghiêm chỉnh thì đạo Phật sẽ sa đọa, mà một vị tăng giới luật nghiêm chỉnh thì thiền đức sâu màu, trí tuệ tuyệt luân thì Phật giáo hưng thịnh. Dù là trong cái đất nước đó chỉ có một ông Thầy thôi cũng là Phật giáo hưng thịnh. Mà trong cái đất nước đó không có một bậc Thầy như vậy thì dù đất nước đó có hàng vạn ông Thầy đi nữa cũng vẫn là suy đồi.
Bởi vậy sau khi đức Phật nhập diệt, đạo tràng của Phật giáo phải do Tăng bảo trụ trì, nghĩa là đức Phật nhập rồi, bây giờ từ cái ngày đức Phật nhập rồi sau đó phải coi như là Tăng bảo giữ gìn cái giềng mối đó cho nên Tăng bảo phải trụ trì ở trong cái đạo tràng đó. Kinh điển của Phật phải do Tăng bảo bảo tồn, chỉ có ông tăng mới bảo tồn được cái giáo lý này chứ không có ông tăng thì làm sao ai bảo tồn được giáo lý này, mà ông tăng bậy bạ thì họ đem đốt ba cái giáo lý thật đi, họ xen ba cái giáo lý tầm bậy vô đó thì chúng ta biết không, cho nên ông tăng giả là giáo lý cũng bị hư và Phật bảo nó bị méo mó hết. Ông Phật hồi nào cái mặt ra làm sao bây giờ nó làm mặt ông như ông búp bê vậy đó, như con búp bê vậy thì thử hỏi coi ông Phật như thế nào mà bây giờ vẽ ra như vậy đấy. Thì nó làm lệch lạc tất cả từ cái Pháp bảo, trụ trì Tam bảo nó vẽ trật hết, nó làm khác hết, nó không giống chút nào hết.
Rồi tới cái Pháp bảo thì nó không có bảo vệ, nó muốn như thế nào, nó chạy theo dục lạc như thế nào thì nó vẽ ra như thế, nó muốn ăn thịt chúng sanh thì nó vẽ ra cái nấy nó ăn, nó muốn uống rượu thì nó cũng vẽ ra nó uống rượu, nó muốn hút thuốc thì cũng vẽ ra hút thuốc, nó muốn làm sao thì nó vẽ ra Phật dạy vậy vậy đó. Nó vẽ ra nó cũng nói ông Phật nói vậy đấy, nó nói như thị ngã văn nhất thời Phật tại Xá Vệ quốc, hồi ở Xá Vệ quốc thì ông Phật ông cũng nói vậy, tôi bây giờ tôi cũng nói lại như vậy tôi có thêm bớt đâu.
Kinh điển của Phật phải do Tăng bảo bảo tồn, văn hóa của Phật giáo phải do Tăng bảo truyền bá, tín đồ của Phật giáo phải do Tăng bảo tiếp dẫn. Những người mà bây giờ vào tu thì phải do mấy ông tăng, chứ ông Phật bây giờ ông tịch rồi còn ai mà nói đâu, còn ai mà dẫn đâu, còn pháp thì nằm yên đó ai muốn thay thì thay. Do đó cho nên Tăng bảo nếu mà chơn chính, Tăng bảo mà đúng cách thì Phật pháp sẽ còn, mà Tăng bảo mà sai rồi thì Phật pháp sẽ mất.
Đó thì hôm nay Thầy giảng như vậy thì quý thầy phải thấy rõ được cái quan trọng của Tăng bảo chứ không phải là thường, ba ngôi Tam bảo Tăng bảo là quan trọng. Cho nên bây giờ chúng ta cứ dựa theo Thầy mình, ông Thầy bảo sao mình làm vậy, làm riết làm trật hết trơn hết trọi Phật pháp, đâu có thấy được đường sáng suốt của đạo Phật.
Lúc đức Phật còn tại thế Phật giáo lấy đức Phật làm trọng tâm. Nghĩa là lúc đức Phật còn sống người ta lấy đức Phật làm trọng tâm, cái gì sai gì đúng thì người ta cứ hỏi Phật. Thì Pháp cũng từ nơi miệng Phật mà lưu xuất ra, Tăng cũng từ nơi cái hành động của Phật mà hòa hợp mà người ta theo đó mà người ta nương vào đức Phật. Còn bây giờ chúng ta ông Phật mất rồi thì có Tăng là cái người mà đại diện từ cái hành động, từ cái lời nói, từ cái điều kiện mà của ông tăng làm ra người ta đều tin vào đó. Mà giờ ông tăng nói bậy nói bạ người ta cũng nghe, mà nói đúng người ta cũng nghe, mà ông tăng nói đúng bây giờ chúng ta thấy đúng không? Ông nào cũng nói trên trời dưới đất không à, mà sống thì sống y như thế gian, hưởng thụ thì hưởng thụ dục lạc của thế gian chứ có ông thầy nào gọi là sống đúng như Phật ngày xưa không?
Còn ngày nay nói tín ngưỡng của Phật giáo phải lấy Tăng bảo làm chỗ quy y cung kính Tam bảo, phải cung kính Tăng bảo. Nghĩa là bây giờ chúng ta lấy Tăng bảo làm chỗ quy y của chúng ta, chúng ta cung kính Tăng bảo, lấy Tăng bảo, bây giờ Thầy đọc lại chỗ này. Còn ngày nay nói tín ngưỡng của Phật giáo phải lấy Tăng bảo làm chỗ quy y, thì mình phải cung kính Tăng bảo. Mà bây giờ quý vị Tăng bảo của chúng ta có đáng cung kính không? Ông nào bây giờ làm sao mà chúng ta cung kính được, mà cái hình ảnh đó bây giờ chúng ta cung kính các Thánh tăng thời đức Phật thì mấy ông này nhập diệt mất rồi còn đâu mà cái gương cho chúng ta nữa? Chỉ là chúng ta đọc lại những cái mẩu chuyện của các ngài rồi chúng ta nương theo như vậy chứ thiệt ra nó không có cái hình ảnh sống động.
Còn cái vị tăng các thầy của chúng ta bây giờ là cái hình ảnh sống động, mà sống động phá giới, phạm giới làm sao mà chúng ta cung kính mấy ông đó được, mà bắt buộc chúng ta cứ đảnh lễ mấy ông hoài à. Đến lạy mấy ông đó mà mấy ông đó có sống hơn mình không? Ăn cũng ngày ba bữa, cũng ỉa đái cũng hôi thối như mình nè. Chứ ông có ỉa đái ra vàng bạc đâu mà bắt mình phải cung kính ổng hoài à. Mà ổng coi bộ sống sung sướng hơn mình, mình thì làm việc cực khổ hơn ổng. Ổng ngồi không ổng ăn mập bự ra vậy, còn mình thì ốm nho ốm nhắt, cực gần chết. Mỗi ngày mỗi tháng cũng dành dụm gia đình phải chèn xén cái ngân quỹ gia đình của mình để dành dụm đến cái ngày nào đó đi nghe thuyết pháp cúng ổng, cho ổng ngồi đó ổng thuyết pháp cho mình nghe mình biết được Phật pháp. Nhưng mà cái gương hạnh của ổng có xứng đáng cho mình đảnh lễ không? Cuối cùng mình cứ đảnh lễ hoài rốt cuộc cái đời của mình tới chừng đó nó cũng đọa địa ngục chứ đâu ổng có rước mình được. Chính ổng cũng đâu cứu được ổng cho đến cái ngày mà ổng sắp chết ông nhăn răng méo miệng ông chẳng làm sao được cái gì hết. Thì ổng không cứu ông được thì làm sao ông cứu mình được. Mình đảnh lễ mình nhờ ông sau khi mình có chết thì mình nhờ ổng cứu thế mà ông có cứu gì được đâu. Đó thì quý thầy thấy cái điều mà chúng ta lầm lạc, chúng ta lẫn lộn mà đến khi chúng ta chết đi chúng ta mới thấy cái sự lẫn lộn đó, mà thậm chí chúng ta vẫn chưa hiểu nữa, nó hướng đi cái hướng mà sai lệch như vậy cuối cùng đời sống của chúng ta chẳng ra gì hết. Uổng cái đời của chúng ta, bị người ta gạt mà không thấy.
Trong hàng ngũ tăng sĩ hẳn có rồng rắn lẫn lộn, rồng thì ít mà rắn thì nhiều, cho nên chúng ta quy y phải chọn rồng đừng chọn rắn, chúng ta muốn quy y ông thầy thì chúng ta phải chọn rồng, nhưng mà hầu như bây giờ rắn nó nhiều, mà rồng ở chung rắn cắn hết làm sao, phải không? Cho nên rồng nó phải chui trong rừng trong núi hoặc xuống biển ở chứ nó dám ở chung với mấy con rắn này sao? Nó cắn đầu hết, rắn thì nó có nọc độc, còn rồng thì nó đâu có nọc, phải không? Cho nên bây giờ mình kiếm tìm rồng mà mình đi quy y đâu có phải chuyện dễ đâu, không phải dễ đâu, rắn không à. Rồng đâu có ở chung với rắn được, đó là một cái điều mà thực tế như vậy, không có thể nào mà chúng ta lẫn lộn ở trong đó mà rồng rắn ở chung nhau được đâu, không có được.
Ví thử như quý thầy ăn ngày một bữa quý thầy qua chùa người ta quý thầy ở đi, họ cho ở chung á, cho nên rồng rắn đâu có ở chung với nhau được. Ông ăn kiểu đó Phật tử nhìn tôi bằng nửa con mắt rồi.
Có một câu kinh trong kinh Đại Thừa dạy Tỳ Kheo phá giới vẫn có đủ tư cách làm Thầy trời người. Trời ơi ở trong kinh Đại Thừa nó dạy câu này Thầy mới giật mình chứ, cái ông thầy Tỳ Kheo mà phá giới có đủ tư cách mà làm Thầy trời người? Trời ơi ai tin mà làm Thầy trời người đây? Bởi vì chỉ có trời người ngu si họ mới đảnh lễ mấy cái ông thầy đó chứ, còn ai mà đảnh lễ đâu mà làm Thầy trời người được?
Bởi vậy người ngu si thì cái miệng của ông Thầy phá giới họ nói nghe hay quá, cho nên họ ngồi hút thuốc vẫn còn nghe họ thuyết giảng chứ. Lẽ ra mà thấy ông Thầy phạm giới mà ngồi một hơi cái lấy điếu thuốc, kẹt hút thuốc rồi phà phà hai ba hơi bắt đầu cái thuyết giảng nữa, như vậy đó thì thôi đi về đi còn ngồi đó. Ông thầy như vậy còn ngồi nghe thuyết pháp thì Thầy chẳng biết ra làm sao hết. Hơi thì uống ly nước chanh, hơi thì uống một ly nước đường, hoặc là coca uống để giải lao rồi thuyết pháp. Thế mà chổng khu nhau ngồi cả đám mà nghe, quỷ nó ngồi nó thuyết pháp đó chứ cái gì, phạm giới phá giới đủ cách, mà ngu si mà ngồi đó mà lắng tai mà nghe. Bài kinh họ nói cái gì, họ nói cái kiểu ăn kiểu uống chứ nói cái gì, kiểu phá giới đó. Tỳ Kheo phá giới vẫn đủ tư cách làm Thầy trời người, nghe câu kinh này Thầy phát lạnh xương sống Thầy.
Như đức Phật mới có thể làm Thầy trời người được là có đủ 3 oai lực, còn nếu mà đủ có cái oai lực không thì chưa đủ. Tại sao mà đức Phật nói đại oai lực, đại thần lực, đại minh lực, đại oai lực là cái gì các thầy biết không? Là giới hạnh, oai nghi tế hạnh, chữ oai là oai nghi tế hạnh, một người tu sĩ mà oai nghi tế hạnh ra đường người ta đi người ta ngó xuống đất, không ngó qua ngó lại, cái bước đi của người ta nó nhẹ nhàng, nó thanh thoát, đó là cái oai nghi của người ta. Còn cái đại thần lực của người ta là cái gì, là thiền định của người ta, còn đại minh lực là cái trí tuệ của người ta. Cho nên đó là ba cái thần lực đó, ba cái đại oai lực đó nó mới xứng đáng làm Thầy trời người.
Còn ông này phá giới ở trong câu kinh nói, vị Tỳ Kheo mà phá giới vẫn đủ tư cách làm Thầy trời người, ở trong kinh nói rõ ràng như vậy. Thầy viết ra câu này rất rõ để cho quý thầy thấy mà. Họ nói như vậy đủ để làm Thầy trời người. Ông trời ông thấy ông thầy mà ăn phi thời ông đứng ở trên mây ông không dám xuống. Bởi vì ông trời ông đâu có ăn phi thời cái kiểu đó mà ông dám lại gần cái ông thầy ăn phi thời. Thì ông đứng ở trên chứ ông đâu dám. Nó bất tịnh cái mùi hôi của ông ấy nó xuất lên, gặp mấy ông thầy Nam Tông cái hơi thịt, hơi thịt heo thịt bò nó bay lên ông ở trên ấy ông còn ngột, bởi vì ông ấy đâu có ham cái thứ đó. Cho nên mấy ông trời đâu dám đến để mà mấy ông đó làm Thầy mấy ổng.
Đó thì Thầy nói như vậy các con biết rồi, khi thân của chúng ta không thanh tịnh là nó bốc ra cái mùi thúi chứ không có mùi gì thơm đâu. Bởi vì người phàm phu chúng ta cái lỗ mũi nó không có thính đâu, người ta trét dầu thơm vô trời ơi ông thầy này thơm quá, chứ không ngờ ông đem ba cái xà bông thơm ông giặt quần áo, có gì đâu. Còn cái thân của ổng ba ngày đau mà không đi tắm quý vị lại gần có chịu nổi không? Đâu có chịu nổi được cái mùi hôi đó.
Tam bảo là nền tảng của niềm tin sâu vào thiện pháp của Phật, đó thì hôm nay quý thầy thấy rằng Tam bảo là cái nền tảng của cái niềm tin làm cho chúng ta tin sâu vào thiện pháp của Phật để chúng ta trau dồi cái thân tâm của chúng ta. Do đó vì vậy Tam bảo là cái gương hạnh sống của người tu sĩ đạo Phật. Lấy Tam bảo là 3 cái giới đầu tiên, nó là cái gương hạnh sống của chúng ta tu theo đạo Phật. Cho nên từ đó chúng ta trau dồi tâm mình ở trong thiện pháp, nó mới từ cái gương hạnh đó chúng ta mới trau dồi cái thiện pháp, chúng ta mới ly dục ly bất thiện pháp được chứ. Bộ muốn nó ly thì nó ly sao, đâu phải chuyện dễ, bây giờ ăn ba bữa đâu phải cái chuyện nhào vô mà nuốt một bữa được sao, nó phải trau dồi, phải tập luyện, phải khắc phục mình, nhắc nhở như thế nào để khi nó đói, nó mệt lúc bấy giờ mình phải có pháp mình nhắc nhở nó mới không thấy đói thấy mệt chứ. Đó là sự trau dồi. Còn khi không mà nhảy ra ăn một bữa ông nào cũng lắc lưỡi le đầu hết chứ đâu có làm sao mà chịu nổi.
Cho nên sau khi bước lên nền tảng để vào cửa Phật thì cũng chẳng được rời bỏ nền tảng này. Nghĩa là bây giờ mình có tu tới đâu thì cái nền tảng Tam quy cũng không bao giờ mình rời bỏ được nó. Bởi vì nó là cuộc sống hàng ngày của tu sĩ, dù cho chúng ta có chứng đạo quả cao siêu thì nền tảng Tam quy này càng ngày càng rõ nét qua những oai nghi tế hạnh. Nghĩa là chúng ta có chứng đến cái mức độ nào có đủ ba cái oai lực đi nữa cái oai nghi tế hạnh này, hàng ngày nó phải rõ nét ở trong Tam quy, y như ba ngôi Tam bảo, nghĩa là lúc nào nó cũng phải thực hiện đúng y như là cái giới đầu tiên là Tam quy đó. Phải rõ nét ra cái hành động sống, cái cử chỉ, cái lời nói của chúng ta nó phải rõ nét ra, nó không có bao giờ mà lệch lạc được.
Tam quy là viên đá đầu tiên kiến trúc đạo nghiệp thiện, chúng ta thấy Tam quy là ba cái giới đầu tiên, nó là những viên đá mà nó xây dựng cái tòa nhà đạo nghiệp thiện của chúng ta, chớ nó đâu phải là cái gì khác hơn hết. Có thành tựu công trình kiến trúc vĩ đại thì viên đá này là viên đá đứng đầu trong các viên đá khác. Bây giờ cho tới 348 giới đi nữa thì đó là những viên đá khác để xây dựng những cái tòa nhà, những cái viên đá đầu tiên này để xây dựng những cái tòa nhà thiện pháp của chúng ta chứ đâu có cái pháp môn nào ngoài là giới luật này, ngoài là những cấp bậc tu hành giới luật này đâu.
Quy y Tam bảo có 5 bậc. Đó thì bây giờ lần lượt Thầy mới phân ra cho các thầy thấy là nó như thế nào chứ, nói suông suông không thì các thầy không rõ đâu. Cho nên quy y Tam bảo có 5 bậc.
Một là phiên tà Tam quy, nghĩa là đầu tiên tiến vào cửa Phật, cái một phiên tà Tam quy có nghĩ là đầu tiên mình bước vào cửa Phật đó. Đó là quy y Tam bảo đó gọi là phiên tà, thì quy y Tam bảo nó có cái bước đầu, rồi nó có tới nữa.
Hai là ngũ giới Tam quy, sau khi tin Phật thọ thêm ngũ giới, nghĩa là bây giờ đầu tiên là cái cửa cổng mà đi vào cái cửa nhà Phật thì nó là tam quy, cái danh từ của nó gọi là phiên tà Tam quy, theo trong kinh sách luật thì nó có những cái….
Hết băng 26.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét