Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Băng số 35

NHỮNG HIỂU BIẾT SAI LẠC VỀ GIỚI LUẬT

Thay vì ông Phật đã dạy cho chúng ta đó, khi Đức Phật nhập diệt là lấy Giới luật làm thầy, làm chỗ nương tựa. Thì khi Phật còn thì mình lấy Phật mình làm chỗ nương tựa, làm trung tâm tu tập, mà ông Phật chết rồi thì lấy Giới luật, đằng này không có lấy giới luật mà lấy chư Tăng, lấy chúng, lấy 7 chúng của Phật làm cái chỗ nương tựa của mình, cho nên từ đó nó sai, sai lần, sai lần cho đến bây giờ chúng ta thấy không còn cái cách gì mà chúng ta cứu vãn được trong cái Phật Giáo được nữa.

Tăng đoàn xuất gia hoạt động của Phật giáo mà không lấy giới luật của Phật làm cuộc sống cho chính mình thì Phật giáo ở thế gian này sẽ mất đi giá trị tôn giáo của nó mà chỉ còn có giá trị của triết học hoặc học thuyết của văn hóa. Nghĩa là bây giờ chúng ta  thấy Phật giáo bây giờ nó chỉ là nằm ở vị trí triết học của nó và cái học thuyết văn hóa của nó  thôi  chứ nó không còn có ý nghĩa gì của tôn giáo nữa hết, nghĩa là giới luật nó quét sạch hết rồi đâu còn, người tu sĩ phạm như vậy thì chúng ta thấy nó đâu còn gì là Phật giáo nữa hết.

Sự xuất hiện của tỳ kheo và tỳ kheo ni trên hành tinh này chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa về sự xuất hiện của tỳ kheo và tỳ kheo ni. Nghĩa là hiện giờ trên trái đất của chúng ta có như vậy là chúng ta nói Phật giáo có cách đây hơn 2500 năm về trước. Trong nhân loại xuất hiện một ngôi sao sáng đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài ra đời cứu tất cả chúng sanh thoát khổ cảnh khổ ách của kiếp người. Trong Ngũ phần luật có chia 11 thứ tỳ kheo, khất tỳ kheo không phải là tỳ kheo đúng như pháp của Phật, riêng 7 chúng của Đạo Phật là hoàn toàn không giống đồ chúng của ngoại đạo, chính ngoại đạo cũng chưa có thể phân chia đồ chúng của mình ra thứ bậc kỹ lưỡng như Phật Giáo, cái sự tu tập theo Phật giáo từ cái chỗ mình ly tất cả các dục thì mình phải ly từng phần từng phần. Cho nên vì vậy mà do cái sự tu tập đó mà người ta chia làm 7 chúng, 7 chúng tức là 7 cái giai đoạn tu tập chứ không phải 7 chúng là có 7 cái giai cấp chúng ở trong đó đâu? 7 chúng là 7 giai đoạn tu tập theo giới luật của Phật đó, chúng ta phải hiểu như vậy. Hầu như người ta nghĩ rằng 7 chúng là 7 cái giai cấp của đệ tử Phật, không phải?

7 chúng tức là 7 cái giai đoạn tu tập theo giới luật theo cái giáo pháp của Phật nghĩa là cái người cư sĩ mới vào tu như thế nào và cái người cận trụ nam, cận trụ nữ thì tu như thế nào?  mà cận sự nam cận sự nữ tu như thế nào? và khi mà thọ Sa di thì phải phải tu như thế nào? rồi thọ tỳ kheo phải tu như thế nào đó là những cái vai trò, cái giai đoạn từng cấp bậc lớp để mà tu tập chứ không phải là trong cái hàng giáo phẩm có sự cao thấp ở trong đó, nó không phải như vậy. Nó chia chúng làm vai cao thấp mà là chia cái chỗ tu tập đó có sự cao thấp. Thí dụ như bây giờ cái người cư sĩ mới vào đó, cận sự nam, cận sự nữ mới vào tu thì họ phải vào lớp 1 đó rồi bây giờ cận trụ nam, cận trụ nữ thì họ phải vào lớp 2 đó, rồi Sa di, Sa di ni là lớp 3. Nó tuần tự nó đi lên đi lên như vậy thì chúng thấy cái lớp học của Phật giáo để giải thoát nó phải đi từng giai đoạn của cái cấp bậc học chứ không phải là cấp bậc dù người đó lớn hay người đó nhỏ mà nghe nói tỳ kheo là lớn mà Sa di là nhỏ là không phải, tại vì người ta còn đang học ở lớp nhỏ chứ chưa phải là người ta nhỏ, mình phải hiểu như vậy mới hiểu được Phật pháp.

Căn cứ vào ngũ phần luật quyển 15 Sadi khi thành đạo đầu tiên ngoài sự cúng dường của 2 vị lái buôn tên là Li vị và Ba lỵ, nghĩa là đầu tiên sau khi mà Đức Phật thành đạo đó, thì đầu tiên Ngài đã nhận 2 cái người cư sĩ chứ không phải nhận tu sĩ đâu nhưng mà ở trong này nó lại quên rằng Thầy có nhắc lại trong cái kỳ trước Thầy có giảng đầu tiên Đức Phật đã nhận một người cư sĩ đầu tiên chứ không phải là hai vị lái buôn này, sau này kế đó thì mới nhận 2 vị lái buôn này là 3 vị cư sĩ đầu tiên của mình, nhưng ở trong giới luật thì các thầy đã nhớ là lúc mà thầy giảng cái đó, khi lúc bấy giờ chỉ có một mình Đức Phật cho nên nó đâu có Tam bảo, nhưng mà nhất thể Tam bảo thì Phật đã có đủ Tam Bảo hết rồi nó không thể nào mà sai được. Vậy mà ở trong giới luật nói Đức Phật khi mà cho 2 người cư sĩ này quy y thì chỉ có quy nhị quy y mà thôi chứ không có Tam quy y, nghĩa là quy y Phật, quy y Pháp thôi chứ còn Tăng không có, đó là cái sai không có thấy được nhất thể Tam bảo, đó là cái sai.

Khi mà Đức Phật nhận năm anh em Kiều Trần Như mà để trở thành tu sĩ của mình, thì nó đâu có là, lúc bấy giờ đâu có cái tăng đoàn đâu mà gọi là Tam Bảo, mấy vị này cũng vẫn là tỳ kheo, thì như vậy là như thế nào? thì phải là nhất thể Tam bảo, thì lúc bấy giờ các vị đó phải hướng về Tam bảo Phật, Pháp và Tăng rồi chứ không phải là chỉ có Đức Phật không. Cho nên những kinh sách mà họ dạy về giới luật thì họ đặt ra như Nhị quy y chớ còn không có được Tam quy y, quy y Phật, quy y Pháp.
 Phật lại còn cho con gái của Bà la môn Tư Na cùng tên là Tu xà đà thọ nhị quy y. Nghĩa là theo Đức Phật, theo Thầy thấy ở trong kinh giới này Đức Phật đã cho 2 người lái buôn là cư sĩ đầu tiên rồi kế đó người con gái là 3 người nhưng sự thật ở trong kinh Thầy thấy cái người đầu tiên là ông già, đầu tiên là đệ tử cư sĩ của Đức Phật,  2 lái buôn Li vị và Ba lị  kế đến là 2 vị cư sĩ này, sau đó mới đến người con gái tên Tu xà đà thọ tam quy, kế đến là người con gái này coi như là đầu tiên Đức Phật thành đạo là độ 4 người cư sĩ đầu tiên, mà trong đó có 3 người nam 1 người nữ.

Đọc qua Ngũ phần luật, giới bổn ta thấy cái sai không đúng. Trong giới kinh, đầu tiên Phật độ cư sĩ là cha của Da du đà rồi kế đó mới 2 người lái buôn Li vị và Ba lị và sau nữa mới quy y cho cô gái Tu xà đà, thì đó là 4 người.

Phật Pháp Tăng , tại sao có một mình Phật mà đủ Phật, Pháp, Tăng thì đó là nhất thể Tam Bảo do thế ta thấy kinh giới trong giới bổn hay bịa đặt và viết sai về cái sự thật ở trong cái thời Đức Phật như vậy, muốn viết sao là viết, muốn đặt như thế nào thì đặt, muốn thêm thắt như thế nào là họ tự thêm lấy, mà trong giới kinh thì lẽ đương nhiên là phải dựa vào kinh mà mới nêu ra giới, còn bây giờ kinh nó không có mà giới lại có thì Thầy cũng thấy cái điều đó, đặt cái câu hỏi để rồi chúng ta phải tìm thấy cái chỗ nào đúng cái chỗ nào sai về sau mà để thực hiện được cái sự giải thoát chứ không phải là cái chỗ đúng sai để chúng ta chết ở chỗ đó. Đi tìm chỗ đúng sai để làm gì? để biết để mà chúng ta tránh mà thôi.

Lần chuyển pháp luân lần đầu tiên Tại vườn Lộc Uyển, Phật độ 5 anh em Kiều Trần Như thế mà trong kinh Giới tứ Phần luật thọ giới thiền độ nói rằng Phật độ 5 người thị tùng theo Phật ở buổi đầu xuất gia, 5 người thị tùng này do Vua Tịnh Phạn phái đến vừa hầu hạ Thái Tử, vừa phục vụ Thái Tử tu hành, điều này hết sức vô lý. Đó thì các thầy thấy nó đặt ra như thế này theo Thầy đọc ở trong giới kinh thì khi mà Đức Phật đến cái chỗ tu tập ở Vườn Nai thì nhà vua Bình Sa Vương mới thấy Đức Phật tu như vậy đó, cái hạnh như vậy, thì nhà vua mới nghĩ rằng chia cho Đức Phật nửa cái giang san của mình cai trị nhưng Đức Phật từ chối để tu hành, do cái sự tu tập đó nhà vua mới tìm những cái vị ở trong nước tu hành mà tu những cái hạnh tốt để rồi cho vào ở trong cái khu vườn Nai đó để cùng Đức Phật mà làm bạn tu hành, còn cái này thì lại nói rằng là do vua Tịnh Phạn cho 5 cái người thị tùng này giả làm cái người tu tập để theo mà vừa hầu hạ Phật mà vừa tu tập cho nên nếu mà mấy cái người này, 5 anh em Kiều Trần Như là thị tùng của Phật thì làm sao mà dám chống đối Phật, cho nên Phật mà bỏ cái khổ hạnh thì 5 người này đâu có dám chống đối, bởi vì những người này là những người tu khổ hạnh, cho nên khi thấy Phật lợi dưỡng lại thì họ không ưa Phật. cho nên đó là những cái mà chúng ta thấy sai ở trong cái sử, nó không có đúng. Do vì vậy mà Thầy thấy nó nhiều cái ở trong kinh giới á, mà các Tổ đặt ra nhiều cái nó không đúng như là lịch sử. Điều này hết sức vô lý trong giới kinh không có nói thế mà ở đây các Tổ lại dựa vào đâu mà lại đặt ra như thế này. Đây quý thầy nghe tiếp luật thiền độ kể “sau khi vị Thái tử bỏ sự khổ hạnh cực đoan làm cho 5 người thị tùng hiểu lầm cho rằng Thái Tử thoái đạo tâm, vì thế họ khinh khi và ly khai Thái tử” họ làm thị tùng mà họ dám khinh khi thái tử, họ ly khai Thái tử thì Thầy cũng chả hiểu như thế nào? Nếu mà họ là cái người tu thì họ khinh khi, họ ly khai Thái Tử là phải. Còn họ là thị tùng có nghĩa là vua sai họ đến đó để phục vụ Thái tử thế mà họ lại khinh khi Thái tử thì cái lý đó các Tổ viết ra nó không chuẩn “sau khi Thái tử thành đạo Ngài nhớ lại 5 vị tỳ kheo này làm việc khó nhọc phục vụ Ngài không kể cái nóng lạnh hầu hạ cúng dường nên trước tiên độ 5 người này” nghĩa là Đức Phật thành đạo rồi mới nghĩ 5 cái vị thị tùng này, khi mình ở đây 5 người này là lo cơm nước, hoặc là nóng lạnh, lo cái này kia cho mình, săn sóc cho mình đủ thứ, thì mình nhớ bây giờ mới về độ, cái này là cái sai nữa. Thầy thấy sự thật ra một khi mình đi tu rồi còn người hầu hạ thì làm sao? Thiệt ra đi tu mà còn có người hầu kẻ hạ thì Thầy thấy bây giờ Đức Phật cởi y cũng có người lại cởi y, rồi phơi, rồi giặt cho Đức Phật, thì như vậy Đức Phật thôi ở nhà chứ đi tu làm gì? Đó là những cái mà Thầy thấy mà nhớ công ơn của những người hầu hạ này bây giờ Đức Phật mới trở về, thiệt ra không phải vậy Thầy thấy không phải cái điều đó đâu. Đến đây Quý thầy có thấy các bộ luật này đặt điều không? Nếu như Quý thầy thấy rõ thì quí thầy thấy người ta thêm thắt, người ta đặt những cái điều mà nó không có mà người ta đặt ra được.

Tỳ kheo ni xuất hiện rất muộn, ngày Đức Phật thành đạo, cũng là ngày mà Tôn giả  A Nan chào đời. Nghĩa là ngày mà Đức Phật tu hành thành đạo là cái ngày ông A Nan mới sanh, sau Phật thành đạo 25 năm thì Ngài A Nan mới làm thị giả cho Phật, tức là khi Đức Phật thành đạo thì Ngài A Nan mới có sanh, mà sau 25 năm thì Đức Phật mới có ông A  Nan làm thị giả cho Phật, thì như vậy là cái thời gian chúng ta thấy như thế nào? và Ni chúng mà được xuất gia là có ông A Nan xin nếu không có ông A Nan xin thì ông Phật đâu có chấp nhận cho bên ni tu tập, thì như vậy là từ cái ngày mà Đức Phật thành đạo cho đến khi mà Đức Phật nhận Ni tu hành là 25 năm. Do lúc bấy giờ là ông A Nan là thị giả hầu Phật là 25 năm sau khi Ngài thành Phật thì ông A Nan 25 tuổi thì như vậy là bây giờ ông A Nan mới xin Phật cho ở bên ni xuất gia. Như vậy là bên Ni xuất gia rất là muộn mà Tăng là rất sớm trước 25 năm, còn trong Tứ phần luật phân bổ tùy cơ yết ma, tùy giảng biệt luật của đại sư Hoàng Nhất lại dạy sau khi Như Lai thành đạo 14 năm Di mẫu ái đạo cầu xuất gia 14 năm thì như vậy là không đúng ông Anan mới có 14 tuổi làm sao mà ai xin cho bà xuất gia, cho nên trong kinh giới nó nói cái thời gian mình thấy nó cũng không có đúng nữa. Ở đây đem giới bổn so với giới kinh qua những cái câu chuyện lịch sử. Như vậy thì hầu hết các luật sư viết luật tự mình đặt ra không cần biết đúng sai nếu không có lịch sử trong giới kinh thì ai biết cái gì đúng do thế chúng ta có tin được giới bổn hay không? Đem những câu chuyện này ra mình thấy nó quá rõ ràng là các ông luật sư muốn viết sao thì viết, rõ ràng là 25 năm sau ông A Nan mới làm thị giả cho Đức Phật mà bây giờ ở đây mới có 14 năm bà Di mẫu đi cầu xin xuất gia rồi, ai mà xin, ông A Nan mới 14 tuổi mà ông xin Phật được sao? chưa đi xuất gia làm sao mà xin được, tức là ông A Nan ông vào tu với Phật ông là tỳ kheo chứ đâu phải là còn Sadi, thì ít ra cũng là phải 20 tuổi, chứ đâu có dưới 20 tuổi được mà mới 14 tuổi làm sao ông xin, thì quý thầy thấy có vô lý không? Như vậy chúng ta có đáng tin ở cái giới bổn của các luật sư viết ra không? Họ thêm họ muốn cái nào họ đặt ra, họ thêm, họ thắt cái gì cũng được hết, họ muốn làm sao cũng được hết. Thiệt ra thì cái người tu hành đời sau này người ta muốn đặt ra cái gì cũng được hết, người ta không dựa vào 1 cái  nguyên gốc, cái sự thật của Phật giáo để giữ chính cái nguồn gốc của nó để đừng có làm lệch lạc.

Chuẩn lại của giới luật tăng ni, Giới luật của Đạo Phật là 1 pháp môn tu hành để được giải thoát vì chính nó mới lìa được mục đích đau khổ, chứ đâu phải pháp môn nào khác mà lìa được, nguyên nhân gốc khổ của con người là lòng ham muốn thì chỉ có giới luật của Phật mới lìa được ly dục ly ác pháp, mà đã ly dục ly ác pháp là đã giải thoát. Nghĩa là chúng ta khi mà chúng ta đã ly dục ly ác pháp thì tâm chúng ta đã giải thoát rồi, ác pháp là những cái tâm tham, sân, si là ác pháp, mà dục là những cái lòng ham muốn của mình, thế mình ly được đó là giải thoát rồi. Do đó nó cũng là chấm dứt sanh tử luân hồi của mình rồi. Vậy thì giới luật nó giúp chúng ta thành 1 cuộc sống ly dục ly bất thiện pháp, mà bây giờ giới luật mà như vậy thì nó có ly được không? Nó không ly được thì làm sao mà giải thoát được, cho nên Phật chế giới luật là một điều cần thiết quan trọng cho việc tu hành giải thoát của Đạo Phật. Việc hoàn thành giới tỳ kheo và tỳ kheo ni cũng không phải là việc làm trong một ngày, trong một lát mà phải có một cái thời gian, nhất là giới luật vừa là một pháp môn tu tập, vừa là một ông thầy chỉ đạo cho việc tu hành, cho nên nó rất là quan trọng. Vì biết nó là người thừa kế Đức Phật sau này nên Ngài phải hoàn chỉnh nó trước khi Ngài nhắm mắt để nó thay ngài dẫn dắt các đệ tử và làm sáng tỏ Phật pháp muôn đời.
Giới luật của Phật, chúng ta thấy Đức Phật chưa từng chủ động chế qua một điều giới nào chẳng qua vì lý do nơi người phạm lỗi bị sự chê chách của người ngoài rồi đó các đệ tử thiểu dục tri túc, thích hạnh đầu đà, biết hổ thẹn biết sống trầm lặng cô đơn, biết dùng giới luật ly dục ly ác pháp nên trình lại với Đức Phật. Nghĩa là trong cái số chúng đó, có những người mà người ta biết thiểu dục tri túc, người ta biết hạnh đầu đà, biết hổ thẹn những cái lỗi lầm, người ta thường sống trầm lặng cô đơn, người ta biết dùng giới luật để ly dục ly bất thiện pháp. Nên khi thấy có một số tỳ kheo tu tập mà phạm như vậy do đó các Ngài mới đến trình với Phật là người cư sĩ họ chê các tỳ kheo đó giới luật như vậy như vậy vậy hoặc là những cái hành động như vậy, chứ trước kia thì chưa có giới luật cho nên những cái hành động đó người ta chê trách như vậy thì Phật nghĩ như thế nào? Do cái sự sai đó mà Đức Phật mới chế ra, mà chế ra nhằm để chúng ta ly cái tâm dục của chúng ta. Chứ không phải chế ra để mà làm cho người ta tốt, để cho được người ta khen, mà chế ra là nhằm... Đức Phật biết rằng cái phạm đó là cái nhân để gieo cái tâm nó không có ly dục, cái tâm đó nó sẽ đi đến cái ác pháp. cho nên Phật nương vào chỗ đó mà chế ra, chế giới vì lợi ích tu hành cho đại chúng, vì thuận theo yêu cầu của đại chúng. Đức Phật còn đem những điều giới ngoài để đem ra để mà tu sửa hai ba phen. Nghĩa là khi Đức Phật chế ra 1 giới rồi mà thấy nó chưa được hoàn chỉnh thì Đức Phật đem cái giới đó ra nữa, sửa nó lại bằng cách chế lại cho nó giảm bớt hoặc là nó tăng lên để giữ gìn cho nó ly dục ly bất thiện pháp cho được. Đó là chế ra một cái giới nhiều phen lắm chớ không phải là một phen. Chúng ta đọc ở trong kinh giới Đức Phật chế ra rồi thì thấy cái giới đó chế ra như vậy, nó chỉ trong các thời đó nó chỉ hiệu quả, nhưng nó có những cái sai khác nó nhẹ hơn thì phải chế nó lại  làm cho nó đúng cái trường hợp đó, cái thời gian đó cho nên Phật cân nhắc từng cái thời gian để cho các giới đó nó hoàn chỉnh được.

Khi mà Đức Phật nhập diệt thì nó sẽ hoàn chỉnh cho nên không gian và thời gian nó không có lỗi thời nữa, cho nên không còn ai sau này mà chế thêm, chế bớt được nữa. Còn bây giờ chúng ta chế thêm chế bớt đủ loại, mà chúng ta thấy nó có hợp không? nó không có hợp, nó đâu có bằng ông Phật. Lúc bấy giờ mà ông Phật chế ra Ông đã cẩn thận và kỹ lưỡng mà chế ra rất nhiều lần. Đây là biểu hiện tinh thần dân chủ một cách đầy đủ và cũng là chỉnh đốn cho người thừa kế mình sau phải đầy đủ trọn vẹn ba thần lực: Đại oai lực, Đại thần lực, Đại minh lực.

Đức Phật chuẩn bị cho cái ông thầy giới luật này nó đủ ba cái oai lực đó mới xứng đáng là ông thầy của chúng ta sau này. Cho nên vì vậy đó mà chúng ta thấy rằng cái giới luật mà chúng ta đang học ở đây, đang tu tập ở đây là cái giới luật, là cái pháp môn rất là tuyệt vời, chớ không phải như giới bổn mà các vị mà giới sư giới luật mà viết ra thì các giới đó nó không có giá trị, về lịch sử nó cũng không có giá trị rồi . Vì về lịch sử các sự việc xảy ra các Ngài nói nó không có đúng cái thời gian, không có nói đúng cái sự thật của câu chuyện nữa. Cho nên tất cả những cái này chúng ta phải hiểu và do đó chúng ta phải đi vào trong con đường giới kinh. Những cái bộ kinh như: kinh Nikaya, kinh nguyên thủy đó, rồi những bộ kinh như bộ kinh A hàm chúng ta theo những cái giới ở trong đó mà chúng ta lấy làm cái gốc để mà chúng ta ly dục ly bất thiện pháp. Vì sau này chúng ta sẽ học các cái giới hành thì chúng ta sẽ học toàn bộ ở trong những cái hành động tu tập ở trong những cái giới kinh này chớ không phải gì khác hơn hết nhưng mà giới kinh này mà giới hành thì nó là 37 phẩm trợ đạo. Như Thầy từng nhắc các thầy để rồi chúng ta sẽ đi dần vào những cái giới hành chúng ta sẽ thấy được cái sự thực tập của chúng ta trong cái giới luật.

Đức Phật tuyệt nhiên không muốn các đệ tử có lỗi lầm các đệ tử hảo tâm xuất gia tự họ cũng không muốn trong tăng đoàn có người phạm lỗi. Đây là một thứ yêu cầu của tâm tự trọng, giới luật của Đạo Phật không phải cưỡng chế phạm lỗi, phạm lỗi lầm rồi mới chế giới. Đó là nguyên nhân từ nơi phạm giới mới chế ra. Nghĩa là nếu mà chưa có phạm giới đó mà chúng ta chế giới  tức cưỡng giới, mình chế giới ra tức là mình buộc người ta phải theo đó, còn bây giờ người ta vì lỗi lầm mà lỗi lầm đó nó không phải là cái lỗi lầm với cái chỗ đó mà do sự khen chê, mà lỗi lầm ở đây là lỗi lầm nó không ly dục ly bất thiện pháp. lỗi lầm là lỗi lầm ở trong ác pháp, cho nên cái lỗi lầm này nó không giải thoát cho cái người đó cho nên Phật chế cái giới đó ra để cho cái người đó giữ gìn, để cho nó ly được để nó không có lỗi lầm, nó không ở trong ác pháp nữa thì đó là mới hiểu cái điều mà Phật chế giới. cho nên không phải ở đây phạm lỗi rồi mới chế giới chứ không phải là chế giới một cách cưỡng bức người ta. sự chế giới của Đức Phật nhìn từ thực tế là ý của đại chúng trong tăng đoàn, Tức Phật chỉ là người chủ trì hoặc là người chứng minh trong quá trình chế giới, nghĩa là mình phải xét rằng Đức Phật là người chủ trì để mà chế cái giới đó ra để làm cho cái người phạm giới đó họ biết đó là ác pháp, đó là cái mà không nên vì như vậy là không giải thoát được chứ không phải là cái giới đó để cưỡng bức cái người đó không có được phạm.

Giới luật là phương thức phòng ngừa sự hư đốn của đại chúng. Nhìn qua giới bổn và giới kinh của Phật chúng ta mới hiểu một cách sâu sắc rằng Đức Phật là một vị Đại đạo sư rất vĩ đại và từ bi. do giới bổn và giới kinh này mà cứu hộ tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ ách của nhân quả. Trên nhân quả Đức Phật đã dụng tâm không chỗ vi tế nào mà không đến. Vì thế Ngài đã tôn trọng ý tứ của đại chúng luôn luôn chế giới để hộ niệm đến những khuyết điểm của đại chúng nghĩ đến sự chế giới kinh và giới bổn khiến ta cảm động đến rơi nước mắt vì lòng từ bi của Phật vô bờ bến là ở chỗ này, nghĩa là thấy cái phạm lỗi của chúng sanh là thấy ở chỗ ác pháp, thấy phạm lỗi của chúng sanh không phải thấy ở chỗ khen chê của người cư sĩ mà thấy phạm lỗi của chúng sanh là chạy theo dục. Cho nên Phật mới chế ra cái giới mà chế ra cái giới tức là chế ra cái pháp để cho họ ly dục ly bất thiện pháp tức là ác pháp để mà cứu họ ra khỏi cái sự đau khổ của cuộc đời của họ. Nghĩ như vậy chúng ta mới thấy rằng cái người mà chủ trì cái việcchế giới này phải là người có một lòng từ bi  thương đệ tử của mình rất là tha thiết ở trong đó mới khó mà chế ra những cái giới này để cho nó phù hợp để  làm sao cho nó ly được cái đau khổ của nó đó là cái chỗ rất khó.

Giới dâm là giới luật chế thứ nhất của Đức Phật. Lúc bấy giờ Đức Phật đang ở thành Tỳ Sá Ly, 5 năm, nửa tháng, năm mùa đông ngày 12 ngay sau khi dùng bữa trưa mặt trời bóng ngả về hướng đông bằng một người rưỡi Phật chế giới này. Ở đây thì chúng ta thấy là khi mà nói về chế 4 cái giới đầu tiên thì ở trong kinh giới nó ghi lại ngày tháng nó rất rõ ràng nhưng mà ở trong cái giới bổn mà của các Tổ viết ra thì nó ghi lại ngày tháng mà Đức Phật chế cái giới đó lúc nào? buổi hướng lúc bấy giờ bóng nó ngả là bao nhiêu 1 người rưỡi hay là hai người ba người mà chế cái giới đó, lúc giờ nào, ngày nào, năm nào. Sau 5 năm mà Đức Phật thành đạo đó, thì Đức Phật ở thành Sá ly thì Đức Phật đã chế ra cái giới này nhưng mà theo trong cái kinh thì 13 năm chúng nó mới có phạm lỗi chứ còn 5 năm thì chưa có ai phạm lỗi bởi vì lúc bấy giờ chúng tỳ kheo nó vô lậu nó không có lậu hoặc cho nên nó đâu có người nào mà phạm lỗi, cho nên họ ly dục ly bất thiện pháp hết rồi. Vậy mà ở trong kinh giới lại nói 5 năm Đức Phật chế giới và trong cái tháng năm nửa tháng năm mùa đông ngày 12 sau khi dùng bữa trưa xong thì bóng mặt trời đã ngả về hướng đông bằng 1 người rưỡi tức là cái bóng nó ngả một người rưỡi vậy Phật mới chế cái giới này. Thì Thầy thấy đây là những cái chuyện họ đặt nghe có lý thật nhưng mà cái lý đó 5 năm thì chưa có giới, 13 năm cơ, rõ ràng ở kinh Phật nói 13 năm Phật mới có chế giới, sau này chúng tỳ kheo nó mới có phạm còn bây giờ nó chưa có phạm  mà, làm sao mà chế được.

Bây giờ chúng ta nghỉ một chút

Phật chế cái giới đầu tiên đó là cho con trai của trưởng giả Gia Tác Ca Nan Đà đó là cái giới đầu tiên

Cái giới thứ hai: là giới trộm cắp Đức Phật đang ở trong thành Vương Xá sau 6 năm thành Phật. Đó là cái giới thứ nhất là 5 năm cái giới thứ hai sáu năm mới chế cái giới trộm cắp, thì cái giới dâm Đức Phật chế cái giới đó đầu tiên là 5 năm sau khi thành Phật, sáu năm Đức Phật mới chế cái giới nữa thì đó là ở trong kinh giới bổn thì nó thuật lại như vậy. Nửa tháng thứ 2 của mùa đông ngày mùng 10 sau bữa ăn trưa mặt trời đã ngả về hướng đông bằng 2 người rưỡi Phật chế giới này cho cái người thợ gốm tên là Đạt Ni Ca, Bình Sa Vương và tỳ kheo phấn tảo y. Đó là Đức Phật chế giới cho 3 vị đó.

Giới thứ 3 là giới sát sanh Đức Thế Tôn ở thành Tỳ xá ly sau khi thành Phật 6 năm nửa tháng thứ 3 của mùa đông ngày mùng 9 trước bữa ăn trưa bóng mặt trời ngả về phía bắc, nhân tỳ kheo tu tập quán bất tịnh đâm ra chán ghét sắc thân nhờ ngoại đạo tương lập viết mà chế giới. Thì do cái  nguyên nhân mà người ta quán bất tịnh rôi người ta không có ưa, chán cái thân rồi nhờ ngoại đạo người ta giết cái thân của mình vì vậy Phật chế cái giới sát sanh.

Giới thứ 4 là đại vọng ngữ. Lúc bấy giờ Đức Phật đang ở thành Xá Vệ sau khi thành Phật 6 năm nửa tháng thứ tư của mùa đông ngày 13 sau bữa ăn trưa  bóng đã ngả về hướng đông bằng 3 người rưỡi vì nhiều tỳ kheo đi vào xóm làng cùng gọi nhau là A la hán, vì những tăng thượng mạn này mà Đức Phật chế ra, chế giới này ra. Tức là cứ người này gọi A la hán, người kia cũng gọi A la hán đó, thì trong cái giới bổn nó nói như vậy cho nên Phật mới chế ra cái giới vọng ngữ đó là không có được mà gọi như vậy không có được nói vọng ngữ như vậy, vì cái mục đích là các vị tỳ kheo này đó muốn gọi với nhau A la hán để cho cái người ta nói rằng mình là A la hán đó, người này gọi người kia là A la hán, người lia gọi vị nọ là A la hán nghĩa là không tự xưng mình là A la hán nhưng mà gọi người khác là A la hán bậc A la hán để cho các cư sĩ người ta lầm là các ông này là A la hán hết cho  nên mới đem tiền bạc cúng dường cho hoặc là thực phẩm cúng dường cho mấy ông đầy đủ. Do cái chỗ đó là Đức Phật gọi là đại vọng ngữ, là tăng thượng mạn cho nên mới chế ra cái giới vọng ngữ.

Đọc giới kinh rồi xem giới bổn thấy các Tổ chế giới ra thấy thời gian sai khác lạ lùng chỗ thì nói 13 năm mới chế giới chỗ thì nói 5 năm 6 năm mới chế giới, chế giới cho đến khi nhập diệt mới đình chỉ. Nghĩa là Đức Phật chế giới cho đến khi mà Đức Phật nhập niết bàn rồi mới không có chế giới nữa, cái này Thầy thấy rằng trong một cái số giới luật thì nó có một cái sự sai phạm là do không có ly dục ly ác pháp nó mới có sai mà nó có sai mới có chế giới ra, đằng này  chế cho tới khi mà Đức Phật nhập diệt rồi mới hết chế thì Thầy không biết giới gì mà chế giữ vậy không hiểu là giới như thế nào mà chế cho đến khi nhập diệt. Bởi vì pháp có 1 cái số như 37 phẩm trợ đạo thì nó là cái giới hành rồi, thì cái giới hành này từ cái ngày mà Đức Phật ra thuyết giảng cho đến bây giờ nó không thêm không bớt cái chỗ nào cái giới hành này được. Thì như vậy là cái giới hành này thì nó chỉ có cái oai nghi nó sơ xuất một vài thôi nhưng mà khi người ta đã thực hiện những cái giới hành thì nó đã ly dục ly bất thiện pháp thì những cái oai nghi tế hạnh đó nó không cần học nó cũng là oai nghi tế hạnh rồi.

Một người mà tu ở trong cái pháp mà phòng hộ 6 căn, Thánh phòng hộ 6 căn họ đi ra họ không nhìn qua nhìn lại là đã có oai nghi tế hạnh rồi cần gì phải vẽ vời điều này điều kia nữa thì đó là nói về giới oai nghi tế hạnh này oai nghi tế hạnh khác thì đó là cái không có, nó rườm rà mà nó không đúng mà khi một người mà người ta thực hiện ở trong cái chánh kiến mà người ta phòng hộ 6 căn người ta, luôn lúc nào con mắt người ta nhìn xuống đường người ta đi, người ta thực hiện cái tâm từ của người ta ở trên bước đường đi người ta tránh không có đạp chúng sanh, hại chúng sanh ở dưới chân thì đó là người ta thực hiện lòng thương yêu của người ta đối với chúng sanh thì những cái vật xung quanh 2 bên đường người ta đâu có còn nhìn ngó nữa cho nên cái oai nghi tế hạnh của người ta rất đầy đủ chỉ có cái pháp hành mà pháp hành đó thì chúng ta thấy rõ ràng là nơi cái chánh kiến không à. Mà người ta thực hiện được. Như vậy thì người ta đâu cần gì mà phải giới luật gì đâu mà rườm rà.

Các Tổ không thấy được cái giới hành đó mà các Tổ phải nghĩ rằng phải chế cái này chế cái kia để cho người ta đừng ngó qua ngó lại nhưng mà cuối cùng thì người ta vẫn nhìn ngó tùm lum mà trái lại nó không có cái pháp hành tức là không có giới hành cho nên người ta đâu có giữ người ta được. Rồi chúng ta sẽ thấy 5 năm, rồi 6 năm, rồi 13 năm chế giới chúng ta chẳng biết cái thời gian mà chế giới lúc nào mà lại các Tổ lại còn nói chế giới cho đến khi Phật nhập niết bàn rồi mới hết chế giới giới gì mà dữ vậy? Thầy thấy tới chừng chết rồi mà còn chế giới như vậy là các ông tiếp tục chế giới nữa bởi vì Đức Phật chế chưa rồi, ổng tới chết rồi mà ông còn chế giới mà. Cho nên bây giới mình phải tiếp tục mình chế thêm nữa chế riết không biết là giới bao nhiêu giới nữa mà nói, cho nên đó là cái người ta lý luận để rồi người ta sửa giới, rồi chế thêm ra bằng cách này bằng cách khác, đủ cách đủ loại, làm cho nó lệch lạc chứ Thầy thấy Đức Phật giảng 37 phẩm trợ đạo tức là giới mà cái giới hành rồi thì không thấy có thay đổi thêm vào 37 phẩm trợ đạo từ lúc mà Đức Phật dạy người ta tu hành cho đến bây giờ không thấy Đức Phật thêm, cũng như nói Tứ diệu đế không có 5 diệu đế được mà Tứ diệu đế nói Tứ diệu đế chư bây giờ không có ai nói 5 diệu đế 6 diệu đế hay 7 diệu đế được, đâu có thêm vô được, thế mà giới thì họ thêm được, còn cái giới hành thì họ không thêm vào. Đức phật nói Tứ vô lượng tâm thì nói tứ vô lượng tâm chứ giờ không ai mà nói ngũ vô lượng tâm hết, đâu có thêm được cho nên tất cả những cái giới đó gọi là cái giới hành còn các Ngài cái giới của các Ngài là cái giới bổn, các Ngài thêm thắt cái này cái kia được cho nên các Ngài dễ dàng lắm do vì cái chỗ đó là cái chỗ mà người ta không hiểu Phật pháp mà thôi.

Đây Quý thầy nghe đức Phật của các Tổ trong cái Ngũ phần luật của các Tổ trong quyển 52 có nói: “Tuy là giới của ta chế (đây ông Phật nói trong cái giới của các ngài nghĩa là các ngài viết trong đó các ngài nói Đức Phật nói chứ không phải các Ngài nói cho nên ông Phật nói đây) nhưng ở phương khác không cho là thanh tịnh thì điều không được là dùng” nghĩa là bây giờ Đức Phật chế giới cho chúng ta ở cõi Ta Bà này nhưng bây giờ có cái cõi nào đó hoặc là chế cho cái nước Việt Nam này mà chúng tu cái giới này nhưng bây giờ ở Mỹ nó không phù hợp đâu. Vậy nó phải thay đổi chớ còn không có dùng được ông Phật ông nói tuy rằng giới của Ta chế nhưng ở cái nước này ở cái phương này nó thanh tịnh thì ở đây nó tu được thôi mà đưa lại cái chỗ khác mà nó không thanh tịnh thì cái giới đó nó không áp dụng được cho nên các ông Tổ giới của mình họ đặt hay lắm vì vậy mà Thầy thấy đó, Đức Phật nói ta là thiên nhân tri đạo sư phải không? thầy của trời người mà cái giới luật  là thầy rồi mà tại sao nước này lại được, nước kia lại không được cái phương này lại tu được mà cái phương khác không tu được, phải thay đổi phải bỏ. Ở đây thiệt mấy ông lẻo mép thiệt. Thầy nói miệng của họ thiệt là người ta nói cái miệng không dài nó méo tứ tung, cái lưỡi không xương nó nhiều điều lắt léo, nó nói qua nói lại được lắm cho nên mấy ông tổ mình bởi vậy có nhiều người họ nói Tổ là lưỡi lừa.

Đức Phật là thầy của trời người và giới luật là thầy của trời người tại sao lại có nước này nước khác tu thanh tịnh mà nước kia tu không thanh tịnh phải không có tu tập được, đó là những cái  lý chúng ta nên đặt những câu hỏi, chúng ta thấy các Tổ các Ngài sau này họ có những cái thêm thắt rồi họ muốn đặt như thế nào đó họ đặt. Giới luật của Phật là thiện pháp còn phương khác đây là ác pháp nên không được dùng đây cũng là 1 câu nữa cũng trong Ngũ thần lực quyển 22 đã nói: “Tuy chẳng phải giới luật của ta chế nhưng ở cái phương khác phải nên làm thì không được chẳng nên làm” nghĩa là không phải giới luật mà không phải Đức Phật chế nhưng mà nó hợp với cái chỗ đó thì nên đem cái giới luật đó mà áp dụng cho cái phương đó, như vậy là ông Phật ông chỉ là cái ông Phật chỉ có ở trong một cái phương nào đó thôi chứ ông không phải là thiên nhân tri đạo sư đâu, chỗ trong kinh giới này nó nói như vậy nghĩa là Đức Phật chỉ dạy cõi Ta bà này thôi chứ còn không có dạy cõi nào được đâu.

Nghĩa là ông Phật chỉ gói gém là ở trong cái cõi Nam thiện bộ châu của mình đây thôi chứ qua khu Bắc lưu châu hay Đông thán thành châu thì chắc chắn là không có dạy được vì ở đó nó có khác hoặc là ở Việt Nam hoặc là ông Phật ở Ấn Độ đem qua Việt Nam thì nó không phù hợp đâu, cho nên đem về Việt Nam thì phải thay đổi chứ còn đem qua Việt Nam áp dụng cái giới luật của Phật nó không có phù hợp. Đó là cái ý của các Tổ muốn nói vậy cho nên từ đó thì khi mà giới luật của Phật ở Ấn Độ thì nó áp dụng cho đúng người Ấn Độ là lúc bấy giờ Đức Phật đã chế cho người Ấn Độ chứ không phải chế cho người Việt Nam mà người Việt Nam thì chúng ta phải thấy ở đây nó có những cái mà goi là Đức Phật không chế mà bây giờ chúng ta thấy nó phù hợp với dân Việt Nam thì chúng ta đem vô cái này thì ông Phật cũng chấp nhận chớ không phải ông Phật bỏ. Đó các thầy nghe các câu ở trong kinh giới nói“Tuy chẳng phải giới của ta chế nhưng ở cái phương khác nên làm thì không được chẳng làm”. Câu nói như vậy thì chúng ta thấy hiểu chưa? nó rõ ràng như vậy

Xét cho cùng giới luật của Phật đã đặt ra là pháp môn để tu hành giải thoát thân tâm làm chủ sinh tử thế mà ở đây Đức Phật còn chấp nhận pháp luật của người khác tức là họ hay giỏi hơn Đức Phật nữa. Nghĩa là Đức Phật còn chấp nhận cái giới luật của người khác nó hay hơn nó ly dục ly bất thiện pháp hơn cho nên nó ở cái xứ đó phải hay hơn cái giới luật của Đức Phật ở Ấn Độ rồi. Cho nên vì vậy mà khi qua Việt Nam khi qua Trung Quốc thì nó phải theo thay đổi cho nó phù hợp thì nó hay hơn là giới luật của Phật chế cho nên mấy ông chế ra đó, mấy ông Trung Hoa mấy ông chế ra thì bắt đầu qua Việt Nam mình mấy ông giới luật của mình ở bên đây cũng chế thêm nữa cho nó phù hợp với Việt Nam vì vậy mà chế tùm lum với nhau bởi vì kinh giới nó chế đủ thứ ở trong đó, nó hay hơn ông Phật rồi cho nên người ta nói các Tổ phải hơn Phật chứ sao. Đó, vì vậy mà có người nói Phật thì ngồi thiền thì 49 ngày còn Tổ chẳng có ngồi giờ nào hết cho nên Tổ hay hơn. Còn Phật phải ngồi 49 ngày mới thành Phật được còn Tổ chẳng ngồi cái ngày nào hết cũng thành Phật như thường.

Đó là chúng ta thấy từ cái chỗ pháp tu cho đến cái chỗ mà giới luật thì nó đều có cái sự mà bôi bác Phật giáo rất nhiều nó làm cho thấy Đức Phật thua xa. Cho nên chúng ta thấy rõ ràng là đứng qua cái góc độ kinh sách thì chúng ta thấy Phật giáo là tiểu thừa phải không? kinh mà của Phật dạy là kinh tiểu thừa mà kinh của các Tổ thì đại thừa phải không? lớn hơn Phật đó là những cái mà chúng ta thấy rất rõ cho nên cái gì mà của Tổ làm ra thì nó là đại là tối thượng, còn của Phật là tiểu là nhỏ còn 4 thiền của Phật thì chúng ta thấy mình tu rất là vất vả chứ gì, muốn làm chủ cái thân này phải tịnh chỉ, hơi thở phải ngưng các hành trong thân để mới làm chủ nó được thì các Tổ gọi là thiền phàm phu, bốn thiền phàm phu của người phàm phu chứ còn của cái Bồ Tát với của ông Phật thì không có loại  thiền này đâu. Cho nên nó hạ bệ cái giáo lý, tới cái thiền của Phật mà họ hạ xuống như vậy rồi bây giờ mình nhìn qua giới luật họ cũng hạ giới luật của phật qua những câu này. Các thầy thấy có hạ không? bởi vì ông Phật ông còn chấp nhận giới luật của người ta hơn Phật rồi thì giới luật của Phật thua rồi thì còn cái gì mà là hơn. Cho nên từ cái chỗ này chúng ta mới thấy từ cái chỗ mà tu thiền thì vẫn thấy họ hạ Phật xuống rồi từ cái giới luật vẫn thấy người ta cũng đang tâm người ta hạ cai giới luật của Phật xuống thấp nữa chứ chưa phải là nêu cao. Họ nói là nói 1 lẽ nhưng mà qua những cái lời này chúng ta thấy họ đem cái giáo pháp của Phật họ dìm xuống tận dưới cái đáy bùn.

Xét cho cùng giới luật của Phật đã đặt ra là pháp môn để tu hành giải thoát thân tâm làm chủ sinh tử. Thế mà ở đây Đức Phật còn chấp nhận pháp luật của người khác tức là họ hay giỏi hơn Đức Phật đúng như vậy chỉ có các Tổ mới giỏi hơn Đức Phật mới dám dùng câu này mà nói, chính vì vậy người đời sau phá giới toàn triệt, nói chung là không còn 1 giới nào của tu sĩ đời nay giữ trọn cũng vì những bộ giới luật này phi phạm hạnh đã đưa ra con người mất lối tu hành của Đạo Phật. Đọc những câu này ta thấy rất là đau lòng. Những kẻ hậu sinh sau Đức Phật đã nỡ tâm lấp lối ngăn đường giải thoát của đạo Phật, những người soạn ra những bộ luật này muôn đời nghĩ rằng họ phải đọa địa ngục vì chúng sanh đang đau khổ nhờ lối của Phật mà thoát khổ thế mà họ bít lối không cho chúng ta thấy được đường lối tu hành giải thoát thì những người này phải chịu lấy những hậu quả mà họ đã làm sai lệch của Phật pháp.

Đến giới luật ai chẳng ai tìm được con đường chân chính của Đạo Phật chỉ toàn là phá giới mình nhìn vào trong cái giới luật hiện giờ thì của Đạo Phật thì mình thấy người tu sĩ bây giờ toàn là phá giới hết không còn cái gì nữa .Thân phận tì kheo và tì kheo ni,  tì kheo và tì kheo ni cố nhiên là phải giữ gìn tỳ kheo và tỳ kheo ni giới vì thế thân phận và tư cách của tỳ kheo và tỳ kheo ni là phải do thủ trì tỳ kheo và tỳ kheo ni giới  mà ra, nghĩa là cái tư cách của người tu sĩ là phải do giới luật mà ra mà chính do giới luật mà ra thì cái hành động cái tư cách này là cái tư cách giải thoát nó làm cho chúng ta ly những cái dục ly những cái ác pháp chớ không phải tư cách này là tư cách hình tướng làm ra vẻ là mình là có những cái oai nghi tế hạnh nghiêm chỉnh mà cuối cùng không có ly trong cái lòng của mình thì đó là cái hình tướng sai. Cho nên ở đây cái mục đích của nó là thực hiện được cái oai nghi của người tu sĩ tỳ kheo cũng như tỳ kheo ni, cái tư cách của nó phải thực hiện qua cái sự giải thoát chính thật sự của tâm họ chứ không phải làm cái hình tướng cái oai nghi đó cho nên những cái kinh mà giới bổn nó đặt ra những oai nghi để chúng ta làm ra vẻ mình có oai nghi nhưng mà sự thật cái tâm nó chưa có ly cho nên nó lén ăn vụng ăn vặt đủ thứ à thì như vậy chúng ta thấy nó phải hiểu được như vậy thì chúng ta từ đó chúng ta mới lấy giới luật mà chúng ta ly được chớ còn không khéo thì chúng ta phạm những cái lỗi rất là nặng
Nếu tỳ kheo và tỳ kheo ni không giữ gìn giới luật thì thân phận và tư cách của tỳ kheo và tỳ kheo ni chẳng ra gì, nghĩa là hoàn toàn thiếu đạo đức của đạo Phật. Tỳ kheo và tỳ kheo ni mà tư cách không đúng giới luật thì chẳng ai còn xem ra gì và người ta nhìn Phật giáo với cái đôi mắt khinh khi và không có quý trọng nữa, tỳ kheo và tỳ kheo ni mà biết áp dụng giữ gìn giới luật thì ly dục ly ác pháp nếu không có giới luật này thì làm sao ly dục ly ác pháp được vì thế tỳ kheo và tỳ kheo ni tu hành hoài công vô ích nghĩa là cái người tỳ kheo và tỳ kheo mà không biết áp dụng cái giới luật để cho nó đúng cái cách ly dục ly bất thiện pháp của mình thì dù có tu gì đi nữa thì cũng là vô ích cho cuộc đời của mình chứ không có gì.

Hiện giờ những tu sĩ này đều tu tập mà giới luật không nghiêm chỉnh nên sự tu tập hoài công vô ích không giải thoát mà còn thêm tội lỗi rất nặng. Trong các kinh giới bổn họ luận như thế này: “Tỳ kheo và tỳ kheo ni không phải có là do sự giới luật mà ra”. Nghĩa là ở trong kinh giới nó luận ra thế này này, nghĩa là tỳ kheo và tỳ kheo ni không phải giới luật mà đẻ ra các vị tỳ kheo và tỳ kheo ni. Vì vậy cho nên nó nói giới luật chỉ là cái khuôn khổ khép cho tỳ kheo và tỳ kheo ni mà thôi chứ không phải là tỳ kheo và tỳ kheo ni do giới luật đẻ ra mà chính là chúng ta phải hiểu nếu chúng ta là một tỳ kheo và tỳ kheo ni là phải do giới luật mà sinh ra vì vậy mà chúng ta mới ly dục ly bất thiện pháp. Còn trong kinh giới thì nó nói tỳ kheo và tỳ kheo ni không phải do giới luật sinh ra đâu mà giới luật là một cái điều kiện làm cho tỳ kheo và tỳ kheo ni phải giữ gìn mà thôi. Sự có mặt của tỳ kheo và tỳ kheo ni giới là do nhu yếu của tỳ kheo và tỳ kheo ni.

Cho nên người ta luận trong cái thời Đức Phật mà độ người ta tu thì đâu có giới luật mà nó có tỳ kheo và tỳ kheo ni rồi phải không? như vậy là khi mà chưa có chế giới ra thì nó vẫn có tỳ kheo và tỳ kheo ni cho nên đâu phải giới mà đẻ ra tỳ kheo và tỳ kheo ni đâu, đó nó luận như vậy đó. Bởi vì trong lúc bấy giờ tất cả các vị là tỳ kheo và tỳ kheo ni trong cái thời Đức Phật mà 13 năm trước mà chưa chế giới đó là người ta vô lậu người ta ly dục ly bất thiện pháp cho nên đâu cần gì phải chế giới, sau này tỳ kheo và tỳ kheo ni nó còn lậu hoặc cho nên buộc lòng Đức Phật mới chế giới ra để cho người ta không có lậu hoặc, cái luận của nó thì nghe có lý nhưng mà rất vô lý tại vì Đức Phật chế giới ra có phạm mới chế chứ không phạm thì đâu có chế giới ra làm gì. Cho nên ở trong giới kinh thì chúng ...nên họ nói không có giới đẻ ra tỳ kheo mà nếu không có giới thì làm sao 5 vị tỳ kheo này mà trở thành 5 vị tỳ kheo đầu tiên của Đức Phật. Sau khi nghe cái bài thuyết pháp Tứ diệu đế không phải đó là giới sao? đó là thuộc về giới hành ly dục ly bất thiện pháp thì Quý thầy thấy rất rõ không, nhưng mà các vị giới sư thì cho đó là pháp chứ không phải là giới bởi vì bậy giờ chế giới ra mà chúng ta giữ thì vốn (dĩ) nó cũng là ly dục ly bất thiện pháp, mà bây giờ Tứ diệu đế cho chúng ta thấy đời là khổ này, rồi cái nguyên nhân nó khổ là như thế nào là do lòng ham muốn này, rồi do cái chỗ cái cảnh giới...

Đó là giới mà, do cái chỗ này thuộc về giới hành đó, vì vậy mà các vị tu sĩ này, 5 anh em Kiều Trần Như đó, khi mà nghe thuyết Tứ diệu đế rồi thì họ chứng ngay liền dự lưu ngay tức khắc, sau đó thì bắt đầu họ thực hiện cho nên họ chứng tới quả A La hán, chúng ta thấy rất rõ. Cho nên đó là giới chứ là cái gì? vậy là những cái giới chứ đâu phải cái gì khác hơn mà các vị giới sư giới luật này họ không thấy cái chỗ đó là giới, họ chỉ thấy đó là cái pháp, cho nên cái thấy của họ không phải thấy, bởi vì Đức Phật có ra đời thì khi mà Đức Phật đã thành tựu Đức Phật mới thấy chỉ có cái pháp mà chúng ta tôn kính nhất là nó đem đến cho chúng ta giải thoát. Vậy thì cái pháp đó là cái gì? Đức Phật đã thấy đó là cái pháp mà thấy được cái pháp tức là giới luật.

Cho nên trong cái sự tu tập mà chúng ta hiểu được thì tới cái giai đoạn mà Thầy dạy về 37 phẩm trợ đạo thì Quý thầy thấy cái pháp hành này nó rất là quan trọng quan trọng rất là lớn ở trong cái cuộc đời tu tập, còn cái giới bổn mà chúng ta đọc đây để chúng ta thấy cái sai của người sau để biết cái người sau họ thêm thắt bậy bạ họ không hiểu Phật pháp, họ hiểu Phật pháp bằng 1 cái đơn thuần của họ, họ thấy 37 phẩm trợ đạo đó là cái pháp chứ không phải là cái giới cho nên cái đó là cái sai. Quý thầy nghe lời nói này là phi giới luật những kẻ viết giới luật mà chẳng hiểu giới luật của Phật, giới luật là pháp môn để dùng, là phương tiện cho người tu tập thì không phải là Tứ diệu đế, là Bát chánh đạo, không phải là những phương tiện để chúng ta tu tập sao? để khắc kỷ để giữ gìn thân tâm của mình không còn ở trong ác pháp để ly những cái tâm ham muốn của mình chứ sao. Chẳng hạn bây giờ giới bổn đặt ra như thế này cấm mình không cho ăn phi thời, ăn ngày 1 bữa, phải hông? Nhưng khi 1 cái người mà người ta ở cái pháp người ta ly dục thì người ta có cần gì mà phải ăn hai ba bữa đâu, người ta ăn đủ sống mà người ta còn không thèm ăn cái món ăn, người ta thấy nó là bất tịnh rồi, thì không phải là không cần cấm mà người ta vẫn giữ được không?

Còn bây giờ mấy ông hiểu Phật pháp mà theo kiểu không hiểu là giới luật của Phật như là phòng hộ sáu căn mắt tai mũi miệng của mình hay hoặc không hiểu là nuôi chánh mạng. Nuôi chánh mạng gì mà ăn phi thời phải không? do đó ở trong tám nẻo thì chánh mạng này rồi chánh nghiệp này, phải không? mà bây giờ chánh mạng mình ăn phi thời thì tức là nuôi chánh mạng đâu? là tà mạng chứ. Do đó nó không đúng rồi, vì vậy đó không phải là giới sao? nhưng mà người ta đâu có cấm mình ăn người ta đâu có dạy mình là giới phải ăn ngọ, ăn ngày 1 bữa thôi, người ta đâu có nói như vậy, đâu có nói rõ ra, nhưng khi mà nuôi chánh mạng thì ai ăn phi thời. Đó thì chúng ta mới hiểu được cái giới kinh cái giới mà ở trong pháp đó là cái giới hành nó rất là vi diệu và nó đưa chúng ta đến cái ly dục ly bất thiện pháp rất là rõ ràng. Vì đời sau không hiểu cho nên mới có cái giới bổn ra đời mà thôi, chứ còn hiểu được như là 13 năm trước các vị tỳ kheo đó hiểu thì cần gì phải giới bổn ra đời làm gì,  người ta chỉ giới hành là đủ giải thoát rồi.

Người nào sống đúng giới hạnh mà tu tập giới hành thì có kết quả ngay trong cái sự giải thoát hiện tiền, vì không hiểu giới luật là pháp môn cứu cánh giải thoát cho con người nên các tổ giới luật chia làm 11 thứ tỳ kheo, chia làm 11 thứ tỳ kheo bởi vì 1 tỳ kheo là tỳ kheo giải thoát  thôi còn bây giờ chia ra  11 tỳ kheo lận chứ không phải là 1 thứ tỳ kheo vậy thì sẽ Thầy đọc cho các Tổ chia làm 11 loại tỳ kheo đây:

Phần A

1. Thứ nhất tỳ kheo ăn xin. Nghĩa là thấy tỳ kheo đi xin ở ngoài đường họ ăn xin chứ chưa hẳn đã là giới luật đâu cho nên đó, họ phân ra đó, bởi vì họ đi như vậy chứ chưa hẳn họ đã là 1 cái người ly dục đâu cho nên chưa chắc tỳ kheo ăn xin đó là ly đâu.

2. Tỳ kheo trì y hoại sắc nghĩa là giữ y phấn tảo đó, cái y mà cắt dọc ra từng miếng nhỏ, lượm y đó, thì tỳ kheo mà giữ cái y như vậy cũng chưa chắc đã là hoàn toàn là giữ gìn giới luật hết chưa chắc đã  là ly dục hết.

3. Tỳ kheo phá ác.

4.Tỳ kheo như thật nghĩa là tỳ kheo không nói láo đó.

5. Tỳ kheo  kiên cố.

6. Tỳ kheo thấy lối.

7. Tỳ kheo do 1 lời thọ giới.

8. Tỳ kheo do 2 lời thọ giới.

9.  Tỳ kheo do 3 lời thọ giới.

10.Tỳ kheo thiện lai.

11. Tỳ kheo đúng như pháp bạch tứ yết ma thọ giới

Ở đây chúng ta thấy cái tỳ kheo xin ăn bây giờ chúng ta không có cần mà bạch tứ yết ma hoặc thọ giới tỳ kheo gì hết, chúng ta chỉ cần may bộ y như thầy vầy, cầm cái bát tới giờ đi ra ngoài chợ xin ăn rồi về cái ăn rồi đó là mình cũng là tỳ kheo rồi, đó là cái thứ nhất mà cũng chẳng cần biết giới luật gì hết.

Rồi bây giờ đó mình muốn làm cái khổ hạnh chơi thì mình coi vải vụn ở đâu mình lượm rồi mình nối lại mình làm cái y như thế này miếng nhỏ miếng lớn vầy cái mình vắt lên mình đắp mình đi ra thì vị tỳ kheo đó gọi là tỳ kheo hoại sắc mặc cái áo phấn tảo đó, đó là vị tỳ kheo thứ hai. Chẳng cần biết là cái tu tập đến cái gì cũng chẳng cần biết mà chỉ cần biết cái hoại sắc thế là đủ thôi hình tướng của mình như vậy là đủ rồi.

Cái vị tỳ kheo thứ ba là phá ác đây là vị tỳ kheo mình mới thấy cái chỗ này là có cái tỳ kheo mà... đặt cái chỗ này mình mới thấy, phá ác tức là ác pháp mà còn dục tức là còn ác cho nên cái chỗ này mới ly dục ly bất thiện pháp này, cái vị tỳ kheo này là cái vị tỳ kheo ngay ở trong giới luật thực hiện chứ không phải là ngay ở trong bạch tứ yết ma để mà thọ cụ túc, cho nên cái tỳ kheo này là cái tỳ kheo mà phá ác tức dứt các pháp ác ly dục ly ác pháp, đây tỳ kheo này tỳ kheo thứ 3 có thể nói rằng họ không cần phải cái mặt đi xin, họ cũng không cần phải mặc y mà miếng rách miếng lành nhưng mà họ luôn luôn lúc nào họ cũng thực hiện tu tập ly dục ly bất thiện pháp, đó là tỳ kheo xứng đáng nhất.

Tỳ kheo mà như thật là không có nói dối đó chỉ có 1 phần nhỏ thôi không có cái gì mà đáng hết. Tỳ kheo kiên cố nghĩa là mình giữ cái oai nghi tế hạnh của mình không có cho sai phạm gì hết nhưng mà không biết pháp thiện pháp ác thì cái sự kiên cố đó chẳng hạn mà như bây giờ trong cái oai nghi tế hạnh của một vị tỳ kheo phải nhưv thế nào thế nào họ làm đúng như vậy nhưng mà cái tâm họ không có ly được thì cái tỳ kheo đó cũng chỉ là cái hình thức kiên cố mà thôi.

Thứ 6 tỳ kheo thấy lỗi, thấy cái lỗi của mình để mà sửa đó thì cái vị tỳ kheo này cũng khá, nếu mà thấy cái lỗi tức là thấy pháp ác.

Tỳ kheo do 1 lời thọ giới. Khi mà Đức Phật ngày xưa Đức Phật thuyết bài pháp hoặc nói 1 cái lời nào đó thì người ta xin quy y Phật, Pháp, Tăng xin thọ tỳ kheo thì cái vị kheo đó chỉ 1 lời họ đã thành tỳ kheo. Còn cái vị tỳ kheo do hai lời họ mới thành tỳ kheo. Tỳ kheo do 3 lời họ mới thành tỳ kheo. thì thí dụ như thế nào 1 lời khi nghe 1 bài pháp đó rồi thì vị tỳ kheo đó nói lên 1 cái lời nói của mình con xin thọ giới tỳ kheo và thọ Phật Pháp Tăng để làm 1 vị tỳ kheo do Đức Phật hướng dẫn thì nói  1 lời đó đó là tỳ kheo do 1 lời

Thứ 8 tỳ kheo do 2 lời thì vị này nói lên lời thứ nhất thì Đức Phật chưa chấp nhận . Cho nên vị ta nói lần thứ 2 thì Đức Phật đã chấp nhận thì do đó là tỳ kheo 2 lời.

Tỳ kheo 3 lời là vị này nói 3 lần mà Đức Phật mới chấp nhận do đó là tỳ kheo 3 lần.

Rồi thứ 10 là vị tỳ kheo thiện lai, thiện lai là cái người đó nghe pháp rồi râu tóc tự nó rụng ra hết rồi tự y áo nó ở đâu nó bay đến nó đắp vô trong mình của vị đó thì Đức Phật gọi là thiện lai tỳ kheo, cho nên cái vị tỳ kheo này, cái vị tỳ kheo thiện lai là cái quả tức là vị A la hán chứ không phải là vị tầm thường.

Còn hiện giờ chúng ta mà tỳ kheo hiện giờ tỳ kheo thứ 11 này nó không phải như là các loại tỳ kheo trên mà tỳ kheo của cái đời của chúng ta là tỳ kheo đúng như pháp bạch tứ yết ma rồi thọ giới, hiện giờ ai mà không có thọ tỳ kheo thì coi như là không có tỳ kheo được. Cho nên cái 11 này ở trong giới nó nói rằng tỳ kheo mà phải bạch tứ yết ma rồi mới thọ giới thì mới là tỳ kheo.  Chứ còn làm như trước thì không được 1 lời 2 lời 3 lời thì không được mà thiện lai tỳ kheo thì không được vì chúng ta không phải là chứng quả A la hán được, còn nói về phá ác thì chúng ta cũng không có làm được nói là 1 lẽ nhưng mà hiện bây giờ chưa có vị tỳ kheo nào phá ác rồi có những vị tỳ kheo đi xin ăn, có những tỳ kheo mặc y hoại sắc nhưng mà nó cũng không có thể chấp nhận được là những vị tỳ kheo đó. Bây giờ cái thằng nó đi lừa gạt người ta nó cũng có cái y như thầy rồi nó cũng đắp, nó vô đi xin thì cũng nói là tỳ kheo chứ sao, đó là cái vấn đề đó cho nên không có chấp nhận đó được.

Phần B. Căn bản Tác bà ra bộ luật nhiếp phục này thì có 10 thứ tỳ kheo ở đây về cái bảng b thì ở trong kinh giới này nó cho rằng có 10 thứ tỳ kheo

1. Tỳ kheo không có thầy. Thứ nhất tỳ kheo không có thầy tự mình tu như là Bích tri Phật hoặc là những bậc Độc Giác Phật đó là tỳ kheo không có thầy.

2.  Chứng trí, chứng trí tức là trí tuệ giải thoát của mình thì đó là tỳ kheo thứ hai là chứng trí

3. Tỳ kheo vấn tánh, vấn tánh là sau khi mà hỏi một cái pháp gì đó mà được Đức Phật trả lời xong thì trở thành vị tỳ kheo gọi là tỳ kheo vấn tánh.

4. Tỳ kheo quy y khi mà quy y Phật rồi, quy y tam bảo rồi thì cái vị  này trở thành tỳ kheo liền chớ không phải là mình quy y Phật rồi phải thọ ngũ giới rồi thọ thập giới, nó đi lần lượt như vậy rồi tác pháp yết ma rồi tỳ kheo đúng như pháp tác bạch yết ma rồi, còn cái này mình quy y rồi là tỳ kheo rồi.

5. Năm vị luật sư tiền thọ giới nghĩa là mình trở thành vị tỳ kheo là nơi biên cương nó ít thầy ít luật cho nên ít người, cho nên chỉ có 5 người họ tam sư vị chứng họ cũng truyền giới họ túc của mình cũng được nữa, đó gọi là tỳ kheo 5 vị luật sư.

6. Tỳ kheo 10 vị luật sư đó thường là các giới đàn mà để mà thọ tỳ kheo đó thì nó phải 10 vị tam sư thất chứng đó, truyền đọc cụ túc đó, thì đó gọi là tỳ kheo 10 vị luật sư .

7. Thọ kinh pháp khi  mà mình hiểu được, thọ được các kinh pháp mà dạy thì mình trở thành tỳ kheo không phải do 10 vị 5 vị này mà thọ giới cho mình mà mình giữ kinh pháp rồi đó mình cạo tóc rồi mình mặc y pháp rồi mình chấp nhận cái giới luật của Phật mình trở thành vị tỳ kheo

8. Tỳ kheo khiển sứ ví dụ như mình muốn làm tỳ kheo mình sai cái người nào đó đến xin với một cái vị nào để cho mình được làm tỳ kheo thì cái người sứ đến  đó xin với một vị hòa thượng hay ... vị hòa thượng đó chấp nhận thì đương nhiên mình ở đây đã là tỳ kheo.

9. Tỳ kheo 2 chứng có hai người chứng nhận cho nhau thì họ vẫn là được tỳ kheo

10. Tỳ kheo thiện lai tức là cái bậc A la hán. Cho nên ở trong cái kinh này cái bộ giới luật này căn bản Tác Bà đề ra thì cái bộ này nó cho có 10 cái dạng tỳ kheo như vậy, còn kinh hồi nãy ở trên kinh giới kia thì nó cho là 11 cái tỳ kheo

…..nó có 10 pháp thọ cụ túc thọ cụ túc mà không thầy

1. Là thọ cụ túc không thầy

2. Năm thầy tỳ kheo đắc đạo nghĩa là mình thọ cụ túc với 5 tỳ kheo đã đắc đạo

3. Là trưởng lão Ma ha ca diếp tự thể  liền đắc cụ túc giới đó là cái đắc cụ túc tức là có 10 thọ cụ túc cho nên mình tự thệ nguyện mình đã thọ cụ túc giới rồi mình thọ nguyện mình giữ gìn cái giới luật nghiêm chỉnh như ngài trưởng lão Ma Ha Ca Diếp ngái tự thệ liền đắc cụ túc giới rồi

4. Ông Tu Đà tùy thuận đáp ông tùy thuận đáp mà qua lời hỏi lời thưa hỏi thì ông cũng đã đắc cụ túc giới rồi

5. Năm thầy truyền giới 5 người truyền giới thì mình cũng đắc cụ túc giới rồi

6. Thầy tỳ kheo, tỳ kheo ni, Ma Ha Ba Bà Xa Đề thọ đắc kỉnh đắc cụ túc giới nghĩa là cái bên ni người ta thọ, người ta lấy bát kỉnh pháp đó người ta thọ thì người ta cũng đắc cụ túc giới

7. Bán ca thi ni sai sứ được thọ cụ túc nghĩa là sai sứ đến xin, sai người đó đến xin cho mình thọ cụ túc thì người đó đến xin thì ngay đó mình đã thọ cụ túc được rồi.

8. Thiện lai

9. Quy mạng tam bảo nghĩa là mình quy mạng tam bảo nghĩa là mình cũng thọ cụ túc rồi

10. Là bạch tứ yết ma nghĩa là phải có 10 vị hay 5 vị để bạch tứ yết ma để rồi các vị truyền thọ giới của mình cũng thọ cụ túc giới

9. Tỳ ni mẫu có 5 pháp thọ cụ túc :

1. Là thiện lai tỳ kheo
2 là tam quy
3. Là bạch tứ yết ma
4. Bát kỉnh pháp
5. Là thọ cụ túc lực bậc thượng nghe các pháp mà đắc quả A la hán
6. Là tứ phần lực có 8 thứ tỳ kheo ở trong tứ phần lực thì nó dạy có 8 thứ tỳ kheo
1 danh tự tỳ kheo danh tự là cái tên gọi tỳ kheo không có cái nghĩa gì hết
2 tương tự tỳ kheo nghĩa là cái hình thức mình giống tỳ kheo
3 tự xưng tỳ kheo
4 thiện lai tỳ kheo
5 thức cầu tỳ kheo
6 tỳ kheo mặc y cắt dọc
7 tỳ kheo chứng quả A la hán
8 Bạch tư yết ma.

Ở đây có thể quy nạp làm 10 loại tỳ kheo, cho nên tất cả những cái tỳ kheo cái người tu hành của Đạo Phật nó chia làm nhiều cái loại tỳ kheo như vậy là do bị cái kinh giới đó, chứ sự thật ra Thầy thấy có 1 loại tỳ kheo ly dục ly ác pháp thôi.Còn không có loại tỳ kheo nào mà bằng cách này bằng cách khác được hết. Ở đây thì nó đặt ra cho nhiều chứ còn thiệt đúng Đạo Phật là chúng ta ly dục ly ác pháp, tỳ kheo đó là tỳ kheo chân chính  nhất. Còn tỳ kheo chứng quả A la hán thì đó là chúng ta phải nói rằng cái đó là bịa thôi 1 người phàm phu mà muốn thành cái vị A la hán tức là chúng ta phải ly dục ly bất thiện pháp rồi chứ không thể nào chúng ta ly rồi mà chúng ta còn là 1 vị tu sĩ nữa mà gọi là A la hán được, cho nên khi mà chứng quả A la hán tức là chúng ta phải ly dục ly bất thiện pháp rồi chúng ta mới chứng quả A la hán.

Ở đây có thể quy nạp được 10 loại tỳ kheo nữa
1 tỳ kheo không có thầy
2 là 1 lời
3 là 2 lời
4 là 3 lời
5 là phá kiết sử
6 là tự thệ
7 thiện lai
8 vấn tánh
9 luận đáp
10 bạch tứ yết ma

Thì nó cứ nhai đi nhai lại ở trên kia chứ cũng không có gì mới mẻ hết nghĩa là luật này luật kia nó cũng thêm thắt vào chỗ này chỗ kia nó đổi qua đổi lại chứ Thầy thấy hoàn toàn là nó cũng chỉ 1 số tỳ kheo như vậy thôi chứ không có gì khác. Riêng Thầy thầy nói chỉ có tỳ kheo ly dục ly bất thiện pháp mới chính là đệ tử của Phật, còn những loại này đều là hình tướng mà thôi cho nên nói là thế này thế khác đều là cái hình tướng chứ không có cái gì khác hơn hết.

Suốt cuộc đời của Đức Phật ngài độ bao nhiêu thiện lai tỳ kheo các vị Đại đệ tử được Đức Phật độ ở thời kỳ đầu tiên đều là thiện lai tỳ kheo, tỳ kheo như 5 người trong nhóm 5 anh em Kiều Trần Như, 30 người trong nhóm ông mẫn từ Ưu Lâu Tần La Ca Diếp và 500 đệ tử và do Ca Diếp và 200 đệ tử Ưu Ba Tư Na và 250 đệ tử đại Mục Kiền Liên và 250 đệ tử con cháu dòng vương thất Thích Ca, 500 người nhóm ông Bạc đà  500 người, nhóm Huấn tặc 500 người tư liệu này thấy trong Ma Ha tăng kỳ luật. Nghĩa là trong cái bộ luật ma ha tăng kỳ luật thì nó ghi ra 1 cái số người theo Đức Phật trong cái thời đó gọi là thiện lai tỳ kheo nghĩa là không có mà lập cái giới đàn không có bạch tứ yết ma, không có làm các pháp yết ma.  

Do đây đủ thấy thiện lai tỳ kheo ở trong tăng đoàn đương thời là giai tầng lãnh đạo cũng là thành phần chủ yếu, tỳ kheo bạch tứ yết ma thọ cụ túc giới là sau này, bạch tứ yết ma có nghĩa là 1 phen báo cáo 3 phen trưng cầu ý kiến, trưng cầu mọi người đó, 1 phen mình báo cáo rồi 3 cái sự trưng cầu ý kiến có cái sự im lặng chấp nhận thì như vậy mới thành tác pháp yết ma. Trong 10 người chỉ có 1 người phản đối thì nó không thành yết ma nghĩa là người ta không chấp nhận cho nên đây là cái sự trưng cầu ý kiến mà ý kiến đồng thì các pháp yết ma coi như là báo cáo lên cái điều đó, mà mọi người đồng ý tức là mình đã thành tựu được cái pháp đó.

Chỉ trì và tác trì giới luật là tiếng gọi chung của hai thứ lại biệt nói theo nghĩa rộng tỳ kheo giới cũng bao quát tỳ kheo luật. Nói theo nghĩa hẹp giới là giới luật là luật trong luật có bao hàm giới nhưng trong giới không có bao hàm luật. Luật bao gồm có cả chỉ trì và tác trì còn giới thì chỉ có chỉ trì không có tác trì. Vì thế trì luật bao hàm trì giới, trì giới không bao hàm trì luật, trì luật là việc cộng đồng của đại chúng trong tăng đoàn, còn trì giới là việc của mỗi các cá nhân. Trì giới gọi là chỉ trì chỉ trì tức là không làm ác pháp.Trì luật gọi là tác trì tác trì là làm việc thiện, giới tướng gọi là chỉ trì quy định các pháp yết ma là tác trì. Trong sinh hoạt cá nhân lấy giới làm chủ yếu. Cá nhân muốn giải thoát sinh tử cần phải trì giới. Phật giáo muốn tồn tại tốt đẹp lâu dài cần phải trì luật, một vị tỳ kheo chân chánh không thể không trì giới, 1 tăng đoàn có thể triển vọng không thể không trì luật, tỳ kheo giới và tỳ kheo ni giới thông thường phân làm ngũ thiên thất trụ, ngũ thiên là 5 thứ tội hạnh, thất trụ là 7 hạng tội danh. Đến đây là phần thông hiểu phận sự của giới và luật, chỉ trì và tác trì.

Bây giờ quý thầy trở về giới bổn patimoka, hôm trước thầy đã giảng dạy giới thứ nhất. Bây giờ thì chúng ta sẽ học đến giới thứ 2.

Chúng ta sẽ tiếp tục vào cái đoạn băng thứ 33 trong 20 cái pháp cần phải hiểu biết để trên bước đường mà trau dồi cũng như là tu tập về cái giới hành của chúng ta sau này nếu mà không học bây giờ tới chừng mà chuyên vào cái giới hành thì chúng ta sẽ quên mất đi những điều cần thiết mà chúng ta phải chuẩn bị trước khi chúng ta học vào cái giới hành. Thì hôm nay thầy xin nhắc lại là là để chúng ta biết rằng vì có cái sự gián đoạn ở trong  những đoạn băng nhưng Thầy muốn nhận vào cho nó toàn bộ, cho nó được đầy đủ ở trong cái giáo án tu tập nó không có phí bỏ và cũng không khuyết cho nên nhiều khi chúng ta nghe qua cái đoạn này rồi đến cái đoạn kia rồi chúng ta sẽ trở lại cái đoạn nọ. Như vậy cũng là có cái lợi ích là giúp cho chúng ta nó không chán khi mà chúng ta nghe mãi một cái pháp nào, mà chúng ta thường có sự thay đổi từ cái giải thích các pháp này rồi chúng ta chuyển qua 1 cái pháp khác để chúng ta thấy nó có những cái mới mẻ và có cái thích thú hơn. Nếu mà giảng giới luật mà cứ đem giới luật mà giảng khô khan mà Thầy thấy nó đâm ra rất chán và cái người mà biết giảng giới luật làm sao cho cái giới luật nó linh động nó khéo léo mà người ta nghe mà người ta thích. Còn giảng giới luật gì mà nhìn xuống cái số mà tu sĩ nghe giới luật nó ngồi nó ngủ hết ráo thì cái đó nó không còn hay ho gì hết.

Cho nên ở đây Thầy đã hiểu tâm lý của người mà nghe giới luật thì hầu như là phải giảng giới luật phải giảng sống động phải làm cho người ta thấy được cái giới luật là 1 cái pháp môn, đưa con người đi đến cái chỗ giải thoát chứ không phải là pháp môn trói buộc người ta sống 1 cuộc sống quá khắc khổ quá khổ hạnh làm cho người ta không thể nào sống được ở trong giới luật của Đức Phật. Vì chỉ có giới luật của Đức Phật là nhiều nhất chớ không có cái tôn giáo nào nhiều như giới luật của Phật và phải nói rằng từ đầu tiên 3 cái giới đầu tiên như tam quy cho đến giới bổn 348 giới của tỳ kheo ni và tất cả các hành pháp ở trong Đạo phật, giáo lý của Đạo phật đều là phải nói bằng giới luật là vì Đức Phật cũng có dạy cho chúng ta biết rằng Đức phật dạy từ cái sơ thiện đến trung thiện và hậu thiện, mà sơ thiện trung thiện và hậu thiện tức là giới luật của Phật mà giới luật của Phật tức là thiện pháp.

Bây giờ Thầy xin tiếp tục để chúng ta biết rằng cái pháp mà có 2 cái pháp cần phải tu tập đó là chỉ và quán. Chỉ là chúng ta phải nương vào cái hơi thở để mà chỉ chứ không thể nào mà chúng ta muốn chỉ mà không nương vào hơi thở chỉ tức là rất khó chỉ. Như đầu tiên Đức Phật dạy muốn nhập sơ thiền thì chúng ta phải tịnh chỉ ngôn ngữ nghĩa là cái người mà tu tập muốn nhập sơ thiền thì không được nói chuyện tịnh chỉ ngôn ngữ là không được nói chuyện. Do đó nó nhờ cái không nói chuyện nó mới cắt ly được cái duyên, mọi chướng duyên, mọi pháp nó làm cho tâm của chúng ta nó mới ly dục ly ác pháp được. Do ly dục ly ác pháp đó mà chúng ta mới nhập được sơ thiền như vậy muốn nhập sơ thiền thì chúng ta phải chỉ tịnh cái ngôn ngữ, mà muốn nhập nhị thiền thì phải tịnh chỉ tầm tứ. Vậy thì muốn tịnh chỉ tầm tứ thì không thể nào mà chúng ta thở cái hơi thở bình thường như thế này mà tầm tứ chúng ta tịnh chỉ được. Do đó chúng ta phải đi vào cái lộ trình của hơi thở từ cái hơi thở bình thường chúng ta phải hướng tâm chúng ta phải nhắc nó. Hơi thở phải chậm và nhẹ nữa và cứ thở chậm và nhẹ với cái sức của chúng ta chứ không được ráng vì ráng chậm và nhẹ quá sức thì bị rối loạn cơ thể sinh bệnh, còn thở với cái độ chậm nhẹ vừa với cái sức của mình thì cơ thể không rối loạn và dùng pháp hướng nhắc đi nhắc lại, thì do đó thì chúng ta sẽ tịnh chỉ được tầm tứ do hơi thở chậm nhẹ mà tịnh chỉ được tầm tứ vì cái độ chậm nhẹ của nó làm cho các hành trong thân của chúng ta không còn hoạt động bình thường cho nên tầm tứ tịnh chỉ. Chứ không phải ngồi đó mà tịnh chỉ tầm tứ được mà phải dùng cái hơi thở chậm nhẹ mới tịnh chỉ tầm tứ.

Như vậy là Quý thầy thấy rõ được con đường tu tập của Đạo phật rất là cụ thể cho nên Phật nói muố nhập nhị thiền thì “định niệm hơi thở vô hơi thở ra chúng ta cần phải khéo tác ý” thì tức là Đức phật dạy chúng ta phải dùng cái hơi thở để mà chúng ta mới tịnh chỉ được tầm tứ thậm chí như đến cái thiền tam thiền ly hỷ tức là ly 18 cái trạng thái của hỷ thì Đức phật cũng dạy chúng ta phải “định niệm hơi thở vô hơi thở ra cần phải khéo tác ý” cần phải khéo tác ý tức là điều khiển hay hướng tâm làm cho nó chậm nhẹ cho nên nó mới ly ra được, nó chậm nhẹ đến cái mức độ nó tỉnh nó không còn ngủ nữa nó không còn chiêm bao nữa thì nó mới ly tất cả các trạng thái hỷ. Bởi vì hỷ là cái nỗi vui mà khi có một trạng thái gì làm chúng ta thích thú trong sự thiền tu tập thiền chúng ta thấy thích thú. Do đó sự thích thú đó nó làm chúng ta vui mừng như thấy hào quang thấy ánh sáng đó là những cái trạng thái điều đó là điều sai nó thuộc về trạng thái của 18 loại hỷ tưởng chứ không phải 8 loại tưởng mà 18 cái loại tưởng.

Do chính mà chúng ta thấy khi mà chúng ta ly tất cả các hỷ hết thì chiêm bao chúng ta không còn có nữa và cái sức tỉnh thức của cái người đó nó phải cao độ đến cái mức độ người ta ngủ mà người ta tỉnh thức người ta không còn mê cho nên nó không còn mộng mà không còn mộng tức là ly tất cả các trạng thái hỷ. Vì vậy Phật gọi là ly hỷ trú xả nhập tam thiền. Đó quý thầy thầy rất rõ và đến khi Đức phật bảo chúng ta là muốn mà nhập tứ thiền thì phải tình chỉ hơi thở.Vậy chỉ hơi thở làm sao đây nó phải chậm cho đến mức độ nó ngưng. Mà bây giờ như thở bình thường mình bảo nó ngưng nó ngưng được không. Cho nên Quý thầy thấy cái vấn đề người ta ngồi thiền mà cứ thở phì phèo như cái ống bể như vậy đó mà bảo là nhập định như vậy thì nhập định làm sao được.

Đó cho nên chỉ ở đây Đức Phật dạy cái pháp mà chúng ta cần tu tập, cần phải tu tập đó là chỉ và quán. Ở đây Thầy mới dạy cho quý thầy cái chỉ để chúng ta thấy trên cái lộ trình của hơi thở là chúng ta mới chỉ để nhập 4 thiền của Phật từ sơ thiền cho đến tứ thiền.Thậm trí như diệt thọ tưởng định cũng phải dùng hơi thở để mà chỉ cái ý hành của chúng ta. Mà ý hành Phật đã xác định cho chúng ta biết dó là thọ và tưởng của chúng ta phải ngưng hoàn toàn mà thọ và tưởng mà ngưng thì cái ý căn chúng ta hoàn toàn phải ngưng. Bởi vì ý căn của chúng ta là cái bộ óc mà bộ óc còn hoạt động thì lúc bấy giờ chỉ có cai hành, cái thân hành của chúng ta ngưng, là hơi thở ngưng, các hoạt động của hơi thở ngưng. Chứ còn cái ý căn của chúng ta còn thở, còn hoạt động chứ không phải thở mà nó còn hoạt động thì tức là chúng ta chưa nhập diệt thọ tưởng định. Mà nó cái ý căn của chúng ta ngưng hoàn toàn thì lúc bấy giờ chúng ta mới nhập diệt thọ tưởng định.

Cho nên Phật xác đinh khi chúng ta nương vào hơi thở để mà  chúng ta hướng tâm để tịnh chỉ cái ý hành của chúng ta tức là cái ý căn của chúng ta ngưng hoạt động thì thọ và tưởng sẽ hoàn toàn không còn hoạt động nữa. Và như vậy là chúng ta nhập diệt thọ tưởng định, chứ không phải chúng ta vượt qua phi tưởng phi tưởng xứ rồi mới nhập diệt thọ tưởng định nói cái đó là nói cái lý, lý pháp chứ không thể nói cái hành pháp được. Còn ở đây chúng ta nương hơi thở mà chúng ta nhập diệt thọ tưởng định đó là hành pháp. Vì vậy chúng ta biết cái nào là lý pháp, cái nào là hành pháp nếu không hiểu như vậy thì diệt thọ tưởng định chúng ta chẳng bao giờ mà có thể mà tu tập tới đó được.

Thì đó ở đây Thầy mới dạy cho chúng ta biết chỉ. Còn bây giờ quán là như thế nào? Quán là phải động, phải có sự suy tư phải dùng cái tri kiến, tri kiến giải thoát của chúng ta gọi là quán, vậy sao lại hai cái chỗ này lại ghép nhau chỉ cần phải tu tập chỉ và quán,  chỉ là im lặng mà quán là động tại sao 2 cái này nó lại như vậy? Cho nên có những người mà không hiểu chỗ này, không hiểu Phật pháp người ta nói rằng khi mình chỉ ở trong đó mình vẫn tỉnh táo mình vẫn biết là quán đó là cái hiểu của những người chưa có kinh nghiệm tu.

Ở đây Đức phật muốn nói quán đây là định vô lậu chứ không phải là định hiện tại an lạc trú. Chỉ để dùng cho 4 thiền nhờ hơi thở để mà chúng ta chỉ để mà chúng ta nhập tứ thiền tứ thiền của Phật từ sơ thiền đến tứ thiền. Còn quán ở đây chúng ta tu tập cái định vô lậu làm cho lậu hoặc chúng ta quét sạch ra. Cho nên bây giờ chúng ta còn chấp cái ngã này, chúng ta thấy cái thân mình thanh tịnh sạch sẽ không bất tịnh chúng ta phải đặt cái niệm đó rồi chúng ta quán từ ở trên đầu chúng ta xuống tới chân từ chân tới trên đầu của chúng ta, chúng ta xem coi nó bất tịnh chỗ nào nó vô thường như thế nào, nó vô ngã như thế nào? Đó là chúng ta suy tư cái định vô lậu là cái định dùng cái tri kiến và tri kiến giải thoát để quán xét để quét sạch cái lậu hoặc để diệt trọn ngũ triền cái, thất kiết sử đó là cái quán này là quán để dùng cái định vô lậu, chứ không phải dùng cái bốn thiền đâu.

Bốn thiền là hiện tại an lạc trú, còn quán là đinh vô lậu cho nên ở đây hai cái này chúng ta cần phải tu tập, bởi vì khi chúng ta dùng định vô lậu thì chúng ta mới ly dục ly bất thiện pháp. Còn nếu mà chúng ta dùng chỉ không làm sao chúng ta ly nó ngồi im lìm nó đâu có ly được. Cho nên nó nuôi lớn từ đó nó không ly dục ly bất thiện pháp thì tâm không thanh tịnh mà tâm không thanh tịnh thì pháp hướng chúng ta vô hiệu quả. Vô hiệu quả thì chúng ta có chỉ nó cũng không có chỉ được, ngưng không ngưng được mà nó không ngưng được thì làm sao chúng ta nhập tứ thiền được. Đó thì Quý thầy phải nói cái tâm thanh tịnh do cái định vô lậu tức là ly dục ly bất thiện pháp cho nên cái định vô lậu nó giúp chúng ta đầu tiên là chúng ta bước vào nhập sơ thiền Đó thì quý thầy thấy rõ. Cho nên ở đây chỉ và quán chúng ta đừng hiểu theo cái lối mà của những người xưa là trong khi chúng ta ngưng hoạt động không có nghĩ ngợi gì hết mà cái biết chúng ta vẫn còn, không bao giờ có điều kiện đó được là vì hơi thở chúng ta vẫn thở bình thường thì lúc bấy giờ chúng ta chỉ được vọng tưởng tức là tầm nhưng ý chúng ta vẫn tác ý. Nhưng mà không tác ý thì chúng ta sẽ rơi vào vô ký chúng ta quên mất không bao giờ nó đứng yên cho chúng ta ở chỗ tỉnh thức đó đâu mà gọi là quán. Cho nên cái mà người ta nghĩ ra như vậy gọi là tưởng, vì vậy mà có cái loại thiền định gọi là chỉ quán.

Cho nên sau này có những cái pháp môn sổ, tức, tùy, chỉ, quán, toàn, tịnh là người ta chỉ rồi người ta quán đó là người ta nghĩ rằng trong 1 cái thời gian 1 cái thời điểm mà người ta chỉ được cái vọng tưởng lúc bấy giờ sức tỉnh nó nằm ở đó liên tục nó không có mất đi đó thì người ta gọi là quán hay là tịch chiếu. Đó là người ta dùng những danh từ đó. Nhưng đúng ở trong góc độ của Đạo phật nó không phải vậy, người ta vốn người ta muốn đi vào 1 cái định để mà người ta làm chủ được thân tâm thì ta phải đi vào cái định để người ta ta làm chủ được cái tâm của người ta thanh tịnh rồi người ta làm chủ được cái thân, hai cái nó rõ ràng.

Vì vậy chỉ và quán ở đậy nó rõ ràng là hai pháp ở trên hai cái thứ định chứ không phải trong 1 cái thứ định mà đồng thời 1 lượt. Có xác định được như vậy thì chúng ta mới thấy được con đường của Đạo phật rất cần thiết cho cái sự tu tập cho con người do 2 pháp cần thiết phải tu tập cho nên bây giờ mà Quý thầy chỉ tu có cái hơi thở không là Quý thầy tu không đủ tức là tu không đúng mà Quý thầy chỉ chuyên về 4 thiền không thì quý thầy tu không đúng Quý thầy chưa có thanh tịnh tâm được Quý thầy phải tu quán tức là dùng định vô lậu, do đó Quý thầy đặt niệm trước mặt ngồi kiết già đặt niệm trước mặt ngồi để Quý thầy diệt trừ tham ưu của Quý thầy do vì vậy mà lậu hoặc của quý thầy sẽ được quét sạch tâm Quý thầy được ly dục ly bất thiện pháp. Đó là hai pháp cần phải tu tập đây là cái phần thứ 2.

Phần thứ 3 thế nào là hai pháp cần được biến tri? Bây giờ trả lời danh và sắc đó là hai pháp cần được biến tri. Thường thường trong thập nhị nhân duyên có nói danh và sắc vậy danh và sắc là cái gì mà cần phải được phải hiểu 1 cách biến tri. Tri tức là phải tri hiểu biết mà nó nhiều cái sự trong danh sắc có nhiều cái sự mà  thay đổi và biến hóa của nó cho nên chúng ta phải hiểu cho nó rất là rõ ràng. Ở đây là cái chỗ Đức Phật dạy 2 cái pháp này là cái pháp những gì chưa thông cần phải thông hiểu thì cái chỗ 2 pháp này chúng ta phải tìm hiểu danh sắc, chúng ta phải hiểu rất nhiều ở trong danh sắc. Nếu mà chúng ta không hiểu nó thì chúng ta sẽ bị danh sắc lừa gạt chúng ta. Do người ta không hiểu người ta mới chấp lầm danh sắc là ngã là thường hằng, là lạc, là thanh tịnh, là thường còn. Do đó người ta không chấp danh người ta cũng chấp cái sắc, người ta không chấp sắc thì người cũng chấp danh. Trên bước đường mà tu tập thì ở đây thì sau này Thầy sẽ giảng dạy về cái phần giới hành thì nói về danh sắc thì Thầy sẽ giảng dạy cho Quý thầy hiểu rõ chứ nếu không chữ danh sắc này thì Quý thầy không hiểu rõ. Danh sắc là thân tâm của Quý vị đó mà hiểu rõ thân tâm của Quý vị thế nào là vô thường, thế nào là vô ngã, thế nào là khổ thì Phật đã giảng rất nhiều ở trong kinh rồi và Thầy cũng dựa vào đó để mà giảng thêm để cho Quý thầy hiểu cho rõ.

Bây giờ đến cái pháp thứ 4 thế nào là 2 pháp cần phải đoạn trừ. 2 pháp cần phải đoạn trừ. Tức là cái phần mà Đức Phật đã dạy trước kia chúng ta phải dứt bỏ đó. Đoạn trừ tức là dứt bỏ thì 2 cái pháp này cần phải đoạn trừ nó, vậy thì muốn đoạn trừ nó phải làm sao? thế nào là 2 pháp cần phải đoạn trừ? Đức Phật đáp: “vô minh và hữu ái là 2 cái pháp mà chúng ta cần phải đoạn trừ” vô minh mà muốn đoạn trừ chúng ta phải làm sao? tức là chúng ta phải minh, vậy thì chúng ta muốn đoạn trừ vô minh chúng ta phải dùng tri kiến, phải hiểu biết, tức là trau dồi danh và sắc này thì muốn phá trừ vô minh thì chúng ta phải trau dồi danh sắc từ đó chúng ta phải dặt cái niệm của danh sắc để tu cái Định vô lậu từ đó chúng ta mới dùng cái tri kiến giải thoát.

Ở đây Thầy muốn xin lại Quý thầy cái tri kiến nó khác cái tri kiến là cái nơi mà chúng ta được thầy và Phật dạy cho chúng ta hiểu biết thông suốt được cái lý của đạo, còn cái tri kiến giải thoát là khi mà đặt niệm ở trước mặt chúng ta rồi chúng ta quán xét tự thân ở trong đó nó phóng ra có những cái sự hiểu biết làm cho chúng ta thấm được cái lý của đạo, làm chúng ta được cái tâm giải thoát quét sạch được lậu hoặc thì cái đó gọi là tri kiến giải thoát. Cho nên cái định vô lậu rất cần thiết ở chỗ mà hai pháp mà cần tu tập đó là quán đó. Quán để tri kiến giải thoát phát triển khai triển cái tri kiến giải thoát cho nên khi mà chúng ta đã phá được vô minh thì ở đây đoạn trừ vô minh thì Quý thầy phải siêng năng học tập, phải siêng năng tu tập định vô lậu thì như vậy quý thầy mới có được cái tri kiến và kế đó quý thầy mới có được cái tri kiến giải thoát từ đó nó mới phá cái vô minh làm cho chúng ta không còn cái lầm chấp nữa vì vậy người ta chửi mình mình không giận tức là mình phá được cái ngã chấp và những cái kiến chấp từ lâu tới giờ chúng ta nghe nói thiền này thiền kia chứ chúng ta vô minh chúng ta không hiểu tưởng nó là đúng là hay cho nên chúng ta cứ ôm ấp ở trong đầu chúng ta cái đó là đúng. Cho nên vì vậy mà chúng ta lầm chúng ta lầm chúng ta không có xả ra được, ai nói cái đúng chúng ta cũng không nghe, ai nói giới luật chúng ta cũng không chấp nhận vì chúng ta thấy rằng chỉ có Phật tánh là hơn hết.

Do cái lầm chấp đó mà chúng ta không ngờ rằng chúng ta đã lạc lầm trong 62 lập luận của ngoại đạo vẫn có nói về cái bản thể không sanh không diệt đó chứ không phải không có. Vì vậy mà cái kiến chấp của chúng ta nó làm chúng ta trở thành vô minh mà không thấy, vì vậy bây giờ chúng ta phải trở về con đường của Đạo Phật để được giảng dạy cho chúng ta thông hiểu, làm cho tri kiến chúng ta thông suốt để chúng ta phá đi cái kiến chấp đó. Và phá đi kiến chấp đó thì chúng ta mới có minh chứ không còn vô minh nữa.

Và hữu ái, hữu ái tức là cái lòng ham muốn của mình cái tâm tham ái của mình cái này phải đoạn dứt cái lòng ham muốn của mình, bây giờ Thầy thấy cái máy này khởi cái lòng ham muốn thì thầy biết đây là hữu ái. Hữu là có, có 1 cái đối tượng nó gợi lên mình ham thích ở đây là cái đồng hồ mà Thầy thấy có cái vật này, Thầy thấy cái vật này nó vừa ý với thầy nó khởi khả hỷ khả ái làm cho thầy thích nó cho nên cái đó Thầy biết rằng phải đoạn trừ, nếu mình không đoạn trừ thì mình sẽ dính mắc nó mà mình dính mắc đó thì nó sẽ có sự đau khổ cho chính mình và lậu hoặc nó sẽ càng ngày càng nhiều càng lớn lên nó làm cho đời sống của chúng ta không giải thoát.

Cho nên, ở đây 2 pháp cần phải đoạn trừ là vô minh và hữu ái. Như vô minh hồi nãy Thầy nói lúc nãy từ cái tri kiến đến cái tri kiến giải thoát là phải tu tập như thế nào để chúng ta có minh và bây giờ mọi vật mà mắt thấy tai nghe tất cả 6 căn chúng ta tiếp xúc với 6 trần mà đừng có cho cái hữu ái nó dính vào. Thì lúc bấy giờ chúng ta cấm dứt bỏ cái lòng ham muốn chúng ta với tất cả các pháp thì ngay đó thì chúng ta sẽ đoạn trừ được thì như vậy thì chúng ta tu tập rất là dễ dàng làm cho lậu hoặc của chúng ta mau diệt và thiền định, tứ thiền chúng ta mau nhập. Còn nếu  mà chúng ta cứ để hữu ái cứ dính mắc mình hoài không đoạn trừ nó những pháp này là những pháp cần phải đoạn trừ cần phải dứt bỏ không ai dứt bỏ cho mình được. Chỉ có mình hiểu được, thông hiểu được thì mình dứt bỏ nó mình thấy nó muốn cái gì thì mình không chấp nhận, do đó tự mình phải dứt mà thôi chứ mình ham muốn thì người ta bảo mình đừng ham muốn mình chẳng có nghe đâu. Chỉ có mình biết những cái mà nó làm cho mình ham muốn đó là cái đau khổ cho cái cuộc đời của mình và nó sẽ kéo dài cho cuộc sống này sang cuộc sống khác luân hồi mãi mãi trên cái lòng ham muốn đó. Muốn được vậy thì chúng ta phải học 2 cái pháp này siêng năng mà đoàn trừ, lúc nào chúng ta cũng phải tỉnh thức để chúng ta biết lúc này nó muốn, cái gì tâm nó tham, hay là tâm sân, tâm ham muốn cái vật gì thì lúc giờ chúng ta phải đoạn trừ nó liền không được để cho nó ở trong cái thân tâm của chúng ta. Đó là 2 pháp cần phải đoạn trừ.

5. Thế nào là 2 pháp chịu phần tai hại. Bây giờ hỏi tới 2 cái pháp mà luôn luôn lúc nào nó cũng đem đến cái sự tai hại cho chúng ta thì chúng ta biết hai pháp đó để mà chúng ta ngăn ngừa để chúng ta không có cho nó gần gũi, không cho nó ở gần mình. Đáp: “ác ngôn và ác hữu” đó là 2 pháp chịu phần tai hại.

Ác ngôn là cái gì là lời nói dữ, lời nói ác trong ác ngôn thì nó có 4 cái điều kiện ác ngôn mà trong thập thiện Thầy đã dạy rồi thì chúng ta đã biết rồi thì từ đây về sau chúng ta đừng có gần gũi cái ác ngôn đó nữa tức là cái miệng đừng có nói cái điều đó nữa.

Ác hữu là những người bạn ác chúng ta không nên gần đó là 2 cái pháp mà chúng ta phải chịu những cái phần tai hại rất lớn nếu chúng ta mở miệng ra ác ngôn thì chúng ta phải chịu tai hại không thể nào chúng ta tránh khỏi và chúng ta ở gần người bạn ác thì chúng ta cũng không thể nào mà chúng ta chánh khỏi những tai họa, cái đau khổ.

Thì hôm nay Thầy nói để Thầy giảng dạy như vậy để chúng ta biết thứ nhất chúng ta cần phải xa lánh 2 cái pháp để chúng ta không có chịu phần tai hại thì đó là ác ngôn và ác hữu mình chọn bạn mà chơi đừng có chơi với người bạn ác, mình xa lánh những người bạn ác, mình chọn cái ngôn ngữ không có ác chớ đừng có chọn ngôn ngữ ác mà nói ra thì nó tai hại cho mình và nó tai hại cho người.
6. Hỏi thế nào là 2 pháp hướng đến thù thắng. Bây giờ 2 pháp mà hướng đến cho mình được an vui, được hạnh phúc, được yên ổn, được giải thoát mà ở đây Đức Phật dùng là thù thắng. Đáp: “là thiện ngôn là thiện hữu” đó là cái lời nói lành và cái người bạn tốt thì nó ngược lại như hồi nãy ở trên là ác ngôn và ác hữu thì chúng ta biết rằng những cái lời nói lành nó đem đến cho mình vui và người khác vui, nó đem đến cho mình hạnh phúc và người khác hạnh phúc và ở gần người bạn lành thì luôn luôn chúng ta sẽ được hạnh phúc và được sự an ổn và cái sự thanh thản tâm hồn không còn có khổ đau nữa, còn với người bạn ác thì chúng ta sẽ luôn luôn có những cái đau khổ, có những tai hại thì chúng ta học như vậy để chúng ta biết  như vậy để mà chúng ta tránh, chúng ta ngừa, chúng ta dứt bỏ.

7. Hỏi thế nào là 2 pháp rất khó thể nhập thì bây giờ về câu số 7 thì hỏi thế nào là 2 pháp rất là khó nhập? Đáp: “nhân và duyên” làm ác nhiễm các loài hữu tình nhân và duyên làm thanh tịnh các loài hữu tình đó là 2 pháp rất khó thể nhập. Nghĩa là cái nhân rồi cái duyên nó đến nghĩa là bây giờ chúng ta có 1 cái duyên gì nó đến thì chúng ta tạo cái nhân đó liền mà nếu mà nó là ác nhiễm đó làm cho tất cả các loài hữu tình tức là các loài chúng sinh đó thì cái nhân duyên ác nó sẽ làm cho chúng ta đau khổ mà nếu mà chúng ta nhận ra được cái pháp đó thì chúng ta chấm dứt nó đi nó không có để cái nhân duyên đó mà nó tạo ra hoàn cảnh đó để xảy đến cái sự đau khổ cho mình cho người gọi là ác nhiễm, các loài hữu tình nó làm cho mình đau khổ nó làm cho người khác đau khổ tức là nó nhiễm những cái ác đó. Nhân và duyên làm cho thanh tịnh các loài hữu tình. Khi nào mà cái nhân và duyên nào mà đến để làm cho nó thành cái thiện pháp nó làm cho tất cả các loài hữu tình mình và người được giải thoát đó.

Thì đó chúng ta phải thấy được 2 pháp này mà để chúng ta thể nhập nó rất khó. Bởi vì nó vừa xảy ra cái duyên nó xảy ra nó tạo thành cái nhân ác thì lúc bấy giờ chúng ta sáng suốt chứ không khéo mà không sáng suốt chỗ đó thì ngay đó chúng ta thể nhập vào cái pháp ác liền tức khắc mà khó mà thể nhập vào cái pháp thiện. Do đó khi mà nhân duyên ác mà đến với chúng ta mà chúng ta biết thì chúng ta ngay đó chúng ta phải dứt bỏ nó liền mà không để cho thân tâm chúng ta tạo  thành 1 cái duyên, 1 cái quả cái quả của nó tiếp diễn do cái duyên đó.

Cũng như bây giờ Thầy ví dụ như 2 cái nhà đó có 2 đứa con 2 đứa bé đó nó mới được 1 người mẹ nó mua cho 1 trái banh nó chơi thì 1 thằng nhỏ hàng xóm cũng là người gần bên đó có 1 đứa nhỏ nó không có được mẹ nó cho trái banh cho nó trái banh chơi cho nên nó đứng ra nó đứng ở cửa nó nhìn thì thằng kia đá banh 1 mình thì cũng buồn, do đó mới gọi nó bảo mày ra đây chơi banh với tao, thì 2 thằng này nó dẫn banh với nhau trong khi dẫn thằng kia nó không có trái banh nhưng mà cái sức nó mạnh hơn. Do đó nó dàng trái banh nó làm cho thằng kia té đau đi, từ đó thằng này mới khóc lên mới la lên thì do đó mẹ của thắng bé có trái banh này tưởng là thằng bé kia giật trái banh của thằng này mới ra xỉa xói thằng này mà đánh nó, do cái nhân duyên đó thì cái bà mẹ này do cái đó mà tạo thành cái nhân ác chửi người khác chửi thằng bé khác nhưng không ngờ thằng bé nhỏ này nó rủ thằng bé kia chơi chứ không phải là thằng bé này đi vào giật trái banh của nó nhưng mà khi thấy con mình khóc thì không biết cái đúng cái sai không có lường được cái chỗ đó cứ ngỡ rằng thằng bé này giật trái banh của con mình mình mua cho nó chơi thằng này chắc chạy ra giật cho nên đánh thằng nhỏ này khóc vì vậy mà xói xỉa đánh thằng nhỏ này, do đó bên nhà kia thì cha mẹ nhà kia thì cũng binh con mình cho nên cũng không hiểu phải trái như thế nào.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét