Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Băng số 38


GIỚI BỔN PATIMOKKHA ( TIẾP) - GIỚI VỀ Y ÁO


Băng A:

Kiến hay gì vô nó đóng ổ trong đó thì thử hỏi cái ông thầy đó có giải thoát không? Ông quá khổ vì vài ba con kiến, với một cái đống y của ổng đi đâu cũng ôm nặng nề. Thầy thấy mấy cô với mấy thầy sợ bỏ ba cái y không có rời, Thầy thấy đi đâu cũng mang một cái túi quá lớn, nặng nề quá tay vậy là giải thoát cái thứ gì? Nội cái đống vải đó trông thấy đã quá sợ rồi, còn ở đây Thầy chỉ mang vô trong mình Thầy là đủ 3 y rồi, còn cái gì mà Thầy ôm thêm nữa, có một cái bát không trong cái túi ở bên hông này, đi nó nhẹ nhàng, nó giải thoát, đi cũng như mà chim bay vậy - đúng như vậy! Không có khổ, không có chút nào hết, mà ở đây thì giới bổn nó chế như vậy, nó làm cho cái người tu sĩ chúng ta đi đâu phải kè kè một cái rương, chớ còn không lơ mơ nó rời ba y là không có được, ngủ thì ôm một bên. Trời ơi ngủ mà thí dụ như trời lạnh mà Thầy đắp ba cái y này nó còn lạnh gần chết huống hồ là còn phải ôm thêm 3 cái y để một bên nữa, thì Thầy thấy thiệt là cái giới luật gì mà chế ra người ta không có giải thoát, mà người ta còn bận cái của cải tài sản quá nhiều đi, mà lỡ mất y làm sao thì coi như là bị phạm tội đó, thành ra cứ ôm kè kè nó, có của thì phải sợ ăn trộm chứ sao. Ông thầy nào mà ông thấy ba y này ông lén đêm đó ông hốt đi cái rồi, bắt đầu sáng mất y rồi kể như là tiêu rồi, đó là mất y là phải tiêu rồi. Cho nên vì vậy mà rất là khổ tâm cho cái người có của, đời người ta có của người ta khổ còn mình đi tu là giải thoát mà còn ôm ba y để làm của nữa thì Thầy thấy thiệt là quá khổ! Vì sao Phật cho mặc chỉ ba y? Xưa có vị tỳ kheo lúc tại gia giàu có sắm y phục rất nhiều, sớm mai thay bộ này, chiều thay bộ khác, khi mà xuất gia cũng thế. Một hôm đi đường gặp Phật, tỳ kheo ấy khiêng gánh rương rất nặng nề.
Phật hỏi tỳ kheo mang chi nặng thế?
Tỳ kheo đáp dạ y phục của con!

Phật thấy sắm y phục nhiều không tiện mới thử mặc một y ngồi giữa sân, đến khuya lạnh quá Phật mặc thêm một cái y thứ hai, quá khuya cũng còn lạnh, Phật mặc vào cái y thứ ba nữa ngồi tới sáng không còn lạnh. Phật nói rằng 3 y vừa rồi nên Phật cho chế ra ba y, ngũ điều, thất điều, cửu điều Công dụng của ba y là y ngũ điều thường để làm việc và y thất điều mặc để tụng kinh, lễ bái, tham thiền, niệm Phật, y cửu điều mặc để đi khất thực và thuyết pháp. Vì công dụng của ba y có khác nhau như vậy nên kệ chú của 3 y đó cũng có ý nghĩa khác nhau. Ba y còn tiêu biểu dứt trừ tam độc, siêu thoát tam giới, vì thiểu dục tri túc mà ba y chẳng nhiều chẳng ít nên cốt là để cho ấm thân hành đạo vậy mà thôi. Ở đây Thầy thấy người ta cũng đặt ra những cái điều này để mà nói rằng Phật mặc ba y, đầu hôm còn mặc cái y nó còn lạnh quá, nửa đêm thì mặc thêm cái nữa, rồi nó cũng còn lạnh quá mặc thêm cái y nữa rồi nó mới hết lạnh mới ngồi mới được, thực ra Thầy thấy như vậy nó cũng là những cái điều kiện không có phù hợp dù bây giờ Thầy có mặc ba cái y như thế này trời lạnh nó vẫn còn lạnh à. Tại sao vậy? Tại vì chúng ta phải mặc những cái áo lạnh nó mới hết lạnh, chứ còn cái vải này nó lạnh thì nó lạnh à, nó không có hết lạnh được đâu. Quý vị ở Hà nội, quý vị biết à, mặc cái vải này đi, mặc ba đến bốn lớp coi nó còn lạnh không? Kêu là áo âm mà mặc trong khi trời lạnh không độ hay hoặc ba bốn độ thì lúc bấy giờ chỉ có áo lạnh mặc nó mới hết lạnh, chứ còn nếu mà mặc thứ vải này mà mặc, bây giờ đổ một đống vải lên nó vẫn lạnh như thường, nên đâu có phải cái chuyện đó được. Chon nên ở đây chúng ta nghe cái lý thì nó có hợp, nhưng mà cái thực thì nó không hợp đâu, nếu mà cỡ sức người ta mặc ba bốn áo mà nó không lạnh thì thôi người ta đi mua áo lạnh làm gì, chỉ cần lúc mà trời lạnh lấy ba bốn cái chụp vô là được rồi, thì cái đó là cái lý chứ còn cái thực thì không thực đâu. Cho nên người ta phải, ngày xưa người ta còn nghèo người ta phải may cái áo, người ta nhét cái bông lau vào trong đó đó, như ngài Mẫn Tử Khiêm mà đẩy cha, cái áo bông lau nó bung ra đó, thì đó như vậy nó mới ấm, chứ còn nếu mà không thì cần gì phải may áo bông lau cho ông ta, chỉ ông cần mặc ba cái áo ông đẩy xe ông cha ông chạy vù vù rồi chứ gì, nhưng mà đâu có thực như vậy được. Chúng ta phải biết trời lạnh kinh khủng lắm chứ không phải thường, do vì vậy khi mà gặp trời lạnh thì thì cái bộ y áo - ba cái bộ y áo chúng ta đang mặc vầy, thì khi mà trời lạnh quá, chúng ta chỉ cần choàng lên một cái áo lạnh là nó đã ấm được cái thân của chúng ta rồi. Cho nên những cái xứ mà lạnh người ta mặc áo lạnh chứ người ta đâu có mặc ba bốn cái áo một lần.

Đó là chúng ta phải hiểu, và cái lý đúng. Cho nên ở đây chỉ là người ta đặt ra, nói có lý nhưng mà cái sự thật thì nó không có lý đâu. Làm cho cái ông thầy ở cái mùa nóng, mùa nực như cái xứ mà Việt Nam này, luôn luôn ôm ba cái y không, thiếu điều với nó, tới đâu nếu mà chùm lên thì cũng thấy là mệt với nó rồi, mà lại vả lại cái xứ Ấn độ thì chúng ta cũng biết rằng là cái xứ nóng nực chứ không như xứ lạnh lẽo như là những cái xứ như Liên xô, như ở Bắc cực hoặc là ở như Nam cực, nó quá lạnh còn cái xứ mà Ấn độ là cái xứ mà xích đạo nó rất nóng, nó không có cái độ lạnh mà như ở các xứ lạnh đâu cho nên ba y của Phật là nhằm vào cái xứ nóng mà lại là nó bởi nó phù hợp, vậy mà nó còn có khó khăn kia. Ở đây chúng ta thấy bàn sơ về vấn đề ba y mà cũng làm cho chúng ta rất là khó khăn ở trên cái bước đường tu hành vì nó còn nhiều, những vật dụng còn nhiều quá .

Giới chứa y vải quá 1 tháng, vì sao Phật kiết giới này là do duyên khi xưa Phật ở nước Xá vệ, một tỳ kheo y cũ bị rách nát trong khoảng 10 ngày không thể may y xong sợ phạm y thừa, bạn đồng học bạch Phật, Phật cho tỳ kheo chứa y dư để chờ đủ số vậy, lúc bấy giờ lục quần tỳ kheo chứa nhiều thứ y vải khác cùng một thứ màu không đủ, các tỳ kheo bạch Phật, Phật cho kiết giới này nếu rõ pháp may y. Khi bấy giờ Phật dạy ngài A Nan bảo các tỳ kheo may các y dọc cho ngay thẳng, may dáng y như là bờ mẫu ruộng, quá khứ, vị lai đệ tử của Phật đều mặc y như thế. Như ta ngày nay lấy dao cắt dọc may thành y sa môn, như thế là chẳng bị trộm cắp cướp giật.

Y phi thời nếu không thọ công đức y sau khi tự tứ một tháng, nếu thọ công đức y sau khi tự tứ năm tháng gọi là thời y, quá thời hạn ấy gọi là phi thời y. Nghĩa là cái thời hạn đức Phật cho năm tháng, mà nếu quá cái thời hạn năm tháng thì chúng ta phải, nó là phi thời y, chúng ta phải giao cái y đó lại không được mà cất giữ nữa.

 4. Giới lấy y của tỳ kheo ni không phải bà con. Vì sao Phật kiết giới này, do duyên xưa ở thành Vương xá, khi bấy giờ có vị tỳ kheo mặc y cũ, chằng vá, cũ ránh. Liên hoa Sắc tỳ kheo thấy thế rồi phát lòng từ bi thương xót, liền cởi cái y quý giá của mình đang mặc cho tỳ kheo ấy đổi, rồi mặc cái y rách đó đến yết kiến Phật. Phật bảo Liên hoa Sắc không nên làm như thế, ta đã cho ni chứa năm y lành tốt còn y khác tùy ý mà tịnh thí cho người, nhân gì đó mà Phật kiết giới không cho ni lấy y của mình đem cho các tỳ kheo, sợ dè dặt không dám cho ni bà con lấy y.

Phật nói cho lấy y của ni bà con, vì sao? Nếu là bà con thì họ biết đo lường có hay không hoặc tốt hay xấu hoặc mới hay cũ, nên lấy hay là không nên lấy. Theo thầy thiết nghĩ cái người nữ, người ni đó mà lấy chiếc y của người ni mà cho cái người tăng, thì dù là bà con cũng không được nhận, bởi vì một cái người tu thì chúng ta, không phải chúng ta chấp nhưng chúng ta rất sợ, sợ khi mà trao những cái vật, vì cái tâm chúng ta bây giờ người tu chứng thì nó thanh tịnh thì không nói gì, nó ly dục ly bất thiện pháp rồi thì không gì, những cái người mà tu chưa chứng mà cái tâm nó sợ phải sống trong giới hạnh của Phật thì nó cô đơn lắm, cho nên khi vật gì mà của nữ mà trao cho mình coi như cái kỷ vật khó quên, cái tâm của chúng ta nó khó quên lắm. Cho nên từ đó với người nữ mà trao cho chúng ta thì theo Thầy thiết nghĩ thì chúng ta đừng có nên nhận, nhận nó làm cái đầu óc của chúng ta nhớ mãi, khó lắm. Cho nên chúng ta biết được cái tâm của chúng ta chưa giải thoát thì chúng ta từ chối trước đi đừng có nhận của người nữ, dù cái cái khăn mùi xoa chúng ta cũng đừng có nhận nữa, nhận nó rồi nó thành cái kỷ vật, nó lại gây cái lưu niệm, nó khó lắm, cho nên chúng ta phải làm sao cho cái tâm chúng ta nó thật trong sạch để chúng ta xa lìa cho được. Cho nên dù là cái người ni Thầy thấy hầu như trong cái dịp Thầy về Thành phố, Thầy ở chùa Giác Ngộ thầy đi dạy học đó, bên cái giới ni họ  mua từ cây bút, từ cái khăn, từ cái vật này vật kia họ đem họ biếu Thầy, họ làm gì? họ khéo “câu” Thầy lắm, làm cho Thầy cứ thấy vật đó mà nhớ họ, cho nên họ cũng khéo lắm chớ không phải là vụng. Vì vậy mà Thầy rất là từ chối, mà mấy cái ông mà muốn mà lết lết gần với mấy người nữ thì họ cũng tìm cách này kia trao những vật nhớ nhau để nhớ qua nhớ lại, nhớ riết rồi nó lôi ra hết. Đó là những cái họ dùng cái mồi để họ câu với nhau, bên nữ thì câu bên nam, còn bên nam cũng khéo léo mua cuốn kinh này cuốn kinh kia, hoặc thấy cái gì đẹp đẹp và tốt thì đem biếu cô đó, cô đó kiếm cái gì tốt tốt cô biếu ông này, để rồi một mình buồn mới lấy ra mới nhìn, nhìn thì nhớ cô, cô ta cũng vậy, đó là cái lối câu móc với nhau. Cho nên ở đây, một người tu mà chân thật thì chúng ta tránh cái này đi, mấy cô tặng biếu cái gì? Tôi chỉ có cái vật gì mà hoàn toàn là thanh tịnh, trong sạch, không có một cái hình ảnh mà lưu niệm đó thì như vậy tôi chấp nhận nhận chứ còn có hình ảnh, lưu niệm của mấy cô thì tôi sợ lắm, nó cứ nhắc tôi nhớ hoài mấy cô chắc, tôi ngồi chắc tôi cũng chết, ngồi thiền gì tôi cứ thấy cái miệng cô cười hoài, chắc tiêu. Đó, đó là cái tai họa, nó không phải là đơn giản được, ngồi yên tịnh thì cái món vật của cô, cái khăn mùi xoa của cô nó hiện lên đầu tôi rồi, mà cái khăn mui xoa của cô nó hiện lên rồi thì cái mặt  cô nó không trật khỏi đầu tôi, cho nên nguy hiểm. Vì vậy một người tu chúng ta đừng có nhận cái đồ gì của mấy cô ni, mà cũng đừng có nhận mấy đồ của mấy người nữ. Cái đồ của người nam thì mình có thể nhận được, mà mấy đồ của người nữ thì thôi thôi, mấy người cư sĩ nam người ta biếu thì mình cũng có thể nhận được nhưng mà nhận vừa đủ thôi, nhận dư họ cũng khinh mình nữa, họ nói mình tham. Coi vậy chứ, họ cũng khéo lắm chứ, bữa nay  họ cho mình cái đó, ngày mai họ cho mình thêm cái nữa họ nói mình tham rồi, à mình khéo léo mình từ chối, cũng như bữa nay họ cúng dường mình một trăm đồng, ngày mai họ cúng dường một trăm đồng nữa, coi chừng đó, họ nói ông thầy này tham, mới cúng dường ổng một trăm nay ổng lấy một trăm nữa. Cho nên mình phải, mình là người tu mình phải khéo, chứ còn mình không khéo thì không được.

Họ làm bộ, cái người cư sĩ họ khéo léo lắm, Thầy nói thực sự, đọc tới những cái giới mà giới mà đặt ra cho đúng cách để mà chúng ta ly dục ly bất thiện pháp không phải cái giới mà viết ra đây đâu. Thật sự ra nếu mà đặt ra cái giới để mà chúng ta thấy cái pháp để giải thoát đó, thì nó phải là những cái giới như thế nào, chứ không phải là như giới bổn của các giới sư, các luật sư mà viết ra để mà chúng ta học bây giờ thì đọc qua trong kinh giới, trong kinh thì chúng ta thấy giới Phật rất hay, nhưng mà đọc qua tới giới bổn thì chúng ta thấy nhiều cái nó không có hay, do vì vậy mà viết lại cái giới bổn để trở thành cái pháp để chúng ta giải thoát thì nó phải viết như thế nào cho hợp, cho nên từ những cái mà để cho tâm chúng ta đắm nhiễm nó thì chúng ta phải viết như thế nào. Do vì vậy mà cái người mà soạn giới, mà đã hiểu được được giới là thầy của chúng ta, thì cái giới bổn là cái hạnh của người tu thì chúng ta phải soạn cho nó đúng cái hạnh thì cái giới nó rất là tuyệt diệu, còn soạn mà nó không đúng thì dường như là chúng ta lấy vải thưa mà che mắt thánh, để che nó để làm cho mình như là người giữ gìn giới nhưng sự thật nó tan nát hết trong đó rồi. Cho nên ở đây lấy cái giới mà viết cho đức Phật chế giới mới bảo là ni bà con cho thì cứ lấy, trời đâu có phải chuyện đễ đâu, bà con xa hay bà con gần, bà con xa nó nhớ hoài nó đâu có quên, cái chuyện đó nó không phải dễ đâu,nó khó lắm chứ không phải dễ đâu.

5.Giới khiến tỳ kheo ni không phải là bà con giặt, nhuộm y. Tại sao Phật kiết giới này? Duyên xưa Phật ở nước Xá vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, khi bấy giờ ông Ca Lưu Đà Di cùng với cô Thâu-Lan-Nan-Đàn tỳ kheo ni ngồi ngang nhau tạo cảnh bất tịnh, sau đó Phật nghe được điều này mới kiết giới không cho ni giặt y áo của tỳ kheo. Nghĩa là khi mà nghe cái sự mà cái người tỳ kheo với tỳ kheo ni, mà hai người mà ngồi gần nhau rồi trao y áo cho nhau, mà giặt cho nhau thì Đức Phật thấy cái điều này là bất ổn cho nên mới đặt cái giới này ra cấm không được mà tỳ kheo ni giặt y áo cho tăng, mà cũng như là tăng không được giặt y áo cho tỳ kheo ni. Đây là cái sự ngăn cấm đúng cách đó, bởi cái này nó không đúng cái tư cách của một người tu sĩ. Đây là sự ngăn ngừa, không phải là ngăn ngừa sự chê bai, mà ở đây ở trong kinh giới này thì nói đây là ngăn ngừa sự chê bai nên khai cho ni bà con giặt được y, còn những người ni khác thì không có cho được cho giặt y. Thì Thầy thấy cái vấn đề này trong kinh giới dạy như vậy thì Thầy thấy nó không hay chút nào hết, là tại sao? Là tại chúng ta phải hiểu là cái sự mà chăm sóc, giặt y áo mà một cái người ni như vậy …. (lỗi âm thanh 15’.10’’)

Cái chương trình học về giới bổn mà hồi sáng thầy đã giảng, bây giờ thì chúng ta học tới cái giới theo người cư sĩ không phải bà con mà xin y, vì sao mà Phật kiết giới này. Duyên do khi bấy giờ Phật ở nước Xá vệ, ông Bạt-Nan-Đà Thích Tử gượng cầu đòi cái áo bạch điệp quý giá của trưởng giả, người thế tục chê hiềm. Nhân thế mà Phật kiết giới này, các tỳ kheo dè dặt không dám theo cư sĩ bà con cầu xin, Phật nói rằng cho theo cư sĩ bà con xin y được. Phật chế cái giới mà không cấm cái người mà không phải bà con thì không được xin những cái áo như áo lành, áo đẹp, áo tốt, mà còn mình có bà con cư sĩ ruột thì mình xin được những áo tốt được. Nhưng cái sự thực ra chế giới như vậy, Đức Phật mà chế giới như vậy Thầy thấy nó không có đúng cách, đây là cái người sau chế giới. Tại sao? Các con cứ nghĩ cái giới của Phật là cái pháp để chúng ta ly dục ly bất thiện pháp, mà còn xin áo đẹp, áo bạch điệp là cái áo đẹp, áo đẹp nhất mà cái người tu sĩ còn muốn mặc cái áo đẹp làm sao, các con coi thì làm sao gọi là ly dục ly bất thiện pháp? Mà giới luật chế như vầy, viết như vầy bằng giấy trắng mực đen như thế nào làm sao xóa được, mà nói là Phật chế thì Thầy không tin được, bởi nhóm giới luật của Phật, pháp của Phật nhằm giúp chúng ta ly dục ly bất thiện pháp để chúng ta sống thoát ra khỏi cảnh thế tục, sống thoát ra khỏi cái cảnh trầm luân của cái thế gian, thế mà cái giới luật của Phật cho chúng ta có bà con ruột thịt giàu có thì xin áo đẹp được. Mà vị tu sĩ, bây giờ tất cả vị tu sĩ chúng ta đều nghèo hết đi, có một tu sĩ nhà giàu họ đi, có cha mẹ giàu đi mà xin cái áo bông, áo ấm đi mặc quá đẹp thì chúng ta nghĩ như thế nào? Phải không, các con thấy cái giới mà chế như vậy thì chỉ có các tổ sau này chế thôi chứ còn Phật đâu có chế kỳ vậy. Sống cái đời sống của Phật các con thấy cái lục hòa không? Thân hoà đồng trụ, nghĩa là cái thân của người này cũng như người kia đều sống hòa hợp nhau, mặc thì mặc y phấn tảo hoặc là có thì cao sang hơn một chút là không có những cái giẻ thây ma, thì mặc những cái y thô xấu chứ đâu lý mà đòi hỏi cái áo bạch điệp -  là cái thứ hàng vải lúc bấy giờ, thứ đó là tốt nhất ở trong thời Đức Phật đó. Mà cái ông Bạt-Nan-Đà Thích Tử này, cái ông tỳ kheo này ông đòi cái áo đó cho được, cái vị trưởng giả này là cái người xa lạ cho nên vị trưởng giả này mới chê cười, đến tai Phật, Phật mới cấm không có cho xin cái người thân, mà hãy xin cái áo đẹp tốt, xin người thân của mình, cái người cư sĩ mà người thân. Thì như vậy Phật không chế cái giới cấm là xin người lạ mà cho xin người thân, như vậy không đúng với cái pháp của Phật đâu. Nên đọc những câu chuyện như vậy, Phật chế giới như vậy,Thầy thấy ông Phật ông chế giới theo kiểu này thì Thầy biết rằng tổ chế giới chứ không phải Phật chế giới.

Mục đích của giới luật của Phật là thầy của chúng ta, là cái ông thầy phải thanh tịnh, giới luật phải thanh tịnh, tức là ông thầy phải ly dục ly bất thiện pháp rồi, mà ly dục ly bất thiện pháp làm sao ông thầy còn đi bà con ruột của mình để kiếm cái áo lạnh hay cái áo đẹp mặc, hoặc cái y cho đẹp? Cũng như bây giờ cái hàng vải này là hàng nội, người ta dệt nó thô mình cái người tu sĩ có bà con giàu có thì xin cho cái hàng vải ở ngoại nhập vào cho nó láng, nó mượt nó đẹp, còn cái ở đây thô mặc xấu quá. Mà vị tu sĩ mà còn cái xấu cái tốt như vậy thì thử hỏi làm sao ly dục ly bất thiện pháp, cho nên cái giới luật chế ra là Thầy đã thấy sai cái ý của Phật rồi thì đâu có thể nào nói cái giới này là giới của Phật được.

Cho nên ở đây cái này là phải cấm luôn, không có xin người cư sĩ xa mà cũng không có xin người cư sĩ thân thuộc của mình được là vì đã là tu sĩ thì phải mặc y áo là thô xấu, không có được mặc đồ tốt vì chúng ta còn trang điểm chỗ nào nữa mà tốt mà mặc, mà đòi cái tốt cái xấu, đó là những cái sai.

Khi đó các vị tỳ kheo an cư kiết hạ xong, đến …(19.40) Phật sợ ban ngày nóng để ban đêm đi, lạc đường bị giặc cướp giật y, vẫn để trần hình đến chùa. Tại sao để trần hình mà đi? Vì Phật chế giới là không đượcgiám (19.53) xin y, nghĩa là bị ăn cướp hết y rồi bây giờ không dám vô xóm xin ai, hết bởi vì cấm không cho xin y cho nên  mấy ông này bị ăn cướp lột hết áo hết rồi, y hết rồi, bây giờ chỉ còn mặc cái quần đùi đi về chùa. Thì hỏi tại sao lại để ở trần ở truồng như vậy mà đi? Thì nói Phật chế giới, không dám xin ai hết bây giờ đi vậy. Đó là những cái Thầy nói thiệt nó nhiều cái trường hợp xảy ra vì tương lai tỳ kheo cũng có cái nạn này nên muốn làm nhân duyên để Phật khai thông, tức là chế lại cái giới – giới mà xin y đó. Phật dạy: Trần hình mà đi phạm tội ác tác nên lấy cỏ mềm hay lá cây mà che thân hình đi đến chùa, nếu trước có y thừa thì nên lấy y mà mặc hoặc lấy vật mà che thân hình.

Cầu xin, ở đây cái chế giới này, cái chỗ mà nói y thừa đã không cho mình hai bộ y thì làm sao y thừa được, ba y vừa đủ một bộ đồ, làm sao có y thừa? Mà giờ ăn cướp nó lột hết rồi, bây giờ làm sao mà gọi là còn y thừa mà che thân? Thì đâu có lý do mà nói như vậy được, ông Phật gì mà mâu thuẫn cái miệng quá vậy? Ở đây có mấy ông tổ à, chứ thực sự ông Phật không có nhiều cái chuyện vậy đâu. Đó, tất cả những cái này mà chế ra Thầy đọc, Thầy thấy bởi mà khi mà Thầy soạn ra cái giáo án mà Thầy mà viết, Thầy đọc lại Thầy viết chắc là Thầy phải sửa hết, sửa hết tất cả các giới hết chứ Thầy không thể để vậy được, để như vậy là phỉ báng Phật rồi đó, viết như vậy là phỉ báng Phật đó. Mà tại sao họ viết vậy mà họ không biết là ông Phật là cái người như vậy mà đi chế giới như vậy sao mà viết y chang như vậy à? Mấy ông tổ cũng là những người thiệt là vô minh, viết làm sao cũng để vậy chứ không thấy cái đúng cái sai hết, ông Phật thì viết cái giới luật như thế nào, là thầy của các vị tỳ kheo thì phải thông minh chứ, viết gì mà không có thông minh gì hết?

Đó, đó là những cái, bây giờ mình có y áo này mà bị ăn cướp lấy hết rồi, bây giờ mình muốn đi thì mình thì mình phải, thiếu gì, vô trong rừng bẻ lá cây, nhất là lá mật cật đó thì mình cột một chùm mình che lên, ở trên mình làm một cái …(22.05) mình cột vô cổ, mình che lên đi cũng như một cái ông mà mang cái áo cời mà đi trời mưa vậy đó, đâu có làm sao, người ta thấy thì như cái bó cây chứ có gì, chứ đâu có điên gì mà đi trần truồng. Nó dễ, cái chuyện mà vô rừng cái lá cây thiếu gì, cột một chùm mà mang đi rất là tốt có gì đâu. Bây giờ mình có áo, có quần chứ còn ngày xưa người ta đâu có áo có quần thì  người ta cũng lấy vỏ cây, lấy này kia người ta kết lại làm, người ta cũng mặc được như thường

Khi bấy giờ có tỳ kheo bị cướp y, y bị lửa cháy, y bị nước trôi. Sợ dè dặt không dám theo cư sĩ không phải bà con mà xin y. Phật nói cho theo cư sĩ không phải bà con xin y do cái duyên đó mà Phật chế giới lại, nghĩa là hồi chế giới thì không có cho mà xin cư sĩ không bà con, rồi sau đó thì cho xin bà con y, rồi bây giờ chế lại thì cho xin y những cư sĩ không phải bà con, thì Thầy thấy thì nhiều khi chế một cái giới mà Phật chế qua chế lại như vậy mà nó không có đúng cái lý nữa. Bắt đầu bây giờ nếu mà Thầy mà chế giới thì Thầy phải biết cái giới đó nó xảy ra cái gì, cái gì trước hết, bây giờ chế cái giới là không xin y, khi mình có cái y này, mặc lỡ cái trường hợp bị nước trôi, bị lửa cháy, bị trộm cắp lấy thì lúc bấy giờ chúng ta trở về chùa. Thì ban đầu chúng ta vào rừng kiếm lá cây chúng ta làm cho kín thân rồi chúng ta đi về chùa, rồi từ ở chùa đó các vị tỳ kheo người ta tìm cách người ta giúp cho mình y áo chứ không cần vô nhà cư sĩ xin đâu. Ở trong chùa đó người ta có thể, bây giờ cái vị đó về tu viện rồi, rồi bắt đầu cái vị đó ở đó đi, bây giờ huynh đệ với nhau bây giờ tôi có ba cái y này, bây giờ tôi mặc cái y hạ y trung này, tôi biếu cho thầy cái y thượng này, bây giờ trong cái dịp Phật tử người ta đến chùa, thì cái vị lãnh chúng ở trong chùa lớn đó thì người ta mới xin Phật tử, bây giờ trong tu viện có một vị đó bị lửa cháy y hết hoặc là bị trộm cướp lấy hết y rồi, xin Phật tử cúng dường cho họ một bộ y, thì lẽ đương nhiên là người ta cúng chứ đâu phải đợi vị tu sĩ đó đi từng nhà vô xin người ta, ở trần ở truồng đi vô nhà xin người ta còn sợ nữa, cái chuyện đó là cấm.

Như vậy là cái giới luật cấm, đưa ra hoàn toàn là rất tốt, bây giờ y áo không có thì vị tu sĩ đó trở về tịnh xá của mình, trở về tu viện của mình thì ở đó người ta giải quyết cho mình y áo, mình có chỗ có nơi chớ đâu phải, mình có thầy có bạn chứ đâu phải là không thầy không bạn sao mà y áo mất cứ vô nhà cư sĩ người ta xin? Chuyện đó là mình làm tầm bậy! Chỉ có mình đi khất thực mình xin, mình đi từng nhà mình xin đó là phải, còn y áo cái vấn đề đó ở tu viện có người. Bây giờ các con, có người đói Thầy xin gạo người ta cũng cho này, phải không? Bây giờ các con không có áo quần, bây giờ rách mục hết, Thầy xin người ta cho liền à, không ai bỏ các con hết, chứ đâu là phải cần phải các con đi ra xin từng người đâu, các con phải hiểu điều đó. Bây giờ thí dụ như bây giờ Phật tử đến, các con y áo đến, các con ra các con xin người ta cười Thầy chứ đâu phải, người ta cười chung hết chứ đâu cười riêng tụi con không. Cho nên giới luật cấm, tu sĩ không có được xin y áo của cư sĩ, trừ ra trong tu viện cái người đại diện cho tu sĩ người ta đứng ra người ta xin khi tu sĩ ở đó không có, rách hết người ta xin cho. Đó là giới luật rất đúng và nghiêm chỉnh làm cho người tu sĩ không có hai ba bộ, còn nếu mà mình tự xin nhiều khi mình xin mình đút cả đống ấy chứ đừng có nói, thấy mấy người nhà giàu cứ lại nói “Ờ Tôi y áo, bây giờ nó cũ rách rồi, cái y này xấu quá, thô quá hoặc là nay nó bị kiến nó đùn ở trong, ẩm, ngứa này kia, mặc ngứa thôi xin cho cái y khác” mình kiếm cớ đủ cách mình xin người ta được. Do đó cấm cái giới này thì cấm như vậy là đúng.

Giới thứ 7 - Giới quá thọ y.
Vì sao Phật kiết giới này? Duyên khi Phật ở nước Xá vệ có nhiều tỳ kheo gặp giặc mất y – giặc giã đến, đến Kỳ hoàn tịnh xá có cư sĩ nghe tỳ kheo mất y, mang nhiều y tốt đến cúng tùy ý mà lấy, các tỳ kheo đáp rằng: “Chúng tôi tự có ba y không muốn nữa”. Lục quần tỳ kheo bảo các tỳ kheo rằng sao chẳng lấy cho chúng tôi hoặc để cho người khác, các thầy tỳ kheo liền lấy cho lục quần tỳ kheo, lục quần tỳ kheo là sáu vị tỳ kheo, sáu cái vị này là phá giới phá luật trong thời đức Phật gọi là lục quần tỳ kheo đó. Khi bấy giờ các tỳ kheo thiểu dục hiềm trách, bạch Phật, Phật họp tăng lại và kiết giới này. Lục quần tỳ kheo kh mà nghe cái tin các vị tỳ kheo bị giặc giã đến cướp, lấy quần áo hết, y áo hết cho nên các vị cư sĩ họ đem y áo đến họ cúng dường rất nhiều, thì mấy vị tỳ kheo mà người ta thiểu dục tri túc thì người ta lấy vừa đủ một bộ người ta mặc thôi, người ta không xin nhiều. Thì trái lại lục quần tỳ kheo nói các ông sao không lấy cho nhiều, nếu mà các ông mặc không hết thì mấy ông cứ cho tụi tôi, tụi tôi cất rồi sau tụi ông không có thì tụi tôi cho lại. Nói vậy nghe cũng ngọt lắm, cho nên mấy ông này thì cũng lấy, lấy rồi nhưng mà thấy cái hạnh thiểu dục tri túc như vậy nó không đúng cho nên các ông này trình với Phật, Phật mới cấm giới cái giới mà không có cho mình thọ quá nhiều y như vậy, chỉ ba y một bát mà thôi, đó là Phật cấm, cấm cái này là đúng không có sai.

Thứ 8 - Giới cầu thêm tiền may y tốt.

Vì sao Phật kiết giới này? Duyên xưa Phật ở nước Xá vệ có Bạt-nan-đà-thích tử nghe có vợ chồng Đàn Việt sắm tiền mua y cúng cho Bạt-nan-đà, ông biết việc ấy bèn đến nhà đòi y mới đó phải tốt phải chắc. À có một cái người cư sĩ đó họ định sắm cho cái vị tỳ kheo đó (Bạt-nan-đà), họ sắm cho cái bộ y áo thì ông này biết rằng cái ông bà này, ông bà cư sĩ này muốn sắm cho mình nhưng mà sợ ông mua vải xấu đi, không mua vải nhập đi, rồi mua vải trong nước nó xấu đi, ông ta đến ông nói: à ông bà nên mua tôi vải thứ của Mỹ, của Pháp nó mới tốt, xoa xít xoa pháp gì cho nó tốt, chứ còn mua trong Việt nam thì nó dệt ở Việt nam thì nó xấu lắm, mua đồ hàng ngoại thì nó mới tốt. Do đó cái ông này ông đến ông nói như vậy, và may phải là loại chỉ này chỉ kia, chứ còn cái thứ chỉ Việt nam nó đồn cục, nó may coi xấu lắm, ông bàn với cái vị cư sĩ đó. Cho nên vị cư sĩ đó mới đến mới thưa lại với Phật “Tôi thì có ý muốn cúng dường cho ổng, nhưng mà sao ổng đòi hỏi nhiều quá, ông đòi hỏi toàn những thứ gì đâu không à, tụi tôi thì tiền ít, mà làm sao ông đòi hỏi những thứ đắt tiền quá mà làm sao tôi cúng dường cho ổng được”. Do như vậy đó mà Phật được nghe cái điều đó mà Phật kiết giới.

Tỳ kheo ni phạm giới Phật nhân đó mà kiết giới này, khi ấy có cư sĩ yêu cầu tỳ kheo tùy ý mà dạ hỏi: “Đại đức cần y thế nào?”, có cái người cư sĩ người ta muốn cúng dường cho cái vị tỳ kheo đó thì người ta hỏi cái ông thầy đó, thầy muốn cái loại vải nào, muốn may y cỡ nào thầy nói, tôi may tôi cúng dường thầy, thì có cái người như vậy. Lại có cư sĩ muốn vì vị tỳ kheo may một cái y có giá trị quý giá để cúng cho vị ấy, vị ấy là tỳ kheo tri túc muốn  được cái y không quý giá, cũng nghi phạm giới nên không muốn nói theo ý muốn tri túc của mình, Phật dạy: Nếu có thỉnh tùy ý thì cho phép nói. Nghĩa là người tu sĩ tri túc thiểu dục, thì khi người tu sĩ nói thầy muốn cái loại y nào thầy nói thì con sẽ mua sắm rồi con may cho thầy, thì cái vị đó thiểu dục tri túc đâu có dám nói thôi tùy hỷ, cư sĩ muốn sắm làm sao thì tôi mặc vậy, thì do đó cái vị đó nói với vị cư sĩ như vậy nhưng mà Phật lại chế trở lại là khi mà có sự cầu thỉnh như vậy thì mình phải nói cái ý của mình ra để cho người ta cúng dường cho đúng cái ý của mình. Mà sự thật ra theo Thầy thiết nghĩ cái người tu sĩ mà khi cái người cư sĩ họ có gợi ý họ nói như vậy thì mình cũng chẳng có cái ý kiến gì ở trên cái ăn mặc này hết mới đúng là cái hạnh thiểu dục tri túc, còn mình nói theo cái ý của mình muốn thì coi chừng nó không thiểu dục tri túc nữa đâu. Và vì vậy những cái giới luật mà chế, mà nói tới nói lui như thế này Thầy thấy nó không đúng bởi vì cái giới như vậy nó đâu có gì mà khó mà lại phải nói tới nói lui, do đó Phật cấm, nghĩa là một vị tu sĩ nghĩa là luôn luôn phải thiểu dục tri túc khi cái người cư sĩ  người ta có lòng cúng dường cho mình thì mình chỉ nói tùy hỷ cư sĩ muốn cúng như thế nào thì tôi nhận  như thế ấy, như vậy thôi, nhưng tôi cũng khuyên cư sĩ rằng một người tu sĩ như chúng tôi là không có làm gì lợi ích, chúng tôi chỉ tu giải thoát làm gương hạnh cho quý vị mà thôi, cho nên quý vị phải sắm mặc cho chúng tôi ba y như thế nào, thô xấu như thế nào để xứng là một cái vị tu phạm hạnh chứ đừng sắm những đồ tốt vì chúng tôi là những người tu sĩ không có trang điểm, không có ăn mặc thứ tốt được cho nên các vị cư sĩ hãy thông cảm mà chúng tôi, chúng tôi không đòi hỏi chỗ tốt. Còn cái này người ta sắm xấu là mình chê rồi, thì cái điều đó chưa hẳn là ly dục ly ác pháp cho nên khi đó mặc dù người ta cầu khẩn cái ý của mình, nhưng mình vẫn đưa cái ý của mình thiểu dục tri túc mới đúng là cái hạnh của người tu, đó thì vậy mới đúng. Thì như vậy Phật chế cái giới này, như vậy Phật đâu có chế tới chế lui chi, một lần một đủ rồi, vì cái giới nó thuộc về cái pháp để làm cho chúng ta có cái hàng rào để mà chúng ta ly dục ly ác pháp, cái tâm chúng ta không có khởi ham muốn được, cho nên vì vậy mà chúng ta mới sống cái đời sống phạm hạnh mới tự giải thoát được, còn tới chế lui như vầy, thêm bớt, thêm bớt như thế này là các tổ thêm bớt để chạy theo cái tâm dục trong chúng ta chứ không phải gì hết. Nghĩa là bây giờ khi cái người đó, người ta cúng mình mà mình đến mình đòi hỏi này kia thì Đức Phật chế giới cấm không được đòi hỏi, bây giờ người cư sĩ họ yêu cầu mình có những ý kiến, vậy mà Đức Phật cũng cho rằng mình phải có ý kiến cho người ta nữa thì như vậy  mình cũng chạy theo dục rồi, như vậy ông Phật chế giới này để làm cái gì?

Cầu mà được đều là phạm xả đọa, cầu mà không được thì mắc tội ác tác. Luật ngũ phần nói đến nơi thân quyến đòi y đẹp phạm tội ác tác, luật căn bản nói nếu chỉ xin một miếng vải thôi mà người khác cho là đại y thì không phạm, nghĩa là tội xả đọa, xả thì mình buông ra, giao lại cho tăng đoàn vì nó dư, nó thừa, Khi mà bỏ cái của, giao lại cho người khác rồi thì bắt đầu phải đối diện với vị thượng tọa hoặc vị đại đức lớn có cái hạ lạp cao mình đến đó phát lồ, rồi mình xin sám hối. Cho nên cái mà xin phát lồ, sám hối đó là phạm vào tội ác tác cho nên mình phải sám hối rồi từ đó về sau mình chừa bỏ không có phạm nữa. Còn xả là phải bỏ vật đó ra, mình có một y thì thôi còn hai cái y thì phải giao lại gọi là xả, cái phạm cái tội đó gọi là xả đọa.

9.Giới khuyên hợp giá tiền mua y. Vì sao Phật kiết giới này? Duyên xưa Phật ở nước Xá Vệ, Bạt-nan-đà nghe vợ chồng hai cư sĩ cùng nghĩ bàn để dành tiền mua sắm y cúng dường, cúng cho ông, Bạt-nan-đà liền đích thân đến nhà hai cư sĩ đó bảo hợp tiền lại để may cái y cho rộng, y cho thật tốt, Phật nhân đó mà kiết giới, nghĩa là cái ông Bạt-nan-đà này, ông được nghe hai người cư sĩ nói bây giờ mình thì ít tiền, nhưng mình hợp tiền nhau lại mình mua sắm để cúng dường ông một bộ y cho nó đẹp, thì ông nghe được vậy thì ông đến ông bàn với hai vị cư sĩ này, mấy ông hợp tiền lại, mấy ông hãy mua cho tôi cái y cho rộng ra, chứ đừng cái y hẹp quá tôi mặc nó nực lắm, nó chật lắm và phải may cho tốt nữa, may cho khéo vào chứ đừng có may cái đường to quá tôi mặc đi ra người coi nó xấu, cho nên nó phải tinh xảo, nghĩa là may cho khéo léo, do đó ông đề nghị với mấy người cư sĩ đó. Nhân cái điều này Đức Phật được nghe, cho nên Đức Phật kiết giới, cái người mà phạm như vậy thì nó phạm vào cái giới ác tác, phải sám hối và cái y đó phải xả ra, cái tội xả đọa cho nên vừa phải phát lồ sám hối vừa phải bỏ cái y đó, không được mặc cái y đó, đó là giới thứ chín.

Giới thứ 10 - Đòi y quá xá lành. Vì sao Phật kiết giới này? Xưa khi Phật ở nước Xá Vệ, trong thành La Việt có một đại thần sai xứ đem tiền may y đến cho Bạt-nan-đà, sao mà ông này có duyên cứ may cho ông không vầy nè, hay là không có cái tên nào, cứ lấy cái tên này đặt ra cho nhiều, chứ không lẽ có một ông, mấy ông đặt giới này đâu có biết tên đâu mà đặt nữa, cứ lấy cái ông này ra mà lôi tới lôi lui đây, rõ ràng là... Thầy nói là rõ ràng là mình đặt là ban đầu rồi không có ai rồi cứ ông này lôi à. Ông liền cùng với người xứ vào trong thành, đem tiền may y gửi cho một trưởng giả quen thân cất. Thời gian khác đại thần hỏi người xứ: “trước tôi đây sai tiền đến cho ông Bạt-nan-đà sắm y, nay tỳ kheo ấy có mặc y đó không?”
Xứ giả thưa: Không thấy mặc,

Đại thần bèn sai xứ đòi tiền may y lại. Bạt-nan-đà liền gấp gáp đến trưởng giả đòi may y, đến nỗi trưởng giả không đến phó hội được, không có đi vào hội nghị được cho nên vị trưởng giả này bị phạt năm trăm tiền, các cư sĩ biết việc ấy nên chê hiềm, Đức Phật nhân đó mà kiết giới này. Nghĩa là cái ông này, ông được nhà vua cho cái số tiền để may y, một vị đại thần đem số tiền đó giao cho ông, ông đem đến một vị trưởng giả thân của ông cất giữ nó đi, giờ ông còn y, khoan đã, để dành đã, lúc nào y tôi rách hãy may, ông cất nó đi. Bởi vì Phật chế giới tu sĩ không cất giữ tiền bạc, ông đem lại cho ông trưởng giả này cất, ai dè ông trưởng giả này thì ông cũng tưởng là nó không có chuyện gì, không ngờ là cái ông quan đại thần sứ giả kia lâu quá không thấy cái ông này đi tới đi lui, mà không thấy ông mặc cái y mới nào hết, cũng còn cái y cũ, mới hỏi tiền tôi cúng dường ông đâu mà sao giờ ông không có mặc cái y mới. Do vì vậy đó ông đến, ông thúc hối vị trưởng giả này nhưng không ngờ ông đã lấy cái số tiền ông chơi hụi rồi, thì bây giờ lấy đâu mà trả, do đó nó lòi ra thì ông này bị phạt năm trăm tiền, trời! oan uổng cho ổng hết sức. Đó Thầy thấy trong vấn đề mà chế giới một cách thiệt là Thầy nói nó lạ lùng, nó vô cùng cách thức lạ lùng mà người ta đọc cái kinh giới này, người ta mắc tức cười, thứ nhứt là cái tên đó lôi tới lôi lui, mà đặt ra cái chuyện nói cho có lý, rồi cái mà đặt giới rồi sửa đi sửa lại nó không có hợp lý, một ông Phật mà cái trí tuệ nó không có như vậy thì làm sao mà chế giới được, mà làm sao chết đi mà di chúc giới là thầy của những người sau? Các con thấy nó  nhiều cái vô lý nhưng mà chúng ta biết nó làm sao khi các bậc tôn túc của chúng ta, những người đi trước đã làm những sự lệch lạc, bây giờ chúng ta chỉ còn biết cố gắng sửa lại từng chút để cho nó đúng cái giới luật của Phật, để chúng ta có cái đường đi, chúng ta tu tập cho đến nơi đến chốn chứ bây giờ biết trách ai bây giờ?

Tôi không được phép nhận tiền may y này, đây là pháp của tỳ kheo không được chứa tiền bạc của báu, hợp thời thanh tịnh tôi sẽ nhận mà không hợp thời thì tôi không nhận, tức là khi tỳ kheo cần y đúng lúc hay lúc Phật cho phép tỳ kheo được chứa, nhận và may thành y vậy. Thực sự ra nói Đức Phật cho chứa, nhận để mà may thành y thì chắc chắn ông Phật không bao giờ Ông cho tỳ kheo chứa nhận đâu. Thí dụ như giờ Thầy tổ chức cho các con là một tăng đoàn của Thầy đi, Thầy lãnh đạo các con, để mà hướng dẫn các con tu hành, mọi người đều có y áo, bây giờ trong chúng các con có một người rách, Thầy phải có bổn phận là Thầy xin cho các con thôi chứ các con khỏi cần phải đi xin nó lộn xộn lắm, kẻ xin này xin khác, tâm các con còn yếu khi đó nó sẽ bị đắm chìm ở trong cái đẹp cái xấu rồi. Còn Thầy xin, Thầy cho các con cái nào các con mặc cái nấy, nó làm cho các con ly dục ly ác pháp được. Đó là cái cuộc sống của một đại gia đình có một người cha lo lắng các con và các con là những người hiếu thảo, những người biết tu thì luôn luôn lúc nào cũng lo tu để ly dục ly ác pháp, chỉ miễn làm sao có vải, có cái ăn để mà đủ sống, để mà đủ mặc ấm thân mà thôi chứ không cần đẹp nữa. Chỉ có mục đích chúng ta làm sao để mà giải thoát mà thôi, thì không lẽ đi đòi hỏi y này y kia để mà chế giới luật thế này. Cho nên 13 năm đầu là không chế giới luật, rồi kế sau đó từ 14 năm, 15 năm trở về sau thì Phật chế giới luật, giới này đến giới khác. Thầy nghĩ rằng nếu mà trong con đường tu hành của đạo Phật đã 13 năm không chế giới thì 13 năm đó và kế tiếp sau thì bậc mà tu trước đều là những gương hạnh thanh tịnh, không phạm giới, thì những người sau mà theo tu đó thứ nhất là lấy gương hạnh Phật, thứ hai là chúng tăng thì tất cả những người sau làm sao mà phạm giới được, chỉ có những cái không phạm giới này thì từ đó những cái pháp mà của Phật mà chúng ta đang tu tập nó đều là cái giới chứ còn cái gì nữa, do cái giới đó mà chúng ta ly dục, chúng ta mới sống được 13 năm thanh tịnh, tất cả những người theo Phật cũng đều được thanh tịnh, đó là cái giới chứ còn cái gì? Mặc dù là lúc bấy giờ không có chế ra cái giới bổn, không có phải điều 1 điều 2 điều 3 điều 4, nhưng mà trong kinh giới có Sơ thiện, Hậu thiện, Trung thiện thì như vậy nó rõ ràng là có giới chứ đâu phải không mà, giới đó nó không phải giới bổn bắt người ta khô khan mà người tu sĩ phải hiểu cái này, cái pháp này là ly ác pháp. Thí dụ như bây giờ nói sát sanh mà chúng ta không sát sanh thì đó là thiện pháp, mà sát sanh là ác pháp chứ đâu phải nói là cấm chúng ta đừng sát sanh. Các con hiểu tránh không sát sanh có nghĩa là giới bổn, mà sát sanh là cái ác pháp giết hại làm cho đau khổ chúng sanh – là ác pháp, còn không giết hại làm cho đau khổ chúng sinh là thiện pháp, mà không giết hại làm cho đau khổ chúng sanh là ly dục ly ác pháp, các con hiểu điều đó, cho nên đâu cần gì mà phải giới, nó là giới mà đâu cần, nó là pháp để tu giải thoát. Cho nên 13 năm đầu Phật không chế giới, mà có giới chứ đâu phải không.

Như vậy, bây giờ chế giới ra chúng ta lại thấy nó bằng thừa mà nó lại không có một cái gì mà nó gọi là ly dục được ở trong cái pháp giới này, mà nó lại nhiều cách thức nó vô lý và mâu thuẫn từ cái trước đến cái sau.

 Giới 11- Giới may tọa cụ bằng bông gai tơ lụa. Vì sao Phật kiết giới này? Hầu hết là Thầy thấy ba cái y áo, ba này không à, ăn rồi y áo thôi chứ không có cái gì lộn xộn ba cái này không à, không có cái gì mà khác lạ hết, lăng xăng ba cái trang điểm này chứ không có gì. Nãy giờ ba cái y áo mà chưa có ra khỏi nữa, không có nói cái gì, ăn với mặc mà chưa có xong, thành ra chưa có cái gì mà tới cái gì hết.

Vì sao Phật kiết giới này? Duyên xưa khi Phật ở nước Phán Giả, bấy giờ lục quần tỳ kheo làm tọa cụ mới đến nơi nhà nuôi tằm xin tơ, đứng bên bờ sông để đợi, xem họ ươm tơ kén quay tơ, tiếng kén kêu, cư sĩ chê hiềm. Phật nhân đó mà kiết giới tọa cụ tức là mền chăn hoặc là mình làm hoặc là khiến người làm thành thì phạm tội xả đọa, không thành thì phạm tội ác tác. Nếu vì người khác làm bằng bông gai tơ lụa thành hay không thành đều phạm tội ác tác hết, nghĩa là phạm tội sám hối hết, nói chung là Phật cấm không có cho. Cũng như bây giờ chúng ta mà ngồi thiền rồi mua mút làm cái toạ cụ, cái bồ đoàn cho nó êm để mà ngồi cho êm đó thì cái đó là phạm tội, Đức Phật cấm không có cho. Chúng ta chỉ trải một miếng vải hoặc là trải một cái gì đơn sơ cho nó sạch sẽ để ngồi trên đó mà ngồi thiền thôi là cũng đủ rồi, đừng có làm cho êm ấm. áCi này là đi chờ mấy cái chỗ mà người ta nuôi tằm nuôi tơ để người ta  quay tằm nuôi tơ đó, chờ cho ổ kén người ta nó bị cắn ra đó rồi lượm về để mà dồn vô để làm cái cái bồ đoàn, cái tọa cụ cho nó êm để mà ngồi ở trên đó. Cho nên vì vậy ở đây cái chỗ mà ví dụ chỗ này là tiếng con kén, nó cắn cái ổ kén nó ra đó, nó thành con bươm bướm nó bay đi đó. Đó là những cái điều kiện mà chúng ta thấy rằng khi làm cái tơ như vậy, họ bỏ cái kén vô trong đó họ luộc con kén nó chết đi, rồi họ mới lấy từng sợi tơ họ kéo ra thành chỉ, như vậy mà chúng ta nỡ nào mà chúng ta đứng đó mà chờ để lấy cái đó đem về để mà ngồi cho êm.

Giới 12 - Giới may tọa cụ bằng lông dê...(44.05)???. Vì sao Phật kiết giới này? Khi xưa Đức Phật ở nước Xá Ly, bấy giờ bên sông Di Hầu, ở trên lầu của các Lê-sa-tử, hầu hết là (còn nữa…)

Băng B

..lục quần tỳ kheo bắt chước dùng làm tọa cụ, ai nấy đều chê hiềm, Phật nhân đó mà kiết giới này, nếu nhận được vật đã thành hoặc cắt rọc làm cho hư hoại hoặc mỏng, nhẹ may thành hai lớp, nếu làm mền làm gối thì không phạm, tỳ kheo là bậc thiểu dục thì không nên được dùng những đồ đó. Đó thì Đức Phật cấm chúng ta không có nên dùng những đồ làm từ da những con vật này con vật kia. Như quý vị thấy ngay cả như đôi dép của chúng ta mà mang bằng da thú là Đức Phật cũng không đồng ý rồi, dép chúng ta mang bằng sao su thì đó là tốt nhất rồi đó, còn nhiều khi có nhiều người còn mang bằng da bò da trâu hoặc là những cái loại da mà người ta thuộc ra thì cái phần đó người tu sĩ chúng ta không thể nào nhìn dưới bàn chân chúng ta mà bằng cái loại da của loài súc sinh được, chúng ta nên tránh mang những đôi dép làm bằng những loại da của các loại chúng sinh được mà chúng ta nên tránh mang dép bằng những loại da của chúng sanh và những cái mền hay là lông cừu mà người ta ấy da người ta thuộc ra để...Thầy thấy có nhiều cái áo như là áo ấm người ta làm dệt da của các con vật có lông đồ hết, rồi người ta làm cái cổ áo cho nó ấm cái cổ của mình thì những cái đó chúng ta là người tu sĩ chúng ta không nên dùng, vì đó là có những cái sự đau khổ trong đó. Người ta lột da của con vật, rồi người ta thuộc, người ta đi giữ cái lông con vật cho nó dính ở trong cái da đó cho nó khô, người ta kết vào cái cổ áo của mình để làm cho cái cổ mình ấm, thấy thì sang lắm đẹp lắm nhưng với người tu sĩ của chúng ta thì không nỡ tâm mà mang cái vật đau khổ đó ở trong thân của chúng ta được, chúng ta nên tránh.

13.Giới may tọa cụ không lẫn màu. Vì sao Phật kiết giới này? Duyên khi Phật ở vườn Cấp-cô-độc thì lục quần tỳ kheo dùng toàn lông dê màu trắng làm tọa cụ, cư sĩ chê hiềm các tỳ kheo ấy trình vua và các đại thần nhân đó mà Phật kiết giới này. Nghĩa là Đức Phật luôn luôn lúc nào cũng kiết giới để mà cấm chúng ta làm theo cái kiểu sang của các nhà vua, nào là thứ lông dê đen tuyền rồi đến lông dê màu trắng như lông thỏ, tất cả những điều đó thì hầu hết người thế gian người ta ưa, người ta thích vậy, còn cái người tu sĩ như chúng ta không nên, chúng ta nên tránh sử dụng những cái vật đó ở trên thân của chúng ta, cho nên cái giới thứ 13 này là giới Đức Phật cấm chúng ta không sử dụng những cái gì mà xung quanh những vật dụng của người tu sĩ. (?)

14.Giới dùng tọa cụ chưa đầy sáu năm. Vì sao Phật chế giới này? Nguyên do khi Đức Phật còn tại vườn Cấp-cô-độc, lục quần tỳ kheo chê tọa cụ cũ lại sắm cái mới chứa rất nhiều, Phật nhân đó mà kiết giới, giới này phạm dưới 6 năm không được xả cái cũ, hễ sắm cái mới thì phạm tội xả đọa. Ở đây chỉ nói 6 năm chứ sự thật ra Thầy thấy đối với người tu sĩ chúng ta không cần đến 6 năm mà chúng ta cũng không cần cái vật dụng tọa cụ hoặc là chúng ta chỉ cần lấy chiếc y cũ của chúng ta vậy trải xuống để chúng ta nằm là được rồi chứ không cần phải thêm những cái gì để mang thêm cho nặng nề mà nó không giải thoát, đã là đời sống tu sĩ rồi thì chúng ta còn cần thêm những thứ này để làm gì cho nó mệt, cho nó nhọc. Như các con thấy người ta chế ra cái bồ đoàn là một cái gối tròn như thế này để kê mà ngồi, người ta làm cái tọa cụ là một cái miếng mút thế này rồi may thêm tấm vải vàng lên thì đi đâuThầy thấy giống một bao quảy một quảy, nội ba cái tọa cụ, cái bồ đoàn không cũng thấy phát mệt rồi, thì các con thấy rằng chỉ có mình ngồi êm hơn chút thôi à, mà từ chỗ nhà mình đi đến chùa của Thầy ở đây thôi các con cũng quảy một quảy rồi, chi co nó mệt vậy, chúng ta đi đến đâu chúng ta ngồi tại đó cho nó khỏe hơn mà nó sung sướng hơn, nghĩa là mình ngồi tự nhiên mà nó tốt hơn là mình ngồi kê nó lên xuống thì nó êm đó chứ nó không có cái tự nhiên đâu.
 
15.Giới may tọa cụ mới không khâu miếng cũ. Thực sự ra trong cuộc đời mà tu hành theo Thầy thấy sống buông xả hết, buông sạch hết thì chừng nào sạch hết thì chúng ta sung sướng chừng nấy, chúng ta giải thoát hết, còn mà chúng ta còn thêm một vật gì nhỏ thì như vừa rồi Thầy có nói cho các con nghe một chuyện đó rằng ông sư đó ông xả hết ông còn mỗi cái bát, phải không? mà khi người ta đến gõ cái bát thì ổng lại sợ bể cái bát ăn cơm của ổng tiêu đi, do đó khi ổng đang ngồi thiền ổng lật đật ổng buông chân ông chạy coi cái bát của ổng có bể hay không? Thì như vậy là do cái chỗ đó nó cũng còn dính mắc nữa mà bây giờ chúng ta giờ thêm cái này, thêm cái kia cái nọ thì tức là chúng ta không giải thoát đâu, cho nên chúng ta càng tu chúng ta càng bỏ xuống, bỏ xuống, chúng ta tập làm sao mà chúng ta đụng đâu chúng ta ngồi đó cũng được hết thì đó chính là cái giải thoát của chúng ta, tu như vậy mới thực tu, tu như vậy mới thực sự giải thoát, tu như vậy mới không còn nhiều sự dính mắc đối với thân tâm và cái dục của chúng ta không còn nữa.

Giới thứ 15 là giới may tọa cụ mới không khâu miếng cũ. Vì sao Phật kiết giới này? khi Phật còn tại vườn Cấp-cô-độc, chư tăng đi thọ thỉnh thì Phật ở tại tịnh xá đi khắp các phòng thấy tọa cụ cũ bỏ bừa bãi khắp nơi, Phật biết rằng vì họ chê hoặc là quá mỏng hoặc là quá dày quá nặng mà thực sự ra trong cái thời Đức Phật Thầy thấy có ba y một bát không có cái bồ đoàn không có cái tọa cụ, mà cái hình thức này các con biết này nào là tọa cụ cái dày cái mỏng, là ai mà có đây các con biết không? chính là thiền sư chứ ai, thiệt ra mấy ông cha này chứ ai, nào là bồ đoàn, nào là tọa cụ đây chứ ai mà mấy ổng viết giới đây chứ ai vô đây. Chứ còn ông Phật ông đâu có viết cái kiểu này, bởi vì vào thời Đức Phật các con biết đâu có chuyện này, ổng trải cỏ ổng ngồi, ngồi xong rồi ông ở trên tảng đá ổng bỏ ông đi chứ đâu mang theo đám cỏ, phải không? đâu có cần, Ông đi chỉ cái bát ổng mang theo thôi mà đệ tử của ổng có nhiều khi nó còn không thèm mang bát mà bỏ bát giữa đường nữa chứ, bỏ giữa đường rồi thì ông cũng phải ôm cái bình bát ông đi, đó là đủ biết là Đức Phật xả quá xả rồi, còn đọc cái này mình biết là mấy ông thiền sư đây chứ không ai hết bởi vì cái căn phòng của ổng, ổng mới đi coi thấy nào là tọa cụ nào bồ đoàn bỏ bừa bãi cái cũ cái mới tùm lum đây thì rõ ràng đúng là các thiền sư chứ không phải ông Phật đâu, mà ổng nói là ông Phật đi thấy đây. Biết rằng họ chê hoặc quá mỏng hoặc quá dày hoặc quá nặng bởi vì có ông làm cái bồ đoàn gì mà cao vậy nè, trời ơi làm cái gối Thầy nói quá cao, còn có người thì làm tọa cụ mỏng mỏng vậy, còn có người làm tọa cụ bằng một gang ngồi thiếu điều nó lún, ngồi thiếu điều mất chân mất cẳng hết. Nhân đó Phật họp tăng lại dạy các thầy  tỳ kheo mỗi khi làm tọa cụ, bồ đoàn mới phải lấy một gang tay cái cũ may lên cái mới nghĩa là lấy cái này chồng lên đừng có bỏ cái cũ, nếu 10 năm thì chồng cái bồ đoàn chắc nó cao chứ không phải thấp. Lục quần tỳ kheo không vâng lời Phật dạy vì thế nên ngài mới kiết giới này, sở dĩ phải lấy miếng cũ khâu lên miếng mới là để phá cái sắc cái mới, ấy là phép tắc của tỳ kheo thiểu dục nên dùng đồ hoại sắc như giới trước vậy. Vậy mà Thầy thấy có nhiều người cái áo nó không có rách mà họ muốn hoại sắc cái họ lượm cái miếng vải, cái áo còn mới lắm, họ lấy cái miếng vải họ vá chỗ này miếng, chỗ kia miếng làm cho người ta mắc cười, áo rách thì nó vá  phải coi nó được còn cái áo mà vải nó còn mới vậy mà đem vá tùm lum thì mới nói trời tại sao cái vải còn mới toanh mà đem vá nhìn kỳ vậy, đó phải không các con? Đó là các con thấy làm cái chuyện đó coi nó không có được, đó là cách thức mà giả dối đó, nghĩa là người ta làm như vậy nó hoại sắc, cho nên có nhiều thầy cũng làm cái kiểu mình mặc áo vá đồ,i nhưng mà thấy cái bộ đồ ông ta mới quá mà vá kiểu đó thì biết là không phải rồi. Về cái chỗ mà ví dụ như cái chỗ nào mà nó bị thẳng rồi như ở cùi chỏ vậy nó rách thì cũng phải, cái chỗ này nó đâu có gì đâu mà ông vá cái chỗ này, nó trật đi thành ra nó đâu có thẳng mà rách, nhiều cái vá bậy bạ thành ra thấy không đúng chỗ, đó là những cái làm cho nó hoại sắc mà nó không có phù hợp làm cho người ta biết rằng mình giả tạo mình gạt người khác. Vậy Phật chế cái giới 15 này là không có phí bỏ những cái đồ cua mình, người nào phí bỏ thì phạm tội xả đọa.

16.Giới tự mang lông dê quá ba do tuần. Vì sao Phật kiết giới này? Đức Phật vẫn ở tại vườn ông Cấp-cô-độc, bấy giờ Bạt-nan-đà đi đường được nhiều lông dê (mà ai bỏ ở giữa đường nhiều dữ vậy?) khâu vào đầu gậy quảy đi, ông lượm được ông quảy đí, cái da dê chắc của ai lột nó bằng thịt bỏ ở giữa đường ông lượm về. Cư sĩ chê hiềm hỏi tại sao mua bán lông dê da dê, nhân đó Phật kiết giới, người nào mà lượm da dê may giày may dép hoặc tọa cụ bồ đoàn thì đều là phạm tội ác tác, đều là phạm tội xả đọa, Đức Phật cấm như vậy.
 
17.Giới khiến ni không phải bà con nhuộm lông dê. Vì sao Phật kiết giới này? Nguyên do khi Phật ở tại nước Ca-tỳ-la-vệ trong vườn Ni-câu-luật, lúc này tỳ kheo lấy lông dê sai bà Ma-xà-ba-đề tỳ kheo ni đem nấu, nhuộm màu, Đức Phật thấy vậy nhân đó mà ngài kiết giới. Tại sao mà lấy da dê, lấy này kia mà đem nhuộm mà để nấu được Thầy không hiểu à, như thế nào mà cái người tu sĩ đi làm cái chuyện đó Thầy coi sao được, thế mà cũng làm được vậy, các tỳ kheo cẩn thận sợ không dám nên nhờ ni quyến thuộc nhuộm. Phật dạy được phép nhờ liền kiết giới lại thêm câu sai tỳ kheo ni không phải bà con giặt, nhuộm, vỗ, ba việc mắc ba tội xả đọa, tùy theo việc nào không làm thì không mắc tội Đột Cát La, còn làm thì mắc tội xả đọa, nhờ tịnh nữ học pháp tức là thức xoa ma ni không phải bà con thì làm được không có phạm tội ác tác, nghĩa là nói chung là làm được những việc nhuộm y nhuộm áo hoặc là làm những cái điều này thì nhờ sa di, sa di ni làm thì không phạm tội, còn tỳ kheo thì đều phạm tội ác tác và phạm tội tội xả đọa, nếu vì người bệnh, vì Phật vì pháp mà sai nhờ làm thì không phạm. Thực sự thì những cái giới này là họ chế ra họ nói là Phật, Phật gì mà nhờ làm cho Phật thì không có tội hoặc là làm cho Phật, mà ông Phật thì ông cần gì ông phải nhuộm, ông cần gì ông phải làm, nghĩa là mặc đến rách rồi thì có người khác cúng dường có gì đâu mà phải làm, rồi pháp nữa nó đâu có mặc y, mặc áo, nó đòi giày đòi dép bằng da dê, bằng da cừu đâu mà làm sao mà đặt ra mà gọi là không phạm, ở đây chỉ lấy cái giới là tịnh nữ hoặc là sa di ni, những người mà có thể làm được những cái chuyện mà nhuộm hoặc là may này kia thì được, còn cái tỳ kheo, tỳ kheo ni thì không được.
 
18.Giới thọ tiền, vàng bạc. Vì sao Phật kiết giới này? bây giờ tại núi Kỳ-xà-quật , có một đại thần bảo vợ để dành phần thịt cho Bạt-nan-đà, sau đó con của ổng lấy ăn, sáng ngày Bạt-nan-đà đến nhà đại thần, người vợ muốn cầm tiền ra chợ mua thịt trả lại cho ông Bạt-nan-đà, ông Bạt-nan-đà nói nếu vì tôi mà mua thì đưa số tiền đó cho tôi cũng được, bà vợ vị đại thần liền để tiền xuống đất, ông Bạt-nan-đà cầm tiền đem gửi cho người bán quán mà đi, lúc bấy giờ người cư sĩ thấy vậy chê cười. Cũng cái ông Bạt-nan-đà nữa, cái ông này thì người ta cúng thịt để dành cho ổng ăn, nhưng bà vợ lại lấy thịt cho con bà ấy ăn rồi, cho nên sáng ông Bạt-nan-đà này đến thì thịt nó hết rồi, bà vợ mới cầm tiền mới ra chợ mua thì ổng sẵn đó ông nói thôi bà đừng có mua, nay tôi có đồ chay rồi tôi không ăn thịt nữa bà đưa tiền lại tôi đi, do đó thì ổng cầm cái số tiền bà kia đưa cho thì ổng mới đưa người chủ quán bảo ông này cất giùm đi, do vậy người ta biết được người ta mới chê cười cái ông này cất giữ tiền bạc như vậy mặc dù ông không bỏ trong cái y áo ông cất ông đem về nhưng mà ông gửi cho người cư sĩ khác cất do đó là giữ lại tiền của ổng còn hồi đó là tiền thịt của bà kia bả lấy thịt của ổng bả cho con ăn đi rồi, bây giờ bả lấy tiền mua thịt bả trả lại thì ông này ông đòi tiền chứ không đòi thịt nữa, cổ ổng ăn ớn rồi cho nên ông không đòi nữa, do những cái chuyện này mà hầu hết là bên Nam Tông nói: đúng rồi, đệ tử của Phật ngày xưa ăn thịt thỏa thích bây giờ mình cũng ăn chứ có gì đâu, đó là những cái giới mà có thể nói rằng nó chế ra như vậy, mà cái mẫu chuyện này á nó làm cho cái người tu sĩ hết thanh tịnh được. Cho nên do đó mà cứ ăn khoái khẩu mà thôi rồi từ đó không bao giờ mà ly dục ly ác pháp được, đó là những cái tội đó là những cái tội mà không thể dung tha được. Nhờ sự giải thích của ông giới chánh pháp được nhiều lợi ích sa môn thích tử xả ly châu báu, nếu thấy người nào gọi ta là thầy mà tay cầm châu báu thì nhất quyết người đó không phải là đệ tử của Phật nữa. Khi ấy Đức Phật dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà rồi kiết giới này, dù trực tiếp hay gián tiếp nhận đều là phạm tội xả đọa, tất cả những tỳ kheo nào giữ tiền bạc đều là phạm tội xả đọa hết,nghĩa là trước khi phải trả lại tiền bạc rồi phải còn xin sám hối đứng trước một vị phát lồ, gọi là tội xả đọa. Nếu được tiền hay vật báu mà muốn xả đúng pháp thì phải sám hối rồi tới người tịnh nhân hay là ưu-bà -tắc đáng tin ưa nói với họ đây là vật tôi không nên nhận ông nên viết cho người đó nhận rồi trả lại cho tỳ kheo để đổi lấy những vật tịnh cần để thọ dụng như tọa cụ, y bát.., nếu người đó nhận rồi mà không trả lại thì nên nhờ người tỳ kheo khác nói mà đòi giùm. Cái này lại còn bày đặt nữa, nghĩa là bây giờ đó tiền bạc của cái ông này, ông này ông không dám giữ cất nên ông giao lại cho tịnh nhân là cái người cư sĩ hoặc cho chú sa di nào đó, bây giờ chú này chú chơi tay trên đi, chú phỗng đi chú không có trả thì ông này không biết làm sao đòi được phải nhờ một tỳ kheo khác đòi giùm, chứ của mình mà mình đòi thì kỳ lắm để người khác đòi cho mình thì được, sao giới luật của Phật chế ra nó lạ lùng kỳ cục quá, hễ khi mà mình không cất giữ tiền bạc thì mình không có tiền bạc, mà mình không có tiền bạc thì mình giao trả lại cho tu viện hoặc là cho tăng đoàn hoặc là giao cho người cư sĩ nào người ta muốn sử dụng người ta làm gì thì làm mình coi như không có, còn như vậy nó chi phối, ở trong chùa tu rồi tối ngồi thiền mà cứ nhớ tiền tôi gửi không riết, tiền tôi gửi ông đó một trăm ông kia trăm rưỡi ông nọ ba trăm, ông nọ hai trăm, không biết giờ mấy ổng mua cái gì còn hay mất, hỏi lại thì mất trời ngồi tu thiền không có được. Các con nghĩ cái tâm niệm của con người đâu có phải dễ, mà cứ hễ người này cho mình một trăm hai trăm rồi gửi người nọ người kia gửi riết tính ra gửi gần triệu bạc rồi, nhưng mà ngồi cứ nghĩ ổng đó còn giữ cho mình hay ông lấy tiêu mất rồi. Thì các con thấy khi mà mình có tiền mình gửi người này người kia thì mình bất an lắm, mà người tu sĩ rồi thì hoàn toàn là Phật cấm chúng ta không có cất giữ tiền bạc thì chúng ta không còn đồng xu nào hết thì chúng ta mới an mà còn có đồng xu nào thì chúng ta không có an đâu, cho nên khó lắm, Thầy nói mấy con cứ nghĩ đi, mấy con thấy có khó không mấy con biết, đối với Thầy thì bao nhiêu Thầy giao cho cô Út muốn làm gì thì làm Thầy chả có biết, hoàn toàn không vướng mắc, không biết gì hết cho nên tâm Thầy rất an, tâm Thầy không có còn lo lắng nghĩ ngợi gì hết à, ai làm gì thì làm còn chuyện đó không phải chuyện của Thầy. Thầy chỉ có cái chuyện là phải làm sao ngày đêm làm sao cho ngủ được ngon thôi, ngồi lại chơi thì tâm thanh thản thôi, còn cái chuyện tới trưa người ta cho mình cái gì thì mình ăn uống cho no cái bụng mình rồi mình ngồi chơi cho nó khỏe thôi, Thầy chỉ mong ngày nào Thầy giảng hết cái giáo án này rồi, trưa Thầy khỏi cần soạn, tối Thầy cũng khỏi thức cho nên Thầy ngồi thiền nhập định hoặc những cái gì cho nó an ổn cái cuộc đời của Thầy trong cái lúc tuổi già là Yhầy thích nhất rồi, chứ còn cái chuyện mà ngồi đây mà tính phải viết cái bài này phảii soạn cái bài kia nghe đầu óc nó cũng mắc mệt nữa, nhưng vì các con chưa biết đường đi, chưa biết pháp hành, giới hành mà không có chỉ dạy làm sao cho các con biết được cho nên kỳ này Thầy sẽ chỉ dạy hết, rất là đầy đủ để từ đó các con biết cái dễ cái khó, cái nào trước cái nào sau theo đó mà cứ tu tập đừng có hỏi Thầy bận tâm Thầy lắm, để cho Thầy yên ổn một chút, thanh thản một chút là Thầy khỏe, ngồi đây sáng Thầy ngồi trên cái ghế này như thế này đến chiều cái tâm Thầy thanh thản Thầy không có bận nghĩ gì hết là Thầy thấy hạnh phúc nhất cuộc đời rồi, không cần nhập định gì hết cho nên đủ là Thầy như vậy rồi, ở ngoài ai làm gì thì làm Thầy chả biết hết là Thầy thích thú nhất. Cho nên Thầy ẩn bóng là để làm gì? ngồi đó mà thưởng thức thôi chứ còn một hai năm nữa để mình thưởng thức được cái tâm thanh thản, hồi nào dạy các con thanh thản mà các con không chịu sống thanh thản thì bây giờ để Thầy thanh thản cho, phải không? các con biết không, dạy các con thanh thản mà thấy các con không thanh thản thôi để bây giờ mình Thầy thanh thản coi ai ngu ai khôn, Thầy khôn Thầy ngồi thanh thản còn các con thì mắc bận rộn đủ thứ các con ráng chịu, chứ đâu phải Thầy không dạy, dạy các con mà các con không chịu nghe thì thôi cho nên bây giờ Thầy mới ngồi Thầy thanh thản, đó là lúc Thầy thanh thản rồi thì không ai kêu Thầy được hết, còn nhập định, nhập tứ thiền các con còn réo Thầy Thầy còn giật mình, vì đang ở trong đó người ta réo quá mình động mình giật mình, còn thanh thản không ai giật mình được phải không bởi vì Thầy tâm thanh thản thì không ai réo Thầy giật mình được, mà nhập định thì các con ở ngoài tu không được các con cầu khẩn cứ cái tên của Thầy gọi hoài nó ở trong nó giựt không biết bao nhiêu lần Thầy chịu không có nỗi. Còn khi nào mà Thầy nhập diệt thọ tưởng định thì các con gọi Thầy như cục đá Thầy cũng không biết, cho nên Thầy cũng rất im, cho nên vì vậy mà Thầy muốn Thầy thanh thản hơn là nhập tứ thiền bởi vì nhập tứ thiền cái thức thức của Thầy nó tỉnh, cái sức tỉnh của Thầy là vô cùng, cái sức tỉnh mà Thầy nói rằng nó không còn có cái mà ngủ mê ngủ man được nữa hết, nó tỉnh lắm, cho nên cái đó mà ở ngoài ai động cái gì thì giao cảm được nó thì nố đều là động hết, nó biết được hết, cho nên cái chỗ mà nhập tứ thiền thì nó tỉnh táo lắm, tỉnh táo cao độ, nó khó lắm. Cho nên ở đây thì trong khi đó mà Thầy ngồi thanh thản mà các con bắt chước theo được Thầy ngồi thanh thản thì nội cái chùa của mình không khí nó cũng thanh thản hết phải không? im phăng phắc, còn các con mà không thanh thản được thì tự các con chịu lấy chứ Thầy không có gánh vác được cái chuyện đó đâu.
 
20.Giới đổi chác các thứ. Vì sao Phật kiết giới này? do cái duyên khi Phật ở nước Xá Vệ tại vườn Cấp-cô-độc, bấy giờ tỳ kheo Bạt-nan-đà đem gừng sống đến chợ đổi thức ăn, ông này chơi cái kiểu mua bán rồi đây, cũng cái ông này, giờ ổng trồng gừng! ổng đào gừng ổng đem xuống chợ ổng buôn bán, ông đổi chác, đi xin ăn không chịu đi xin ăn mà còn đem gừng mà đổi, đâu mà giới luật gì mà chế kỳ cục vậy Thầy không biết trong cái thời ông Phật mà có cái lạ như thế này, không hiểu tại sao. Ông đem gừng sống đến chợ đổi thức ăn, lại nhuộm cái y cũ của ông, đem lạicái  ông thợ nhuộm này đem gừng đổi ông này để ổng nhuộm ông về ông lấy gừng, lấy y mới ngoại đạo biết bị lầm nên ăn năn xin đổi lại y, Bạt-nan-đà không chịu đổi mang tai tiếng nhân đó mà Phật kiết giới. Cái ông này ông xuống chợ ông lấy gừng sống ông trồng rồi đem đổi thức ăn rồi ông đem lại ông nhuộm cái y cũ của ổng, ổng lấy gừng ổng đi nhuộm y cũ rồi ổng đem lại ngoại đạo ổng nói y ổng y mới ông đổi cho người ta, ông gạt người ta rồi ông lấy cái y mới của ngoại đạo ông đi về, ngoại đạo đi về rồi ổng nhòm lại thì thấy cái ông này mới có đem nhuộm cái y cũ của ổng đây, ổng nhuộm lại cho nó mới mới đây rồi ổng đem nói cái y mới của ổng đổi cái y mới của ổng đi mất rồi, cho nên mấy ông cái ngoại đạo này tức mình mới đến mới trình với Đức Phật, nhân dịp đó Phật chế giới, ông này thật gian xảo không có chỗ nào chê ổng hết, tu hành rồi đem trồng gừng rồi đem đổi chác rồi nhuộm y cũ làm y mới rồi đem gạt mấy cái ông ngoại đạo cho nên bị mắng vốn là phải. Trường hợp phạm, nếu tỳ kheo mậu dịch dưới mọi hình thức, kết quả thì phạm xả đọa, không kết quả thì mắc tội ác tác. Pháp xả đọa là hối hận trả lại như giới chứa y dư, giới trước dùng vàng bạc, bảo vật đổi chác mua bán nên bảo xả cùng với tịnh nhân, giới này dùng y dược phẩm vật đổi chác nên bảo xả bỏ không được cất giữ nữa.

21.Giới chứa bát dư, bây giờ tới cái bát rồi đây. Vì sao Phật kiết giới này? nguyên do khi Phật ở tại nước Xá Vệ, lục quần tỳ kheo vì tìm cầu bát mới nên chứa bát cũ rất nhiều, do đó Phật kiết giới không cho phép chứa bát dư. Khi ấy tôn giả A-nan được người cúng một chiếc bát quý giá muốn cúng lại cho ngài Ca-diếp mà ngài Ca-diếp thì không có ở nhà, sợ phạm tội chứa bát dư nên tôn giả A-nan tới bạch Phật thì Phật hỏi Ca-diếp bao lâu nữa mới về, tôn giả A-nan thưa sau mười ngày nữa ngài Ca-diếp mới về do đó Phật cho phép chứa y dư được mười ngày. Cũng lấy ông A-nan rồi ông Ca-diếp để mà lấy cái cớ mà lấy mười ngày, mấy ông viết giới luật này không còn biết ai hết, hồi nãy thì cúng ông Ca-diếp về cái y, ông A-nan cúng dường ông Ca-diếp cái y rồi cũng phải chờ ông Ca-diếp mười ngày rồi bây giờ bát dư, ông này chỉ đi có mười ngày chứ đâu có hai mươi ngày, các con thấy cái người mà đặt giới này họ lấy cái giới mười ngày cho nên bắt ông Ca-diếp là phải đi xa Phật có mười ngày rồi trở về thôi chứ không có đi lâu. Mà có nhiều khi Thầy thấy ông Ca-diếp ông đi mà hồi Đức Phật nhập diệt đó, ổng chạy về hổng cản ông không kịp, chắc ổng đi xa lắm đâu có mười ngày được, do đó mà ở đây cứ mười ngày mười ngày không thôi à, thì thấy thấy đây là một cái cụi không có thật, giới chế cái kiểu này thì thiệt là với người có trí người ta làm sao họ tin được cái này được, do những cái câu chuyện đặt ra mà nó không có cái lý. Bát có hai loại là thiếc và sành, nghĩa là có loại bát bằng thiếc mà ngày xưa không biết có thiếc không, Thầy nghĩ là lúc bây giờ đồng đã là quá lắm rồi chứ đâu có thiếc được, biết được hồi đó có không, sành thì chắc có, hai màu đỏ và đen, bát lớn chứa ba đấu, bát nhỏ chứa một đấu rưỡi, bát bằng đá là bát của Như Lai, bát bằng gỗ là bát của ngoại đạo, bát bằng vàng, bạc, lưu ly, bảy báu là bát của Bạch y (cư sĩ), đều không phải là đồ ứng lượng của tỳ kheo thọ trì. Nghĩa là Đức Phật thì bát bằng đá, ở đây thì cái chỗ này mình không biết nó có như thế nào thì Thầy không biết nhưng mà cái bát bằng đá của Phật thì chắc là của các vị tỳ kheo cũng làm bằng đất đá, bát bằng gỗ là của ngoại đạo, ngoại đạo chắc nó lấy cây nó đẽo làm cái bát, bát này coi chừng cháy à, còn bát bằng vàng, bạc, lưu ly, bảy báu thì của cư sĩ, chắc ngày xưa chắc là người dân người cư sĩ cũng như là người tu sĩ cũng đều ăn trong cái bát không thôi chứ không có cái chén như mình bây giờ, tộ như mình bây giờ cho nên người nào cũng dùng bát hết vì vậy mà Phật cũng dùng bát, mà Thầy không hiểu là trong cái thời đó không biết người ta có chén đũa người ta ăn không hay hoặc là toàn là ăn bát, ở đây thì nói vậy mình nghe vậy nhưng mà mình không thể trở về cái thời quá khứ đó được cho nên mình không biết, nhưng mình rằng cái bát đá bát đất thì chắc chắn là có thể Đức Phật chấp nhận, còn cái bát gỗ coi vậy chứ nó không có sạch đâu, bởi cái bát gỗ mình ăn lâu ngày những cái đống ở trong cái bựa hoặc là nước mình rửa không có sạch bằng cái bát đá bát trần, còn cái bát bằng vàng, bằng bạc và bằng thiếc đồ đó cái thứ đó nó rét ra những cái chất độc mình ăn vào độc lắm nó không có tốt đâu cho nên cái bát mà bằng đất bằng sành của mình chứ ăn tốt lắm, còn cái bát bằng nhôm bằng này kia ăn lại không tốt, giờ bằng nhựa không biết là mấy con ăn nó ra sao chứ Thầy thấy kiểu đó không biết chừng nuốt ba cái nhựa vào bụng càng ngày cái bụng nó càng bự ra chết đi được, bằng cao su bằng nhựa gì đó Thầy không biết, thấy mỗi ngày mình ăn nó mòn chút chút rồi nuốt vào bụng mình lúc nào không biết cho nên Thầy thấy mấy cái mâm mà đựng đồ ăn đó nó cũng băng nhựa cũng độc lắm. Nhưng cái thân mình vô thường thì thôi kệ nó, chết sớm chừng nào tốt chừng ấy chứ nó sống dai nó còn cực.
 
22.Giới kém lành răng cầu bát mới. Vì sao Phật kiết giới này? Do khi xưa Phật ở nước Xá Vệ, bấy giờ tỳ kheo Bạt-nan-đà bị bể một cái bát, cũng ông này luôn, liền xin được nhiều bát mới cư sĩ chê hiềm, Phật nhân đó mà kiết giới này. Răng nghĩa là cái bát bị nứt thành đường răng đó, nếu mà đủ năm đường răng mà không rỉ chảy thì đi tìm xin cái bát mới được, còn răng nứt mà nó chảy thì phải xin cái bát mới, dưới năm đường nứt mà không bị rỉ chảy thì khỏi phải tìm cái bát mới mà bị rỉ chảy thì nên tìm bát mới bỏ cái bát cũ. Phép xả bát này người phạm phải đến nơi vị thượng tọa quỳ gối chắp tay tách bạch: Bạch Đại Đức tăng xin lắng nghe tôi tỳ kheo (...) bát bị nứt dưới năm lằn răng và nó đã bị chảy nước rồi lại tìm xin bát mới có phạm xả đọa, nay xin xả cho tăng, xả rồi nên sám hối, tăng nên yết ma trao bát này cho nếu là lại quý xin lưu lại, lấy cái bát tối hạ bạch vị yết ma mà trao cho, tác yết ma xong vị kia đem cái bát đó đến trong tăng thứ lớp hành xả,` nếu mọi người không ai lấy, nên trả lại cho vị tỳ kheo ấy nếu họ giữ trọn đời, còn cái bát trước kia họ thọ trì nên như pháp mà thọ trì. Nghĩa là cái bát nứt đó năm đường mà nó chưa rỉ chảy thì cái ông tỳ kheo này không có được lấy cái bát mới mà phải xài cái bát cũ, còn cái bát mới phải giao cho tỳ kheo những người mà người ta ở trong đó người ta thiếu người ta lấy người ta dùng, còn nếu mà tất cả mọi người mà người ta đủ người ta không có lấy thì bắt đầu mới giao cái bát đó cho cái vị đi xin cái bát đó, thì cái vị có bát nứt đó, cái bát mà bị răng chảy đó thì mới bỏ cái bát đó được chứ còn không thì vẫn cứ phải dùng cái bát nứt đó chứ không có bỏ được, Thầy thấy cái giới này tạm thời thì như vậy là cũng tạm được là vì thiểu dục tri túc là vì mình ăn cơm chứ đâu phải ăn canh đâu mà sợ bị chảy nước, do cái bát uống nước nó có rỉ chảy thì nó ướt tay chứ nó đâu có chảy mà ướt áo, ướt y mình được, do nó mới có răng thôi chứ nó không phải bể một cái lỗ lớn nữa, vì vậy còn có thể dùng được, thì mình cứ dùng cho tận cùng không nên phí bỏ mà chạy đi xin bát mới. Đó thì nếu mà cái người mà tái phạm mà hai cái bát, cái bát này thì răng nứt mình để dành cái bát mới để cho khi cái bát này hư rồi mình bỏ là mình lấy cái bát mới mình xài thì trong cái khoảng thời gian mà dành thì mình bị phạm tội là xả đọa hoặc là ác tác nên phải bỏ không có được dùng nó nữa.
 
Giới khiến thợ dệt không phải bà con dệt. Vì sao Phật kiết giới này? nguyên khi Phật vẫn còn ở nước Xá Vệ tỳ kheo Bạt-nan-đà, cũng ông này nữa à cứ ông này không à, muốn may y tăng già lê xin được nhiều tơ đem tới cho thợ dệt bảo dệt ba y, tự tay giúp vào việc của thợ dệt, tự coi dệt Phật nhân đó mà kiết giới, pháp xả, ăn năn trả lại đúng cho giới dư y, trường hợp không phạm: thợ dệt và người cho đều là thân quyến, nếu tự dệt làm đãi đựng bình bát, dây ngồi thiền, dây lưng, mão, khăn lau. Cái vị tỳ kheo này đủ loại hết, nghĩa là trong khi đi xin nào là xin dây lưng, mão, rồi dây để ngồi thiền, rồi đãi đựng bình bát này rồi bị đựng bình bát này, tất cả những cái này đều nhờ những người thợ dệt mà người ta là những người thân của mình thì được còn người lạ thì không được, thì thật sự cái này dù thân hay lạ theo Thầy nghĩ cũng không được hết tại vì những cái này đều là những cái thừa của người tu sĩ rồi, những cái này là những cái người mà không ly dục, không có ly cái ác pháp rồi cho nên còn đắm đuối theo, đời chúng ta bỏ hết rồi còn gì mà đi ham muốn theo, như cái túi đựng bát phải làm cho nó đẹp như thế này thế khác, điều đó cũng là những cái sai mà người ta không thấy được cái pháp để cho chúng ta tu tập ly dục ly ác pháp, đó là những cái điều kiện rất là sai.
 
24.Giới khuyên vật y tốt đẹp. Vì sao Phật kiết giới này? khi Phật ở nới vườn Cấp-cô-độc có một cư sĩ xuất tơ tốt khiến thợ dệt may y cúng cho Bạt-na-đà, làm cái gì tốt cũng cúng ông này mà cái ông này tệ nhất hết, bởi vậy cái giới luật này cứ lôi cái ông này ra à, mà ông này tu chẳng có ra gì mà người ta cũng cúng ổng, đồ gì tốt cũng đem cúng ổng, cái xấu cũng đem gán cho ổng cho nên Phật nhờ ổng mà chế giới đủ thứ hết, như vậy là nhờ cái ông này mà các tổ chúng ta chế giới ra chứ không phải là ông Phật, chúng ta thấy rõ ràng là cái tên Bạt-nan-đà này nó nhiều quá. Bạt nan-đà liền tới nhà cư sĩ xin tơ thêm nơi vợ của cư sĩ, ông này ông xin ông chồng rồi đến xin bà vợ đem cho thợ dệt bảo dệt cho dài, rộng và chắc, đẹp và hứa trả thêm tiền công, ông này ông sao gì có tiền mà ông đòi trả thêm tiền công người ta nữa thì ông này chắc là dư lắm, dư nhiều lắm, ông gởi cư sĩ cất tiền không biết bao nhiêu mà nói, may y xong cư sĩ thấy không phải như trước khiến thợ dệt hỏi ra mới biết vấn đề, cư sĩ chê hiềm, Phật nhân đó mà kiết giới này. Khi có cư sĩ yêu cầu thỉnh tùy ý, các tỳ kheo nghi không dám trả lời, không dám đòi hỏi như ý mình, Đức Phật dạy cho phép nhận cho phép đòi hỏi, cấm không cho đòi hỏi, không có cho ý kiến trên cái sự dệt y áo của mình. Thực sự ra thì theo Thầy nghĩ khi người ta muốn mà cúng dường y áo của mình người ta may hẹp thì mình mặc hẹp, may rộng thì mình mặc rộng, may sao cũng được hết miễn là có cái y áo mình mặc là được rồi, nhưng mà không lý người ta may hẹp làm sao mình mặc được, người ta cũng nhắm mình coi rộng người cao lớn hay ốm hay mập thì người ta cũng may cho mình vừa cho nên tùy người ta cũng sao mình nhận vậy không đòi hỏi không ý kiến gì hết, nghĩa là cái người đi xin mà đâu có ý kiến gì, còn ở đây trong giới luật này hầu như là có ý kiến rồi khi mà có những điều mà cư sĩ người ta giả đò người ta hỏi: bây giờ tôi muốn may cho Thầy cái y như vậy Thầy có ý kiến gì không hàng nào vải nào, người ta hỏi vậy thôi chứ mình mà đòi hỏi thì họ về họ cười mình à, ở Thầy nói các con nghĩ coi có hay không thì biết, có người họ đến hỏi Thầy con xin cúng dường Thầy bộ y áo, thầy muốn loại nào thầy cứ nói con sắm cho thầy, mà ông thầy nói tùy con con muốn cúng dường sao cũng được thì họ còn quý trọng mình, chứ giờ mình nói bây giờ phải mua thứ vải này, hàng này, màu này như vầy như vầy, làm cho thầy bộ y áo như vầy đó là về cái  họ cười mình liền, họ khéo léo lắm, họ làm bộ chứ Thầy biết mà, Thầy đi chung với cư sĩ nhiều lần Thầy biết rõ lắm. Họ đem cái ly nước ra họ mời Thầy cái ly nước ví dụ như ly nước chanh hoặc là ly nước ngọt hay lon coca vậy đây để giải khát mà Thầy không uống thì họ quý trọng Thầy, mà Thầy nhận Thầy uống rồi thì họ không nói gì hết đâu, mai mốt Thầy nghe họ nói lại là biết, ông Thầy này ổng cũng thèm nước thấy mồ, thực ra đó là những cái điều kiện, họ đều là những người không phải kính trọng mình đâu, mình nhìn cái đám tu sĩ của chúng ta rồi thấy một cái người giữ giới mà không có nghiêm trì được mà họ dụ lắm mà mình thì  mình giữ cho trọn, mình biết là ly dục ly ác pháp rồi mình không thèm, do đó mình mới giữ trọn chứ còn họ, họ đem nhiều cái làm cho mình thèm mà người nào mà không giũ trọn thì, Thầy nói đi với Thầy các con sẽ thấy họ đem cái này, đem cái kia, đem cái nọ, cái ông nào mà đi với Thầy lát ổng cũng rớt hết rồi, không uống ly sữa thì lát cũng ních hộp kem hay là hôph ya-ua, thế nào mấy ổng cũng dụ riết mấy ổng cũng ních hết, ôi thầy thì vậy chứ mấy thầy mới tu mà, giữ ít ít thôi để cho nó còn sưc khỏe mấy thầy tu chứ họ nói ngọt lắm làm hơi mấy ổng xiêu lòng rồi ních hết, ních tới chừng rồi đi về rồi họ cười thôi, họ cười ngả nghiêng, họ nói mấy ông thầy có tu ra gì đâu, mà họ dụ mình để rồi họ cười mình các con nên nhớ điều đó chứ chưa hẳn họ đã là kính trọng mình đâu. Nên Thầy biết mấy ông, mấy bà cư sĩ lắm, họ nói vậy chứ họ không có quý trọng mình đâu, nhưng mình giữ nghiêm chỉnh không có phạm thì họ rất nể, họ rất sợ, kính lắm, mà không phải vì họ kính mà minh giữ mà vì ly dục ly bất thiện pháp để làm chủ được sinh tử, các con nhớ cái điều đó, vì vậy Thầy không phải vì đi ra mà không ăn uống chỗ này hoặc vào quán chỗ kia mà vì cái mục đích mình làm sao đạt được chỗ mình tu thiền định à, mình làm sao mình ra lệnh mà cho được cái thân mình hoàn toàn nó ngưng nghỉ, nó làm chủ được cái sống chết này, cái đó là mục đích của Thầy, chứ không phải là mình đi ra mình không ăn không uống mà để cho họ nể họ kính trọng mình là không phải, cái việc đó không phải đâu, mà chính cái chỗ mục đích của mình là cái chỗ làm sao để giải thoát. Nên giới luật mà đặt ra đây Thầy thấy là cái này chỉ để viết chơi vậy chứ không có đúng cách của một người tu sĩ mà giới luật, mục đích là cái phạm hạnh người ta giữ cái tâm bất động trước các đối tượng cám dỗ mà người ta không có bị say mê trước cái sự cám dỗ đó là cái mục đích cua người ta chứ đâu phải, mà chính cái mục đích đó là cái giới hạnh của người ta chư không phải vì một cái gì đó mà cấm người ta được, cấm người ta mà người ta không giữ trọn thì người ta cứ làm lén làm lút thì cũng như không đâu có gì mà hơn.
 
Giới cho y lấy lại. Vì sao Phật kiết giới này? khi xưa Đức Phật còn tại vườn ông Cấp-cô-độc, Bạt-nan-đà trước cho đệ tử của Bạt-nan-đà một pháp y, sau nhân bảo cùng đi không chịu đi bèn nổi sân hận lấy lại chiếc y, Đức Phật nhân đó mà kiết giới. Ông này còn có một đệ tử, cho nên khi ông nuôi đệ tử ổng, ông cho vị đệ tử của ổng một cái bộ y, sau đó bảo vị đệ tử đi với ổng, ông này đi cũng xấu hổ cho nên ổng không thèm đi, tức mình quá ông giận quá ông lấy cái y lại: mày mà không đi tao lấy cái y lại cho mày còn y đâu mà đi. Ông thầy này chơi cũng ngọt thiệt, cho đệ tử bộ y rồi lại giựt trở lại, tại mày không đi tao lấy lại, do đó Phật mới nhân cái chuyện đó chế giới cấm ổng, làm chuyện đó là ổng phạm tội ác tác, phạm tội phải sám hối đó, cho người ta rồi cướp lại thì không có được. Ở đây giới cho y rồi sau giựt lại đó, buộc cái tội đó như vậy, ông cho người ta rồi ông biểu người ta đi với ông để đến xin Phật Tử nữa, thì ông làm cái chuyện đó là không phải rồi, học trò không chịu đi ông giật cái y lại, mày không đi tao lấy y lại, cũng lại cái ông này.
 
26.Giới dùng thuốc quá 7 ngày, Vì sao Phật kiết giới này? Khi Đức Phật vẫn ở tại vườn ông Cấp-cô-độc, các tỳ kheo bị gió mùa thu sinh bệnh, hình thể khô héo lại mọc ghẻ dữ Phật cho phép uống 5 loại thuốc, tô dầu xin tô thật mật, các tỳ kheo do không được ăn phi thời, phần nhiều không ăn kịp bệnh càng tăng, Thế Tôn cho phép tỳ kheo bệnh được ăn kịp thời và phi thời, các tỳ kheo do được ăn phi thời cho nên bỏ những thức ăn béo ngon thừa lại, Phật lại dạy cho phép các người bệnh được ăn thức ăn còn dư. Nghĩa là trong khi bệnh đau Đức Phật lại chế cái giới cho các ông ăn phi thời, lúc bấy giờ mấy ổng được phép ăn phi thời rồi thì cái bữa trưa đó ông ăn bắt đầu ông để thừa lại, để còn dư đó đến chiều ông lại ăn nữa, chiều mấy ổng chỉ uống nước mật hoặc này kia, cháo chút ít, mấy ổng mà thấy buổi chiều còn thêm thịt thà hoặc là đồ ăn nữa thì lại khoái nữa cho nên trưa mấy ông ăn còn bao nhiêu ông để dành lại đến chiều ổng ăn, Phật cho mấy ông ăn cái đồ dư đó cho nên mấy ổng để lại, dư là từ người khác nhận rồi hoặc ăn hoặc không ăn đến ngày tế thì gọi là dư, khi ấy các tỳ kheo ăn tiểu thực buổi sáng rồi vào thôn khất thực, ăn đủ rồi lại về trong tăng già lang dùng thức ăn buổi sáng cho các tỳ kheo, tỳ kheo ăn rồi không dám ăn nữa nên dứt bỏ. Phật dạy nếu thọ bữa ăn tiểu thực buổi sáng rồi hay ăn xong cho phép làm pháp du thực để ăn lại, pháp làm phép du thực này thưa Đại Đức là tôi đã ăn xong ngài xem đây biết đây, thiệt ra chế cái giới này Thầy thấy thiệt là phi pháp hết sức là phi pháp, nghĩa là khi ăn rồi bây giờ ăn nữa thì làm cái pháp để mà ăn thêm nữa thì như vậy là rõ ràng là Đức Phật chế một cái giới này để lợi dụng vào những cái người có bệnh, sau khi bệnh rồi họ lại bắt đầu cũng ăn phi thời nữa, rồi các vị tỳ kheo ăn tiểu thực buổi sáng rồi buổi chiều lại nói đau bệnh rồi lại ăn thêm nữa, tất cả như vậy là ăn ba bữa như thế gian rồi còn cái thứ gì đâu mà gọi là tu, chế cái giới này ra mà kể như là tu sĩ hết rồi đâu còn gì nữa. Mượn cớ bệnh để rồi phá cái giới rất là rõ ràng, như vậy là chế giới để rồi phá giới mà phá giới tức là không ly dục ly ác pháp, làm cho người tu sĩ càng ngày càng chạy theo trong cái dục lạc ăn ngủ mà không còn có sự tu tập được nữa, vậy cho nên chế cái giới này ra làm cho cái sự ăn uống đó nó bớt đi cái tội, nó không còn cái tội nặng mà nó chỉ là tội sám hối nhẹ mà thôi.
 
27.Giới quá trước hạn cần áo tắm mưa. Vì sao Phật kiết giới này? khi Phật còn ở tại vườn ông Cấp-cô-độc, Tỳ-xá-khư mẫu sai người giúp việc đến thỉnh Phật và Tăng, gặp lúc trời mưa lớn, Phật cho phép các tỳ kheo tắm mưa, người giúp việc đến trong tăng già lang từ xa thấy các tỳ kheo lõa lồ tưởng là ngoại đạo liền trở về báo cáo với Khư mẫu, Khư mẫu bảo trở lại thỉnh Phật và tăng đến nhà thí chủ, họ cúng xong Khư mẫu liền phát nguyện xin Phật cho phép cúng thức ăn cho các khách tỳ kheo, các tỳ kheo đi xa,cúng thuốc cho các tỳ kheo bệnh, cúng thức ăn cho các tỳ kheo bệnh, cúng thức ăn cho người nuôi bệnh, cúng cháo cho các tỳ kheo, cung cấp áo tắm mưa thì Đức Phật đều chấp nhận. Lúc bấy giờ lục quần tỳ kheo cả bốn thời xuân hạ thu đông thường tìm cầu áo tắm mưa đem dùng vào việc khác, hiện dù sẵn có áo tắm mưa vẫn lõa hình tắm, các tỳ kheo bạch Phật ngài nhân đó mà kiết giới. Nghĩa là khi mà ở bên Ấn Độ lúc bấy giờ không phải như chúng ta đâu, có khi xuống sông tắm các vị tỳ kheo cũng phải xuống sông tắm, cho nên khi tắm phải có áo quần mặc cho kín thân rồi mới tắm, như trời mưa vậy muốn tắm không phải như phòng tắm mà gì kia, cho nên phải mặc cái áo tắm mưa tức là mặc cái áo cho kín thân rồi mới tắm, thì như vậy nó có nhiều cái mà Thầy nói là theo cái thời trước không hiểu như thế nào người ta muốn tắm giặt hoặc là một cái gì đó mà nhất là người tu sĩ thì càng có phải giữ gìn thân thể của chúng ta rất kín đáo cho nên ít nhất chúng ta cũng phải có lá cây hay này kia chúng ta dùng mà làm phòng tắm thì mới tiện, còn đằng này trời mưa cái chạy ra sân tắm như con nít vậy đó thì thôi Thầy thấy nó còn cái gì nữa, mà nguyên mấy cái ông tăng không các con nghĩ sao, đây rõ ràng là cái người mà, bà Khư mẫu cúng dường cái khu đất này đứng ở xa thấy toàn là một đám tăng tắm ở trời mưa còn cái thứ gì, mà nói thì Thầy tưởng tượng ra cũng như hồi Thầy còn mới con nít mới lớn, trời mưa mừng lắm chạy ra tắm, cả một xóm thì bao nhiêu đứa con nít, năm mười đứa con nít chạy theo mưa để tắm. Thì các con thấy như là con nít thì đâu có nghĩa là gì nữa. cho nên vì vậy mà chư tăng tắm cái kiểu này Thầy thấy thực là, cho nên bà Khư mẫu này bà mới cúng dường cho quần áo để tắm, mấy cái vị này ở truồng như vậy mà chạy tắm như con nít vậy thì làm sao, cho nên phải cúng dường, nhưng lục quần tỳ kheo lấy cái này sử dụng cái khác do đó Phật mới chế giới, tất cả những cái này Thầy không biết hồi xưa sao, Thầy cũng không biết sao, họ già rồi mà còn chạy tắm trời mưa, Thầy không hiểu, cái thời đó không hiểu sao hết mà giới này Thầy thấy thiệt ra chế sao mà vô lý quá là vô lý, bởi ít ra con người ta nó phải có cái đầu óc như thế nào, cho nên muốn tắm giặt dù là sông suối hay chỗ nào đi nữa nó cũng phải có những cái gì, nhất là người tu sĩ mà Phật đã dạy những cái oai nghi, các con thấy khi mà nằm cái y của người ta cũng vẫn giữ cái thân của người ta rất kín đáo mà đâu có để bày da bày thịt, thế mà đi tắm như vậy thì thử hỏi còn cái gì nữa. Đó những người phạm phải cái tội như vậy đó thì là tội xả đọa, tội ác tác, nếu mà làm sai thì phạm vào những tội đó.
 
28.Còn 2 cái giới nữa là ba mươi cái giới tăng tàng là chúng ta đã hết, vậy thì ráng hết mấy cái giới này rồi chúng ta sẽ nghe băng. Giới 28, giới quá thời chứa y cấp thí, vì sao Phật kiết giới này do khi Phật tại nước Tỳ Lan Nhã, hạ an cư xong cho phép các tỳ kheo nhận y mùa hạ, lúc bây giờ lục quần tỳ kheo tất cả thời xuân hạ đông thường xin y, an cư chưa xong cũng xin y, nhận y. Khi ấy Bạt-nan-đà an cư ở trụ xứ này rồi nghe trụ xứ khác đến an cư cũng xin y, bèn tới trụ xứ đó nhận y, nhận rất nhiều y. Như bây giờ ở chùa của Thầy đây, bây giờ có an cư, sau cái mùa an cư này người ta cúng y cũng nhận, rồi nhận ở đây 13 thì nghe ở kia 18 thì chúng ta cũng chạy lại xin chỗ đó, đặng cúng y chúng ta cũng nhận, ở đằng kia 20 người ta cúng giải hạ, mình nghe cái hạ đằng kia tới 20 mình cũng giải hạ, giải hạ ở đây rồi mình lại chỗ kia nữa, như vậy mình chạy tứ tung tìm y thì do đó là cái kiểu này chứ, cũng như ở đây 12 xả hạ thì ở kia 13 xả rồi thì mấy ông đi lượm….

HẾT BĂNG B

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét