Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Băng số 42

90 GIỚI ĐỌA ( TIẾP)
Mặt A.
Vậy hàng ngày các con phải lấy Thập thiện làm hành trang để tiến bước về đất Phật. Đất Phật ở đâu chúng ta không biết nhưng chúng ta vượt qua nhân quả là chúng ta đến với đất Phật đó. Cho nên lấy Thập thiện làm hành trang để tiến bước về đất Phật, lấy Chánh niệm tỉnh giác - đây là những phương pháp Thầy dạy các con đó, từng bước đó. Thập thiện nhớ không? Làm hành trang để tiến bước về đất Phật. Lấy Chánh niệm tỉnh giác làm phương tiện di chuyển. Cũng như mình lấy Chánh niệm tỉnh giác làm cái xe đạp mình đạp đi cho bớt mỏi chân chút, nhanh nhanh hơn chút. Tức là nếu mà mình đi bộ, lấy Thập thiện làm hành trang mình đi bộ thì nó lâu. Cho nên mình đi mau mau hơn chút thì mình lấy Chánh niệm tỉnh giác cũng như mình mượn chiếc xe đạp mình chở cho nhẹ chút. Cho nên mình làm phương tiện mình di chuyển đi cho nhanh chút.
Lấy Tứ Chánh Cần làm vũ khí để bảo vệ mạng sống của mình. Nghĩa là mình đi trên con đường vậy chứ nó cũng có những nguy hiểm lắm chứ. Cho nên phải lấy Tứ Chánh Cần làm vũ khí để khi gặp có gì đó là mình chặt đầu nó mình đi qua chớ không thì nó cướp mạng mình đi. À gặp cướp thì cũng có thể nó cướp giật mình giữa đường. Đó cho nên mình phải lấy Tứ Chánh Cần làm vũ khí, các con phải nhớ kỹ lấy Tứ Chánh Cần. Cho nên các ác pháp đến là mình diệt liền, đừng có để. Vậy cho nên lấy vũ khí mà chặt đầu nó đi còn các con để ác pháp nó đến nó xâm chiếm như bọn cướp nó cướp các con rồi. Cho nên các con phải tiêu, cho nên Tứ Chánh Cần Phật dạy đó. Các pháp ác chưa sanh không cho sanh mà đã sanh thì phải diệt. Các pháp thiện chưa sanh thì cho sanh mà đã sanh thì cho tăng trưởng. Phải không? Có bốn điều kiện của Tứ Chánh Cần. Vì vậy mà chúng ta lấy nó làm vũ khí có phải không?
Lấy tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Vô Lượng Tâm là gì đây? Đây các con sẽ nghe để mà biết chớ, không lẽ đi trên đường các con nhịn đói đi được sao? Cho nên lấy Tứ Vô Lượng Tâm mà làm lương thực, làm thực phẩm sống hàng ngày để mình sống mình đi. Chớ rồi không thể nhịn đói đi nổi không? Đói quá đi sao được phải không? Cho nên chúng ta lấy Tứ Vô Lượng Tâm làm thực phẩm hàng ngày để nuôi sống mà đi.
Lấy pháp hướng làm kim chỉ nam không bao giờ lạc lối. Cái pháp hướng các con cứ nhắc nó thì nó không có lạc, còn các con không nhắc vọng tưởng nó vô thì nó lạc mất chứ gì. Các con quên không? Cho nên những cái pháp mà Thầy nêu ra nó có đầy đủ những cái ý nghĩa đề khi mà chúng ta sử dụng nó. Các con quên nhắc nó là coi chừng các con mất kim la bàn rồi đó. Chỉ Nam Bắc mà các con đi Tây đi Đông mất rồi phải không? Cho nên không mất hướng rồi, còn có pháp hướng rồi các con không bị lạc đâu. Do đó các con sẽ không bao giờ lạc lối. Lấy cái gì nữa đây?
À, lấy Tri Túc Thiểu Dục làm phương châm cho cuộc sống của các con. Bởi vì mình thiểu dục là mình không có gì hết, đó là cái phương châm cuộc sống của mình có thêm bỏ ra, có thêm bỏ ra. Thì như vậy là mình bỏ ra mới đúng phương châm của mình, mà không bỏ ra là không đúng phương châm. Mình tu hồi mới đầu mình bỏ ra sau đó mình nhìn vô cái thất của mình trời bọc ni lông sao mà đầy hết trơn. Vì có bỏ ra được cái gì đâu tới cái lon sữa rồi cái gì cái gì mà người ta bỏ da-ua trong mình ăn rồi cũng mình để mai mốt mình đựng muối tiêu. Cái gì cũng không bỏ hết thì như vậy là các con đâu có Thiểu Dục Tri Túc, cứ nhét vô nhét vô không à. Đó đi ra ngoài thấy cây đinh cũng lượm vô, thấy con ốc gì của người ta chạy xe đạp người ta rớt cũng lượm vô để trong nhà. Trời đất ơi mình có xe đạp đâu mà lượm con ốc đó bỏ trong nhà. Người ta có xe đạp thì người ta lượm vô làm cái gì mà mình không có lượm con ốc bỏ nhà làm chi? Ở đó tất cả những cái đó là cái Thiểu Dục Tri Túc của chúng ta mà làm phương châm trong cuộc sống của mình. Rồi lấy cái gì nữa các con? Nó còn nữa chứ.
Lấy phòng hộ Sáu Căn diệt lòng ham muốn. Đó là chấm dứt sinh tử luân hồi. Cuối cùng thì chúng ta phải phòng hộ sáu căn của mình. Để làm gì? Để ngăn chặn nó. Phòng hộ mắt mình nhìn thấy cái đồng hồ mà nó khởi ham muốn là không có được. Tức là mình phòng hộ nó mình không cho ham muốn gì, nó lìa ham muốn ra hết cho nên mình trở thành Thiểu Dục Tri Túc. Mà nó lìa ham muốn thì tất cả những cái đó là chấm dứt sanh tử luân hồi của mình. Ở đây các con có nghe Thầy nói ngồi thiền hít thở không? Không, phải không? Thầy có dạy thêm cái gì nữa không? Không. Thế mà chúng ta chấm dứt được sinh tử luân hồi rồi. Vậy các con tu cái gì giờ đây? Phải không? Cứ theo cái lộ trình từ người cư sĩ tới người tu sĩ mà tu như thế này tức là chúng ta đã phá được con đường nhân quả của chúng ta rồi. Các con thấy rõ chưa? Rồi từ đó các con sẽ đi tới rồi các con sẽ thấy cái hơi thở ở chỗ nào Thầy mới dạy tới. Bây giờ dạy hơi thở các con chẳng thu biết hơi thở. Thầy biết hôm dài cứ hơi thở không à. Phải không? Mà ở đây con giảm giảm lại chứ còn trước kia các con liên miên bất tận lúc nào hở ra cũng hơi thở chớ không có bỏ hơi thở. Còn bây giờ thì đã giảm bớt nhiều rồi. Từ ngày mà có cái giáo án này các con thấy giảm xuống giảm xuống cũng khá nhiều rồi.
Chúng ta đi lầm đến cái con đường của đạo Phật, “Các con hãy cố gắng tiến lên. Tự thắp đuốc lên mà đi, ánh sáng và sự giải thoát đang chờ đón các con. Cố lên, cố lên”. Đây là bức thơ của Thầy mà, nhắc các con nhắc không những là người cư sĩ ở Hà Nội, những người đệ tử cư sĩ của Thầy đang ở Hà Nội đã hướng về Thầy mà đây cũng nhắc các con cũng đang hướng về Thầy, đang hướng đến những ngọn đèn mà Thầy thắp lên cho các con đi. Vậy thì các con hãy theo những cái gì mà Thầy dạy đây mà các con hãy bước đi, đừng để mất thời gian. Tuổi đời của các con sẽ qua mau rất là uổng.
À bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục học Giới Bổn.
Ba cái Giới Bổn này thật sự ra Thầy cũng không phải dạy các con học để làm gì, nhưng mà nói ra để cho mọi người nghe đồng thời chỉ ra cái đúng cái sai của nó. Sau này có dịp mình thành lập lại cái Giới Bổn cho nó đúng cách của người mà chấp nhận cái giới mà làm Thầy của mình để cho ly dục ly ác pháp như lời đức Phật đã nói: Lấy giới để tu tập để ly dục ly ác pháp để nhập được Sơ thiền. Còn cái giới nào mà nó làm cho chúng ta sống mà chạy theo dục lạc thì chúng ta nên bỏ cái giới đó đi. Không có chấp nhận cái giới đó vì giới đó không phải của Phật. Vì mục đích của Phật đưa ra giới nhằm tạo cho chúng ta có cái hàng rào giữ gìn cho cái tâm của mình đừng đắm nhiễm trên những cái dục lạc, những ham muốn của mình. Những cái ác pháp mà đang ở trong nhân quả như Thầy đã nói hồi nãy. Nó đang đeo đẳng, nó đang phủ chùm chúng ta, nó đang chờ những cơ hội mà lôi kéo chúng ta ở trong những nhân quả. Mà nhân quả thường thường là cái nhân quả ác chứ không phải nhân quả thiện. Cho nên vì vậy những cái giới luật này hầu giúp cho chúng ta vượt thoát ra khỏi những nanh vuốt của nhân quả. Để chúng ta thoát ra khỏi cái tâm ham muốn của chúng ta. Thế mà giới luật không giúp cho chúng ta vượt thoát ra cái lòng ham muốn, vượt thoát ra cái ác pháp đó thì cái giới luật đó chúng ta không chấp nhận. Vì nó không phải là cái giới luật của Phật. Vì giới luật của Phật mục đích của nó là giúp cho con người theo đạo Phật là phải ly dục ly ác pháp thì đó đúng là giới luật của Phật.
Giới 34: Giới thọ thỉnh quá ba bát
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc bấy giờ có vợ cư sĩ về bên mẹ. Chồng họ kêu trở về liền sắm thức ăn và y áo nghiêm túc. Lúc ấy có các Tỳ kheo đến nhà đó khất thực người đàn bà ấy bèn đem số thức ăn đã sắm đó cúng các Tỳ kheo ăn hết. Người đàn bà ấy phải sắm lại thức ăn cho nên chưa về lại nhà chồng. Trong thời gian ấy ông chồng đã cưới vợ khác. Lại có các Tỳ kheo khất thực xin hết lương thực của người khách buôn có tiếng tăm kia. Người ấy phải vào thành sắm lại lương thực đem về. Các người bạn đi rồi người ấy đi theo không kịp bị giặc cướp đạp. Phật quở trách cả hai trường hợp rồi kiết giới này.
Nghĩa là một cái người người ta sắm cái thực phẩm để mà người ta đãi cái bà con dòng họ của người ta. Thế rồi gặp các thầy đến đó khất thực thì người ta trút cái thực phẩm đó người ta cho quý thầy đi. Đó là cái trường hợp thứ nhất.
Cái trường hợp thứ hai là khi cái người vợ này họ sắp sửa họ trở về nhà chồng vì họ mắc lo bận bịu để mà lo mà đem lương thực này kia cúng dường cho các thầy, cho nên trở về không kịp ông chồng ông ở nhà cưới vợ khác ông bỏ đi. Thành ra bà này mất chồng đi. Do những trường hợp đó Phật nghe những trường hợp mà các thầy đã làm bận rộn cho người ta như vậy để làm cho người ta bỏ lỡ những cơ hội vậy Phật mới kiết cái giới này. Cho nên thọ thỉnh quá ba bát ở trong cái nhà người ta, mà mình đến mà mình xin ăn ba cái bát như vậy người ta phải mất khẩu phần ăn của người ta quá nhiều. Cho nên đức Phật muốn chế cái giới này nghĩa là mình đến xin đó mình chỉ xin người ta cho một người thôi rồi mình đi chỗ khác chớ mình không được ở đó chờ gia đình đó ba bốn người rồi năm bảy người mình đến đó chờ nhà đó mà cho mình ăn. Bây giờ trong nhà người ta làm có 5 phần ăn của 5 người ăn à, mà bắt đầu bây giờ có 5 ông thầy Tỳ kheo đến người ta sớt cho 5 người này thì 5 người kia ở trong nhà khách mà đến thì người ta lấy gì người ta đãi. Bất quá người ta cho 1 người thì còn 4 phần kia người ta có thể phủ trùm qua cho những người cho 1 người thiếu thì có thể được. Còn này thấy nhà người ta có đám như vậy mình đến mình xin sạch hết rồi lấy gì người ta làm cho người khác ăn. Cho nên hầu hết đức Phật cấm là vì có nhiều người thấy cái nhà đó có lòng cúng dường thì bao nhiêu ông cứ xúm lại, xúm lại cái nhà đó để mà xin thì đức Phật cấm là cấm như vậy. Làm cho người ta lỡ những việc mà may mắn của gia đình người ta cho nên mới cấm cái này. Đúng là đức Phật cấm cái này là đúng.
Thí dụ như bây giờ từ đây đến ở đằng kia nó có 5 cái nhà, mà mỗi cái nhà là 1 gia đình. Đây là 5 vị Tỳ kheo cho nên khi mà đến cái nhà này chưa chắc họ đã cho 1 cái người này mà đủ ăn trong 1 ngày đó, họ cho 1 bát cơm thôi. Rồi mình đến cái nhà kia, nhà kia họ có hảo tâm họ cho thêm 1 bát cơm nữa. Mà mình đi trong 5 người thì thử hỏi họ làm sao đây? Cho nên do vì vậy một cái người mà đã xin cái người đó người đó đã sớt bát thì người đó mở cái nắp bát ra cái người đó người ta đổ vô. Còn nếu mình không nhận cái sự cúng dường của họ, mình đậy nắp bát lại người ta xin cúng dường đó thì mình biết là người ta đã cúng dường cho mấy người kia rồi. Mình đậy cái nắp bát lại mình chờ người ta cúng dường. Ý nghĩ của cái giới này là mình tránh cái sự quá hao tốn của người khác. Trong khi biết nhà người ta quá nghèo thì người ta cho cúng dường một vị rồi thì tất cả những vị khác đều đậy bát lại hết. Rồi sau đó ta đi thì những người đó họ có van xin mà mình thấy rằng họ có thừa họ cúng dường mình thì mình mở bát ra mình nhận. Chớ không phải mình luôn luôn lúc nào mình cũng mở cái bát của mình ra mình để như thế này mình ôm ôm thế này mình mở bát ra đâu. Mình đậy bát lại nhưng cái người người ta lại cúng dường mình thì người ta xá mình rồi người ta đứng người ta xin cho người ta cúng dường mình. Do đó mình mở bát ra khi mà người ta đem cơm đến mới mở bát ra rồi người ta mới trút cơm vào trong bát của mình. Rồi mình đậy bát rồi mình đi chớ không phải mở bát ra thế này cũng như là ăn mày mà đưa cái nón thế này cứ nhìn hoài thì không có được.
Cái người mà đi xin theo hạnh khất thực đó thì Thầy nghĩ rằng khi mình đi mình ôm cái bát mình đậy cái bát lại chớ không phải mình mở cái bát. Nhưng mà khi mình đi mình không có ôm cái bát thì mình bỏ cái bát trong túi bát của mình, ở ngoài mình phủ y không ai thấy mình bưng cái bát thì người ta không biết mình đi xin. Còn nếu mình đi xin cái bát mình mình ôm nhưng cái nắp nó vẫn đậy chứ không mở nhưng mà khi người ta đến người ta xin mình, thì mình mới mở cái bát ra mình chấp nhận, mình nhận cái sự cúng dường của họ mình mới mở bát ra. Còn mình không nhận sự cúng dường thì mình đậy bát lại, do đó họ xin mình không nhận thì họ vẫn đi chứ họ không có làm sao họ nắm cái bát mình họ mở ra họ đổ vô được.
Do vì vậy đó thì khi mà trong cái giới này thì nghĩ rằng mình 5 người hay 10 người mà mình đến xin cái nhà đó. Trong một cái đoàn đi thì khi mà cái người đầu tiên trong cái nhà đó sớt cho mình rồi thì cái người đầu tiên được cái thực phẩm rồi thì họ đi tới. Nếu mà họ đã đầy bát rồi thì cái người này họ đi về, chớ không phải là họ đi luôn như vậy. Đi luôn như vậy thì cũng được chứ không phải không được nhưng đi về cho những người khác người ta tiếp tục người ta đi trên cái lộ trình này từng nhà mà người ta đến người ta sớt bát. Ông này đi đầu nè, 4 người kia đi sau nè, thì cái người đi đầu này ôm bát đi đầu thì đến cái nhà đầu tiên họ đến họ chắp tay họ xin để cho họ sớt bát thì cái đoàn này đều đứng lại hết, 5 người này đều đứng lại hết chứ không phải đi. Thì khi mà nhà đó đã đổ bát cơm cho ông thứ nhất rồi thì có người đổ bát cơm cho người thứ nhất rồi thì họ đến người thứ 2 họ xin. Thay vì đức Phật cầm giới này thì người xin thứ 2 không mở bát cho họ đổ nữa. Vì họ đổ cho người này là họ dành thực phẩm trong gia đình cho 1 người là nhiều quá rồi. Vì mọi người quá nghèo chưa phải người nào cũng giàu có.
Cho nên khi đó khi mà mình không nhận rồi thì cái người này họ về nhà họ không đem cho nữa. Do đó mình mở lần lượt mình đi, đi theo 5 người thì trong khi cái người đầu tiên này họ chưa đầy bát thì họ chưa có về đâu, họ còn tiếp tục họ đi tiếp 1 nhà 2 nhà 3 nhà, chừng nào họ đầy bát rồi bắt đầu cái người này họ đi về. Họ đi về thì còn 4 người, 4 người tiếp tục đi cho đến 3 nhà nữa thì cái người này đầy bát rồi trở về thì còn 3 người. Và cứ như vậy đến người cuối cùng họ đi 1 mình họ cho đến khi họ đầy bát họ mới trở về họ thọ thực. Chớ không phải đi cả đoàn chờ cho họ bỏ đầy bát hết rồi dẫn nhau cả đoàn về thì cái kiểu đó cũng chưa đúng cách theo cái giới luật này mà.
Thầy nghĩ rằng là đọc qua giới luật thì mình thấy qua cái hạnh khất thực thì nó như thế nào đúng như thế nào sai chớ không phải đợi người ta dạy cái này cái kia mình mới thấy đúng sai. Cho nên ở đây Thầy thấy quá rõ ràng là vì đi 3 người hay 4 người thì đều tiện. Giống như ở bên Thái Lan mà Chơn Thông đi qua bên đó về nói lại với Thầy là khi mà đúng giờ đi khất thực thì trong chùa có mấy người đi hết mấy người giờ đó đi hết. Thì ở ngoài đường thì 2 bên phố đó người ta cúng dường cho quý sư người ta ra 2 bên đường phố đó người xách cơm xách nước này kia họ ra họ ngồi dài 2 bên đường đó. Thì cái ông thầy đi trước người đó sớt rồi thì cái người đó sớt cho ông thầy đó họ về, cái người cư sĩ đó họ về thì ông thầy đó chưa đầy bát thì ông đi tới cái người kia nữa họ sớt vô nữa, rồi ông đầy bát rồi ông về thì cái người sau đó họ đi tới nữa cái người kế cứ sớt sớt vô. Cứ đi chừng hết chỗ kia là đoàn khất sĩ của mình đầy bát hết chớ khỏi cần đi đâu nữa hết. Nghĩa là sáng cái chùa đó là bao nhiêu phật tử họ tập trung vào cái đường đó rồi họ đem cơm họ dở sẵn đó hết, do đó buổi sáng mình đi cứ thẳng đường theo đó mình đi.
Thí dụ như bây giờ chùa mình có thêm một người thì ông trụ trì chùa đó ông báo cho nhóm phật tử đó biết rằng chùa bây giờ có thêm 1 người 2 người hay 5 người thì cái đoàn phật tử đó sẽ báo cho một số gia đình bây giờ ở chùa có thêm 5 người nữa thì quý vị ai ai mấy gia đình nữa hùn với chúng tôi cho 5 vị này mỗi bữa sáng họ ăn. Cho nên khi mà báo rồi hôm sau đi mới có bữa mà mình tới đó thì mình chỉ nhịn đói thôi, mình tới mình không đi xin ai được hết nghĩa là chưa có ai sẵn sàng cho mình hết. Cho nên người ta sắm sửa đâu đàng hoàng ra người ta sớt bát hoặc hai người mới đầy một bát hoặc một gia đình đầy một bát hoặc là hai gia đình mới đầy một bát tùy theo nhà nghèo nhà giàu, chớ không phải người nào người ta cũng sớt cho mình đầy hết đâu. Không phải nhà nào cũng sớt cho ông thầy đầy hết hoặc là sớt đầy.
Còn Thầy hồi đó Thầy đi khất thực đó Thầy nhắc lại để cho quý thầy các con thấy đó Thầy đi trong 1 cái đoàn thí dụ như 10 vị. Cũng trong cái mùa hạ an cư này nè Thầy về dưới Tịnh Xá Ngọc Vân ở dưới Mỹ Luông đó. Thầy trở về đó thì các sư cũng trở về đó đông lắm cho nên đi hơn 10 người chứ không phải là 10 người đâu. Một đoàn khất sĩ đi Thầy nói đi ngang qua cái chợ họ thấy người ta mua bánh này kia đó. Ví dụ như là họ đếm mấy người là họ mua mấy ổ bánh mì. À rồi họ thấy mình mấy người họ mua mấy chục gói xôi luôn. Ví dụ như 10 người họ mua một chục gói xôi, còn hễ 10 người là họ mua một chục ổ bánh mì. Do đó người cúng dường họ cúng mỗi ông một ổ hết chớ không bỏ ông nào hết. Cái khất sĩ của mình đi ngộ lắm đi xin là họ cho cho hết còn bây giờ một người đi thì họ cúng mình một ổ thôi chứ không cúng nhiều, rồi người khác muốn cúng thì họ bỏ vô cúng nữa. Chớ còn mình đi đông thì cũng một người họ cũng bỏ tiền ra họ mua 10 ổ, mặc dù nghèo họ cũng ráng họ mua 10 ổ. Thầy không biết là mấy con có đi khất thực không chứ Thầy đi khất thực Thầy thấy kiểu này chắc người nghèo mà cỡ một đoàn 100 người đi thì ông đó ông hết tiền nổi mua. Mua gì mua 100 ổ bánh mì bỏ người ta dữ vậy, thành ra đâu có mua nổi.
Cho nên Thầy thấy hồi Thầy ở Mĩ Luông Thầy đi khất thực với quý sư thì Thầy đi trong đoàn Thầy thấy đi cho người nào cũng đầy bát hết rồi mới lần lượt đi về một đoàn. Rồi cảnh sát nó thổi tôi hết rồi nó dẹp đường bởi vì đi vô chợ cho người ta tránh để mấy sư đi, ngon lắm đó. Các con nhớ hồi đó mà Thầy mà mấy sư với Thầy đi xin mà ra máy bay trực thăng mà đi ra Phú Quốc chơi được thì các con biết rồi. Xin vô chỗ mà phi trường mà ở Cần Thơ này xin nó cho mình đi ra ngoài nó chở mình đi luôn. Quý sư đi xin là cho đi hết, sướng lắm. Thầy đi ra ngoài Hòn Sơn rồi này kia Thầy lại Thầy xin tàu ghe rồi nó cho đi ra ngoài không tốn tiền bạc, ở ngoài về cũng vậy không tốn tiền bạc. Xin máy bay quân sự trực thăng nó chở mình đi ra ngoài, chở ra Phú Quốc. Vô xin cái bắt đầu mấy cái ông đại tá rồi hẹn ngày mai có chuyến trực thăng Thầy cứ lên đó thầy đi, mấy sư cũng được hết. Cho nên mấy sư ngồi trực thăng ngon lắm, mấy ông Việt cộng bắn cái rớt.
Đó thì bởi vì Thầy đọc giới Thầy thấy cái chỗ này thì nó đúng là như vậy đó, chúng ta phải cái người mà khất sĩ chúng ta phải hết sức thận trọng về giới này, vì hầu hết là người nghèo dữ chớ đâu phải người giàu. Đi chợ thì họ cho mình bánh trái họ mua vậy chứ còn đi trong xóm mà người ta sớt người ta cho mình chén cơm thôi à. Mình đi hai ba nhà mới đầy cái bát mình, nhiều khi họ cũng không cho đồ ăn nữa, họ cứ thấy mình đi họ chạy vô nhà xúc chén cơm họ đổ vô như là cho thằng ăn mày vậy đó, chớ họ không cho thêm muối gì hết. Thật sự ra nó như vậy, hễ muốn ăn cơm thì đi xóm ăn cơm của họ không hết, mà đi chợ ăn bánh ăn thấy mồ cũng không có cơm ăn. Cho nên chia ra thí dụ như 5 sư đi trong xóm xin cơm về, 5 sư đi chợ kiếm đồ ăn về thì có. Nghĩa là họ bỏ đường họ bỏ nước tương này kia đủ thứ, họ bỏ đó muối dưa rồi cũng có đủ. Chia ra 5 thầy đi hướng này 5 sư đi hướng kia rồi về cái sớt cơm ra chia ra ăn đầy đủ hết. Cho nên hầu hết là Thầy ở Tịnh Xá Ngọc Vân - Mĩ Luông đó thì sống thời gian đó chừng độ 1 tháng thì Thầy thấy tổ chức của quý thầy quý sư ở đó cũng đầy đủ. Thì đi trong cái đoàn của Thiện Năng Thiện Ấn ấy! Chính mấy ông dẫn đi tùm lum mới biết hết mấy ông khất sĩ hết chứ Thầy có biết gì, đó các ông đi tùm lum hết.
Giới thứ 35: Giới chẳng làm phép dư thực mà ăn
Vì sao Phật chế giới này? Đức Phật ở vườn ông Cấp Cô Độc cùng các Tỳ Kheo nói pháp ăn một bữa. Tỳ Kheo liền tuỳ theo đó mà ăn gốc, lá, bông, trái, cơm rồi bột cho đến nghiền sinh tố chỉ ăn một lần, dần dần cơ thể khô héo. Đức Phật cho phép một lần ngồi ăn cơm, bánh khiến cho no đủ Tỳ Kheo bị bệnh không thể ăn một lần được mà phải cho phép ăn mãi.
Nghĩa là cái chế giới ăn một lần này thì ở đây người ta cái giới này nó nói mình nghe cũng rất là kì. Là Phật chế cái giới này ăn ngày một bữa Tỳ Kheo liền tùy theo đó ăn gốc ăn lá ăn bông trái cơm bột cho đến nghiền sinh tố chỉ ăn một lần dần dần cơ thể khô héo. Chúng ta thấy ăn một bữa chúng ta có khô héo không? Ở trong giới này Phật chế giới ăn một bữa rồi mấy vị đó ăn tận cùng hết ăn cho no quá no mà vẫn khô héo, tức là vẫn ốm o đó, đó là cái nói mà không có thực. Chúng ta sống một bữa đâu có ốm o gì mà đây một bữa ốm o thì Thầy thấy cái giới luật này như thế nào rồi.
Đức Phật cho phép ăn một lần, cho phép một lần ngồi ăn cơm bánh khiến cho no đủ, Tỳ Kheo bị bệnh không thể ăn một lần mà cho phép được ăn mãi. Nghĩa là được ăn nhiều lần đó, lại cho phép người nuôi bệnh ăn xong rồi được ăn thức ăn của người bệnh ăn còn lại. Cái người Tỳ kheo này mà nuôi cái người Tỳ kheo kia đó mà khi cái người Tỳ kheo bệnh mà ăn không hết đó thì cái người Tỳ kheo kia được ăn cái thực phẩm mà người Tỳ kheo kia ăn lại. Mà trong kinh Thừa Tự ở trong kinh Trung Bộ nói về Thừa Tự Phật đó thì Thừa tự pháp chứ không phải Thừa tự thực phẩm. Thế mà cái ông Tỳ Kheo nuôi bệnh lại ăn thừa của cái ông Tỳ Kheo bệnh thì thiệt là ông truyền ba cái trùng rồi chết luôn chứ ở đó mà tham ăn cái chuyện đó. Lại cho phép người nuôi bệnh người bệnh ăn xong rồi được ăn thừa lại của người bệnh. Khi ấy Tỳ kheo buổi sáng thọ thực cất rồi vào thôn khất thực khác trở về lấy đó cho Tỳ kheo khác ăn.
Nghĩa là chơi cái kiểu này, mấy ông Tỳ kheo này bộ muốn ly dục hay sao mà pháp của Phật rõ ràng mà, còn mấy ông bây giờ đi khất thực rồi về cất cái đồ đó đi rồi đi khất thực nữa. Đi lại cái xóm nữa khất thực nữa, gạt người ta ngày khất thực hai ba lần vậy đó, rồi ông đem về ông ăn cái đồ sớt này đi còn cái đồ ông cất đi ông đem cho mấy ông kia ăn lại. Cất rồi vào thôn khất thực trở về lấy đồ khất thực cũ cho Tỳ kheo khác mà ăn, các Tỳ kheo đều không dám ăn. Phật cho phép nhận để ăn với pháp dư thực. Phật lại cho chứ. Nghĩa là làm cái tật xấu đó đi khất thực rồi về cất cái đó đi rồi bắt đầu đó ông mới đi khất thực cái khác về ông ăn. Rồi cái dư này ông ăn không hết nè, ông tính chắc bộ là mình ăn nhiều không ngờ là ăn không hết mới đem cho mấy ông Tỳ Kheo này mà mấy ông Tỳ Kheo này ăn rồi đâu dám ăn nữa. Nghĩa là cái tật xấu đó, đi khất thực rồi về cất đi, rồi bắt đầu ông mới đi khất thực cái khá về ông ăn, rồi cái dư này ông ăn không hết này, ông tính chắc bộ là mình tính mình ăn nhiều, không ngờ là ăn không hết mới đem cho mấy ông Tỳ kheo, mấy ông này ăn rồi đâu có dám ăn nữa. Cho nên Phật cho chế cái Giới ra cho ăn lại nữa. Trời nói như vậy là Phật thiệt ông không có ly dục mà, chế giới gì mà lạ lùng như vậy nè. Nhận để ăn với phép dư thực hoặc có Tỳ kheo vào thôn nhận được nhiều thức ăn cùng ăn, mang thức ăn dư đó về làm pháp dư thực mà ăn lại nữa.
Nghĩa là bây giờ Thầy nói như này nè, ở thành phố Thầy đi khất thực họ chất một đống họ kéo cà xích về chùa Thầy. Tức là khất thực kiểu Thầy rồi, mấy ông này giống Thầy á chớ không phải không đâu. Cho nên cái chuyện này là cái chuyện không có đúng cách. Khất thực vừa đủ bình bát để mình ăn thôi, ăn dư rồi các con biết không, đem bỏ vào đất trống chứ không được bỏ bên cỏ nữa, chớ không được để đến ngày mai nữa, đúng cái giới luật của Phật. Thế mà bây giờ Phật còn chế thêm cái pháp dư thực để mà ăn lại thì hóa ra mấy ông này ông chế giới ra để ông thọ ngày ăn 3 - 4 bữa cho đã miệng ông chứ gì. Vậy còn gọi là ly dục ly gì? Cho nên cái giới này theo mà đúng thì cái giới này nên là bỏ cái giới này đi không có xài.
- Pháp dư thực là sao thưa Đại đức? Tôi đã ăn xong biết đây xem đây vị kia nên lấy ăn một ít rồi nói: Tôi ăn rồi thầy lấy mà ăn đi.
Đó thì pháp dư thực nó là như vây, tức là cái pháp đó để cho mình ăn thêm. Còn mình không làm cái pháp đó tức là mình ăn phi thời, hiểu chưa? Còn nếu mà mình nói như thế này nè: Thưa Đại đức tôi đã ăn xong rồi, đây là thừa, vị kia tức là thầy đó, thầy nên lấy cái này mà ăn đi, đây là tui làm cái pháp dư thực rồi cứ ăn không có tội gì nữa đâu, ăn thêm không có tội. Rồi mai mốt tôi muốn ăn thêm thầy cũng làm cái pháp đó đi tui ăn thêm.
Nghĩa là hai người người ta đồng ý với nhau làm như vậy là ăn phi thời, đó con thấy cái giới luật như vậy các con chấp nhận được không? Bây giờ thí dụ như giờ này nè chúng ta ăn rồi nè, bây giờ đồ ăn còn trong kia không biết mấy thầy ăn hết chưa không biết bây giờ còn thấy bánh mì họ bỏ lại đó thôi rồi mình làm pháp dư thực đi, còn 3 - 4 ổ mình làm pháp dư thực mình ngồi mình xực. Có tội gì đâu mình làm pháp đó rồi đâu có tội. Nhưng mà các con nghĩ thế nào khi mà chúng ta là người tu hành ly dục ly ác pháp thì cái ăn cũng là thứ dục lạc rồi. Đúng không? Đâu có đúng pháp, như vậy cái giới luật này đâu có đúng, chế cái pháp dư thực này đâu có đúng. Cho nên cái giới luật này mình gạch bỏ đi mình đừng đem để trong kinh sách của Phật. Đây là mấy lão tham ăn, nói thẳng đi, nói thẳng tay đi, đây cái thứ mà chạy theo dục chứ không là cái giới luật mà như vậy là giới luật không tốt rồi. Cho nên không đúng pháp của Phật cho nên chúng ta gạch bỏ tên đi không xài. Thầy nói gạch là gạch, không xài là không xài.
Giới 36: Giới khiến cho Tỳ kheo phạm dư thực
Vì sao Phật chế giới này? Đức Phật cũng ở vườn ông Cấp Cô Độc, có Tỳ kheo ham ăn bị các Tỳ kheo khác quở trách, lòng ôm sân hận sau thời gian ân cần mời các vị khách ăn, muốn cho vị ấy phạm giới để trở lại gạn hỏi tội lỗi của người. Các Tỳ kheo bạch Phật, Phật nhân đó mà thuyết giới này:
“Nếu Tỳ kheo nghe mời liền thọ thực ăn mỗi miếng cả hai đều phạm tội đọa. Nếu cho mà người kia không ăn thì người không cho phạm ác tác, không phạm là trước không biết người kia đã ăn xong hay là không tâm muốn người kia phạm”.
Ở đây cái giới chế ra như thế này, nghĩa là không có làm cái pháp dư thực. Mình đến đó người ta mời mình ăn mình ngồi xắn no thôi, rồi một lát thì khi mình ăn rồi mình muốn ăn trở lại thấy người ta mình ăn hết đồ ăn người ta mời rồi mình mới xúm mình ăn. Mình quên, để từ từ người ta dọn lên coi cái gì ngon mình ăn trước, đằng này quên đi đói quá rồi. Vì hôm qua mình ăn bữa nay mình đi khất thực mà khi về cây cái ông cư sĩ này mời ăn cái mình ngồi vô mình ăn, bị đói mình lo ăn. Chừng mà ăn xong rồi mình no rồi thì gần xong rồi người ta dọn ba cái đồ ngon lên nữa giờ muốn ăn thêm làm sao bây giờ? Mà quên làm cái pháp dư thực làm sao ăn? Do đó một mình mình làm sao làm pháp dư thực được, phải có người nữa họ làm pháp dư thực thì mình mới ăn được đằng này có mình làm sao làm. Thành ra bây giờ muốn ăn đâu có được mà ăn thêm thì tội, do đó nó mới kẹt chứ phải hai ông á thôi ông làm pháp dư thực cho tôi đi tôi ăn thì nó phải được còn tôi làm pháp dư thực cho ông ăn thì nó phải được. Còn bây giờ có mình tui làm sao tui làm cho tui được. Cho nên và vậy mà kiết cái giới này không thể nào làm pháp dư thực được, cho nên không có được ăn vì vậy mà ăn có một lần thôi rồi có ngon gì cũng không ăn. Phải không, các con thấy khi mà mình ăn rồi mình uống nước rồi thì bắt đầu người ta mới đem chè cháo trái cây lên uống nước rồi làm sao ăn cái thứ này được. Mà mình thấy chè cháo cũng thèm, rồi trái cây cũng muốn mà có mình mình làm sao được pháp dư thực mà ăn. Thiệt là chế ra cái giới này nó lộn xộn thiệt, toàn là các thứ ăn không à, không có cái gì hoàn toàn hết phải gì chớ toàn ăn không chứ có cái thứ gì, các con thấy không.
Giới thứ 37: Giới trái thời mà thọ thực
Vì sao Phật kiết giới này khi Phật ở vườn Cấp Cô Độc, Tôn giả Ca Di thường ngồi thiền tư duy nhàm chán việc đi xin đi hành khất đó, bèn chứa thức ăn lại để ăn, nhân đó Phật dạy ý của ông tuy muốn Thiểu Dục Tri Túc nhưng chúng sanh sau này làm theo không lợi cho chánh pháp, quở trách xong Phật kiết giới này.
Nghĩa là ông này ông tổ cha ngồi thiền mà ông tổ cha ông làm biếng lắm ông để dành thực phẩm ở nhà ông ăn ông không thèm đi xin, tức ông bỏ cái hạnh khất thực của ông đi. Thật sự ra cái sự mình nấu nướng mình ăn nó các con mà biết các con nấu nướng các con ăn nó không phải làm chủ cái ăn đâu. Khi nó ăn cái này nó ớn rồi nó đòi hỏi mình phải làm cái khác. Cho nên cái vấn đề này là cái vấn đề quan trọng của dục lạc lắm về cái ăn đó. Mà mình thắng được cái ăn là mình thắng được cái dục chớ không phải không đâu. Cho nên giới này vô cùng quan trọng mà chế giới này toàn chế giới tầm bậy tầm bạ không à. Nó chỉ chạy vòng vòng theo cái dục lạc cái ăn đó mà vì quý thầy bây giờ bỏ hết rồi chỉ còn cái ăn thôi à. Cho nên mới chế ra cái ăn chạy vòng vòng cái ăn chạy qua chạy lại cũng đi tìm ăn đây thôi chớ không tìm cái gì hết. Rồi bây giờ đây có ông thầy ông nói thiền mà ông tư duy ông làm biếng ông không thèm đi xin ăn ông để lại đồ ăn ông nấu nướng ông ăn thì ông còn tổ cha ông chạy theo cái dục còn hơn ai nữa. Nghĩa là thay vì đi xin cơm người ta cho cơm không có muối ăn nuốt không vô, còn bây giờ đó ông ở nhà ông nấu thế nào ông cũng làm đồ ăn đồ uống ông nấu cho ngon cái miệng rồi thành ra ông này ông chạy theo dục rồi. Mà chế cái giới này là Thầy thấy đúng là không cho ông này ở nhà ông ăn là đúng, cái giới này đúng, cấm không cho ở thất ở lều mà nấu ăn. Đi xin ăn thôi chứ không có ở nhà ở thất mà nấu ăn. Như cô Cảnh ở thất mà nấu ăn thì suốt cả đời cô cũng vậy thôi à thành cái người nấu ăn rồi chớ không tới đâu nữa hết. Mà nhiều khi còn để dành sữa rồi bữa nay uống hết mai không uống nữa, lẽ ra bây giờ nó còn một muỗng à mà nói bữa nay mình uống hết mai lấy gì uống thôi để mai đi có để dành chớ bộ không à. Đó là cái sự thật hiển nhiên chớ không thể nào mà chối cãi được hết.
Hoặc là bữa nay mình không có bệnh thôi để dành ba cái sữa này khi nào có bệnh mình uống, để bây giờ mình uống tới chừng bệnh lấy đâu uống, nó cũng còn cái để dành đó là cái sai. Cho nên bữa nay cứ việc mạnh khỏe cứ việc ních hết đi cho rồi ngày mai nó tới đâu thì tính đó. Còn cái này để dành ngày mai tính lo ngày mai phòng ngừa ngày mai thì chuyện đó không phải người tu sĩ của đạo Phật. Tu sĩ đạo Phật không phòng ngừa ngày mai, ngày mai tới đâu giải quyết tới đó, hiện tại bây giờ có gì ăn cái đó còn không thì thôi chứ nhất định chớ không bao giờ.
Giới 38: Giới thức ăn cách đêm
Vì sao Phật kiết giới này? Nhân vì khi Phật ở vườn ông Cấp Cô Độc có Trưởng lão Ca La khất thực ăn không hết để dành phơi và qua ngày sau dùng, giống như mình ăn cơm không hết phơi để dành làm cốm ăn đó. Có không? Giống như mình đó. Vì vậy mà Trưởng lão không thường xuyên đi khất thực, bởi vì có cốm rồi đâu có đi khất thực làm một cục về thấy ngon rồi đâu cần. Mà sống một mình ở trong rừng chuyên tu thiền định. Dù vậy hành động cất chứa bị coi là phi pháp cho nên Phật nhân đó mà kiết giới này.
Ông tính ông tu thiền ông khỏi cần đi, đi ra ngoài nó không giữ được hạnh độc cư cho nên ông thôi cất giữ cơm lại để dành phơi khô rồi mình đi xin bữa nào họ cho mình tí đường về mình nhào rồi mình bỏ trong một cái bát để dành khi nào đói mình lấy cục mình ăn, mình khỏi có lo đi xin. Thành ra ông tính như vậy là khỏe mình cứ như vậy ngồi thiền chắc chắn là mau thành Phật. Nhưng cuối cùng vì cái hạnh này nó còn đòi hỏi ở chỗ cái ăn cho nên nó chưa có ly. Vì vậy mà cuối cùng thì ông cũng chả đạt thiền định gì hết. Cho nên Phật chế cái giới này, phải chi ông đạt được thiền định thì nhờ tôi ăn cơm ba cơm khô này tôi đạt thiền định thì chắc từ nay đều là mình thành cơm khô hết rồi. Tại sao ăn cơm khô thành cơm khô chớ không lẽ thành thiền định được. Cho nên chắc chắn Thầy nghĩ rằng người nào mà ăn cơm khô mà tu thiền định mà đắc được thì chắc là thiền định cơm khô chớ không phải gì.
Giới 39: Giới không thỉnh mà thọ thức ăn
Vì sao Phật kiết giới này? Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, một Tỳ kheo thường khất thực mặc áo phấn tảo lấy thức ăn của cư sĩ cúng tế cha mẹ, anh em, chị em qua đời để ăn. Cư sĩ chê hiềm nhân đó Phật kiết giới, khi ấy các Tỳ kheo sinh nghi không dám tự lấy tăm xỉa răng và nước uống. Phật dạy không phạm rồi Phật kiết giới lại thêm câu trừ nước và tăm xỉa răng.
Nghĩa là ở đây cái giới không thỉnh mà thọ thức ăn vì sao đức Phật bây giờ mới cấm cái giới này? Là vì các vị Tỳ kheo họ đi xin thức ăn rồi họ về họ cúng tế cha mẹ của họ anh em cha mẹ của họ, những người mà chết đi á thì cư sĩ mới thấy điều đó mới chê nhân đó mà Phật kiết giới này. Vì vậy khi mà họ cúng bái rồi thì ở đây theo Thầy thiết nghĩ trong thời kì đức Phật thì cái hướng dẫn của đạo Phật nó phải rõ ràng và cụ thể là vì cái người chết đi nó không có cái linh hồn, thế mà sao các Tỳ kheo này không hiểu để mà cúng bái như vậy. Các con hiểu điều đó. Ở đây cái người sau mà viết cái giới này là vì họ bị ảnh hưởng của người sau, cho nên nó có linh hồn của cha mẹ mình nên các vị Tỳ kheo này mới lấy của xin đó đem về cúng bái cha mẹ của mình coi như có linh hồn. Đó thì cái này nó trật cái nghĩa của đạo Phật mất đi mà họ tưởng nó đúng nghĩa cho nên nó không có phải nghĩa như vậy.
Bởi vì mình đi xin thức ăn của cư sĩ mình về mình nuôi mạng sống của mình để cho mình ăn mình tu hành. Cái này chắc có lẽ nhớ đến ngày giỗ ngày kị gì cúng tế của cha mẹ mới nhân đó mà cúng bái cha mẹ của mình để rồi coi như có những cái linh hồn. Do vì vậy đó Phật chế cái giới này ra thì coi như cái người mà cúng bái như vậy là phạm giới và cái giới mà chế ra như vậy là cái trách nhiệm mà hiểu kinh của Phật có hiểu đúng không? Đó cũng như bây giờ tại sao hàng ngày mấy con thấy Thầy ngồi ăn Thầy cúng bái trước là cúng chư Phật sau là cúng ông bà cha mẹ của mình để làm gì? Có phải là Thầy cúng cho linh hồn của cha mẹ của ông bà của mình không? Các con phải hiểu ý nghĩa nầy. Cái bài tụng kinh bài tụng mà cúng đó là quá rõ ràng chứ gì? Như vậy nhưng không phải cúng ông bà cha mẹ của mình đâu. Mà đây mục đích của Thầy là phá tạp khí phá cái phong tục quán. Ngày tư ngày tết ngày giỗ ngày chạp chúng ta quá là chúng ta nhớ đến những ngày đó mà chúng ta không cúng không bái không gì đó hết là chúng ta có sự buồn khổ trong tâm. Còn bây giờ chúng ta là người tu sĩ hàng ngày chúng ta ăn chúng ta từng cúng như vậy là bây giờ tới ngày giỗ ngày chạp chúng ta có nhớ không? Chúng ta cúng hàng ngày chúng ta còn nhớ gì nữa? Cho nên ngày tư ngày tết chúng ta cũng chẳng cúng gì hết. Các con ngồi xích lên đây nghe.
Mục đích của mình ở đây á mình cúng không phải mình cúng linh hồn của cha mẹ mình đâu. Bởi vì mình là người đã hiểu nhân quả khi mà cái thân của mình chết đi rồi nó sẽ như cái ngọt đuốc bị tắt nó sẽ mồi tiếp ngọn đuốc khác nó cháy tiếp tục. Nó không bao giờ có sự gián đoạn ra 5 ngày 10 ngày hay 49 ngày đêm rồi tái sanh luân hồi không phải không có đâu. Nghĩa là nhân quả nó không bao giờ có sự gián đoạn một phút giây nào hết. Nó tiếp nối liên tục, nó hoàn toàn ở trong cái sự liên tục sanh diệt của nó. Cho nên ngay trong bản thân chúng ta nó hiện giờ đang sống nó có sự sanh diệt liên tục trong đó. Cho nên khi bỏ cái thân này nó tiếp qua một cái thân khác, nó liên tục như ngọn đuốc này tắt ngọn đuốc kia phải cháy, ngọn đuốc này chưa tắt thì ngọn đuốc kia chưa cháy. Cứ hễ ngọn này tắt thì ngọn kia cháy. Do đó cứ thân này diệt thân khác có liền nó không có một khẽ hở. Do đó không phải chúng ta ở đây cúng cha mẹ ông bà nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta hưởng đâu, mà chúng ta nhằm phá cái phong tục của dân tộc của tập quán của chúng ta rất nặng. Ngày tư ngày tết mà chúng ta không cúng không bái chúng ta có sự buồn khổ trong lòng. Do như vậy mà hàng ngày chúng ta ngồi lại ta ăn cơm là chúng ta nhớ rằng chúng ta đã cúng bái những người chết đi, chúng ta cúng bái những người đã qua phần đi làm cho tâm hồn chúng ta không còn cảm thấy cái sự thiếu thốn của tinh thần dân tộc của chúng ta. Vì tinh thần dân tộc của chúng ta là tinh thần có tinh thần của tổ tiên, cho nên chúng ta có nguồn gốc có tổ tiên sanh mình ra. Bây giờ mình không làm điều đó như là mình thiếu cái bổn phận của mình với ông bà tổ tiên của mình với cha mẹ mình. Cho nên mình làm cái bổn đó mình đứng từ góc nhìn của người tu sĩ của đạo Phật thì mình thấy như là mình làm một cái chuyện mê tín, chuyện không đúng cho nên chúng ta không làm cái điều đó được. Vì vậy mà hàng ngày chúng ta muốn phá vỡ cái phong tục đó đi hàng ngày ngồi ăn cơm chúng ta nhớ đến Phật nhớ đến ông bà nhiều đời nhiều kiếp của mình, coi như những người đó đang thọ hưởng bữa cơm với chúng ta rồi. Vì vậy tới ngày tư ngày tết ngày giỗ ngày chạp chúng ta không cúng chúng ta vẫn cảm thấy mình đã làm chọn bổn phận ngày nào tôi cũng mời các vị đó ăn rồi thì tôi làm hết cái bổn phận tôi rồi. Cho nên ở đây chúng ta không tổ chức còn tổ chức. Còn để không thì chúng ta bị tổ chức nó làm gián đoạn cái tâm hồn giải thoát của chúng ta. Trên cái lộ trình nhân quả không có gián đoạn mà thế là sự tu tập của chúng ta bị gián đoạn qua cái phong tục tập quán đó, nó làm cho chúng ta phải day dứt thế này thế khác trong lòng.
Cho nên ở đây chúng ta có chỗ nói phải không? Bởi vì chúng ta muốn đạp trên dư luận chúng ta đi thì chúng ta phải có cái cớ, mà không có cớ chúng ta sẽ nói không được. Chẳng hạn nào bây giờ nhà các con có người chết mà các con không mời thầy chùa tụng kinh á thì người ta sẽ nói các con, mà các con mời nhiều ông thầy tụng kinh thì thì người ta khen các con. Phải không? Cho nên ở đây các con rất khó, không biết tụng kinh nó không có cầu khẩn cho cha mẹ của các con được, mà làm như vậy thì nó trái với đạo Phật. Mà các con không làm thì bị người ta lên án, cho nên các con phải làm như thế nào để đúng. Do vậy mà các con phải làm cho đúng. Làm đúng như thế nào? Các con đơn sơ mời một ông thầy tụng cho nó xuôi qua đi, cho họ đừng có nói, đừng có tập trung nhiều ông để người ta khen, người ta ta khen cái đó nó không đúng đâu. Nhưng mà đừng có để cho người ta lên án mình bằng cách này bằng cách khác. Do đó chúng ta cũng tùy thuận.
Sau khi Phật giáo mà chấn hưng lại được thì chúng ta phá dở cái mê tín này đi. Nói cho rõ thì người ta sẽ không đi nữa, người ta không có lên án mình được. Còn bây giờ dục không á, mà người ta nói bây giờ tụi bay đi tu rồi chẳng biết ngày giỗ ngày chạp của ông bà cha mẹ bay hết thì các con đâu có chỗ nói được. Còn cái này bằng chứng cụ thể hằng ngày tôi đã cúng cha mẹ mỗi bữa ăn tôi đều cúng cha mẹ của tôi hết rồi thì bây giờ trong cái ngày tư ngày giỗ mấy anh mấy chị không cúng thì bây giờ mấy anh chị cứ cúng đi chứ! Tôi có cấm cản đâu! Còn riêng tui tui cúng hàng ngày rồi mà, làm sao bắt tui phải cúng nữa. Cho nên mình có chỗ nói mà người ta không nói mình được, nhưng mình phải hiểu cái ý của mình làm cái đúng cái sai.
Vì vậy cho nên mình có chỗ nói mà làm cho người ta không có lên án mình được. Vì vậy mình đạp trên dư luận mình đi mà mình đi với tính cách mình có cái chỗ trả lời họ rất đúng đắn. Cho nên ở đây Thầy muốn nói với các con làm một cái gì mình phải có sự suy nghĩ để không người ta sẽ lên án mình đủ mọi cách vì phong tục tập quán nó có cái đúng những cũng có cái sai chứ không phải là toàn bộ đúng hết. Bởi vì từ xưa đến giờ chúng ta là những người sống với những cái sự sợ hãi, cho nên những sự sợ hãi đó nó sinh ra những sự mê tín, nhưng sự mà không thể kiềm chế được cái lòng sợ hãi của chúng ta. Bắt đầu chúng ta sinh ra cái thiếu trí tuệ, thiếu cái sự minh sát, đúng thật cho nên chúng ta có những sự lầm lạc qua cái tưởng của chúng ta. Vì vậy mà chúng ta biết sai thì chúng ta cần phải có những cái làm cho nó đi lại được cái đúng, nhưng mà cái đúng lần lượt chúng ta cố gắng chúng ta làm thì hiện bây giờ chúng ta phải có những cách để chúng ta luận mà họ không có thể nào mà nói được chúng ta. Thì cái điều đó là chúng ta phải biết. Chứ không khéo là cúng ta bị người ta luận thế này thế khác thì nó không hay.
Như vậy đọc qua cái giới này chúng ta thấy rõ ràng là ảnh hưởng của Đại Thừa mà chế giới ra chớ không phải là giới Nguyên thủy. Đó thì chúng ta biết như vậy cái sai cái đúng để mà chúng ta chỉ mặt cho rõ những cái giới này. Và những người chế giới này là không phải thời đức Phật. Tại sao đức Phật lại chế giới như vậy được là vì trong thời đức Phật là Phật đã dạy các vị Tỳ kheo này phải hiểu Phật pháp rồi thì các Ngài đâu làm những cái chuyện này mà đi xin ăn về cúng cha mẹ mình. Đó thì phải hiểu những cái điều mà ở trong kinh sách Phật dạy và hiểu những cái giới này đúng sai để chúng ta phê phán sau này chúng ta chỉnh đốn lại Phật giáo. Nghĩa là trong các con phải có những người mà sau này phải thay Thầy mà chỉnh đốn lại những cái giới bổn này. Cho nên ở đây Thầy nói để các con lưu ý trong những cái phần đúng phần sai.
Giới 40: Giới không bệnh mà đòi thức ăn ngon
Vì sao Phật kiết giới này? Bởi khi Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, Bạt Nan Đà đến một thương chủ xin ăn mỹ diệu. Chùa thương chủ chê hiềm. Phật nhân đó kiết giới này. Lúc ấy có Tỳ kheo bệnh, sợ không dám xin, cũng không dám vì người bệnh mà xin, nhận được rồi cũng không dám ăn. Phật dạy không phạm và Ngài kiết giới này. Nếu không bệnh mà xin thức ăn ngon cho chính mình, mỗi miếng ăn phạm một tội đọa, bốn chúng kia phạm tội Đột Cát La.
Nghĩa là trong cái giới này khi một người bệnh mà ăn không được thì xin những cái thực phẩm cũng như là sữa hoặc gì uống để cho nó được mạnh. Thay vì cơm thường thì ăn với muối này kia thì cái vị đó ăn không được cho nên bây giờ xin sữa xin tô hay lạc cho cái vị bệnh này ăn thì trong khi Phật chế cái giới này ra thì người ta tưởng người nào cũng không được, cho nên Phật lại chế thêm người bệnh thì được xin sữa, xin đường hoặc là xin những cái thực phẩm mà có thể người bệnh mà ăn được. Còn những thực phẩm mà người bệnh ăn không được thì thôi. Còn cái người mà mạnh mà đòi đi xin sữa xin bơ thì không được. Đó là Phật chế như vậy. Thì như vậy là Thầy thấy cái giới này thì có thể chấp nhận được là vì đúng là cái người bệnh nhiều khi chúng ta ăn cơm chúng ta ăn không được. Có những khi chúng ta cần phải ăn cháo. Vậy cho nên cái người mà được gần cư sĩ mà xin cho cái người mà đau ăn được những cái thực phẩm mà để cho người bệnh mà ăn được mau mạnh thì rất tốt. Cái giới này chế như vậy Thầy chấp nhận.
Giới 41: Giới tự tay mình cho ngoại đạo thức ăn
Vì sao Phật kiết giới này? Xưa đức Phật từ nước Câu Tát La du hành đến nước Xá Vệ, trên đường đi được nhiều thức ăn, đi xin trong số người đi xin có người nữ ngoại đạo lõa hình nhan sắc đoan chính, ông A Nan đưa bánh, bánh dính hai cái lại, ông tưởng là một và đưa cho người nữ đó, người nữ đó hỏi người gần: Một người một cái hay là hai cái. Người gần nói một người một cái, người nữ đó nói: Tôi được hai cái. Người kia nói: Vị sư chia bánh chắc cùng cô tư thông. Các thầy Tỳ kheo nghe đều không vui. Trong hội đó có một Phạm chí do đó mà khinh thường Sa Môn. Trên đường đi gặp Bà la Môn gọi Cồ Đàm Sa môn là bọn trọc đầu...
Mặt B
Do đó mà khinh thường Sa Môn, trên đường đi gặp Bà La Môn gọi Cồ Đàm Sa Môn là bọn trọc đầu và thuật lại việc kia hoặc do duyên ấy nên kiết giới cho là họ nhận phạm Ba Dật Đề, cho mà họ không nhận phạm tội Đột Kiết La, muốn cho mà không cho trở lại hối hận phạm tội Ác Tác, nếu cho cha mẹ, người có công quả không phạm tội.
Ở đây của đàn na cúng dường mình được quyền ăn chứ không được cho cha mẹ, mà trong giới này, theo Thầy thiết nghĩ trong giới kinh thì nói như vậy, nghĩa là mình có đi tu thì mình mới ăn được cái của đó, còn cha mẹ mình không có đi tu mà mình đi xin đem về cho cha mẹ mình ăn là tội rất lớn chứ không phải tội nhẹ đâu. Mà ở đây nếu cho cha mẹ hoặc người công quả trong chùa thì không tội - cái này là sai quá sai. Thầy thấy trật, không có đúng. Người công quả họ là cư sĩ, họ còn nấu cơm, còn ăn được, chứ họ đâu phải là khất sĩ như mình đâu. Các con thấy trong chùa những người công quả họ đâu phải là tu sĩ, họ là tịnh nhân, họ có thể ở ngoài nhà kia họ đến đây công quả rồi họ về nhà ăn cơm chớ họ đâu có…, này rồi mình đi xin về cho mấy người đó ăn thì họ sẽ mang tội lút cái đầu của họ. Cha mẹ ở nhà không tu mình cũng đem nào sữa nào bơ, xin một bát rồi đi xin xóm khác một bát nữa về cho cha mẹ mình bát nuôi cha mẹ mình. Thôi đi tu nuôi cha mẹ thì ở nhà làm nuôi cha mẹ đi, còn bày đặt đi tu rồi đi xin xỏ nuôi cha mẹ làm như thế là bất nhơn chứ đừng nói. Vậy mà hiếu gì? Thật sự ra cái này làm tội cha mẹ thêm, chứ hiếu. Bởi vì những điều kiện như vậy thử hỏi làm sao mà Thầy chấp nhận những giới này?
Cho nên đối với vị A-Nan sơ sót khi mà chia bánh, mà chia người nữ một cái bánh cũng như cái bánh mà người ta ấy đường mà có hai cái vòng đường nó dính ông đưa lại. Và đưa cho người nữ mà lại đưa bánh dính 2 cái vậy mới chết chứ. Mà cái ông đó là cái ông bất nhân mà phụ nữ thấy ông đó lại mến nữa chứ, mà ổng lại đưa cái kiểu đó cho nên từ đó mà người ta tuyên bố ra những sự sai trái.
Nhưng sự thật thì không lý nào ông A Nan sống với Phật mà không hiểu, lại lầm lạc đến mức độ đó, Thầy cũng chẳng hiểu. Đây cũng là việc mà người ta khéo bịa ra, chứ còn người tu sĩ không bao giờ làm chuyện đó hết. Thứ nhất, người tu sĩ đứng ra để chia bánh thì chắc cũng không có, vì Thầy nghĩ rằng người ta có đem đến đi nữa thì tự cư sĩ người ta chia sao thì chia, mình được bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu, chứ còn mình chia nhiều khi mình để mình mấy cái. Thiệt mà, Thầy nói đôi khi mình chia… Hổng lẽ bây giờ mình chia hết rồi mỗi người một cái rồi còn lại 5 cái chia ai nữa đây? Mà trong khi mình 13 người còn dư 5 cái làm sao chia? Thôi, để lại cho mình tui chứ gì. Tại công tui chia phải để cho tui hết chứ sao. Đó là trong nhưng cái người mà chia thì họ nói công tui chia tui phải lời nhiều. Thì như vậy, Thầy thấy thà để cho người cư sĩ họ chia hết vòng xong rồi, bây giờ cái phần đó còn thì người cư sĩ đem về chứ chia sao cho được? Tui đây 13 người mà ông có 5 cái làm sao, mà ông bây giờ cắt hai ra cũng không đủ. Cho nên thôi ông chịu khó mang về đi, để đây tụi tui cũng không ăn được đâu.
Bởi vì luật hòa hợp của chúng tôi sống thân hòa đồng trụ, lợi hòa đồng quân mà! Có cái lợi thì chia nhau đều chứ không thể có người hơn người ít, cho nên khi ngồi chung nhau như thế này mà một người ăn hơn thì chúng ta không hổ thẹn sao? Người ta toàn bộ ăn muối, mà mình có cái gì đó ngon hơn mình nuốt sao trôi? Bây giờ Thầy hỏi: Bây giờ trong nhà các con có cha mẹ, năm ba đứa con cùng ngồi ăn cơm, mà cha mẹ ngồi gắp cá ăn, còn con ngồi ăn cơm với nước chấm thì thử hỏi làm sao có thể nhìn con mình được? Thà là cha ăn miếng, con ăn miếng, mẹ ăn miếng thì còn thì còn mà hết thì hết. Chứ lý đâu cả một gia đình mà cha mẹ lại ăn ngon mà mấy đứa con thì ngồi chấm muối mà ăn. Thì không thể nào mà được. Hay hoặc là cha mẹ ngồi ăn muối mà mấy đứa con nó gắp cá mà ăn được đâu. Con người mà! Đâu có ai mà như vậy được. Đó là tiểu gia đình chúng ta. Cho nên ở trong gia đình của chúng ta đại gia đình những người tu của chúng ta thì không lẽ nào người này đủ mà người kia thiếu thì chúng ta nghĩ được không? Cũng như người có sữa, người không sữa uống thì chúng ta nghĩ sao? Chúng ta sẽ khổ tâm lắm, thà là chúng ta không có thì không có hết, mà có là có hết.
Cho nên thí dụ như bây giờ các con là bên nữ, bên nam là 10 người hay 15 người mà ngồi hai bên, nếu đủ thì chia, không đủ thì dẹp món ăn đi, nếu thiếu một người thì chúng ta cũng bỏ hết, không ăn nữa. Đó là đúng lợi hòa đồng quân. Mà không đúng thì thôi chúng ta không chia. Thiếu là không chia, dẹp hết, chừng nào có đủ thì chia, không có đủ xin trả lại cho cư sĩ. Bởi vì không đủ chúng tôi không thể nào chia được. Lợi hoà đồng quân mà. Sáu cái hòa hợp của chúng tôi ở trong Tu viện mà. Sống cùng chia nhau, có cùng ăn với nhau. Thà là ăn muối hết chứ còn chúng tôi sống như thế này không đúng cách chúng tôi sống không có được đâu. Cho nên ở đây chúng ta thấy, muốn tổ chức hẳn hòi cuộc sống chúng ta phải như vậy. Trừ ra những người bệnh đau thì chúng ta biết, chúng ta nhường lại những thực phẩm để cho người đau họ ăn họ mau mạnh thôi, còn người mà không đau như chúng ta thì hoàn toàn phải sống y như nhau, người nào như người nấy.
Đó là điều kiện sống của chúng ta, không phải vì giới luật gì hết, mà ở đây phải chế giới luật thì Thầy thấy nó quá là thô tháo.
Giới 43: Giới ở trong thực gia gượng yên ngồi
Vì sao Phật kiết giới này? Đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, khi Ca Lưu Đà Di đến khất thực nơi nhà Trai Ưu Bà Di với tâm luyến ái, ăn xong không chịu đi, trở ngại người chồng lúc dục tâm dồn nén. Nhân đó, Phật trách ông Ca Lưu Đà Di và kiết giới.
Theo giới này khi mà người ta mời mình ăn rồi trong nhà thì mình đi liền, chớ không phải ngồi cà kê nói chuyện này chuyện kia để cho người ta nổi sân hoặc là người ta không có chuyện riêng tư vợ chồng người ta, hoặc là người ta nói chuyện làm ăn thế này thế khác làm mất thì giờ người ta. Hầu hết cũng có một số quý thầy đi thọ trai rồi ngồi cà kê với chủ nhà nói này kia tùm lum, làm duyên làm dáng với nhau, điều đó là sai. Cho nên Phật chế giới này rất đúng, khi mà chúng ta đến đó thọ trai hay là chuyện gì thì xong rồi chúng ta đi liền, chứ không được làm quen, làm thân.
Hồi Thầy đến thành phố cũng vậy, có nhiều thầy rủ thầy đến nhà người ta nói chuyện tầm bậy tầm bạ, ngồi nhà người ta làm mất người ta không xem tivi, không nghe radio được, người ta cũng thấy ghét mình nữa. Cho nên đối với Thầy, Thầy đã hiểu biết chuyện đó nên ở chùa thì ở chùa chứ không đến nhà cư sĩ, mời gì cũng không đến. Và cũng vì đó mà người ta rất quí trọng mình, còn mình cứ lê la đến nhà cư sĩ, họ coi mình chẳng ra gì hết.
Giới 44: Ở trong thực gia ngồi chỗ khuất nói chuyện
Vì sao Phật kiết giới này? Do duyên khi Phật ở vườn Cấp Cô Độc, Ca Lưu Đà Di bị Phật cấm trong nhà ăn có vật báu không được ngồi, phải ngồi ở chỗ duỗi cánh tay đụng cánh cửa nên ông ngồi sau cánh cửa cùng với Trai Ưu Bà Di, nhân đó Phật kiết giới này.
Nghĩa là ông ngồi sau cánh cửa, cánh cửa khép kín không ai thấy ông, ông ngồi đó nói chuyện với con gái của người ta. Trai Ưu Bà Di tức là đứa con gái đã thường hay đi đến tịnh xá cúng dường - là cư sĩ nữ. Cho nên ông thường hay đến nhà cư sĩ này ăn cơm rồi ở đó nói chuyện với cô này cho nên đức Phật nghe những điều đó, đức Phật mới cấm giới này: không được ngồi chỗ khuất, cánh cửa khép kín, không ai đi vô nhà, không ai thấy.
Giới 45: Một mình ngồi với người nữ
Vì sao Phật kiết giới này? Nguyên cũng do đồng như giới trước, chỉ khác là Ca Lưu Đà Di ngồi với Trai Ưu Bà Di chỗ trống, ngoài ra đều đồng như giới trước.
Nghĩa là trước đây ông này ông ngồi chỗ kín ông lấy cánh cửa ông đậy lại ông ngồi nói chuyện với cô gái người ta. Bây giờ ông ra ngoài đồng trống ngồi với cô gái, thiên hạ họ nhìn thấy họ cười. Do đó cũng học với Phật, Phật cũng chế không có được ngồi ngoài đồng trống mà nói chuyện, ngồi chỗ vắng cũng không được. Ngồi chỗ kín thì cũng cấm. Thì ông Ca Lưu Đà Di này ông nói Phật sao mà nhiều chuyện quá. … Rốt cuộc thì ngồi cái chỗ nào thì cũng bị cấm. Bởi vì nói chung là trong cái giới luật của Phật là cấm không có được nói chuyện với người nữ. Cho nên đức Phật nói: đừng có gặp, mà gặp thì đừng có nhìn, mà có lỡ nhìn thì đừng có nói chuyện. Đó là Phật cấm như vậy mà! Thế mà bây giờ ngồi chỗ kín rồi ngồi chỗ trống là làm sao? Vậy mà chế ra từng giới từng giới làm gì. Có một câu chuyện mà đức Phật đã dạy ta đủ cách hết rồi, chúng ta thấy rất rõ.
Như trong Kinh Giới, ông A Nan hỏi: “Chúng con là những tu sĩ trẻ tuổi, đối với người nữ như thế nào?”. Đức Phật nói: “Đừng gặp”. Phải không? Cái giới đừng gặp thì chúng ta có sao đâu! Rồi A Nan hỏi “Lỡ chúng con gặp rồi sao?”. Phật nói: “Đừng nhìn”. Đó là một giới nữa. Rồi ông A Nan hỏi tiếp: “Lỡ nhìn rồi sao?”. Đức Phật mới nói: “Đừng nói chuyện”. Phật cấm cái giới thứ ba là: đừng nói chuyện. Ngài A Nan lại hỏi: “Lỡ nói chuyện rồi sao?” Đức Phật lại bảo: “Mình cứ xem họ như mẹ, như chị, như em ruột mình đi”. Lúc đó vua Ba Tư Nặc ngồi bên mới nói: “Bạch đức Thế Tôn, chúng con là cư sĩ, làm sao chúng con xem được như vậy? Chúng con có chị, có mẹ, có em rõ ràng, còn các Ngài xuất gia rồi các Ngài xa lìa anh em chị em không còn ai là người thân của mình nữa. Dó đó người thân cũng như là người sơ, người quen lạ thì coi là chị em cha mẹ mình hết toàn bộ là được rồi. Còn tụi con là cư sĩ làm sao được?”, thì đức Phật bảo rằng: “Các ông nên quán bất tịnh”, là xong.
Các con thấy không? Thì các con thấy chỉ cần 5 giới là đủ cách để hàng phục tâm của mình rồi, còn đằng này chế chi từng chút, lúc thì ở chỗ kín, lúc ở chỗ trống cũng chế, lúc nào cũng cấm đoán, mà cấm đoán không đúng cách để chúng ta ly dục, ly bất thiện pháp.
49: Giới cố làm cho Tỳ kheo không được thức ăn.
Vì sao Phật kiết giới này? Đức Phật cũng ở tại vườn Cấp Cô Độc, Bạt Nan Đà cùng với các Tỳ kheo cãi lộn, phải sám hối kết hận trong tâm. Sau một thời gian, dối gạt Tỳ kheo này cùng đi khất thực, Tỳ kheo này đi theo nghe lời đi theo đến chỗ không có khất thực dẫn đi khắp cùng ất thực, tỳ kheo này đi theo, nhưng đi mãi khắp nước Xá Vệ rồi trở về Kỳ Hoàn mà không có cơm ăn.
Cái ông Tỳ kheo này ông nghe lời ông kia ổng đi, mà cái ông kia ông… cái ông Bạt Nan Đà này ông bị phạt bị cãi lộn nên ông ghét, cho nên ông rủ ông này đi khất thực, ông dẫn đi cùng hết mà không ai cúng dường gì hết, cho đến quá ngọ rồi về đến Tịnh xá Kỳ Hoàn không có thực phẩm gì hết. Ông nọ đói gần chết, còn ông Bạt Nan Đà thì ông thốt lời nói xấu để đuổi đi, ông kiếm cớ ông nói cái ông này: “Ông đi khất thực kiểu đó làm sao có người ta cho ăn”. Vì vậy mà ông đi kiểu này không có được. Do đó làm cho ông này quá ngọ không có gì ăn hết. Còn ông đút nhét đồ ăn thành ra ông trở về thất ông có ông ních ông no, còn ông này thì đói thấy bà. Do vì vậy Phật mới kiết cái giới này ra, thù oán người ta đừng có cố mà làm cái chuyện mà người ta mất cái bữa ăn như vậy. Để tự người ta đi khất thực người ta mới có ăn, bây giờ dẫn người ta đi vòng vòng lựa mấy cái nhà không cho mà cứ đi hoài, gặp mấy cái nhà Thiên chúa mà cứ đi làm sao nó cho. Thành ra cuối cùng ông này đói gần chết. Tới chừng về đó ông kiếm chuyện ông đuổi ông này đi, ông nói: Thầy đi khất thực mà thầy đi như vậy thì làm sao? Tôi bảo thầy đi như tôi mà thầy đi như vậy làm sao người ta cho. Bây giờ chịu đói đi, đừng có theo tôi nữa. Thì ông về thất ông lục đồ ăn ra ông ăn no, còn ông kia có biết để dành đâu mà ăn, cho nên bữa đó đói gần chết. Thì ghét người ta, thù hận, cãi lộn với người ta rồi làm cho người ta đói.
Đó là cái xấu. Nhưng Thầy nghĩ rằng một vị Tỳ kheo tu hành rồi ai mà làm cái chuyện đó mà trong này nó đặt điều như vậy. Thật ra không bao giờ có điều đó đâu. Mà trong cái thời đức Phật là thời quá thanh tịnh rồi, đâu có đến nỗi như thời của chúng ta mà quá tệ, bởi vì chúng ta không có giới luật, không có pháp hành, còn thời đức Phật nó có pháp hành nó không thể nào Phật dạy mà thiếu pháp hành, cho nên người nào đến với Phật thì cũng giải thoát, không lý nào để xảy ra chuyện đó được. Ông Phật còn sống chứ đâu phải ông Phật chết đâu mà thiếu pháp hành để cho ông này vì cãi lộn nho nhỏ mà làm cái chuyện thù hận mà làm cái chuyện ác quá vậy. Cho nên những giới chế ra không có lý.
Giới 50: Quá ngọ thọ thuốc
Vì sao Phật kiết giới này? Phật ở tại vườn Ni Câu Lực, khi ấy cư sĩ Ma Ha Nam dòng họ Thích thường thỉnh chúng tăng cung cấp thuốc, Lục quần Tỳ kheo nói: Cư sĩ ấy cung kính thượng tọa nên cúng thuốc tốt, đối với chúng tôi không có tâm cung kính nên cho thuốc xấu, đến nhà đó xin lại gặp khó khăn, không cung ứng kịp thời, nên nói cư sĩ kia có ái, vv… Lời nói không thật, do vậy cư sĩ kia không cung cấp thuốc cho chư tăng nữa. Phật nhân đó mà kiết giới này. Sau do các duyên thỉnh khác lại khai cho thường thỉnh.
Đó thì cái giới này kiết ra là tại vì người ta cho thuốc mình mình đến thì tùy theo bệnh mà người ta cho thuốc, thì mấy Lục quần Tỳ kheo thấy cho người khác thuốc tốt mà cho mình thuốc xấu, rồi sanh tâm không tốt, nói ông cư sĩ này vị tình ái với mấy cô ni kia cho nên cho thuốc tốt, còn tụi tui cho thuốc xấu cho nên không hết bệnh. Do như vậy cái ông này ông không cho thuốc bên ni cũng không cho thuốc bên tăng nữa. Cuối cùng tăng ni không có chỗ nào xin thuốc được hết, do vậy Phật mới chế giới này ra: không được nói xấu, người khác người ta cho gì thì mình nhận nấy không được nói xấu.
Giới 51: Giới đi xem quân trận
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, bấy giờ vua Ba Tư Nặc tự mình cầm lục quân chinh phạt bọn phản loạn, Lục quần Tỳ kheo đến xem nhà vua chê hiềm, nhân cớ ấy vua gửi lời thăm hỏi đức Thế Tôn, gửi thêm một gói đường phèn để dâng cúng, nhân đó Phật quở tránh Lục quần Tỳ kheo và kiết giới này. Sau đó vua Ba Tư Nặc có hai người em tên là tên là Lê Sư Đạt và Phú La Na lãnh mạng đi chinh phạt trong quân trận khao khát muốn chiêm ngưỡng Tỳ kheo bảo người mời đến. Các Tỳ kheo cẩn thận sợ không dám đến. Phật kiết giới lại thêm câu: trừ có nhân duyên hợp thời đến không phạm, nếu Tỳ kheo xem quân trận đến mà thấy thì phạm Ba Dật Đề. Đến khi thấy thì phạm tội Đột Cát La. Nếu trên đường đang đi quân đội đến sau nếu không tránh thì phạm tội Đột Cát La, mà nếu có việc cần đến, hoặc người thỉnh đến hoặc bị thế tục dẫn đến, hay bị trói đem đến, hay nạn ác thú nạn giặc thì không phạm.
Ở đây thì đức Phật cấm cái giới này là không có cho cái người tu sĩ đến thăm quân lính dàn trận hay là diễn binh bởi vì mình là người tu sĩ rồi còn đi coi cái ấy làm gì. Các con thấy chưa, cho nên ở đây mình phải sáng suốt và không có nên đi xem cái chuyện đó. Không có đúng đâu! Người tu sĩ thì lo tu, ai ở đâu mà đi coi đánh trận, đi coi diễn binh, đi coi xe pháo này kia của họ thì đó là sai. Mình là người tu rồi thì bỏ những cái việc đó, cho nên ở đây chế cái giới này là quá tệ rồi, thành ra quá… Thật ra người tu sĩ khỏi cần chế cái này đi, nghĩa là ca hát không còn thì không còn xem quân trận, không còn tập võ gươm đao cung tên, không còn tập luyện thì thử hỏi đi xem cái này để làm gì? Đâu có cần thiết nữa.
Đó thì cái giới này chế ra đối với người tu sĩ của chúng ta hiện thời thì cái cuộc diễn binh hay dàn quân hay hoặc là những cái lễ lớn này kia có quân đội thì hầu như hầu như tu sĩ của chúng ta hiện giờ có đi xem. Cái giới này chế cho chúng ta bây giờ thì đúng, còn thời đức Phật thì Thầy nghĩ rằng những vị mà ly dục ly ác pháp rồi thì họ thấy những cái chuyện mà đánh đấu nhau là chuyện ác rồi, tức là chuyện giết người rồi thì quân đội là cái sự việc giết người rồi, vì vậy họ đâu họ còn con mắt mà họ đến đó nữa. Còn cái thời chúng ta bây giờ họ hăng say lắm, họ còn muốn đi ra trận nữa chứ đừng nói chi, cho nên mặc dù tu thì tu chứ họ muốn đánh trận lắm! Do đó họ đi xem diễn binh hoặc này kia thì bây giờ thì có thể chứ thời đức Phật thì chế cái giới này thì không đúng. Cho nên đây là cái giới mà sau này các tổ chúng ta chế ra là vì cái giới này mà tu sĩ sau này nó có phạm cái giới này cho nên mới chế ra. Trong thời đức Phật Thầy nghĩ rằng không bao giờ có chuyện mà tu sĩ làm cái đièu này đâu. Là tại vì đức Phật có pháp hành lý hành cho nên không bao giờ mà có chuyện quá tệ đó.
Giới 52: Giới đến trong quân quá ba đêm
Vì sao Phật kiết giới này? Nguyên do Phật đến ở nơi vườn Cấp Cô Độc, bấy giờ Lục quần Tỳ kheo có nhân duyên đến trong quân trận ngũ, cư sĩ chê hiềm. Phật vì đó mà kiết giới này. Duyên gì mà mình muốn đi coi xem thôi chứ có duyên gì đâu. Đâu có nên đến cái chỗ mà quân độ của người ta thì tất cả những cái này đều nằm ở trong cái vấn đề mà thích coi quân đội.
Giới 53: Giới xem thế lực quân trận
Vì sao Phật kiết giới này? Đức Phật cũng ở tại vườn Cấp Cô Độc, Lục quần Tỳ kheo nhân Thế Tôn chế giới cho phép có nhân duyên được hai ba đêm ngủ trong quân trại bèn xem coi quân trận, sức người sức voi, sức ngựa chiến đấu. Một vị Tỳ kheo bị tên bắn gây tích trở về, một cư sĩ chê hiềm. Phật nhân đó mà kiết giới.
Thật sự ra mấy ông này còn thích đấu tranh thì làm sao tu hành được. Bao nhiêu cái pháp của Phật nêu ra để chúng ta tu hành còn đâu thời gian để mà chúng ta đi chơi nữa. Thầy nói không còn thì giờ nữa, ngày như đêm, đêm như ngày đi khất thực về rồi ăn xong lo tu, tu mãi, mà mấy ông này còn ham mê là chưa giải thoát chỗ nào hết. Thế mà không lo tu mà con ham đi chơi thì còn nghĩa lý gì. Đi chơi cho đến nỗi quân đội người ta tập trận người ta bắn tên sao rồi trúng thân ông. Ngu quá trời! Giờ kéo về Tịnh xá để nuôi dưỡng dượng bệnh ông ấy. Cái này thiệt là đặt điều chứ Thầy nói không có vị tu sĩ nào mà đi chơi cái kiểu mà tên lạc mà bị thương vậy đâu! Những cái đó là cái sai.
Giới 54: Giới uống rượu
Vì sao Phật kiết giới này? Ở tại nước Tri Đà, tôn giả Tazada ngủ đêm trong phòng của phạm chí bện tóc, có con độc lông phun lửa. Tôn giả thể hiện các thần thông biến hóa hàng phục nó. Vua nước Câu Diệm Di thấy vậy lòng sanh kính phục. Tôn giả lại nói pháp khiến được hoan hỷ, vua bèn ân cần ba lần thưa hỏi: “Ngài cần gì?” Tôn giả không nói. Lục quần Tỳ kheo nói: sáu vật của Tỳ kheo nhận được thì cái gì khó được nhà vua giúp cho. Vua hỏi: Vật gì khó được? Được trả lời là hắc tửu. Ngày sau được thết cúng bao nhiêu món ăn ngon ngọt công với hắc tửu. Khi ấy tôn giả ăn uống no đủ rồi trên đường về bị mửa ói té xuống đất. Ông thầy có thần thông mà quá say sưa. A Nan bạch Phật, Phật dạy: Như hiện nay không thể hàng phục được con rắn nhỏ huống nữa là đại độc long. Từ nay về sau ai gọi ta là thầy cho đến không được dùng đầu cọng cỏ chấm vào rượu rồi thấm vào môi, rồi Ngài kiết giới này.
Tức là cấm uống rượu đó, mà lại thuật ra cái câu chuyện cái ông có thần thông hàng phục được con độc long như vậy, được vua thết đãi một bữa ăn rồi rượu mà rượu hắc tửu, rượu ngon nhất đó. Chắc có lẽ là lấy gạo nếp than mà nấu ấy cho nên gọi là hắc tửu, cho nên ông uống say rồi ông đi say giữa đường rồi mửa té. Sao mà thần thông mà còn nghiện rượu quá vậy? Thần thông giả mà. Chuyện đó thiệt là mấy ông này đặt điều. Một người có thần thông thì tâm thanh tịnh nhất là trong đạo Phật, hay người mà có tâm rất tịnh thì mới có thần thông, mới được Thiền định ở cái mức mà Tứ thiền rồi thì cái tâm rất là tịnh, nó ở trong cái chỗ ly dục ly ác pháp tối đa là của hỷ lạc của Tứ thiền đó. Đâu có phải là ái tầm thường đâu mà còn thích cái chuyện rượu mà uống say như vậy, lại còn cái gì đâu. Đó là cái dục lạc của thế gian à. Bởi vì nói tới cái tâm trạng đó Thầy thấy cái người này chưa có hiểu ly dục ở cái mức độ Tứ thiền rồi, nó cao tuyệt, nó không có cái gì gọi là... 7 ngày đêm liên tục mà bây giờ 49 ngày đêm liên tục nó có cái hỷ lạc của Tứ thiền chứ đâu phải không. Làm sao có cái món rượu mà nó kéo 7 ngày đêm, ông uống vô khỏi cổ ông rồi ông ra ông mửa cùng đường hết rồi lạc cái gì, nó thành ra bất tịnh hết chứ còn lạc cái gì. Vì vậy mà nói ông đấy có thần thông thì thần thông kiểu nào? Chỉ nói láo thôi chứ, Thầy nói chỉ tưởng thôi chứ đâu còn cái thứ gì mà nói.
Cho nên ở đây một cái người mà người ta thấy đúng người ta tu đúng rồi mà nói gạt người ta không có đủ sức người ta tin, chỉ có những người chưa biết thì nói sao họ tin vậy. Có thần thông rồi uống rượu cũng như mấy ông thầy bùa ấy mà. Càng có bùa chú linh linh rồi uống rượu riết rồi mất hết. Sau này cứ vẽ tùm lum ra mà không thấy cái gì linh hết. Mới đầu ở trên núi xuống còn vẽ ba cái vòng tròn nó còn chạy. Vẽ riết rồi bây giờ nó không chạy nữa, ba cái rượu làm sao nó chạy, chỉ còn có nước ông chạy ra đường ống ấy nằm thôi.
Giới 54: Giới tắm dưới sông đùa giỡn
Vì sao Phật kiết giới này? Đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, khi đấy Thập thất quần Tỳ kheo ở nơi sông A Kỳ La Đà để đùa giỡn trong nước. Vua Ba Tư Nặc cùng với phu nhân trên lầu từ xa trông thấy, phu nhân thấy là tuổi nhỏ xuất gia trong phát luật chưa bao lâu, phu nhân sai người đến thăm hỏi Thế Tôn, gởi một gói đường phèn để dâng cúng, bạch đầy đủ. Vấn đề Phật quở trách Thập thất quần Tỳ kheo. Thập thất là 17 vị Tỳ kheo này kiết giới, nghĩa là 17 vị Tỳ kheo này rủ ra ngoài biển tắm cái kiểu tắm đùa giỡn ở ngoài đó. Thầy thấy có một số qúy thầy ra biển tắm đùa giỡn rần rần ở ngoài đó, họ tạt nước rồi họ làm đủ cách hết. Đó là những cái sự sai lệch, một vị mà tu sĩ thì không bao giờ tắm đùa giỡn ở giữa sông giữa biển như vậy, phải ở nơi kín đáo hẳn hoi đàng hoàng, cho nên tắm mà không có đùa giỡn mà còn không được huống hồ đùa giỡn là cái sai. Nên cấm cái giới này rất đúng. Hầu hết là tuổi còn nhỏ nhỏ chúng ham lắm, tắm rầm rầm, ôm ba cây chuối lặn lên lặn xuống Thầy thấy như con nít không ra gì hết.
Giới 55: Giới thọc nách nhau
Vì sao Phật kiết giới này? Khi đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, một vì trong Lục quần thọc nách, một vị trong thập thất quần cười hết hơi đến chết. Nhân đó Phật kiết giới này.
Chết người ta mới lo chế giới. Thật ra thì đâu có cái chuyện mà giỡn kỳ cục vậy. Tu hành gì mà giỡn y như là người ngoài đời, làm như con nít thọc nách người ta nhột đến chết. Chế những cái giới này thiệt là … Đi tu đâu còn là con nít nữa sao. Đã đi tu rồi đâu có còn cái chuyện mà nhỏ, mà đây hoàn toàn là những người lớn Tỳ kheo không chứ đâu phải nhỏ. Những cái giới chế nhiều cái nó vô lý đến vô lý. Không có lý nào một tu sĩ mà còn đùa giỡn được. Cái tâm mà chúng ta chưa có giải thoát được nỗi khắc khoải trong lòng của mình hết sức ngày đêm nó bất an chứ đâu phải nó sung sướng. Như bây giờ mấy con thấy mấy con tu chưa tới đâu mấy con bất an trong lòng lắm chứ. Có cái gì là mấy con rất buồn, không biết đời của mình nó ra sao.
Nhưng mà Thầy đặt thành vấn đề khi mà các con không quyết tu, còn khi mà dã quyết theo đúng con đường thì Thầy nói rằng một trăm người sẽ đạt một trăm người, không có người nào là không đạt được. Các con nên tin là khi mà cái giáo án Thầy viết ra là Thầy đã biết nó như thế nào con đường của đạo Phật. Tại vì người ta tu mà người ta còn thích dục lạc, còn thích ở đời thôi chứ còn người ta quyết định người ta quyết bỏ nó thì người nào cũng được, nghĩa là làm sao chúng ta ly sạch, chúng ta đừng có ham muốn nó nữa. Chúng ta biết chúng ta dứt như là cái bài mà Thầy đã nói, tuy rằng nó đơn giản chức các con thấy ba cái giai đoạn tuy rằng Thầy giảng đơn giản vậy nhưng mà các con hiểu được cái thâm ý của nó rất là thâm sâu. Đừng có thân cận dục, cái lòng ham muốn của ta đừng có thân cận nó, đừng ở gần nó mà chúng ta hãy xa nó đi. Mà không thân cận nó thì các con biết cái gì không thân cận không? Thầy vạch rất rõ cái bàn cái ghế này không còn có thì chúng ta đâu còn có cái dục được, mà còn thân cận nó chứ bây giờ cái thân cận là cái chỗ nào? Chỉ có những vật dụng xung quanh chúng ta mà chúng ta xa lìa nó thì chúng ta đã mất cái lòng dục của chúng ta chứ gì. Các con phải hiểu được cái lý đó.
Vì vậy mà các con quyết các con xa lìa hết thì lúc bây giờ làm sao mà các con không giải thoát được. Chỉ các con không muốn lìa nó được thì làm sao mà Thầy muốn bây giờ cũng không được. Mà người nào lìa được hết rồi Thầy nói bây giờ ngồi đây mấy con bao nhiêu đây là thành tựu bấy nhiêu, không có người nào mà không thành tựu, bỏ hết cuộc đời của chúng ta rồi còn gì nữa mà chúng ta còn tiếc cái bàn cái ghế, cái chuyện nhỏ nhặt này mà tiếc cái nhà cái cửa làm gì. Chỉ còn cái lớn của chúng ta là làm sao chấm dứt cái sự luân hồi, chấm dứt cái nhân quả này mà thôi. Đó là cái mục đích chính của mình mà, cho nên mình đâu còn tha thiết, vui mà chúng ta còn không dám vui mà. Làm sao mà chúng ta bây giờ muốn chết hồi nào chết muốn sống hồi nào sống biết được cái trạng thái chúng ta bỏ cái thân này là chúng ta ở chỗ nào rồi. Chúng ta biết rõ vậy thì cuộc đời chúng ta mới nở một nụ cười, chứ còn chưa có được thì chúng ta không dám cười đâu.
Có như vậy chúng ta mới thấy được làm sao mà những vị tu sĩ này đùa giỡn được, làm sao mà xối nước mà tắm dưới sông được khi mà chúng ta chưa làm chủ sanh tử. Khi mà chúng ta chưa làm chủ sanh tử thì làm sao chúng ta vui mà chúng ta thọc nách với nhau được. Ở đây những cái giới luật chế ra nó rất là vô lý với cái người quyết tâm tha thiết giải thoát thì không bao giờ họ còn vui với cái chuyện trẻ con khờ khạo như cái người ngu si ở thế gian này.
Giới 56: Giới không chịu lời can gián
Vì sao Phật kiết giới này? Xưa Phật ở nước Câu Diễm Di, Diễn Đà muốn phạm giới, các Tỳ kheo can mà không nghe. Đức Phật vì đó mà kiết giới.
Nghĩa là muốn phạm mọi cái giới, thí dụ như muốn sát sanh, muốn giết con vật nào đó mà tất cả các Tỳ kheo can đừng có giết mà ông ta cứ giết thì đó là đức Phật mới chế cái giới 54 này. Thật sự đó là thuộc về cái giới sát sinh rồi. Mình nói ờ anh đừng có giết con vật đó mà người này cố giết thì người này phạm tội sát sanh rồi chứ đâu có phải phạm tội đọa 54 này đâu, chỉ ngay cái giới sát sanh là cái giới đầu tiên là cũng bị rồi chứ đừng nói chi xa.
Giới 56:  Giới dọa sợ người
Vì sao Phật kiết giới này? Khi đức Phật ở tại nước Ba La Lê, bấy giờ tôn giả Na Ca Ba La thường hầu hai bên khi Phật đi kinh hành. Đức Thích Đề Hoàng Nhân hóa làm kim kinh hành đường thường pháp của chư Phật. Nếu khi đi kinh hành người cúng dường đứng nơi đầu đầu đường đi kinh hành đầu đêm đã qua bạch Thế Tôn thỉnh Ngài vào phòng. Thế Tôn nín thinh đến giữa đêm, sau đêm cũng như vậy. Tôn giả bèn lại mặc áo bằng lông đến nơi Phật làm tiếng phi nhân khủng bố Phật. Sáng hôm sau Thế Tôn nhóm tăng quở trách. Vì cớ đó mà kiết giới này.
Nghĩa là có một vị Tỳ kheo muốn làm phi nhân để làm cho Phật sợ chơi. Ông này ông cũng giỡn với ông Phật đó. Kiểu này là kiểu giỡn mọi người không đủ rồi giờ tới đùa ông Phật chơi. Tối nay ông Phật ông đi kinh hành này ngang cái chỗ này vắng này, mình ngồi trong đó cái mình chạy ra sau lưng ông mình hù một cái coi ông sợ không? Đó, tất cả những cái đó các con thấy vô lý. Đối với một đức Phật rất là nghiêm nghị, đức Phật đi bao giờ cũng ngó xuống, không bao giờ mà có thể ngó qua ngó lại. Thế mà rồi đệ tử của đức Phật, một vị Tỳ kheo mà muốn đùa giỡn với đức Phật như vậy thì Thầy thấy cũng không có lý. Có làm cho người ta sợ thì có, huynh đệ nhau giỡn chơi thì có. Đằng này lại lôi ông Phật ra để cho vị Tỳ kheo này giỡn chơi với ông Phật thì Thầy thấy nó quá độ rồi. Nó vô lý đến độ vô lý rồi. Ví dụ như huynh đệ nhau thì: tối nay ông này ông đi kinh hành mình ngồi trong bụi này mình chạy ra mình chụp ông cho ông sợ chơi thfi cai đó được. Cái đó có thể nói Phật do cái đó mà chế giới được, nó còn có lý, chứ mình giỡn với thầy mình đâu có được, nó không có lý đâu. Cho nên những cái câu chuyện nói ra nhiều cái vô lý, nhưng mà họ muốn nói sao nói chứ sự thật Thầy không chấp nhận điều đó.
Giới 57:  Giới hóa tắm rửa
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở vườn Ca Lan Đà, vua Bình Pha cho phép các Tỳ kheo vào trong ao của nhà vua tắm. Lục quần Tỳ kheo sao đêm tưởng mặt trời chưa xuất hiện vào ao tắm đến sáng ngày vua và các thị nữ đến muốn tắm mà không tắm được. Đại thần chê hiềm. Phật vì vậy mà kiết giới này. Sau đó nguyên nhân nóng bức nên Phật khai cho trường hợp đặc biệt.
Ở đây thì trong một cái ao của nhà vua có hồ nước để tắm thì nhà vua thì cũng nghĩ các thầy thì cũng là những người tu cho nên mới cho vào tắm. Nhưng mà các ông này lựa cái giờ gần sáng rồi thì nhà vua với các thị nữ người ta ra tắm thì mấy ông tắm trước đi. Mấy ông tắm trước đi quậy đục hết trơn hết trọi sáng ra nhà vua với mấy cung nữ tắm thì nước đục ngầu hết làm gì người ta tắm được nữa. Mấy ông chơi cái kiểu tắm trước kiểu đó là quậy chơi nhà vua mà. Giỡn với ông Phật đã rồi giờ giỡn với nhà vua nữa. Thì các con thấy cái giới luật này là chế biếm nhẽ làm như là Cống Quỳnh vậy đó, các con biết Công Quỳnh không? Cái ông Cống Quỳnh đây Thầy nói cũng cái kiểu đó. Chế giới mà không có nghiêm nghị chút nào hết. Lựa như là trò giỡn chơi vậy đó mà chế.
Nghe nói không có gì hết mà cái câu chuyện mà để mà cái câu chuyện mà để cho chúng ta biết cái giới này là cấm do cái câu chuyện nào mà cấm ra thì có những câu chuyện nó hữu lý, và có những câu chuyện vô lý. Do vì vậy mà muốn đọc ra đây để làm gì? Để cho các con suy ngẫm cái giới bổn có đúng là cái giới của Phật hay không? Cái mục đích của Thầy là ở đây chớ không phải dạy các con giới này để rồi bắt buộc các con 250 giới y chang như vậy, hay 348 giới là phải y như vậy không có thay đổi. Không phải, đọc ra đây để biết cái đúng cái sai của người xưa người ta làm để chúng ta chuẩn bị cho chúng ta một cái tư thế để xây dựng lại Phật giáo chứ không phải là lầm lạc ở cái miệng của họ, ở cái hành động của họ làm mà để lại cho chúng ta theo đó mà chúng ta làm nữa. Bởi vì chính họ không phải là những người giải thoát.
Còn bây giờ mình đã tu được, làm được, làm chủ được sinh tử, làm chủ được nhân quả chúng ta chẳng sợ ai nữa hết. Chúng ta đi đúng con đường của đạo Phật chúng ta xây dựng lại đạo Phật, chúng ta làm chủ được sống chết của mình thì chúng ta phải làm đúng lại cái gì của đạo Phật. Còn bây giờ nếu mà Thầy chưa làm được, Thầy chưa làm chủ được mình thì chắc chắn là không dám làm. Họ làm sao bây giờ cũng phải theo đó mà thôi chứ không dám làm. Còn bây giờ mình thực hiện được, mình có pháp hành được, mình biết con đường lối của đạo Phật như thế nào đúng sai mình làm được. Bây giờ mình phải sửa lại. Phải chi mình làm không được thì mình không dám. Còn đằng này mình làm được thì mình phải sửa, sửa lại để cho người sau được hưởng cái phước báu của đạo Phật chứ không khéo để mất hết không còn nữa.
Cho nên những cái mà Thầy đọc ra đây để rồi chúng ta lần lượt mà chúng ta sửa lại hết, không có để trong Phật giáo những cai loại mà nó vô lý như thế này được. Nó không đúng cái pháp của Phật, nó không làm cho chúng ta ly dục ly ác pháp được, mà luôn luôn nó có những cái sự đùa giỡn ở trong cái dục lạc của thế gian. Rõ ràng là tắm mà đùa giỡn cũng là cái dục lạc chứ cái gì các con. Đó thì các con thấy tất cả mọi cái này đều là những cái dục lạc hết. Không có cái gì mà không dục lạc hết.
Vì sao Phật kiết giới này? Bây giờ Phật ở tại thành Khoáng Giã, Lục quần Tỳ kheo nói với nhau ở… Thượng tọa ta không thể làm cho theo ý mình được, bèn ra ngoài phòng nơi chỗ trống tập trung cỏ củi bên gốc cây đại thọ nhen lửa để sưởi. Khi ấy trọng bọng cây có một con rắn bị hơi nóng của lửa xông vào từ trong bọng cây chạy ra. Các Tỳ kheo hoảng kinh lấy từng cây củi đang cháy quăng lung tung bèn cháy giảng đường, đức Phật nhân đó mà kiết giới: “Nếu Tỳ kheo tự sưởi ấm nhóm lửa nơi đất trống hoặc dạy người nhóm lửa thì phạm tội Ba Dật Đề”.
Bây giờ do cái duyên mà cháy cái giảng đường đức Phật mới chế cái giới cấm các vị Tỳ kheo này. Các vị Tỳ kheo này đốt lửa gần gốc cây con rắn nó bị nóng quá nó chạy ra, do đó các vị này mới lấy củi mà quăng con rắn chứ không phải gì, rồi quăng vô trong cái giảng đường. Mà giảng đường cất bằng tranh bằng lá cũng như mình vậy đó quăng vô bắt đầu lửa cháy lên cháy tiêu cái giảng đường. Cho nên Phật mới chế ra cấm không cho đốt lửa gần những gốc cây những chỗ này chỗ kia mà phải đốt lửa ở ngoài trống thì nó mới được.
Nhưng mà thật sự ra ở đây Thầy muốn nói như thế này nè, các con thấy trong vấn đề tu hành của đạo Phật là phải sống độc cư. Đâu có tập họp trời có lạnh đi chăng nữa đâu có tập họp mà đốt mà nhóm lửa, mà ngồi lại. Thường thường thì hơ lửa ngồi lại đốt lửa thì nói chuyện này chuyện kia chuyện nọ đủ thứ sinh ra những cái tâm động lắm. Nó không phải vậy ở nơi chỗ nào của mình mình ở chỗ đó. Lạnh thì mình tìm cách đốt lửa mình hơ tại chỗ mình chớ đâu tập trung ở giảng đường đốt lửa rồi quăng cháy giảng đường như vậy. Ba bốn người xúm thấy rắn sợ quăng củi như vậy thì không cháy giảng đường sao. Cho nên những cái giới này Thầy thấy là nhìn giới mà cái tăng đoàn của Phật xưa thiệt là rối loạn, chưa phải đúng là cái tổ chức. Chẳng hạn là như bây giờ Thầy tổ chức như thế này Thầy không phải Phật nè, là một con người bình thường như các con mà bên tăng ra bên tăng bên ni ra bên ni. Có một thầy mà hay đi lang thang qua tới lui là Thầy đã không chịu rồi đó. Thầy nói thật sự Thầy đã nghe tiếng hồi sáng giờ Thầy đi là vị thầy đó đã đi tới đi lui ở trước rồi. Hơn nữa Thầy thấy hầu như là nam có đi tới đi lui ở bên nữ là Thầy đã không bằng lòng rồi. Nam ra nam mà nữ ra nữ bởi vì đây là bất đắc dĩ cho một cái tu viện là cả nam lẫn nữ. Chứ thật sự thật ra tổ chức đâu có rành rẽ đâu có chuyện đó được. Còn xa hơn nữa vào đây rồi quý thầy phải sống độc cư không được thất này tới thất kia. Mà tới thất này thất kia nói chuyện một hai lần là Thầy đã không chấp nhận được rồi, những người đó làm sao theo Thầy được. Thầy đuổi hầu hết chứ Thầy đâu có để.
Đó là làm như vậy các con thấy đối với Thầy còn nghiêm nghị như vậy huống hồ là ông Phật. Đâu phải là chuyện ông Phật dễ đâu bởi vì ông Phật ông biết cái đường đi như thế nào rồi. Còn Thầy Thầy cũng biết cái đường đi như thế nào rồi mà Thầy thấy sai như vậy là Thầy không chịu rồi. Đó là sống theo phàm phu tục tử làm sao mà gọi là Thánh nhân được. Mà mình đến đây để mình tập làm Thánh nhân, mình làm sống y như Thánh nhân. Thế mà mình sống y như kiểu phàm phu thất này chạy qua thất kia nói chuyện, ở sau này rồi chòi mòi đi tới đằng trước để làm gì. Để nhìn người này nhìn ngó người kia thế này thế nọ thế kia làm sao mà tu hành được. Những người đó làm sao mà tu. Thầy nói thật sự mấy con thấy trong cuộc đời khi một vị thầy người ta tổ chức cho người được trở thành bậc Thánh nhân là người ta đã thấy những người không phải Thánh nhân người ta loại rồi chứ đâu phải để đâu. Đâu phải người ta điên để nuôi đó để tốn cơm tốn gạo tốn công tốn sức người ta đâu. Được là người ta nuôi không được là người ta đuổi mình đi chứ người ta đâu có để. Người ta đâu có vì tiền vì bạc người ta đâu có vì ân vì oán trong đó người ta sợ đâu. Người ta vì làm sao người ta vì Phật pháp để cho sống lại mọi người người ta hưởng được mọi cái phước báu của Phật pháp. Để được một cái tâm hồn giải thoát để sống trong một cái tình thương thân thương ái như nhau trong một cuộc sống chơn thật với nhau để giải thoát chớ đâu phải vì những người đó.
Đó cho nên ở đây Thầy học nhiều là nhiều chớ nhìn lại bao nhiêu người được. Họ sống hoàn toàn là họ sống theo cái tình huống thế gian chớ đâu phải họ muốn thành Thánh thành Phật, họ thành phàm phu thì họ muốn chứ họ đâu muốn thành Phật.
Giới 58: Giới dấu đồ vật của Tỳ kheo
 Vì sao Phật kiết giới này? Xưa Phật ở vườn ông Cấp Cô Độc. Khi ấy có cư sĩ thỉnh tăng,  thập thất quần Tỳ kheo đem y bát tọa tựu để một nơi rồi đi kinh hành. Nhờ đến bữa cơm Lục quần Tỳ kheo rình khi họ đi kinh hành quay lưng lại lấy y bát của họ giấu. Đến giờ tìm không ra không được. Lục quần Tỳ kheo trêu ghẹo, nhân đó mà Phật kiết giới này.
Đó thì các con thấy tất cả Tỳ kheo Phật y như đồ con nít vậy đó. Thấy người ta để đồ đó rồi rình xem người ta đi kinh hành xa rồi bắt đầu đem giấu hết đồ. Chừng đó đến giờ đi khất thực y bát của người ta lấy cất đâu đi lại kiếm không được bữa đó chỉ còn nước đói chớ không phải gì đâu. À mấy thằng kia thấy tụi nó đi giỡn chơi thấy tụi nó đi xuống ao hồ xuống sông tắm quần áo nó cởi để bên trên này này xuống sông tắm. Mình đi ra đó tụi nó tắm mê đâu có biết mình. Ba bốn thằng đêm hốt quần áo với sách vở đem giấu bụi cây hết cái chạy trốn. Chừng mà tụi nó tắm xong lên quần áo mất hết rồi, thằng nào thằng nấy khóc bù lu bù loa hết. Cái bắt đầu thấy nó khóc quá rồi thấy nó bỏ đi về tội rồi mới chạy ra nói tao giấu đồ tụi bay. Chờ nó chửi một hơi đã nước rồi trả nó đồ nó thôi đi về. Đó là chơi cái kiểu con nít đó. Cho nên ở đây Thầy thấy hầu hết những cái này mà chế ra đều là kiểu dáng con nít hết chớ không phải cái dáng của người lớn, người lớn không bao giờ chơi vậy đó hết.
Giới 59: Cho y tự lấy lại mặc không nói với chủ
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật còn ở tại vườn Cấp Cô Độc, Lục quần Tỳ kheo chân thật tịnh thí khi cho Tỳ kheo rồi sao không hỏi chủ mà lấy lại mặc? Nhân đó Phật mới kiết giới này. Tịnh thí có hai cách chơn thật tịnh thí: Thưa đại đức một lần nghĩ tôi có y này chưa tắc tịnh nay vì tịnh xả cho đại đức. Hai, tuyển chuyển tịnh thí đối với vị kia tác pháp xong vẫn cất để dùng. Tác pháp như trên.
Nghĩa là mình cho người ta y mình không có được lấy lại mà mình cho rồi thì thôi. Còn này cho rồi đòi lại thì Phật cấm cái giới này. Khi cho rồi không được đòi lại mà mình cho rồi thì thôi đã cho rồi không được đòi lại người đòi lại là bị phạm tội. Đó là giới thứ 59.
Giới 60: Giới mặc áo mới không phải phai màu
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, Lục quần Tỳ kheo mặc y màu trắng, cư sĩ chê hiềm nhân đó Phật kiết giới. Nếu đem y chưa nhuộm xuống nhà bạch y cũng phạm tội ác tác.
Nghĩa là khi mình nhận y phải nhận y ngoại sắc không được… hồi đức Phật chỉ có cư sĩ mới mặc y màu trắng thôi chớ còn tu sĩ không được mặc y trắng. Mà nếu mà tu sĩ mặc y trắng thì đức Phật cấm không có được. Vì vậy mà khi tu sĩ mặc y trắng thì coi như là diện lắm á, thì đức Phật chê. Vậy thì do vì cái chỗ mà giới này hầu như các người này cái tâm của họ còn thích đời. Nghĩa là bây giờ như Thầy nè thì phải ăn mặc như thế này nó mới là tu sĩ. Còn ông này ông ăn mặc như thế này ông thích mặc đồ Tây muốn đội cái nón cối lên thì như vậy đâu có nghĩa lí gì cái sự mà tu hành này theo Phật. Bởi vì phải xả hết tất cả y áo mà thế tục hết không còn mặc lại. Còn cái ông này bởi vì cái người mà cư sĩ bên Ấn Độ họ cũng giống y như vậy nhưng mà nó màu trắng. Chớ không phải cái màu này cho nên muốn khác hơn người cư sĩ mới chế cái màu này ra để ngoại sắc mặc cho nó khác. Cái người Ấn Độ họ mặc giống y như vậy cái chân cũng giống như ông Phật, y áo ở trong cũng giống y như ông Phật, rồi cái y ngoài cũng giống y cũng may giống y nhau vậy hết chớ không khác nhau chút nào hết à. Người tu sĩ với người cư sĩ không giống nhau nhưng cái người cư sĩ màu trắng còn cái người tu sĩ màu vàng màu hoại sắc. Cho nên nó có khác ở chỗ màu thôi chứ còn cái y nó giống nhau. Vì vậy mấy ông này mấy ông Lục quần Tỳ kheo này ông đóng vô cái màu trắng ông mặc ông đi. Ông không có mặc cái màu này ông đi mà cái đầu thì cạo trọc mà ông mặc đồ trắng này vô nó không giống cư sĩ mà cũng không giống ông tu sĩ. Cho nên đi ra mấy ông cư sĩ mới chê ông. Mấy ông như vậy kì quá tôi thấy không có được. Ông Phật nhân đó mới chế cái giới này, cấm không được mặc màu trắng, mà phải mặc y nhuộm. Mà bây giờ chưa nhuộm mà phải gởi ở nhà bạch y tức là cái người cư sĩ cũng phạm tội nữa. Bởi vì họ nhe mình muốn y trắng hồi mình muốn may thì cái màu nó phải màu vải nó phải ngoại sắc rồi kìa mình mới may chớ còn để y trắng không được.
Đó thì Phật cấm cái giới không cho mặc đồ đời mà phải mặc cái đồ tu là có nghĩa như vậy đó. Thì cái giới đó Thầy nói đúng. Hầu như là có nhiều người cư sĩ của chúng ta cũng vậy à tu sĩ của chúng ta cũng vậy. Cứ chưa có nhũng cái tu chơn chánh mà cứ chạy theo những cái dục lạc. Do đó mà các con thấy tu rồi mà vẫn mặc đồ đời vẫn đội tóc giả lên thì cái chuyện đó là cái chuyện phi pháp rất là phi pháp trong giới luật của Phật.
Giới 69: Giới giết hại chúng sanh
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật còn ở vườn Cấp Cô Độc, Ca Lưu Đà Di không ưa thấy chim chóc dùng ná bắn gom thành đống. Cư sĩ chê hiềm nên Phật kiết giới này. Nếu Tỳ kheo đoản mạng chúng sanh phạm Ba Dật Đề. Khi ấy các Tỳ kheo ngồi đứng tới lui làm chết nhiều con vật nhỏ. Có người làm pháp sám hối, có người cẩn thận sợ Phật dạy không biết không phạm ngài kiết giới lại trên chữ cố ý thì...
Hết băng số 42.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét