Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Băng số 50

HỌC VÀ TRAU DỒI GIỚI HÀNH ( TIẾP)
Câu hai: “Thọ là vô thường, không có ngã, ta không hề sợ hãi và nao núng. Thọ khổ hãy đi đi”
Câu ba: “Thọ khổ là vô chủ, không phải của ta, không phải của ai hết, của nhân quả duyên hợp. Vậy thọ hãy đi đi”.
Đó là câu thứ ba, chúng ta cũng đuổi nó, không có cho nó. Cho nên chúng ta thường thường là lúc tuổi chúng ta già, chúng ta yếu dễ có thọ lắm. Cho nên lúc nào chúng ta cũng dùng những cái pháp hướng này đuổi nó đi: nhức đầu, nhức chân, nhức tay, nhức khớp xương, hoặc cái gì tất cả chúng ta cũng đuổi nó đi. Nó là cái tụi vô thường, cái tụi mà nó do cái nhân quả duyên hợp mà nó thành, nó tạo ra bây giờ chúng ta cảm giác thấy cái thọ khổ chứ không phải là ai mà cảm giác thấy thọ khổ này hết, tại thọ là thọ như vậy. Cho nên chúng ta phải mạnh dạn mà đập đầu, đuổi nó đi không cho nó ở lại.
Câu bốn: “Thọ khổ không phải trong ta, không phải ngoài ta, thọ là duyên hợp của nhân quả mà có, không phải của ta, không phải của ai. Vậy thọ khổ hãy đi đi đừng có ở đây, đừng có làm khổ ta”.
Chúng ta đuổi nó đi đi, khi nào mà chúng ta bị cái gì mà khổ trong thân của chúng ta, cái cảm thọ của chúng ta thì chúng ta phải hoàn toàn là xách đầu nó, đập nó xuống, đuổi nó đi, không có được để cho nó bén mãng vào cái thân của chúng ta, vào cái chỗ nào mà đối với chúng ta, để cho tâm chúng ta bất động hoàn toàn, an ổn hoàn toàn. Đó là cái phần thọ khổ mà đến đây đã hết, vậy thì ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục học thọ bất lạc, bất khổ. Bây giờ chấm dứt.
THỌ BẤT LẠC, BẤT THỌ KHỔ
Bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục học cái thọ thứ ba là cái Thọ bất lạc bất thọ khổ. Bất lạc bất thọ khổ đó là một cứu cánh, một Niết bàn mà cái người xưa trong cái thời đức Phật có Lục sư ngoại đạo, họ cũng cho cái trạng thái bất lạc bất thọ khổ là Niết bàn, là cứu cánh. Ngày nay, cũng có một số người chấp nhận cái chỗ bất lạc bất thọ khổ này là cái chỗ chẳng niệm thiện, niệm ác, là cái chỗ ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, là cái chỗ da mỏng, da dày đều rất sạch, bản thể của vũ trụ. Thật ra thì cái chỗ này mà không có thọ khổ của các pháp của thế gian, nhưng nó là một trạng thái của một cái ý thức, cái tâm thức của con người, nó không có phải là cái chỗ cứu cánh giải thoát. Vì cái chỗ này, tuy rằng bất lạc bất thọ khổ, nhưng khi mà có một cái điều kiện lạc hoặc khổ thì ngay đó cái tâm của con người ở trong cái trạng thái bất lạc bất thọ khổ này thì liền dao động.
Thí dụ như có một điều kiện gì xảy đến làm cho họ vui mừng thì ngay đó cái bất lạc bất thọ khổ này liền mất đi để nhường lại cho cái thọ lạc đó; còn nếu có một cái trạng thái gì đau khổ, nhức nhối hoặc là giận hờn thì ngay cái thọ bất lạc bất thọ khổ này nó cũng mất đi, nó nhường lại cho cái thọ khổ đó. Do đó, cái thọ bất lạc bất thọ khổ này không phải là cái chỗ cứu cánh.
Còn cái chỗ cứu cánh, nó không phải ở trong chỗ cái trạng thái bất lạc bất thọ khổ, mà ở chỗ trạng thái là cái tâm nó không có dao động, nó bất động. Khi có một cái trạng thái lạc thì cũng không cám dỗ được nó, nó cũng bất động mà khi có cái trạng thái khổ thì nó cũng bất động, nó không bị duyên theo thọ lạc và thọ khổ. Còn cái trạng thái mà bất lạc bất thọ khổ này thì luôn luôn nó bị duyên theo, hễ cái lạc thì nó chạy theo cái lạc mất cái bất lạc bất thọ khổ, mà cái thọ khổ đến thì nó cũng bị giao động theo, nó không có giữ được cái thọ bất lạc bất thọ khổ này. Cho nên đối với Phật thì Phật không có chấp nhận cái chỗ này là cái cứu cánh, là cái Niết bàn, là cái bản thể của vũ trụ. Mà chính đạo Phật chấp nhận là trước mọi cái hoàn cảnh, mọi cái sự khó khăn, mọi cái lạc, cái thọ khổ mà cái tâm không dao động, thì chính cái chỗ đó mới là Niết bàn, mới là cứu cánh của con người tu theo đạo Phật.
Thân Phật thọ bất lạc bất khổ Phật cho đó là một trạng thái còn phàm phu, không phải là cứu cánh, Phật không chấp nhận. Ở đây, quý thầy phải hiểu ngay chỗ thọ lạc mà chẳng sanh ưa thích, ham mê tức là tâm bất động trước thọ lạc đó là phạm hạnh, mục tiêu của phạm hạnh. Ngay chỗ thọ khổ mà chẳng sanh tâm sợ hãi, dao động đó là phạm hạnh, là mục tiêu của phạm hạnh, là giải thoát của đạo Phật.
Đó thì, như vậy thì quý thầy thấy rất rõ cái chỗ bất lạc bất thọ khổ này chỉ là một trạng thái bình thường của một người không lạc, không khổ chớ không phải tâm bất động, tâm vẫn còn dao động, tâm vẫn còn chạy theo lạc hoặc là sợ hãi trước cái thọ khổ. Ngay cái chỗ mà thọ bất lạc bất khổ mà sanh ưa thích, thấy cái trạng thái nó bất thọ lạc bất thọ khổ này tưởng là giải thoát, rồi sanh cái tâm ưa thích cho nó là cứu cánh, là Niết bàn thì đó là một cái tâm chấp trước, tâm chấp trước như vậy là nó dính mắc vào cái chỗ chấp trước đó, cho cái trạng thái đó là cái cứu cánh của mình, đó là dính vào cái chỗ chấp trước. Dao động nên chẳng phải là phạm hạnh cứu cánh, vì cái chỗ này nó dễ bị dao động, vì còn chấp trước nó cho nên có một cái gì thì nó dễ bị dao động; còn cái kiến chấp đó, cho nó là cứu cánh thì tức là nó sẽ bị dao động ở chỗ đó.
Thọ ta niệm Phật, chỗ bất lạc bất thọ khổ này ta vẫn thản nhiên, không để tâm dao động, cũng không chấp trước thì đó là phạm hạnh, là mục tiêu của phạm hạnh, thì đó là tâm bất động giải thoát của mọi con người và chính chỗ đó là chỗ của đạo Phật chấp nhận cái phạm hạnh giải thoát của người tu theo đạo Phật. Chớ không phải chỗ mà bất lạc bất thọ khổ này, mà coi chỗ bất động, bất động tâm. Ta trạch pháp câu này dùng pháp hướng dẫn tâm Như Lý Tác Ý để mà xả cái trạng thái tâm bất thọ lạc, bất thọ khổ này, ta trạch pháp như thế này:
“Thọ bất lạc bất khổ không phải là cứu cánh Niết bàn, nó là một trạng thái không lạc, không khổ của phàm phu, vì thế chưa phải là cứu cánh, nên ta hãy từ bỏ, buông xuống không được chấp trước nó, không được trụ ở nó mà phải bỏ đi, nó hãy đi đi đừng có ở trong ta nữa, đừng ở trong cái trạng thái bất lạc bất thọ khổ này ở trong ta nữa”.
Đó là cái câu trạch pháp Thầy xin đọc lại:
“Thọ bất lạc bất khổ không phải là cứu cánh Niết bàn, ta hãy từ bỏ, buông xuống, không được trụ ở trạng thái này nữa”.
Đó là cái câu mà chúng ta hướng và nhắc tâm chúng ta hằng ngày để chúng ta đừng có chấp cái thọ mà bất lạc bất khổ này.
TÂM NIỆM PHẬT
Bây giờ chúng ta tiếp tục tâm niệm Phật:
Một: Tâm Phật không có ham muốn, tâm ta niệm Phật cũng vậy không có ham muốn các pháp thế gian. Đối với các pháp thế gian thì đức Phật đã xả bỏ hết, không còn để một cái pháp nào trong tâm đức Phật chấp nhận, cho nên Ngài bỏ cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con xinh mà Ngài ra đi tìm con đường giải thoát, cho nên Ngài không còn ham muốn cái gì cả hết, chỉ còn có cái tìm lấy cái sự giải thoát sinh lão bệnh tử. Cho nên tâm ta niệm Phật thì ta cũng phải như Phật vậy, không có ham muốn gì hết, bỏ xuống hết giống như Phật, mà muốn giống được như Phật vậy thì ta nên trạch pháp cái câu này, dùng làm cái pháp hướng như cái lý mà tác ý:
“Các pháp thế gian là vô thường, là khổ, ta không nên tham muốn nó mà phải từ bỏ, xa lánh nó, đừng có bén mảng đến những cái pháp thế gian, nó là khổ”.
Đó là chúng ta dùng cái câu pháp hướng như vậy. Thầy xin nhắc lại để chúng ta nhớ lại câu pháp hướng cho rõ:
“Các pháp thế gian là pháp vô thường, là khổ, ta không nên tham muốn, hãy từ bỏ, hãy xa lánh cái lòng tham muốn đó đi”.
Câu hai: Tâm Phật không tham đắm một vật gì ở trong cái thế gian, thì tâm ta niệm Phật cũng vậy không tham đắm một vật gì ở trong thế gian. Muốn được vậy ta phải trạch pháp câu này để dùng làm cái pháp hướng nhắc nhở tâm như cái lý mà tác ý:
“Các pháp thế gian có sự cám dỗ và sự lôi cuốn, ta không nên tham đắm, vì tham đắm là khổ và làm hại nguy đến bản thân ta”.
Tâm Phật không sân, tâm ta niệm Phật cũng vậy không sân hận đối với một ai. Ta nên trạch pháp câu này để thường nhắc nhở tâm ta như cái lý giải thoát mà ta tác ý ra:
“Sân hận là pháp khổ đau, làm cho mình khổ mà còn khiến cho người khác khổ, ta hãy dứt bỏ không được sân hận với dù bất cứ với một ai hết”.
Đó thì, quý thầy phải nhớ là lúc nào mình cũng như cái lý này mà tác cái ý ra để nhắc nhở cái tâm của mình không có còn cái sân hận, vì sân hận là một pháp rất là ác, nó làm cho khổ mình và khổ người. Người mà lấy tâm niệm Phật thì không để cho tâm mình sân hận.
Câu hai: “Sân hận là cái pháp ác, một cái pháp rất ác, phải dứt bỏ ngay, không được lưu lại ở trong tâm ta một chút nào.”
Muốn được như vậy đó, thì hằng ngày lúc nào, rảnh rang chúng ta cũng phải như cái lý mà tác ý nó, để vạch mặt nó, cho biết nó là cái pháp rất ác mà chúng ta cố gắng để mà xa lìa nó.
Câu bốn: Tâm Phật thì không có nghi ngờ, tâm ta niệm Phật cũng vậy, không nghi ngờ ai cả, vì nghi ngờ là một tánh xấu ác làm cho tâm ta bất an, làm cho ta nghi kỵ đối với người khác, không có thân tình, làm cho người khác cũng đau khổ. Muốn được vậy, ta trạch pháp câu này để dùng làm pháp hướng, hằng ngày như cái lý mà tác ý ra để dứt bỏ cái tâm nghi.
Câu pháp hướng đây:
“Nghi là một ác pháp làm khổ mình, khổ người, từ đây ta phải dứt bỏ, ta phải từ giã, lìa xa tất cả những gì mà nghi nan, nghi ngờ người khác. Cái lòng nghi hãy đi đi, đừng ở trong ta nữa”.
Khi mà ta trạch cái pháp câu này rồi thì chúng ta cứ nhớ nhắc vì cái tâm nghi kỵ, vì cái tâm mà nghi ngờ thấy cái người nào mà hơi có cái vẻ mà sanh nghi đó thì làm chúng ta phải bận tâm, hết sức bận tâm, là phải nhìn ngó họ, phải xem xét họ, rồi theo dõi họ bằng cách này, bằng cách kia, cho nên ta rất bận tâm. Vì vậy nó làm cho chúng ta rất khổ, rồi cái người khác mà nhận ra được mình mà ta theo dõi họ như vậy đó thì họ sanh ra ghét và không ưa mình. Cho nên đối với ta đó thì phải hiểu rõ cái tâm nghi đã làm cho mình rất khổ là phải cứ theo dõi người khác, phải để ý người khác, rồi người khác mà hiểu được mình theo dõi họ như vậy thì họ sanh ra ghét, họ sanh ra thù hận, rồi họ đâm ra tìm cách nói xấu mình hoặc là họ tìm cách này, cách khác để hại mình.
Vì thế, mà chúng ta muốn cho, cho cái tâm nghi này nó không có ở trong mình nữa thì hằng ngày chúng ta phải trạch những cái câu mà hồi nãy Thầy đã dạy ở trên đó, thường phải nhắc cho nó. Cho nên ai làm gì thì chúng ta chẳng để ý, chẳng nghi ngờ ai hết, ai làm ác thì họ chịu lấy, ai làm thiện thì họ nhờ, chớ chúng ta chẳng nghi họ là trộm cắp, nghi họ nói xấu mình, nghi họ thế này, thế kia. Vì cái nghi đó nó làm cho chúng ta rất khổ tâm và cứ phải để ý người khác nó rất mệt, cho nên chúng ta biết nó là tạo cho chúng ta khổ thì chúng ta hãy lấy câu đó mà lấy cái tâm mà niệm Phật để mà diệt trừ cái tâm nghi, vì ông Phật, tâm Phật không bao giờ có nghi ngờ ai hết và mình lấy tâm mình niệm Phật đó thì mình cũng xả bỏ, cũng diệt trừ, cũng dứt đoạn cái tâm nghi, đừng có để nó trong lòng. Có như vậy được thì chúng ta mới có được an vui, mới có được hạnh phúc.
Bây giờ về cái phần năm là: Tâm Phật không tị hiềm, tâm ta niệm Phật cũng vậy, không có tị hiềm ai hết. Tị hiềm là một cái tánh xấu ác làm khổ mình, khổ người, ta hãy dứt bỏ, xa lánh, từ khước, viễn ly đừng để nó bén mãng ở trong tâm ta.
Thì chúng ta cũng phải hiểu cái tâm mà tị hiềm: tỵ là mình ganh tỵ; hiềm là mình hiềm hận. Ganh tỵ là mình thấy người ta hơn mình, hơn mình thì mình sanh cái lòng ganh tỵ mình không muốn họ hơn mình, thấy họ giàu hơn mình thì mình sanh cái lòng ganh tỵ với họ, không có muốn cho họ hơn mình; thấy họ học giỏi hơn mình, mình cũng sanh cái lòng ganh tỵ không có muốn ai học giỏi hơn mình; thấy họ có cái lòng mà hơi mà tu giỏi hơn mình thì mình cũng đâm ra ghét họ, rồi mình tìm cách nói xấu hoặc phá họ không có để cho họ yên ổn tu hành. Từ đó chúng ta thấy cái lòng tị hiềm nó tạo cho chúng ta nhiều cái, nhiều cái tánh xấu, cái tánh ác ở trong đó, nó làm cho mình bất an và người khác cũng không an. Do cái tánh đó như vậy nó làm cho mình càng ngày càng lui chớ không có tiến ở trên con đường tu tập. Do biết thấy được cái lòng tị hiềm là cái lòng quá xấu như vậy đó, thì chúng ta phải cố gắng lấy cái tâm của mình mà niệm Phật, cũng giống như Phật không có tị hiềm ai nữa hết, bỏ xuống. Vì ai hơn thì mình mừng, ai tu tốt thì mình mừng, ai làm giàu thì mình mừng, mình mừng mình vui theo, mình hoan hỷ với họ chứ mình không có ganh ghét họ, mình không có nói xấu họ bằng cách này hoặc bằng cách khác. Cho nên cái lòng tị hiềm là cái lòng rất là tệ hại do vì vậy mà chúng ta phải cố gắng mà xa lánh nó, từ giã nó, từ khước nó.
Muốn được vậy ta hãy trạch pháp câu này dùng pháp hướng chặt đứt, chặt đứt nó, chặt đứt cái lòng tị hiềm, thường thì hằng ngày chúng ta ngồi thẳng lưng kiết già đặt cái niệm tị hiềm trước mắt rồi đặt cái pháp hướng, rồi chúng ta dùng cái pháp quán, chúng ta suy tư cái lòng tị hiềm của mình nó đưa mình đến những cái nỗi khổ nào, mình ganh ghét họ như thế nào, mình thấy họ hơn mình, mình ganh ghét họ làm sao? Rồi nó làm cho mình khổ đau như thế nào, thì mình quán xét cho thấu suốt được cái lòng tị hiềm của mình, từng đó mình thấy nó đem đến bao nhiêu sự khổ đau cho chính mình. Rồi cũng từng hiểu biết như vậy đó, rồi mình mới dùng cái pháp hướng một cái câu để mình trạch ra, để mình đuổi nó đi, mình đừng cho nó ở trong tâm của mình nữa, mình xem nó như một cái vật đồ bỏ, mình không để nó nữa. Cho nên cái câu trạch pháp này quý thầy nhớ mà ghi chép.
Ngày xưa khi mà Đề Bà Đạt Đa thấy đức Phật có một giáo đoàn được cái uy tín, các cái nhà vua đều rất kính nể đức Phật, thì ông sanh ra cái tâm tị hiềm, do đó ông tìm mọi cách chia cái giáo đoàn của Phật ra, rồi ông đặt ra những cái giới luật cho nó có cái vẻ sống hay hơn Phật, sống khổ hạnh hơn Phật để làm cho hơn Phật. Và đồng thời thì ông quyến dụ được một nhà vua A Xà Thế, nhờ cái nhà vua A Xà Thế đó, họ cúng dường và hổ trợ ông, cho nên ông lợi dụng cái lòng tin của một nhà vua rồi ông tìm mọi cách để mà hại Phật. Đó là cái lòng tị hiềm của con người ghê gớm, ông lăn đá làm cho Phật phải chảy máu, ông dùng voi say để mà giết Phật, ông dùng mọi cách để mà hại Phật. Đó là cái lòng tị hiềm, cái lòng ganh ghét; cái lòng tị hiềm của con người ghê gớm lắm.
Cho nên ở đây một cái người mà tu theo đạo Phật thì chúng ta biết rằng đức Phật ngày xưa không có bao giờ mà có tị hiềm. Đối với lục sư ngoại đạo, dù là người ta tu như thế nào thì đức Phật cũng không có chỉ trích, chê bai người ta hết, tức là không có lòng tị hiềm người ta. Ờ, mà đôi khi đến hỏi Phật, những cái ngoại đạo đôi khi đến hỏi Phật như một cái vị mà khổ hạnh tu theo hạnh của con bò và một vị mà tu theo cái hạnh của một con chó mà đến hỏi Phật, hỏi đến ba lần, Phật nói đừng hỏi ta, nghĩa là nếu mà ta nói ra thì các ngươi sẽ khổ sở và nghĩ rằng ta là tị hiềm với ngươi hoặc là ta sẽ nói xấu mấy ngươi nhưng mà ta nói là một cái sự thật, cho nên đừng có hỏi, thôi thôi đừng có hỏi ta. Cho nên hầu hết là Phật từ chối nhưng các vị đó, có ý muốn hỏi Phật như mình tu những cái hạnh như vậy đó là sau này mình sẽ thú hướng, sẽ sinh đi về đâu, sẽ được làm cái gì? Thì đức Phật buộc lòng mà nói ra một cái sự thật thì chớ không phải là cái lòng tị hiềm muốn bài bác cái pháp của người ta, muốn nói xấu cái pháp người ta. Nhưng tại vì cái pháp đó nó sẽ đưa người ta đi đến cái chỗ không giải thoát.
Cũng như bây giờ đó quý thầy cũng thấy rằng khi mà Thầy hiểu biết được các pháp hiện bây giờ mà người ta đang gọi là Phật pháp mà người ta tu đó, người ta cứ ngỡ tưởng nó sẽ là đưa họ đi đến giải thoát, nhưng mà Thầy hiểu rằng nó sẽ không có đi đến giải thoát. Cho nên từ lâu Thầy cứ nghĩ rằng mình sẽ núp sau lưng Hòa thượng đó, để mình giúp đỡ cho những người tu đúng theo cái đường lối của đạo Phật, để cho họ đạt được sự cứu cánh giải thoát. Nhưng không có đủ cái nhân duyên mà mình làm như vậy. Vì vậy bây giờ mà Thầy nói thẳng ra là những cái điều, cái pháp mà người ta tu đó nó không có đưa họ đi đến cứu cánh giải thoát, mà nó đưa đi đến cái chỗ sai lệch, nó làm cho họ uổng cái cuộc đời vì họ đang sống ở trong cái dục lạc của thế gian thì làm sao họ ly được dục, ly ác pháp được. Cho nên Thầy nói ra không phải có nghĩa là ganh tỵ với họ trên cái danh lợi, mà nói ra để biết được cái đúng, cái sai của đạo Phật để giúp cho họ sáng suốt mà họ thấy được cái đường đi, cái cách thức tu tập để họ được giải thoát. Ai tu cũng muốn được giải thoát, nhưng cuối cùng thì uổng phí một cuộc đời cho đến ngày cuối cùng thì khi mà bỏ thân này phải chịu đau khổ dằn vặt vô cùng vô tận. Nhìn trước cái sự đau khổ đó là một vị tu sĩ Thầy nhìn các vị tu sĩ mà đau khổ như vậy thì Thầy đâu có nỡ tâm.
Cho nên nói ra không có nghĩa là tị hiềm với họ, ganh ghét với họ mà nói bài bác họ, mà nói ra để biết đâu là cái sự thật, đâu là cái pháp đúng của Phật, đâu là cái pháp không đúng của Phật, để giúp cho người ta tu hành. Cũng như đức Phật nói ra cho hai vị mà khổ hạnh tu theo hạnh của một con bò, một con chó thì hỏi đức Phật vậy chứ tu như vậy thì sẽ được như thế nào, thú hướng được như thế nào? Thì đức Phật nói bây giờ mình sống giống như mình ngủ, mình nằm, mình ăn, mình làm giống như một con chó, thì sau khi mình chết đi thì mình cũng thành con chó; rồi mình sống, mình đi, mình ăn, mình nằm, mình ngủ cũng như con bò thì mình sẽ chết đi thì mình cũng giống như con bò.
Đó là một cái sự hiển nhiên, đó là những cái hạnh mà tưởng là làm cái hạnh đó thì mình sẽ được sanh cõi trời, mình được sanh vào cõi sung sướng hơn, nhưng mà không ngờ thì nó lại là đi vào trong một cái hướng nó quá là đau khổ. Cho nên hai cái người này nghe xong thì khóc, khóc lên thì đức Phật nói tại các ngươi hỏi chứ ta không có bao giờ ta muốn nói cái điều này, ta đâu có muốn nói cái điều này. Tại vì các ngươi hỏi, vì vậy mà ta thấy như thế nào, hiểu như thế nào thì ta nói như thế nấy để cho các ngươi biết mà các ngươi sửa lại cho nó đúng. Cũng như bây giờ mình làm một cái điều thiện thì nó sẽ đến những thứ hướng nó thiện, mà mình làm một điều ác thì thứ hướng mình nó sẽ đi vào cái cảnh ác, cảnh khổ. Đó là cái hướng của mình. Một cái cây thì nó nghiêng về cái hướng nào thì cái bóng nó phải ngã về hướng nấy chớ làm sao mà ngã hướng khác được. Đó là như vậy.
Cho nên ở đây nói cái chỗ này ra thì không phải là cái lòng tị hiềm mà là cái lòng tốt, cái lòng tốt của Phật. Còn như Đề Bà Đạt Đa đó là tị hiềm tìm mọi cách để mà hại Phật, để mà giết Phật, để cho mình đạt được cái uy tín, mình làm hơn Phật.
Cũng như Thầy thì các thầy biết rằng Thầy chỉ cần ẩn một bên sau lưng của Hòa thượng để giúp cho Hòa thượng chấn hưng thiền Phật giáo và thiền Việt Nam, Thiền Trúc Lâm, để giúp cho những người tu hành được cái làm chủ được sinh tử một cách rất là tự tại, để nói lên được cái đường lối và cái sự mà trùng hưng, chấn hưng Phật giáo của hòa thượng, của Thiền tông Việt Nam như của Hòa thượng để cho nó làm sáng tỏ con đường mà Phật giáo Việt Nam do cái công của Hòa thượng. Còn riêng Thầy thì Thầy cũng chẳng cần cho ai biết Thầy là một cái người gì hết, Thầy chỉ là đệ tử của Hòa thượng, Thầy chỉ giúp Hòa thượng mà thôi.
Đó, quý thầy thấy cái tâm niệm của Thầy như vậy thì có phải là nói lên cái giáo án này là chỉ cái xấu của người ta không, có lòng tị hiềm với người ta không? Tị hiềm người ta để làm gì? Khi mà nói lên để cho người ta biết điều này, điều kia thì Thầy đã từ giã danh và lợi để đi vào một cái nơi xa vắng, yên tịnh để ẩn bóng rồi, còn đâu danh, còn đâu lợi nữa, còn đâu có cái sự cung kính cúng dường, còn đâu có sự mà đón tiếp rầm rộ của mọi người.
À, đó thì quý thầy hiểu như vậy mới biết rằng cái người mà lấy tâm niệm Phật đó thì đâu có còn cái tâm tị hiềm mà là cái tâm thương yêu, cái tâm muốn cho mọi người hiểu rõ được Phật pháp mà tu theo Phật pháp để được giải thoát hoàn toàn.
À, bây giờ chúng ta trạch thêm một cái câu nữa, một cái pháp hướng nữa để thường xuyên nhắc nhở vì cái lòng tị hiềm rất là ác. Như Đề Bà Đạt Đa chúng ta cũng thấy rất là ác, tìm mọi cách mà hại Phật, thì chúng ta biết rằng cái tâm tị hiềm của mình nếu có thì chắc chắn rằng mình cũng tìm mọi cách, nếu là mình không có đủ sức hại người thì mình cũng tìm cách nói xấu người. Hầu hết là con người phàm phu mà ghét người, tị hiềm người khác thì tìm cách nói xấu người khác, hạ người ta bằng cách nói xấu người khác, làm những cái điều rất là tệ ác. Cho nên ở đây chúng ta phải trạch pháp những cái câu để mà chúng ta nhắc nhở cái tâm của mình để xa lìa cái tâm tị hiềm, để chúng ta lấy tâm niệm Phật thì không bao giờ còn cái tâm tị hiềm ở trong tâm ta nữa. À, mà muốn được vậy thì chúng ta phải trạch pháp ra, trạch pháp ra:
“Tị hiềm là một tâm rất ác, nó luôn luôn tìm cách để hại người, tìm cách để nói xấu người. Nhưng cũng chính nó đã làm khổ cho ta và cũng đưa ta đến vào những thú hướng để đọa vào ác đạo, để sanh làm ác thú hoặc là những kẻ hung dữ mà không phải ở trong một kiếp này mà nó nhiều kiếp, nhiều đời. Rõ biết như vậy đó, ta phải luôn luôn cảnh giác và từ giã, xa lìa, viễn ly cái tâm tị hiềm, không để cho nó ở trong tâm ta nữa”.
Và khi mà trạch cái câu này rồi thì hằng đêm, hằng ngày chúng ta phải nhắc vì cái tâm tị hiềm rất độc, nó hại người mà nó hại mình sanh vào ở trong cái cõi địa ngục, nó sanh ra làm những con vật ác độc. Cho nên do vì vậy đó mà chúng ta phải cảnh giác và phải siêng năng tu tập để cho nó thấm nhuần cái lời này, cái câu này, để cho nó thấm nhuần cái lý này mà tâm ta không bao giờ tị hiềm, không bao giờ mà tranh hơn thua ai hết, không bao giờ mà nghĩ người khác mà làm khổ người khác. Do cái chỗ tu tập đó thì chúng ta mới được giải thoát.
Tị hiềm còn mình là người tu và đệ tử của Phật thì mình phải dứt bỏ nó như chiếc giày rách, coi nó như cái đồ bỏ không còn xài được nữa. Thì như vậy đó, hằng ngày chúng ta thường nhắc tâm của mình ném bỏ như ném bỏ chiếc giày rách. Vì vậy một ngày nào đó tri kiến giải thoát của chúng ta nương vào cái trạch pháp này mà nó phóng ra cái tri kiến giải thoát nó thấu suốt được lý tị hiềm đưa đến cho mình khổ, mình khắc khổ như thế nào. Từ đó nó quét sạch cái lậu hoặc ở trong tâm của chúng ta bằng cái Định Vô Lậu.
Ở đây thì chúng ta mới có thân, thọ niệm Phật rồi bây giờ mới có tâm niệm Phật. Nhưng mà nó là những cái pháp đầu tiên mà chúng ta tu tập, tu tập bằng những cái pháp hướng để sau đó chúng ta có những cái pháp quán, do từ cái pháp hướng này mà nó sanh ra những cái pháp quán rất là tuyệt vời. Nếu chúng ta chuyên tâm tu hành trí tuệ chúng ta càng ngày càng thông minh chứ không phải là thiếu thông minh, không phải nhai lại cái bã mía của người khác mà nhai đi, nhai lại, có một số hiểu biết đó mà chính cái tri kiến giải thoát của chúng ta nhờ những cái pháp hướng này mà nó phát triển ra, nó sẽ có những cái mà người ta không ngờ được.
Cũng như bây giờ hôm nay mà các con đã thấy Thầy nói ra bằng những kinh nghiệm bản thân của Thầy, bằng những cái trí tuệ tri kiến giải thoát của Thầy, chứ không có vay mượn ở trong kinh sách của những người khác, ở trong kinh sách nói ra, mà chính do mình được giải thoát như thế nào thì mình sẽ nói ra theo cái sự giải thoát của mình như vậy. Do đó là cái chỗ đó gọi là Tri kiến giải thoát. Cái chỗ sai, chỗ đúng mà tu được hay là tu không được mình nói ra qua cái sự của mình chứ không phải vay mượn của kẻ khác nói lại bằng cái của người khác. Cho nên do cái sự hiểu biết của các con bây giờ đó cũng là cái hiểu biết của người khác chớ không phải là cái hiểu biết của các con. Tại sao trong cái thời gian tu hành suốt năm năm, mười năm nay mà các con không có kinh nghiệm nào của mình để nói ra mà cứ nói cái kinh nghiệm của kẻ khác, thì như vậy mình chẳng có gì hết. Mình tu mình chẳng biết gì hết. Chứ đâu phải các con không tu, nhưng mà tu tại sao mình không phát triển được cái tri kiến của mình để mình nói những cái pháp hành của mình ra mà bây giờ cứ nghe người ta nói pháp hành của người ta không, còn riêng mình mình không biết cái gì hết. Tức là mình không phát triển được cái, mình không khai triển và triển khai được cái trí tuệ của mình, cho nên mình không thấy được cái pháp hành của mình đúng đắn, để đưa cho mình đi đến giải thoát.
Bây giờ Thầy dạy cái gì thì các con cứ theo Thầy mà nói thôi, hoàn toàn các con không có cái gì mới của các con hết. Mà bây giờ các con biết khai triển nó, đặt cái pháp hướng này khai triển nó, thì từng đó các con có những cái trí tuệ của mình, cái trí tuệ vô sư của mình, nó có những cái thông hiểu của nó, nó có những kinh nghiệm riêng của nó, nó nói ra nó làm cho người ta thấy à như vậy là đúng của người này chứ không phải là của người khác được. Đó thì như vậy các con thấy ở đây cái mục đích là triển khai cái trí tuệ, cái thông minh của các con ra bằng những cái pháp hướng này chứ không phải bằng nhai lại cái bã mía của người khác.
Sáu: Tâm Phật không ngã mạn. À, tâm ta niệm Phật cũng không bao giờ có ngã mạn, cống cao, kiêu căng, tự đắc vì cống cao, kiêu căng, tự đắc là tánh xấu và ác. Muốn xa lìa tánh ngã mạn, kiêu căng, tự đắc ta phải trạch pháp câu này dùng pháp hướng Như Lý Tác Ý để luôn nhắc nhở và diệt trừ tánh này:
“Ngã mạn, cống cao là một trong năm pháp ác của Ngũ triền cái, ta phải dứt bỏ tánh này. Vì cuộc sống con người do nhân quả hợp lập thành, nên có người xấu, kẻ tốt, người sang, kẻ hèn chứ đâu phải ta hơn ai. Ta như mọi người, bình đẳng như mọi người, chỉ có kẻ ngu si mới không thấy nhân quả, cho mình hơn người. Sự thật chẳng ai hơn ai.”
Nghĩa là chúng ta sống trong cái nhân quả có người thông minh, có người ngu tối; rồi cái người thông minh cho minh là tự đắc, tự cao, ngã mạn nhưng sự thật đó là trong cái dòng nhân quả. À, bây giờ cái người này ngu, nhưng kiếp này người ta ngu kiếp sau người ta còn ngu không? Còn mình bây giờ kiếp này mình thông minh, mình là: nào là ông tiến sĩ, nào là bác học nè, mình thông minh, mình giỏi nè, mình đọc qua mình thuộc liền nè, nhưng mà kiếp sau mình có được như vậy nữa không? Bây giờ thì mình cống cao, ngã mạn, mình coi người ta không ra gì hết, nhưng mà không ngờ đó là cái nhân quả.
Cũng như bây giờ mình có được cái nhan sắc đẹp đẽ thấy một người mặt rỗ, rồi mủi tẹt, rồi môi họ thì hô, miệng họ hô mình cười mình nói họ, mình coi họ là thường này kia, mình cho là mình là ngon, là đẹp, là tốt còn họ là xấu, thì mình đâu biết đó là cái nhân quả của người ta phải trả, còn mình được cái nhân quả nào đó mà mình bây giờ được cái tướng nó tốt một chút thôi, mình hơn họ ở chỗ nào, có phải là mình có hơn cái gì đâu mà chỉ đó là nhân quả mà thôi, có gì đâu mà mình phải cống cao, ngã mạn. Cũng như bây giờ mình thấy sao mình học hay, mình đọc cái mình thuộc, còn người đó đọc hoài mà không thuộc, đó cũng là nhân quả.
Cho nên cái nẻo đi của nhân quả mà chúng ta không hiểu biết, do đó mà chúng ta sanh ra ngã mạn, cống cao. Còn nếu mà chúng ta hiểu biết cái nhân quả thì chúng ta chẳng qua là chúng ta thấy mình bị chi phối ở trong nhân quả chứ mình chẳng có hơn ai hết, là con người của mình với một con vật hiện giờ là một con kiến đang bò trên mặt nền nhà này. À, chúng ta thấy chúng ta là con người, còn con kiến là con kiến, nó nhỏ mọn, nó không đáng, nó không bằng mình chút nào. Thì ngay cả mình thấy con kiến, con kiến với mình, mình thấy mình hơn con kiến thì đó là ngã mạn, cống cao. Mà mình đâu biết rằng cái đó là cái nhân quả, vì được những phước nào đó mà mình làm người, còn người ta thiếu những cái phước nào đó mà người ta làm con kiến, côn trùng. Mình phải thấy cái nhân quả, cho nên mình đối với con kiến mình có hơn nào con kiến nữa đâu, do cái sự nhân quả mà thấu suốt như vậy đó thì chúng ta đâu có nỡ mà coi thường một con kiến mà giết nó mà không biết thương.
Đó, như vậy là cái đường đi của nhân quả hầu hết là các con chưa có thông suốt, chưa có thấy rõ, cho nên chúng ta chưa có giải thoát được tâm mình. Cũng như tại sao mà có người lại thương mình, lo lắng cho mình thế này thế khác, họ hy sinh cả đời họ cho mình, nhưng cũng có người làm cho mình mãi mãi khổ đau, nhưng cũng có người chửi mắng mình, cũng có người thì làm thế này, thế khác, thế mà mình không thấy nhân quả. Cứ theo nhân quả đó mà sanh ra buồn khổ, giận hờn rồi tạo thêm những nhân quả mới, làm cho cái đời của mình càng lúc càng đi vào cái sự khổ đau. Còn người ta thấy nhân quả người ta ngồi, người ta nghe trong cái nghịch của nhân quả thì người ta nghe cũng giải thoát, mà người ta nghe cái thuận của nhân quả người ta cũng không thích thú, còn mình nghe cái thuận thì thôi mê man lắm, thích lắm; mà nghe cái nghịch của nhân quả thì thôi khóc lóc sướt mướt, không có ai mà chịu nổi.
Đó cho nên ở đây Thầy thường dạy các con cái nhân quả mà không thấy cái nhân quả, muốn nói đến cái tâm mà Phật không có ngã mạn, tức là nói đến cái sự tâm bình đẳng, không có thấy hơn thua người khác, cho nên nó không có ngã mạn. Cho nên ông Phật nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”, câu nói đó rất là bình đẳng, người nào cũng sẽ tu làm Phật được hết, mà tất cả chúng sanh chứ không phải là chỉ có loài người chúng ta không. Bởi vì luật nhân quả bữa nay chúng ta mang thân kiến, ngày mai chúng ta mang thân người, bữa nay chúng ta mang thân người, ngày mai chúng ta mang thân chúng sanh có sai khác chút nào đâu.
Cũng như bây giờ, trước mặt đây các con ngồi đây, trước mặt Thầy mọi người đều là người, nhưng mà khi mà bỏ thân này rồi, chắc chắn các con còn làm người được không hay hoặc làm côn trùng, con dế, con kiến. Khó lắm, bởi vậy Phật nói được thân người là khó nhưng các con cứ nghĩ rằng mình mất thân này rồi mình cũng sẽ được thân người nữa. Cho nên vì vậy hễ hơi hơi, mình thấy mình có một chút gì hơn người, hơi hơi thì ngã mạn cống cao, tu chưa có ra gì, chỉ được hơi hơi là đã thấy có cái sự cống cao ngã mạn rồi. À, bây giờ mình nghe Thầy khen mình tu khá, bổng dưng bữa nào Thầy khen người khác là thấy mình ganh tỵ rồi, mình chịu không nổi được rồi, mình muốn luôn luôn lúc nào cũng có mình mình là hơn thôi, còn nếu mà khen ai nữa là mình không chịu. Thì do đó cũng là cái tâm ngã mạn, cống cao chỉ muốn mình, tự mình mà thôi. Ờ, thí dụ như Thầy khen một người nào đó khéo tay, khéo tu càng ngày càng tiến bộ, ờ thì lúc bây giờ mình hiu hiu, mình thấy hơn mọi người rồi đó là ngã mạn rồi, còn bắt đầu khen cái người nào khác hôm nay tu hơn rồi bắt đầu sanh cái tâm, nghe rồi không chịu trong người của mình khó rồi, không ưa rồi, thấy cái người đó mà hơn mình rồi thì mình không có chấp nhận rồi, thì như vậy tự mình đã là có cái ngã mạn. Mà mình tu từ nào đến giờ thì cái ngã mạn của mình mình có xả chưa, mình chưa xả, thì vì vậy cho nên mình dùng cái trạch pháp cái câu để cho mình nhắc mình, nhắc đi, nhắc lại.
Thầy xin nhắc lại cái câu đó để cho các con nhớ mà ghi lại để mà nhắc, để mà phá cái tâm đó. Vì chúng ta là vốn con người từ cái nhân quả sanh ra, chết đi thì chúng ta cũng trở về cái nhân quả, thế mà chúng ta không thấy được đường đi của nhân quả mà cứ nuôi ngã mạn của mình, cống cao của mình luôn luôn lúc nào cũng nuôi nó ở trong lòng. Xả nó đi, bỏ nó đi, đừng có nuôi lớn nó nữa, chúng ta chẳng ra gì hết, tất cả mọi người đều là bình đẳng như nhau, người ta chửi mình, người ta mắng mình là nhân quả chứ đâu phải gì hết, cho nên chúng ta biết được nhân quả thì chúng ta chẳng có buồn khổ gì cả hết.
Đây là cái câu trạch pháp đây:
“Ngã mạn, cống cao là một trong năm pháp ác của Ngũ triền cái, ta phải dứt bỏ tánh này. Vì cuộc sống con người do nhân quả lập thành, nên có người xấu, kẻ tốt, người sang, kẻ hèn chứ đâu phải ta hơn ai, ta như mọi người, bình đẳng như mọi người. Chỉ có kẻ ngu si mới không thấy nhân quả cho mình hơn người, sự thật chẳng ai hơn ai cả.”
Đó là cái câu như vậy để trạch pháp nhắc cho chúng ta biết, chúng ta phải sống trong nhân quả chứ đừng có tự cao, tự đại, kiêu căng, ngã mạn của mình nữa. Đó là câu thứ sáu. Tâm ta niệm Phật mà phá vỡ tâm ngã mạn.
Câu thứ bảy: Tâm Phật không khoe khoang, tâm ta niệm Phật cũng vậy phải giống như Phật không khoe khoang, khoe khoang là bản chất của ngã mạn, kiêu căng. Mọi pháp trên thế gian này đều do nhân quả chi phối diễn biến kẻ hơn, người kém, kẻ hay người giỏi đều do nhân quả, không có ai hơn ai cả, có cái gì mà phải khoe khoang.
Muốn dứt bỏ tánh khoe khoang ta trạch pháp câu này để hằng ngày Như Lý Tác Ý. Đây là cái câu trạch pháp để hằng ngày chúng ta tu tập đây:
“Khoe khoang là tánh xấu ác làm cho người khác tủi thân, buồn khổ. Ta hãy dứt trừ, xa lìa không bao giờ còn cái tánh khoe khoang nữa”.
Thí dụ như bây giờ đó mình được cái vật gì, cái quần áo hoặc là cái thứ gì tốt đẹp thì mình đem mình khoe người khác tôi được cái này, thì cái người khác người ta không được, người ta cũng ham muốn như vậy, làm cho người ta buồn tủi, người ta nghĩ rằng cái thân mình nghèo làm sao mình có được cái vật này. Thí dụ các con giờ có được chiếc nhẫn hột xoàn, bây giờ các con đem khoe: ờ ba tôi mới cho tôi được chiếc nhẫn hột xoàn, coi hột xoàn rất là đẹp. Thì cái người kia họ nghèo họ thấy họ buồn tủi, họ thấy họ cũng muốn cái vật đó chớ nhưng mà làm gì họ có được cho nên họ tủi thân họ, họ khổ sở. Cho nên chúng ta đừng có khoe khoang cái vật gì của chúng ta, nhưng mà  cái khoe khoang đó có cái tai hại, rất là tai hại.
Thầy nhớ trong khi trong cái bộ Tây Du, trong cái lúc mà Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh thì được Đức Phật Quan Âm cho cái y có hào quang chiếu sáng. Cho nên trong khi mà đến cái ngôi chùa của người ta, thầy trò của Tam Tạng đến cái chùa đó mà ở ngủ, thì Tôn Hành Giả thấy mấy cái y của mấy ông thầy này đều là xấu không có bằng cái y thầy của mình, anh ta mới xách ra khoe đây cái y của thầy tui nè, mấy ông coi nè hào quang chiếu sáng, còn cái y của mấy ông như đồ bỏ mà mấy ông nói mấy ông tốt, tốt bằng khỉ gì của tôi, thầy tôi có cái y này còn đẹp hơn của mấy ông nhiều. Do đó ổng khoe cái y của thầy ổng tốt quá, thì cái ông thầy mà trụ trì ở trong chùa đó ổng thấy cái y của ông Tam Tạng trời ơi, từ bấy giờ mình có cả trăm cái y mà đâu có được như cái y này, y này tốt quá, y này là thứ vô giá rồi. Cho nên ổng mới hỏi xin Tam Tạng để về, ổng vô trong phòng ổng xem cái y này ổng thích quá, ổng mới trải ra cái y, không ngờ là có một con quỷ ở đâu gần bên cái hang đó ở bên chùa, nó lại nhìn thấy cái y này nó cũng động lòng tham nó, cho nên nó vô đó, nó hóa gió nó hốt cái y này nó đi. Ông thầy này cũng tham, tính mình lấy cái y này mình đốt cái phòng của ông Tam Tạng với ba thầy trò của ông Tam Tạng cho tiêu đi để mình lấy cái y. Có vật, các con thấy có đồ quý nguy hiểm không? Mà tại vì mình khoe đồ quý của mình ra, cho nên bị chúng thiếu điều giết mình, cho nên cái đêm đó thay vì con quỷ nó đến nó lấy cái y mất đi, rồi cái ông thầy tưởng rằng cái y mình còn để trong phòng của mình, rồi mới bàn tính với đám đệ tử tối nay mình đốt cho chết thầy trò Tam Tạng mình lấy cái y cho rồi. Nhưng mà khi đốt rồi thì Tôn Hành Giả ổng mới ngồi đó, ổng lên trên cao ổng ngồi, ổng thổi gió cho cháy sạch cái chùa, tại mấy thằng này nó tham thổi cho chết đi cho rồi. Không ngờ thổi cháy cái chùa nhưng mà cái y thì cũng lấy mất rồi. À, cuối cùng thì mấy ông thầy trò này chạy vô kiếm cái y thì cái y cũng không còn, mà cái chùa thì cháy tiêu, mà con quỷ ở bên đó nó lấy cái y mất, còn Tôn Hành Giả làm cho chùa của người ta tiêu rồi, khoe khoang của làm chùa người ta tiêu rồi, thì cái y mình thì chúng cũng lấy tiêu rồi. Thành ra bây giờ cũng đã mất cho nên thầy trò bây giờ cũng mới đi tìm yêu để lấy cái y lại, vất vả và cực khổ, ngu hông? Chúng ta phải biết rằng cái khoe khoang nó không có hay ho gì hết, mà chúng ta phải nói rằng đây là cái nhân quả, chúng ta có được cũng là do cái nhân quả mà thôi mà không có cũng là do nhân quả có gì mà tủi thân mà phải khóc, mà phải đòi.
Đó, muốn được vậy thì chúng ta phải dùng cái câu trạch pháp này để chúng ta, tâm chúng ta nó còn yếu lắm, hở có gì là mừng vui là khoe à, khoe ra, mình làm cái gì được hay là mình cũng khoe ra, mình tu được giỏi một chút là mình cũng khoe ra. Thí dụ như mấy con ngồi được năm tiếng, mười tiếng đồng hồ cũng nói ra, nói ra cho người ta thấy mình ngồi được năm bảy tiếng cho mình hay hơn họ chơi, đó là cũng khoe ra, cái đó là những cái chúng ta không có nên nói gì hết. Tất cả những cái mà tu tập là phải dè dặt, cẩn thận mà muốn được vậy thì hằng ngày chúng ta phải trạch pháp mà nhắc đi nhắc lại để chừng đó chúng ta bỏ đi, chừng đó chúng ta mới dẹp sạch hết đi, nó không còn nữa.
Đó, ở đây là cái phần mà thứ tám: Tâm Phật không phẩn nộ, tâm ta phải giống như Phật không có phẩn nộ, phẩn nộ là một cơn giận dữ có thể giết người mà chẳng hề sợ ai hết. Phẩn nộ giống như một con thú dữ hung ác, người có tánh hay phẩn nộ, thú hướng phẩn nộ sẽ sanh ra ác thú, ác cầm, những loài độc dữ. Người phẩn nộ không thể sanh cõi trời được, không thể làm người được, chỉ có sanh vào ác thú và địa ngục mà thôi.
Nghĩa là, khi cái người mà có cái tâm phẩn nộ là cái thú hướng đó họ không thể nào sanh cõi trời được mà cõi người được. Hiện giờ chúng ta là con người mà mỗi lần mà chúng ta sân, mà phẩn nộ dữ tợn đó, cái người mà sân dữ tợn đó là cái người đó chúng ta phải biết rằng thú hướng của họ sẽ sanh vào những cái loài vật hung dữ, những loài vật dữ chứ không phải là loài hiền được. Do đó thì chúng ta biết rằng cái phẩn nộ là cái rất là tệ ác, là cái hướng không có tốt cho cái đời sống mà của chúng ta.
Muốn cho ta không có tánh phẩn nộ, ta phải trạch pháp câu này để dùng làm pháp hướng Như Lý Tác Ý, đây là cái trạch pháp cái câu đó ra, để chúng ta hằng ngày tu tập cho cái tánh phẩn nộ chúng ta không còn nữa. Do đó chúng ta mới có thú hướng, cái hướng khác tốt hơn, để không cái hành động mà phẩn nộ đó nó sẽ đưa chúng ta đi vào cái chỗ mà sanh trở lại loài thú dữ hoặc là loài độc dữ hoặc là ở địa ngục khổ đau.
Đây là cái pháp hướng:
“Phẩn nộ là tánh hung ác làm khổ mình, khổ người. Ta hãy dứt bỏ, tránh xa, từ khước, từ đây về sau ta không còn cái tánh phẩn nộ nữa.”
Đó là mình hướng tâm, nhắc nó như vậy để từ đây về sau mình giữ gìn cái tâm của mình không có phẩn nộ nữa và không có phẩn nộ nữa thì tâm ta mới niệm Phật, mới giống như Phật được. Còn nếu mà còn phẩn nộ mà tâm ta mà niệm Phật thì chắc chắn là không giống Phật. Cho nên muốn mà tâm mình niệm Phật giống Phật như ở trong Tứ Bất Hoại Tịnh lấy cái giới Phật, giới mà tu tập thì phải làm sao giống như Phật, phải làm sao mà tâm của mình y như tâm Phật. Mà muốn được vậy thì hằng ngày phải trau dồi, phải rèn luyện, phải tu tập bằng những cái pháp hướng nhắc tâm mình tới lui bỏ những cái tật xấu, cái pháp ác mà trong tâm mình đã sẵn chứa, đã quen đi nhiều đời, nhiều kiếp do nhân quả đã huân tập trong nhiều đời, nhiều kiếp. Cho nên bây giờ nó trở thành một cái tánh phẩn nộ rất là dữ tợn. Vì vậy mà muốn bỏ nó cũng không phải trong một ngày, một tháng mà hết, mà phải siêng năng, cần mẫn từ năm này đến năm khác, ngày nào chúng ta cũng dùng cái pháp hướng này đặt trước mặt rồi nhắc tâm mình tới lui để dứt bỏ nó, không còn được để mang ở trong tâm nữa. Thì như vậy một ngày nào đó chúng ta sẽ không còn phẩn nộ nữa và không còn phẩn nộ nữa tức là chúng ta hướng về cái hướng thiện, cái hướng tốt, tâm chúng mình sẽ không phẩn nộ nữa, là tâm mình sẽ giống như Phật rồi, mà giống như Phật thì cái thú hướng đó là mình sẽ thành Phật, mình sẽ như là ông Phật không có khác nữa, đó là cái hướng mà chúng ta tu tập tốt.
Đến đây thì Thầy sẽ dừng lại, ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục học Tứ Bất Hoại Tịnh về cái phần mà tâm chúng ta niệm Phật, thân thọ Tâm rồi tới pháp niệm Phật nữa. Khi nào mà hết cái tâm niệm Phật rồi thì mới tới cái Pháp niệm Phật, chúng ta dùng Pháp niệm Phật bởi vì Phật dạy chúng ta có bốn chỗ niệm thân thọ tâm pháp. Bốn cái chỗ này mà bây giờ chúng ta mới có tu được cái thân, cái thọ rồi cái tâm nhưng mà cái tâm chưa hết, nó còn tu nữa, nó còn nhiều cách nữa để tu cho hết cái tâm niệm Phật rồi mới tới pháp niệm Phật. Khi hết pháp niệm Phật rồi thì Thầy sẽ dạy tiếp tục các con sẽ tu Tứ Chánh Cần, Tứ Chánh Cần dường như Thầy đã có dạy rồi và đồng thời nếu mà đã học rồi thì chúng ta sẽ tu Tứ Niệm Xứ. Mà hễ tu Tứ Niệm Xứ xong rồi thì Thầy sẽ dạy các con tu Tứ thiền, từ Sơ thiền đến bốn thiền, đến thiền thứ tư, mà hễ tu rồi cái đó thì chúng ta sẽ tiếp tục tu tới Tứ Như Ý Túc. À, Thầy còn dạy quá nhiều mà mỗi cái bài như bữa nay mà Thầy giảng mà cái Tứ Bất Hoại Tịnh mà chúng ta tu mới có Thân - Thọ - Tâm - Pháp niệm Phật à. Rồi còn mà, rồi chúng ta phải còn thân thọ tâm pháp niệm pháp, nhiều quá phải không các con, rồi thân thọ tâm pháp mà niệm tăng nữa. Mà bây giờ thân thọ tâm pháp mà niệm Phật, mới có tâm niệm Phật à, còn pháp niệm Phật nữa, rồi mới tới thân thọ tâm pháp niệm pháp, thân thọ tâm pháp niệm tăng. Như vậy là trong còn có từ đây cho tới hết hạ còn có mấy ngày chắc chắn là chúng ta sợ không đủ, phải không? Không có đủ! Mà nếu không đủ thì làm sao chúng ta biết tới Tứ Niệm Xứ, Tứ Niệm Xứ còn nhiều lắm, Tứ Niệm Xứ rất là nhiều. Rồi Tứ Thiền phải dạy cặn kẻ cách thức như thế nào để nhập Sơ thiền, hơi thở ở chỗ nào, rồi xả như thế nào có tầm diệt tứ, không tầm không tứ như thế nào, rồi cho đến nhập Nhị thiền, Tam thiền những cách thức như thế nào? Nó còn quá nhiều, đâu có ít được. Rồi Tứ Như Ý Túc dạy các con để mà tu tập, để mà thị hiện những cái oai lực, cái thần thông nữa, chứ không lẽ mà chúng ta tu khơi khơi không đâu, chúng ta còn tập nữa. Như vậy là sợ cái thời gian chúng ta không đủ mà học không có hết các pháp, đến đây Thầy ngưng lại để rồi các con còn nghe lại cái băng buổi sáng và đồng thời thì cũng còn thưa hỏi Thầy một vài điều cần thiết ở trên cái sự tu tập hằng ngày của các con nữa.
À, bây giờ để Thầy tiếp tục Thầy nói, trong những năm tháng mà Thầy ở một mình ở trên Hòn Sơn, Thầy tu tập trên Hòn Sơn tức là Thầy rèn luyện mình trong những cái sống những cái nơi hoang vu, vắng vẻ. Mà ở Hòn Sơn, hầu hết là những người mà ở Hòn Sơn thì họ gọi trên cái đỉnh Hòn Sơn đó là cái Ma Thiên Lãnh, cái đỉnh núi đó gọi là Ma Thiên Lãnh, cái đỉnh hòn đó họ gọi là Ma Thiên Lãnh. Thế mà Thầy đã chấp nhận lên cái nơi mà gọi là Ma Thiên Lãnh để ở trên đó một bóng, một hình mà tu hành, trong cái thời gian mà Thầy đã rèn luyện mình cái tâm vô úy, không biết sợ hãi một cái gì. Nghĩa là có rèn luyện mình, có giữ gìn mình như thế nào, mình mới không sợ. Còn hiện giờ mấy con luôn luôn lúc nào cũng sợ hãi, tại sao vậy? Tại sao Thầy biết sợ hãi, mà tại sao Thầy lại không sợ hãi mà mọi người khác lại sợ hãi? Có người lên ở trong hai bữa, ba bữa là phải xuống cái Ma Thiên Lãnh, không dám ở trên đó, còn Thầy ở suốt gần cả năm trời mà không có sợ một chút gì hết, tại sao vậy? Tại vì một con người mà giữ gìn giới luật của Phật nghiêm chỉnh, chẳng bao hề mà có sợ hãi cái gì cả hết, tại sao vậy? Tại vì giới luật của Phật nó rất là vi diệu. Theo Thầy biết đời sống của một người mà tu theo đạo Phật mà nghiêm chỉnh thì không bao giờ có sợ chết, sợ sống gì cả hết. Bởi vì chính nó đã hướng dẫn cho chúng ta “ba y một bát”, đời sống chúng ta bỏ hết rồi, cuộc sống chúng ta không còn gì nữa rồi cho nên chúng ta không còn sợ một cái gì nữa hết. Cho nên Thầy ở trên Hòn Sơn đã rèn luyện mình sống đúng giới hạnh của Phật, Thầy chẳng bao giờ sợ một con chim biển, nó nhiều con chim biển chớ không phải một con chim biển, mà loại chim biển nó rất lớn, nó lớn cũng bằng con chó và lớn hơn nữa, nó ngồi cao như thế này, bự lắm người ta gọi là chim đại bàng. Thế mà nửa đêm nó bay vào nó đáp ở tại hòn, người nào mà nhát gan là phải sợ hãi, tiếng hét của nó, tiếng kêu của nó như là tiếng hét của một con vật gì dữ tợn. Thế mà Thầy vẫn thản nhiên khi sống chung với chúng ở trên đỉnh Hòn Sơn như là bạn bè thân thuộc thì các con biết do cái giới hạnh như thế nào.
Vừa rồi hồi sáng Thầy có nói trên bước đường tu tập của Thầy, do cái giới hạnh của Thầy trong khi mà Thầy về Trảng Bàng đây mà Thầy nhập thất tu. Thì trong cái thời gian mà chiến tranh chưa có kết thúc, tức là từ năm 71 đến 75 thì các con biết chiến tranh nó rất là dữ tợn. Thế mà giữa một cái khu xóm mà Thầy ở, người ta nửa đêm thì cách mạng về đào hố, đào hầm toàn ở trong xóm đó kêu là đào hố, đào hầm nằm toàn ở trong xóm đó, nghĩa là ngoài rào đều đào hầm hết, quân đội của cách mạng nằm đầy hết, cho nên người ta nghe đào hầm là bắt đầu họ rút họ đi hết, dân ở đó rút đi hết. Thầy thì quyết tâm là nhập thất là không rời khỏi thất, mẹ Thầy với em Thầy cũng phải rút đi, còn riêng Thầy thì ngồi đó mà tu tập. Vậy mà khi mà vừa sáng ra thì trận chiến nổ lên thì hai bên đánh với nhau súng đạn kinh khủng, nào là máy bay, nào là pháo dồn dập xung quanh tất cả cái thất của Thầy ở, nhà cửa họ cháy, lửa lên ngùn ngụt, Thầy thì an nhiên ngồi đó mà giữ tâm tu tập của mình không hề chút sợ hãi. Thầy nghĩ rằng một người mà giữ gìn giới hạnh của Phật thì chắc chắn là giới luật sẽ hộ trì, không sợ. Các con thấy trong vấn đề vĩ đại thật. Và cuối cùng thì chiến cuộc nó đi qua và những đoàn xe tăng của quân đội quốc gia lúc bấy giờ đi đến, hầu hết là cái số lính mà đi bộ thấy Thầy ngồi trong chong ngóc ở trong thất mà ngồi tu, thì họ bảo Thầy sao mà ngu, mà dại quá vậy. Súng bắn súng đạn như vậy, máy bay bắn như vậy mà Thầy cứ ngồi đó không sợ, rồi nó nói gì nói mặc nó Thầy ngồi tu thì ngồi tu. Cái tượng Phật mà ở trước chùa mà hằng ngày mấy con ở trước mà con tu, cái tượng Phật đó Thầy đặt ngồi ở dưới đất với Thầy, cái tượng để ở trên cái tòa sen ngồi dưới đất như vậy, Thầy thì ngồi dưới đất như vậy, Thầy trải cái tấm chiếu Thầy ngồi dưới đất Thầy tu. Nghĩa là cái tượng Phật đó với Thầy chỉ một cái gian phòng nhỏ hơn cái khu này có chút vầy thế mà Thầy ngồi đó, rồi những người lính họ đi vào họ thấy họ la lối, họ nói Thầy không biết chết không biết sống gì hết, súng đạn như vậy. Thầy mặc họ nói gì nói, Thầy cứ ngồi làm thinh tu thôi, rồi họ bỏ đi luôn luôn và cuối cùng thì nhà cửa thiên hạ cháy sạch mà chỗ thất Thầy không cháy.
Đó thì các con thấy cái oai lực không phải là ai che chở Thầy hết, mà Thầy biết rằng cái người mà tu giới luật nghiêm chỉnh là sẽ có sự hộ trì đến mức độ đó không ngờ được, các con biết những cái máy bay trực thăng mà nó bắn rốc két nó bắn cái ào ào ào, bắn đâu cháy nhà đó hết. Mà Thầy nói trúc tre ngoài hàng rào nó bắn trúc nó ngã rạp xuống hết, bởi vì dưới đó là hố của cách mạng nó nằm ở dưới đó mà, nó bắn rạp hết, rồi nó bỏ bom, rồi pháo nó dập kinh khủng, thế mà Thầy vẫn an nhiên với một thân của mình bằng xương, bằng thịt như thế này đủ sức can đảm mà không hề sợ chết. Còn các con thì Thầy thấy các con chắc lúc bấy giờ cũng chạy cũng kêu là hỏng cẳng đó, chứ đừng có nói là dám ngồi đó. Còn Thầy thì thản nhiên chết mà chết ở trên sự tu hành vì mình đã phát nguyện là không rời thất, quyết định là không rời thất. Các con thấy cái sự mà vô úy của Thầy đến cái mức độ xem cái thân mạng này nó nhỏ như lông hồng, như sợi chỉ mành treo chuông. Nhưng đáng thương mẹ Thầy với em Thầy nhìn thấy cái khu vực mà bị bắn phá và nhà cửa cháy, họ ở xa họ nhìn họ khóc lóc, họ đau khổ, còn riêng Thầy rất vững tâm không có gì hết, nhưng cuối cùng thì Thầy không có chết.
Cho nên một cái lần sau, lần cuối cùng mà giải phóng thì mẹ Thầy với em Thầy không có nỡ để Thầy ở trong đó nữa. Cho nên mới tìm mọi cách mà để mời Thầy ra khỏi thất, chứ còn cái lần trước Thầy hoàn toàn là Thầy không đi, hoàn toàn Thầy không đi. Thầy thấy rõ ràng là cái oai lực của giới hạnh rất là vĩ đại, cho nên cuộc đời tu hành Thầy nói cái người mà tu như Thầy rồi thì bất kỳ ở đâu cũng no cơm ấm áo hết, không bao giờ đói. Thậm chí như thế này nè các con thấy. Khi ở trên Hòn Sơn mà mỗi lần leo lên, leo xuống để xin được một số gạo mà sống, xin gạo thì rất dễ nhưng mà vác lên thì các con biết vác gạo mà lên núi ăn thì đâu có phải chuyện dễ, nó nhọc nhằn, nó khó lắm. Cho nên thậm chí như vậy đó mà Thầy cũng tự sống một mình bằng lá cây, bằng những cây rau mà Thầy trồng ở trên núi mà Thầy trồng Thầy sống, Thầy không bao giờ mà thèm xuống xin gạo nữa, ở trên đó mà sống. Còn các con mà vắng gạo thì chắc chắn là không chịu nổi rồi.
Cho nên ở đây, theo Thầy nghĩ tùy cái duyên của các con bất kỳ ở đâu mà các con tổ chức được cái cách thức mà đi khất thực sống, đừng có lo nấu nướng, đừng có lo gì hết. À, người nào mà người ta giúp đỡ cho các con được cái phần mà ăn uống bằng cách là các con chỉ xin người ta được, thì các con sẽ tu hành tốt mà thôi. Cho nên hiện giờ đó nó cái phần của cô Út là cổ chọn cái người như thế nào phù hợp với cổ, các con thấy cổ đâu có thèm học những cái gì của Thầy đâu, cổ đâu có thèm nghe những cái gì của Thầy đâu. Nhưng mà cổ tu đó, cổ tìm cái đường giải thoát của chính cổ đó. Cổ biết được đại khái là Phật pháp là phải nhân quả như thế nào cổ hiểu như vậy, rồi cổ nỗ lực cỗ tu. Cổ tu làm sao cổ cũng mong cho cổ được giải thoát, cổ mong cho cổ cũng ra khỏi con đường sanh tử của cuộc đời này. Cổ đã hiểu được cuộc đời là khổ rồi chứ không phải là cổ không hiểu đâu. Nhưng mà cổ không có chịu mà đi nhẫm lại cái lối của người khác, mà cổ đi lại cái lối của cổ. Cổ nói cái đời này đâu phải cái đời của ông Phật mà đi xin được, mình phải tự mình làm sao mà mình thắng được cái ăn, cái ngủ của mình, mình tu như thế nào mà mình không có đi xin đi xỏ ai hết, mình phải tự làm lấy sống bằng cách nào.  Đó là một sáng kiến của cổ, Thầy không nghĩ rằng cái điều đó là cổ có thể làm được hay không. Nhưng mà Thầy tin rằng cái người mà cương quyết cũng như Thầy cương quyết trong cái niềm tu hành của Thầy do giới luật mà Thầy nỗ lực thực hiện, Thầy không sợ một cái sự chết chóc nào hết, không sợ cả cái đói khát nữa. Cho nên Thầy trèo trên núi Thầy ngồi Thầy cũng chẳng ngán, rồi trước bom đạn Thầy cũng chẳng ngán mà Thầy thấy cô Út bây giờ, cô Út cũng nghĩ cách cổ mà nỗ lực qua cái cách của cô thì nếu mà các con người nào mà nương theo cổ được, chắc chắn Thầy tin rằng cái sự hướng dẫn của cổ cũng đưa đến các con giải thoát. Bởi vì cổ tìm cách như thế nào để mà cổ thực hiện ở trong cái đường ly dục ly ác pháp, cổ cũng biết được điều đó rất rõ. Bởi vì nói chung là cổ đại khái là cổ nắm được cái yếu lý của đạo Phật chớ không phải cổ không nắm được, nhưng mà cổ muốn cái đường đi bây giờ cái thời đại của cổ không phải là thời đại của đức Phật, cho nên cô phải vạch ra một cái lối làm sao cho nó phù hợp trong cái thời đại của mình mà mình cũng được giải thoát, mình cũng có thiền định, cũng làm chủ được sự sanh tử như thường. Còn bây giờ mà mình cứ nhẩm lại cái lối của đức Phật, mình đi mà mình đi xin như vậy thiệt là quá khó, không phải dễ.
Cho nên cổ nói các con là đứa nào theo cổ là cũng phải làm hết, già cũng phải làm theo già, mà trẻ cũng phải làm theo trẻ. Có không, cổ nói vậy không? À, như vậy là cổ có cái riêng của cổ chớ không phải là cái chung đâu. À nhưng mà cái riêng của cổ, nghĩa là cổ không phải là nói như vậy để mà đời sống của chúng ta vì chạy lo làm sống để mà phục vụ cho cái sống đâu, mà phục vụ như thế nào cho cái đời sống của chúng ta tu được giải thoát, chúng ta cũng làm chủ sanh tử, cũng không còn đắm mê, cũng không còn đắm đuối ở trong cái danh, cái lợi, cái ăn ngon, cái mặc đẹp nữa mà cũng giải thoát ra được. Thì Thầy thấy những cái người mà có những cái sáng kiến mà làm nên cái cuộc đời của mình thì những người đó ít lắm, hầu hết là chúng ta phải nhẫm lại cái lối của người khác. À thậm chí như đức Phật đâu có dạy chúng ta ăn rau, ăn cỏ mà trên cái hoàn cảnh khó khăn của Thầy ở trên Hòn Sơn buộc lòng Thầy cũng phải tạo cách thức ăn rau, ăn cỏ mà sống chứ không cần ăn cơm. Các con hiểu điều đó chưa? Thì cái hoàn cảnh của cô Út hiện giờ, cổ cũng nghĩ cách làm sao mà chúng ta cũng phải thực hiện được những cái mà đức Phật thực hiện được giải thoát mà không phải sống như đức Phật. Đó thì cũng như Thầy ở trên Hòn Sơn mà Thầy tu, Thầy ăn bằng, sau đó Thầy bỏ cơm, bỏ gạo, Thầy ăn bằng lá cây, Thầy ăn bằng những cái rau mà Thầy trồng ở dưới cái mương nước để mà lấy cái đó hằng ngày sống thôi.
Ở đây thì, những cái đó là những cái môi trường chúng ta phải tự tạo lấy cho cuộc sống tu hành, vì đời chúng ta không còn nữa, bỏ hết rồi không còn gì nữa thì chúng ta phải tạo lấy một cái lối giải thoát cho chính của mình. Còn bây giờ mà ôm bình bát mà ra đi xin, mà làm sao đi xin được, đất nước chúng ta quá khó, phải không các con thấy điều đó khó lắm mà đã tổ chức, Thầy đã từng tổ chức như thế nào các con biết không? Thầy chỉ xin mấy người cư sĩ thôi. Bây giờ quý vị chỉ cần mà lập cho Thầy một cái tiệm cơm chay thôi, à tiệm cơm chay đó là quý vị sẽ mướn cái người mà người ta vô người ta bán ở đó. Thì hằng ngày người ta bán thì lấy cái số tiền mà những người ăn cơm chay ở tiệm đó trả cái công cho những người nấu cơm, còn riêng quý vị chỉ bỏ một, bây giờ có một trăm người tu, chỉ giúp đỡ cho mỗi một người tu một buổi, một ngày vậy đó là một bữa cơm thôi, à bao nhiêu cơm gạo đó thôi. Thầy ví dụ như bây giờ một trăm người, mỗi một cái ngày ăn như vậy đó là một trăm người nó tốn là năm triệu thì mỗi, mỗi ngày một tháng là năm triệu thì mỗi ngày nó bao nhiêu như vậy, thì quý vị giao cái số tiền đó cho một tháng cho cái người đó ở đó mà người ta lo nấu cơm, để rồi quý vị đến đó, người ta xin cơm ở đó cho người ta ăn ngày một bữa như vậy đó, là giao cho người ta năm triệu rồi người ta chi ra người ta nấu một tháng, rồi tháng sau trả người ta năm triệu nữa rồi người ta cứ lo như vậy đó, là tạo cho cái thế là chúng ta ở trong một khu vực rừng núi hay một nơi nào yên ổn đó, tới giờ đó chúng ta ôm bát đến chúng ta xin. Cũng như bây giờ Thầy tạo cho quý thầy được thấy rõ, các con ở trước các con nấu cơm, các con để ở tại cái chỗ cơm đó, sáng đúng giờ là quý thầy ra đó lấy cơm chứ quý thầy không có bận tâm gì lo cơm nước, các con cho ăn gì đó thì ăn, dở cũng ăn mà ngon cũng ăn.
Cho nên vì vậy, mà gần đây thì các con sẽ thấy thí dụ như một người đau, người bệnh cũng như người mạnh cái gì mình ăn được mình ăn. Cũng như Thầy Chí Thiện về đây thầy bệnh, do đó thì đệ tử của Thầy thì quá lo cho Thầy thấy cô Út cho ăn toàn là măng không, cho nên vì vậy mới làm cái này, cái kia để nhờ các con đem ra. Như vậy là sai rồi, sai cái luật đi khất thực rồi. Bây giờ mình bệnh mà mình còn đi được, mình còn mạnh khỏe như người khác chứ chưa phải là mình nằm một chỗ, phải không? Cho nên người ta vẫn đi xin cái đó người ta ăn, thì mình cũng đi xin cái đó mình ăn, cái đó mình ăn không được thì mình ăn cơm với muối, ăn cơm với cái khác chứ đâu làm riêng được, mình làm riêng rồi quý thầy kia người ta nói sao. Ông này cũng còn thấy đi được mà, ông đâu có nằm liệt đâu mà bây giờ ông ăn hơn mình như vậy, ông ăn còn ngon hơn mình như vậy, thì như vậy ông này lợi dưỡng quá rồi, như vậy là nó mất cái giới luật của Phật đi. Cho nên vì vậy mà những cái điều kiện mà học trò của thầy Chí Thiện đã làm cái đó nó sai cái quy luật của người đi khất thực ở đây rồi. Trừ ra cái người đó bệnh đi không được và do đó ăn uống không được thì ở đây các vị tỳ kheo ở đây, các thầy ở đây người ta mới đến nhà bếp, người ta mới xin chẳng hạn như Thầy bây giờ Thầy xin, bây giờ thầy Chí Thiện, thầy ăn không được, cái bữa hôm nay thầy ăn không được thầy muốn xin được cháo hoặc là được canh hoặc là được sữa để cho thầy uống để mà thầy uống thuốc để mà thầy trị bệnh. Thì như vậy là Thầy phải trực tiếp hay là một vị tăng nào ở trong khu vực này đến họ trực tiếp ở ngoài các con mà họ xin, thì như vậy đúng. Còn cái này, ở ngoài đó mình làm để mình đưa vô nữa, thì cái đó trật, phục vụ cho ông thầy của mình, còn bao nhiêu ông Thầy khác bệnh có ai phục vụ không? Các con thấy bất bình đẳng phải không? Cho nên đó là cái sai. Vì vậy mà vừa rồi đó, đệ tử của thầy Chí Thiện có đến xin sám hối Thầy, những cái đó là cái sai. Nhưng mà nếu mà không có giữ gìn, mà cái căng thẳng như vậy thì cái Tu viện của chúng ta nó không có kỷ luật mất rồi. Các con biết những cái sai đó nó có nhiều cái sai lắm và vì vậy mà cái người mà tổ chức rất là khó, giữ gìn được cái kỷ luật rất là khó chứ không phải dễ. Cho nên mọi người đều có những cái ý muốn riêng mà mỗi cái ý muốn đó là các con sẽ thấy nó dẫn dắt đến cái chỗ sai lệch của đạo Phật dữ lắm, nó làm cho chúng ta mất cái hạnh, giới hạnh của người tu, cho nên rất khó.
À bây giờ thì Thầy nói như thế này các con thấy nè, nếu mà các con muốn mà sống đây với cô Út, vì sau này là cô Út, cô phải lo tất cả những cái đời sống, những cái quyền sống ở trong này của các con hết rồi, và cái sức của cô Út như thế nào thì các con phải hợp sức với cô Út mà sống. Chứ còn Thầy đi rồi, chắc chắn là Phật tử họ không đến đây đâu, nghĩa là còn Thầy thì họ đến họ cúng dường rồi đó, chứ còn Thầy không còn thì chắc chắn là họ sẽ không đến nữa. Thường thường Thầy biết như vậy mà, họ cúng dường cho Thầy chứ họ không cúng dường cho ai hết à, có Thầy thì coi như là cái cây bồ đề nó tỏa ra nhành lá đó, cho nên không bao giờ mà các con đói. Mà bây giờ không có Thầy mà đói thì các con cũng phải chịu đói chứ mà xin họ cũng không được đâu. Nhưng mà các con bây giờ có Thầy thì các con đói Thầy chỉ nói, Thầy chỉ viết bức thơ, Thầy chỉ gọi điện thoại, Thầy xin bây giờ mấy con Thầy ở trên này có một số chúng hai chục hay ba chục người đang thiếu gạo ăn, đang thiếu thực phẩm xin mấy con về giúp đỡ Thầy số gạo, hay là đồ ăn thì họ kéo xe hơi về cho Thầy ăn không hết đâu, nhưng mà đủ ăn thì thôi Thầy không gọi, nhưng mà không đủ ăn Thầy gọi cái có liền.
Đó là cái cội bồ đề luôn luôn bao giờ nó cũng đầy đủ, các con nghe cái bài kinh mà Thầy đã có nói cái chỗ đó cơm ăn, áo mặc đầy đủ mà có một vị thầy hướng dẫn cho mình tu hành tâm chưa Vô lậu được Vô lậu, tâm chưa An tịnh được An tịnh chứ gì? Thì nơi đó thì có được cơm ăn áo mặc đầy đủ có được pháp tu hành như vậy thì bây giờ đuổi cũng không đi, phải không, có nhớ không? À rồi bây giờ đó, nếu mà ở chỗ đó có một vị Thầy mà dạy cho mình tâm chưa vô lậu được vô lậu, tâm chưa an tịnh bây giờ được an tịnh mà chỗ đó cơm ăn, áo mặc rất là khó khăn, cực khổ, xin rất là khó. Nhưng mà cũng đuổi cũng không đi nữa, cũng bám ở đó nữa, mặc dù đây là khó đó nhưng mà cũng bám ở đó nữa. Cái kia thì có thể dễ dàng thì chắc chắn đuổi cũng không đi nữa, bám luôn nữa. Nhưng mà bây giờ đó thì Thầy đi rồi, phải không? Thầy không có ở đây nữa rồi, thì cơm ăn, áo mặc sẽ thiếu rồi, nhưng mà cái pháp Thầy còn để đây, phải không? Các con tu thì được, nhưng mà các con không khéo rồi đói bụng nhăn răng rồi tu cũng không vô nó mới chết.
(Phật tử hỏi, âm thanh nhỏ không nghe được).
À, thì bởi vậy cho nên cô Út nói vậy các con hiểu không? Là vì, bởi vì khi mà các con học theo Thầy thì bắt đầu phải đi khất thực rồi, phải sống theo đúng gương hạnh của Phật, còn cô Út thì cô nghĩ khác, là vì các con phải làm dù người già, người yếu gì cũng phải làm hết để mà sống, chứ không thể bây giờ mình đi xin ai, cổ đã nghĩ rằng Thầy đi rồi thì khó mà xin người khác. Cho nên cổ không thể nào mà làm mà nuôi một lần mà rất đông được, cho nên vì vậy mà cổ nói như vậy để cho các con hiểu là bây giờ đó thứ nhất là mình hiểu được pháp của Thầy, mình tạo được cái chỗ tốt chỗ nào mà yên ổn, là vì mình phải có sống mới tu được, không có sống thì không tu được. Do đó, được pháp để cho mình tâm chưa vô lậu được vô lậu, tâm chưa được an tịnh bây giờ nó được an tịnh. Do đó nắm cho vững cái pháp rồi phải tạo cái môi trường như Thầy nhắc nhở mà, tạo sao mà mình sống, mình đi khất thực mà mình sống cho được, đừng có để cho mình nấu nướng ăn.
Bởi vì ở đây trước mặt của Minh Cảnh nè, cô đã từng ở núi, cô đã từng nấu cơm ăn nhưng mà thời gian không phải là ngắn đâu, cô ở núi rất lâu chứ không phải ngắn, nhưng mà tới bây giờ cô có giữ cái hạnh đó, tu như vậy nấu ăn như vậy cô có giải thoát được không? Hay là cô còn đi hái mãng cầu, hái đu đủ bán để gởi tiền mua gạo, phải không? Mình tu như vậy riết rồi, đó thì bởi vậy, Thầy mới nói khi mình nấu thì đâu có dễ. Bởi vậy, khi mà hồi Thầy dạy đó, Thầy dạy cái thân mình niệm Phật, mà thân Phật đi khất thực thì thân mình phải đi khất thực, thân mình đã đi khất thực rồi thì ở cái nơi vị trí của mình có cây ổi, cây xoài, cây mít hoặc là cây nhãn có trái, vậy thì lúc bây giờ như thế nào? À, bây giờ mình đi xin ăn rồi người ta cho mình cái bữa đó có được cơm ăn rồi, bắt đầu về hái mấy trái xoài này để dú (cho nó chín), trưa nay mình cũng ăn cho nó thêm mấy trái xoài nữa. Thì Thầy ở đây Thầy nói cái điều này chưa từng mà thấy ông Phật nói rằng ổng ở trong cái vườn xoài mà ông đi xin cơm rồi, ông nhìn trên cây xoài ổng thấy nay có mấy trái xoài chín thôi mình hái xuống đặng mình thọ thực rồi mình ăn luôn mấy trái xoài này nữa. Thầy chưa từng nghe cái điều đó. Cho nên ở đây một cái người muốn đi khất thực mà đúng cái pháp hạnh của Phật mà xin ăn mà sống đó, thì có những cái cây trái mà có xung quanh chỗ nhà chúng ta ở, mà nó có trái rồi, nó già, nó chín rồi thì kêu cái người cư sĩ mà họ đã từng cúng dường cho mình hằng ngày có một bữa cơm ăn đó, xin họ đến hái những trái xoài đó, bố thí hoặc là cho ai hoặc là họ bán họ làm gì thì họ làm tự bụng, chứ còn mình không có quyền hái cái trái đó ăn, mà mình chỉ có quyền đi xin người ta có cho mình, bữa nay thí dụ người ta cho cơm, người ta cho thêm mình trái xoài mình về mình ăn trái xoài đó. Còn không cho thì thôi, đừng có nói trái xoài này ở thất tôi, tôi trèo lên tôi hái để một cái giỏ đó tôi dú lần lượt nó chín cái trưa bữa nào tôi cũng ăn mười trái, hai chục trái cho đã đó thì không có được.
Cái kiểu đó mà đi xin kiểu đó mà còn để thêm số trái xoài hay hoặc nay trước thất tôi có trồng thử hai ba cây đu đủ giờ trái quá trời, thôi để bữa nào tôi cũng đem trái đu đủ tôi ăn, tôi không có ăn phi thời, tôi ăn đúng ngọ nhưng mà mấy trái đu đủ này là tại trước nhà tôi, tôi hái để tôi ăn thì như vậy là cũng không được nữa. Cái này không có phải làm cái chuyện đó đúng, cái chuyện này có đu đủ thì giao cho mấy cái người cư sĩ họ thường cúng dường mình trong cái cuộc sống của mình, giao cho họ hái họ làm gì thì làm. Riêng tôi, tôi chẳng hề hấn mà hái một trái cây nào mà tôi ăn, khi mà người ta cho tôi cái gì tôi ăn cái nấy, mình thêm coi chừng nó lại sai mình sống trong cảnh dục nữa. À, bằng chứng ở đây Thầy nói như cô Minh Cảnh, cô đã từng sống, cô biết là khi có trái nó đòi ăn thêm đó chứ không phải là không ăn thêm, rồi bán, rồi buôn, rồi mua sắm cái này kia, nó đủ thứ hết nó chạy theo dục lạc. Cho nên cái hạnh của người tu mà đi khất thực là cái hạnh giải thoát, cái hạnh ly dục ly bất thiện pháp. Còn mình mà thêm như vậy là mình không có ly, mà mình thêm dục chứ không ly, thêm ăn thêm uống là thêm dục, cho nên nó khó là khó chỗ đó.
Các con cho nên vì vậy mà khi nói cái thân mà niệm Phật là Phật đi khất thực, cái thân Phật đi khất thực, cái thân mình cũng đi khất thực. Thì cái khó là khó ở chỗ này, phải thông suốt phải hiểu, nếu mà không dạy rành cái chỗ này, sau đó thì các con không có hiểu, rồi tưởng đâu là xung quanh nhà mình có nhãn, có ổi, có đu đủ hoặc là có thơm có này kia đó thì mình cứ hái hết thôi. Chuyện đó thì thôi cũng như là không đi xin rồi, thôi trồng thêm lúa gạo đi cho ăn cho nó đủ hết đi chứ cần gì đi xin cho nó cực, phải không?
Cho nên các con nhớ là khi nào giữ gìn được cái chánh nghiệp đúng thì không làm một cái gì, không hái một trái cây gì hết thì mới vậy. Còn cô Út cổ thấy điều đó cổ hiểu mình làm như vậy đó đâu có được, đâu có được nghĩa là mình ở đâu cũng có cây trái mà cái vấn đề này không phải là cái chuyện đó được, phải làm sao cho nó phù hợp với trong cái hoàn cảnh của mình để mình tu tập. Thì cái này để chờ cái điều kiện mà cô Út tổ chức theo cái kiểu sống của cổ tu hành như thế nào thì các con sẽ thấy rằng những pháp mà Thầy dạy về những cái pháp hành này nó phải phù hợp với cái cuộc sống, mà cái cuộc sống nó không phải, cái cuộc sống mà Thầy nói đây là mình bắt chước theo cuộc sống của Phật, nhưng mà hoàn cảnh cái thời đại của mình nó không có phù hợp với đức Phật hồi nào được. Nghĩa là cái thời đại của đức Phật khác, rồi đất nước của đức Phật khác, đất nước của mình khác, cho nên hai cái này nó rất khó cho chúng ta trong giai đoạn tu tập.
Vậy thì tùy ở các con mà các con có thể biết cách như thế nào để nó phù hợp mà trên cái bước đường thực hiện giáo pháp của Phật để đi đến cái chỗ giải thoát, không khéo rồi đây, rồi do đó mà mình lại lầm lạc thế này, thế khác rồi cuối cùng thì nó động tâm mà nó không có tu tập được gì hết. Chẳng hạn như bây giờ các con thấy cái lối tổ chức của cô Út nó như thế này mà các con sống cái kiểu như đi xin ăn đó như quý thầy ở trong này. Thì Thầy hỏi như quý thầy, Thầy hỏi như thế này nè: bây giờ đó mình ngồi đây mình tu hành mà người ta ở đằng trước người ta nửa đêm bốn năm giờ mà người ta thức dậy người ta nấu cơm cho mình ăn, mà trong khi người ta đâu phải là những người cư sĩ mà người ta là những người tu, mọi người ở trước người ta cũng là người tu chứ, người ta cũng muốn giải thoát chứ, tại sao bắt người ta nấu cơm cho mình ăn, như vậy là mình tu mình có giải thoát cho họ được không? Mà nếu không được đó thì quý thầy đừng có mỗi bữa đi ra trước mà xin cơm vô đây ăn. Nếu mình tu cho người ta giải thoát được thì người ta nấu cơm cho mình thì mình tu cho người ta giải thoát. Còn đằng này mình tu giải thoát cho mình chứ không phải là tu giải thoát cho người ta. Thì vậy mình phải làm sao chớ còn không khéo quý thầy cứ nghĩ rằng mình ngon, mình sướng, mọi cô ở đằng trước họ lo nấu cơm cho mình nhưng cuối cùng mình tu hành mình giải thoát mình làm Phật còn họ hoàn toàn là làm chúng sanh thì cái này là như thế nào? Nó không công bằng chút nào hết, cho nên chúng ta phải nghĩ như thế nào?
Bởi vì cái người cư sĩ người ta không có tu, người ta làm công quả hoặc là người ta làm cái chuyện đó để người ta sống, thì bắt đầu có cái lợi lạc nào đó cho họ sống. Do vì vậy mà họ mới hằng ngày mới nấu cơm cho mình ăn, mình tu hành, họ làm họ dùng cái nghề đó. Vì vậy thí dụ chẳng hạn như bây giờ mình bỏ ra năm triệu mỗi tháng cho năm chục người đi, năm chục người sống đi. À, bây giờ đó thì mình nếu mà họ nấu cơm cho mình không thì họ lấy cái gì mà họ sống họ nuôi vợ nuôi con họ, cho nên vì vậy đó mình trả lương cho họ thêm là thay vì mình đưa năm triệu thì mình đưa họ mười triệu để cho họ có năm triệu họ nuôi vợ, nuôi con họ, thì như vậy là họ sẽ làm việc, như vậy mình đâu có lợi dụng họ. Còn bây giờ mấy con ở đằng trước mấy con, nấu cơm có trả tiền lương cho mấy con không? Mà quý thầy cứ ở đằng sau cứ bữa trưa nào cũng xách đít của mình ra bưng cơm về ăn hết, mà rốt cuộc rồi quý thầy làm Phật còn mấy con thì làm chúng sanh hoài, mà hổng có đồng lương nào hết, thì như vậy có công bình trong xã hội này không? Không có công bình! Cho nên chúng ta phải tổ chức như thế nào để công bình, cho phù hợp với cái lý của sự tu hành của mình, phải không? Như vậy mới đúng chứ, các con thấy chưa?
À, cuối cùng thì tại sao mà Thầy không còn nương tựa ở một cái chỗ để mà dẫn dắt các con đi tới nơi tới chốn. Tại vì các con thường thường là hơi từ lâu tới giờ theo Thầy hiểu là các con thường là cứ nghĩ rằng nương tựa vào Thầy để mà tu tập. Cho nên hầu như là không có chịu nổ lực rốt ráo để bây giờ khi Thầy tuyên bố ẩn bóng thì các con mới vội vàng, lật đật, rồi từ đó các con mới tự lực để tìm lấy cái cách thức để cho mình trong cuộc sống cũng như trong cuộc tu hành của mình vậy. Từng đó các con mới chịu động não, mới chịu khai triển ra những cái gì mà các con chưa có, làm biếng, chưa có triển khai. À cho nên từ nào tới giờ, bây giờ về đây sống thì nhờ Thầy nè, thì trong cái sự sống của mình tất cả mọi cái đều là nhờ Thầy hết, phải không? Do vì vậy mà các con thấy mình cứ ở trong thất mình lo mình tu thôi không có tính, người nào cũng vậy ai cũng muốn cái sung sướng mà chỉ quyết cho mình tu thôi, chứ không nghĩ gì đến cho cái người khác. Trong khi người cư sĩ họ làm ở ngoài, họ làm ra đồng bạc rất là vất vả, họ cực khổ lắm, mà vì mình tu hành, họ nghĩ rằng cái sự tu hành của mình quá khổ sở, các con cũng biết rằng mình phải thức đêm, thức khuya tu hành chứ đâu phải là ngủ thẳng chân, thẳng cẳng đâu, họ cũng vì chỗ đó mà họ cúng dường mình. Nhưng mà mình, mình biết là mình có tu tới nơi tới chốn chưa? Cho nên hằng ngày mình cũng còn lơ đểnh, chưa có phải thật sự. Vì vậy mà khi mà Thầy ẩn bóng rồi thì các con mới chịu động não mà khai triển ra, còn các con không thì Thầy vẽ sao thì các con cứ làm vậy thôi, nhiều khi còn làm trật và làm theo ý muốn của mình nữa.
Cho nên cuối cùng Thầy nói hầu hết là mình có một số con mà nó không có chịu làm ăn, nó ỷ vào ông cha giàu của nó, nó cứ ở không nó ăn à, nó không chịu làm. Bây giờ ông cha chết rồi thì bắt đầu buộc lòng tụi nó mới nhảy ra làm nó sống. Thì như vậy là không biết chừng mà Thầy ẩn bóng đây mà trong số các con mới có những người tu mới giải thoát được. Chứ còn nếu mà nó cứ nương tựa kiểu này hoài cho đến khi mà tới già, tới chết các con không tới đâu.
Cho nên trong cái thời đức Phật người ta nương tựa pháp của Phật, người ta nương vào cái hạnh của Phật mà người ta không có nương tựa vào cái sống của Phật, tại sao người ta không nưa tựa vào cái sống của Phật? Các con thấy rõ phải không? Ông Phật ổng cho cái bình bát đi xin được thì ăn không xin được thì đói chịu chứ đâu có nương tựa Phật được, ông Phật ổng đâu có lo cơm, lo nước. Còn Thầy thì lo cơm, lo nước thì các con cứ ngồi khoanh chân đó mà lo. Cho nên cô Út nói đúng, tại vì các con không có chịu nghĩ đến cái chuyện sống của các con để thực hiện cái sống. Còn thời ông Phật đó thì ông chỉ nương vào cái tin vào ông và tin vào cái Pháp mà thực hiện giải thoát, còn về cái ăn, cái sống thì của mọi người, ai đến với ông thì bao nhiêu cũng được hết, trăm ngàn người cũng được, ông không có lo cái đời sống đâu. Ông cũng sáng sớm ông cũng mang bình bát ông đi xin, có thì ông cũng ăn, không có thì ông cũng chịu đói cũng như ai vậy. Thì tất cả các đệ tử của ông, một ngàn hai trăm năm mươi vị tỳ kheo này cũng đều là y như vậy, xin được thì xin mà không xin được thì đói chứ không nói bây giờ con đói quá bữa nay Phật xin Phật trút cho con ăn đi thì không có bao giờ có chuyện đó. Phải không?
Các con thấy đâu có chuyện đó đâu, đâu có phải là chơi cái kiểu như quý vị tỳ kheo mà ngồi ở hàng rào đó mà rình chờ cho bà Hoa Ni Sắc Tỳ Kheo đi xin về cứ nhảy ra cái bà kia phải trút vô bát của ông, ông xách về ông ăn. Mấy ông tăng hồi trước khôn lắm, bởi vì không biết trong cái pháp giới mà giới bổn mà nói về vấn đề đó thì Thầy cũng không có nghĩ rằng Phật pháp là như vậy. Nói bên ni họ đi khất thực, bởi vì trong cái mùa hạn hán thì họ đi khất thực để mà sống, thì mấy ông tăng này lười biếng lắm, mấy ông ngồi núp núp ở trong hàng rào, chờ cho mấy cái bà này rời ra khỏi khu vực của bà đi xin, xin về mà coi bộ đầy bát thì mấy ông bước ra giả đò cũng ôm bát đi ngay lại, thì mấy bà này thấy cái bát của mấy ông tăng là trống rổng không có gì hết, thôi chịu khó trút, trút riết rồi mấy ông lấy hết cơm lấy gạo của mấy bà này hết. Trong khi mấy ông khỏi cần đi xin xa, chỉ ngồi núp ở trong hàng rào à thấy mấy bả ôm bát về đầy là mấy ông đi ra lấy ăn hết. Đó thì do cái chỗ đó Thầy thấy nó bất bình đẳng chỗ đó, thậm chí như bà Hoa Ni Sắc Tỳ Kheo, bà đều ba ngày đêm, ba ngày như vậy đều khất thực, mấy ông tăng sớt lấy hết cho nên bà đói, bà khổ sở, không đi nổi nữa. Vì vậy mà một vị trưởng giả mới thấy như vậy, mới đưa bà về rồi cho ăn, cho uống rồi bà khỏe, rồi mới hỏi nguyên do, rồi cái ông này mới đến trình với Phật, Phật mới chế cái giới ra để cho mấy ông tăng đừng có chơi cái kiểu mà ăn trên.
Đó, thì có những câu chuyện như vậy, cho nên ở đây Thầy muốn nói lại cho các con thấy rằng trên cái bước đường tu tập của chúng ta không phải giống như thời đức Phật, đức Phật không có lo kinh tế cho ai hết, còn riêng bây giờ mấy con đói, chắc chắn là Thầy không để cho mấy con đói được, mà cái đức của Thầy nó có thể rộng rãi là Thầy có thể xin người ta, một lời nói của Thầy xin hàng vạn cái số gạo, cái số thóc mà để chúng ta sống rất dễ dàng. Nhưng mà thời đức Phật, các con thấy đức Phật đâu phải là không có uy tín, đức Phật xin cả vua chúa dễ dàng lắm, nhưng tại sao ông Phật không xin để mà ăn cho nó sung sướng, lại ông Phật lại để cho mọi người đi xin?
Đó, đó là những cái nguyên nhân mà Thầy đọc ở trong kinh sách Thầy thấy rõ ràng vấn đề này. Cho nên ở đây Thầy ẩn bóng để cho các con phải tự mình suy ngẫm lấy cuộc sống tu hành của mình, giải quyết được cuộc sống đúng hạnh của Phật, là giải quyết được phân nữa cái đường đi tu rồi đó. Mà giải quyết không được cuộc sống thì các con lại nhầm trên cuộc sống của thế tục thì các con không có tu giải thoát được. Như cô Cảnh, cô về ở trên núi Long Hải cô tu, cô cũng quyết vào núi tu, nhưng mà giải quyết cuộc sống không được. Cho nên cô bị kẹt ở trong cái cuộc sống, rồi bắt đầu chạy theo cái dục lạc của ăn, của đời sống của con người rồi. Mặc dù ở trong cái chòi lá ở trên núi có gì hơn, rồi bây giờ cô lại trồng đu đủ, rồi mãng cầu rồi hằng ngày có người đến mua bán đu đủ, mãng cầu. Tất cả bây giờ trở thành cái chợ buôn bán của cô ở trên đó rồi, cô lập cái chợ chòm hõm ở trển, có không? Như vậy rốt cuộc rồi cô Cảnh lập cái chợ ở trên, mai mốt đây thuế nó vô nó thâu.
Đó, trên cái bước đường tu tập, không khéo rồi chúng ta lại lập quán, lập tiệm hết rồi, cho nên ở đây làm sao mà chúng ta phải tổ chức như thế nào và cái người mà có thể tổ chức cuộc sống mới đó, Thầy mới nói đó là có cô Út chứ không còn ai làm cái điều này đâu. Nhưng mà các con nên nhớ rằng đó là vấn đề mới mẻ, vấn đề khó khăn, không phải là vấn đề dễ, chứ không phải đơn giản đâu. Vì vậy mà sau cái mùa hạ an cư này rồi thì các con tự liệu lấy, mỗi đứa điều tự liệu lấy. Pháp của Thầy trao đã đầy đủ hết rồi. Như vậy là khi sống với cô Út đó, là phải sống với cái sự như thế nào để mà chúng ta tạo được cái cuộc sống của chúng ta không còn ở trong cuộc sống thế gian mà. Còn nếu mà mình còn ở trong cuộc sống thế gian thì như cô Minh Cảnh ngày nào đó tưởng là về núi mà tu hành, nhưng cuối cùng thì cái đời sống nó không ly được cái đời sống thế gian thì đời sống của chúng ta kéo dài thêm cái thời gian nữa mà không đi đến đâu được.
Thì như vậy là các con đã hiểu được cái chỗ mà tu tập của Phật pháp nó khó, khó nhất là khó về cái đời sống, chớ không phải là khó cái gì hết. Cái đời sống mà giải quyết được thì sự tu tập rất dễ dàng, không còn khó. Mà giải quyết đúng cách, chứ còn giải quyết mà không đúng cách. Bây giờ chúng ta có tiền, có bạc để đó chúng ta cứ bỏ ra để ăn mà sống mà tu thì cũng không tới đâu được hết. Cái đó nó còn bị sai ở trong cái chỗ tiền bạc nữa, thì nó cũng không đúng cách của người tu, làm sao mà như là thời đức Phật đi xin ăn đó, đừng có biết ngày mai là chúng ta ăn cái gì, ai cho cái gì ăn cái nấy. Đó mới là giải thoát.
Thầy sẽ đọc cái bức thư của cô Cảnh gởi Thầy trình bày cái sự tu tập của cô để xem coi có đúng hay là không? Cái chỗ nào đúng thì Thầy cho đúng, mà chỗ nào sai Thầy cho sai thì để biết mà sửa lại. Đó, trước khi đọc Thầy nhắc lại cái cuộc sống của chúng ta với cái sự tu tập nó phải phù hợp, mà nếu nó không phù hợp thì chúng ta cũng khó tu lắm. Cũng như bây giờ quý thầy sống thì thấy nó hiện giờ các con đâu thấy quý thầy đâu có làm cái gì đâu, ở đây không có cày ruộng, không có cuốc đất gì toàn bộ, mà đúng giờ thì ra có cơm hết, ai nấu cơm đâu không biết, đúng rõ ràng là như cái thời của đức Phật đi xin rồi. Nhưng mà các con thấy quý thầy có ngậm cái miệng của mình lại không? Khoái lắm mà, ăn cũng sung sướng có người nấu mà, tới giờ là no rồi mà, đâu có cần gì phải không? Do đó bây giờ cứ rủ nhau mà nói chuyện ông này gặp ông kia, nói chuyện cho đã thì như vậy có tu được không? Bởi vì vậy cho nên khi mà vắng Thầy rồi lúc bây giờ mà ngồi một mình mới nhớ; hồi đó Thầy dạy buổi độc cư không chịu độc cư, có cơm ăn sẵn quá có người nấu cơm sẵn quá, bỏ trong miệng sẵn quá chỉ cần có cái nuốt không mà còn muốn làm biếng không chịu nuốt nữa. Rõ ràng là quý thầy bây giờ cơm bỏ trong miệng rồi mà không chịu nuốt, có không? Chịu nuốt mà sao lại còn nói chuyện, nói chuyện đó là không chịu nuốt cơm, mà không chịu nuốt cơm là chắc chắn là mấy ông muốn tiêu rồi. Nghĩa là cái người mà bệnh mà không ăn cơm được thì cái người đó sắp chết rồi, còn ăn được chút ít thì chắc chắn là còn cứu được, còn quý thầy hiện giờ Thầy thấy là hầu hết có số quý thầy kể như là cơm đút trong miệng họ không chịu nuốt, chắc chắn là họ sắp tiêu rồi.
Tại sao Thầy biết là họ sắp tiêu? Nghĩa là họ có tu theo Thầy bây giờ, tới móc cái mũi của họ như là con cá trào móc đi nữa thì nó cũng chưa có thành nữa. Tại vì thích nói chuyện là không thành thôi. Đó, là cái hiển nhiên, cho nên ở đây các con đừng có tưởng rằng mình đi khất thực rồi mình ăn rồi mình thành Phật được đâu, nhưng mà nó phải phù hợp như thế nào, sống đúng như thế nào đúng pháp, như thế nào thì nó mới có thể, mới có thể giải thoát được, khó lắm chứ không phải dễ.
“Kính bạch Thầy!
Con xin trình bày về bốn loại Định mà con đang tu tập, Định nào con tu đúng, Định nào con tu chưa đúng, xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con tu cho đúng để không phí bỏ thời gian? Trước con kính trình về Định Vô lậu: đầu vô ngồi kiết già con quan sát cái sắc thân vô thường này do đất, nước, gió, lửa hợp thành, con phân tích ra đất cũng vô thường, nước cũng vô thường, gió cũng vô thường, lửa cũng vô thường, bốn đại hợp thành sắc thân vô thường, thì thọ cũng từ nơi sắc thân vô thường mà có, thì thọ không thể thường được mà là pháp hoại diệt vô thường”
Ở đây thì theo Thầy thấy về cái Định vô lậu mà con đã quán cái Định như vậy thì nó phải cố gắng quán hơn nữa. Vì ở đây là cái sắc thân của chúng ta là bốn đại, đất nước gió lửa thì con quán tạm như vậy cũng đủ nhưng mà phải còn quán sâu, quán hơn nữa để mà thấy rõ bốn đại này như thế nào, hòa hợp như thế nào, kết hợp như thế nào, câu hữu lại như thế nào? Thí dụ như đất nước câu hữu với, đất câu hữu với nước, nước câu hữu với hỏa, hỏa đại; hỏa đại nó câu hữu với phong đại như thế nào mà nó trở thành cái thân của chúng ta. Rồi nó tan hoại như thế nào nó không câu hữu với nhau, nó tan hoại như thế nào? Do đó chúng ta suy tư tìm hiểu, cái mà suy tư tìm hiểu đó gọi là tri kiến giải thoát. À, đó là cái phần đó để cho chúng ta thâm sâu hơn về cái sắc thân, rồi bây giờ đến cái thọ, bởi vì ở trong thân của chúng ta, thân ngũ uẩn đó, thì nó có sắc thọ tưởng hành thức, thì bây giờ các sắc nó câu hữu với cái thọ, nó kết hợp lại cho nên chúng ta có cái thân này ai đánh chúng ta nghe đau, thì cái đau đó mà cảm biết cái đau đó là cái thọ. Vậy thì khi mà không có ai đánh thì cái sắc của chúng ta không có cái thọ, mà khi có đánh hay có con kiến, có con vật gì cắn mà chúng ta đau thì đó là có cái thọ. Vậy thì cái thọ nó kết với cái sắc, các sắc thân của chúng ta cho nên gọi là sắc thọ. À, mà bây giờ chúng ta biết được cái đau cái nhức đó, cho nên cái sắc thọ thức nó kết hợp ba cái lại, cho nên gọi là sắc thọ thức. Các con hiểu không?
Ở đây có cái dịp mà Thầy dạy để cho các con lấy cái thọ, rồi biết cái thọ nó câu hữu với cái sắc, nó câu hữu với cái thức, nó câu hữu với cái hành, nó câu hữu với cái tưởng, nó làm ra như thế nào cho chúng ta thấy cái tâm của chúng ta nó luôn luôn nó dao động, nó không có được yên ổn, nó không được giải thoát. Do đó chúng ta rất sợ hãi trước cái thọ. À những cái buổi mà thuyết giảng như vậy đó, để giúp cho các con đứng trước cái đau đớn của cái thân cho đến khi mà cái thân mạng, cái sinh mạng của các con chịu đựng cái thọ đau khổ đến tận cùng mà các con vẫn giữ cái tâm bất động, làm cho các cái câu hữu của sắc thọ tưởng hành thức này nó không làm cho các con dao động được, thì cái thọ đó nó sẽ không tác động được, thì tất cả đều trở thành mát lạnh của sự giải thoát tâm hồn của các con.
À đây tiếp tục như vậy là con còn phải quán xét hơn nữa, còn phải tu tập hơn nữa nó mới được. Từ cái sắc đến cái thọ cho tới cái thức, con đều quan sát như vậy quan sát...

Hết băng thứ 50




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét