Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

GIỚI THIỆU GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT

Kính thưa quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc!
Chúng con xin giới thiệu cùng quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc bản đánh máy bộ Giáo án đường lối tu tập đạo Phật của đức Trưởng lão Thích Thông Lạc giảng dạy cho quý tu sinh Tu viện Chơn Như năm 2007. 

Link download bản đánh máy: 

Bản đầy đủ 
- Bản 1: nguyên gốc, chúng tôi để nguyên gốc theo băng Thầy dạy. Các file có số thứ tự là A_00.
- Bản 2: phần này có lược bớt 1 số phần như: Giới thanh tịnh của Tỳ kheo; phần trình bày của Thầy Thiện Thuận, Thầy Minh Tông; phần bức thư của Thầy Thiện Thiền về Trung tâm An Dưỡng. Các file có số thứ tự là R_00.
Nguồn pháp âm: GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP  ĐẠO PHẬT 
01. Bản của bác Đẳng chuyển từ băng sang file mp3:
02. Bản của Thầy Bảo Nguyên lọc nhiễu: 
Nội dung của quyển sách này (tập 1) như sau:
Nội dung: Từ bỏ 6 ghề ác, so sánh giữa cuộc sống đời và đạo, thực hiện các việc lành, từ bỏ các việc ác.
Nội dung: Tổng quan về Giới, lý do Phật kiết giới; giới thanh tịnh của Tỳ kheo; những điều cần thông hiểu, trau dồi, dứt bỏ, tu tập của người cư sĩ; nghiệp.
Nội dung: Nhân quả yểu tử và trường thọ, nhân quả bệnh tật và khỏe mạnh, nhân quả giàu – nghèo, nhân quả xấu xí và xinh đẹp, nhân quả hà tiện và cao quý,v.v...; Nghiệp: thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp; người đệ tử của đức Phật; mười điều lành, lợi ích của mười điều lành.
Nội dung: Lời thỉnh cầu của các cô khi Thầy ẩn bóng, Thầy sách tấn các cô tu hành, Thầy giảng tóm tắt về nghiệp.
Nội dung: Thập thiện: phần khẩu và phần ý; 4 hạng người si mê; 6 cái nghiệp ác làm tổn tài hao của và phí sức.
Nội dung: Nên tránh 4 hạng người oan gia, có 4 hạng người nên thân cận, người cư sĩ nên biết rõ sáu phương.
Nội dung: Gương tu tập của Thầy Minh Tông, Thầy Mật Hạnh, Thầy Chơn Huệ, Thầy Thiện Thuận; cách sống của người cư sĩ: đối xử giữa vợ và chồng, cách sống đối với các bà con dòng họ, cách sống giữa người chủ và người làm, người Phật tử đối với bậc tu hành hiền đức – và ngược lại, 10 điều khi người phụ nữ về nhà chồng.
Nội dung: Thầy dạy về đoàn kết; người cư sĩ cần phải cảnh giác.
Nội dung: Kinh nghiệm tu tập của Thầy Minh Tông, Trưởng lão giải thích về tưởng, hiện tượng ngũ ấm ma; trau dồi Tứ vô lượng tâm.
Nội dung: Trau dồi tâm Từ, Bi.
Nội dung: Trau dồi tâm Hỷ, Xả.
Nội dung: Trau dồi tâm Xả.
Nội dung: Trau dồi tâm Xả.
Nội dung: Pháp hành Tứ Chánh Cần.
Nội dung: Thầy dạy về phương pháp tu định Chánh niệm tỉnh giác, Định vô lậu, Phương pháp đặt niệm.
Kính thưa quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc!

Những bài đăng trong HỌC TẬP ĐẠO ĐỨC's blog chúng con nhằm mục đích lưu trữ tài tiệu học tập cho nhóm, cũng là tài liệu chung cho nhiều người cùng đọc. Quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc nếu có đăng lại thì chúng con nghĩ là chúng ta tên tác giả (là đức Trưởng lão Thích Thông Lạc) và để lại một đường link bài viết gốc để ai có duyên họ có thể tìm về để đọc, nghe. 
Chúng con kính tri ân quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc
hoctapdaoduc@gmail.com

LỜI NÓI ĐẦU


GIÁO ÁN ÐƯỜNG LỐI TU TẬP ÐẠO PHẬT
QUYỂN 1: GIAI ĐOẠN TU TẬP CỦA NGƯỜI CƯ SĨ





TÓM TẮT TIỂU SỬ ĐỨC TRƯỞNG LÃO THICH THÍCH THÔNG LẠC

Đức Trưởng lão Thích Thông Lạc thế danh là Lê Ngọc An, sinh ngày 17 - 09 - 1928 DL tức là ngày 04 - 08 -1928 AL, tại quê ngoại: 18 Thôn Vườn Trầu,Xã Tân Thới Nhì, Quận Hóc Môn, Tỉnh Gia Định. 
Năm 1936, vừa tròn 8 tuổi, Người được cha mẹ cho xuất gia theo Hòa thượng Thích Huệ Tánh tại Chùa Phước Lưu, Thị trấn Trảng Bàng, Tây Ninh, với pháp danh là THÍCH THÔNG LẠC.
Thời gian đầu, Người được H.T Huệ Tánh, H.T Long An, H.T Thiện Tài, H.T Thiện Hòa trực tiếp chỉ dạy kinh điển và Hán học. Hoà thượng Thích Thiện Hòa còn gửi Người vào Trường Cao đẳng Phật học viện Huệ Nghiêm và Đại học Vạn Hạnh.
Thời gian sau, Người được các vị Hòa thượng giới thiệu đi dạy trong các trường Bồ Đề. Lúc bấy giờ, Người đang học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn, và tiếp tục hướng tới du học sang nước ngoài. Bên cạnh đó, có những thời điểm Người còn tham gia hoạt động trong các phong trào yêu nước, đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc mình.
Năm 1970, trong thời gian vừa đi học, vừa dạy học ở các trường tại Thành phố Sài Gòn, thì được tin cha bệnh nặng, Người trở về Trảng Bàng chăm sóc và nuôi dưỡng cha. Ba tháng sau, cha Người qua phần. Nhìn thấy cảnh bệnh tật và tử vong của cha, Người suy nghĩ: “Cuộc đời này chẳng có gì cả, chỉ toàn là đau khổ. Vậy chạy theo danh lợi để làm gì?...”. Thế là Người rời bỏ danh lợi thế gian, theo Hòa thượng Thích Thanh Từ tu tập Thiền tông.
Sau ba tháng an cư kiết hạ tại Thiền Viện Chân Không, Người ra Hòn Sơn ngoài biển Rạch Giá, Kiên Giang, lên đỉnh Ma Thiên Lãnh, một mình tu hành suốt thời gian chín tháng. Song, trong lòng vẫn nhớ mẹ không nguôi, nên Người trở về Trảng Bàng, sống bên mẹ và tiếp tục tu hành.
Mặc dù miệt mài tu tập, nhưng do không đúng Chánh pháp, nên Người không thấy sự giải thoát. May thay, do đọc lại bộ kinh Nikaya của Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt, Người nghiên cứu rất kỹ lưỡng, rồi tự mình tu tập đúng Chánh pháp. Vì vậy, Người đã chứng đạt, làm chủ được sự sống chết sau thời gian 6 tháng. Đó là ngày 09 tháng 09 năm 1980 Âm lịch.
Đúng 23 giờ 55 phút, ngày 01 – 01 – 2013 (tức ngày 20 – 11 năm Nhâm Thìn), đức Trưởng lão Thích Thông Lạc đã nhập Niết Bàn.


LỜI TRI ƠN ĐỨC TRƯỞNG LÃO

Chúng con thành kính tri ân đức Trưởng lão Thích Thông Lạc, bậc Thầy tôn kính đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Người dựng lại Chánh pháp của đức Phật, thắp sáng ngọn đèn đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh cho nhân loại trên hành tinh này.

Chúng con nguyện làm theo lời dạy của Người, sống một đời sống đạo đức nhân bản - nhân quả, biết thương yêu và tha thứ, biết nhẫn nhục tùy thuận bằng lòng để không làm khổ mình – khổ người và khổ các loài chúng sanh.

Chúng con cùng ước nguyện thực hiện đời sống ly dục, ly bất thiện pháp; sanh thiện tăng trưởng thiện pháp như lời Thầy dạy cho đến ngày giải thoát hoàn toàn khỏi các lậu hoặc.

                                                            Chúng con thành kính khắc ghi,

                                                                   NHÓM ĐÁNH MÁY 





LỜI NÓI ĐẦU

                  
Kính thưa quý quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc!
Chúng con là nhóm thực hiện việc đánh máy bộ Giáo án đường lối tu tập đạo Phật do đức Trưởng lão Thích Thông Lạc giảng dạy cho quý tu sinh tại Tu viện Chơn Như năm 1997.
Chúng con thật hoan hỷ khi có đầy đủ phước báu được nghe những lời giảng dạy của đức Trưởng lão trong bộ Giáo án. Từ chỗ nhận thức được tầm quan trọng của những lời dạy của Thầy trong bộ Giáo án - bộ Giáo án này được xem như kim chỉ nam, là đường lối, là lý pháp và hành pháp của Đạo Phật Thích Ca - đã có một cư sĩ phát nguyện đánh máy lại toàn bộ 61 cuốn băng này. Từ đó, nhiều cư sĩ cũng thấy lợi ích thiết thực cho mình và cho nhiều người nếu như có bản đánh máy ra đời nên đã phát nguyện chung tay chia nhau công việc cùng thực hiện.
Đến nay, sau gần hai tháng cùng đánh máy, chúng con đã có kết quả ban đầu và chúng con tập hợp lại các băng mà Thầy dạy cho người cư sĩ tu tập giai đoạn 1, gồm 16 băng (từ băng số 01 đến băng 16).
Thực ra, dầu chúng con đã hết sức cố gắng nhưng cũng không sao tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự bổ khuyết, góp ý từ quý quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn.
Chúng con xin nguyện sống theo đạo đức nhân bản – nhân quả mà Thầy đã dạy, hướng đến ly dục – ly ác pháp để giải thoát thân tâm khỏi các lậu hoặc đem đến hạnh phúc cho mình, cho người và muôn loài chúng sanh.
Chúng con ước nguyện người người, nơi nơi đều hướng về Giáo pháp của đức Phật Thích Ca để thấy lối thoát, để thấy đường đi, để thắp lên ngọn đèn giải thoát cho chính mỗi người, để luôn thanh thản, an lạc.
Kính ghi,

NHÓM ĐÁNH MÁY



LỜI CĂN DẶN CỦA TRƯỞNG LÃO KHI SỬ DỤNG GIÁO ÁN NÀY

Bây giờ Thầy tiếp tục buổi giảng này bằng những các pháp để nhắc nhở cái tâm của Thầy như thế nào sau các buổi học tập, tu tập những cái pháp mà Thầy đã giảng trạch.
Này các thầy, Thầy dạy giáo án này là nhằm phục hồi giáo pháp chơn chính của đạo Phật, có đầy đủ lý pháp và hành pháp để giúp cho mọi người tự thắp đuốc lên mà đi, không còn lạc đường lạc lối, nếu họ tự có quyết tâm tìm đường giải thoát khổ đau và chấm dứt luân hồi. Ở đây Thầy dạy cái pháp này nhằm để cho chúng ta thấy được con đường đi, thấy được cách hành trì để cho chúng ta chấm dứt đau khổ, chấm dứt luân hồi. Ở đây các thầy đừng nghĩ rằng Thầy thuyết giảng giáo án này là để thu hút các đệ tử của người khác, là khiến cho họ trở về quy y với Thầy. Quý thầy chớ hiểu như vậy. Bổn sư của quý thầy thì quý thầy hãy giữ nguyên vị bổn sư ấy cho quý thầy. Không khéo rồi quý thầy nghe Thầy thuyết giảng rồi ở đâu cũng ùn ùn tới xin thầy quy y hết. Thầy không có mơ ước điều đó đâu. Mà Thầy chỉ mong vị bổn sư mà quý thầy nương vào theo Phật pháp mà tu hành thì bây giờ các vị thầy đó vẫn là những vị thầy của quý thầy chứ đừng có lấy Thầy mà làm thầy. Mà Thầy chỉ đem cái giáo án để cho quý thầy biết được đường đi, tu cho đúng mà thôi. Chớ đừng có bỏ họ, nghĩ họ là như thế này thế khác. Điều đó là điều sai quấy.
Vì vậy mà hôm nay Thầy mới nhắc nhở điều này để cho quý thầy thấy hiểu. Ở đây Thầy cứ theo lời Phật dạy trong kinh mà can ngăn, vứt bỏ chứ Thầy không có ý bài bác người này, bài bác người kia. Cho nên cái bài này Thầy muốn nhắc để cho quý thầy hiểu cái lòng của Thầy như thế nào trên con đường xây dựng giáo án này.
Quý thầy cũng đừng nghĩ rằng Thầy giảng giáo án này là để quý thầy từ bỏ những kinh sách của quý thầy. Quý thầy chớ hiểu như vậy, quý thầy hãy giữ nguyên kinh sách của quý thầy. Nghĩa là quý thầy học kinh sách nào, học đạo nào thì quý thầy cứ giữ nó chứ quý thầy đừng có bỏ. Nghĩa là quý thầy thấy đường lối giáo án mà Thầy dạy theo đạo Phật đã dạy có lợi ích cho quý thầy thì quý thầy cứ tập luyện cho nó có lợi ích, có giải thoát cho quý thầy thôi. Chứ quý thầy đừng có ném kinh sách này là không đúng, sai; quăng, đốt đó là cái sai; cái đó là cái làm không đúng.
Cho nên ở đây Thầy nhắc nhở quý thầy. Bây giờ các thầy có cả một tủ kinh sách của các tôn giáo khác các thầy cũng không được ném. Cho nên các thầy đừng có xem nó là thường, mà các thầy có cái gì thì cứ để nguyên nó, đừng có phê phán nó bằng cách này, bằng cách khác là quý thầy đã sai. Các thầy chỉ biết giáo án Thầy đã nêu ra đây để giúp cho quý thầy, để các thầy đi trên con đường thiện, để giải thoát cho quý thầy được cái nhân ác, để giúp các thầy hưởng được phước báu, giải thoát. Chứ không phải các thầy coi thầy mình không ra gì, coi kinh sách mình đang học không ra gì thì cái điều đó là điều không đúng.
Quý thầy cũng đừng hiểu Thầy giảng giáo án này là muốn cho quý thầy từ bỏ gia đình, sống không gia đình; từ bỏ tài sản lớn tài sản nhỏ, từ bỏ bà con quyến thuộc lớn quyến thuộc nhỏ để xuất gia tu hành. Quý thầy chớ có hiểu như vậy, tất cả những cái gì của quý thầy thì quý thầy hãy giữ nguyên như vậy, nghĩa là tình cảm thương yêu gì quý thầy cứ giữ nguyên như vậy. Rồi quý thầy cứ tu tập đến chừng nào đó nó ly thì nó ly.Chứ quý thầy đừng có nghe Thầy nói, bảo như vậy rồi quý thầy tìm mọi cách cách ly gia đình mình bằng cách này cách kia. Bởi vì Thầy hiểu tâm trạng của quý thầy là tâm trạng không có hiểu rõ, không có thông minh. Mà ở đây Thầy nhằm khai triển ra để thấy cái pháp đúng để cho chúng ta thực hiện con đường giải thoát, chứ không phải nghe như vậy rồi về nạt nộ vợ con tụi bây là báo này kia nọ, nhà cửa tài sản là oan gia tội báo nó làm cho tao dính mắc thì cái đó là cái sai. Phải hiểu tất cả những cái đó là cái sai, chúng ta đừng có vội vàng, chúng ta hãy thực hiện những pháp này, rồi chúng ta trau dồi lần lượt rồi tự nó nó thấy cái đúng cái sai, chứ đừng có về mà vội vàng xua đuổi hoặc bằng cách khác, thì điều đó là điều sai.
Quý thầy cũng đừng hiểu Thầy giảng giáo án này là dạy quý thầy từ bỏ các phong tục tập quán, tụng kinh, cúng bái, cầu siêu cầu an, mê tín coi sao bói quẻ, coi ngày tốt xấu hoặc bỏ phế tất cả các nghề nghiệp, quý thầy đừng có hiểu như vậy mà hãy giữ nguyên như cũ. Nghĩa là quý thầy cứ hoàn toàn giữ nguyên như nó, đừng có chê bai nó. Hầu hết quý thầy nghe rồi mượn cái chỗ giáo án của Thầy mới chỉ trích người này cúng bái cầu siêu đều là bậy, coi sao bói quẻ đều là sai, hay coi ngày tốt xấu đều là bậy. Đừng có nói cái điều đó, chúng ta đừng có nói cái điều đó mà chúng ta hãy tu. Chúng ta biết đó là những pháp ác, đem đến cho chúng ta khổ đau thì chúng ta không làm nó mà thôi. Quý thầy cứ nghĩ quý thầy bây giờ quý thầy làm cái nghề gì đó mà quý thầy giết hại chúng sanh, làm đau khổ chúng sanh thì quý thầy không làm chứ không phải quý thầy bác, đừng có nói. Ai người ta có nghiệp nấy, người ta làm. Còn mình nói là coi chừng mình bị phạm đó. Đó là cái chỗ thầy cảnh giác, khi mà nghe Thầy giảng rồi quý thầy dễ lầm lạc lắm.
Cũng như nghe Thầy dạy tu Tứ vô lượng tâm, tâm từ tâm bi của mình mà hốt cơm cho chó ăn, hốt cơm cho kiến ăn thì điều đó là điều sai. Cơm của đàn na thí chủ người ta làm bằng mồ hôi nước mắt, còn con vật thì nó là nghiệp báo của nó. Tại sao chúng ta lại hốt mồ hôi nước mắt của người khác trong khi chúng ta đang ăn nhờ của người khác. Chúng ta vô lượng tâm từ, đó là từ sai, từ không trí tuệ. Các thầy đừng hiểu một cách bây giờ chùa mình không có chó mà Phật có nuôi chó bao giờ, thế mà gặp con chó nào cũng đem cơm cho ăn, cái chùa chúng ta bây giờ một bầy chó vô ở. Bởi vì chỗ đó có ăn nó phải đến chứ gì. Thầy thấy mấy cái thất nào có bỏ cơm cho chó ăn thì cái thất đó chó lảng vảng hoài, còn cái thất nào không cho chó ăn thì cái thất đó không có chó lảng vảng. Mình quyến rũ người ta, mình tạo cho người ta cái nghiệp nợ. Mình ăn cơm của đàn na thí chủ, mình biết mình trả được cái nợ này chưa. Cái nợ này rất lớn, tu hành chưa xong thì cái nợ này biết ngàn đời trả cho hết. Thế mà bây giờ lại lấy lòng từ, lòng từ của mình phải từ mồ hôi nước mắt mình làm ra cho thì mới gọi là lòng từ chứ. Còn cái này lấy của người ta cho người khác. Mình mượn hình thức của tu hành để lấy của người ta mình cho người khác ăn. Thì như vậy mình có từ không. Người ta làm bằng mồ hôi nước mắt người ta dành ra. Đó là những cái hiểu sai, cái lầm lạc.
Cho nên cái bài này để Thầy vạch ra cho các thầy thấy sai lệch của các thầy. Khi nghe nói đến từ bi hỷ xả thì các thầy tưởng làm như vậy là đúng. Không đúng đâu, phải đúng như thế nào mới đúng. Cho nên nghe giáo án của Phật nói như vậy, phải trắng bạch như vỏ ốc về chúng ta làm cách này cách khác, làm cho gia đình tan nát, khổ sở. Có nhiều người đã hiểu qua lời dạy của Thầy về làm đau khổ gia đình hết mà không thấy sự giải thoát, mà thấy địa ngục trước mắt. Đó là những cái hiểu lầm lạc lời Thầy dạy. Nếu mà Thầy không có lời cảnh giác này thì chắc chắn là đạo Phật đưa đến khổ đau cho thế gian này chứ chưa phải là hạnh phúc cho ai hết.
Quý thầy cũng đừng hiểu Thầy giảng giáo án này là muốn cho quý thầy từ bỏ gia đình, Thầy nhắc lại cái đoạn đó. Quý thầy cũng đừng hiểu Thầy giảng giáo án này để quý thầy từ bỏ các phong tục. Nghĩa là Tết nhứt, mùng năm, cúng bái giỗ quảy này kia thì kiểu này về bác sạch hết, không ai cúng bái hết. Thì cái đó là cái sai, cái không đúng. Cho nên chúng ta phải giữ nguyên như cũ. Ai làm gì làm, ta biết cái đó là pháp ác thì chúng ta không làm. Bây giờ trong nhà mình đến ngày cúng bái, người ta giết heo giết bò thì người ta giết mặc ta, không có được cản. Mình đừng nên giết, đừng nên ăn thịt là đúng; là mình biết đó là pháp ác. Chứ mình chưa có đủ sức độ ai hết, đừng có học ở đây mình đem ra mình nói người này, nói người kia, nói đó là làm ác này kia. Cái đó là cái phong tục người ta đã quen rồi, để cho người ta làm. Cho nên có nhiều người hỏi Thầy, bây giờ con là người nội trợ ở trong nhà bếp, ngày tư ngày Tết mà trong nhà còn ăn thịt chúng sanh thì phải làm thịt này kia, phải làm thực phẩm từ chúng sanh như vậy thì con biết ăn chay thì con làm sao. Hỏi một cách Thầy nói rất là ngu ngơ thiệt, hổng biết gì hết. Nghĩa là mình phải làm cho mọi người vui ở trong gia đình của mình. Bây giờ mọi người ta đang ở trong cái phong tục như vậy, người ta quen như vậy. Thì mình là cái người dâu con trong nhà mình phải làm cho người ta vừa lòng. Thì mình làm cho mọi người vui lòng, cái tâm của mình mình biết như vậy mình đừng có ăn thịt chúng sanh. Mình biết như vậy mình đừng có mua con gà sống mình về cắt cổ, mình hãy mua con gà chết người ta làm sẵn. Mình phải khéo léo linh động để bớt đi bàn tay đẫm máu của mình. Và mình biết trong thiện pháp cũng từ từ tập chứ không lẽ bây giờ đùng một cái mình không làm gì hết. Ví dụ giờ nấu chay đậu hũ đi; nhà người ta mọi người không bằng lòng thì mình làm chuyện đó sao được. Đó là cái tu chứ không phải cái là thành Phật liền. Nghe cái như là mình thành Phật rồi, từ bi dữ lắm rồi. Bao nhiêu kiến cũng đổ cho ăn, cho ăn xong nó cắn mình gần chết. Đó là quá ngu, Phật gì mà ngu quá ngu.
Quý thầy đừng nghĩ rằng Thầy giảng giáo án này là Thầy dạy quý thầy bỏ chùa to, tháp lớn, bỏ giáo hội, bỏ phế sự giảng dạy kinh sách, bỏ phế các pháp yết ma, bỏ phế các pháp thiền định mà quý thầy đang tu tập. Quý thầy đừng có nghĩ như vậy mà hãy giữ nguyên tất cả. Nghĩa là mình thấy, mình xét thấy các pháp thiền này nó không đúng thì mình tu chứ không được bỏ, mình bỏ là mình bài bác. Nghĩa là mình thấy không đúng thì mình tu còn ai chưa hiểu thì người ta tu gì người ta tu không được nói một lời nói nào. Nói anh tu như vậy là sai thì cái đó không phải là Phật, cái đó là bài bác người ta, tức là có sự tranh luận chống trái nhau.
Cho nên ở đây Thầy cảnh giác vấn đề này, qua bài pháp này để cho quý thầy hiểu được tâm trạng của Thầy không muốn có sự chống trái nhau ở trên con đường tu tập theo đạo Phật, dù là giáo pháp của ai cũng đều quý trọng hết. Họ có đi tới được hay không đi tới được mình không động chạm. Chứ không phải mình thấy tu tập giới luật mình được rồi bắt đầu mình chê rề họ. Đó là cái sai, là cái pháp ác chứ không phải là pháp đúng đâu. Ai làm gì thì mặc người ta, chúng ta làm sao cố gắng làm cho tâm chúng ta giải thoát được trong pháp thiện, đem lại an vui hạnh phúc cho chúng ta trước, rồi sau chúng ta làm gương hạnh sống để người ta thấy đúng để người ta theo. Chứ không phải bảo người ta, dạy người ta bằng cái miệng lưỡi mà người ta theo đâu.
Quý thầy đừng nghĩ rằng Thầy giảng giáo án này là muốn quý thầy từ bỏ những gì mà các Tổ đã truyền thừa, Tổ Tổ truyền nhau. Quý Thầy đừng nghĩ như vậy. Tất cả những gì mà các Tổ đã truyền cho quý thầy, quý thầy hãy giữ nguyên như cũ. Nghĩa là ông thầy đó dạy mình cúng bái, tụng niệm, kệ ngâm hoặc gì đó bây giờ cũng làm y như vậy hết. Nhưng mình thấy cái điều đó nó không đem đến thiện pháp thì mình lần lần mình tự sửa lấy mình. Rồi mình dần dần tu tập cho mình đi vào con đường thiện pháp mà đức Phật đã nêu ra. Chớ không nói thầy Tổ mình làm cái đó sai, cái đó trật, cái đó là mê tín; không được nói cái điều đó. Đó là cái ý của Thầy muốn giảng cái bài này là như vậy đó.
Quý thầy đừng nghĩ rằng Thầy giảng giáo án này là Thầy muốn quý thầy từ bỏ nghề thầy thuốc trị bệnh, làm việc từ thiện, bố thí, v.v.. quý thầy chớ nghĩ như vậy. Tất cả những gì làm lợi ích cho mọi người, cho xã hội thì quý thầy hãy giữ nguyên. Nghĩa là quý thầy biết được những các pháp ác để quý thầy tu tập cái tâm của mình, trau dồi cái tâm thương yêu của mình. Còn những việc làm kia thì quý thầy hãy giữ nguyên mà làm chứ đừng lấy cái đó mà quý thầy bỏ, quý thầy xiên qua một góc độ nào đó. Thì cái ðó không phải là cái ý của Thầy giảng giáo án này đâu.
Quý thầy cũng đừng nghĩ Thầy giảng giáo án này là muốn cho quý thầy không viết kinh, soạn sách, dịch kinh, viết sách. Quý thầy chớ có nghĩ như vậy.Tất cả những điều mà quý thầy đã làm có tính cách phổ biến mọi đường lối tu tập thì quý thầy cứ giữ nguyên. Nghĩa là mọi đường lối đó đều có thể là tốt chứ không xấu đâu, nó không giúp ích cho người ta cái này thì nó cũng giúp ích cho người ta cái khác. Cho nên cứ giữ nguyên mà làm nhưng quý thầy cứ sửa những cái điều không tốt, điều ác trong tâm của mình, điều hành động ác, hành động không tốt trong tâm của mình để sửa dần theo cái giáo án của Phật để quý thầy được giải thoát.
Quý thầy cũng đừng hiểu Thầy giảng giáo án này là chống trái, bài bác quý thầy phá giới, phạm giới mà tất cả những gì quý thầy đang sống quý thầy cứ giữ nguyên. Nghĩa là đừng có nghĩ rằng Thầy dạy giáo án này ra là chống trái với những thầy phá giới đâu, không phải đâu. Nghĩa là quý thầy đó làm những gì thì mặc quý thầy, cứ giữ nguyên chứ không phải bắt buộc quý thầy đó phải giữ gìn, ngày ăn sống ngày một bữa giống như Thầy, hoặc ngủ ít, hoặc độc cư, hoặc là nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng ai hết. Thầy không bắt buộc họ, tất cả giáo án này là không bắt buộc người nào hết. Miễn là cái người đó nhận ra cái pháp ác, cái pháp thiện. Pháp ác thì họ dứt, mà pháp thiện thì họ tăng trưởng, thì họ hưởng được sự giải thoát. Có như vậy thôi, giáo án này ra đời là nhằm mục đích như vậy. Ai thấy được cứ thực hiện, ai thấy không được thì thôi. Chứ không được cái chỗ giáo án này mà bài bác người ta đúng hay sai, điều đó là không được.
Quý thầy cũng đừng hiểu Thầy dạy giáo án này là bắt buộc quý thầy phải tu theo Giới – Định – Tuệ của đức Phật, mà bây giờ quý thầy đã tu theo giới định tuệ nào thì quý thầy cứ giữ nguyên. Nghĩa là mình tu theo giới định tuệ nào, của kinh điển nào thì mình cứ giữ nguyên. Còn mình thấy được Giới – Định – Tuệ của đức Phật đúng thì mình cố gắng mình khắc phục dần dần theo đó. Còn những giới định tuệ nào mà không đúng, nó có ác pháp trong đó, có những cái phi thời trong đó thì chúng ta lần lần chúng ta dứt. Chứ chúng ta không nói nó là đúng nó là sai. Chúng ta từ từ chúng ta dứt chứ không phải là chúng ta dứt được đâu. Giờ có quý thầy cũng nói tu Giới – Định – Tuệ nhưng mà một ngày ăn hai ba bữa thì đó là phi thời, mà mình không nói là phi thời mà mình biết là Giới – Định – Tuệ của Phật dạy ngày ăn một bữa mới không phi thời thì mình biết đó dần dần mình sửa. Bởi vì mình còn đang ăn ngày ba bữa nên mình sửa lần cho mình ăn ngày một bữa. Đó là đi vào thiện pháp không phi thời nữa. Còn quý thầy người ta chưa hiểu biết hoặc người ta hiểu biết mà người ta sống khắc phục chưa được thì mình không được nói, không được phê bình họ, không được nói giới định tuệ đó là giới định tuệ sai. Giới định tuệ đó là của Đại thừa chứ không phải giới định tuệ của Tiểu thừa. Mình đừng có nói điều đó, nói điều đó là điều không tốt.
Này quý thầy, Thầy giảng giáo án này là chỉ quý thầy biết nó những pháp bất thiện. Nghĩa là dạy cho biết đó là những pháp bất thiện mà chưa được từ bỏ, làm cấu uế đưa đến tái sanh luân hồi, đem lại khổ đau, đưa lại quả khổ, đem lại già chết trong tương lai. Thầy dạy giáo án này mục đích của nó là cho quý thầy biết pháp nào là bất thiện, pháp nào là thiện. Và pháp bất thiện mà quý thầy chưa từ bỏ thì quý thầy hãy cố gắng từ bỏ vì pháp bất thiện đó nó làm cho cấu uế, đưa đến tái sanh luân hồi, làm khổ đau, đưa lại quả khổ, đem lại già chết ở trong tương lai của chúng ta. Nghĩa là giáo án Thầy dạy để quý thầy biết pháp thiện, pháp bất thiện để cho quý thầy tu tập dứt bỏ nó chứ không phải đem ra để quý thầy thấy cái sai cái đúng của thế gian. Phải hiểu như vậy mới biết được cái tâm trạng của thầy khi giảng giáo án này. Tại sao từ xưa Thầy không giảng giáo án này. Là tại vì Thầy thấy nó chưa có đủ duyên, đồng thời Thầy nói ra thì sợ người ta không hiểu mình. Thầy giảng ra thì nói Thầy có ý chống báng các pháp này của mọi Phật pháp trên thế gian.
Thầy giảng giáo án này có những pháp thiện mà quý thầy chưa được trau dồi như Thầy giảng giáo án Tứ vô lượng tâm thì trau dồi tâm từ tâm bi tâm hỷ tâm xả. Thì quý thầy chưa bao giờ được trau dồi, bây giờ Thầy giảng cách thức để cho quý thầy biết, để trau dồi tâm mình để nó đi vào thiện pháp. Đó là mục đích của Thầy là như vậy.
Thầy giảng giáo án này, có những thiện pháp mà quý thầy chưa được trau dồi để thanh tịnh, không làm cấu uế, chấm dứt tái sanh luân hồi, hết sự đau khổ, đưa đến quả lành, không già bệnh chết.Thì mục đích của thầy giảng giáo án này để quý thầy trau dồi để thân tâm mình thanh tịnh, để không còn cấu uế, không còn ô nhiễm nữa chấm dứt sự tái sanh luân hồi đau khổ, đưa đến những quả lành và thoát khỏi già bệnh chết. Đó là mục đích của giáo án chứ không phải mục đích như hồi nãy nói ở trên cho nên các thầy đừng hiểu như những cái ở trên đó là sai. Những pháp ấy Thầy đã giảng dạy trong giáo án để cho quý thầy thực hành theo đúng lời giảng dạy của Thầy, thời các pháp cấu uế, bất tịnh, bất thiện pháp của quý thầy chưa được diệt trừ, các pháp thiện thanh tịnh được tăng trưởng và quý thầy sẽ tự chứng biết, chứng ngộ và đạt đến an trú ngay trong hiện tại, trí tuệ cụ túc viên mãn, chấm dứt sanh tử luân hồi, làm chủ sự sống chết. Đó là những cái pháp mà Thầy giảng trong giáo án này là để quý thầy chứng nghiệm được sự tu tập của quý thầy và quý thầy sẽ được an trú ngay trong hiện tại của sự giải thoát đó. Nơi quý thầy, quý thầy sẽ chứng minh cụ thể cho sự giải thoát đó. Chớ không phải nói một cách mà không có trạng thái đó, không có sự giải thoát đó gọi là vô sở đắc đó đâu, nó có sự an lạc, có sự giải thoát thật sự, có tâm thiện thực sự, có lòng thương yêu thật sự để chứng nghiệm qua cái sự tu tập của quý thầy, qua sự trau dồi của quý thầy. Bằng cách là quý thầy siêng năng tu tập ngay trong hiện tại, ngay trong khi tu tập đã có sự chứng nghiệm đó rồi. Thì như vậy quý thầy mới tin giáo án mà thầy vạch ra nó có kết quả thực sự như vậy, đem lại hạnh phúc cho con người thật sự như vậy thì quý thầy mới tin.
Đến đây, qua phần này thì quý thầy đã thấy rằng Thầy đã dạy giáo án này là ý như vậy. Chứ không phải để cho quý thầy hiểu rồi không có cảnh giác, không có răn nhắc quý thầy thì quý thầy không hiểu, để cho quý thầy lấy cái chỗ này để quý thầy bài bác chống đối người ta, hoặc thế này thế khác thì điều đó là pháp ác chứ không phải pháp thiện nữa.
Các thầy nhớ kỹ như vậy, các thầy nói đúng chứ không phải sai, nhưng mà người ta đứng trong góc độ người ta hiểu thì người ta thấy quý thầy là những người ác pháp chứ không phải người thiện pháp đâu. Bởi vì nói cho người ta tức tối, người ta giận dữ. Người ta còn kiến chấp, người ta còn lầm chấp, còn ôm chặt cho nên người ta đau khổ, người ta tức tối, người ta giận dữ, người ta tranh luận với quý thầy. Thì lúc đó quý thầy tự đem cái thiện pháp mà biến cái thiện pháp trở thành ác pháp với mọi người. Thì điều quý thầy nói là quý thầy đã làm sai không đúng lời dạy của Thầy.
Cho nên khi mà nghe được lời dạy của Thầy rồi thì quý thầy phải âm thầm mà nỗ lực tu hành, không được đem cái giáo án này mà dạy người khác. Tại sao vậy? Chỉ khi nào có những người, người ta có quyết tâm tu để tìm giải thoát thì chúng ta thấy họ có sự tha thiết, sống đúng cái hạnh của người quyết tu. Người ta muốn xả bỏ thì mình cho người ta đọc, hoặc người ta nghe. Còn những người ta sống phi thời, sống theo dục lạc thế gian thì đem sách này ra người ta tìm mọi cách chống đối, người ta bị tội lỗi với Phật pháp. Vì Phật đã dạy chứ đâu phải của Thầy, Thầy chỉ là người khai triển lại những lời của Phật chứ không phải pháp này là của Thầy. Thầy đâu phải là đức giáo chủ của đạo Phật mà Thầy có giáo pháp, triết, đường lối của đạo Phật đâu, Thầy chỉ khai triển lại cái đường của đức Phật mà để cho người ta lầm chấp, người ta đang say mê ở trong dục lạc thế gian thì tức là người ta phải có sự tranh luận, sự bài bác cái pháp này, tức là người ta bài bác cái pháp của Phật. Và vì vậy làm cho người ta tội lỗi hơn, và người ta sẽ trôi lăn trong lục đạo sáu nẻo, biết khi nào người ta gặp Phật pháp.
Cho nên chúng ta phải biết thương người, biết thương người là biết ngăn ngừa tội lỗi của họ. Cũng như mình biết ngăn ngừa tội lỗi của thằng ăn cắp thì mình để cái xe, cái vật dụng gì mình phải cảnh giác. Vì cảnh giác cho nên thằng ăn cắp nó không lấy được nên nó không tội lỗi. Cũng như mình biết thương người thì mình phải cảnh giác đừng để cho những cái pháp rơi vào những người mà đang sống trong dục lạc. Vì đang sống trong dục lạc họ phải có những lý luận để che đậy những điều đó, do đó họ thành ra phỉ báng Phật pháp. Mà phỉ báng Phật pháp thì họ tội vô lượng. Cho nên vì vậy mà họ bị đọa địa ngục cho biết đến kiếp nào mà họ gặp Phật pháp.
Cho nên vì một cái duyên không tốt thì đời đời kiếp kiếp họ không gặp được Phật pháp. Được thân đã khó, được gặp Phật pháp còn khó hơn. Thế mà hôm nay chúng ta vô tình đã làm cho họ rơi vào cái vô lượng kiếp mà không gặp Phật pháp thì đó là cái tội quá tội. Chúng ta phải biết thương người. Cho nên vì thế mà khi học được giáo án này rồi thì quý thầy cẩn thận mà truyền pháp chứ không phải đụng đâu phô ra hết hoặc là đăng trên báo chí, hoặc in thành sách bán ở các hiệu sách, điều đó không phải.
Pháp này là pháp quý giá, pháp này đem đến cho mọi con người được giải thoát, sống được an vui, được thương yêu nhau, đùm bọc lấy nhau trong mọi hình thức. Pháp này phải được xem là cái pháp quý nhất trong đời sống của nhân loại, của con người. Vì thế pháp này được đem bố thí, được đem làm tài liệu học tập cho những con người biết tìm đường giải thoát. Và cái pháp này không được bán, cái pháp này luôn luôn được trao đến một người quyết tìm con đường giải thoát. Còn những người không quyết tìm con đường giải thoát, chạy theo dục lạc thế gian, ham thích dục lạc thế gian thì những người đó chưa đủ duyên, chúng ta chưa nên trao. Chờ khi nào họ chạy theo dục lạc thế gian, đâm đầu vào cái khổ; chừng nào họ thấy đời là khổ thật, họ than thở đời là không có gì là hạnh phúc thì chúng ta mới đem cho họ xem, đưa cho họ biết để cho họ thức tỉnh. Còn họ đang say trên đống tiền, trên danh lợi, trên sắc dục thì thôi chúng ta khoan đã, hãy dừng lại đối với những người này. Cho nên muốn trao pháp phải trao cho người có đủ duyên. Trao cho những người không đủ duyên thì họ càng làm thêm tội ác.

Đó là những lời cảnh giác, những lời khuyên của Thầy đối với quý thầy. Cho nên Thầy không muốn dùng cái pháp này để tạo cái danh của mình, mà chỉ dùng cái pháp này để làm lợi ích cho chúng sanh. Cho nên đâu cần phổ biến cho rộng rãi, đâu cần quảng bá cho nó rộng lớn. Rộng lớn bao nhiêu mà có bao nhiêu người tu được. Thà là âm thầm xem xét xem người nào đủ duyên, vì đủ duyên thì đâu họ cũng có gặp, còn không đủ duyên thì dù bày bán giữa chợ họ cũng không thèm mua. Cho nên ở đây chúng ta sống trong pháp nhân duyên của Phật thì chúng ta đã hiểu rõ, và sống trong pháp nhân quả của Phật thì cũng đã rành. Cho nên chúng ta ngồi đây mà chờ người có đủ duyên thì mới đem pháp trao chớ không phải đem đi bán pháp để độ người. Độ người kiểu đó là độ danh, độ lợi chứ không phải độ người. Cho nên khi quý thầy khi trở về quê hương của mình mà có đủ duyên in được sách này thì cần phải trịnh trọng. Người nào có tâm thành đến để đảnh lễ pháp ta mới bố thí cho họ. Người nào không đảnh lễ dù có bỏ hàng triệu bạc cũng không cho, hàng tỷ bạc cũng chẳng cho chứ nói gì năm ngàn, mười ngàn thì pháp bảo của Phật coi quá rẻ. Đó là những lời nói nhắc nhở quý thầy và cũng là những lời nói sau cùng khi Thầy trao cái giáo án này ra./.

Băng số 01

SƠ LƯỢC GIÁO ÁN
Bây giờ bắt đầu chúng ta sẽ học, nhưng mà trước khi học cái giáo án này thì chúng ta niệm hồng danh đức Phật, bởi vì đây là con đường đức Phật vạch cho chúng ta đi. Vậy xin quý thầy chắp tay lên đồng niệm NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT (3 lần)
Bây giờ Thầy đọc sơ lược cái Giáo án tu tập của đạo Phật.
Một người có đủ duyên được đọc kinh sách của đạo Phật thấy được chân lý của đạo rất thực tế và cụ thể, hướng dẫn con người tu tập thoát khỏi kiếp sống trầm luân khổ đau bằng sức tự lực của chính mình, nhứt là làm chủ được sự SỐNG - CHẾT theo ý muốn và còn chấm dứt được sự tái sanh luân hồi. Vì thế khi bắt đầu đến với đạo Phật, để trở thành người đệ tử của Phật chân chính quý vị phải từ bỏ 6 nghề nghiệp sanh sống.
Bây giờ Thầy sẽ giảng cái đoạn này cho quý thầy thấy rằng, khi một người mà chưa biết Phật pháp gì hết thì có đủ một cái duyên nào đó thì vị này được đọc một cuốn kinh Phật như Thầy thường nghe các Phật tử có nói: Con từ hồi nào tới giờ chẳng biết Phật pháp gì hết, một hôm con được người bạn trao cho cuốn kinh Thủ Lăng Nghiêm. Rồi con đọc cuốn kinh Thủ Lăng Nghiêm, con thấy Đạo Phật sao mà hay quá tuyệt, cho nên từ đó con hướng tâm đến đạo Phật. Rồi con được đi nghe thuyết giảng hoặc là mua thêm những loại kinh sách cần thiết, con tham cứu và nghiên cứu, từ đó con rất thích thú đạo Phật. Đó là những người có cái duyên may được đọc một cuốn kinh như kinh Thủ Lăng Nghiêm, kinh Kim Cang, kinh Pháp Hoa, như toàn bộ giáo lý A Hàm hoặc là kinh Nikaya.
Thì tất cả những người mà có duyên được đọc kinh sách của Phật thì người ta có cái tâm hướng đến đạo Phật. Nếu mà những người mà chưa có duyên được đọc kinh sách đạo Phật thì họ chưa hiểu đạo Phật như thế nào, vì vậy mà giáo đầu vào cái sơ lược của giáo án này thì Thầy đã ghi nhận khi mà có đủ cái duyên thì chúng ta mới đến được đạo Phật, mà không có đủ duyên thì chúng ta không có đọc kinh sách Phật. Cho nên chúng ta không có biết đạo Phật như thế nào.
Vì thế mà khi có đọc kinh sách Phật, thì thứ nhất là cái người mà muốn đi vào con đường chân chánh của đạo Phật thì người ta phải nghĩ đến đời người nó khổ và làm sao mà thoát khỏi cái cảnh khổ đó. Cho nên, mà bằng cái sức tự lực của mình, nghĩa là thoát khỏi cảnh khổ của con người mà bằng cái sức tự lực của mình chứ không bằng tha lực của người khác. Cho nên nhiều khi chúng ta đọc những kinh sách, nhưng mà những loại kinh sách nó đọc đến chúng ta thấy phải nhờ cậy đến một cái tha lực để mà hộ trợ cho chúng ta con đường mà để đến được cái sự giải thoát. Thì trái lại khi mà nghiên cứu đọc nhiều kinh sách của Phật thì chúng ta thấy hầu hết đạo Phật là đạo tự lực cứu chính mình chứ không phải là tha lực. Một phần nhỏ có một số bản kinh nhỏ thì nó nói về tha lực thôi. Nhưng chúng ta không nói đến. Bởi vì cái tha lực nó trợ giúp cho người mới tu, còn cái người tu lâu thì nó phải tự lực. Cho nên dù sao thì kinh sách tha lực nó rất ít trong kinh sách tự lực.
Vì vậy mà hôm nay khi chúng ta đến với đạo Phật, thì đức Phật dạy cái đầu tiên của chúng ta là phải bỏ 6 cái nghề nghiệp mà chúng ta đang sinh sống, nghĩa là chúng ta bỏ, đổi cái nghề khác, không có nên làm 6 cái nghề này. Vậy 6 cái nghề này là nghề gì? Mà đức Phật phải nói khi đến với đạo Phật thì không nên hành 6 nghề này. Có bản kinh thì đức Phật nói có 5 cái nghề không nên làm. Nhưng mà Thầy thấy 6 cái nghề này nó tạm đủ. Có chỗ thì đức Phật có nói có cái nghề bán thuốc độc, thì không nên bán thuốc độc, nhưng Thầy thấy cái chỗ mà những người mà tu theo đạo Phật thì chắc chắn không ai là bán thuốc độc. Cho nên Thầy chọn lấy 6 cái nghề nó phù hợp với cái tâm Từ Bi của đạo Phật. Sáu nghề đó Thầy sẽ đọc cho quý vị nghe:
1. Không làm nghề săn bắn
Nghĩa là cái người muốn đến với đạo Phật thì không được làm nghề săn bắn như đi vào rừng săn bắn nai, hươu, khỉ hoặc chồn, cheo, chim chóc. Thì không được làm nghề đó - nghĩa là không làm cái nghề săn bắn thú vật và chim muông.
2. Không được làm nghề chài lưới
Tức là không được làm nghề mà bắt cá. Dù là đi câu, dù là đặt rọ hoặc là chài lưới ở ngoài sông ngoài biển. Thì cái nghề đó coi như là phải đổi nghề khác, không được làm nghề đó.
3. Không được làm nghề buôn thịt sống
Ở trong một chỗ Phật nói có 5 cái nghề, đức Phật nói không được làm, không được buôn bán thịt chứ không nói thịt sống. Nhưng mà có chỗ thì nói thịt sống, chỗ thì nói thịt chín. Thì tất cả những chỗ này theo Thầy nghĩ rằng có khi đức Phật nói có 5 cái nghề thì trong ấy có không bán thịt sống và thịt chín. Còn ở đây muốn ghi cho rõ ràng, vì bán thịt sống nó khác mà bán thịt chín nó khác, bởi vì thịt chín họ nấu thành thực phẩm mà thịt sống thì nó còn để nguyên. Cho nên khi một người mà đến với đạo Phật thì phải đổi cái nghề mà buôn bán thịt sống này.
Rồi cái số 4 thì không được làm nghề buôn bán thịt chín.
Tức là nấu thành phở, cháo lòng, hủ tíu rồi đó. Đó là thịt chín.
5. Không được làm nghề buôn bán rượu
Không được làm nghề buôn bán rượu vì bán rượu làm cho người ta nghiện ngập, say sưa, rồi người ta không còn cái trí thông minh cho nên họ có thể chửi mắng hàng xóm, làng xóm hoặc là chửi vợ, mắng con hoặc là làm cái cảnh bịnh tật, say sưa nằm ngoài đường, ngủ sương, ngủ tuyết. Do vì vậy đó mà đức Phật cấm không có làm cái nghề bán rượu, vì mình bán rượu là đem đến cái chỗ say sưa cho người khác.
6. Không được làm nghề buôn bán người
Tức là mãi nô đó, bán nô lệ đó. Thì trong thời đức Phật chắc chắn là cái nghề này chắc có chứ không phải không, cho nên đức Phật cũng có cấm không bán. Nhưng chúng ta thấy cái nghề buôn bán người nó có nhiều mặt, thí dụ như người ta thấy như những người mà đi bán thân để mà nuôi sống hàng ngày thì cũng là bán người đó. Thì tất cả những nghề nghiệp đó như vậy, mà theo Thầy nghĩ khi đến với đạo Phật thì chúng ta phải thanh tịnh thân tâm của mình, chứ không nên làm những cái nghề đó mà buôn bán thân người như vậy, rồi bán nô lệ và chuyện mãi dâm thì không nên làm những cái nghề đó. Cho nên tất cả những nghề đó chúng ta đổi qua những nghề khác mà làm, vì vậy nó thanh tịnh, trong sạch hơn.
Thì cái phần mà 6 cái nghề này thì trong giáo án Thầy có ghi chú thêm là cái phần này để cho chúng ta thấy rõ là cái chỗ bán thịt chín, để chúng ta thấy chỗ đức Phật trong bài kinh Jivaka, đức Phật có nói đến cái đoạn này mà Thầy thấy rất là sâu sắc. Trong kinh đức Phật dạy, khi thọ dụng thực phẩm động vật phải không thấy, không nghe, không nghi. Nghĩa là đức Phật nói khi một tu sĩ, một người mà ăn thịt động vật thì cái thịt động vật đó thì phải không thấy, không nghe, và không nghi mà tâm còn phải dùng lòng từ bi biến mãn khắp mười phương đối với tất cả chúng sanh. Nghĩa là lúc bấy giờ ăn một thực phẩm nào đó thì tâm của chúng ta phải có sự thương yêu đối với chúng sanh khắp cùng trong mười phương.
Thì quý thầy nghĩ khi chúng ta ăn một miếng ăn mà nếu có sự đau khổ trong đó thì có từ bi ở đâu mà biến mãn khắp mười phương được? Cho nên ý này rất là tuyệt vời ở trong ăn chay mà trên cái sự ăn chay nữa. Ăn chay, ăn trong miếng ăn của chúng ta nó phải có tâm từ bi. Vậy thì trong thực phẩm của chúng ta ăn, nó không có thịt động vật ở trong đó, nó toàn là hoa quả, trái cây hoặc là những món ăn mà không có sự đau khổ trong đó. Nhưng chúng ta vẫn phải biến mãn cái tâm từ bi của chúng ta đối với những người làm ra thực phẩm đó, chứ không riêng gì cái thực phẩm động vật. Đó thì hôm nay giải thích chỗ này chúng ta mới thấy ý nghĩ của đạo Phật rất là tuyệt vời khi chúng ta ăn miếng ăn là chúng ta đã nghĩ đến công lao của người đàn na thí chủ trước tiên, mặc dù món ăn đó là món ăn chay, không có sự giết hại chúng sanh. Còn cái món ăn đó mà có sự giết hại chúng sanh thì nó nằm ở trong 3 cái điều kiện mà Phật đã đặt: không thấy, không nghe và không nghi.
Cho nên bắt đầu mà đi vào trong con đường của đạo Phật thì chúng ta thấy không được làm cái 6 nghề, thì chúng ta thấy quả là chúng ta muốn đến với đạo Phật là chúng ta phải từ giã những nghề mà gọi là không phải là CHÁNH NGHIỆP, nó thuộc về tà nghiệp cho nên nó có sự đau khổ ở trong đó, nó có sự chết chóc, nó có sự giết hại. Mà giới luật của Phật thì quý thầy thấy, giới thứ nhất tức là không sát sanh, không giết hại chúng sanh, không vui theo với người giết hại. Cho nên ở đây chúng ta phải thực hiện cái tâm từ bi mà đức Phật đã ghi nhận ở trong chỗ này. Vì vậy mà khi muốn đến với đạo Phật thì chúng ta phải đến với thực hiện với lòng từ bi của mình, là từ giã không làm 6 cái nghề mà thầy đã kể ở trên.
Đây là giai đoạn thứ nhất ở trong bước đường tu tập, nghĩa là người muốn tu tập theo đạo Phật, muốn hướng đến đạo Phật thì chúng ta phải từ giã 6 nghề, phải đổi 6 nghề đó, không còn hành 6 cái nghề đó nữa. Thì như vậy là chúng ta phải có một sự suy tư rất kỹ, nhiều khi chúng ta làm cái nghề đó mà chúng ta không thấy rằng trong cái nghề đó tạo nên cái sự đau khổ, rồi nuôi cái thân của chúng ta như ở trong Bát Chánh Đạo, thì như quý thầy đã thấy, nuôi Chánh mạng của chúng ta bằng những cái đau khổ, mặc dù là chúng ta ăn chay, chúng ta không ăn thịt chúng sanh, ăn thịt động vật, nhưng chúng ta làm cái nghề nó không tốt, chúng ta vẫn nuôi cái thân mạng của mình nó chưa phải là chân chánh đâu, không phải là chánh mạng đâu. Cũng như bi giờ chúng ta làm cái nghề ăn trộm đi, chúng ta lấy của của người ta, rồi chúng ta mới bán cái của đó đi, chúng ta lấy tiền đi, rồi chúng ta mới lấy tiền đó mua gạo, mua thóc, mua thực phẩm rồi chúng ta mới sống. Thì như vậy chúng ta lấy từ cái chỗ mà tham lam trộm cắp đó mà đem lại bằng thực phẩm để nuôi thân mình thì như vậy mình có nuôi chánh mạng mình không? Đó là tà mạng chứ không phải chánh mạng. Vì thế, mà khi đến với đạo Phật thì chúng ta phải nuôi thân mình bằng những nghề chơn chính, bằng những hành động chơn chính chứ không phải bằng hành động mà không chơn chính được.
 Đó là giai đoạn thứ nhất của bước đường tu tập theo đạo Phật. Nó chưa phải là cái người xuất gia, mà đây là cái người cư sĩ muốn đến với đạo Phật, muốn hiểu đạo Phật bằng một tự lực cứu mình như ở trên mà Thầy đã nói. Thì bây giờ chúng ta phải chuyển những nghề nghiệp cho lương thiện, cái nghề cho chơn chánh, Chánh nghiệp chứ không phải ở trong những cái tà nghiệp, ở trong nghề nghiệp mà có sự đau khổ, sự chết chóc ở trong đó thì đạo Phật không chấp nhận cho những người đó trở thành những người đệ tử của mình.
Mặc dù đức Phật không nói ra điều này nhưng những người còn hành những nghề đó mà còn không có thực hiện được thì dù có đi theo con đường đức Phật, đi tu cho đến mức thiền định nào đi nữa thì vẫn xem những người này vẫn là tu theo cái đường lối thiền của ngoại đạo, của tà đạo, của tôn giáo ngoại đạo chứ không phải là chân chính của đạo Phật. Vì cái cơ bản lúc đầu là phải thực hiện từ cái tâm từ bi, mà 6 cái nghề này chúng ta thấy từ chiếc áo cư sĩ phải hành nghề mà sống, thế mà chúng ta hành nghề không lương thiện, không lương thiện ở đây có nghĩa là hành nghề giết hại làm đau khổ chúng sanh, đem đến những tai họa cho chúng sanh. Ví dụ như cái nghề bán rượu, cái nghề có thể đem lại tai họa, cái sự đau khổ cho người khác, khi một người say rượu họ không có từ một cái gì mà họ không làm. Cho nên cái nghề này thì tức là không được làm. Cả 6 nghề này thì chúng ta thấy là người theo đạo Phật thì không nên làm. Đó là giai đoạn thứ nhất mà chúng ta muốn bước chân vào đạo Phật thì chúng ta phải từ giã những cái nghề này.
Bởi vì giáo án của Phật phải đi từ chỗ mà chúng ta làm được. Cũng như bây giờ chúng ta đang làm cái nghề chài lưới mà chúng ta thấy rằng mình muốn hướng đến con đường của đạo Phật thì mình phải thay đổi cái nghề đi bắt cá này đi, thì bằng cách chúng ta đổi cái nghề đó ra nghề thợ mộc, được không? Được. Còn bây giờ cái người đó họ đang buôn bán thịt nè, thì bây giờ họ đổi cái nghề đó họ đi buôn bán hoa quả được không? Được. Họ buôn bán hàng vải được, có sao đâu. Đức Phật đâu có cấm họ làm cái nghề để họ sống, nhưng mà cái nghề nó không phải là cái nghề đau khổ, cái nghề tạo nên những cái sự đau khổ cho chúng sanh. Mà cái sự đau khổ cho chúng sanh tức là mình tạo nên cái nghiệp ác, do đó thì mình cũng phải thọ lấy những sự đau khổ đó. Cho nên vừa tránh đau khổ cho chúng sanh mà cũng vừa tránh sự đau khổ cho chính bản thân của mình. Vì vậy ngay từ bước đầu, cái phương pháp tu tập đầu tiên tức là phương pháp đổi nghề. 
Các thầy có thấy cái chuyện đó dễ làm không? Đâu có khó làm, mình thấy cái chuyện nghề nghiệp đó không làm được thì mình chuyển sang cái nghề khác, thì chuyện ấy nó quá dễ, đâu có gì mà phải khó. Cho nên đạo Phật mới thực tế và cụ thể chứ không phải chúng ta chỉ vô chùa rồi tụng kinh, niệm Phật, rồi hằng ngày ngồi thiền, niệm chú, cái đó có phải là tu đâu. Chính chúng ta đổi nghề là chúng ta đã tu rồi đó. Cái hành động đó là hành động tu.
Cũng như mấy ngày hôm nay quý thầy đến đây quý thầy thấy nè, từ đến cái giờ ăn của chúng ta đó, mà chúng ta đứng tuần tự để rồi chúng ta chào nhau, rồi tuần tự chúng ta đi lần lượt mà mỗi người đều đến cái xô cơm để mà khất thực từng bát cơm để đến giờ chúng ta ăn cơm. Trong cái thời gian đó có thể 30 phút hoặc 1 giờ, nhưng chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta tu hành được những gì? Chúng ta sẽ tu được hạnh nhẫn nhục. Nếu một người ở ngoài đời họ bước lên mâm cơm là họ lo họ ăn rồi chứ họ đâu có nghĩ đứng như vậy được. Còn chúng ta thì vẫn thản nhiên trong khi chúng ta ăn ngày có một bữa, mà giờ đó chúng ta vẫn thản nhiên đứng một cách tự tại. Chúng ta lần lượt chứ không tranh giành nhau, thì ở ngoài đời khi số lượng đông đảo như vậy thì trước cái ăn, trước cái mặc của họ, họ giành giật, họ chen lấn nhau. Như bây giờ chúng ta đi lên xe chúng ta cũng vẫn chen lấn với nhau bằng cách này, bằng cách khác. Cho nên chúng ta tu tập ngay từ những cái điều kiện chúng ta tập như vậy đó. Đó là chúng ta đã tu theo đạo Phật rồi đó.
Qua những hành động ở đây mà chúng ta tu tập, chúng ta thấy rất rõ vừa tập được nhẫn nhục, vừa tập được cái sự tuần tự của hành động chúng ta trước giờ ăn mà chúng ta không có gì vội vàng. Còn không tâm của chúng ta lúc nào cũng có cái sự vội vàng đó. Ra bến xe mà thấy cái xe đến thì chúng ta ào ào giành nhau mà chạy lên. Không lẽ cái xe đó bỏ chúng ta sao mà chúng ta lật đật vậy? Tuần tự mà chúng ta đến chứ, nó rước chúng ta thì nó có ăn tiền chứ phải đâu nó cho chúng ta, thế mà tại sao chúng ta lại lật đật lên trước, chen với nhau. Như vậy là chúng ta chưa có cái kiên nhẫn của một người tu tập. Cho nên ở đây chúng ta từng tập luyện như vậy, gọi là trên bước đường tu tập của chúng ta để làm cho chúng ta có những sức kiên nhẫn của nó.
Thì cái việc làm đầu tiên của giáo án này, bài học mà đầu tiên để tu tập thì chúng ta phải nhớ rõ ràng là chúng ta thay đổi nghề nghiệp, làm cho nghề nghiệp của chúng ta được trong sạch, thanh tịnh, không có đau khổ, không có chết chóc ở trong đó. Đó là cái bước đường tu tập đầu tiên.
Khi đã thay đổi nghề nghiệp ác bằng những nghề nghiệp lương thiện, quý vị phải đặt trọn niềm tin ở đức Phật, ở Pháp của đức Phật, ở chư Thánh Tăng đệ tử của đức Phật và ở Giới luật của đức Phật. Nghĩa là đến giai đoạn thứ 2 này, nếu mà chúng ta không tin đạo Phật, không tin Phật thì làm sao mà chúng ta thay đổi nghề nghiệp - do đó chúng ta đã có tin. Nhưng niềm tin đó nó chưa sâu. Vì vậy chúng ta phải tin ở Phật như thế nào, ở Pháp của Phật như thế nào, ở chư Thánh Tăng như thế nào và ở Giới luật của Phật như thế nào?
Muốn niềm tin đó được bền bỉ và lâu dài thì kết quả giải thoát ở thân tâm phải được thành tựu cụ thể trong mỗi bước tu tập, mỗi pháp môn tu tập. Nghĩa là cái bước đầu tiên mà chúng ta đổi nghề nghiệp thì chúng ta thấy được tâm hồn giải thoát chỗ nào? Nếu thấy được giải thoát thì chúng ta mới có tin ở Phật được, mới có tin ở Pháp của Phật, mới có tin ở các vị đệ tử Phật, mới có tin ở Giới luật của Phật được. Bởi vì khi đổi nghề nghiệp thì bàn tay chúng ta không còn vấy máu nữa, khi đổi nghề nghiệp chúng ta không còn thấy sự lăn lộn đau khổ của chúng sanh nữa và khi đổi nghề nghiệp chúng ta không thấy những người say rượu ở ngoài đường mà chửi vợ, mắng con hoặc chửi làng chửi xóm. Khi thay đổi nghề nghiệp thì chúng ta thấy tâm của chúng ta thanh thản và từ đó chúng ta biết thương yêu mọi người hơn, biết thương yêu chúng sanh hơn.
Do cái chỗ mà chúng ta thấy cái giai đoạn đầu tiên mà chúng ta tu tập đổi nghề nghiệp, chúng ta đã thấy được cái tâm hồn của chúng ta sau một thời gian thay nghề đổi nghiệp thì chúng ta vẫn thấy cuộc sống mình vẫn bình thýờng, không đến đỗi mà sa sút và đồng thời còn có thể thấy càng ngày càng phát triển hơn nữa. Không phải như còn hồi đi còn chài lưới, đi bắt cá, nhiều khi, khi còn làm nghề chài lưới ở ngoài sông, ngoài biển thì trong gia đình khi thấy trận bão, hay mưa gió là lo lắng cho người thân của mình đang làm những cái nghề không biết chết nay chết mai. Do cái sự đau khổ, do cái sự lo lắng của người thân của mình đó, cho nên chúng ta xét thấy từ cái ngày đổi nghề gia đình không còn khổ đau nữa. Mỗi lần đi biển mà thấy trời chuyển mưa giông bão thì người trong gia đình kể như người thân của mình mất mạng ở dưới biển. Đó là cái nỗi khổ tâm nhất của những người làm nghề giết hại chúng sanh.
Vì cái sự tu tập của giai đoạn đầu tiên mà cái người chịu nghiệm xét thấy thì khi mà đổi nghề chúng ta thấy nó có những cái điều may mắn đến cho chúng ta nhiều hơn vì đó là thiện pháp. Còn khi mà sống ở trong những cái nghề như vậy, ác pháp như vậy thì cái người đó có nhiều sự kiện xảy ra cho gia đình của họ mà họ không để ý, nhưng khi bước đến đạo Phật mà thay đổi nghề thì họ thấy có gì thanh thản hơn, có những cái gì giải thoát hơn trong cái đời sống của họ, cả gia đình họ chứ không phải riêng bản thân của họ. Cho nên ngay từ cái bắt đầu mà thay đổi nghề nghiệp, người ta vẫn tìm thấy được một sự giải thoát ở trong đó.
Như vậy thì quý vị thấy bước vào đạo Phật thì chúng ta thấy có một sự giải thoát thật sự chứ không phải chờ 5 năm, 10 năm, 2 chục năm tôi mới thấy được cái sự giải thoát đó. Cho nên vì có kết quả đó làm cho người ta tin tưởng ở đạo Phật. Nếu không có kết quả thì chắc chắn là không bao giờ mà ai tin tưởng. Chẳng hạn là như quý thầy bây giờ, ngồi thiền mà suốt cả 5 năm 10 năm mà cứ ngồi đó hết vọng tưởng rồi, mà ngồi đó từ 1 giờ cho đến 2 giờ cho đến 4, 5 giờ mà không thấy tiến tới nữa thì quý thầy có thối tâm không? Quý thầy chỉ an ủi mình, chắc có lẽ là mình tu chưa có đúng thôi, mình ráng nữa ráng nữa, ráng quá 10 năm nhìn lại cũng chưa thấy đến đâu hết. Rồi mình lại ráng nữa, 2 chục năm nhìn lại, sao mỗi lần có ai động đến tâm là dễ tham, sân, si phiền não vậy? Tu hoài mà sao không hết? Ngồi thiền thì 7, 8 tiếng đồng hồ thì ngồi được, nhưng mà hơn nữa thì không được, không thể nào mà một ngày hai ngày được. Tại sao vậy? Tâm thì có lúc hết vọng tưởng, có lúc thì không hết vọng tưởng? Tại sao nó lu bù vậy? 
Cho nên vì cái không kết quả đó làm cho tâm chúng ta thối chuyển hoặc là chúng ta dậm chân tại chỗ. Nhưng chúng ta đã lỡ tu mà bây giờ bỏ thì cũng tiếc mà lấy thì cũng không được, tới thì cũng khó mà lui thì cũng khó, làm cho một người tu sĩ lưỡng nan ở trên bước đường tu tập. Còn đạo Phật đến thì ngay đó có sự giải thoát liền, chiêm nghiệm liền được sự giải thoát đó. Thì cho nên cái bước đầu tiên mà chúng ta đã thấy tu tập đó, chúng ta thấy rõ ràng là chúng ta có sự giải thoát. Nếu một người đổi nghề nghiệp, và khi một năm mà thay đổi nghề nghiệp người đó thấy cả gia đình có hạnh phúc, có an vui hơn trong khi còn làm những nghề nghiệp ác.Thầy tin rằng trong cái luật nhân quả sẽ chứng nghiệm được điều này rất rõ ràng. Dù người đó vô tình nhưng cái luật nhân quả vẫn đem đến cái phước báu cho những người vô tình đó. 
Muốn thành tựu được lòng tin, tịnh tín sâu sắc ấy quý vị phải suy nghĩ và so đo giữa cuộc đời và đạo. Đây, đến đây là cái chỗ mà chúng ta phải so sánh giữa cuộc sống của đời và cái cuộc sống của đạo. Bởi vì trong đạo có cuộc sống của đạo chứ không phải nói chúng ta có pháp môn tu không đâu, mà cái sống của đạo nó khác với cái sống của đời. Cho nên chúng ta đem những cái hành động sống của quý Thầy, của những bậc tu hành so sánh với cuộc sống của đời thử coi, để lên trên cái bàn cân thử coi bên nào khổ mà bên nào thoát khổ? 
Chúng ta so sánh như vậy chúng ta mới có một cái tâm mà quyết tâm đi vào con đường của đạo mới được, còn nếu không so sánh mà chúng ta bồng bột nông nổi mà vào đạo coi chừng chúng ta sẽ vấp ngã giữa đường, mà đạo thì chẳng ra đạo, mà đời thì chẳng ra đời đó. Chúng ta đem so sánh, chúng ta thấy như thế nào? Chúng ta bây giờ so sánh cái đời sống của mình đang ở trong gia đình thì thấy như thế nào đây? Đời sống trong gia đình đầy rẫy những triền phược, đường đời thì đầy những bụi bặm ô trược và biết bao dây mơ rễ má trói buộc, biết bao nhiêu vật chất và duyên sự lôi cuốn, cám dỗ, biết bao những chông gai hố thẳm của ác pháp đang chờ đón. Đó là chúng ta so sánh rồi chúng ta suy nghiệm có phải vậy không?
Một khi chúng ta mới lớn lên, chưa lập gia đình này, chúng ta thấy còn vui chơi ăn học thôi chứ còn không có lo nghĩ gì hết. Cha mẹ làm thì hằng ngày cho con ăn học chứ mình không có phải nghĩ làm cho có cơm ăn áo mặc gì hết. Áo rách thì ba cho con may áo, còn đói thì mẹ cho con ăn cơm. Cứ vậy thôi chứ chưa biết nghĩ lo gì hết, ăn với chơi với đi học thôi chứ không biết gì hết. Nhưng mà đến khi mà lớn lên một chút thì ham muốn cái này, cái kia thì bắt đầu tìm cái nghề nghiệp làm hoặc là xin tiền cha mẹ sắm cái này cái kia, nhưng mà cũng chưa biết khổ đâu. Trong đó có những cái khổ là đi đánh lộn, đánh lạo rồi uống rượu say sưa với bè bạn nhau hoặc là chạy xe rồi bị xe đụng gãy chân, gãy tay thì lúc bấy giờ thì mới thấy được cái khổ. Nhưng mà cái khổ của tuổi trẻ chưa phải thấy khổ đâu. Cho đến khi mà lập gia đình, chừng đó mới thấy được cái khổ của nó, rồi sanh ra một vài đứa con mới thấy cái khổ của nó, rồi tất cả những cái lo toan khi mà cha mẹ chết rồi không còn giúp đỡ cho tiền bạc hoặc là cái cuộc sống, thì tự mình phải lo lấy cái cuộc sống của mình thì bao cái cuộc sống ở trên vai của mình mình gánh nặng đó, thì mình thấy cuộc đời quá khổ. Rồi vợ con đâu phải là nó luôn luôn lúc nào nó cũng ngọt ngào với mình đâu, nó cũng phải có những cái tư tưởng của nó, nó cũng phải có cái lối sống của nó. Cho nên cái lối sống của mình với lối sống nó đâu phải hợp nhau được, cho nên cả hai người là nó có những cái khác biệt nhau. Từ cái khác biệt đó, ở trong nhà nó hay có những sự lục đục, rầy rà hay hoặc là trái ý nhau, nó làm cho mình chướng ngại đủ mọi điều chớ đâu có phải mà sung sướng được.
Cho nên so sánh mới thấy được những sự triền phược, trói buộc đó, những dây mơ rễ má đó. Chẳng hạn bây giờ có hai vợ chồng, rồi bây giờ lỡ có một người chết thì thử hỏi rằng có khổ đau không? Khổ đau. Rồi hai người ngồi lại trong một mâm cơm ăn, nói chuyện đâu ở ngoài không à, mà rồi rốt cuộc lại gây lộn nhau thì thử hỏi trong lúc đó có vui sướng gì không? Đâu có vui sướng gì. Rồi bây giờ làm không tiền không bạc mà ham muốn cái này cái kia thì vợ chồng rầy rà nhau, cãi cọ nhau, người thì này, kẻ thì khác. Thì quý thầy nghĩ coi cuộc đời có khổ không? Rất khổ, đủ mọi điều khổ. Thế mà người ta đâu có thấy được cái nỗi khổ đó, mà người ta chỉ thấy cái lạc của nó mà thôiNgười ta thấy đôi vợ chồng ngồi ở trên xe hơi hoặc là xe honda, người ta thấy như vậy là hạnh phúc. Nhưng trong cái hình dáng đó, cái khổ đau của họ ai biết trong tâm lòng.
Một người nghèo nói tôi không có cơm ăn áo mặc tôi khổ, nhưng cái người giàu nói tôi có tiền bạc mà tôi còn khổ hơn nữa, tối tôi ngủ không yên sợ trộm sợ cướp. Thì đó là cuộc đời rẫy đầy những sự đau khổ, mọi thứ. Ở gần nhau con gà con vịt qua lại, con chó con heo qua lại là đã gây gổ, đã là làm khổ cho nhau rồi. Rồi con cái chơi giỡn nhau thì cũng là đủ mọi cách sinh chuyện nhau, làm cho cái đời sống bất an luôn luôn là bất an. Đời sống ở ngoài đời quý thầy thấy rất là bất an, không có lúc nào mà gọi là an ổn. Do cái sự so sánh đó chúng ta mới nhìn lại đời sống của người xuất gia như thế nào?

Ở trong giáo án ghi lại: ngược lại, đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không, không có một vật gì trói buộc, không có một đối tượng vật chất, một hoàn cảnh nào cám dỗ được họ. Bởi vậy, thật khó cho một người sống ở trong gia đình có thể sống theo Phạm Hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc.
Đó là cái sự so sánh để chúng ta thấy một cái đời sống của người xuất gia và một cái đời sống của một người ở ngoài thế gian. Hai cái đời sống này, một cái đời sống giải thoát hoàn toàn, chúng ta không còn một vật dụng gì hết cho nên chúng ta ngủ rất yên, không sợ trộm cắp và cũng không sợ hư hao bởi có gì đâu mà hư hao, nhà không có mà gia đình cũng không có cho nên đâu sợ vợ đói, con đói. Cho nęn chúng ta thanh thản, an vui hoŕn toŕn hạnh phúc, tâm hồn chúng ta trắng bạch như vỏ ốc không có còn bị hoen ố một chút gì trong những ác pháp. Đó là phần so sánh để chúng ta bước vào một giai đoạn tu tập thứ 2.
Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ nhà cửa, của cải tài sản, sự nghiệp, sống không gia đình. Suy nghĩ như vậy sau một thời gian quý vị quyết tâm đoạn dứt. Từ bỏ tài sản nhỏ, tài sản lớn, từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ, bà con quyến thuộc lớn. Thật sự cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa và xuất gia từ bỏ nhà cửa, của cải tài sản sự nghiệp, sống không gia đình, đây là giai đoạn thứ 2 trên đường tu tập. 
Nghĩa là khi chúng ta so sánh rồi chúng ta mới thật sự cạo đầu, thật sự đắp áo cà sa chỉ nhận ba y một bát. Đây là giai đoạn thứ hai, giai đoạn này nghe thì nó có dễ nhưng nó khó vô cùng. Nếu một người có gia đình như các cư sĩ trong cái hoàn cảnh trước mặt thầy đây, bây giờ từ bỏ gia đình mà đi làm cái chuyện này có dễ không? Chúng ta muốn đó, nhưng vợ con ta có muốn không? Đó là cái khó, rồi chúng ta có bỏ được sự, cái bổn phận của chúng ta đã sinh con còn nhỏ dại chúng ta bỏ được không? Điều đó quá khó không phải chuyện dễ đâu. Một người mà làm được điều này như một bầy cá mà trong một cái lưới, mà chỉ có con cá nào giỏi nhất là vọt ra khỏi cái lưới. Sự thật ra khó mà có thể vọt ra khỏi lưới. Thầy thấy hầu như một trăm một vạn cái lưới cá của người chài lưới họ kéo lên ít có con cá nào nhảy ra cái lưới của họ. Cho nên khi chúng ta bị những cái lưới của gia đình, của đời sống, của vật chất mà bao vây rồi Thầy thấy khó mà có thể rãy ra được. Mà rãy ra được thì muôn ngàn con cá chỉ có được một con cá mà thôi.
Đây, ở đây Thầy xét lại Thầy thấy Minh Tông là một người có vợ, có con, con cái còn nhỏ còn đi học chứ chưa phải lớn lao, có mẹ già đang bệnh đau, nhưng rất mạnh dạn trong một cái giai đoạn quyết tâm tu hành từ đó vượt ra khỏi cái mạng lưới này để mà thực hiện con đường giải thoát cứu mình và có thể cứu người. Một người cư sĩ như Minh Tông không phải ai cũng làm được hết, cho nên ở đây hầu hết là quý vị có theo Thầy, những người cư sĩ có theo Thầy đi nữa chẳng qua chỉ để nghe mà vui chơi chứ thật sự đi tìm sự giải thoát thật sự là phải cạo bỏ râu tóc, xuất gia, cái đời sống thay đổi hoàn toàn cắt đứt những dây mơ, rễ má tình cảm của chúng ta đối với gia đình. Thì lúc bấy giờ chúng ta mới thực hiện được con đường thiền định của đạo Phật, mới làm chủ được sự sống chết, mới tịnh chỉ được các hành trong thân chúng ta chứ không phải đơn giản.
Các thầy cứ nghĩ rằng các hành đang hoạt động trong thân chúng ta, tim đập, gan phèo phổi nè, thần kinh đang hoạt động như thế này, hơi thở đang ra vô tự động nè. Mà chúng ta thật sự muốn điều khiển làm sao cho ngưng được, không phải là một cái chuyện dễ. Nếu tâm của quý vị chưa thanh tịnh, còn thương, còn ghét, còn giận, còn hờn, còn ham vật chất, không cắt bỏ được cái đời sống của thế gian thì chắc chắn quý thầy không làm được cái chuyện vĩ đại này được. Chắc chắn như vậy, không thể nào hơn được. Cho nên giáo lý của đức Phật, giáo án mà đức Phật đã vạch cho chúng ta thấy một con đường đi rất rõ ràng.
Cho nên chúng ta bắt đầu thay đổi nghề nghiệp, chúng ta đã thấy có sự giải thoát. Nếu từ đó chúng ta đi vào con đường thiện, lấy nhân quả làm cái nòng cốt cho con đường tu tập của người cư sĩ mà thực hiện trong các nghề nghiệp thanh tịnh, tốt đẹp này, thiện nghiệp này, và tuần tự đó chúng ta lập những hạnh bố thí, cúng dường hoặc là tập những hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng trong mỗi đối tượng, mỗi hoàn cảnh thì chắc chắn là quý vị sống trong gia đình của quý vị vẫn hạnh phúc, vẫn an vui, vẫn đem lại một hạnh phúc hẳn hòi rõ ràng. Còn tiến tới để mà so sánh giữa đạo và đời để bắt đầu chuyển mình qua một cuộc sống mới thì chắc chắn quý vị khó mà đi đến cái giai đoạn thứ 2 này.
Đây là cái giai đoạn mà so sánh để chúng ta trở thành một người tu sĩ chứ không phải còn là một người cư sĩ. Nếu quý vị không thực hiện được đời sống của một tu sĩ thì chắc chắn con đường thiền định mà của đạo Phật đã vạch ra cho quý vị đi, thì quý vị khó mà thực hiện được. Đó là sự xác định thật sự của Thầy. 
Cho nên khi tuần tự mà khi mà so sánh như vậy rồi, thì quý vị nghe trong cái giáo án này đức Phật đã dạy: suy nghĩ như vậy sau một thời gian quý vị mới quyết tâm đoạn dứt. Bắt đầu mới từ bỏ tài sản nhỏ, nghĩa là mình lần lượt mình phải sắp xếp đó, mà đức Phật gọi là từ bỏ cái tài sản nhỏ đó. Rồi lần lượt mới từ bỏ tài sản lớn, nghĩa là lần lượt mình sắp xếp đâu đó này kia nọ cho vén khéo rồi mới cạo bỏ râu tóc được. Rồi lần lượt mới từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ, nghĩa là cắt đứt những tình cảm của chúng ta đối với những người bạn bè này kia xa xa đó, gọi là nhỏ đó. Rồi bắt đầu tuần tự mới cắt đứt những bà con quyến thuộc lớn, tức là những người như cha mẹ, rồi vợ con… lần lượt cũng phải cắt đứt những cái đó luôn, đó là đức Phật gọi là bà con quyến thuộc lớn đó. Còn bà con quyến thuộc nhỏ là anh em, chú bác này kia xa xa gần gần, dòng họ đó, là bà con quyến thuộc nhỏ. Còn bà con quyến thuộc lớn là cha mẹ sinh mình ra đó, vợ con của mình đó, đó là bà con quyến thuộc lớn đó. Lần lượt phải bỏ tuần tự. Còn tài sản nhỏ, tài sản lớn thì quý vị phải hiểu rằng, tài sản mà nhỏ là những của cải tiền bạc rất nhiều, đó là những cái tài sản nhỏ. Còn tài sản lớn, đó là những cái cuối cùng mà quý vị quét sạch ra đó, mà quý vị còn ba y một bát đó. Đó là những cái mà nó dính mắc nhất cho đời sống của quý vị đó là cái ăn chứ không phải cái gì khác. Bởi vì vốn chúng ta có cái tài sản lớn, tài sản nhỏ đều là để phục vụ cho cuộc sống của chúng ta mà thôi. Cho nên từ đó đến cái tài sản lớn nhất là tài sản hàng ngày mà chúng ta có một bữa ăn ngon lành, có một bữa ăn tốt đẹp đó. Đó là cái mà chúng ta khó có thể bỏ lắm. Cho nên đến khi mà thành một người tu sĩ, đối với cái ăn người ta không còn có ham thích nữa cho nên người ta bỏ sạch những tài sản lớn tài sản nhỏ đó.
Khi mà sắp xếp được, khi mà giải quyết được mọi cái thì lúc bấy giờ chúng ta mới đi qua được một cái giai đoạn thứ 2 của giáo án, của phương án tu tập này. Quý vị thấy trong hiện giờ, nghe Thầy thuyết giảng tới đây quý vị thấy mình có thực hiện được không, à quý vị có thực hiện được không, nghĩa là quý vị có bỏ được, có cắt đứt được cái điều này không?
Cho nên cái giai đoạn này mà trong thập nhị nhân duyên, 12 duyên đó, thì đức Phật có giảng nhị duyên cho chúng ta trong 12 duyên này: sanh đã tận thì phạm hạnh mới xong. Sanh tức là có cái duyên sanh thì mới có cái duyên ưu bi sầu khổ bệnh chết, nếu không có sanh thì nó sẽ không có ưu bi sầu khổ. Cho nên khi mà chúng ta đoạn duyên sanh thì ưu bi sầu khổ bệnh chết nó không có. Cho nên trong thập nhị nhân duyên thì 2 cái duyên cuối cùng này, mà đức Phật ngay từ bắt đầu người tu ấy, tức là phải đoạn dứt duyên sanh. Ở đây chúng ta phải xét cho đúng cái duyên sanh, sanh ở đây là sanh y. Y là nương tựa, sanh là sanh sống chứ không phải là sanh đẻ, không phải là đản sanh như người ta giải thích. Người mà giải thích như vậy là không hiểu. Chữ sanh ở đây là sanh y, là nhà cửa, của cải, tài sản, anh em ruột thịt, dòng họ... Cho nên khi mà cái người xuất gia mà tu thì sanh đã tận, nghĩa là đoạn tận, đoạn dứt nó đi thì phạm hạnh, cái con đường tu của đạo Phật nó mới đạt được. Mà nếu mà chúng ta không đoạn tận, còn thương, còn ghét, ngồi đây tu mà nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ cha, nhớ mẹ, ... thì chắc chắn là cái người đó không bao giờ đi đến con đường của đạo Phật.
Quý vị có hai bàn tay, một bàn tay đời và một bàn tay đạo. Tay nào quý vị cũng muốn nắm hết thì quý vị không có thể nào mà nắm gọn hết được cái con đường tu của quý vị đâu. Quý vị phải bỏ cái tay đời của quý vị đi, rồi dùng cái tay đời đó rồi quý vị ôm chặt được cái tay đạo thì quý vị mới thực hiện được. Cho nên cái đạo Phật chỉ dạy chúng ta rất rõ ràng, xác định cho chúng ta rất rõ ràng: một người mà còn nắm hai tay là không thể nào thực hiện con đường của đạo giải thoát, chỉ tu tập trong thiện pháp mà thôi chứ không thể nào đi đến sâu sắc được. Cho nên nhìn chung, chúng ta thấy hầu hết một số tu sĩ của chúng ta hiện giờ mà đi đến sâu của đạo Phật, để thực hiện được con đường thiền định của đạo Phật là cái Định Vô lậu thì không ai mà vô lậu được. Và cái định mà để làm chủ được thân tâm, sự sống chết như định Hiện tại an lạc trú thì chưa ai mà nhập được 1 tháng, 2 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm không ăn không uống được. Và cái định làm chủ được sự sống chết, muốn chết hồi nào, muốn sống hồi nào thì chưa có một người nào mà làm được. Do cái chỗ mà chúng ta tu hành mà còn bắt hai tay, đời không muốn bỏ mà đạo lại muốn thêm.
Vì vậy, mà cái giai đoạn thứ 2 của giáo án này chúng ta mới thấy đức Phật vạch rất rõ, suy nghĩ rất rõ chớ không phải nói đơn thuần, nói sơ sơ mà thực hiện được. Cho nên nhiều người cư sĩ vẫn ham tu theo Phật, vẫn ngồi thiền, vẫn nỗ lực tu mà không dám bỏ vợ con, không dám cắt lìa cái tài sản, không dám bỏ một đồng bạc của mình ra nữa, luôn lúc nào cũng phải lo làm ra tiền ra bạc hết. Thì thử hỏi họ tu tập như vậy họ tới chỗ nào, hay là ngồi cho có hình thức? Ngày nào, đêm nào cũng thức chong lên mà ngồi thiền, mà thiền đó nó đi về đâu? Tâm thì không rời đồng bạc, tâm thì không rời vợ, rời con thì thử hỏi họ làm sao họ đạt được những gì? Đó là thấy giáo án của đức Phật chưa?
Đầu tiên là phải rời nghề nghiệp để đi vào con đường thiện pháp, sống cho đúng cái sống của người cư sĩ, chứ chưa phải là người tu sĩ thật sự, đây là mới người cư sĩ mà thôi. Đến cái giai đoạn thứ hai, so sánh để chúng ta bước qua cái giai đoạn thứ 2 này, nó rất là ngặt nghèo, phải đoạn dứt cho được, mà đoạn dứt được thì ưu - bi - sầu - khổ - sanh - tử nó mới chấm dứt. Bởi vì duyên sanh đoạn thì ưu - bi - sầu - khổ và bệnh - tử nó mới đoạn. Đó là nhị duyên chúng ta thấy rất rõ ràng. 
Bởi vậy khi mà giải thích, giảng về cái giáo án này thì quý thầy suy nghĩ cho kỹ mình còn bắt hai tay hay là không? Nếu mà còn bắt hai tay thì hãy chặt cái tay kia đi, đừng có nắm nó nữa, hãy xả cái đời xuống đi. Chọn lấy đạo là đạo mà đời là đời, chết là chết trong đạo, chết là chết trên bồ đoàn chứ không thể chết dưới cái tình cảm của gia đình, của vợ của con mà hãy chết ở trên đạo. Cho nên, chúng ta thà chết ở trên đạo chứ không thể nào chết ở trong gia đình của chúng ta, chết trong tình cảm của con người.
Cho nên chúng ta bỏ hết, bỏ hết, dẹp hết mới có thể đi vào con đường của đạo Phật được. Xả hết, từ bỏ, viễn ly, xa lìa tất cả những gì gọi là cuộc sống của thế gian. Chúng ta chấp nhận đời sống của chúng ta chỉ có một cái nghề chơn chính đó là nghề đi xin. Chúng ta không còn làm ra đồng bạc, không có đi ra cày ruộng, không có đi trồng rau, trồng cải để mà ăn. Đói thì chúng ta xin, ai có cho cái gì chúng ta ăn cái nấy, mà không cho thì chúng ta chịu đói chứ không bao giờ chúng ta hành cái nghề gì.
Vì hành động sống của đức Phật ngày xưa quý thầy có thấy đức Phật đi ra trồng rau không? Giờ này đức Phật đi xin về rồi ăn thôi chứ không có bao giờ làm một cái gì hết. Ở trong khu rừng mà không trồng một cái cây có trái mà ăn nữa. Thầy chưa từng nghe đức Phật trồng cây xoài để có trái xoài, Thầy cũng chưa từng nghe trồng một cây thơm có trái thơm mà ăn. Mà tất cả đệ tử của đức Phật trong thời đức Phật, Thầy cũng chưa từng. Nhưng Thầy có nghe rằng khi đến chỗ nào đó thì ông Xá Lợi Phất dọn dẹp rất là sạch sẽ để chư tăng đến và khi rời khỏi khu vực mà đang ở thì ông Xá Lợi Phất dọn dẹp rất sạch sẽ để rồi để lại một cái khu rất là vệ sinh sạch sẽ, chứ không có bừa bãi. Thầy chỉ nghe trong kinh nói như vậy, chứ Thầy không nghe nói rằng để lại một cái vườn xoài, để lại một cái vườn rau, để lại một cái sở ruộng ở đó, không bao giờ có cái điều đó. Cho nên chúng ta tu hành theo đạo Phật, chúng ta phải lấy cái nghề đi xin ăn. Tất cả áo quần mà chúng ta đang mặc, y áo mà chúng ta đang mặc cái nào mà còn vá được chúng ta hãy tiết kiệm vá tận cùng mà mặc, không được phí bỏ. Mặc dù thời đại của chúng ta…
Nãy giờ Thầy đã giảng về cái phần thứ 2, là cái giai đoạn để cắt, đoạn dứt cái đời sống thế gian, để chuyển qua đời sống xuất gia tu tập. Quý vị hãy suy nghĩ cho kỹ, nếu đến với đạo Phật không phải đến với hình thức, đến với cái hình thức của bộ áo, đến với hình thức ngày ngồi thiền hay niệm Phật hay tụng kinh. Đạo Phật đến với thực tế của tìm con đường giải thoát, chớ không phải đến cầu an, cũng không phải đi tìm đến cuộc sống cho nó đầy đủ vật chất hơn nữa. Đến với đạo Phật thì quý vị, quý thầy phải suy nghĩ rất kỹ là chúng ta phải thực hiện làm chủ được sự sống chết và chấm dứt sự tái sanh luân hồi. Mục đích đó là mục đích của đạo Phật, để đem con người thoát khỏi sự đau khổ của chính bản thân họ. Đến với đạo Phật thì quý vị phải suy tư cái giai đoạn thứ 2 này rất là kỹ lưỡng. Đời là mình phải làm sao cho xứng đáng đời, lợi ích cho mọi người, lợi ích cho mình. Mà đạo thì phải hoàn toàn đoạn lìa đời, không được ngồi đây mà còn lo đời. Cho nên đối với Phật tử chỉ là những cái duyên để mà chúng ta độ họ tu hành mà thôi. Chớ đừng có đem họ trở thành những sự trói buộc của chúng ta. Nhiều khi chúng ta làm một vị trụ trì ở một ngôi chùa nào đó, hầu hết chúng ta không bị gia đình trói buộc mà bị Phật tử trói buộc. Họ cúng dường chúng ta cái này, cái nọ, cái kia, họ muốn sai chúng ta làm cái gì chúng ta cũng phải vâng lời làm hết. Đó là chúng ta đã lìa khỏi cuộc sống của đời mà chúng ta bị đời sai trong cái việc đạo của chúng ta. Cho nên chúng ta phải lìa khỏi những cái sai lệch này để mà chúng ta thực hiện được sự giải thoát chính bản thân của chúng ta. Chúng ta cứu chúng ta cho được.
Vả lại, cái giai đoạn này chúng ta còn phải suy nghĩ cái tâm đời chúng ta còn mang theo ở trong cái tâm đạo chứ chưa phải sạch, do đó cái bản ngã chúng ta vẫn còn, khi chúng ta mới hiểu được một chút nào đó, chúng ta vội đem ra giảng dạy cho người khác, điều đó là cái tâm đời của chúng ta đó. Cái tâm danh của chúng ta. Cho nên quý vị cũng nhớ rằng khi đoạn dứt cái đời là đoạn dứt cái tâm danh của mình, cái tâm lợi. Cho nên, do vì vậy khi nào chúng ta tu hành thành đạt giải thoát làm chủ thật sự, biết rõ rằng mình đã giải thoát hoàn toàn, tâm không còn lậu hoặc, thiền định làm chủ được sống chết lúc nào là chúng ta tự tại trong lúc đó. Bấy giờ chúng ta mới có đủ khả năng đi ra dạy đạo, dạy cho người tu hành, mà nhiều khi chúng ta còn ẩn bóng, chúng ta còn không muốn dạy ai nữa, vì đâu phải dạy người ta tu hành là dễ.
Còn quý thầy, quý vị vừa học được 5, 3 chữ, hiểu được một vài khía cạnh nho nhỏ vội đem ra trong khi mình chưa thực hành được gì hết, mình giảng cho người này hiểu, người kia hiểu, tỏ ra đó là cái hành động danh của mình, tỏ ra đó là cái bản ngã của mình chứ chưa phải là sự thực tu, thực chứng giải thoát cho chính mình. Cho nên chúng ta phải hiểu khi bước qua cái giai đoạn đạo thì coi chừng đời nó xen vào đó mà nó mượn đạo để cầu danh, cầu lợi ở trong đó. Hầu hết một số quý thầy đã bị vấp ngã trên cái giai đoạn này. Chúng ta cứ ngỡ rằng đó là đạo nhưng thật ra đó là đời chứ không phải đạo, qua cái danh hiệu đạo.
Đó là giai đoạn thứ 2 mà quý vị cần phải suy nghĩ và xét cho kỹ rồi từ đó chúng ta buông hết không còn để ở trong tâm một cái gì chúng ta dính mắc nữa. Xưa đức Thế Tôn, Ngài từ giã ngai vàng, của báu, vợ đẹp, con xinh đi vào trong rừng núi mà tu tập, 6 năm khổ hạnh. Quý thầy có thấy Ngài cắt đứt toàn bộ không còn một cái tài sản nhỏ, tài sản lớn nào hết. Còn chúng ta có nhiều người nghĩ như thế này: bây giờ mình làm cho có một ít tiền rồi mình để dành, rồi chừng đó mỗi tháng mình cứ bỏ ra một chỉ, mình ngồi mình tu khỏe re. Như ông Phật mà nghĩ như vậy thì chắc chắn không bao giờ ông khổ hạnh hết. Ngày ăn có bảy hạt mè, sống thì rờ da bụng thì đụng xương sống, rờ xương sống thì đụng da bụng, tiết thực đến mức độ, khổ hạnh đến mức độ mà đi không nổi, đứng không nổi, chỉ còn nằm không. Tu tập như vậy người ta mới thấy được, người ta mới lìa được những dục lạc của thế gian, bởi vì những dục lạc của thế gian quá đầy đủ, quá nhiều và thời đại của chúng ta nó còn nhiều vật để mà cám dỗ chúng ta.
Cho nên chúng ta là một người tu hành, chúng ta phải sáng suốt, phải nhận định ở giai đoạn thứ hai này là cái giai đoạn đoạn trừ cái tâm đời của chúng ta, cái tâm danh của chúng ta, cái tâm lợi của chúng ta. Phải đoạn dứt. Không phải đoạn dứt cái danh lợi của đời không, mà chúng ta phải đoạn dứt những danh lợi mà chúng ta mang cái tên là đạo đó, nó còn mang tính đời của nó đó.
Vì vậy mà khi mà quyết tâm tu hành rồi thì hãy sáng suốt suy nghĩ cho rõ. Phỏng chừng như quý vị bây giờ chết đi thì vợ con quý vị ai lo đây? Tại sao quý vị không bỏ được để mà quý vị đi vào thẳng con đường đạo? Khi quý vị đi thẳng vào con đường đạo thì vợ con phải tự sống như quý vị đã chết. Có cắt đứt được như vậy thì đó là cái giai đoạn thứ 2 của quý vị mới thực hiện được con đường của đạo. Nếu giai đoạn thứ 2 mà quý vị chưa thực hiện được thì quý vị nên về tập lại cái cuộc sống giai đoạn thứ nhất thực hiện nhân quả, làm đầy đủ bộn phận của một người, một con người cư sĩ, đối với vợ con cha mẹ phải hiếu hạnh, vợ con phải có sự trung thành với nhau, chớ đừng có làm những điều tồi tệ để gây sự đau khổ cho gia đình. Làm hết bổn phận, phải nuôi con cái lớn khôn có đầy đủ nghề nghiệp. Như vậy là cũng xứng đáng là đệ tử cư sĩ của đạo Phật rồi. Cho nên Thầy chưa nói đến giai đoạn thứ 3, là vì giai đoạn thứ 3 nó còn nhiều cái khó khăn, không phải dễ.
Bây giờ thầy sẽ tiếp tục ở giai đoạn thứ ba. Khi đã quyết tâm cắt ái, xuất gia như vậy, cắt ái là đoạn lìa những thương, ghét của chúng ta đối với gia đình, đối với tài sản đó. Quý vị phải siêng năng học tập Giới luật. Nghĩa là bấy giờ cạo tóc rồi đó, thì tất cả những Giới luật của Phật là phải học trước, chứ không được học Kinh. Quý vị nhớ kỹ, học Kinh quý vị không thấy được cái phạm hạnh của quý vị, không thấy được những oai nghi tế hạnh của quý vị đâu. Cho nên quý vị phải học Luật. Cho nên khi mà xuất gia trong Kinh luật cũng dạy phải 5 năm mà học luật, rồi sau 5 năm đó mới học Thiền. Quý vị hiểu điều đó! Không có giới luật nào mà quý vị không thuộc, quý vị phải thường hằng cố gắng, sống đúng Giới luật, không cho phạm phải một lỗi nhỏ, sống đúng nếp sống oai nghi tế hạnh của người tu sĩ đạo Phật. Nghĩa là bắt đầu vào cái giai đoạn thứ 3 thì quý vị phải đoạn dứt cái tâm đời của quý vị, cái cuộc sống đời của quý vị, mà quý vị phải siêng năng học tập Giới luật, thuộc tất cả những cái hành động, cái oai nghi tế hạnh trong Giới luật, quý vị phải cố gắng giữ gìn, không cho phạm những lỗi nhỏ ở trong Giới luật.
Muốn sống đúng nếp sống của người tu sĩ đạo Phật, quý vị phải tu tập 4 pháp hạnh đầu tiên. Đây, nếu mà muốn sống đúng cái nếp sống của người tu sĩ của đạo Phật thì quý vị phải tu 4 cái pháp hạnh đầu tiên đó là Tứ Bất Hoại Tịnh. Khi thực hiện tu tập Tứ Bất Hoại Tịnh quý vị phải tu tập từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, từ bỏ trượng gậy, kiếm đao, bỏ những loại vũ khí giết hại chúng sanh. Đó là giai đoạn tu tập Tứ Bất Hoại Tịnh. Nhưng mà muốn tu tập Tứ Bất Hoại Tịnh thì quý vị phải tu tập những giới đầu tiên của quý vị tức là từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh. Đó là cái giới đầu tiên của quý vị. Nhưng ở đoạn trên là chúng ta đã học những giới đó rồi thì bây giờ ở đoạn dưới mà tu Tứ Bất Hoại Tịnh thì bắt đầu chúng ta phải từ bỏ sát sanh, tránh xa sự sát sanh. Thì cái này sẽ được Thầy giảng dạy từ bỏ sát sanh như thế nào mà tránh xa sát sanh như thế nào. Nhưng trước khi giảng dạy cái này thì Thầy sẽ giảng dạy Tứ Bất Hoại Tịnh. Hôm nay thì đã hết giờ, ngày thứ 5 tới chúng ta sẽ tiếp tục giáo án này…
Nhưng trước khi học, tu Tứ Bất Hoại Tịnh Thầy sẽ giảng cho quý vị oai nghi tế hạnh của người xuất gia theo lộ trình thứ 2 của đạo Phật.
Sau khi quý vị đã xuất gia, cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa, sống không gia đình, không nhà cửa. Đây là một lối sống đối với người thế gian thì được xem là rất mới mẻ và còn lạ lùng, sống không giống lối sống của mọi người trên thế gian này. Mà muốn sống được như vậy thì người xuất gia phải sống chế ngự thân mình, chế ngự lời nói của mình, chế ngự ý nghĩ của mình. Luôn luôn phải bằng lòng với nhu cầu tối thiểu về ăn uống, y áo, thuốc thang, sàng tọa. Vui theo nếp sống trong sự an tịnh. Thường sống cô đơn, trầm lặng, sống một mình, không bạn bè thân thuộc, không Phật tử thân thương. Sống với mục đích chủ động thân tâm. Bất động trước mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng, mọi sự việc và mọi nhân duyên đều chủ động.
Đây là cái người mà muốn đi vào lộ trình thứ 2, xuất gia của đạo Phật thì đương nhiên là phải có một lối sống, không phải sống như lối sống khi còn ở thế gian được, mà phải dứt bỏ hết của cải tài sản, lòng thương yêu, và dứt hết không còn có gì gọi là mang theo trong thân tâm của mình. Nghĩa là bỏ sạch, bỏ thật sạch và còn phải sống một đời sống cô đơn, trầm lặng; sống không còn thân hữu bạn bè, không còn thích vui chơi, nói chuyện; không còn thích ăn uống, không còn thích cái này cái nọ kia nữa và cũng không còn sợ hãi phải có Phật tử thân thuộc để lo cho mình miếng ăn, áo mặc. Mà chỉ cần phải sống, sống với một mình trước hoàn cảnh nào, trước sự việc nào, trước đói khát, trước bệnh tật đều luôn luôn chế ngự, giữ gìn thân mình, ý mình, lời nói mình, không để cho dao động trước mọi hoàn cảnh, mọi sự việc xảy ra.
Bước qua cái lộ trình xuất gia, người tu sĩ phải dứt bỏ những gì chưa dứt bỏ. Vậy dứt bỏ những gì? Muốn dứt bỏ người tu sĩ phải sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha. Nghĩa là người tu sĩ, người mà bước qua cái lộ trình của người tu sĩ theo đạo Phật thì phải lấy giới luật của Phật làm cuộc sống của mình. Cho nên hằng ngày phải chế ngự tâm mình, phải chế ngự thân mình, phải chế ngự lời nói của mình, phải đúng ở trong giới bổn Ba la mộc xoa đề hay là Patimokkha. Luôn luôn phải đầy đủ oai nghi chánh hạnh, phải thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, phải nhận ra được sự nguy hiểm khi mà chúng ta phạm phải những cái lỗi nhỏ nhặt ở trong giới bổn, ở trong những oai nghi thiếu sót làm chúng ta không xứng đáng là một vị tu sĩ, thì chúng ta nên cẩn thận và cảnh giác cho nó rõ ràng. Vì có cẩn thận, ý tứ từng hành động thân - khẩu - ý của mình do vì vậy mà mình mới giữ gìn giới hạnh, mới chế ngự cái thân khẩu ý của mình mới trọn vẹn trong giới bổn Ba la mộc xoa đề. Còn nếu mà mình không có chế ngự, không có giữ gìn thân khẩu ý của mình thì những cái lỗi nhỏ, oai nghi tế hạnh nhỏ thì mình sẽ bị phạm, mà bị phạm thì nó sẽ làm cho mình xấu hổ, làm cho mình luôn luôn có sự sợ hãi trong chúng tăng, trong những vị tu hành. 

Bước qua lộ trình xuất gia, người tu sĩ phải dứt bỏ những gì chưa dứt bỏ. Muốn dứt bỏ, người tu sĩ phải biết sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Ba la mộc xoa đề hay còn gọi là Patimokkha. Luôn luôn phải sống đầy đủ oai nghi chánh hạnh của người tu sĩ. Phải thấy rõ sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt của giới bổn. Phải luôn luôn thọ trì học tập, trau dồi, tu tập trong giới học. Thân nghiệp, ngữ nghiệp luôn luôn phải nhờ giới hạnh trau dồi, rèn luyện, tu tập. Hằng ngày sinh hoạt trong mọi cuộc sống luôn luôn được trong sạch là nhờ giữ gìn, trau dồi, tu tập giới hạnh trọn vẹn đầy đủ. Lúc nào người tu sĩ cũng luôn luôn phòng hộ 6 căn, giữ gìn mắt tai mũi miệng thân ý của mình. Vì lúc bấy giờ mình biết mắt tai mũi miệng thân ý của mình mới bước vào lộ trình xuất gia tu hành thì còn rất yếu, dễ bị dính mắc 6 trần, dễ bị say đắm lôi cuốn 6 trần, nhất là cái đời sống giới hạnh và giới đức của đức Phật làm cho cuộc sống mới mẻ và khắc khổ đối với con người mới vào tu. Vì vậy mà 6 căn tiếp xúc 6 trần dễ sanh sự bất mãn, sự thối chí của người mới tu, cho nên phải cố gắng mà phòng hộ 6 căn mắt tai mũi miệng thân ý của mình đừng cho duyên 6 trần sẽ sanh ra 6 thức và sanh nhiều cái lý luận để đưa đến chỗ bỏ đạo, xa thầy và trở về cuộc sống thế tục.
Muốn được như vậy thì người tu sĩ phòng hộ 6 căn giống như một người lính gác cổng thành, luôn luôn phải tỉnh táo biết kẻ ra người vào, kẻ nào tốt, người nào xấu, kẻ nào gian, kẻ nào thật, phải luôn luôn đề cao cảnh giác ý tứ từng chút một. Đó là bổn phận, trách nhiệm của một người lính gác cổng thành. Thì đối với người tu sĩ mới vào đạo Phật xuất gia, mới đi vào lộ trình của người người tu theo đạo Phật cũng giống như người lính gác cổng thành vậy. Phải luôn luôn ý tứ và cảnh giác từng chút vì đó là bổn phận của người tu sĩ khi muốn tìm cầu sự giải thoát thì phải cảnh giác tâm mình giống như người lính vậy. Lúc nào thiếu một sự cảnh giác thì bị các trần, các pháp trần xâm chiếm tâm, tức là tâm chiếm thành, những kẻ gian ác lừa bịp sẽ dối trá, sẽ gạt gẫm. Đó là bổn phận và trách nhiệm của người tu sĩ, cần phải cảnh giác tâm mình giống như người lính vậy. Lúc nào thiếu cảnh giác là tâm bị xâm chiếm, nhờ có sự cảnh giác tâm mới được yên ổn; nhờ có sự cảnh giác tâm mới được bảo vệ và giữ gìn, được an ổn không bị dính mắc các trần cũng như người lính đã giữ trật tự an ninh trong thành.
Đã cảnh giác canh phòng như vậy mà còn phải biết thiểu dục tri túc, tức là phải biết ít muốn mà biết đủ, chớ không phải nói rằng cảnh giác canh phòng như vậy là đủ mà còn phải giữ gìn sự ít muốn, ít ham muốn biết đủ của mình. Cái gì có thì mình sống cái đấy, không được đòi hỏi thêm nhiều hơn, đó là bổn phận và trách nhiệm của người tu sĩ mới bước đầu vào đạo Phật, là phải sống hiểu biết như vậy, không có đòi hỏi hơn vì lúc bấy giờ khi chưa bước chân vào đạo Phật là sống đầy đủ những vật chất, những sự ham muốn theo dục lạc thế gian. Nhưng khi đã bước chân vào đây rồi thì phải hiểu rằng đời sống hôm nay không phải đời sống của ngày mai, đời sống của hôm nay là đời sống đạo, không phải là đời sống của thế tục. Vì vậy tất cả những gì phải bỏ xuống là bỏ xuống sạch. Vì mục đích cao cả, vì mục đích lớn lao của cuộc sống đầy đau khổ và sinh tử luân hồi, muốn ra khỏi nó thì phải sống như thế này thì mới ra khỏi được. Còn muốn trôi lăn trong 6 nẻo luân hồi, sống đời sống đau khổ và sinh tử luân hồi thì cứ tiếp tục sống theo dục lạc thế gian như mọi người trên hành tinh này vậy, thì không bao giờ có ngày giải thoát được, thì không bao giờ có ngày chấm dứt được luân hồi. Vì chính tâm ham muốn dục lạc thế gian là tâm sanh tử luân hồi không thể nào làm sao tránh khỏi. Biết được vậy, hiểu được vậy thì người tu sĩ phải thấy trách nhiệm đầu tiên của mình xuất gia theo đạo Phật là mục đích phải chấm dứt sinh tử luân hồi, làm chủ sự sống chết. Người tu sĩ xuất gia cần phải biết dứt trừ như đã dạy ở trên, tức là phải dứt trừ sự sát sanh, tránh xa sự sát sanh, phải từ bỏ những vật dụng giết hại chúng sanh như gươm, đao, dao, mác, kiếm, cung, tên, trượng, gậy, kích, mâu, côn, chùy, thương, súng, đạn, bom, mìn, lựu đạn, chất nổ...Phải biết xấu hổ và sợ hãi khi lỡ tay làm đau khổ và đoản mạng chúng sanh, phải biết luôn luôn tu tập trau dồi lòng từ, thương xót tất cả chúng sanh, làm cho chúng sanh được an vui; nghĩ đến hạnh phúc của chúng sanh, của tất cả loài hữu tình, phải làm sao cho chúng được an lạc thảnh thơi, như vậy đó là giới hạnh của vị tu sĩ đầu tiên bước vào lộ trình xuất gia của đạo Phật. 
Kế đến, người tu sĩ dứt bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những của được cho, chỉ mong những của được cho. Tự sống thiểu dục tri túc, biết đủ, ít muốn, trong sạch, thanh tịnh, không có trộm cướp, không có lấy của không cho, dù cây kim sợi chỉ, những vật nhỏ nhất cũng không được lấy. Như vậy người tu sĩ phải hiểu đó là giới hạnh của người mới bắt đầu xuất gia trong giới luật của đạo Phật. 
Kế tiếp, người tu sĩ phải dứt bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ trên sự thật mà nói, nói chắc chắn, nói đúng tin cậy, không nói lường gạt ai, không nói phản lại lời nói của mình, phản lại lời nói của đời sống, của mọi người. Như vậy là giới hạnh của người tu sĩ đầu tiên trong giới luật mới bước vào lộ trình xuất gia của đạo Phật.
Kế tiếp, người tu sĩ phải dứt bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì chỗ này không được đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia không đi đến chỗ này nói để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy vị tu sĩ sống hòa hợp với những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ vui mừng trong sự hòa hợp, thoải mái trong sự hòa hợp, vui mừng trong sự hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Như vậy là giới hạnh đầu tiên của người tu sĩ trong giới luật của lộ trình xuất gia đạo Phật. 

Kế tiếp, người tu sĩ dứt bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, vị ấy nói những lời nói không có lỗi lầm, đẹp tai, dễ thương, thông cảm với mọi người, lời nói tao nhã, nhẹ nhàng, êm ái, làm đẹp lòng nhiều người. Như vậy là giới hạnh đầu tiên của người tu sĩ mới xuất gia trong giới luật của lộ trình xuất gia đạo Phật.
Kế tiếp, người tu sĩ cần phải dứt bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về chánh pháp, nói những lời về giới luật nghi, nói những lời hợp thời, hợp lý có mạch lạc, có hệ thống, có lợi ích cho mọi người. Như vậy là giới hạnh đầu tiên của người tu sĩ trong giới luật của lộ trình xuất gia đạo Phật. 
Kế đến, người tu sĩ phải dứt bỏ ăn uống phi thời, ngày dùng một bữa, không ăn ban đêm, dứt bỏ ăn uống phi thời, dứt bỏ ăn uống lặt vặt; dứt bỏ đi xem múa, hát, nhạc, diễn kịch; dứt bỏ trang sức làm đẹp, làm sang; dứt bỏ nằm giường cao rộng lớn; dứt bỏ nhận vàng bạc, tiền bạc của người cư sĩ cúng dường; dứt bỏ cất giữ tiền, bạc, của báu; dứt bỏ nhận thịt sống, dứt bỏ nhận thịt chín. Như vậy là giới hạnh của người tu sĩ đầu tiên trong giới luật của lộ trình xuất gia đạo Phật.
 Đây là giới hạnh của những người tu sĩ mới bước đầu vào lộ trình xuất gia đầu tiên theo đạo Phật.
Những giới hạnh này người tu sĩ cần phải nhớ kỹ và ghi nhớ không được để vi phạm những lỗi lầm này. Người mới tu cần phải ghi nhớ mãi mãi những điều này, không được vi phạm. Có vi phạm nhỏ phải xấu hổ, phải hằng răn sám hối, phải hằng sửa sai không được kéo dài, không được tiếp tục phạm nữa. Có như vậy mới xứng đáng là người bước đầu vào đạo Phật.
Và người tu sĩ mới bước đầu vào đạo Phật cần phải hiểu thêm, cần phải tu tập thêm theo những bài kệ dưới đây để dứt trừ những điều ác, mà tăng trưởng các điều lành. 
Quý thầy hãy nghe những lời dạy này để mà cố gắng cho cái giai đoạn mới bước đầu vào đạo Phật: 
Hãy mau mau làm điều lành,
Thường ngăn tâm làm điều ác.
Hai cái câu kệ đầu thì khi mà chúng ta mới bắt đầu chúng ta vào đạo Phật, đi vào cái lộ trình thứ hai trở thành một vị Tỳ kheo tu hành thì tất cả những cái điều lành thì chúng ta đều là thực hiện làm tất cả những điều lành. Còn những cái điều ác thì luôn luôn ngăn chặn cái tâm của mình làm cái điều ác, điều ác lớn điều ác nhỏ gì thì chúng ta phải ngăn chặn nó lại. Đây là 4 cái câu kệ kế:
Nếu người làm điều ác
Chớ tiếp tục làm ác
Đừng ước muốn điều ác
Chứa ác chịu khổ đau
Ở đây, thì Phật dạy bảo khi mới bắt đầu vào tu, người mới bắt đầu vào tu thì tâm chúng ta còn quen đi ở trong đời sống thế tục cho nên nó có những pháp ác còn đang lẫn lộn ở trong tâm hồn của chúng ta. Cho nên đức Phật dạy: Nếu người còn đang ở trong các pháp ác, chớ nên tiếp tục các pháp ác, dứt nó ra đi và đừng có muốn, ước ao muốn, như bây giờ mình ham muốn cái này kia, ham muốn ăn cái này kia, ham ăn rồi đó, hoặc là còn tham sân si, thì đó là các pháp ác đó. Cho nên đừng có ước muốn các điều ác, vì chứa ác thì cuộc đời chúng ta sẽ gặp nhiều cái sự đau khổ. Mặc dù là hiện giờ chúng ta là những người tu nhưng còn có gặp những cái khó khăn chứ không phải là không có những cái khó khăn. Muốn cho được an ổn, yên ổn tu hành thì chúng ta phải nỗ lực dứt các điều ác. Đừng có ước muốn nữa, đừng có ham muốn nữa vì tất cả những ham muốn đó nó sẽ đem đến những sự khổ đau, mà là những khổ đau đó toàn là những sự ác đem đến cho chúng ta.
Nếu người làm điều thiện
Tiếp tục làm thiện thêm
Lòng ước muốn điều thiện
Chứa thiện được an lạc
Nếu mà chúng ta bước qua giai đoạn, vào lộ trình tu tập của đạo Phật, bắt đầu mới vào tu thì chúng ta luôn luôn ước muốn làm cái điều lành, tiếp tục làm điều lành ước muốn làm điều lành và chất chứa những điều lành đó. Thì con đường tu của chúng ta được an lạc, không còn khó khăn nữa. 
Còn trái lại chúng ta có những cái tâm niệm chứa những cái ác, coi như là nghi ngờ Thầy tổ của mình, nghi ngờ bằng cách này bằng cách kia. Trước khi mà chúng ta muốn đến với vị Thầy đó thì ít ra chúng ta cũng phải chọn lấy có đủ niềm tin hay không, không đủ niềm tin khi đến đó mà khi mình nhận người ta làm thầy mình rồi mình đâm ra nghi cái này nghi cái kia, đứng núi này trông núi nọ, rồi dùng những lời lẽ phỉ báng thầy mình, chê bai thầy mình bằng cách này bằng cách khác thì đó là mình đã chứa những điều ác trong tâm của mình. Và chứa những điều ác trong tâm của mình như vậy á, là tự mình đã đem lại cái sự bất an, đem lại cái sự muôn đời chẳng bao giờ tìm được con đường giải thoát. 
Một khi biết Thầy mình, mình đến xin vị đó làm thầy mình, mà mình biết thầy mình chưa có đạt đến mức giới luật cũng như thiền định cao siêu thì mình vẫn là quý trọng thầy mình, đừng có dùng cái lời lẽ phỉ báng thầy mình bằng cách này bằng cách khác đối với một vị thầy đã đưa dắt mình lúc đầu. Ơn không có mà trả oán, những cái hạng người đệ tử như vậy thì suốt đời của họ tu hành cũng chẳng ra gì.Vì đó là những điều mà họ đã chứa trong tâm họ toàn là những điều ác. 
Người ác thấy là lành
Khi ác nghiệp chưa đủ
Đến khi đã chín muồi
Người ác mới thấy khổ.

Nghĩa là bây giờ chúng ta nói cái này, nói cái kia thì cái nghiệp ác nó chưa có đến với chúng ta đâu. Nhưng mà khi nó đến đủ rồi thì chúng ta mới thấy rõ cái khổ đó là do cái hành động ác của mình, cái hành động mà do cái tâm không tốt của mình.
Người hiền đang sống khổ
Khi thiện nghiệp chưa đến
Nay thiện nghiệp chín muồi
Người lành được an vui.
Nghĩa là hiện bây giờ chúng ta đang làm lành, nhưng mà cuộc sống chúng ta đang gặp những cái khó khăn, là do nhân quả của đời trước mà mình hôm nay mình chịu lấy. Khi mà cái thiện nghiệp hiện giờ mình đã làm, nó chưa có đến đâu, một ngày nào đó nó sẽ đem đến cho mình. Mà nó đem đến cho mình chín muồi rồi thì cái người làm điều lành đó sẽ được an vui và an vui mãi mãi trong cuộc sống của họ. Họ sẽ không có thiếu thốn một cái gì cả.
Bài kệ kế:
Chớ khinh chê điều ác
Cho rằng chưa đến mình
Như nước nhỏ từng giọt
Rồi bình cũng đầy tràn
Người ngu chứa đầy ác
Do chất chứa dần dần
Nghĩa là hiện giờ chúng ta coi chuyện ác nhỏ chẳng ra cái gì hết, mình chê mình nói người này thế này thế khác, hoặc mình làm đau khổ người khác, mình coi nó không có gì. Nhưng mà nó sẽ là những giọt nước mà nhỏ lần lần nó sẽ đầy cái bình của chúng ta. Cho rằng nó chẳng có hại gì mình được hết, nhưng mà cuối cùng nó đầy đủ rồi thì cái bình kia nó vẫn phải tràn đầy. Và khi tràn đầy thì chúng ta sẽ thọ lấy những quả khổ, mà không ngờ trước những cái quả khổ do từng giọt nước ác nhỏ, tuy nhỏ nhưng mà lâu ngày nó sẽ đầy cái bình. Tuy giọt nước nó mềm nhưng nó có thể xoi mòn được đá cứng và cái giọt nước ác cũng vậy, nó có thể giết hại đời sống của chúng ta toàn là gặp những đau khổ.
Chớ khinh chê điều thiện nhỏ
Cho rằng chưa đến mình
Như nước nhỏ từng giọt
Rồi bình cũng tràn đầy
Người trí chứa đầy thiện
Do chất chứa dần dần
Cái người mà trí thì luôn luôn mỗi việc thiện nhỏ chúng ta đều cố gắng làm, giống như từng giọt nước nhỏ đến ngày nào đó, một bình nước đầy, chúng ta mặc sức mà dùng, đời sống chúng ta được an vui và hạnh phúc.
Đây là những điều mà phải nói rằng trên bước đường tu hành theo đạo Phật thì phải nói rằng cái giai đoạn mà đầu tiên mà bước qua lộ trình thứ 2 này, trở thành một vị tu sĩ của đạo Phật. Thì chúng ta phải nhớ những bài kệ này, là những cái hành động mà đầu tiên chúng ta phải dứt trừ những cái điều ác.
Những cái điều ác mà nó đưa đến cho đời sống của chúng ta, nó có nhiều cái quả khổ, mặc dù chúng ta tu hành nhưng phải gặp nhiều cái quả khổ. Chúng ta cố gắng mà dứt trừ nó thì may ra chúng ta sẽ được an vui trong cuộc đời tu hành của chính mình.
Bởi vì hằng ngày trên cái đường tu tập của chúng ta, chúng ta hãy tích lũy từng chút cái việc làm lành. Thấy một con vật mà bị trôi trên một vũng nước, đang sắp chết đuối trên vũng nước nhỏ chúng ta mau mau cứu chúng, thì đó là một việc làm lành nhỏ của chúng ta. Thấy một miểng chai, hoặc là một cây đinh, hoặc là một cây gai nằm, hoặc cái miểng chai nằm ở trên đường mà người qua kẻ lại thì do đó chúng ta nên nhặt cái vật đó đi, không khéo thì người vô ý họ sẽ đạp phải, sẽ gây đau khổ cho thân người đó. Do đó chúng ta muốn tránh sự đau khổ cho mọi người thì chúng ta nên lượm cái vật đó đi, đó là một cái việc làm lành nhỏ.
Cũng như chúng ta đi, chúng ta nhìn xuống chân, mà chúng ta tránh đi, đừng có để đạp con kiến hoặc là côn trùng dưới chân, tránh cái sự chết hoặc là sự gãy chân đau khổ của chúng chính cũng là một điều lành nhỏ mà chúng ta hằng ngày chúng ta gặp phải. Thấy một con vật đang đói khát, trong khi đang quằn quại trên cái sự đau khổ của cơn đói hoặc là cơn bệnh của chúng, thì chúng ta ngồi mà chúng ta nhìn rồi chúng ta khởi một cái tâm thương yêu, mong rằng sự đau khổ của chúng sanh này sẽ giảm đi, sẽ bớt đi. Sự ước mong, sự ước muốn của chúng ta nó cũng được cảm thông với cái sự đau khổ của chúng sanh.
Đó là những việc làm lành nhỏ mà góp nhặt từng chút để tạo nên cái lành lớn. Nếu chúng ta không làm được những điều nhỏ này thì khó có thể dứt trừ được những điều ác. Hằng ngày chúng ta ngồi lại thấy 2 con vật đang cắn lộn nhau, đang giành nhau cái vật thực gì đó mà cắn nhau, chúng ta vội vàng can ngăn chúng ra, đừng để chúng đánh nhau, thì đó cũng là một việc lành nhỏ.
Hằng ngày chúng ta có những điều vô tình làm đau khổ chúng sanh, khi chúng ta đang ngồi ăn thấy một con kiến hay một con vật gì, rớt ở trên mình chúng ta, bị nó cắn làm cho chúng ta ngứa hoặc đau, chúng ta sau khi bị đau ngứa không có ý tứ, không nghĩ đến thương chúng cho nên chúng ta lấy tay vò đi, chà đi làm cho con vật bị chết đi, đó là chúng ta làm một điều ác nhỏ.
Cũng như chúng ta ngồi chơi có một con muỗi đáp trên mặt chúng ta hút máu, chúng ta bắt đầu nghe ngứa ở tại chỗ đó thì chúng ta phải ý tứ, trên mặt chúng ta có chỗ ngứa chắc lẽ có một con vật, con muỗi hay con gì cắn chúng ta, hãy từ từ nhẹ tay để cho con vật đó không chết, đó là một việc làm thiện nhỏ.
Hằng ngày còn biết bao nhiêu việc nhỏ, như chúng ta đổ một cái xô nước nóng, chúng ta nhìn trước sau coi dưới đất chúng ta đổ có chúng sanh không, nếu không có chúng ta sẽ đổ, và đổ nước nóng xuống đất mà không có chúng sanh thì không có chết hại chúng sanh, đó là một việc làm thiện của chúng ta.
Chúng ta nắm một cái cây mà chúng ta ném, cái cây rớt rủi ro trúng một con vật nhỏ như một con cuốn chiếu, hoặc là một con trùng, hoặc một con kiến, nó cũng làm cho con vật đau khổ. Tốt hơn, chúng ta đừng vô tình ném một cái cây, một khúc cây mà rớt để làm cho đau khổ chúng sanh. Chúng ta hãy để nhẹ nhàng khúc cây vào cái nơi vị trí của chúng, thì thứ nhất là oai nghi tế hạnh của chúng ta rất là nhẹ nhàng, rất là có oai nghi, và thứ hai là không làm đau khổ chúng sinh. 
Đó là những việc làm thiện nhỏ mà chúng ta phải nhặt nhạnh từng chút, từng ngày để tạo cho chúng ta có những cái điều lành lớn sau này.
Và đối với cái hành động ác hằng ngày mà hành động nhỏ chúng ta cũng cần lưu ý, và đối với cái hành động thiện nhỏ hằng ngày chúng ta cũng cần lưu ý để mà trau dồi thân tâm của mình trong những oai nghi, tế hạnh của người tu sĩ mới bắt đầu tu tập giới hạnh của Phật, thực hiện cái đời sống hằng ngày oai nghi tế hạnh đầy đủ, nhẹ nhàng, để giúp đỡ tất cả chúng sanh không vì mình mà đau khổ. 
Đây là những điều căn bản đầu tiên giới hạnh của người tu sĩ mới bước qua lộ trình xuất gia cần phải thông hiểu rõ ràng để không có lỗi lầm, để không phạm phải. Nhưng bấy nhiêu đây chưa đủ để đi suốt cái quãng đường xuất gia tu hành, đi đến chấm dứt sanh tử luân hồi được mà còn phải tu tập nhiều hơn nữa, và phải tu tập nhiều hơn nữa.
Người tu sĩ Phật giáo mới bước đầu vào đạo cần phải sống độc cư, sống trầm lặng, sống một mình, còn phải tu tập Chánh niệm tỉnh giác định, Định vô lậu, Định sáng suốt... Cho nên chúng ta không bước vào lộ trình của người tu sĩ thì thôi, mà đã bước vào cái lộ trình của người tu sĩ thì thứ nhất là chúng ta phải thấy hạnh độc cư rất là quan trọng đối với người tu sĩ, bởi vì cuộc sống ngoài đời chúng ta rất thích là ham vui, nói chuyện này, chuyện kia, cười cợt, nói diễu, nói đùa, nói móc, nói máy, nói mỉa mai người này, người nọ, người kia...để cho mình thỏa thích cái tâm vui, cái tâm cô đơn của mình. Nhưng khi mà bước vào cái nẻo xuất gia tu hành rồi thì chúng ta phải thấy những cái mà sống như vậy nó không đúng là cái hạnh của người tu sĩ. Mà phải sống đúng cái hạnh người tu sĩ là phải sống độc cư, sống một mình, sống không nói chuyện với ai, luôn luôn phải ưa thích trầm lặng, phải sống cuộc sống trầm lặng, phải luôn sống cho mình, phải luôn sống để tâm mình hợp nhất đừng bị phân tán các ngoại cảnh, các đối tượng, các hoàn cảnh.
Vì vậy mà chúng ta thường xuyên phải tu tập cái Chánh niệm tỉnh giác định và cái Định vô lậu và phải sống hằng ngày trong cái Định sáng suốt.
Và hằng ngày, muốn sống trong cái Định sáng suốt thì cái người tu sĩ mới bắt đầu qua lộ trình thứ 2, cái lộ trình của người xuất gia đó, thì phải tu tập ở trong cái Chánh niệm tỉnh thức. Mà cái Chánh niệm tỉnh thức thì lấy sự đi kinh hŕnh, lấy việc làm hằng ngày của ḿnh trong lao tác, trong cái lao động đó mà tập trung tâm của mình ở nơi cái hành động để biết cái hành động của mình đang ý tứ làm những công việc cho tỉnh táo, cho sáng suốt và thường phải dùng pháp hướng nhắc cái tâm của mình. Thí dụ như mình đang lặt rau hoặc đang nấu cơm, thì đang lặt rau nói “tôi biết tôi đang lặt rau", và khi lặt rau xong rồi đến giai đoạn nấu cơm thì "tôi biết tôi đang nấu cơm", thỉnh thoảng mình lại nhắc "tôi biết tôi đang nấu cơm". Tập cho cái sức tỉnh thức của mình ở trong cái hành động đó để cho nó luôn luôn nó tỉnh thức, nó không có một niệm vọng tưởng xen vào và cũng không có niệm vô ký quên đi cái hành động của chúng ta. 
Đó là cái phần tu Chánh niệm tỉnh thức, thì cái phần đó nó giúp cho chúng ta được ý tứ trong hành động để mà giữ gìn giới hạnh cho nó đừng có vi phạm, đừng có mà phạm phải. Và kế tiếp thì chúng ta phải tu cái Định vô lậu, và cái Định vô lậu thì chúng ta phải thường xuyên đặt cái niệm ở trước mắt của chúng ta, bây giờ chúng ta vẫn là người mới rời khỏi gia đình, tình cảm chúng ta nó còn dính dấp đối với những người thân cho nên mình đặt cái niệm nhân quả đối với người thân như cha mẹ, vợ con, anh em... Thì chúng ta nhìn nó và quán xét cái nhân quả. Nếu không có nhân quả thì làm gì ngày nay chúng ta trở thành con cái hoặc là trở thành cha mẹ của mình. Nếu không có nhân quả thì làm sao những người này họ trở thành vợ con mình được. Có nhân quả một là mình nợ họ, hai là họ nợ mình. Do chỗ đó chúng ta quán xét suy tư, từ đó mới dứt được tình thương yêu một cách rất là vô minh không có sáng suốt. Làm cho cái tâm của chúng ta càng ngày càng lìa xa cái tình thương yêu nhỏ mọn, nó không rộng lớn như cái tâm từ bi của Phật dạy.

Muốn được vậy thì hằng ngày chúng ta đặt cái niệm lòng thương yêu của chúng ta đối với gia đình, đối với những người thân, chúng ta phải quán xét nó bằng đường lối của Nhân quả. Bằng những cái nợ, hoặc là mình nợ họ, hoặc là họ nợ mình. Cho nên đây là một sự vay trả, một sự đòi hỏi để trả nợ với nhau trong hiện kiếp này, mà cái đời kiếp kia là con nợ với nhau mình nợ họ, họ nợ mình. Do như vậy chúng ta mới dứt được những cái điều thương…