Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Băng số 05

THẬP THIỆN (TIẾP THEO)
Không nói dối
Bởi vì con nai nó đâu có chạy luôn. Nó chạy nó chun dưới cục đá dưới đít của ông. Cho nên nếu ông nói: Ờ có con nai nó chạy nó chui dưới đít của tui đây thì như vậy nhà vua lôi con nai ra, chắc chắn là cái tội sát sanh của mình thôi. Cho nên giữa hai cái giới này ông Phật không biết làm sao hết nên đành câm miệng mà thôi. Còn nếu HT Thiện Hoa dạy chúng ta kiểu này chắc là dạy nói láo rồi. À bây giờ vua đến hỏi:
- Có con nai chạy ngang đây không?
- Có, có, nó mới chạy đây, nó chạy luôn đây nè.
Thay vì nó chạy đường này, ông chỉ: Ờ, nó chạy đường này nè. Tui thấy nó chạy đây.
Do đó, chỉ bậy để ông vua đừng có giết con nai. “Do không giết hại con nai thì ông Phật đành nói láo” cho nên HT viết câu này Thầy thấy Thầy không chấp nhận. Bởi vì Phật dạy quá rõ. Các hành động của Phật quá rõ, thà chịu khổ mà không phạm vào các giới. Cho nên Phật nói thà chết chứ không phạm giới mà. Do cái giới mà nói láo này là không được. Vì vậy mà Đức Phật phải làm thinh, làm thinh nhà vua tức quá hỏi:
- Sao ông làm thinh?
Trời ơi, tức quá thì nhà vua mới rút gươm ra xẻo 2 lỗ tai ông, xẻo rồi đau quá ông cũng làm thinh luôn, rồi chặt 2 cánh tay ông cũng làm thinh, móc 2 con mắt ông cũng làm thinh luôn. Nhà vua đành phải đầu hàng mà đi thôi chứ không có làm sao được hết. Thì các con thấy, trong cái sự tu hành là người ta giữ giới đến mức mà người ta bị xẻo 2 lỗ tai để cho ông ta sợ đi ông ta nói, chặt 2 cánh tay ông ta cũng không nói nữa, móc 2 con mắt cho ông ta đui mà ông ta không nói. Mà nhà vua mà, có quyền sanh sát người ta. Chỗ nào nhà vua cũng giết được hết. Vì vậy, cơn tức của nhà vua đang dí con nai mà ông dấu. Tức là tức giận là phải tra ông này mới lòi ra nhưng cuối cùng ông Phật ông giữ giới cho đến chết, chết là chết chứ không nói gì nữa.
Đó các con thấy HT dạy một cái điều mà Thầy thấy không được. Cho nên vấn đề mà vọng ngữ, vấn đề nói láo là cả một vấn đề. Một khi chúng ta nói một cái sự không đúng rồi thì hối hận lương tâm dữ lắm, nó đau khổ dữ lắm chứ không phải không đâu. Cho nên đừng có tưởng tầm thường, một người tu hành chân chính người ta rất sợ việc nói láo, nói là nói thật không được nói láo.
Cho nên ở đây Thầy sửa lại như thế này: “Nếu nói dối cứu khổ phò nguy cho người và vật thì ta còn không nói, huống là nói dối hại người lợi mình thì còn không nên nói hơn nữa”, chứ Thầy không để câu nói như vậy, Thầy thấy nó không đúng trong cái đạo, dù là người cư sĩ cũng không được cách nói dối đó nữa, thà là chúng ta chết.
Kinh Thập Thiện dạy: Người không nói dối được 8 điều lợi ích:
1. Được mọi người tin tưởng.
2. Lời nói ra được người người kính yêu.
3. Miệng thường thơm sạch.
4. Lời nói thường êm ái.
5. Được an vui như ý nguyện.
6. Lời nói không buồn giận và vui vẻ.
7. Lời nói được mọi người vâng theo.
8. Trí tuệ thù thắng không ai hơn.
Đó là phần khẩu miệng của mình không nói dối đó.
Thấy cái gì thì nói thấy, mà không thấy thì nói không thấy. Chứ không phải không thấy nói thấy, mà thấy nói không thấy. Nói ngược trở lại như vậy là không được. Cái gì mình nghe thấy thì mình nói nghe thấy, mà nghe lờ mờ không rõ cũng không nói. Cho nên Thầy nói ở đời người tu hành theo Đạo Phật là không nói là tốt nhất, nói ra coi chừng lầm lạc. Cái miệng của chúng ta có 4 điều ác, điều này nó kẹt ở điều khác, nó khó. Cái thân chúng ta có 3, cái ý chúng ta có 3 mà cái miệng chúng ta nó nhiều quá cho nên chúng ta phải dè dặt cẩn thận, nó là cái chỗ đau khổ nhất cho con người ở đời, chứ không phải là vừa.
Bởi vậy học Thập Thiện rồi, chúng ta mới biết các nghiệp của miệng nó nặng lắm. Nó tới 4 chỗ lận. Có một mình nó mà chiếm hơn người ta hết, nó làm anh cả của người ta hơn hết trong này mà. Thành ra mình phải coi chừng cái miệng của mình, nó độc lắm chứ không phải không. Nói ra cái lời nói của mình có thể giết người mà, chứ không phải thường đâu. Cái lời nói còn hơn gươm đao. Vì vậy chúng ta phải cẩn thận lời nói. Muốn nói ra một cái gì phải suy nghĩ. Cho nên người xưa người ta nói: muốn nói một lời nói phải suy nghĩ 7 lần, người ta gọi là là đánh lưỡi 7 lần đó.
Nói lời thêu dệt
Người đời thường hay trau dồi, trau chuốt lời nói, đi buôn vật xấu nói tốt. Đây là cái hành động thứ 2 cái miệng của mình là lời nói thêu dệt. Bây giờ chúng ta học tới cái hành động thứ 2 của cái miệng là nói lời thêu dệt. Lời nói thêu dệt đó ở đây người đời thường hay trau dồi, trau chuốt các lời nói của mình. Đi buôn vật xấu thì nói tốt để bán cho được giá, gạt người mua về không xài được. Chỉ một chút lòng nhỏ mọn, hờn ghen, liền dùng lời nói thêu dệt để cho đôi bên thù hận có thể giết hại lẫn nhau, làm tổn hại tánh mạng của người khác. Chỉ một chút lòng ghanh tị, thù vặt, bèn dùng lời thêu dệt để lung lạc lòng người hoặc để quyến rũ hay gạt gẫm người khác làm tổn hại danh dự và tài sản người khác, cốt để đem lại lợi ích cho mình được nhiều lợi lạc và còn được tiếng thơm, tiếng tốt cho mình. Minh thêu dệt này nọ kia để đem lại những lợi lạc, cái của cải tài sản là một, rồi được tiếng tốt này kia cho mình. Đó là lời nói thêu dệt.
Ngược lại, người không nói lời thêu dệt, dùng lời đúng đắn, chánh lý, không gạt gẫm, không lừa bịp, không làm tổn hại danh giá tài sản thậm chí cho đến tánh mạng. Thêu dệt tức là đặt điều nói xấu người khác, khiến cho người khác buồn khổ, có thể đi đến tự tử, quyên sinh tánh mạng.
Vì thế Thập Thiện dạy người không đặt điều nói xấu người khác có điều lợi ích cho mình thì:
1. Được mọi người quý mến.
2. Thường đáp được những câu hỏi khó khăn.
3. Có đầy đủ uy tín cao quý trong cuộc đời.
Đó là những điều chúng ta không có nói thêu dệt, không có đặt điều ra. Thêu dệt làm cho nó có vẻ đẹp hơn hoặc là người đó không tốt mình nói tốt hoặc là người đó tốt mà mình nói cho người khác là người đó xấu. Mình đặt ra cái này, thêu dệt ra cái này cái kia để làm cho người ta nghi ngờ người này, người nọ, người kia. Đó là các lời thêu dệt.
Chẳng hạn bây giờ có ông mai, ông đến làm môi giới, đến bên gái thì nói cái thằng đó như thế này, thế khác mà nó thì uống rượu, hút sách, nó thì chơi bời, nó không biết nghề nghiệp gì hết mà lại đằng gái thì ca ngợi cái thằng con trai trên mây xanh, gọi là thêu dệt đó. Rồi đến đằng nam để làm mai cho đằng nam thì nói cô ta là vậy: công dung, ngôn hạnh đầy đủ, con người hiền đức này kia rõ ràng. Nhưng mà trời ơi, rước về nhà rồi một cái, họ trên trời ngồi rớt xuống! Thì do đó những cái lời nói của ông mai như vậy là thêu dệt làm mai mối. Rồi tất cả những cái điều mai mối như mua đất, mai mối làm cái này, mai mối làm cái kia đều là có sự thêu dệt trong đó hết, để cho người ta nghe người ta tin người ta mới đi mua, đi làm cái chuyện đó, đó là những cái môi giới. Thì những cái thêu dệt đó là lời nói thêu dệt. Chúng ta không nên làm những điều đó, mà hãy tránh.
Thực ra những cái điều mà nói xấu người khác, thêu dệt ra cái tốt - cái xấu cho người khác, nói người ta không có chuyện đó mà nói người ta làm cái này, làm cái kia, làm cái nọ tồi tệ để cho mọi người không hiểu tưởng người đó là người xấu để người ta tránh xa người đó, đó là những người thêu dệt, là những người mà không tốt. Vậy thì chúng ta hiểu biết được như vậy chúng ta cố gắng tránh, giữ gìn cái miệng của mình, đừng có nói những cái đặt điều ra mà nói xấu kẻ khác hoặc nói tốt người khác, người nào xấu thì nói xấu, tốt thì nói tốt, mà tốt xấu mặc họ chúng ta nói làm gì.
Theo Thầy thiết nghĩ xấu người ta làm ác thì nhân nó chịu, mà tốt người ta làm thiện thì người ta hưởng được cái phước quả, còn riêng mình mình nói người ta tốt xấu làm gì, mình khen cũng không khen, chê cũng không chê, điều đó là điều tốt của người tu theo Thập Thiện. Chứ không phải là đem cái chuyện của người ta tốt mình nói, rồi cái chuyện người ta xấu mình cũng nói. Thầy thấy cái chuyện xấu của họ mình không dấu, mà cũng không nói; mà cái chuyện tốt của người ta mình cũng không phô bày, mà cũng không nói ra.
Hầu hết như các con bây giờ Thầy nói như thế này, các con sẽ ca ngợi khen Thầy thế này thế khác, nhiều khi ca ngợi Thầy như ông Phật thì tức cũng là lời thêu dệt đó, không đúng đâu. Thầy cũng là bằng xương, bằng thịt cũng như mọi người nhưng qua cái nhìn của các con, các con có niềm tin ở Thầy, nhiều khi Thầy không có thần thông, các con nói Thầy quá thần thông, nào là phóng hào quang, đặt điều nói láo đó là thêu dệt đó. Thầy đem những cái ví dụ để các con thấy, bởi vậy Thầy thấy có những người mến Thầy, trọng Thầy rồi ca ngợi Thầy một cách không đúng đắn, cho nên trong kinh Phật có dạy là khen mà không đúng thì cái đó làm hại Phật, mà chê không đúng cũng không làm hại Phật được. Cái gì đúng là đúng, cái gì mà không đúng là không đúng. Cho nên mình có nói đi nữa thì người ta nói mèo khen mèo dài đuôi thôi, chứ cũng không có gì hết. Cho nên để cho người ta còn nghiệm xét, chẳng hạn Thầy tu hành đúng thì để người ta còn thấy. Các con nói mà nói Thầy tốt thế này, Thầy như thế này thế khác, điều đó chẳng bao giờ mà người ta tin ở các con. Các con có nói gì thì người ta cũng chẳng tin. Người ta còn thấy qua cái hạnh của Thầy, người ta còn thấy qua cái đức của Thầy. Cho nên vì vậy, ngay cả Thầy mà các con còn như vậy thì các con nói ờ cái chị này tốt, cái chị này tu như thế này, cái chị kia tu như thế kia... họ có tin không? Cũng như bây giờ Thầy nói Mật Hạnh tu vậy, Minh Tông tu vậy…các con có tin được không? Chưa chắc đã tin. Bán tín bán nghi. Chưa chắc. Rồi lần lượt các con sẽ thấy những người đó tu được cái gì, cái gì… À vị này giới hạnh nghiêm túc, giờ giấc nghiêm túc, tu hành đúng đắn, vị này nhập định được, hơi thở ngưng, cái gì lần lượt các con cũng thấy hết thì chừng đó các con mới tin, còn bây giờ Thầy nói cũng chẳng qua Thầy nói, Thầy nói đúng sự thật đó nhưng các con chưa tin đâu.
Cho nên cái thêu dệt các con muốn làm cho người ta tin chứ gì nhưng mà người ta có tin mình được không? Cho nên cái nói của mình có ích lợi gì thì nói. Cho nên chẳng nói gì hết để cho người ta còn thấy được vậy. Cũng như bây giờ các con nói các con tu được, thì cái đó là cái thêu dệt. Mình được, mình biết chắc mình được không, để cho một người khác nhìn thấy cái chỗ được của mình. Người ta thấy được tức là người ta biết chớ sao. Gì mà mình còn giận, còn hờn, còn phiền nào, còn ủ ê cái mặt như là éo xào …mà nói tui tu được là tu được cái chỗ nào đâu. Cho nên cái chúng ta chẳng nói được mà chúng ta được an vui, được thanh thản thì người ta sẽ thấy được cái an vui, thanh thản đó mà người ta biết mình. Cho nên mình nói ra có lợi ích gì. Vì vậy, những cái lời nói mà chúng ta chưa có chứng nghiệm được cho nên chúng ta không nói. Vì vậy không nói thêu dệt, không nói những lời nói đó.
Hôm nay Thầy nói hết để cho các con biết được cái chỗ chúng ta giữ gìn, cái khẩu hành thứ 2 này là không nói lời nói thêu dệt. Không khéo chúng ta tưởng mình nói như vậy là đúng, không có sai, nhưng mà cái nói như vậy không có hay lắm, nó không tốt đâu.
Về cái khẩu hành thứ 3
Là không nói lật ngược. Nói rồi không nói ngược trở lại. Là nói lật ngược đó. Người đời có lắm kẻ nhiều mồm mép, vừa nói đó một lúc sau nói lật ngược lại. Lấy quấy làm phải mà lấy phải làm quấy. Nghĩa là người ta lanh mồm, lẻo mép lắm, nói rồi cái lật ngược lại, tức là nói tui không nói đâu, hồi nãy ai nói chứ tui không nói đâu nhưng chính mình nói, ai cũng nghe hết nhưng mà dám nói như vậy đó, thì cái chuyện qua một hai ngày tưởng đâu người ta quên rồi, mình nói mình vẫn có cái sửa những cái lời của mình để biến những lời của mình không có nói như vậy. Thì tất cả những cái này là những lời nói lật ngược, nói ngược trở lại cái sự thật.
Hạng người này là hạng người nhiều chuyện, họ là kẻ tụm ba tụm bảy chuyên nói xấu người khác, đem chuyện người này nói ra, nói vào, biêu xấu khiêu khích người khác, gây phe, gây nhóm, tạo cảnh bất hòa, thù hận và còn đem chuyện người này dèm pha với người kia, nhạo báng người nọ, chê bai người khác, làm cho họ tức giận hoặc xấu hổ đau khổ, dùng môi mép đứng trung gian gây ác cảm đôi bên để đi đến kiện thưa.
Người không nói lưỡi hai chiều thì không có chuyện lôi thôi với mọi người, không bị người ta lôi ra làm chứng cớ, còn ngược lại những kẻ ấy đều gọi là người nhiều chuyện. Người không nói lưỡi hai chiều không làm phiền muộn ai hết, được thân bằng quyến thuộc, kẻ xa người gần đều kính mến.
Người không có lưỡi 2 chiều thường dùng lời êm ái, an ủi, khuyên dạy giúp cho mọi người được hòa thuận, thương yêu nhau khiến cho mọi người đều vui vẻ, an lòng. Người này đến đâu, ở đâu cũng được mọi người kính yêu, gặp việc khó bất hòa người này đứng ra thu xếp, hòa giải một cách dễ dàng.
Người không nói lưỡi hai chiều khiến gia đình sum họp an vui, tình làng nghĩa xóm hòa thuận kính yêu nhau.
Kinh Thập Thiện dạy: Người không nói lưỡi 2 chiều được 5 điều bất hoại:
1. Nhơn bất hoại.
2. Sống trong gia đình sum họp
3. Đức tin bất hoại.
4. Pháp hạnh bất hoại.
5. Thiện hữu tri thức bất hoại.
Nghĩa là như thế nào?
·      Nhơn bất hoại: tức là người mà không nói lưỡi hai chiều thì mọi cái tình người xung quanh của mình, nó luôn luôn giữ trọn, nó không làm cho hoại diệt. Còn mình mà cái người nói 2 chiều thì những tình người xung quanh mình nó sẽ không giữ trọn được, nó bị hoại diệt.
·      Sống trong gia đình sum họp: thì hiểu rồi.
·      Đức tin bất hoại: Nghĩa là cái người mà không nói lưỡi 2 chiều được mọi người cái lòng tin, không bao giờ hoại diệt cái lòng tin trong lòng của họ.
·      Pháp hạnh bất hoại: Cái hạnh của người mà không nói lưỡi 2 chiều thì cái pháp đây là nói tất cả những cái hành động của chính mình, của bản thân mình không có bị hoại diệt, luôn luôn giữ đúng cái pháp hạnh của nó, cho nên nó không bao giờ lật ngược cái gì hết. Thì cái người luôn luôn có những cái hạnh mà nó không bao giờ bị hoại diệt.
·      Và thiện hữu tri thức bất hoại: nghĩa là luôn luôn người này có những thiện hữu tri thức sống sát ở bên họ. Nghĩa là có những người rất là thân tình, có những người rất là thương mến họ, có những người rất tận tình với họ để giúp họ từ cái này đến cái kia, gọi là thiện hữu tri thức bất hoại.
7. Không nói lời hung ác
Cái hành động thứ 7 này là cái hành động của miệng là không nói lời hung ác. Đây là cái hành động cuối cùng của khẩu nghiệp chúng ta, của hành động miệng chúng ta. Lời nói hung ác là lời nói dữ, vu khống người khác, phao phản, bươi móc việc xấu của người khác. Lời nói cộc cằn, thô lỗ mắng nhiếc, mạ lụy người, làm cho người khác tức giận, khổ sở, đau đớn.
Người không nói lời nói hung ác thường dùng lời nói khen, khen ngợi, lời lẽ ôn tồn, trang nhã hiền hòa, lời nói luôn luôn làm cho mọi người được an vui, yên ổn. Thì cái lời nói mà không hung dữ là cái lời nói mà rất êm ái, còn cái người mà nói hung dữ thì lời nói to, nói rất lớn và những lời nói thô tục, những cái lời mắng nhiếc người, những cái lời nói vu khống người. Có những người nói lời nói vu khống thì nói nhỏ nhẹ lắm nhưng mà vu khống người ta đó cũng là lời nói ác đó, mà mình nói xấu người ta cũng thuộc diện là lời nói ác đó. Mình bươi móc chuyện xấu của họ cũng là lời nói ác đó. Mình phao người ta cái này cái kia đó cũng là lời nói ác đó. Chứ không phải là lời nói ác là mình chửi mắng, nạt nộ người ta là lời nói ác đâu.
Lời nói cộc cằn là lời nói ác, mà nạt nộ người ta cũng là lời nói ác nhưng phải biết là có nhiều lời nói mà chúng ta không có cộc cằn, không thô tục, nhưng mà chúng ta bươi móc cái chuyện xấu của người ta, chúng ta nói xấu người khác, chúng ta phao tin vu khống người ta, đó cũng thuộc diện lời nói ác. Nói mà làm cho người ta bị tù tội, bị chết, người ta không ăn trộm mà nói người ta ăn trộm, người ta không tà dâm mà mình nói người ta tà dâm, người ta không có giết người mà mình nói người ta giết người. Thì những cái lời nói đó là những lời nói ác. Mặc dù là cái lời nói đó rất nhẹ nhàng: “tui thấy cái người đó giết cái người kia” nhưng sự thật ra người đó không có giết, nhưng vì thù hận nhỏ trong lòng của mình, họ không nói lời to, họ chỉ vu khống, phao du người ta làm cái chuyện như vậy để cho người đó ở tù chơi. Đó là những lời nói ác.
Cho nên lời nói ác phải biết phân biệt như thế nào để mà chúng ta biết lời nói ác, chứ không khéo người ta cứ nghĩ rằng, có lời nạt nộ, chửi mắng hay mắng nhiếc người ta mới là lời hung ác thì nó không phải đâu. Hung ác có nghĩa là lời nói dữ, lời nói làm cho người ta khổ đau thì đó là lời nói hung ác. 
Hiểu rõ như vậy thì chúng ta mới biết được mà cảnh giác, để mà không thốt ra cái lời nói đó, thì chúng ta mới giữ được cái hành của miệng mình. Còn nếu mình không hiểu thì mình sẽ tưởng là mình nói như vậy không phải là lời nói hung ác. Cho nên ở đây, Thầy giải thích cho nó rõ để cho các con học cho nó kỹ vì nó là cái căn bản đạo đức của Đạo Phật. Nó là 10 cái điều mà đạo đức của Đạo Phật mà chúng ta cần phải trau dồi, cần phải tu tập, cần phải dứt bỏ, đó là những điều mà chúng ta cần phải hết sức tu tập, nhiệt tâm tu tập, siêng năng tu tập, chứ không phải chỉ nói miệng suông được mà phải đem hết cái thân tâm của chúng ta thực nghiệm đúng 10 điều lành này.
Cho nên kinh Thập Thiện dạy: Kẻ nào không nói lời hung dữ sẽ được 8 món công đức:
1. Nói đúng pháp. Nghĩa là lời nói chúng ta luôn luôn bao giờ cũng không sai.
2. Lời nói có ích lợi.
3. Lời nói đúng chân lý.
4. Lời nói khôn khéo.
5. Nói điều gì ai cũng vâng theo.
Ở đây cái chỗ 4 là lời nói khôn khéo, có cái khôn khéo mà xảo trá, nhưng cái khôn khéo ở đây là nói lời nói không có dữ dằn, làm cho người khác nghe nó êm tai, thuận tai, làm cho người khác nghe lời nói mà người ta được vững bụng, không sợ hãi, yên tâm đó là lời nói khôn khéo. Nhiều khi chúng ta không khôn khéo, chúng ta nói nó cũng đúng như vậy, cũng như vậy mà không dùng lời nói khôn khéo làm cho người khác nghe người ta thấy đau khổ trong tâm, mà người khác đã đau khổ trong tâm thì lời nói đương nhiên được xem là lời nói không khôn khéo, đương nhiên được xem là lời nói hung ác.
Nghĩa là cái lời nói nào mà làm cho người ta đau khổ thì lời nói đó đều là lời hung ác hết, nó bao gồm cả lời nói dối, lời nói thêu dệt, lời nói lật ngược đều là thuộc về lời nói hung ác hết, chớ không phải riêng những lời nói này là lời nói hung ác đâu.
Cho nên phải hiểu ở đây, cái chỗ 4 lợi ích của lời nói thứ 4 này là lời nói khôn khéo đó là chúng ta phải biết sử dụng lời nói chúng ta như là chúng ta cầm một cái bào, một cái cưa để cưa cây hoặc một cái dụng cụ nào đó làm cái nghề gì đó, phải tinh xảo. Cái lời nói của chúng ta phải sử dụng như một ông thợ mà rành nghề sử dụng cái vật dụng của nghề đó. Cũng như một nông dân ông sử dụng cái cuốc của ông. Cũng như một người thợ cưa, thợ mộc họ sẽ sử dụng cái cưa, cái bào của họ. Cũng như cái người viết văn thì họ sử dụng cái ngòi bút, thì chúng ta là cái người mà tu theo Đạo Phật mà tới cái lời nói hung ác này đó thì chúng ta sử dụng cái lời nói khôn khéo của chúng ta để làm cho mọi người đều vui, thì điều đó chúng ta sử dụng phải khéo léo, phải thiện xảo, chứ không phải thiếu cái này mà được. 
Đến cái chỗ này thì chúng ta tập dần đi cái chỗ mà chúng ta không có nói lời hung dữ thì nó đưa đến cái chỗ mà chúng ta có những lời nói khéo léo. Từ đó nó phát sinh ra chúng ta có những lời nói rất là khéo léo.
5. Nói điều chi ai cũng vâng theo.
6. Lời nói được nhiều người tin.
7. Lời nói không bị ai chê.
8. Lời nói được yêu mến.
Đó là 8 cái điều mà chúng ta cần phải hiểu để mà giữ gìn 4 cái hành động của cái miệng mình.
Vậy tóm lại, 4 cái hành động của miệng mình thì khi mà học biết được 4 cái hành động thiện này, thì từ đây về sau chúng ta phải cố gắng mà thực hiện giữ gìn cái khẩu nghiệp.
Trước tiên chúng ta nên tập độc cư, nên giữ cái miệng của mình, mà thường Thầy nhắc các con là sống trầm lặng, sống trầm lặng, như vậy là mình sống ở trong cái tâm hồn trầm lặng của mình, mình ưa thích trầm lặng này, mình sống trầm lặng này, mình ca ngợi trầm lặng này, mình tìm cái nơi để mình được sống trầm lặng. Do những điều kiện đó mà trong kinh Phật đã dạy chúng ta, tức là dạy chúng ta giữ gìn khẩu nghiệp của chúng ta. Mà Phật dạy độc cư cũng nhằm mục đích là sống trầm lặng. Sống giữ gìn 4 cái điều lành của cái cái miệng chúng ta. Như vậy chứ không phải gì.
Sau một thời gian mà chúng ta tịnh khẩu, chúng ta không nói thì từng đó khi chúng ta mở miệng ra, cái miệng chúng ta nó không có lanh đâu, nó chậm chạp lắm, rồi từ đó chúng ta nói lời nào nó có sự suy nghĩ nó nói, nó nói rất chín chắn. Nhưng mà chúng ta nói riết rồi, nó nhanh nó bén nhạy rồi, cái đầu óc chúng ta chưa có nghĩ kịp nó đã nói trước rồi. Cái miệng chúng ta nó đi trước cái ý, chứ không phải nó đi sau cái ý. Cho nên chúng ta phải khéo léo để giữ gìn làm sao cho cái miệng chúng ta đi sau cái ý thì nó mới tốt. Còn nếu nó đi trước cái ý coi chừng nó phạm vào 4 cái điều ác của cái miệng chớ không phải là điều lành đâu.
Đó thì hôm nay Thầy tóm lược để thấy 4 cái điều của cái miệng, 4 cái hành động của cái miệng thì rất quan trọng cho cái cuộc đời mà tu tập theo Đạo Phật chứ không đơn giản đâu.
Về phần ý, chúng ta có 3 cái hành động của ý
Vậy thì cái hành động của ý. Đầu tiên đó là: Không tham muốn.
Con người bị cám dỗ 5 thứ dục lạc. Người ta mà có tâm tham là vì có đối tượng để cho nó tham, không có đối tượng nó lấy gì tham? Cho nên nó có 5 cái đối tượng của nó. Đó là 5 món dục lạc. Vậy thì 5 món dục lạc này là cái gì? À, tiền của, đó là một. Sắc đẹp của phụ nữ đó là hai đó. Danh vọng, tức là làm quan, làm vua hoặc là đỗ bằng này bằng kia, những cái danh vọng đó, hoặc là được tiếng người ta nói mình là những nhà bác học, hoặc là những danh y, hoặc là người ta ca ngợi mình là chơn tu. Tất cả những cái danh đó là danh vọng đó. Tất cả những cái này, ngay cái danh Đức Phật đã dạy chúng ta: Được danh, được lợi (tức là tiền bạc đó), rồi được sự cung kính thì chúng ta nên ẩn bóng đi, thì đó là bậc chân tu.
Do Phật nhắc như vậy tức là chúng ta xa lìa cái gì? À, tiền bạc, sự cúng dường đó. Rồi danh, danh vọng. Rồi sự cung kính. Đó là những cái mà bậc chân tu phải tránh nó. Thì ở đây nó cũng nằm trong cái ngũ dục lạc, cho nên từ cái chỗ này chúng ta mới thấy rõ được cái ý của Đạo Phật, đối tượng của con người bị cám dỗ đó là 5 thứ dục lạc này. Rồi đến ăn uống là một trong 5 cái dục lạc này. Rồi đến ngủ cũng là một trong 5 cái dục lạc này. Cho nên chúng ta đọc lại là: tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ. Đó là 5 cái đối tượng dục lạc, làm cho tâm của chúng ta khởi lên ham muốn.
Vì vậy mà cái hành động của ý chúng ta là cái chỗ ham muốn. Mà ham muốn, có những đối tượng làm cho nó ham muốn. Vậy thì trong thế gian, người đời không ai tránh khỏi 5 thứ này, nghĩa là sống trong cuộc sống thế gian thì người ta không mắc cái này thì người ta cũng mắc cái kia, người ta dính tâm tham của chúng ta, không bám cái này thì cũng bám cái kia. Không thể nào mà rời khỏi 5 cái thứ dục lạc này hết.
Vì vậy mà Đạo Phật chỉ cho chúng ta thấy được cái đối tượng của cái ý mà nó có cái hành động tham muốn của nó là phải có 5 thứ dục lạc. Nếu tham muốn, mong cầu, chạy theo nó, tức là chạy theo 5 cái dục lạc này, đạt được thì sanh tâm vui mừng, còn ngược lại thì trở nên buồn khổ, sầu não. Nghĩa là chúng ta đạt được 5 cái thứ dục lạc này, dù là một thứ đi nữa mà đạt được chúng ta cũng mừng nữa chứ chưa nói cả hết 5 thứ. Mà không được thì sanh ra buồn não, khổ sở. Nhiều người vì đạt không được những cái trong 5 cái dục lạc này họ sẽ sanh muốn đi tu theo Phật. Cái kiểu này thật ra họ tu như vậy đó, theo Thầy nghĩ chắc là họ thành ma chứ không thể nào mà giải thoát được hết.
Đòi hỏi dục lạc không được rồi bỏ đi tu thì cái kiểu đó không phải cái người mà thấy được cuộc đời là khổ, thấy được cuộc đời sinh ra là bao nhiêu cái thứ khổ dày đặc ở trong đầu của mình. Cho nên nếu mà vô tu thời gian sau đó mà được người ta cung cấp tiền bạc, rồi cúng dường, rồi xây chùa lớn cho mình thì bắt đầu cái anh này hết tu rồi vì anh vui rồi, anh đạt được cái mục đích là dục lạc rồi. Cho nên từ đó ông thầy bị dục lạc mất rồi. Cho nên vì vậy mà mình thất vọng, thất tình, rồi mình vào chùa mình tu, cuối cùng thì đến chùa ở một thời gian sau thì 5 cái thứ dục lạc này lần lượt nó đến, đến nó ve vãn, nó khêu gợi, từ đó anh đâu phải là người có tâm tu, xa lìa nó đâu. Tại vì anh đạt không được 5 cái đối tượng dục lạc này, vì vậy mà anh bị nó cám dỗ thì từ cái hình thức của một vị tu sĩ bị rơi vào trong cái này. Đó là những cái lạc lầm, cái không hiểu của Thập Thiện.
Mà khi một người hiểu biết, người ta mới thấy được 5 cái đối tượng này làm cho chúng ta rất là đau khổ, nó cám dỗ chúng ta rất là lớn, rất là mạnh. Lòng ham muốn của người đời khi được toại nguyện thì phải trải qua vô vàn cực khổ. Nghĩa là chúng ta nếu mà ở ngoài đời chúng ta muốn có tiền, chúng ta phải làm lụng hết sức mới có tiền. Nhiều khi chúng ta phải tính toán suy tư, phải làm kinh tế bằng cách này, bằng cách khác. Có nhiều khi chúng ta phải vào tù ra khám rồi chúng ta mới lập nên sự nghiệp chứ không phải là ít. Chúng ta phải khổ sở lắm thì cái sự nghiệp chúng ta mới có được chứ không phải dễ. Nhiều khi mà chúng ta thành lập được cái sự nghiệp rồi chúng ta ngồi ở trên đống vàng chưa chắc chúng ta đã yên. Ở đây Thầy nói như Tâm Như đã chứng kiến được ngồi trên đống vàng mà chưa yên đâu. Thầy là ngồi trên cái cục đá mà Thầy rất yên, bởi vì ăn trộm nó không lấy cục đá; còn người ta ngồi trên đống vàng nhiều khi bước ra một bước thấy mất mạng liền tức khắc, nó không yên cho nên tâm họ bất an, luôn luôn bất an.
Lòng tham muốn của người đời khi được toại nguyện thì phải trải qua vô vàn cực khổ nhưng hưởng thọ thì sự vui đó thì rất là nhanh chóng. Vì thế chúng ta cần phải suy tư cho kỹ càng. Đó là cái vấn đề tiền bạc đó.
Bây giờ tới sắc đẹp đây
Tham sắc đẹp thì phải tổn phí tiền bạc rất nhiều lại còn mất sức khỏe và hao tổn tinh thần.
Tham tiền bạc thì phải đọa đày thân mạng lao động vất vả, đầu óc suy tư, tính toán, kinh doanh để làm ra tiền, thân và tâm không bao giờ được an vui, ngơi nghỉ, ngồi trên đống tiền như ngồi trên đống lửa.
Tham danh vọng, quyền cao tước trọng thì phải vào luồn ra cuối nịnh bợ, ton hót hoặc đem lo hối lộ. Chẳng hạn Thầy học dở mà Thầy muốn đậu để muốn cho người ta nói Thầy đậu tú tài, Thầy đậu cử nhân thì giờ mình phải đem tiền đem bạc hoặc là quà biếu cho mấy ông thầy chấm thi, hoặc là coi ông thầy đó cho những bùa phép gì đó để rồi mình quay cho nó đậu. Tất cả những cái này đều là những cái phải luồn cúi, nịnh bợ bằng cách là bắt buộc mình làm như vậy để cho mình tạo được cái danh vọng đó. Đó là cái sai cái không đúng.
Tham ăn uống thì món ngon vật lạ thì lại mắc nhiều bệnh tật khó trị, ăn uống phải điều độ - ăn uống phi thời thức ăn sẽ thành độc dược.
Tham ngủ nghỉ thì trí tuệ tối tăm, mê muội, sanh biếng nhác thiếu ý chí chủ động, thiếu nghị lực, dần dần biến thành kẻ ăn bám vào người khác.
Người cư sĩ theo Đạo Phật thường hằng ngày khắc phục và chiến đấu chống lại lòng tham muốn của mình để không bị 5 thứ dục lạc này lôi cuốn. Nhờ thế mới có được đời sống tri túc, thiểu dục, đơn giản, thanh tao và an nhàn. Nhận được sự lợi ích cho đời sống con người khi đã lìa xa tâm ham muốn thì được thảnh thơi, vâng vui, an lạc, không còn khổ đau phiền não nữa. Phật dạy: Diệt tâm tham muốn là diệt đế. Diệt đế là Niết Bàn là trạng thái tâm hồn thanh thản. Chỉ cần không ham muốn là quý vị đã đạt được cảnh giới Niết Bàn. Chỉ có 1 chút thôi, chúng ta đừng ham muốn, đừng có ham thích những cái dục lạc đó thì ngay đó chúng ta đã có Niết Bàn rồi, có cần gì mà phải tu nhiều, chỉ có 1 chút tâm đừng ham muốn là đủ rồi.
Vậy thì quý vị có cần gì mà phải cực khổ ngồi thiền, nhập định làm chi cho nó mất công? Chỉ cần dẹp qua cái lòng ham muốn là đã được rồi. Nhưng nói như vậy đâu phải chuyện dễ. Nếu dễ như vậy thì ai cũng làm Phật, cũng nhập được Niết Bàn được hết rồi. Khó lắm, cái lòng ham muốn của chúng ta khó lắm, khó mà dứt được nó lắm.
Quý vị đừng hiểu rằng khi tâm ham muốn dứt thì cuộc sống sẽ trở thành tẻ nhạt. Có nhiều người họ nghĩ rằng khi còn ham muốn thì chúng ta còn thích thú, còn làm cái này còn làm cái kia, giờ hết ham muốn rồi bắt đầu đời sống của mình không còn cái gì nữa hết, thôi chắc chắn là ngồi đó mà chờ chết thôi chứ có ước muốn gì nữa đâu. Đó là cái hiểu lầm lạc của quý vị, nó trở thành tẻ nhạt, nó trở thành vô vị, không còn ý nghĩa gì trong cuộc sống. Còn ham muốn thì còn thấy hy vọng cái này cái kia cho nên mình đâm đầu mình chạy bên đây chạy bên kia mình tìm nó. Còn giờ hết ham muốn rồi còn tìm gì nữa đâu. Cho nên đời sống bây giờ nó tẻ nhạt, sao mà lạnh lẽo vô cùng, con người mà tâm không ham muốn nữa chắc chắn là tiêu chứ còn gì! Đó là cái hiểu mà đứng ở trên núi này mà hiểu cái núi kia, làm sao hiểu được!
Chúng ta muốn hiểu nó chúng ta phải đi vào xem nó như thế nào. Vì vậy Phật dạy ly dục thì được tâm thanh thản, giải thoát. Từ cái chỗ mà mình không còn ham muốn nữa, mình lìa xa cái lòng dục của mình, lòng tham lam đó thì cái tâm mình nó thanh thản, nó thanh thản tức là nó giải thoát, chứ đâu phải tẻ nhạt đâu. Do còn cái ham muốn mà không đạt được nó mới thấy tẻ nhạt, còn bây giờ người ta không ham muốn thì tức là nó thanh thản, cho nên nó đâu tẻ nhạt. Vì cái chỗ tẻ nhạt này do cái ham muốn mà không đạt được bây giờ bắt buộc mình ngồi đây mà không ham muốn, chứ trong tâm của mình một khối ham muốn ở trong đó. Cho nên nó mới thấy tẻ nhạt. Phải hiểu được cái lý như vậy còn nếu không ông Phật ông bảo mình ly dục mà hết dục rồi gọi là Niết Bàn. Thì trời ơi, cái Niết Bàn gì nghe nó buồn khổ, sao nó không ham muốn gì hết trong đó. Thì như vậy mình tu làm gì nữa. Cho nên từ đó mình mới thấy được cái mấu chốt của nó, là cái mầm của nó là ham muốn dục lạc mà không đạt được. Cho nên bây giờ ngồi đây cái tâm ham muốn cho nên mới thấy tẻ nhạt, nó mới thấy lạnh lẽo ở trong đó. Chứ còn cái người mà người ta không còn ham muốn thì người ta ly được nó rồi thì cái tâm hồn nó thanh thản, nó giải thoát, nó đâu có tẻ nhạt, nó đâu có buồn khổ.
Cho nên quý vị hiện giờ các con thấy như thế nào, cho các con độc cư, mà riết độc cư các con thấy buồn khổ đó là tẻ nhạt đó, là vì cái tâm ham muốn các con còn, chứ còn nếu cái tâm ham muốn, cái tâm tham nó hết rồi thì đâu còn cái chuyện mà nó tẻ nhạt nữa đâu! Cho nên các con sống độc cư thấy an lạc là vô cùng thì không bao giờ thích nó nữa. Còn bây giờ thấy nó tẻ nhạt quá, nó buồn quá, thôi đi ra nói chuyện chút cho nó vui, tức là các con sẽ không giữ được hạnh độc cư. Vì vậy mà cái hạnh độc cư rất là tuyệt vời làm cho tâm hồn chúng ta thanh thản giải thoát. Chính vì mà các con sống không được độc cư là cái tâm ham muốn các con còn, tham muốn nó còn đó. Các con hiểu chỗ đó mới thấy được cái chỗ mà Thầy dạy nó rất là thực tế, cụ thể. Cho nên hầu hết một số người tu hành về đây rất đông mà cuối cùng đến độc cư họ phải ra đi, ra đi còn lại được 2 người mà thôi. Thì đủ biết rằng tại cái tâm ham muốn của họ còn, cho nên họ thấy tẻ nhạt, cô đơn, buồn bã. Vì vậy mà họ không chịu nổi, họ phải rời đi.
Sống là sự trả nghiệp chớ không phải sự tham đắm, si mê về dục lạc. Ở đây, cái câu nói này các con phải hiểu, nó rất là đầy đủ ý nghĩa của nó. Bởi vì hầu như người ta lầm lạc, người ta tưởng cuộc sống này là phải tham đắm những cái dục lạc đó, 5 cái dục lạc đó. Nhưng cuộc sống là cuộc sống trả nghiệp, bởi vì cái nghiệp nó sinh ra chúng ta ra do đó, những quả đó phải sẵn sàng cho cái bản thân của chúng ta rồi vì vậy chúng ta phải trả nghiệp, thay vì vừa trả nghiệp vừa tạo nghiệp thì nó mới có cuộc sống vị lai. Nếu mà chúng ta trả cái nghiệp này mà chúng ta không tạo cái nghiệp mới thì làm sao có cuộc sống tương lai được. Cho nên qua cái bài kệ Nhất Dạ Hiền thì quý vị còn nhớ 2 câu đầu Thầy đã nói như thế nào không?
Quá khứ không truy tìm
Vị lai không ước vọng
Phải không! Nếu mà quý vị không có truy tìm cái quá khứ, không có ước vọng ở vị lai thì hiện tại quý vị sẽ sống như thế nào? Thanh thản! Còn nếu quý vị đi tìm cái quá khứ, rồi ước vọng ở tương lai thì như vậy quý vị còn có được an vui không? Như vậy là quý vị truy tìm ở quá khứ và ước vọng ở tương lai thì đó là tham đắm, si mê của dục lạc chứ đâu phải là người trả nghiệp?
Chúng ta biết chúng ta sinh ra là những người đang trả nghiệp chứ không phải chạy theo tham đắm của dục lạc. Chúng ta không hiểu được vậy, chúng ta chạy theo tham đắm dục lạc vì vậy mà chúng ta tạo những cái nghiệp mới, vừa là chịu trả những nghiệp cũ, và trái lại tạo thêm những nghiệp mới do cái sự không hiểu biết. Quý vị có hiểu được chỗ này quý vị mới thấy được con đường của Đạo Phật vạch ra chúng ta một cái lối để chúng ta biết rằng chúng ta phải diệt trừ tất cả nghiệp. Vì nghiệp là ông chủ mà sanh chúng ta ra, là chủ nhân sai khiến chúng ta.
Người đời lầm tưởng dục lạc là có thật, nghĩa là 5 cái món dục lạc hồi nãy Thầy có nói như trên thì người đời, người chưa hiểu Phật Pháp thì người ta thấy cái đó là cái thật. Mà chính bây giờ các con người nào cũng là biết 5 thứ dục lạc đó nó không thật nhưng mà cái không thật đó là quý vị mới ngộ được cái lý không thật của 5 món dục lạc cho nên các vị chưa chứng được cái lý của 5 món dục lạc này. Vì vậy mà các vị biết nó như vậy, hiểu nó như vậy nhưng mà vẫn thích ăn. Phải không? Vẫn thích ngủ. Đêm nào mà không ngủ là quý vị thấy nó khổ sở vô cùng tận. Đó, quý vị có hiểu được điều đó không? Cho nên tiền bạc tuy rằng bây giờ mình không có nhưng mà vẫn còn thích chứ đâu phải không thích. Rồi sắc đẹp, đâu phải không thích. Rồi danh, không phải không thích. Tất cả những cái này, 5 món dục lạc này đều biết nó là không thật nhưng rồi quý vị vẫn còn thích nó.
Nếu biết nó không thật thì quý vị muốn nó như thật, mà không thật này thì quý vị phải tu tập như thế nào? Nếu quý vị không tu mà quý vị cứ ngồi hít thở thì làm sao mà thấy nó như thật được? Cho nên quý vị hiện giờ biết nó không thật nhưng vẫn thấy nó thật. Cho nên luôn luôn dính mắc nó. Không thể nào mà chúng ta thoát khỏi nó được. Do vì vậy mà hằng ngày mà Thầy dạy quý vị cái Định vô lậu để làm gì? Để quý vị ngồi xếp bằng lại thân nó bất động, tâm nó yên lặng, từ đó quý vị đặt cái niệm ngũ dục lạc này: ăn, ngủ; thức ăn quý vị quán bất tịnh; ngủ nó sinh ra mê muội hôn trầm, quý vị đặt cái niệm trước mặt, từ đó cái tri kiến ở trong đầu của quý vị nó sẽ phóng ra, nó làm cho quý vị không còn dính mắc say mê nữa. Từ đó quý vị mới thấy rõ được cái sự giải thoát nơi tâm hồn của quý vị. Quý vị mới chứng được cái lý, cái lý không thật của nó, cái lý của 5 thứ dục lạc này nó không có thật mà quý vị lầm chấp nó cho nó là thật, cho nên quý vị mới có cái tâm tham đắm nó, si mê với nó.
Đó là quý muốn 5 cái dục lạc này nó không thật, nó không có thật quý vị phải đặt niệm nó ở trước mặt, quý vị dùng cái tri kiến giải thoát của quý vị, quý vị phải rõ có những tri kiến, cái tri kiến đầu tiên của quý vị là quý vị hiểu, quý vị ngộ là 5 cái dục lạc này nó không thật, quý vị biết đó là cái tri kiến của quý vị. Nhưng mà khi quý vị đặt cái niệm 5 cái thứ dục lạc này trước của quý vị, quý mới phóng ra cái sự hiểu biết, suy tư hiểu biết, quán xuyến sự hiểu biết đó thì 5 cái thứ dục lạc này nó sẽ trở thành không có thật. Do đó từ ngày này tu tập tới ngày khác tu tập cứ đặt cái niệm đó trước mắt, quán xuyến rồi xả bỏ tất cả những dục lạc này để không còn nó ham thích. Trong cái giờ mà nó buồn ngủ, tức là nó còn cái dục lạc đó chứ gì, nó ham ngủ này nó còn mệt mỏi, nó còn lừ đừ, nó còn muốn đi ngủ nè. Do đó quý vị thấy quý vị phải chiến đấu nó bằng cách là quý vị phải đi kinh hành, quý vị phải động thân, quý vị phải chiến thắng nó đừng cho nó ngủ trong cái giờ đó, nhất định là không cho. Từ đó quý vị mới chiến thắng được cái dục lạc này, từng cái dục lạc. Từ cái dục lạc ăn, nếu quý vị mà không quán nó bất tịnh thì cái món ăn đó quý vị thích là quý vị không bao giờ chứng nó cái lý như thật được, cho nên quý vị không thấy nó bất tịnh. Còn để món ăn trước mặt quý vị, rồi quý vị đặt cái niệm đó trước mặt quý vị, rồi quý vị quán bất tịnh cái thức ăn đó đi, lâu ngày một lần hai lần ba lần, một ngày hai ngày, một tháng, hai tháng tới một năm thì quý vị không còn muốn ăn nữa. Nghĩa là quý vị thấy thực phẩm ăn để mà sống chứ không còn thèm ăn, thèm uống gì nữa hết.
Đó như vậy là cái phương pháp mà đặt niệm trước mặt để mà tu cái Định vô lậu nó lợi ích cho quý vị như vậy. Làm cho cái tâm mà tham đắm ngũ dục lạc này nó không còn dính mắc nữa.
Không ngờ do si mê, tham đắm dục lạc nên tạo ra biết bao nghiệp ác. Do nghiệp ác mà chúng ta mới chịu biết bao sự khổ đau. Đó, từ cái chỗ mà chúng ta đắm đuối theo những cái dục lạc này mà chúng ta tạo ra những cái nghiệp ác. Muốn đạt được nó, nó phải có nhiều thứ ác ở trong đó, chứ phải khi không mà nó đạt được, do đó mà chúng ta lại tạo ra nhiều cái nghiệp mới, làm cho chúng ta đời đời kiếp kiếp nó tiếp diễn nhau ở trong cái nghiệp lực của nó chứ đâu có gì khác hơn để rồi chúng ta mãi mãi đau khổ triền miên bất tận, kiếp này đến kiếp khác.
Kinh Thập Thiện nghiệp đạo dạy: Kẻ nào không tham đắm dục lạc thế gian thì được 5 món công đức tự tại:
1. Ba nghiệp thân, khẩu, ý được tự tại. Về nhân các căn đầy đủ. Về nhân tức là 3 cái ý của mình được tự tại về cái thân của mình. Các căn đầy đủ, sáu cái căn chúng ta đầy đủ không hao mất.
2. Của cái được tự tại. Nghĩa là của cải chúng ta nó không có sự hao mất cái này, cái kia, cái nọ. Nó rất là tự tại.
3. Phước đức tự tại.
4. Ngôi vua tự tại. Nếu mà chúng ta làm vua thì nó rất tự tại, nó không còn lo giặc giã, nó không còn lo quan quân của mình ăn lo hối lộ làm những điều xằng bậy dân chúng đau khổ, toàn là những người quan trung thành, đều là thanh liêm, đều là vì dân, vì nước mà lo chứ không là ăn lo hối lộ. Có nhiều người làm vua mà ngồi ở trên ngai vàng mà quan cuả mình, xung quanh mình, làm việc với mình những ông quan này ăn no hối lộ làm cho dân khổ mà ở trên mình không hay biết cho nên ông vua đó đâu có tự tại không. Rồi làm vua mà giặc giã đánh ở biên cương chỗ này chỗ nọ chỗ kia thì ông vua đó có tự tại không? Không bao giờ tự tại được. Cho nên cái người mà giữ gìn được cái công cái tâm mà không có những tham muốn này, tránh xa được 5 món dục lạc này thì ông vua được cái phước báu là tự tại trên ngôi vua. Đó là cái thứ 4.
5. Được hưởng lợi gấp trăm lần.
Đó là về cái phần của cái ý mà chúng ta tu được cái tâm không tham muốn thì được như vậy.
9. Không sân hận
Cái tâm của chúng ta, cái ý của chúng ta dễ sân hận lắm. Tâm sân hận là tâm đau khổ, tâm hung, tâm dữ tợn. Tâm sân hận vốn không có, chỉ vì chúng ta lầm chắc thân tâm của mình là ngã thật từ đó mới luôn luôn bảo vệ, che chở, nếu ai chạm đến nó, tức là cái thân tâm của mình đó tức thì cơn sân nổi lên đùng đùng.
Cho nên ở đây quý vị thấy do cái chỗ nào mà có cái tâm sân của mình? Do cái chỗ lầm chấp cái ngã của chúng ta. Vậy thì cái thân của chúng ta là cái ngã của mình, tâm của chúng ta là cái ngã của mình, lầm chấp cái đó cho nên người ta đụng tới cái ngã, ngay đó mình giận lên liền. Cho nên vì vậy mà chúng ta tu cái Định vô lậu thì chúng ta đặt cái thân và cái tâm để quán cái thân của mình có cái ngã ở trong đó không? Nó vô ngã. Cho nên Phật dạy: Vô thường, khổ, không, vô ngã. Nó không có cái gì hoàn toàn, cái ngã cũng không có, nó vô thường. Cái thân này nay vậy mai khác. Cho nên khi mà đặt niệm như vậy chúng ta phá trị cái ngã, mà phá trị cái ngã thì còn cái gì mà chúng ta sân, cho nên chúng ta phá ngay cái gốc của nó đi thì cái sân của nó sẽ không có.
Còn bây giờ chúng ta cố gắng, ờ biết mọi pháp là vô thường này kia mà chúng ta không đặt niệm để tu tập cho nó thấm nhuần được như cái lý chơn thật của cái vô ngã đó thì lúc bấy giờ chúng ta có nói tất cả các pháp người ta chửi mình cũng là giả, cũng không thật, người ta mắng mình cũng là điều vô thường bằng cách này cách khác nhưng mà đó là cái lý để mà chúng ta hiểu, chúng ta ngộ, chưa phải là chúng ta thấm được cái lý chứng được cái lý đó.
Cho nên vì vậy chúng ta đặt cái niệm trước mặt của chúng ta, cái vô ngã trước mặt của chúng ta, đặt cái thân tâm chúng ta rồi chúng ta quán xét nó vô ngã. Nó vô như thế nào, nó không ngã như thế nào, cái tâm nó như thế nào, chúng ta 4 cái chỗ để mà chúng ta quán xét nó, để nó trở thành vô ngã. Từ đó cái tâm sân của chúng ta nó không bao giờ có nữa. Cho nên ở đây Thầy giảng ra nó, để cho chúng ta có một cái hành động tu tập để diệt trừ cái tâm sân của mình, để thực hiện được điều lành mà cái tâm không còn sân nữa. Chớ không phải nó không sân rồi mình nói, mình giảng suông mà không biết hành động tu thì như vậy mà không biết cái định nào để tu cho được cái tâm hết sân thì như vậy chúng ta chưa bao giờ hết sân.
Trước kia, Thầy dạy quý vị tùy thuận nhẫn nhục, tùy thuận bằng lòng trong mọi điều kiện, để cho quý vị sống trong cái cuộc đời... Tùy thuận bằng lòng mọi đối tượng, mọi hoàn cảnh để tâm sân, tâm phiền não của quý vị không có nhưng Thầy thấy qua cái sự thiếu sót đó làm cho quý vị chuyên tâm về cái thiền định hơi thở nhiều hơn mà cái định vô lậu không có. Chỉ có cái ngộ được cái lý của nó cho nên quý vị chỉ chịu đựng mà nhẫn nhục, chịu đựng mà tùy thuận, chịu đừng để mà bằng lòng. Mà cuối cùng thì xét thấy qua cái tu tập của quý vị Thầy biết có 1 sự thiếu khuyết ở trong đó cho nên nó mới giậm chân tại chỗ, vì vậy bây giờ quý vị sẽ theo ngay cái lời dạy của Đức phật đặt cái niệm trước mặt để mà quán cái thân vô ngã, cái tâm vô ngã, từ đó nó không có cái ngã thì cái tâm sân nó sẽ không có nữa.
Một niệm tâm sân khởi thì trăm ngàn tai họa đem đến, biết vậy hàng ngày chúng ta thường nhắc tâm: giận hờn là đau khổ, là bao nhiêu tai nạn xảy đến, giận hờn khiến gia đình bất an, không vui, vậy từ đây về sau tâm không được giận hờn, tâm phải như cục đất. Thì như vậy đây là cái phương pháp hướng tâm tu, tức là phương pháp ám thị. Kèm theo phương pháp ám thị, chúng ta phải đặt cái niệm vô ngã thì như vậy chúng ta mới hoàn thành được cái tâm không sân hận, không giận hờn nữa.
Đó thì quý vị phải áp dụng cả 2 phương pháp chứ không phải áp dụng có một phương pháp không thì nó không đủ đâu, không đủ sức mà chuyển nó đâu, vì bằng chứng là trải qua thời gian quý vị cũng dùng pháp hướng, quý vị ám thị rất nhiều mà nó chưa thành tựu được. Cho nên hôm nay quý vị đặt luôn cả cái thân, cái tâm nó vô ngã để quý vị quán xét, quán triệt, để thấm nhuần thấu suốt cái lý vô ngã của nó, để quý vị phá đi cái lậu hoặc của quý vị. Cộng lại các phương pháp tu tập vậy làm cho tâm sân của quý vị không còn có nữa. Hàng ngày phải nhớ câu này, nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho thấm nhuần cho tận xương tủy, có như vậy tâm sân hận mới đoạn diệt.
Đó là Thầy đưa ra 2 cái pháp để quý vị tập luyện để cho cái tâm sân này nó hết.
Do dằn không được sự giận hờn nên từ việc nhỏ sẽ nở ra việc to lớn, từ đó biết bao nhiêu tai họa xảy đến không lường trước được. Tâm sân nó thường mang đến nhờ sự rắc rối và tạo ra vô vàn đau khổ. Nếu tâm sân không dằn được có khi gây ra án mạng tạo cảnh tù tội chung thân. Quý vị phải ý thức sân hận nó thường mang đến tai họa cho loài người, chính nó làm mất đi hạnh từ bi của người tu sĩ và lòng nhân ái của người thế gian. Thế thì cái tâm sân của quý vị nó diệt đi cái lòng từ bi của vị tu sĩ. Mà tâm sân của quý vị nó sẽ diệt đi cái lòng nhân ái của người cư sĩ. Vì vậy quý vị phải tìm mọi cách mà chấm dứt nó đi.
Trong tứ chánh cần Phật dạy: Các pháp ác chưa sanh, không cho sanh, đã sanh cần phải đoạn diệt, như vậy là cái tâm sân của mình tự nó đâu có đâu. Cho nên bây giờ đừng cho nó sân, mà đừng cho nó sân các vị phải sống như thế nào? Cho nên các vị phải sống độc cư, không có duyên để cho nó tạo ra cái cảnh sân đó, mà có duyên tức là cái tâm sân nó sẽ sanh ra. Còn quý vị chung đụng mãi với nhau thì tâm sân quý vị làm sao tránh khỏi.
Đó là những điều mà quý vị cần phải tu tập, cần phải sống cho đúng. Đoạn diệt các pháp ác là một điều khó khăn, phải có nghị lực, ý chí cương quyết. Như bây giờ tâm sân của quý vị nó bừng bừng nổi lên, bây giờ quý vị ngắt lìa nó, bảo quý vị đừng có sân liền, quý vị có làm nổi không? Nếu một người không có ý chí, không có nghị lực, chắc gì quý vị giữ được nó, đoạn dứt nó được. Cho nên nói khi mà pháp ác sanh lên thì ngay đó phải đoạn dứt nó liền. Bởi vị trong tứ chánh cần Phật dạy: Các pháp chưa sanh thì không cho sanh, đã sanh phải đoạn diệt nó liền. Đoạn diệt nó liền quả là khó khăn, nếu mà không có ý chí, không có nghị lực thì không thể nào đoạn diệt nó được, chúng ta hãy đem hết ý chí dũng mãnh để chiến thắng những cơn sân phát khởi ào như thác đổ.
Muốn làm chủ hoàn toàn tâm mình không để một phút giây sân hận khởi lên thì phải dùng tuệ tri, quán xét, đặt niệm trước mắt. Đó là Thầy nhắc lại cái chỗ tu cái Định vô lậu đó. Chúng ta phải rõ: thứ nhất chúng ta phải trau dồi tâm từ bi của mình; thứ 2 chúng ta phải quan sát thọ, tưởng, hành, thức, vô ngã, vô thường. Chúng ta phải đặt cái niệm sắc thọ tưởng hành thức. Sắc là cái thân của mình. Thọ là cái cảm giác. Cái tưởng là cái ngồi tưởng nhớ. Cái hành là cái hoạt động. Cái thức là cái biết của mình. Đặt nó để mà chúng ta quan sát, để chúng ta tu cái định vô lậu, phá cái ngã, cái chấp ngã của chúng ta. Chúng ta cho nó là thường còn, cho nó là có ngã thật cho nên nó mới có cái tâm sanh đó. Cho nên phải đặt cái niệm đó.
Cái thứ nhất là quý vị phải nhớ trau dồi cái tâm từ bi vì Phật dạy cái tâm từ bi nó sẽ đối trị cái tâm sân mà ở đây nó chưa đủ đâu, trau dồi từ bi chưa đủ đâu. Bởi vì chúng ta biết có cái ngã cho nên có trau dồi cái từ bi bao nhiêu đi nữa thì cái ngã nó vẫn nổi lên thì từ bi chúng ta sẽ mất. Cho nên chúng ta phải đặt cái niệm để chúng ta dùng cái Định vô lậu để chúng ta quét sạch cái chấp lầm của chúng ta về sắc thọ tưởng hành thức này. Do đó chúng ta quán vô ngã, vô thường khổ không thì tức là nó làm cho cái đối tượng đó không còn có nữa, tâm sân nó bị diệt đi nhờ thông hiểu.
Bởi vì cái giai đoạn đầu chúng ta vào đạo Phật chúng ta phải đi tìm hiểu cho rốt ráo, vậy bây giờ hiểu rồi, chúng ta trau dồi tức là chúng ta dùng Tứ vô lượng tâm, từ - bi - hỷ - xả mà chúng ta tu. Rồi bây giờ chúng ta dứt bỏ, chúng ta phải tu tập Tứ chánh cần là chúng ta dứt bỏ. Rồi chúng ta tu tập, chúng ta tu Định vô lậu, rồi Định chánh niệm tỉnh thức, đó chúng ta thấy tất cả các pháp chúng ta đều kê vào để mà chúng ta tu tập. Từ đó mà chúng ta mới quán các pháp bất tịnh, quán lý duyên hợp, quán vô ngã, vô thường, khổ … chúng ta quán tất cả các pháp.
Do sự tu tập đúng cách như vậy, chúng ta mới thực hiện được Thập Thiện chứ đâu phải Thập Thiện mà dễ dàng. Nó đâu có đơn giản như chúng ta nghĩ, học hiểu rồi chúng ta bỏ qua, rồi chúng ta bỏ qua thì Thập Thiện chẳng qua là đống sách rởm, đống kinh chứ không phải là nó có điều lành chân thật. Có đạo đức chân thật nơi tâm hồn của chúng ta thì tâm sân hận mới chấm dứt, cuộc sống mới được an vui, giải thoát. 
Kinh Thập Thiện đạo dạy: Kẻ nào làm chủ được tâm sân thì được 8 món công đức. Đây là 8 sự công đức của việc tu tập về tâm sân của mình:
1. Tâm không tổn não.
2. Tâm không giận hờn.
3. Tâm không tranh giành.
4. Tâm được hòa hợp.
5. Tâm được từ bi.
6. Tâm thường làm lợi ích và an vui, an ổn cho mình cho chúng sanh.
7. Thân tướng được trang nghiêm.
8.Có đức tánh nhu hòa và nhẫn nhục, khi chết đi được sanh vào cõi thiện.
Đó là 8 công đức mà người tu tâm này được thì đạt được 8 công đức đó.
10. Không si mê
Bây giờ đây là cái hành động cuối cùng của ý của chúng ta, đây tức là không si mê. Si mê là u mê, không hiểu rõ, không biết đúng sự thật, hiểu biết mà không đúng chân lý. Si mê là tà kiến.
Người không si mê là người phán đoán rành rẽ, nhận định một cách rõ ràng, không biện minh che đậy sự ngu si u tối và lầm lạc của mình. Cho nên cái người si mê không phải cái người đó không hiểu biết, cái người đó rất hiểu biết nhưng họ hiểu không rõ, không đúng, không đúng cái lý, họ hiểu qua một cái tâm tham đắm, dính mắc ngũ dục lạc. Họ rất là thông minh mà họ vẫn là u tối, bởi vì họ hiểu mà họ không làm cho cái tâm của họ được an vui, được yên ổn.
Người không si mê thì không có cố chấp, ngoan cố theo cái sự hiểu biết riêng tư chủ quan của mình. Cái người si mê họ ngoan cố, họ cố chấp, họ chấp chặt những cái sự hiểu biết của họ, cho nên ai mà động đến cái sự hiểu biết của họ thì họ tranh luận, họ lý luận đủ cách để họ bảo vệ cái sự hiểu biết của họ. Cho nên cái người mà thông minh, người mà không si mê thì người ta không bị cố chấp cái đó nên ít khi nào người ta tranh luận với kẻ khác. Người ta chịu nhịn thua người khác. Còn cái người mà si mê thì họ thích tranh luận. Không phải những người si mê là người không hiểu, họ hiểu họ mới tranh luận nhưng mà họ tranh luận theo kiểu kiến chấp của họ, cái sự ngoan cố của họ, cái sự cố chấp của họ chứ không phải là cái sự ngu si, ngu ngờ họ không biết.
Không si mê, không tin những tà thuyết, người mà không si mê thì những tà thuyết họ không bao giờ họ tin; không đúng chân lý, những tà kiến, mê tín dị đoan, không làm cho người này tin được. Cái người mà si mê những cái gì mà nó mù mờ, họ thấy những cái gì đặc biệt kỳ quái là họ tin theo chứ không có sáng suốt, cho nên đó là những người si mê.
Người không si mê là người có trí tuệ thông minh, thấu suốt lý nhân quả. Đây các con sẽ nghe cái chỗ mà người không si mê là cái người mà thông minh phải thấy ở chỗ nào, còn cái người thấy hoàn toàn ngoài vấn đề này thì người đó đều gọi là người si mê. Người không si mê là người có trí tuệ, thông minh, thấu suốt lý nhân quả luân hồi. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ 2 là biết rõ thế giới này không có thế giới siêu hình. Biết rõ lý duyên hợp. Đó, phải biết rõ thập nhị nhân duyên, đó là lý duyên hợp, thế giới thành hoại, cái thế giới mà chúng ta thành hoại này nó do đâu mà thành và do đâu mà hoại, đó vì vậy mà chúng ta phải thấu suốt được cái nghiệp đó. Ở đây nói thế giới thành hoại là phải thấu suốt được nghiệp.
Người không si mê thấy biết và thấu suốt 4 chân lý của kiếp người, 4 chân lý của kiếp người là Tứ diệu đế; biết rõ nơi đến nơi đi của kiếp người, người ta ở đâu người ta đến đây, người ta về chỗ nào, thì cái người đó họ phải thấu rõ được cái điều đó, chứ họ không mơ hồ đặt câu hỏi không biết chúng ta từ đâu mà đến, chúng ta chết rồi chúng ta đi về đâu, thì cái đó còn mơ hồ. Cho nên đó là những người còn si mê, dù là một nhà bác học, dù là một người có bằng tiến sĩ nhưng họ vẫn đặt câu hỏi đó, họ chưa biết, do đó họ còn si mê chứ chưa phải là người không si mê.
Biết rõ con người là duyên hợp. Người không si mê là biết rõ con người là duyên hợp, các pháp trên thế gian này đều vô thường, vô ngã, khổ, đều là duyên hợp, đều là vô thường, vô ngã không có ngã, nó luôn luôn là cái khổ. Biết nhân nào, duyên nào sanh ra con người. Biết địa ngục, thiên đàng ở đâu. Biết các cõi trời, biết rõ ma phạm thiên vương, quỷ thần. Biết rõ con người có linh hồn hay không linh hồn. Biết Bát chánh đạo và các pháp tu hành giải thoát. Người biết rõ như vậy là người không si mê. Người không thấu rõ những điều này được xem là người si mê dù người đó có học thức cao, đậu bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ và những nhà bác học rộng rãi hiểu xa mà vẫn còn mù mờ không rõ những điều trên đây cũng được xem là vô minh, si mê.
Vì thế Đức Phật xác định người si mê có 4 cách. Nghĩa là trong bài kinh đức Phật xác định, Thầy sẽ đọc lại cái chỗ đức Phật xác định:
Một, “Có người đi Đông, đi Tây học hỏi cái này, cái nọ hiểu biết nhiều chuyện kim cổ, thời tiết, chính trị, văn học, khoa học, kiến trúc, hội họa, thi thơ…có thể gọi người này tri kiến hoàn toàn nhưng những sự hiểu biết này tâm họ luôn bất an đều được gọi là phi phạm hạnh, si mê hạng nhất”. Cái sự hiểu biết của họ được Phật xác định là người phi phạm hạnh, si mê hạng nhất. Chúng ta phục lăn Đức Phật ở chỗ này. Mặc dù những người này họ thông hiểu vậy, nhưng tâm họ vẫn bất an chứ chưa phải là được an, vì vậy Đức Phật gọi là thuộc loại si mê hạng nhất.
Đây là cái phần thứ 2, Phật gọi: “Y cứ vào kinh sách mà giảng nói ra hoặc những truyền thuyết, sự hiểu biết, sự giảng dạy, sự giảng nói này mà tâm họ vẫn bất an thì đây được gọi là phi phạm hạnh, si mê hạng nhì”. Trong kinh điển Phật chỉ cho chúng ta thấy, dù cho những người đó thuyết giảng mà tâm họ luôn bất an, còn chạy theo ngũ dục lạc thì người đó vẫn là người bất an.Vì chúng ta thấy họ thọ hưởng những cái dục lạc thế gian là biết rằng họ bất an chứ không phải họ an được mặc dù họ thuyết kinh rất hay, họ giảng rất hay nhưng họ vẫn sống trong dục lạc là biết tâm họ bất an thì đó là si mê phi phạm hạnh thứ nhì.
Ba, suy luận, lý luận, thuyết pháp theo nguyên tắc tự mình sáng tác mà tâm còn dính đầy danh sắc, tâm luôn bất an thì đây là phi phạm hạnh, si mê hạng 3. Đó thì chúng ta thấy Đức Phật xác định 3 cái hạng này. Còn cái hạng thứ 4 nữa, thuộc về loại si mê đó chứ không phải là hạng thông minh đâu, nhưng mà chúng ta nhìn thấy là hạng thông minh chứ không si mê chút nào hết, nhưng tại vì họ không hiểu cái lý giải thoát cho nên từ đó cái tâm họ bất an mà Đức Phật cho cái hiểu của họ chỉ là cái hiểu si mê chứ không phải là cái hiểu giải thoát.
Bốn, đần độn, ngu si. Đây tới cái người mà đần độn, nói ra không có hiểu, Đức Phật ghép cho họ vào cái loại si mê đó. Đần độn, ngu si tức là nói gì họ cũng không hiểu, hỏi cái này thì đáp cái kia, hỏi cái kia thì đáp cái nọ, họ không hiểu họ nói tầm bậy tầm bạ không trúng. Phật nói “trườn uốn như con lươn”, họ trườn qua bên đây, lách qua bên kia trả lời theo cái kiểu đó tức là cái hạng người mà không hiểu đó. Tâm người này thường bất an. Đó là hạng người phi phạm hạnh, si mê thứ 4.
Đó thì nắm đủ hết 4 hạng người này ở trong cái mà Đức Phật xếp trong hạng si mê, thì nó nằm trong cái ý si này thì nó nằm trong những cái điều kiện mà Phật vạch ra cho chúng ta biết rằng, chúng ta sẽ xét thấy những hạng si đó là cái tâm họ luôn luôn bất an, họ không có thấu hiểu. Như vậy là hiện bây giờ quý vị hoàn toàn đang có sự hiểu biết rất thấu suốt kinh sách mà tâm quý vị bất an đều được gọi là si chứ chưa được gọi là thông minh đâu. Đó bây giờ quý vị có ai mà xác định mình là người không si không? Chắc chắn là không có rồi đó. Vì vậy hôm nay Thầy dạy Thập Thiện mà quý vị xét qua các bài kinh của Phật xác định cho chúng ta ở điểm si. Chứ nhiều khi chúng ta chưa biết là ai si đâu, chưa biết như thế nào gọi là si đâu, bây giờ quý vị đã rõ rồi.
Bây giờ cũng hết giờ rồi, Thầy xin dừng tại đây, rồi sẽ tiếp tục kỳ tới chúng ta sẽ học tiếp theo cái phần này, nó rất nhiều để rồi cái phần mà kết luận cái Thập Thiện. Như vậy chúng ta học 2 ba lần rồi mà chưa hết Thập Thiện thì quý vị thấy cả cái giáo án mà Thầy trong 3 tháng không viết không biết nó có tròn hay không nhưng mà Thầy cố gắng cô đọng lại chừng nào tốt chừng nấy. Nhưng mà Thầy giảng như vậy Thầy tin rằng quý vị chắc có lẽ dễ hiểu, còn cô đọng lại không biết là nó có thể hiểu nổi không nhưng mà Thầy ráng như thế nào để cho quý vị hiểu cho rõ, mới học có Thập Thiện mà quý vị đã thấy được đã nhận được cái rõ của cuộc đời này qua những cái si mê, cái sân hận. Những cái pháp để mà tu, để diệt tham sân si của mình. Thì tất cả những cái này chúng ta đều đi lại đúng con đường của Đạo để chúng ta thực hiện từ bước đầu. Để rồi cái giáo án này ra đời thì quý vị là những người thực hành ngay từ bây giờ và tiếp tục kế tiếp sau này khi Thầy ẩn bóng không có mặt thì quý vị cứ theo đó. Mà con đường này Phật đã dạy đó là Thầy của quý vị, chứ không phải Thầy, Thầy chỉ là người có kinh nghiệm tu hành rồi góp nhặt lại những lời Phật dạy mà thành lập lại một cái con đường đi có thấp đến cao, có dễ đến khó, để cho quý vị đi được chứ Thầy không có cái gì của Thầy ở trong này, hoàn toàn Thầy không có. Thầy chỉ kết tập lại cho nó đúng từ thấp lên cao của nó thôi chứ hoàn toàn không có cái gì mới, toàn là của Phật dạy. Cho nên Thầy không có gì hết, Thầy chỉ có cái công để mà giúp cho quý vị biết con đường đi, đi cho đúng và từ đó quý vị sẽ đi trên con đường đó, nó sẽ tới đích giải thoát, chứ không có gì mà khó khăn hết.
Từ tới Thầy giảng thiền định, bốn cái thiền của Phật thì Thầy giảng cũng rất rõ, biết từng cái sai, cái đúng của mình để quý vị cảnh giác mà quý vị đi trên con đường đó, mà lúc bấy giờ không có Thầy quý vị vẫn đi được trên con đường đó mà không sai.
Đó thì hôm nay Thầy ra công, Thầy cố gắng mà Thầy thấy một số băng mà hằng ngày nó cứ như thế này thì chắc chắn chúng ta phải tốn một số băng cũng rất nhiều, vì cái Thầy giảng nó khác, mà cái viết ra thành cuốn sách thì nó khác, bởi vì giảng Thầy phải lặp đi lặp lại, nhắc đi nhắc lại rất nhiều, giảng rồi phải cô đọng lại và nhắc lại để cho chúng ta nhớ tới, nhớ lui. Những cái lời mà Thầy giảng mà ghi được trong băng, cái gì mà Thầy nhắc nhiều thì cái đó nó làm cho quý vị thấm nhuần chứ không phải là nó thừa đâu, nó không thừa đâu. Cho nên vì vậy khi mà viết ra thành sách thì những cái điều đó chúng ta phải gạch bỏ hết bởi vì lặp đi lặp lại thì sách nó không thể vậy được. Cho nên chúng ta phải viết cái nghĩa đó rồi thì đi tới cái nghĩa khác. Cho nên cái cuốn sách mà viết ra, cái giáo án này viết ra mà in thành sách thì tức là nó không có lặp đi lặp lại bằng những cái lời nói của Thầy ở trong băng đâu. Bởi vì Thầy nói ở trong băng tức là lặp đi lặp lại, làm cho quý vị thấm nhuần được cái đạo lý của nó, nhấn vào cái chỗ nào mà đúng, chỗ nào sai để cho quý vị tu tập cái đó nhiều, cái ít. Cái nào mà Thầy nhắc đi nhắc lại nhiều tức là cái chỗ đó quý vị phải tu tập nhiều, còn cái chỗ nào mà Thầy lướt qua là cái chỗ đó nó không cần thiết lắm để hiểu mà thôi.
Đó, quý vị nhớ những cái điều như vậy cho nên cái lời nói của Thầy ở trong băng rất là quan trọng chứ không phải thừa đâu. Những cái mà Thầy lặp đi lặp lại đó là cái để nhắc nhở cho quý vị tu hành nhiều cái chỗ đó, tập luyện nhiều cái chỗ đó hơn, chứ không nên coi thường những cái chỗ đó.
Đó là những cái Thầy trao lại những cái điều mà Thầy nói hôm nay là khi mà Thầy không còn gặp quý Thầy nữa, không còn gặp quý vị nữa thì quý vị còn nghe được cái lời mà nhắc đi nhắc lại rất nhiều, đó là một cái lời ông cha đã nói với các con phải lo làm ăn như vậy, như vậy thì mới sống được ở trong cõi thế gian này, mới tìm được con đường giải thoát, đó là quý vị phải nhớ.
Vì vậy hôm nay được những điều này thì quý vị phải nỗ lực thực hiện những gì Thầy nói, phải làm cho đúng đừng làm sai. Bởi vì không còn con đường nào mà có thể đạt được cái sự làm chủ sanh tử, chấm dứt luân hồi bằng cái con đường mà Thầy vạch ra cho quý vị đi. Nghĩa là từ trước đến giờ, hàng bao nhiêu năm chưa có thành lập được cái giáo án này. Mặc dù Thầy đã nói HT Thiện Hoa, ngài viết cái bộ Phật Học Phổ Thông, đó là cái giáo án đầu tiên của Phật giáo từ thấp đến cao để chúng ta biết rõ ràng, nhưng đây là giáo thuyết để chúng ta hiểu Phật giáo chứ không phải là cái giáo trình để chúng ta tu tập.
Còn Thầy viết cái giáo án này là giáo trình tu tập, ngay từ vô cái giáo trình đầu tiên thì một người cư sĩ đến với Đạo Phật thì phải thay đổi 6 cái nghề nghiệp liền, thì các vị thấy rõ ràng cái hành động chúng ta phải thay đổi tức là chúng ta tu đó, nó bước đầu vào hành động. Còn cái kia khi mà vào thì HT dạy cho chúng ta nghe, hiểu, biết cái lịch sử của Đức Phật, cho nên nó đâu có biến ra cái hành động của quý vị đâu. Rồi Tam quy, rồi Ngũ giới, chỉ nói như vậy thôi, chứ đâu biến ra cái hành động. Rồi dạy tới Thập Thiện, quý vị có thấy biến ra hành động được không? Đâu có dạy chúng ta áp dụng cái định vô lậu để tu Thập Thiện như thế nào, dạy Tứ vô lượng tâm thực thiện Thập Thiện như thế nào, trau dồi nó như thế nào, dạy Tứ chánh cần để đoạn dứt ác. Dạy tứ chánh cần thì HT dạy Tứ chánh cần, chứ đâu có nói áp dụng trong Thập Thiện, còn Thầy dạy rất rõ để cho quý vị biết áp dụng vào chỗ nào, chỗ nào ở trong 10 cái điều lành này. Vì 10 cái điều lành này là con đường cuối cùng giải thoát tham sân si. Vì ý của chúng ta mà diệt được tham sân si là 3 độc, mà 3 độc diệt được tức là chúng ta đã sống ở trong Niết Bàn rồi.
Cho nên nói đến Thập Thiện quá tầm thường nhưng xét qua 3 cái độc của tham sân si này, chúng ta thấy nó không tầm thường đâu, nó cả 1 vấn đề, bao nhiêu Thiền định của Phật nhắm vào chỗ này để giải quyết nó, để cho nó đi đến con đường giải thoát hoàn toàn. Cho nên những cuộn băng mà Thầy giảng cho quý vị mà được thu như thế này nó là một gia tài quý báu mà của Phật đã từng để lại mà từ xưa đến giờ nó là những bài kinh rải rác, nó không kết tập được cái thấp, cái cao, cái dễ, cái khó cho nên quý vị không biết cái đường nào mà quý vị vào.
Hôm nay Thầy đã chỉ cho quý vị biết cái đường vào, biết cách thức tu tập, như nãy giờ quý vị đã nghe rõ rồi chắc chắn quý vị sẽ biết được cái đường lối mà quý vị sẽ tập cái gì trước, cái gì sau. Đây mới có giai đoạn 1 thôi, còn giai đoạn 2, giai đoạn 3 rồi giai đoạn 4, lần lượt tất cả các giai đoạn tu tập đều được Thầy bố trí, bố cục một cách chặt chẽ, vừa hiểu mà vừa tu, vừa học, vừa tu, nó có cái thực hành, nó có cái sự trau dồi, nó có sự dứt bỏ ở trong đó nó rất rõ ràng mà Phật đã dạy trong những bài kinh Thầy thấy quá tuyệt vời.
Không có một tôn giáo nào mà nó thực tế và cụ thể như là giáo lý của Đạo Phật dạy chúng ta thực hiện từ thân tâm của chúng ta chứ không phải dạy chúng ta mênh mông ở ngoài, không phải dạy chúng ta mê tín cầu khẩn, cúng bái mà dạy chúng ta thực hiện ngay cái đau khổ trong thân tâm của chúng ta.
Cho nên ở đây trên con đường mà tu tập, Thầy thấy quý vị là những người có phước nhất ở trong cuộc đời này, được nghe những cái này mà do từ kinh nghiệm tu hành của Thầy nói ra mà không sai một mảy của Đức Phật ngày xưa đã dạy các đệ tử của Ngài. Cho nên không bao giờ chúng ta lầm lạc được, chúng ta có một cái bản đồ, có một cái lối đi, có một con đường tu tập thật sự rõ ràng bằng hành động của chúng ta, chúng ta làm chủ được cái sống chết và chúng ta chấm dứt được tái sanh luân hồi của mình, cụ thể rõ ràng không còn mơ hồ nữa, không còn lạc lầm nữa, Thầy xác định điều đó là điều thực. Đạo Phật thực, rất thực không có dối ai hết, không có gạt người, không nói như vậy mà không làm được, làm được nhưng mà phải tu tập cho đúng cách, chớ tu tập không đúng cách thì không đạt được. Thôi đến đây Thầy xin chấm dứt.
                                                      ***
SÁU NGHIỆP ÁC TỔN HAO CỦA CẢI VÀ PHÍ SỨC
Bây giờ các Thầy nghe tiếp theo. Lúc hồi nãy Thầy có giới thiệu 6 cái nghiệp ác làm tổn tài hao của và phí sức:
1. Là đam mê rượu chè
Vậy thì uống rượu, ở đây Phật nói có 6 cái lỗi chứ không phải nói đơn giản, khi một người mà uống rượu có 6 cái lỗi để đưa đến cái chỗ hao tài tốn của.
-       Vậy thì cái lỗi thứ nhất của nó là mất của. Nghĩa là cái người mà say rượu thì khi mà say rồi thì tiền bạc bỏ trong mình thì người ta lấy không có biết, hoặc là mình đi say sưa rồi làm rớt mất thì mình không có biết, cho nên gọi là say rượu mất của.
-       Hai là sanh bệnh, người mà say sưa thì cái thân nó dễ bệnh tật.
-       Ba là hay gây gổ.
-       Bốn là tiếng xấu đồn xa.
-       Năm là dễ sanh nóng giận.
-       Sáu là trí tuệ mỗi ngày một giảm dần.
Người nào mải mê uống rượu thì sạt nghiệp, cửa nhà của họ mỗi ngày một tiêu tan. Đó là cái vấn đề uống rượu thì quý thầy thấy ở đây rõ ràng là khi mà mình đi uống rượu thì chắc chắn phải có mang tiền theo, thì khi mà say rượu rồi thì tiền bạc vứt mà không có cần thiết cho nên mất của mà không biết, và khi mà uống rượu nhiều thì cơ thể nó hay sanh bệnh tật. Đó là hiển nhiên mà không ai chối cãi được, khi Phật dạy thì chắc chắn phải đúng như vậy. Người say rượu thì hay gây gỗ. Chắc ở trong đời của chúng ta, chúng ta cũng thấy những người say rượu chứ không ai mà không gặp, thì cũng biết rằng cái điều mà Phật dạy không có sai chút nào hết. Thì người say rượu khi say sưa thì không còn biết dơ, biết sạch, không còn biết tốt xấu; giữa đường, ngoài hè phố, dưới mương rãnh, chỗ dơ bẩn họ đều có thể nằm ở trên đó được hết. Cho nên họ múa tay múa chân, họ la, họ hét, họ chửi mắng người này người kia thì lúc bấy giờ người đi qua, kẻ đi lại người ta thấy cái ông đó như vậy thì người ta nói người này nói với người kia, cho nên tiếng xấu đồn xa, đó là vậy.
Năm dễ sanh nóng giận. Cái người uống rượu thường mà các Thầy thấy rất rõ là cái tánh họ dễ nóng lắm, ai nói gì đó thì ngay đó muốn đánh người ta liền, không bao giờ họ có cái tâm nhẫn nhục được, cho nên họ rất dễ giận hờn.
Về phần trí tuệ, cái người mà uống rượu say sưa thì mỗi ngày chúng ta thấy họ u mê, họ không hiểu, nhiều khi nói mà họ không thông suốt, cũng như họ mải mê say rượu mình khuyên họ cái đúng để cho họ chừa bỏ nhưng họ không bao giờ còn nghe mình nữa. Khi cái người mà uống rượu say sưa, nó đã quen rồi thì khó mà dứt bỏ. Vì vậy mà họ không còn làm lụng để mà giàu sang như người khác, họ chẳng cẩn biết gì đối với cái gia đình của họ, của cải của họ lần lần tiêu hao.
Đó là 6 cái điều kiện mà một cái điều kiện thứ nhất mà chúng ta đã thấy rất rõ là nếu mà người cư sĩ va vấp vào cái sự uống rượu say sưa thì đó là đưa tới của cải tài sản của họ hao mòn.
2. Về phần cờ bạc 
Cờ bạc có 6 lỗi chứ không phải nghe nói đơn giản cờ bạc là không có lỗi mà cờ bạc có 6 lỗi. Vậy 6 cái lỗi đó là gì?
1. Là tài sản hao mòn.
2. Hai là thắng thì bị người oán.
3. Người hiểu biết chê cười.
4. Mọi người không kính trọng.
5. Người tốt xa dần.
6. Sanh tâm trộm cắp.
Người nào mải mê cờ bạc thì sản nghiệp của họ mỗi ngày một sa sút. Đúng vậy! Thứ nhất là tài sản của họ hao mòn vì họ đâu có dễ thắng mọi người, lần lượt ngồi không, không làm cứ thích chơi, đánh bạc thì làm sao mà có thêm của cải được cho nên bao nhiêu của cải thì chỉ còn chặn đứng lại rồi bắt đầu hao mòn dần, riết rồi bán nhà, bán cửa vì cái tánh ham mê cờ bạc. Do như vậy mà tài sản lần lượt hao mòn cho đến khi kiệt quệ.
Hai, thắng thì bị người oán nghĩa là mình thắng mình được tiền thì người ta lại thù oán, có thể người ta phục rượu mình say để rồi người ta tìm cách giết mình hoặc là người ta hại mình bằng cách này, bằng cách khác. Do đó thắng thì bị người khác oán mình. Người mà đi bài bạc mà không có đi một mình mà khi thắng thì chắc chắn dễ bị giết chết hoặc bị ám hại nơi sòng bạc chứ không có đi về nhà được. Đó là những điều Đức Phật xác định trong bài pháp này Thầy thấy rất là đúng, không có sai chỗ nào hết.
Ba, người hiểu biết chê cười. Cái người mà hiểu biết, người ta thấy cái người ham mê cờ bạc là người ta thấy người tham lam không đúng cách, làm những việc không đúng cách cho nên họ chê cười những người đó.
Bốn, mọi người không kính trọng. Người mà đức hạnh, có hiểu biết không bao giờ kính trọng những người đó. Và đồng thời cái người mà ham mê cờ bạc thì những người bạn tốt, những người tốt ở trong xã hội, dần dần họ không chơi với những người đó. Rồi khi thua quá không còn tiền bạc, nhà cửa tiêu mòn nhưng cái tánh ham cờ bạc nó vẫn còn do đó mới sanh ra trộm cắp để đi bài bạc hoặc là trộm cắp để rồi mình sống nuôi sống mình, từ đó là bước đường cùng của cái người mà ham mê cờ bạc.
Do vậy mà cái người cư sĩ phải hiểu biết 6 cái điều tai hại khi chúng ta cờ bạc, nó đưa đến cái tội lỗi như vậy, cái xấu xa như vậy, cái đau khổ như vậy. Cho nên người cư sĩ cần phải tránh và bỏ cái tánh ham mê cờ bạc để đem lại cái sự an vui hạnh phúc và tài sản của mình không bị sa sút. Đó là cái điều thứ 2 mà Phật dạy cho người cư sĩ.
Cái điều thứ 3 là phóng đãng, có 6 lỗi:
1. Không tự giữ lấy thân
Là cái người phóng đãng tức là người đi du thí, du thực bằng cách này bằng cách khác, cho nên không giữ lấy cái thân của họ, nên họ có thể hao mòn hoặc là đau bệnh hoặc là ham vui, những cái vui quá rồi cái thân của họ tiều tụy, càng ngày càng suy giảm. Đó là cái thứ nhất.
2. Cái thứ 2 là không giữ gìn được của cải
Khi mà phóng đãng họ tuôn ra, họ xài phí, của cai bao nhiêu họ tuôn ra như nước cho nên họ không giữ gìn của cả của họ được.
3. Không bảo trợ được con cháu
Nghĩa là cái người phóng đã họ không bao giờ mà lo cho con, cho cháu họ, họ không bao giờ nghĩ đến con cháu họ, họ không giúp đỡ cho con cháu họ.
4. Cái người mà phóng đãng này họ thường hay sợ hãi, cái tâm họ thường hay sợ hãi
5. Những điều ác khổ sẽ ràng buộc xác thân họ, nghĩa là người phóng đãng khi mà vui chơi, khi mà mải mê với bạn bè (loại phóng đãng) thì họ bắt buộc thế này, bắt buộc thế kia, làm cho mình không còn thoát ra khỏi, cho nên thấy khổ mà vẫn đâm đầu vào cái khổ mà không thể nào ra khỏi cái sự ràng buộc đó
6.Thường sanh dối trá
Cái người phóng đãng này tâm họ luôn dối trá gạt người này, gạt người kia, nói qua nói lại không bao giờ nói sự thật được. Bởi vị cái tâm phóng đãng nó thì không thể nào mà nói thật được là vì họ mải mê theo sự vui chơi thích thú của họ, họ phóng dật ra ngoài, họ chạy theo cái sự đắm mê của ngũ dục lạc cho nên họ không còn nghĩ đến tài sản, nhà cửa của họ. Cho nên lần lượt của cải tài sản của họ một ngày một hao dần mòn. Đó là cái tâm phóng đãng, cái người phóng đãng, cho nên nó có 6 cái điều tội lỗi làm cho thân và của cải, con cháu, tâm thường sợ và luôn luôn thân xác họ bị gò bó xung quanh những điều ác, người ác làm cho họ không dứt ra được. Thường thường là họ hay dối trá, gạt người này, gạt người khác. Đó là cái người cư sĩ khi hiểu biết được cái sự phóng đãng là nguy hiểm như vậy là tai hại như vậy cho nên cố gắng mà giữ gìn đừng để tâm phóng đáng. Đừng có chạy theo những điều cám dỗ của dục lạc thế gian mà tạo cho sự nghiệp mình tiêu mòn.
4. Say mê kĩ nhạc, có 6 lỗi.
Tức là người mà hay ca hát thì có 6 lỗi đó là điều thứ 4. Vì vậy đó.
1. Ưa ca hát
Cái người say mê kĩ nhạc thì hay ca hát, bài ca này cho đến bài ca khác, ngâm, vịnh. Đó là cái sự ưa thích ca hát.
2. Thích khiêu vũ
Người mà ưa ca hát họ lại thích khiêu vũ.
3. Mê đàn địch
Tức là họ ưa ca hát thì họ phải thích đàn địch
4. Chuộng tiêu sáo
Hễ họ ca hát đàn địch khiêu vũ thì họ cũng thổi sáo, thổi tiêu. Cho nên họ cũng thích những điều sáo tiêu.
5. Là ưa đánh trống
Họ cũng ưa thích đánh trống.
6. Mê thổi kèn
Tất cả những điều kiện nhạc cụ mà để phát ra những âm thanh thì cái người mà say mê kỹ nhạc đương nhiên là họ phải thông suốt những cái điều này. Vì vậy mà khi thông suốt những điều này thì họ còn biết đặt tâm hồn của họ vào trong say mê của âm thanh, âm thanh và những điệu nhảy nhót, khiêu vũ chứ họ không có còn nghĩ đến cái sự sống của một người biết đạo, một cái người rất là sợ hãi về cái sự cám dỗ của sự ca hát, khiêu vũ vì đó nó có thể đưa đến chỗ sanh ra cái tâm theo người xưa nói không có cái đạo luân, nghĩa là người ta nói xướng ca vô loài, nghĩa là họ cho rằng những người mà ưa ca hát thì họ không giữ được cái đạo đức luân thường, nay thì người này, mai họ kết với người kia. Cho nên ở đây theo ngày xưa đúc kết điều đó.
Nhưng trái lại thì theo Thầy nghĩ Phật không nghĩ như vậy. Mà Phật muốn thấy rằng cái người mà ưa ca hát, khiêu vũ, đàn địch, tiêu sáo, đánh trống, thổi kèn thì những người này họ không làm ăn theo cái người mà an vui yên ổn mà bằng cách là họ đem những câu hát tình tứ gợi cho những người khác thương vay, khóc mướn, làm cho người khác do những tiếng tiêu, tiếng sầu đó mà làm cho người ta khổ đau, cho nên vừa làm mình thổn thức trong lòng của mình vừa tạo cho người ta thổn thức trong lòng của người ta. Do như vậy khi mà người cư sĩ đến với Đạo Phật thì Đức Phật muốn khuyên họ không nên làm những cái điều đó là vì mình nghe âm nhạc, mình nghe tiếng đàn, tiếng ca làm cho tâm hồn mình dào dạt, làm cho tâm hồn mình bất an chứ không được giải thoát, chứ không phải là xướng ca vô loài cũng như ngày xưa người ta đặt cho người ưa ca hát là không đàng hoàng, nay thì cặp người này, mai thì lấy người khác. Nó không đúng nhưng ở đây cái mục đích của Đạo Phật là không hiểu như vậy mà phải hiểu qua tiếng hát, tiếng ca, tiếng đàn, tiếng trống … nó làm cho tâm hồn chúng ta lúc vui, lúc buồn. Nó không giữ cho tâm hồn chúng ta được thanh thản, được giải thoát làm cho chúng ta say mê mà quên đi những công việc làm để sống bằng cách lương thiện chứ không phải vô lương thiện.
Đó là những cách mà ở đây Phật dạy để nhằm mục đích chúng ta tránh những cái điều làm cho mình dao động tâm và đau khổ cũng như người khác, cho nên chúng ta không nên say mê kỹ nhạc mà hãy giữ tâm của mình luôn luôn được thanh thản, được an ổn thì tốt nhất.
Hầu hết trong thế gian này nói về ca nhạc, khiêu vũ và tiêu sáo, đàn địch thì chắc chắn ai cũng mê thích vì họ cho đó là một môn giải trí, nhưng sự thật theo Thầy thiết nghĩ qua một bài nhạc nó làm cho người ta xúc động nhưng sự thật nó không phải như vậy. Một bài nhạc làm cho họ khích động họ có thể chết họ cũng không từ nan. Đó là những lời ca tiếng nhạc mà làm cho tâm hồn người ta có thể bất an theo điệu nhạc, theo lời ca, theo văn thơ. Cho nên Phật muốn cuộc sống của người cư sĩ cũng như người tu sĩ luôn luôn phải bình thản, phải vững vàng, phải bất động thì đó là một cuộc sống mới được an vui, còn lúc thì thương vay khóc mướn qua tiếng ca, tiếng nhạc như vậy là nó giả dối, nó không thật.
Người nào mải mê kỹ nhạc thì sản nghiệp, nhà cửa của họ ngày một sa sút. Thật sự ngày xưa như vậy nhưng người mà chuyên môn ca nhạc, khiêu vũ đàn địch tiêu sáo thì họ cũng lấy cái nghề mà làm sống thì cũng có khá giả chứ không phải như sự xác định mà nhà cửa họ suy sụp. Nhưng ở đây theo Thầy thiết nghĩ nó không phải sợ sạt nghiệp, của cải sa sút, suy mòn mà chỉ ngại cho tâm chúng ta thương vay khóc mướn theo giọng ca, tiếng hát mà thôi, làm cho tâm chúng ta bất an. Và cũng từ đó mà tâm hồn chúng ta luôn luôn dễ dao động không được tự chủ.
Điều thứ 5: Kết bạn với người ác, có 6 lỗi.
1. Dễ sanh khinh lờn.
2. Ưa chỗ thầm kính
3. Dụ người nhà khác.
4. Mưu đồ chiếm đoạt tài sản của người
5. Mưu đồ tài lợi về mình
6. Ưa phanh phui lỗi người
Đó là kết bạn với người ác thì cái tâm của chúng ta sẽ có 6 cái điều mà nó dễ sanh ra.
Thứ nhất, kết bạn với người ác thì họ làm những điều ác thì chúng ta sanh theo những điều ác đó, mà cái tâm của mình sẽ coi thường những điều ác, sanh ra những sự khinh lờn, không có sợ hãi mà chúng ta làm những cái điều tội lỗi mà chúng ta không sợ.
Ưa chỗ thầm kín nghĩa là chơi với người ác thì hay làm cái chuyện thầm kín, thầm lén, bằng cách này bằng cách khác để mà làm lợi cho mình. Hoặc là dụ người khác làm điều này điều kia như dụ người khác ăn trộm, dụ người khác đi làm cái chuyện tà hạnh, đó là dụ dỗ người khác. Hoặc là dụ người khác đi ăn cướp, đi giết người. Hoặc dụ người khác làm những chuyện sát sanh, giết con vật này hoặc con vật khác.
4. Mưu đồ chiếm đoạt tài sản của người, nghĩa là chơi với người ác thì luôn luôn lúc nào cũng nghĩ mưu cách này, mưu cách kia mà lấy của cải tài sản của người khác.

5. Là luôn luôn mưu đồ cái gì đem về cái lợi cho mình, tiền bạc và danh dự đều là có thủ đoạn, mưu cách để mà đem lại cho mình những cái lợi, cái danh đó. Cho nên chơi với người khác thì đủ mọi cách họ có thể tìm cái gì có lợi cho họ mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét