Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Băng số 49

HỌC VÀ TRAU DỒI GIỚI HÀNH
Quý thầy có thấy các thiện pháp tăng trưởng không? À, nó tăng trưởng rất nhiều, nó làm cho chúng ta thấy không còn bận tâm lo lắng, không còn sợ hãi, không còn sợ trộm cướp, không còn gì hết. Như vậy là chúng ta thấy an ổn không? Quá an ổn cho nên thiện pháp tăng trưởng, làm cho chúng ta không còn mất mát gì hết, chúng ta thấy an vui, ngủ rất yên mà không sợ cái gì hết.
Còn bây giờ chúng ta các pháp này, các sắc pháp này nó làm cho chúng ta quá lo lắng. Cũng như bây giờ quý thầy giữ một cái chùa, mà cái chùa để cho người ta phá hoặc là người ta vô người ta rinh Phật, người ta rinh các chuông đồng hết rồi, quý thầy thấy có khổ không? Khổ quá, khổ quá, cho nên mình làm trụ trì mà để mất như vậy Phật tử họ đến họ nói này nói kia là chịu không nổi rồi, đó không phải là ác pháp không? Ở trong chùa lại có cái tượng bằng vàng nữa, cái ông Phật Thích Ca bằng vàng mà cỡ độ chừng ba ký lô à, mà để ngồi trong góc đó là chắc chắn là không thế nào mà chúng không lấy được hết. Cho nên phải đem ông Phật này giấu ở trong rương hoặc đem chứ không dám để trên bàn Phật thờ đâu. Như vậy là phải sợ sệt đủ thứ hết, cho nên do đó những pháp đó là những pháp gì? Pháp ác. Cho nên vì vậy, thôi đem cái ông Phật này ra tiệm kim hoàn nào đó, làm ơn ông chẻ nó ra, ông nấu ra làm đồ nữ trang bán đi, chứ để tui ở trong chùa cực quá đi, tui giữ ổng cũng mệt tui.
Đó như vậy chúng ta đã xa lìa các ác pháp, các sắc pháp đó, nó không là những thiện pháp được. Cho nên dù là ông Phật đẹp tốt nhất chúng ta cũng rất sợ hãi. Cho nên chúng ta nghe ở những nơi chùa mà có những ông Phật bằng những loại quý giá, bằng những ngọc, bằng những vàng bạc châu báu, bằng những loại mà quý, thì hầu như ông thầy ở đó quá lo lắng, hở ra là sợ người ta rinh ông Phật đó mất đi.
Cho nên ở đây Thầy nói chỉ ở trên cái tượng Phật thôi, mà người ta chỉ gắn hột xoàn ở giữa cái trán của ông Phật thôi, mà ông Phật để đó người ta cũng lo nữa, cái hột xoàn quá lớn rồi, nói chói sáng ra, nó nhiều màu sắc nó chói sáng ra. Thì do đó người ta cũng cạy cái đó ra mà người ta lấy nữa. Vì vậy mà hầu hết là trong những cái chùa mà có những ông Phật mà bằng những vật báu là cái tai họa lớn cho ông thầy đó, chứ không phải sung sướng gì hết. Còn cái chùa bằng tranh, bằng vách, bằng lá ông thầy ngủ ngon lắm không lo gì hết. Mà tượng Phật bằng đất thì chắc không ai rinh đâu. Cho nên, càng sung sướng chúng ta bằng mấy.
Còn trái lại mà cái chùa nó càng sang càng đẹp, nào là gạch ốp lát đồ này kia coi chừng chúng ta cứ tối ngày phải chùi rửa, không có chùi rửa thiên hạ họ nói này nói kia ông thầy gì ở dơ quá trời, cái chùa mà gạch ốp lát dày bóng như vậy mà ông không chùi rửa, người ta nói này nói kia mình khổ lắm.
Cho nên cái chùa mà nền đất thì khỏe lắm, không có cực khổ gì nhiều. Do đó, là cái thiện pháp, nó không phải là ác pháp. Còn tất cả những cái sang đẹp của thế gian nó cũng không phải là vĩnh viễn, mà trường tồn nhưng nó làm cho chúng ta phải khổ sở với nó tức là ác pháp.
À, “Lại tiếng nào do tai phân biệt”, như vậy bây giờ chúng ta thấy hồi nãy là sắc, lại các sắc nào. Bây giờ do tiếng nào mà nó đem đến cho chúng ta những cái thiện pháp mà tăng trưởng và ác pháp mà suy giảm thì cái tiếng đó thì chúng ta nên tăng trưởng. Cũng như bây giờ quý thầy nghe cái âm thanh Thầy thuyết giảng mà đem đến lòng thiện, đem đến sự tu tập của quý thầy thì cái tiếng đó là tiếng tốt. Còn cái tiếng mà nghe nó rỉ ra, rỉ rả làm cho chúng ta nghe nó thương vay khóc mướn, làm cho chúng ta đau sầu khổ muộn, nghe nó thương nhớ cái này, thương nhớ cái kia thì những tiếng đó nó có tốt không? Nó không có tốt, những cái tiếng mà chửi lộn đánh mắng cũng không tốt đâu. Cho nên vì vậy, chúng ta nên xa lìa những cái âm thanh đó. Mà hãy gần gũi với những cái âm thanh mà dạy đúng chánh pháp để chúng ta ly tất cả những thế giới vô thường hoại diệt này, ly tất cả các thế giới vô hộ, vô chủ này, ly tất cả các thế giới mà tham ái này, khao khát này không bao giờ cùng tận, chúng ta phải ly nó ra. Tức là chúng ta phải chọn lấy những cái tiếng nào đúng mà những tiếng nào sai.
Rồi đến “Cái loại hương nào do mũi mà phân biệt”, cái hương nào mà là hương giải thoát, cái hương nào làm cho chúng ta đam mê. Chúng ta nghe mùi hoa, mùi này kia, mê quá, thơm quá. Sự thật nó làm cho chúng ta đam mê. Cái mùi hương đạo đức, cái mùi hương nhân quả, là cái mùi hương đó nó làm cho chúng ta giải thoát, giải thoát. Cái mùi hương đó nó đi ngược gió, nó đi bốn phương được. Còn cái mùi hương mà của loài hoa nó chỉ đi theo cái chiều gió xuống thôi, nó không có thể đi ngược gió trở lên. Còn cái mùi hương của đạo đức nhân quả nó sẽ đi ngược gió nó là những mùi hương rất tốt. Cho nên chúng ta nên chọn lấy những mùi hương tốt nó sanh ra thiện pháp, nó làm cho chúng ta không làm những hành động ác. Do đó chúng ta nên chọn lấy những mùi hương tốt đó.
À, “Cái loại vị nào do lưỡi phân biệt”. Ở đây những cái loại vị mà phân biệt ngon dở, ngọt bùi của thế gian là cái loại vị đó là loại vị bất tịnh, ảo giác, chúng ta hãy xa lìa đi, còn có loại vị mà ly dục ly bất thiện pháp nó sanh ra những cái hỷ lạc của cái ly dục ly bất thiện pháp thì chúng ta hãy chọn cái đó đi. Như vậy thì, ở trong bốn thiền chúng ta thấy, từ cái thiền thứ nhất cho đến thiền thứ tư nó do chúng ta ly những cái vị, cái vị mà thế gian nó làm cho chúng ta ly ra hết, do đó chúng ta mới thọ hưởng được những cái vị mà xuất thế gian, cái vị đó nó làm cho chúng ta liên tục, mãi mãi, có kéo dài mãi cái sự hỷ lạc của nó mãi. Còn cái loại vị mà hiện bây giờ chúng ta đang thọ hưởng của thế gian, thì bỏ vô miệng thì thấy ngon, mà nuốt vô cổ thì hết ngon rồi, nó chỉ chớp mắt à, nhai nhai có một chút cái rồi nuốt vô cái sạch không còn thấy ngọt nữa. Cái loại vị đó chúng ta nên lìa nó, đi bỏ nó đi.
Năm, Cái loại xúc chạm nào mà do thân phân biệt”, cái loại xúc chạm thí dụ như xúc chạm gây cái sự cảm xúc khoái lạc cái này cái kia, gây sự êm ấm như nệm mút, như là chăn lông, như cái này kia làm chúng ta thấy êm ấm thân của chúng ta bằng cách này hay cách kia. Thì từ đó chúng ta phải xa lìa nó đi. Đó là những cái nó cám dỗ, nó quyến rủ chúng ta khao khát mà không bao giờ hết được. Do đó chúng ta hãy tìm lại những sự xúc chạm bằng cái tâm thanh tịnh của chúng ta, bằng cái thân thanh tịnh của chúng ta đang ở trong những cái sự thiền định thì sự xúc chạm đó là cái xúc chạm làm chúng ta làm tâm chúng ta bất động, bất dao động. Lúc bấy giờ đó là những cái pháp chúng ta cần phải đi theo cái đường đó mà các thiện pháp tăng trưởng và ác pháp nó suy giảm.
Sáu, “Loại pháp nào do ý phân biệt, khi thân ta thân cận bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm, thì loại pháp ấy nên xa lánh”. À, bây giờ có những cái lời dạy, mà cái lời dạy đó nó đem cho chúng ta đến cái ác pháp thì tức là chúng ta không đến. Cũng như bây giờ, người ta nói bây giờ câu nói đó là rất hay, nhưng mà chúng ta gần gũi với nó, chúng ta thường hay lấy câu đó hay hoặc là lấy ý đó mà chúng ta tranh cải thiên hạ cho mình hơn thua thiên hạ thì cái đó có phải là pháp đúng không? Không phải pháp đúng đâu. Pháp đó nó sanh ra ác pháp tăng trưởng, mà thiện pháp suy giảm còn cái pháp nào mà chúng ta biết nhẫn, biết nhịn, biết nhường người ta, người ta muốn tranh luận thì thôi mình làm thinh chẳng hơn tranh luận gì ai. Những cái pháp đó là những cái pháp để cho mình được giải thoát và người khác cũng không thù hận mình. Vì vậy cho nên khi mà những cái pháp như vậy thì chúng ta thân cận, chúng ta để cho cái tâm của chúng ta được giải thoát và người khác cũng giải thoát. Cho nên khi mà đến gần với người nào mà họ muốn tranh hơn tranh thua với mình thì mình luôn luôn nhẫn nhịn họ, không có tranh hơn tranh thua họ, những cái pháp đó là những cái pháp mà thiện pháp tăng trưởng.
Vì vậy mà chúng ta biết tu tập như vậy thì đó là những cái pháp đúng, còn những cái pháp mà rống họng mà tranh nhau hơn thua thì những cái pháp đó là những cái pháp không đúng. Như vậy là ác pháp nó tăng trưởng mà thiện pháp nó suy giảm.
Giới hạnh hộ trì các căn như thế nào? À bây giờ đó thì chúng ta đã học qua cái phòng hộ sáu căn rồi, sáu căn rồi thì bây giờ tới cái Giới hành nó hộ trì các căn của chúng ta như thế nào? Khi tìm được nơi yên tĩnh vắng vẻ ta Ngồi kiết già thẳng lưng, đặt niệm phòng hộ sáu căn trước mắt, ta dùng trạch pháp chọn lấy một câu rồi dùng câu đó làm pháp hướng như cái lý tác ý.
À, Phật đi không ngó qua ngó lại, đây là câu pháp hướng đây:
“Phật đi không ngó qua ngó lại chỉ nhìn xuống đất, quan sát từng bước đi của mình để tránh vô tình làm đau khổ chúng sanh. Thân ta niệm Phật phải thực hiện đi giống như Phật”.
Đó là mình dùng cái pháp hướng này để mình nhắc, mỗi lần khi mình bước đi thì mình nhắc trước. Tức là câu thứ nhất đó, câu thứ nhất mà pháp hướng, đây là pháp hành của chúng ta rồi. Cho nên trước khi mà chúng ta đi hoặc là chúng ta đặt một cái niệm phòng hộ sáu căn. Chúng ta ngồi thẳng lưng kiết già rồi chúng ta nhắc, nhắc như vậy để sau khi mà chúng ta bước đi là chúng ta nhớ liền, chúng ta không quên. Cho nên khi mà chúng ta bước đi thì cái thân hành của chúng ta nó không làm, nó nhìn xuống, mắt của chúng ta nhìn xuống, nó giữ gìn sáu căn của chúng ta, mắt tai mủi miệng thân ý của chúng ta không ngó qua ngó lại, không nhìn lên nhìn xuống, tập trung ở dưới bước chân chúng ta đi. Mà hằng ngày, chúng ta phải đặt niệm, trong những cái buổi yên tịnh, chúng ta ngồi, chúng ta đặt niệm, chúng ta dùng cái pháp hướng chúng ta nhắc tâm mình. Cho đến khi thân chúng ta bước đi là chúng ta đã nhớ liền. Hoặc là chúng ta không nhớ thì chúng ta lại dùng pháp hướng nó nhắc một lần nữa rồi chúng ta lại bước đi. Cho nên những câu này thì quý thầy phải thuộc lòng, phải nhớ để thuộc thành ra một trạch pháp để nhắc chúng ta. Ở đây Thầy xin nhắc lại câu này:
“Phật đi không ngó qua ngó lại chỉ nhìn xuống đất quan sát từng bước đi của mình để tránh vô tình làm đau khổ chúng sanh. Thân ta niệm Phật cũng vậy, phải thực hiện đi giống như Phật”.
Đó là mình phải nhớ câu nói đó, đó là khi ngồi thì mình đặt cái niệm này trước mặt, dùng trạch pháp này mà nhắc mình. Đó là các pháp để phòng hộ sáu căn của chúng ta. Khi bước đi, khi làm những việc gì thì chúng ta cũng nhớ những cái điều đó.
Câu thứ hai:
“Sáu căn tiếp xúc sáu trần dính mắc các pháp tạo biết bao nhiêu điều khổ cho kiếp người. Thân ta niệm Phật thì phải giống như thân Phật phòng hộ sáu căn đi đứng nằm ngồi, ý tứ từng hành động nhẹ nhàng, thanh thản, không mong cầu, không ước muốn, chỉ biết khoan thai bước đi mà thôi”.
Đó là câu thứ hai để mà chúng ta hướng tâm nhắc nó. Thí dụ như bây giờ, chúng ta ngồi kiết già, lưng thẳng chúng ta nhắc câu thứ nhất để cho mỗi ngày chúng ta làm cho thân tâm chúng ta thấm nhuần cái chỗ mà thân hành, cái chỗ mà hộ trì sáu căn của chúng ta. Câu thứ hai, tiếp tục câu thứ hai chúng ta nhắc lại lần nữa.
Và câu thứ ba, đây là câu thứ ba:
“Thong thả mà đi, thanh thản mà đi, mắt nhìn xuống bước đi, tai lắng nghe bước đi, không nhìn ngó đôi bên”.
Đó là chúng ta nhắc nó, chúng ta hướng tâm chúng ta nhắc nó, nhắc cái thân của chúng ta để cho giống Phật đó, để làm y như Phật đó. Đó thì quý thầy đây là pháp hành đó chứ không phải là một cái chuyện, siêng năng tập thì quý thầy sẽ đạt được kết quả đó, mà quý thầy không siêng năng thì quý thầy chịu lấy. Ở đây Thầy trạch pháp ra sẵn những câu này để giúp cho quý thầy tu tập mang được kết quả tốt là phòng hộ được sáu căn của mình không dính mắc sáu trần.
Câu thứ tư:
“Các pháp xung quanh ta là vô thường, là khổ, là tai hại, ta hãy nhìn và nghe từng bước đi của ta.”
Nghĩa là bây giờ mình ngó bên đây bên kia, pháp này pháp kia, nó đều dính vào trong mắt của chúng ta, nó dính vào lỗ tai của chúng ta, thì nó làm cho chúng ta khổ, mà nó là toàn là các pháp đều là vô thường hết, các sắc pháp, các sắc tướng đều là vô thường hết. Tại sao chúng ta lại nhìn nó làm gì, cho nên chúng ta hãy nhìn bước đi của chúng ta, mà nghe và nhìn bước đi của chúng ta, từng bước đi của chúng ta. Thì do đó, chúng ta có cần để ý chúng không? Mà không cần để ý chúng, thì tức là chúng ta đã phòng hộ sáu căn của chúng ta chứ gì. Đó là câu trạch pháp thứ tư. Các thầy nhớ chưa?
Nhớ kỹ như vậy, khi mà chúng ta không có đi thì chúng ta ngồi, chúng ta cũng nhắc cái tâm của mình, hướng tâm và nhắc tâm của mình, hằng ngày nhắc như vậy tức là chúng ta sẽ thấm nhuần được sự phòng hộ sáu căn. Mà phòng hộ được sáu căn tức là chúng ta đã thoát khỏi biết bao nhiêu pháp, nó luôn luôn nó trói buộc, nó dính mắc trong tâm ta. Cho nên muốn mà phòng hộ được sáu căn mắt tai mũi miệng thân ý của mình không dính các pháp, thì phải hằng ngày siêng năng mà tu tập, tinh tấn mà tu tập, chớ không thể biếng trể mà có thể, mà được. Muốn giải thoát mà, muốn ra khỏi sanh tử luân hồi mà, muốn thoát ra bốn cái cảnh giới, thế giới, nó vô thường, nó hoại diệt này mà, nó vô chủ, nó vô hộ này, nó vô sở hữu này, nó tham đắm, nó không bao giờ cùng. Mà muốn ra khỏi nó, thì những cái pháp đầu tiên này mà chúng ta không tu tập thì chúng ta tu tập pháp nào giờ. Mà không phòng hộ nó thì làm sao chúng ta không dính mắc. Cho nên phải nhắc đi, nhắc lại để thấm nhuần được. Vì vậy mà chúng ta đã phòng hộ được sáu căn, mà sáu căn không dính mắc thì chúng ta sẽ thấy được sự giải thoát của chúng ta tức thời, ngay đây, nó không còn phải đợi một cái thời gian nào nữa. Nghĩa là tu tập đúng cách thì quý thầy thấy cái thời gian nó không mất đâu.
Năm, câu thứ năm:
“Các pháp luôn luôn có sự cảm dỗ, thu hút, dễ khiến ta dính mắc khả hỷ, khả lạc, khả ái. Tâm ta phải bất động trước các pháp, mắt ta nhìn xuống, tai nghe tiếng bước chân đi ”.
Đó, mình phải trạch các pháp ra để thấy rằng các pháp ra, để thấy các sắc pháp xung quanh của chúng mình nó dể cám dỗ, thu hút mình lắm. Cho nên vì vậy đó, mình phải nhìn xuống bước đi của mình, vì nó làm cho chúng ta thấy thích lắm, khả ái, khả lạc, khả hỷ, nó làm cho chúng ta thích thú, đắm mê lắm. Cho nên, tâm ta phải bất động trước các pháp đó, mắt ta phải nhìn xuống, tai ta phải nghe cái tiếng bước chân chúng ta đi, đừng có nghe cái tiếng ở bên ngoài, đừng có thấy những cái sắc ở bên ngoài. Đó là cái pháp hướng nhắc cho chúng ta hộ trì, giữ gìn phòng hộ sáu căn của chúng ta.
Đó là những câu pháp hướng, mà quý thầy cần phải thuộc, để hằng ngày đặt niệm trước mặt, mà quý thầy nhớ. Chứ nếu mà quý thầy không nhớ thì quý thầy không có pháp để quý thầy tu đâu. Nhớ kỹ như vậy thì quý thầy mới thấy càng ngày quý thầy mới thấy được thế gian này vô thường, các pháp là vô thường, là khổ.
Câu sáu:
“Các pháp thế gian vô thường, khổ, vô ngã, có nhiều tai ương, có nhiều nguy hiểm ta phải buông xuống hết, không để sáu căn dính mắc sáu trần.”
Đó là một cái câu để nhắc cho chúng ta, để mà chúng ta xả xuống không có để cho nó dính mắc đến chúng ta. Chúng ta nhìn các pháp thế gian là khổ, là vô ngã, nó có nhiều tai ương, nó nguy hiểm lắm.
Thí dụ như bây giờ, các thầy thấy mình không có tiền, chớ mình mà có tiền rồi thì nó sẽ có xảy ra những tai họa cho mình. Mình không có chùa to, mình không có tháp lớn thì nó chưa có tai họa đâu. Còn mình có chùa to, tháp lớn nó có những sự kiện tai họa đến cho mình, xảy ra chuyện này chuyện kia, Phật tử thì kiện thưa đầu này đầu kia. Còn cái chùa lá hổng ai tranh giành hết. Còn cái chùa tốt thì người ta tranh giành qua lại, mình làm ông Thầy ở giữa. Trời! Xử không có được, nói gì họ cũng không nghe hết. Đó thì quý thầy thấy đây là mình là những người tu sĩ, mình cứ lấy trong cái chùa của mình, mình dễ hiểu hơn hết. Còn ở ngoài đời còn thì những bao nhiêu thứ chuyện khác, nó nguy hiểm lắm, nó tai họa. Do đó, mình lấy những câu này để mình nhắc nhở mình, để mình xa lìa nó.
Bảy:
“Sáu căn mắt – tai – mũi - miệng – thân - ý phải tập trung dưới bước đi, không được phóng dật theo sáu trần sắc – thinh – hương - vị - xúc - pháp”
Đó là cái câu thứ bảy, sáu căn tức là mắt – tai – mũi - miệng – thân - ý của chúng ta phải tập trung với bước đi, không được phóng dật sắc-thinh – hương - vị - xúc - pháp. Nghĩa là không được ngó qua ngó lại ở bên ngoài, tức là không chạy theo sắc – thinh – hương - vị - xúc - pháp nữa.
Đó là nhắc nhở chúng ta đừng có để mắt tai mũi miệng thân ý của chúng ta mà luôn luôn nó phải tập trung dưới bước đi, không cho nó phóng dật ra ngoài, nhắc nhở như vậy thì may ra mới phòng hộ được nó.
Bây giờ chúng ta tiếp tục cái bài học.
Các thầy phải nhớ rằng những cái pháp hướng này, phải nhớ cho kỹ và hằng ngày phải siêng năng mà tu tập. Trong khi mà buổi tối chúng ta không phải ngồi mà hít thở hơi thở không, mà nhiều khi chúng ta phải dành những cái thời gian, mà chúng ta dùng pháp hướng này nhắc đi nhắc lại cái tâm chúng ta rất nhiều để phòng hộ sáu căn của chúng ta tu tập. Chứ không khéo thì quý thầy sẽ không có đạt được kết quả tốt của nó đâu. Đầu tiên là bao giờ mà bước vào đạo Phật thì chúng ta cũng phải nhớ rằng là chúng ta phải phòng hộ sáu căn, giữ gìn mắt tai mũi miệng của mình. Bởi vì vốn cái tâm của mình nó dễ dính mắc với sáu trần lắm! Thân tâm của mình nó dễ dính mắc, cho nên vì vậy hở chút chút nào nó cũng dính mắc. Mà ngay bước đầu chúng ta không phòng hộ nó thì chúng ta khó mà có thể đạt được giải thoát được.
Cho nên muốn mà tu tập thiền định của đạo Phật, thì cái sự phòng hộ là cái điều kiện tiên quyết đầu tiên. Cho nên ở đây chúng ta lấy ba cái giới đầu tiên là Phật – Pháp - Tăng, là lấy những gương hạnh giải thoát, mà chúng ta lấy đó mà chúng ta nương vào để mà chúng ta sống một cuộc sống cho đúng cách, đúng cách. Mà muốn sống đúng cách như vậy, thì cái pháp hướng phòng hộ này là phải phải siêng năng, chuyên cần tu tập. Mà nếu không siêng năng, chuyên cần tu tập thì chắc chắn quý thầy sẽ khó mà đạt được.
Những lời mà Thầy tâm huyết hôm nay Thầy nói đến giai đoạn giới hành này là rất quan trọng, vì chúng ta sống trong thiện pháp mà không có cái pháp hành thì không thể nào mà chúng ta sống được. Nói chúng ta phòng hộ sáu căn mà chúng ta không có pháp hành, thì chúng ta chỉ giữ nó có một lúc thôi, chúng ta đi nhìn xuống đất chỉ một lúc thôi, mà không bao giờ chúng ta có thể mà, có thể mà giữ gìn nó mãi được. Còn hằng ngày chúng ta mà chuyên cần, siêng năng, siêng năng mà chuyên cần pháp hướng nhắc tâm chúng ta mãi như vậy nó thấm cái lý. Khi đi ra, tự nó, nó đã nhìn xuống đất, nó không còn nhìn. Nó đã thấy được thế gian này, thế giới này là vô thường, là khổ, là hoại diệt. Cho nên nó chẳng còn ham muốn cái vật gì nữa hết. Do cái sự nhắc này, nó làm cho chúng ta giữ gìn thân tâm của chúng ta, mắt tai mũi miệng của chúng ta rất là thanh tịnh, nó không còn bị đắm nhiễm nữa.
Nhớ như vậy thì quý thầy mới siêng năng, phải siêng năng hết sức mà tu tập, vì rồi đây Thầy cũng không còn nhắc nhở quý thầy nữa. Do vì vậy, thì chỉ còn quý thầy lấy những cái bài này, mà nghe những cái lời của Thầy nhắc nhở ở trong băng, lời của Thầy nói ở trong băng vẫn còn nhắc nhở vẫn còn, nhưng trực tiếp mà như ngày hôm nay, một vị Thầy bằng xương bằng thịt mà nhắc nhở quý thầy thì chắc chắn là không còn nữa. Chỉ còn cái lời của Thầy ghi ở trong băng này, nhắc nhở quý thầy mà thôi. Dù bất kỳ ở đâu, lời nói này vẫn còn, nhưng các Thầy sẽ không thấy Thầy nữa. Do vì vậy, cho nên các thầy phải nhớ kỹ, phải nổ lực, phải siêng năng những cái lời này, là những cái lời tâm huyết, là những cái lời kinh nghiệm trên bản thân tu tập của Thầy, mà Thầy nói ra để cho quý thầy biết, mà chính đức Phật dạy chúng ta ở trong kinh điển của Phật, cũng là những lời mà Thầy biết là những lời tâm huyết của Phật.
Phật nói Như Lý Tác Ý, như cái lý giải thoát đó mà chúng ta nhắc nhở, chúng ta tác ý thì chúng ta mới phòng hộ được sáu căn; như cái lý mà tác ý thì chúng ta mới nhập được định; như cái lý mà chúng ta tác ý, chúng ta mới thực hiện các cái oai lực, đại thần lực, đại oai lực, đại minh lực mới được. Còn không có Như Lý Tác Ý làm sao có được những cái đại thần lực, đại oai lực, đại minh lực được. Nên cái Như Lý Tác Ý này là cái pháp tuyệt vời. Quý thầy phải nhớ kỹ, đừng có để quên, mà hằng ngày phải trau dồi thân tâm của mình liên tục, không được gián đoạn, lúc nào chúng ta cũng cần mẫn, vì con đường sanh tử không thể chờ quý thầy đâu, nó đến là nó đến, chớ không thể nào mà nói nó phải hoãn lại cho quý thầy một giây lát được. Cho nên phải siêng năng khi chúng ta còn một chút hơi, thì chúng ta sẽ nổ lực thực hiện chứ đừng có để tới chừng giờ co tay, giật chân rồi thì tu không có kịp nữa đâu. Nhớ như vậy thì quý thầy mới có thể thực hiện được con đường này.
Trên đây là trạch pháp để phòng hộ sáu căn, nhờ Giới hành phòng hộ sáu căn nên oai nghi chánh hạnh của người tu sĩ hiện lên rất rõ nét và xét về quả tu từ bắt đầu vào đạo đã được dạy thân niệm Phật là pháp phòng hộ sáu căn đầu tiên này. Thì ngay đây trong hiện tại, vị tu sĩ ấy cảm thấy mình không còn dính mắc sáu trần. Nên tâm lúc nào cũng quay hướng vào trong và nhận ra có một trạng thái ly dục ly ác pháp, qua sự hành trì này.
Đó quý thầy thấy chưa? Khi mà quý thầy phòng hộ được sáu căn thì ngay đó quý thầy đã thấy được trạng thái tâm của quý thầy ly dục ly ác pháp. Phòng hộ thôi, chưa tu gì hết, chưa có cái gì cả hết, chỉ giữ gìn mắt tay mũi miệng thân ý của mình thôi mà đã ly dục ly ác pháp rồi. Mà ly dục ly ác áp rồi nó có một cái gì mà để chứng minh cho chúng ta biết, nó có một cái sự giải thoát thật sự, tâm hồn chúng ta thanh tịnh, thanh thản trước mọi pháp, làm cho chúng ta có một cái niềm hân hoan. Hân hoan đây không có nghĩa là vui theo thế gian mà hân hoan đây là làm cho chúng ta trở thành một người vô sự. Vô sự hoàn toàn đối với các pháp thế gian này, vô sự hoàn toàn không còn dính mắc ở trong các pháp thế gian này, cho nên gọi là vô sự với một tâm hồn vô sự.
Quý thầy chỉ mới tu có bấy nhiêu đó thôi mà cũng đủ quý thầy đã được ly dục ly ác pháp rồi, còn đòi hỏi gì nữa. Nếu quý thầy siêng năng tu tập, kết quả này càng ngày càng sâu hơn, ly dục ly ác pháp càng ngày càng tiến tới và quý thầy sẽ nhập Sơ thiền, rồi Nhị thiền, rồi Tam thiền, rồi Tứ thiền, rồi làm chủ sự sống chết của thân này, rồi kết quả của nó quý thầy sẽ chấm dứt được luân hồi tái sanh.
Bởi vậy, Phật pháp kết quả hiện tại, không có thời gian, nghĩa là đạo Phật đã dạy chúng ta khi tu đúng, thì chúng ta không có thời gian mà gọi là phải năm ngày, mười ngày, mà ngay trong hiện tại là có giải thoát. Tại sao vậy? Tại vì lúc bấy giờ quý thầy chỉ dùng pháp hướng nhắc tâm mình có gò bó thân tâm mình đâu, có làm cho nó mệt mỏi đâu, có ức chế nó chỗ nào đâu. Cho nên nó đâu có gì mà rối loại cơ thể của quý thầy mà thấy nhức cái vai, đau cái lưng, tức cái ngực, đâu có cái gì. Ở đây quý thầy chỉ nhắc nó phòng hộ sáu căn, khi đi phải nhẹ nhàng, khoan thai, thư thả không có gì hết, làm sao quý thầy có trạng thái gì mà khổ đau trong thân đâu, làm sao có những cái gì mà dích mắc trong tâm của quý thầy đâu mà làm cho quý thầy phải giận hờn, buồn phiền, đau khổ. Cho nên ngay khi phòng hộ sáu căn là quý thầy đã thấy được cái sự giải thoát thật sự của nó rồi. Ngay khi ngồi thẳng lưng kiết già, cũng đâu phải ngồi cho đến khi mà hai chân quý thầy tê, đau nhức, khổ sở để rồi quý thầy nói sau tôi ngồi thiền đau nhức. Đâu ai bảo quý thầy ngồi dữ vậy, quý thầy ngồi trong năm phút, mười phút, quý thầy đặt cái niệm trước mặt của quý thầy, rồi quý thầy dùng pháp hướng nhắc cái tâm phòng hộ sáu căn của mình. Chớ đâu có bắt quý thầy ngồi một giờ, hai giờ, ba giờ để quý thầy chịu đau, chịu khổ với cái thân của quý thầy đâu mà quý thầy nói rằng là khổ là sở. Đạo Phật dạy cho quý thầy ngồi trong sự an lạc của ngồi, đi của sự an lạc của đi, đó là sự giải thoát. Cho nên vì vậy, mà quý thầy dùng pháp hướng để nhắc tâm mình thấm nhuần được đạo lý, được giải thoát của nó.
Cho nên quý thầy tu hành mà nghe bất an trong thân và tâm của quý thầy, đó là quý thầy tu sai pháp của Phật, tu đó là pháp của ngoại đạo cho nên làm thân của quý thầy nhọc nhằn, khổ sở, mệt mỏi, hôn trầm, thùy miên, vô ký, đó là quý thầy tu sai. Còn quý thầy tu đúng thì không hôn trầm thùy miên mệt nhọc gì cả. Lúc nào cũng thấy giải thoát an vui và tỉnh táo rất là tỉnh táo.
Đây là mới bước đầu vào quý thầy đã tu pháp phòng hộ sáu căn, thì quý thầy đã thấy quá rõ ràng sự giải thoát cụ thể không thể nào mà chối cãi được. Điều này chứng minh hùng hồn, không thể phủ nhận được, do thế mới gọi là Tứ Bất Hoại Tịnh, là Tín lực nghĩa là sức lực, sức lực của niềm tin mạnh mẽ. Nghĩa là khi mà chúng ta vào mà thực hiện sự phòng hộ sáu căn rồi, thì chúng ta tin rằng đúng là chúng ta đã giải thoát thật sự rồi. Từ cái chỗ mà kết quả đó, cái lòng tin của chúng ta nó mạnh mẻ vì gọi là Tín lực. Tín lực là cái lòng tin mạnh mẽ mà có giải thoát, có kết quả giải thoát, có sự an lạc, có sự thích thú ở trong sự tu tập đó, có sự thanh tịnh ở trong sự tập đó, thì chúng ta mới có lòng tin. Mà cái lòng tin đó làm sao mà chúng ta rời được Đức Phật được, rời được Pháp, rời được Tăng được. Cho nên lòng tin đó gọi là Tín lực. Đó quý thầy thấy rất rõ, cho nên Tứ Bất Hoại Tịnh nó làm cho thân tâm chúng ta thanh tịnh mà trở thành một cái lòng tin rất là mạnh, đó là cái sức lực tin tưởng mạnh mẽ của chúng ta.
Cái phần thứ hai, thân Phật thường đi ăn xin. Đó bây giờ tới cái thân Phật mà đi ăn xin đó, thì chúng ta phải tu như thế nào, để mà chúng ta sống đúng như Phật. Thân ta niệm Phật cũng vậy, cũng vậy bây giờ mình lấy thân mà niệm Phật mà. Do đó bây giờ, thân Phật thì đi hay đi xin, đi khất thực đi xin ăn, thì thân ta niệm Phật cũng vậy, không làm tất cả mọi nghề nghiệp, chỉ lấy nghề đi xin làm chánh nghiệp mà nuôi chánh mạng mà thôi. Đó chúng ta lấy cái nghề đó mà chúng ta quyết tâm tu hành. Nghĩa là chúng ta khéo léo tổ chức như thế nào, mà chúng ta hằng ngày có một bữa cơm đi xin ăn mà thôi. Khéo léo, khéo léo, chớ còn hiện giờ mà chúng ta không khéo léo, mà mang bình bát đi ra xóm xin đó, thì không khéo léo, đó là vụng về. Nó không phải như đất nước Ấn Độ, cũng không phải như đất nước mà của Phật giáo Nam Tông, người ta có sẵn sàng những người Phật tử cúng dường. Còn ở đây chúng ta phải khéo léo, khéo léo để cho tự người ta nấu cơm, người ta cho mình cái gì đó thì mình ăn cái nấy.
Cũng như ở đây, Thầy khéo léo tổ chức cho quý thầy, quý thầy chỉ đến giờ là người ta cho gì đó, mình ra mình nhận thực phẩm đó mình ăn một ngày một bữa. Còn ở bên phái nữ người ta cực khổ, người ta nấu nướng cái gì đó, người ta cho mình cái gì đó, mình chẳng biết, tới giờ ăn đó mình chỉ nhận ăn, đó là khéo léo để khất thực. Còn nếu mà mình chịu vụng, và mình chấp nhận cái đi khất thực bằng cách mà như thời đức Phật thì đất nước chúng ta chưa cho phép, do đó, chúng ta không khéo léo. Mà không khéo léo, thì dân tộc chúng ta sau chiến tranh thì có người nghèo, kẻ giàu, người giàu thì cho chúng ta không nói gì, nhưng người nghèo mà hiểu Phật pháp, họ phải nhịn bụng để cho chúng ta, cúng dường cho chúng ta bát cơm, thì họ lại nghèo khổ nữa, thì chúng ta đâu nỡ tâm làm cái điều đó. Đó cho nên vì vậy, chúng ta phải thấy và chấp nhận như thế nào để mà chúng ta đi xin ăn mà không làm khổ người khác, không làm nghèo người khác. Do vì vậy, mà chúng ta khéo tổ chức.
Chẳng hạn nào như bây giờ, thí dụ như bây giờ muốn đi xin sống như Phật, thì mình phải tổ chức những người cư sĩ họ có tiền bạc, họ vì Phật pháp mà hộ trì cho chúng ta tu tập, một người, hay năm người, ba người. Bây giờ, các vị họp lại, các vị mở câu lạc bộ, hoặc là một cái tiệm cơm chay ở tại đâu đó. Rồi chúng tôi sẽ ở gần đó, một số tu sĩ của chúng tôi ở gần đó. Mỗi ngày chúng tôi chỉ đến xin một bữa cơm thôi, quý vị cho ăn cái gì thì chúng tôi ăn cái nấy, chúng tôi không đòi hỏi gì hết. Do đó, các cư sĩ đó, họ sẵn sàng họ giúp đỡ mình. Rồi tới đúng giờ là mười một giờ hay là mười giờ, mình ôm bát, mình đến đó mình xin một bữa cơm rồi mình trở về khu rừng, hay vị trí tu hành của mình, mình thọ thực rồi mình tu hành. Có như vậy thôi, tức là đời sống của chúng ta chỉ lấy cái nghề đó thôi. Mà nó không làm cho ai đau khổ hết, nó không làm cho cái xã hội nghèo đói nữa. Và cái hình ảnh mà đi khất thực như vậy, mà tổ chức như vậy, là tổ chức đúng cách, đúng xã hội, đúng cái thời điểm. Còn nếu mà không tổ chức được như vậy, mà ôm bình bát đi lang thang xin thì không được, chúng ta làm như vậy sai.
Chúng ta phải hiểu được những cái này, mà chúng ta mới có cái khéo léo, mà tổ chức để chúng ta thực hiện được cái nghề đi xin, cái nghề đi xin để nuôi chánh mạng của chúng ta.
Bây giờ đó, thân Phật thường đi xin ăn, vậy thì chúng ta cũng muốn cho mình được đi xin ăn như vậy, thì chúng ta cũng phải dùng cái pháp hướng để nhắc nhở. Chứ nhiều khi chúng ta đi xin mà chúng ta còn ngại ngùng, còn này kia nọ, nó chưa thấm nhuần thì chúng ta cũng khó mà có thể đi xin được. Vậy muốn đi xin đó, thì chúng ta phải thường ngày, chúng ta phải ngồi chúng ta tu như thế nào để mà chúng ta dạn dĩ, để mà chúng ta đi xin một cách rất tự nhiên.
Câu 1: Hằng ngày ta nên đặt niệm đi xin trước mắt, dùng pháp hướng. Bây giờ, mình đặt cái niệm đi xin trước mắt mình ngồi kiết già hẳn hòi. Muốn hành động mà giống cái hành động của Phật đi xin ăn đó thì mình phải đặt cái niệm đi xin trước mặt của mình, rồi mình dùng cái pháp hướng, mình hướng như thế nào đây:
“Đi xin là một nghề chân chánh, người tu hành ta phải đi xin như thế nào không làm khổ mình, khổ người”.
Đó mình đặt cái câu hỏi, cái câu pháp hướng để cho mình hướng tâm cho đúng cách. À bây giờ đó, mình muốn đi xin, thì mình nói:“Đi xin là một nghề chân chánh mà từ xưa đến giờ Đức Phật đã chấp nhận cái nghề đó để nuôi cái chánh mạng của mình, không có đòi hỏi cái ngon cái dở, không có đòi hỏi bằng cái này cái kia do cái dục lạc về cái ăn nó tạo ra cho chúng ta khó mà có thể giải thoát được”.
Cho nên chỉ có đi xin, nó mới có thể tạo chúng ta xa lìa được dục lạc của cái ăn. Vì vậy mà đi xin như thế nào mà không làm khổ mình, khổ người. Nghĩa là đi xin như thế nào không làm khổ mình, khổ người. Để chúng ta đặt cái niệm đó như thế nào. Như vậy là để gì, để chúng ta có sự quán xét, khi mình đặt cái niệm đi xin trước mặt, rồi đem pháp hướng này ra đặt ở trước mặt đó, rồi chúng ta dùng cái pháp quán mà chúng ta suy xét. Bây giờ mình ngồi tu đây mà muốn trở thành một cái người đi xin ăn, mà xin ăn như thế nào mà hợp lý, mà không hợp lý, đi xin như thế nào mà không làm khổ mình, khổ người.
Đó, như vậy mình mới đặt ra một cái pháp như vậy, bắt đầu mình đặt ra như vậy, mình trạch pháp này ra, mình nhắc mình rồi, bắt đầu mình ngồi yên. Ngồi yên thì nó bắt đầu nó suy tư, bây giờ mình phải tổ chức như thế nào đây, để cho cái đời sống tu hành của mình nè, đi xin nè, mà nó có phong cách của đi xin nè, mà nó không làm khổ ai hết. Vậy thì bây giờ mình có mấy người Phật tử thương mình, giúp mình tu hành nè. Bây giờ tôi chỉ xin nhờ quý vị giúp đỡ tôi tu hành nè năm năm hay là mười năm, tôi sẽ ở trong thất tôi tu hành ba năm nè, quý vị mỗi ngày giúp đỡ cho chúng tôi, cho chúng tôi một bữa ăn thôi, quý vị nấu sau chúng tôi ăn cũng được vậy, chúng tôi không đòi ngon đòi dỡ gì hết. Nghĩa là tới giờ đó, chúng tôi sẽ bưng cái bát đến cái nhà của quý vị, thì quý vị vui lòng giờ đó là quý vị nấu cơm cho cả gia đình rồi thì quý vị nấu thêm cho chúng tôi được một ít, một bữa cơm thôi, rồi hằng ngày chúng tôi đến đây, chúng tôi xin quý vị, thì quý vị giúp đỡ cho chúng tôi. Và mình biết rõ ràng là người cư sĩ này, họ không phải là người nghèo, họ không phải là người đói, mà họ là người làm ăn có tiền bạc, cho nên họ chỉ nuôi thêm mình, họ không đến nổi là họ khổ, do đó chúng tôi xin họ. Vì vậy, họ đã bằng lòng giúp đỡ chúng ta rồi, thì bắt đầu từ đó chúng ta đã trở thành người đi xin ăn đúng cách. Cho nên đặt cái niệm này ra, rồi chúng ta đi tìm cái người nào giúp đỡ cho chúng mình để mình thực hiện cái chánh nghiệp, cái nghề nghiệp chơn chánh của người tu sĩ. Đây là cái câu mà Thầy muốn nhắc nhở quý thầy, để sau khi quý thầy rời khỏi Thầy, mà không được nương tựa nơi Thầy nữa, mà quý thầy muốn tu hành đúng chánh pháp.
Cái thứ nhất là quý thầy đã phòng hộ sáu căn của mình. Cái thứ hai là quý thầy phải tổ chức như thế nào để cho mình đi xin ăn, chứ không phải là về tôi trồng ruộng, trồng lúa, trồng khoai, trồng củ rồi tôi làm cái này cái kia rồi tôi tự lấy cái đó tôi nấu cơm tôi ăn, tôi cất cái thất ra, rồi xung quanh đó tôi trồng đám thanh long, tôi mới lấy tiền đó tôi mua gạo để dành tôi ăn suốt năm tôi tu. Không được đâu, quý thầy đừng có làm cái điều đó, cái điều đó là điều sai. Quý thầy phải tính một cái như thế nào, để hằng ngày có cái người tự người ta nấu người ta cho quý thầy ăn thôi. Rồi người ta nấu ngon nấu dỡ mặc người ta, quý thầy chẳng biết, miễn là mình ăn bữa đó mình no bụng thôi, chớ còn quý thầy đừng có để tiền, để bạc hoặc thế này thế khác, quý thầy tự sắm lấy đồ ăn, đồ uống cho quý thầy, cái đó là cái chết của quý thầy, càng lúc là các thầy sẽ xa lìa Phật pháp đó. Đó không phải là chánh nghiệp nữa đâu. Hoặc là quý thầy về làm một đám ruộng, lấy lúa năm chục, mười chục dạ lúa để dành cứ hằng ngày mình nấu cơm mình ăn với muối cũng được, có gạo ăn được rồi, do đó quý thầy cũng tiêu, không có bao giờ mà quý thầy mà có thể giải thoát được. Cho nên quý thầy phải tổ chức là mình đi xin, đi xin kìa nó mới diệt cái ngã của quý thầy, chứ quý thầy có bồ lúa mà quý thầy ngồi ăn thì cái ngã của quý thầy nó càng lớn, nó không có giải thoát được đâu.
Đó là những cái mà Thầy đặt ở đây để cho quý thầy thấy rằng khi bắt đầu mà chúng ta lấy cái thân mà niệm Phật mà đi ăn xin, thì thân ta cũng phải đi ăn xin như vậy. Thì cái ăn xin của chúng ta bây giờ nó phải có sự tổ chức hẳn hòi, có sự làm cho đúng cách chứ không phải là đi ăn xin thời đức Phật được. Vì Đức Phật ngày xưa là tại vì ở Ấn Độ nó đã quen, cái phong tục nó quen rồi, cho nên người ta quen, người ta cho những cái người mà tu hành ăn xin như vậy. Còn ở đây mình không có được như vậy đâu, cho nên quý thầy phải tự tổ chức, đừng có tránh, đừng có làm cái nghề này nghề kia hoặc là về mình cất cái thất ở trong vườn cây chôm chôm, hay sầu riêng hay là mãng cụt gì đó, tới cái mùa đó mình đi hái trái cây đó mình bán, mình để dành số tiền, rồi do đó, mình ở trong khu vườn đó, mình ăn, mình ăn, mình tu. Hay hoặc là trồng một đám dừa, do đó hằng ngày cứ lôi dừa đem đi bán lấy tiền mua gạo ăn, thì quý thầy làm riết cái này thành ra quý thầy tu riết chắc lẽ là quý thầy thành dừa hết, kêu là thành dừa chứ cũng không phải là thành Phật được đâu. Cho nên làm cái gì là nó sẽ thú hướng cái đó sẽ thành cái đó, nó không có kết quả được. Cho nên ở đây, đừng có nghĩ mà một cái việc gì, một nghề gì mà quý thầy làm hết. Cho nên người ta nói mình ăn không ngồi rồi. Không phải đâu, tôi không phải ăn không ngồi rồi đâu, hằng ngày tôi nổ lực, tôi thật sự tôi giải thoát, thân tâm tôi không có phút nào mà tôi ngồi không được.
Còn quý vị có thể mà ngồi không quý vị mới đi làm nghề này trồng trỉa đồ chứ còn tôi không có thì giờ mà tôi ngồi không được. Cho nên cái mà chúng ta tu, chúng ta mới biết những cái pháp trạch pháp ra, như thế này nó không còn thì giờ mà chúng ta đi trồng, đi trỉa, đi nhổ cỏ, đi trồng rau, trồng cải. Còn quý thầy nói thôi bây giờ người ta cho cơm mình, bây giờ mình cũng trồng bí, trồng bầu hay gì đó để mình hái, để mình luộc, để mình ăn phụ thêm, nó cũng đỡ đi, do đó quý thầy đừng có làm điều đó đâu. Người ta cho cơm với muối thì mình ăn cơm với muối, chứ đừng có nghĩ rằng tôi ra tôi hái nấm rau lang vô tôi luộc, tôi ăn nó cũng đỡ hơn, không có rau chắc bệnh. Nhứt định bệnh chết chứ nhất định không trồng cọng rau nữa, chứ đừng nói chuyện.
Phải hiểu được như vậy, đi xin ăn mà. Mà mình còn chấp hành một cái không đi xin ăn mà lại còn cái của mình có, mình hái mình ăn thì cái chuyện đó không được.
Thí dụ như chẳng hạn trong cái thất của quý vị có một cây cam, cây bưởi hoặc là cây nhãn hoặc cây gì mà có trái, cái người mà người ta thường cúng dường cho quý vị gạo, đồ ăn, đồ này kia, cơm hằng ngày cho quý vị đó, thì khi cây đó có trái thì quý vị đừng có hái mà ăn, đừng có hái mà đem bán để dành tiền nữa, những điều đó là cái sai. Cho nên vì vậy, quý vị kêu cái người cư sĩ mà hằng cúng dường cho quý vị đó, ở đây bây giờ chỗ tôi ở đó có một cây mận, một cây nhãn hoặc là cây xoài gì đó mà có trái xin nhờ cư sĩ bán cái này đi, coi ai không có giúp đỡ họ, hoặc là cư sĩ hằng ngày đã giúp đỡ cho tôi cái bữa ăn như vậy, những cái này tôi không có ăn phi thời được. Tôi không có lấy trái cây này mà tôi ăn phi thời. Hay hoặc là quý thầy nói tôi không ăn phi thời nhưng bây giờ xoài của mình chín thôi để hái năm, mười trái trưa mình ăn cơm rồi cái bắt đầu để năm mười trái mình ăn thêm nữa, cái đó cũng sai nữa. Tất cả những cái này đều là do cái tâm tham dục của mình ra hết. Cho nên bây giờ cái cây đó là của mình, của trong thất của mình, nhưng mà quý thầy đừng có lấy cái trái cây đó mà quý thầy bỏ thêm vào trong bữa ăn của mình, người ta cho cái gì đó mình ăn. Thầy không thấy ông Phật mà ở trong vườn xoài, mà lượm xoài để ăn thêm đâu, không có đâu. Thường thường đức Phật ở trong những vườn xoài, người ta tu hành, trong khi đi khất thực về, rồi ngồi ở dưới bóng xoài ăn, ờ bây giờ có trái xoài chín thôi để mình hái trái xoài đó mình ăn thêm đi, không có bao giờ mà nghe nói. Có người ta cho mình ăn cái gì thì ăn, chớ không bao giờ hái trái cây. Còn mình nhiều khi có trái cây rồi bắt đầu đó, bây giờ mình cũng ăn trưa, mình đâu có ăn phi thời đâu, ờ bây giờ thôi tốt hơn là mình hái mấy cái trái xoài này để mình ăn thêm, hay hoặc là có vài cây mãng cầu, hôm nay nó chín rồi để hái đây, trưa đây cái mình xin cơm về để bắt đầu đó, mình để mấy trái này ra mình ăn phụ. Không, cái này không phải của người ta cho mình, mà chính của mình, nhưng mà mình không có được quyền hưởng cái điều đó, nó làm cho mình chạy theo cái dục lạc, thích ăn cái này cái nọ. Cho nên mình kêu những người cư sĩ mà họ từng mà cúng dường mình, từng sớt bát cho mình đó, giao họ những cây này, mặc dù là mình ở cái thất của mình có những cây xung quanh đó nó có trái thì mình giao lại họ, họ bán, họ buôn, họ ăn, họ làm gì họ làm. Rồi họ cho mình thì mình ăn, còn họ không cho thì thôi. Nghĩa là tới bữa ăn đó họ có cho mình trái mãng cầu hoặc là trái xoài thì mình ăn cơm, rồi mình ăn, còn họ không cho thì thôi.
Như vậy là mình giữ đúng cái hạnh đi xin đó. Chớ còn không khéo mình nói đi xin chớ hình thức mình còn giữ cái vật gì của mình đó thì mình ăn thì cái đó nó không đúng. Các thầy nhớ kỹ, chúng ta tổ chức đi xin phải đúng đi xin. Người ta cho mình ăn cái gì thì mình ăn cái nấy, chứ không có thể mà ăn hơn cái chỗ mà mình đi xin được. Còn nếu mà thấy trong nhà mình có rồi mình muốn ăn cái gì mình ăn thì nó không phải, mình chạy theo dục lạc rồi, nó chưa ly đâu. Đó là các thầy phải nhớ những cái điều mà bắt đầu vào cái thân mà đi xin như thân Phật thì phải làm cho đúng cách, đúng cách. Ngày xưa, đức Phật thì đi xin từ nhà này đến nhà khác, còn mình bây giờ mình tổ chức có một cái nhà của cư sĩ giúp đỡ cho mình, hằng ngày mình đến mình xin, người ta có thể nuôi mình một năm cho đến ba năm hay hoặc là mười năm trong cái sự tu tập của mình. Rồi sau khi năm năm, mười năm mình tu xong, mà người ta không giúp đỡ được mình, thì mình nên đi chỗ khác và mình đi tìm những người khác để cho mình xin, mình xin ăn cho đúng cách.
Câu thứ hai:
“Chỉ có đi xin ăn mới giải thoát được sự ăn uống, ta phải chấp nhận nghề đi xin.”
Đó là câu trạch pháp để chúng ta có sự quyết tâm, không có thêm ăn thừa, ăn bớt ở chỗ mà chúng ta ăn. Như vậy là câu thứ hai: “Chỉ có đi xin mới giải thoát được sự ăn uống”, chỉ có mình đi xin, mình mới được giải thoát, còn bây giờ mình có trái xoài, trái bưởi, trái mít của mình lấy ra ăn phụ thêm, thì như vậy có phải là của mình, mình ăn mà, chớ mình đâu có ăn trộm ăn cắp của ai, nhưng chính chỗ đó mình vẫn chạy theo dục lạc rồi, nó không đúng rồi. “Ta phải chấp nhận nghề đi xin” tức là pháp hướng mình nhắc nó.
Câu 3:
“Đi xin ăn không có quyền đòi hỏi món ngon vật lạ, vì thế chúng ta ly dục ly ác pháp thế gian”.
Đó là câu thứ ba trạch pháp ra đê nhắc cho chúng ta biết rằng cái nghề đi xin đó, nó làm cho chúng ta ly dục ly bất thiện pháp.
Câu 4:
“Đi xin ăn là một pháp môn ly dục ly ác pháp, tất cả ly dục ly ác pháp tốt nhất, ta hãy chấp nhận đời sống đi xin”.
Đó là câu thứ bốn, hằng ngày chúng ta đặt niệm tu tập như vậy, mặc dù bây giờ chưa làm được, nhưng nó giúp ta lìa xa những sự thọ dụng thực phẩm hằng ngày mà chúng ta đang có. Nghĩa là, hằng ngày bây giờ chúng ta chưa đi xin, nhưng mà chúng ta vẫn thấy, như quý thầy ở đây đương nhiên là quý thầy xem như mình đã đi xin ở nhà bếp, đi xin ở đằng trước của người khác cho mình ăn. Cho nên, mình đã chấp nhận được cái nghề đi xin của mình rồi và đồng thời thì mình luôn luôn, mình luôn luôn, mình phải nhớ là cố gắng mình thực hiện cho bằng được cái nghề đi xin này. Chứ nếu mà không thực hiện cái nghề đi xin này, thì chắc chắn là Chánh nghiệp của mình không có. Mà chánh nghiệp không có thì chắc chắn là mình không bao giờ mình giữ Giới luật của Phật nghiêm chỉnh được, mà mình không có bao giờ mình thực hiện được sự giải thoát của mình.
Cái ăn coi vậy chứ khó lắm quý thầy, không đơn giản đâu, một chút là nó sẽ bị nhiễm đó, một chút nó là nó sẽ luận đó, nó làm cho chúng ta dễ say mê ở trong dục lạc của nó. Cho nên chúng ta phải sáng suốt, phải cẩn thận, phải nổ lực, phải suy tư, phải quán xét để thực hiện đời sống đúng cách là chúng ta đi xin ăn cho nó được rốt ráo, cho được giải thoát. Bởi vì muốn giải thoát như Phật thì phải làm sao giống như Phật, phải làm sao tính như thế nào, suy tư như thế nào, tư duy như thế nào để đời sống chúng ta thực hiện đúng những oai nghi tế hạnh của một đức Phật.
Ba: Thân Phật thường hay ngồi thiền.
À, bây giờ chúng ta thấy ông Phật thì ổng hay ngồi thiền, rồi thường đi kinh hành, chứ đâu có mà nằm ngủ buông xuôi đâu. Thân ta niệm Phật cũng thường hay ngồi thiền như vậy. Nghĩa là bây giờ cái thân của mình niệm Phật thì mình cũng phải bắt chước, cũng phải sống như Phật, như thân Phật, cũng ngồi thiền như vậy.
Một: Ngồi kiết già, lưng thẳng đứng, đặt niệm trước mặt. Đó là cái thứ nhất.
Cái thứ hai: Là tu định Vô lậu. Tức là chúng ta phải đặt cái niệm như đặt niệm thân, như niệm thực phẩm để mà tu cái định Vô lậu quán xét nó vô thường, khổ, không, vô ngã như thế nào. Quán từ trên xuống dưới coi nó bất tịnh như thế nào, coi nó hôi thúi như thế nào, coi nó như thế nào. Đó là chúng tu định Vô lậu.
Ba: Tu định chói sáng, giữ gìn cái tâm của mình như thế nào để cho nó sáng suốt, để cho nó thanh thản, để cho nó tự nhiên. Đó là tu định Sáng suốt.
Bốn: Tu định Niệm hơi thở. Chúng ta thường tu định niệm hơi thở
Năm: Tu định Hiện tại an lạc trú.
Sáu: Tu Tứ Niệm Xứ.
Chúng ta, thường thường Phật đặt niệm trước mặt của mình là do chỗ ngồi thẳng lưng kiết già rồi tu định này, định kia, định nó, tất cả các loại định cho đến, thậm chí như tu Tứ Niệm Xứ Phật cũng đặt niệm ở trước mặt của mình, cũng ngồi kiết già rồi tu Tứ Niệm Xứ. Ở đây tất cả các loại định, quý thầy đã có sự tu tập rồi, cho nên Thầy không có nhắc lại như định Vô lậu nè, định Sáng suốt nè, định Hiện tại, Định hơi thở nè, định Hiện tại an lạc trú.
Bây giờ Thầy nhắc thêm cái định thứ sáu này là tu Tứ Niệm Xứ để cho quý thầy đại khái, nhưng sau này Thầy sẽ dạy rõ về Tứ Niệm Xứ phải tu như thế nào, mà cái định này bây giờ chỉ nói Đức Phật phải ngồi thiền tu Tứ Niệm Xứ, thì Thầy cũng nói sơ để quý thầy biết thôi, sau này dạy về Tứ Niệm Xứ thì tức là dạy rõ hơn để quý thầy biết cách thức tu tập Tứ Niệm Xứ.
Ở đây đức Phật đặt niệm Tứ Niệm Xứ thì đức Phật quán thân trên thân nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Nghĩa là không còn tham muốn, không còn phiền não ở đời nữa. Nhờ sống quán thân trên nội thân được chánh định và chánh an tịnh, do đó tri kiến giải thoát được sanh khởi đối với các thân khác, ngoài tự thân thọ tâm pháp cũng quán như vậy. Nghĩa là người tu Tứ Niệm Xứ thì trên thân quán thân luôn lúc nào cũng tập cho nó tỉnh giác, nó ở trong chánh niệm để nó khắc phục, chế ngự lòng tham muốn, cái lòng ưu phiền, cái lòng giận hờn, cái lòng si mê của mình để cho mình không có còn tham muốn, si mê nữa, mình không còn giận hờn nữa. Nhờ sống quán thân trên nội thân như vậy thì Chánh định nó mới được và cái sự an tịnh, Chánh an tịnh nó mới có. Do đó tri kiến giải thoát nó được sanh khởi. Vậy mà lúc nào chúng ta ở trên thân quán thân thì chúng ta thấy rõ là thân bất tịnh, thấy rõ là thân vô thường, thấy rõ là thân khổ, thấy rõ là thân nó không có mà do duyên hợp mà thành. Tất cả những tri kiến giải thoát mà sanh khởi thì chúng ta thấy rất rõ rồi thấy xong thân mình, rồi thấy thân người, thấy mọi thân cũng đều như vậy. Và chúng ta tiếp tục thọ, tâm, pháp chúng ta cũng quán như vậy. Cũng như trên thọ quán thọ, trên tâm quán tâm, trên pháp quán pháp rồi chúng ta cũng quán xét.
À, thân chúng ta đã quán trên thân rồi, bây giờ bắt đầu chúng ta quán thọ, quán tâm, quán pháp cũng như hồi nãy chúng ta ở trên thân quán thân như vậy. Mỗi loại định đều có trạch pháp dùng để hướng tâm, dùng để tịnh chỉ, dùng để quán xét, dùng để chế ngự, dùng để ly, dùng để từ bỏ, dùng để đứt đoạn, dùng để an trú. Đó thì, ở đây quý thầy thấy rằng khi mà tu Tứ Niệm Xứ thì chúng ta bắt đầu từ thân rồi tới thọ tâm pháp, nhưng luôn luôn lúc nào chúng ta cũng dùng trạch pháp hết. Dùng trạch pháp để chúng ta dùng những cái câu để mà hướng tâm, hướng tâm chúng ta để làm gì? Dùng để tịnh chỉ, dùng để cho nó ngưng, dùng để dứt đoạn. Rồi dùng pháp hướng để làm gì? Để nhắc chúng ta rồi quán xét, tức là chúng ta quán, suy tư để tìm ra những cái chưa hiểu, để thấu rõ những cái mà chưa thông rõ. Đó là chúng ta quán xét. Dùng để chế ngự, dùng để mà chúng ta chế ngự cái lòng ham muốn của chúng ta, chế ngự tham ưu của chúng ta, giữ vững cái tâm không có cho nó khởi lên những sân hận, những cái hận thù, phiền não, cái đau khổ nữa. Dùng để ly, dùng để lìa ra tất cả những cái mà nó không cần thiết, những cái làm cho chúng ta đau khổ, dùng để từ bỏ, để dứt đoạn, dùng để an trú và chúng ta dùng cái pháp hướng để chúng ta an trú, có khi thì dùng để dứt đoạn, có khi dùng để từ bỏ. Cho nên tất cả những cái này, khi mà chúng ta ở trên Tứ Niệm Xứ, chúng ta cũng đều là dùng những cái pháp, pháp hướng đó nó dùng để chúng ta quán xét, dùng để chúng ta ly, dùng để chúng ta từ bỏ, dùng để chúng ta dứt đoạn, dùng để chúng ta an trú được ở trong những cái tâm thanh thản, cái tâm giải thoát. Lúc bây giờ chúng ta an trú được ở trong những cái tâm thanh tịnh.
Đó thì quý thầy thấy một cái pháp mà chúng ta đã hiểu biết mà tu tập thì nó mang đến kết quả rất lớn, chúng ta muốn làm sao thì nó sẽ làm y như vậy, nó có kết quả giải thoát rất cụ thể, rõ ràng.
Số bốn:
Thân Phật thường đi kinh hành, thân ta niệm Phật cũng vậy phải thường đi kinh hành như Phật.
À, bây giờ ở đây quý thầy nghe nói đi kinh hành, từ lâu quý thầy cũng biết đi kinh hành nhưng Thầy xem thấy sự đi kinh hành của quý thầy nó chưa đúng cách, nhưng mà hầu hết quý thầy không có hỏi. Cho nên do đó hôm nay vì giảng trạch cái này cho nên Thầy mới giảng ra cái này để cho quý thầy biết đi kinh hành như thế nào đúng, mà đi kinh hành như thế nào sai. Lúc nào đi kinh hành bằng một trạng thái gì, mà lúc nào đi kinh hành bằng những trạng thái gì. Quý thầy chưa có hiểu lúc nào mà phải đi kinh hành, mà đi kinh hành lúc đó để làm gì?
À, bây giờ thứ nhất đó, là thân ta niệm Phật thì Phật cũng thường hay đi kinh hành nhưng tiếng chung gọi là đi kinh hành như vậy, nhưng trong kinh hành đó nó có nhiều cái: người ta đi kinh hành để phá hôn trầm, buồn ngủ nó khác, người đi kinh hành sau khi ngồi tu mỏi mệt bằng cách ức chế tâm, bằng cách chế ngự tâm mình thế này thế khác nó mỏi mệt thì cái người đó đi kinh hành thư giản nó khác, nó không phải giống như cái người đi kinh hành đi kinh hành thường hoặc là đi kinh hành trong chánh niệm tỉnh thức hay hoặc là đi kinh hành trong sự hôn trầm, thùy miên. Quý thầy không biết cứ nghe đi kinh hành là cứ đi kinh hành thôi, chứ cũng chẳng biết phân biệt cái đi kinh hành nào, tu tập cái nào cho đúng cách, mà Thầy chưa có nghe người nào hỏi Thầy hết. Do không hỏi nhưng mà cho đến khi Thầy giảng thì Thầy phải giảng trạch cho quý thầy hiểu. Nó khó là khó ở chỗ tu sao cho đúng, đi kinh hành sao cho đúng đây.
Cho nên ở đây, thứ nhất đó chúng ta phải tu tập đi kinh hành thư giãn, đi kinh hành thư giản là làm cho tâm của chúng ta nó trở về, nó không còn mệt nhọc, nó trở về nó không còn sự khổ, không còn có sự mà khó khăn, không có sự mệt nhọc, không có sự lười biếng trong thân của chúng ta nữa.
Khi đã tu tập mệt nhọc, ta trạch pháp một câu dùng làm pháp hướng để nhắc tâm mình:
“Ta đi kinh hành thư giãn thân tâm, thân tâm phải thanh thản, nhẹ nhàng, vô sự không được ức chế tâm, không được ghìm tâm, không được tập trung tâm, mà hãy vô sự, tự nhiên như người nhàn du.”
Đó là chúng ta phải nhắc cái câu đó để mà chúng ta thư giản cái thân tâm của chúng ta khi chúng ta bước đi, mà tâm của chúng ta không có tập trung mạnh ở dưới bàn chân của chúng ta đâu. Phải nhớ, đi kinh hành có lúc chúng ta phải tập trung dữ lắm, tập trung để làm gì? Chúng ta phải hiểu được ý nghĩa của nó chứ! Còn nếu quý thầy lúc nào cũng khơi khơi, khơi khơi đi kinh hành, đi mà thiếu điều muốn té, buồn ngũ muốn té mà cũng đi kinh hành kiểu đó thì làm sao mà tu được. Không biết, cho nên đi kinh hành mà thư giản thì chúng ta phải đặt cái pháp hướng, đặt cái pháp hướng để mà nhắc cái tâm của mình. Vậy thì Thầy nhắc lại cái câu này, để quý thầy thấy rằng khi đi kinh hành mà thư giản thân tâm chúng ta sau cái thời chúng ta tu định Vô lậu, chúng ta ngồi chúng ta quán xét phá cái tâm lậu hoặc của mình. Rồi bắt đầu chúng ta ngồi tu định Hiện tại an lạc trú, chúng ta nương vào hơi thở, sau 30 phút, một giờ chúng ta có cái sự mỏi mệt, à có cái sự mỏi mệt thì chúng ta bắt đầu chúng ta đi kinh hành để thư giản sự mỏi mệt đó. Thì như vậy là phải như thế nào, vậy thì chúng ta phải nhắc cái tâm chứ không khéo nó quen thói tập trung của nó trong hơi thở, đi mà cứ hít thở, hít thở, hít thở hoài thì nó còn mỏi mệt hơn là chúng ta không đi nữa. Đó, còn hễ ngồi lại nó mệt quá rồi bắt đầu quý thầy mới ngồi lim dim, lim dim, ngủ gật ở trong đó nữa. Khi xả nghỉ chúng ta mới thấy rất sợ hãi, nó đâu có tỉnh táo được. Cho nên lúc bấy giờ chúng ta đi kinh hành để thư giản, để làm cho tâm chúng ta tỉnh táo, mà nó thanh thản, nó nhẹ nhàng, nó không phiền não. Do như vậy lúc nào chúng ta biết lúc đó chúng ta đi kinh hành cái đúng cái sai, chớ không khéo là chúng ta không có biết được.
Vậy thì chúng ta phải dùng pháp hướng đây:
“Ta đi kinh hành thư giãn thân tâm (nghĩa là bây giờ mình đi kinh hành thư giản thân tâm mình nhắc đó). Thân tâm ta phải thanh thản, nhẹ nhàng, vô sự, không được ghìm tâm, ức chế tâm, không được tập trung tâm mà hãy vô sự, tự nhiên như người nhàn du.”
Đó, chúng ta nhắc như vậy đó, nhắc như vậy rồi chúng ta bước đi, luôn luôn lúc nào chúng ta cũng thanh thản, nhẹ nhàng không bị ức chế tâm mình ở sự tập trung của bước đi hoặc là của hơi thở. Đó là cái thư nhất, quý thầy có hiểu chưa?
Bây giờ đến phần thứ hai: Đi kinh hành tu tập Chánh niệm tỉnh giác hay là tỉnh thức.
Bây giờ đi kinh hành này tu tập Chánh niệm tỉnh giác đây, nó khác hơn cái kia chớ, nó làm sao mà giống như cái kia được. Ta trạch pháp câu này để dùng làm pháp hướng:
“Ta đi kinh hành, ta biết ta đi kinh hành.”
Đó, là bây giờ mình đi kinh hành để Chánh niệm tỉnh thức là mình phải đi nhắc, cứ mình đi chừng khoảng độ, chừng khoảng 3 thước, 5 thước gì đó hay 10 thước mình nhắc một lần:
“Ta đi kinh hành, ta biết ta đi kinh hành”
Rồi bắt đầu mình lại đi, rồi mình tập trung ở bước chân của mình, rất tỉnh táo ở bước chân đi của mình. Do đó, mình lại nhắc nữa:
“Ta đi kinh hành, ta biết ta đi kinh hành”,
Thường xuyên mình cứ nhắc như vậy để biết mình đi mà nó không quên tức là Chánh niệm tỉnh giác ở trong cái bước đi kinh hành của mình. Còn hồi nãy thì như thế nào? Đi thanh thản, nhẹ nhàng chớ không phải Chánh niệm tỉnh giác, làm cho tâm, thân tâm của mình nó thư giản, nó không còn mệt nhọc nữa. Quý thầy phải hiểu chỗ đi kinh hành chứ, cái gì đi kinh hành cho đúng cách thì chúng ta sẽ thấy con người chúng ta sẽ có giải thoát, có an lạc, có an ổn cho thân tâm mới đúng cách. Còn nếu mà không đúng cách thì quý vị đã sai. Cho nên khi đi kinh hành mà tu Chánh niệm tỉnh thức thì quý vị phải nhắc, phải thường xuyên nhắc:
“Ta đi kinh hành, ta biết ta đi kinh hành”,
Rồi một chút nữa thì chúng ta sẽ nhắc nữa:
“Ta đi kinh hành, ta biết ta đi kinh hành”.
Đó, nhắc hoài, nhắc cho đến khi mà chúng ta đi hết giờ rồi chúng ta trở vào chúng ta ngồi nghỉ, thì đó là đi kinh hành Chánh niệm tỉnh thức.
À, bây giờ đi, à câu thứ hai của trạch pháp mà đi kinh hành, đi kinh hành mà chánh niệm tỉnh thức, hồi nãy câu:
“Ta đi kinh hành, ta biết ta đi kinh hành”
đó. Bây giờ câu kế nữa:
“Ta đi kinh hành, ta phải tỉnh thức mỗi bước chân ta đi”.
Đó là mình nhắc nó nữa đó, thay vì bây giờ mình nhắc cái câu thứ nhất mình đi từ đây ra ngoài kia, bắt đầu mình nhắc:
“Ta đi kinh hành, ta biết ta đi kinh hành”,
Rồi bây giờ mình nhắc nó câu kế nữa, mình đi một hơi mình nhắc câu kế nữa:
“Ta đi kinh hành, ta phải tỉnh thức mỗi bước chân ta đi”,
Đó nhắc cho nó đặng nó tỉnh thức mỗi bước chân ta đi, không có quên, không có nhớ đó, rồi một lát nữa mình đi đến một đoạn nữa mình nhắc:
“Ta đi kinh hành, ta biết ta đi kinh hành”,
Đó, rồi mình đi lúc nữa mình lại nhắc:
“Ta đi kinh hành, ta phải thức tỉnh mỗi bước chân ta đi”.
Đó, như vậy là chúng ta dùng hai cái câu này mà làm hai pháp hướng để tu tập Chánh niệm tỉnh thức. Đó, thì như vậy là đi kinh hành mà tu tập chánh niệm tỉnh thức.
Ba, ĐI KINH HÀNH TRAU DỒI LÒNG TỪ.
Ở đây là đi kinh hành mà trau dồi lòng từ đây. Đó, quý thầy thấy một, hai, ba rồi đó, cái thứ ba này là đi kinh hành trau dồi lòng từ đây. Ta trạch pháp câu này để dùng pháp hướng mà nhắc tâm ta. Đây là câu pháp hướng để đi kinh hành mà trau dồi lòng từ:
“Dưới chân ta bước đi có nhiều côn trùng nhỏ nhít, ta hãy thương yêu chúng nên phải ý tứ từng bước đi, tránh không làm đau khổ và chết chóc chúng sanh”.
Đó là chúng ta dùng cái câu pháp hướng này, bắt đầu chúng ta đi, chúng ta nhìn ở dưới đường chúng ta đi, chúng ta tránh không có đạp chúng sanh đó. Đó là cái câu pháp hướng đi kinh hành trau dồi lòng từ. Chúng ta phải phân biệt được cái pháp nào mà chúng ta đi kinh hành nào là ở trong cái vị trí nào chứ! Còn bây giờ chúng ta đi kinh hành ở trong Chánh niệm tỉnh thức mà chúng ta lại tu tập trau dồi lòng từ thì nó cũng tỉnh thức nhưng mà nó ở trong lòng từ thì nó chưa hẳn là ở Chánh niệm tỉnh thức, phải biết rõ như vậy. Cho nên những cái này đều giúp cho chúng ta được tỉnh thức hết, nhưng cuối cùng thì cái kinh hành mà thư giản làm cho thân tâm chúng ta bớt mỏi mệt, bớt nhọc nhằn thì nó cũng làm giúp cho sức tỉnh thức của chúng ta ở trên mức độ cao mà lại thư giản được thân tâm không mệt mỏi.
Số bốn: ĐI KINH HÀNH PHÁ HÔN TRẦM.
Ở đây là đi kinh hành để phá hôn trầm đây, chứ không phải là đi kinh hành nào nó cũng phá hôn trầm hết đâu, mà đi kinh hành phá hôn trầm thì nó phải có cái câu như thế nào để mà chúng ta trạch pháp ra mà chúng ta phá hôn trầm. Đi kinh hành phá hôn trầm, thùy miên, cho nên có nhiều người nói tôi đi mà sao mà cứ hôn trầm cũng còn hoài nó chưa hết, là tại vì chúng ta chưa có biết cách đi kinh hành phá hôn trầm thùy miên như thế nào. Vì vậy, mà chúng ta phải trạch pháp câu này để dùng làm pháp hướng, mình nhắc tâm chúng ta. À, bây giờ chúng ta dùng pháp hướng nó như thế nào:
“Tâm phải tỉnh thức, thân phải tỉnh táo”,
Đó chúng ta nhắc nó bởi vì bây giờ nó lờ mờ, lờ mờ, nó lừ đừ, lừ đừ, nó muốn ngủ rồi, cho nên do đó mà chúng ta phải nhắc nó trước:
“Tâm phải tỉnh thức, thân phải tỉnh táo, không có được lừ đừ nữa”.
Đó là chúng ta nhắc như vậy, mà nhưng mà nhắc là nhắc chứ nó chưa có nghe đâu, cho nên lúc bấy giờ chúng ta muốn đi kinh hành chưa phải là chúng ta bước đi một cách tự nhiên được đâu. Do đó, muốn bắt đầu mà đi kinh hành để cho nó, để cho phá được hôn trầm thì bắt đầu chúng ta chạy lúp xúp, chạy bộ đó chạy lúp xúp hoặc là chạy một chỗ hoặc là chúng ta chạy đường dài, chạy một chỗ chúng ta cứ chạy nhảy lên nhảy xuống, chạy lúp xúp, lúp xúp như vậy đó. Nghĩa là chạy chừng nào mà chúng ta thấy đổ mồ hôi thôi, thì chúng ta dừng lại, thì lúc bây giờ mới tỉnh, cái thân của chúng ta mới tỉnh, cái tâm của chúng ta mới tỉnh, chứ bây giờ nó lừ đừ, lừ đừ muốn ngủ, chỉ còn nước mà chúng ta chạy, chạy lúp xúp, lúp xúp như vậy đó thì nó mới tỉnh. Đó là trước khi mà chúng ta muốn đi kinh hành để mà phá hôn trầm, thì chúng ta phải vận động cái cơ thể của chúng ta và cái tâm của chúng ta cho nó tỉnh thức. Nhưng mà trước khi mà chạy lúp xúp như vậy thì chúng ta phải nhắc:
“Tâm phải tỉnh thức, thân phải tỉnh táo, không được buồn ngủ nữa”,
Ra lệnh nó như vậy, rồi bắt đầu chúng ta mới chạy, chạy bộ, chạy bộ lúp xúp, hai chân kéo lên, nghĩa là chân kéo lên cao chớ đừng có mà chạy sợ nó mỏi chân, cũng như mà mấy người mà chạy đá banh, mà họ chạy theo kiểu tập luyện mà chân họ kéo lên cao đó rồi thả xuống rất mạnh, chạy một chỗ hay chạy đường dài. Nghĩa là chúng ta đứng một chỗ chúng ta chạy lên, chạy xuống như thế này để một hơi mồ hôi nó đổ ra rồi thì chúng ta tỉnh lại liền. Tắm xong, nghĩa là sau khi mà mồ hôi chảy ra rồi, chúng ta đi tắm, đi tắm rồi bắt đầu chúng ta vô chúng ta đi kinh hành thì chúng ta nhắc:
“Thân tâm phải tỉnh thức trong bước đi rõ ràng”,
Đó chúng ta nhắc nó, bây giờ tỉnh rồi đó, nó không còn buồn ngủ nữa, nhưng mà coi chừng con ma buồn ngủ nó không phải nhường chúng ta đâu, nó cũng có thể chụp cổ chúng ta nữa. Cho nên chúng ta đi kinh hành bây giờ nó giảm bớt cái cường độ hôn trầm, thùy miên của chúng ta nhiều rồi, do vì vậy bây giờ chúng ta mới đi kinh hành mà hướng tâm nhắc:
“Thân tâm phải tỉnh thức trong bước đi rõ ràng”.
Đó, nếu còn hơi buồn ngủ thì ra lệnh:
“Chân mặt bước, chân trái bước”,
Mình cứ ra lệnh: “Chân mặt bước” thì mình cứ bước; “Chân trái bước” thì mình bước, mình cứ ra lệnh liên tục mà ra lệnh một cách rất là: dùng cái lực tinh thần của mình nhắc nó, để làm cho mình càng lúc càng tỉnh hơn. Đó là cách thức đi kinh hành để mà phá, để mà phá cái buồn ngủ, cái hôn trầm của chúng ta.
Đó, quý thầy nhớ chưa? Bởi vậy, nếu mà không có cái kinh hành như vậy thì chúng ta khó mà phá cái hôn trầm, thùy miên của chúng ta lắm! Khó lắm! Cho nên có nhiều người nói tôi bị hôn trầm, tôi ngồi lại tôi hít thở một hơi thở dài cái nó hết, nhưng mà hít thở một hơi thở dài cái nó hết rồi một lát nó cũng trở lại à, mà mình hít hoài năm, mười hơi thở mình hoài thì mệt, do đó nó cũng đuối sức mình đi. Do vì vậy mà nó lại làm cho rối loạn cơ thể mình thêm mà nó cũng chưa hết buồn ngủ.
Trái lại, thì quý thầy biết cách khéo léo đi kinh hành như thế này thì nó sẽ hết buồn ngủ, và vì vậy mà chúng ta vượt qua cái giờ của nó đi, mà vượt qua cái giờ của nó thì nó sẽ tỉnh táo lắm. Còn quý thầy lấy kinh, lấy sách đồ đọc đó thì chẳng qua là mượn nó để mà làm cho nó tỉnh táo nhưng rồi quý thầy không có kinh sách đọc nữa thì quý thầy cũng sẽ, cũng sẽ bị nó đánh gục nữa, cũng sẽ bị hôn trầm đánh gục nữa. Còn ở đây, quý thầy đần cho nó, bắt nó phải chạy, bắt nó phải thế này thế khác làm riết nó, nó hoảng, nó sợ. Còn mình ngồi không, mình im im để đầu óc mình sử dụng cái trí của mình duyên theo những câu kinh, tiếng sách đó thì nó cũng tỉnh, nhưng mà nó tỉnh nhưng cơ thể nó chưa hẳn đã là tỉnh táo đâu. Vậy cho nên, khi đó thì nó cũng vẫn còn có những cái điều kiện chưa có tỉnh táo cả thân và tâm.
Còn cái này, chúng ta dùng pháp hướng, rồi cả đó dùng pháp hướng để cho tâm tỉnh, rồi cả dùng cái thân động để cho thân tỉnh, cả hai cái này nó đều giúp cho tỉnh hết. Còn mình ngồi yên cái tâm của mình nó hoạt động, nó đọc kinh sách thì nó hoạt động còn cái thân của mình thì đâu hoạt động, cho nên nó vẫn còn cái trạng thái, trạng thái yên lặng của thân, do đó nó tuy rằng cái tâm nó tỉnh, cái thân nó cũng theo đó mà nó tỉnh nhưng mà nó chưa hẳn, nó có sự mà tập luyện chưa phá hẳn của cái thân. Còn chúng ta tập luyện như vậy là nó vừa phá hẳn cái thân mà cũng vừa phá hẳn cái tâm làm cho tỉnh, rất tỉnh. Sau đó nó mới sạch cái hôn trầm, thùy miên.
Còn có người dạy chúng ta bị hôn trầm, thùy miên thì treo chân, treo giò lên, ngồi suốt đêm để coi có hôn trầm, thùy miên đến rồi từng đó nó sẽ hết đi. Sự thật ra nó không phải, chúng ta đừng nên hành hạ thân của chúng ta quá khổ, mà chúng ta hãy tập cho nó có những vận động như vậy, rồi nó sẽ làm cho chúng ta hết đi, hết hôn trầm thùy miên và phá đi, rồi lần lượt chúng ta còn tu tập những cái sức tỉnh thức ở trong giấc ngủ nữa. Chúng ta nương vào hơi thở để tập cho nó lần lượt chúng ta sẽ phá sạch ra hết, hoàn toàn là chúng ta sẽ làm chủ được sức tỉnh thức của chúng ta.
Đó thì bây giờ cái phần thứ năm: Thân Phật không làm hại chúng sanh, thường thương xót chúng sanh. Nghĩa là, cái thân của Phật là không bao giờ làm cho chúng sanh đau khổ, từ cây cỏ Đức Phật cũng không có đạp cho nó héo úa nữa. Thường thường là thân Phật luôn luôn bao giờ cũng làm cho chúng sanh, thương sót chúng sanh chứ không bao giờ làm cho con vật nào đau khổ hết. “Thì thân ta niệm Phật cũng vậy” nghĩa là thân của mình niệm Phật cũng luôn luôn không có làm cho chúng sanh đau khổ, mà cũng luôn luôn cũng phải là biết thương xót chúng sanh, cho nên mình niệm Phật thì tức là mình phải bắt chước y như Phật, Phật làm cái gì thì mình làm cái nấy. Cho nên ở đây, mình trạch pháp cái câu này ra để thường nhắc tâm của mình để cho mình không có làm đau khổ chúng sanh:
“Thân ta niệm Phật phải giống thân Phật, bắt đầu từ đây về sau không làm hại chúng sanh, không ăn thịt chúng sanh, hằng ngày phải thương xót chúng sanh như con mình”.
Đó là câu trạch pháp nhắc, bây giờ chúng ta còn ăn thịt chúng sanh, nhưng mà khi nhắc mãi, nhắc riết rồi chúng ta thầm nhuần rồi, chúng ta thấy hết muốn ăn thịt chúng sanh rồi, vì không thể nào mà mình thân mình niệm Phật như thân Phật mà thân Phật thì không ăn thịt chúng sanh, Phật thì ăn thực phẩm thực vật biến mãn tâm từ của mình khắp cùng đối với tất cả chúng sanh thì thân của mình, mình niệm Phật thì mình cũng phải làm y như vậy, chớ tại sao là thân của mình lại ăn thịt chúng sanh, làm đau khổ chúng sanh. Cho nên do cái câu trạch pháp này làm cho hằng ngày, hằng ngày thấm nhuần thân tâm của chúng ta thấu suốt được cái lý mà không làm đau khổ chúng sanh, cho nên từng đó chúng ta không còn muốn ăn thịt chúng sanh nữa và không còn muốn ăn thịt chúng sanh nữa thì chúng ta thấy mình đã thoát ra được cái nghiệp khổ, cái nghiệp đau khổ của chúng sanh, mình thoát ra được cái nghiệp đau khổ của chúng sanh. Từ đây, cả gia đình của quý vị đều là ăn rau cải, tương dưa mà không cần ăn thịt chúng sanh nữa. Thịt chúng sanh có ngon gì cũng là có cái sự đau khổ, có cái tội ác ở trong đó, nó không phải thiện. Cho nên từng cái câu trạch pháp này để giúp cho quý vị thân niệm Phật đã trở thành như thân Phật, đã trở thành lòng thương xót chúng sanh.
À, câu sáu: Thân niệm Phật không làm khổ chúng sanh, thân ta niệm Phật cũng không được làm khổ ai hết.
Trạch pháp câu này dùng pháp hướng Như Lý Tác Ý:
“Thân ta niệm Phật từ đây về sau ai có chửi mắng, mạ lị, mình không được chửi mắng lại, không được giận hờn, thù oán họ, phải thương yêu họ, hết sức thương yêu họ vì họ là người đã thọ khổ, vì họ sân hận”.
Đó thì bắt đầu chúng ta trạch pháp câu này ra để chúng ta tu, thân chúng ta niệm Phật, thân Phật không có sân hận, không có thù oán ai thì thân mình cũng như vậy, không có sân hận, không có thù oán người khác. Cho nên mình nhớ, mình nhắc, mình ám thị, mình nhắc mình hoài thì do đó mình không còn sân hận, thù oán ai hết, mình không còn ghét ai hết. Cho thậm chí người ta chửi mình, người ta mạ lị mình, người ta mắng mỏ mình, người ta sỉ nhục mình, mình hoàn toàn mình không còn có đau khổ nữa. Nghĩa là mình không có giận hờn, mình được giải thoát, đó là mình đã niệm Phật, thân mình niệm Phật, thân mình đã được giải thoát.
Đó thì, quý thầy thấy mỗi cái mà chúng ta niệm Phật, nó đều đem đến cái sự giải thoát thật sự cho thân mình, chớ không phải là thiếu cái sự giải thoát. Nhớ những cái câu trạch pháp này, quý thầy sẽ hằng đêm, hằng ngày ngồi lại thì quý thầy nhắc cái câu đó để cho chúng ta hằng ngày, hằng đêm thấm nhuần được cái lý này mà đứng trước các pháp người ta mắng chửi mình, người ta mạ lị mình, người ta sỉ nhục mình, mình không có hờn giận họ nữa. Bởi vì cái câu này nó thầm nhuần vào tâm hồn của mình, cho nên bây giờ nghe người ta mắng mình, người ta chửi mình, sỉ nhục mình thì mình vẫn thản nhiên, mình không có buồn giận ai hết, mà mình biết họ đang khổ và sống trong nhân quả.
À, câu bảy: Thân Phật không bao giờ lấy trộm của ai, thân ta niệm Phật cũng vậy không bao giờ lấy trộm của ai.
Trạch pháp câu này dùng pháp hướng Như Lý Tác Ý hằng ngày:
“Người mất của đau khổ, thân ta niệm Phật giống như thân Phật, há mà ta lấy của người không cho để làm cho người đau khổ”.
Đó mình trạch pháp câu này ra để nhắc mình, mình không bao giờ lấy của dù vật lớn, vật nhỏ mình không lấy của ai hết, vì lấy của người, người mất của làm cho người ta khổ sở, người ta mất của, người ta tiếc, người ta khổ. Cho nên, thân mình niệm Phật, Phật không bao giờ lấy trộm của ai hết, của không cho nhất định là không lấy. Do vì vậy, ta niệm Phật, thân ta niệm Phật, ta cũng như vậy không lấy của ai hết, hoàn toàn là vật lớn, vật nhỏ, trái cây, cục đường gì cũng không trộm, không cắp của ai hết, nghĩa là hoàn toàn.
À, câu số tám: Thân Phật đã tuyệt đường dâm dục, thân ta niệm Phật cũng vậy, ta cũng phải tuyệt đường dâm dục, vì con đường dâm dục là con đường tái sinh luân hồi, con đường đau khổ, là con đường bất tịnh.
Cho nên chúng ta biết như vậy, Phật thì tuyệt đường dâm dục, cho nên từ khi mà đi tu cho đến khi về gia đình thì hoàn toàn đức Phật không bao giờ mà gần gũi cái người vợ thân yêu của mình nữa, coi như là xa lạ, không có còn mà cái gần gũi nữa. Thân Phật đã tuyệt đường dâm dục, nên thân Phật thanh tịnh, trong sáng, thân ta niệm Phật cũng vậy, phải tuyệt đường dâm dục để cho thân tâm ta được thanh tịnh mới có hy vọng nhập được thiền định, làm chủ được sanh tử, luân hồi. Ta nên trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng nhắc nhở thân tâm ta sống đúng thanh tịnh, tuyệt trừ dâm dục:
“Thân ta niệm Phật phải tránh xa đường dâm dục, xem dâm dục là hôi thối, dơ bẩn hãy xa lìa như xa lìa hầm phẩn”.
Đó là cái câu trạch pháp của chúng ta, nhắc nhở chúng ta để chúng ta hằng ngày chúng ta sợ hãi trước cái sự dâm dục. Bây giờ Thầy nhắc lại câu này:
“Thân ta niệm Phật phải tránh xa đường dâm dục, xem dâm dục là thứ hôi thối, dơ bẩn, hãy xa lìa như xa lìa hầm phẩn”.
Đó, chúng ta phải tránh xa nó đi chứ đừng có ham thích nó, nó là con đường sanh tử làm cho con người khổ đau, mọi người đều nơi đó mà sanh ra, mà chịu khổ đau từ người này đến người khác, từ tổ tiên ông bà của chúng ta sanh chúng ta ra cho đến bây giờ con cháu của chúng ta cũng đều thọ lấy những sự khổ đau này không bao giờ dứt. Cho nên, chúng ta phải xa lánh nó như xa lánh cái nơi dơ bẩn nhất, cái nơi hầm hố nhất, cái nơi mà khổ đau nhất.
Chín: Thân Phật không ăn uống phi thời, thân ta niệm Phật cũng vậy phải ăn uống, phải ăn uống không phi thời.
Trạch pháp câu này dùng pháp hướng Như Lý Tác Ý nhắc nhở thân tâm ta:
“Món ăn là bất tịnh, hôi thối, không có gì ngon dở, chỉ là một ảo giác của dục lạc tầm thường vị giác mà thôi, ta hãy thấu suốt lý bất tịnh của thực phẩm mà xa lìa, từ bỏ xem ăn uống là thứ thuốc trị bệnh đói mà thôi”.
Đó là chúng ta trạch pháp câu này ra để hằng ngày chúng ta ngồi thiền, chúng ta nhắc nhở đặt cái câu này trước để rồi chúng ta có thì ăn, mà không có thì thôi, không thèm, không khát nữa. Có như vậy thì chúng ta mới thấy được sự giải thoát của mình, còn nếu không được vậy thì khó mà có thể giải thoát được.
Câu mười: Thân Phật thường tỉnh thức không ngủ, không bao giờ có hôn trầm, thùy miên, thân ta niệm Phật cũng vậy phải thường tu tập tỉnh thức trong giấc ngủ.
Muốn được vậy ta phải dùng trạch pháp câu này, dùng pháp hướng Như Lý Tác Ý:
“Thân ngủ đi, tâm tỉnh thức trong hơi thở, không được quên”.
Đó, chúng ta nhắc nó đó, bắt đầu chúng ta nằm xuống hen, chúng ta nhắc, nằm xuống ngủ chúng ta nhắc:
“Thân ngủ đi, tâm tỉnh thức trong hơi thở, không được quên nha”.
Nhắc nó như vậy để cho mình thở ra, thở vô luôn luôn nó biết mà cái thân này nó ngủ. Có như vậy là chúng ta mới thấy rằng tập đúng như Phật, Phật nằm kiết tường, rồi Phật đặt cái hơi thở trước mặt, rồi Phật cũng nhắc nó như vậy, rồi Phật nằm đó suốt đêm coi như cái thân ngủ mà cái tâm Phật không ngủ. Mình cũng bắt chước làm như vậy, bởi vì thân ông Phật làm sao thì mình niệm Phật thì mình cũng phải, thân mình cũng phải làm vậy để cho nó giống. Cho nên ở đây câu pháp hướng nghe ngắn, gọn mà nó rất đầy đủ ý nghĩa.
À, Thầy nhắc lại:
“Thân ngủ đi (mình ra lệnh nó đây: thân ngủ đi, bảo cái thân nó ngủ đi), tâm tỉnh thức ở trong hơi thở, không được quên nha”.
Mình nhắc nó như vậy thì cái tâm mình nó luôn luôn biết hơi thở ra vô, khi nằm xuống ta đặt niệm trước mắt, thường hướng tâm như vậy tu tập từ từ cho đến khi thân ngủ mà tâm tỉnh thức.
Đó là chúng ta tu tập tỉnh thức như vậy đó. Hồi nãy chúng ta tỉnh thức trong những hành động đi đứng nằm ngồi, bây giờ chúng ta tỉnh thức ở trong khi ngủ nữa.
À, số mười một: Thân Phật không nằm giường cao, rộng lớn, thường ở chòi tranh, vách lá, giường tre, trên tảng đá hoặc trên đất.
Đức Phật thì, thân của đức Phật thì không có chấp nhận mà nằm ở trên cái giường cao, rộng lớn, cho nên Phật chế giới ra không cho mình nằm giường cao rộng lớn thì chắc chắn ông Phật cũng không bao giờ mà chấp nhận nằm giường cao, rộng lớn đâu, thân ta niệm Phật cũng vậy không nằm giường cao rộng lớn gỗ quý, bất kỳ nằm chỗ nào cũng được, miễn là ở chỗ ấy không có sang đẹp để tránh khỏi thân đắm nhiễm.
Trạch pháp câu này ta dùng pháp hướng Như Lý Tác Ý để nhắc nhở tâm ta xa lìa những nơi sang đẹp, êm ái của dục lạc thế gian:
“Thân nằm trên giường cao, rộng lớn êm ấm là tâm dễ đắm nhiễm sanh dục lạc ưa mến, ta phải xa lìa không được béng mảng tới”.
Đó, mình dùng cái câu pháp hướng đó mình nhắc để cho cái tâm mình đừng có, đừng có ham thích nằm giường cao rộng lớn, nằm mền niệm êm, nằm những cái cảm giác làm cho thích thú như kiểu thế gian nó sanh ra cái tâm không giải thoát, cái tâm không ly dục, ly ác pháp.
Câu mười hai: Thân Phật không trang sức vòng hoa, chuỗi hạt, thân ta niệm Phật cũng vậy không trang sức vòng hoa, chuỗi hạt.
Trạch pháp câu này dùng pháp hướng Như Lý Tác Ý nhắc nhở thân ta:
“Thân là vô thường, thân là bất tịnh hôi thúi, nay còn mai mất có gì tốt đẹp mà trang sức vòng hoa, chuỗi hạt, ta hãy từ bỏ, xa lìa nó đi”.
Đó, đây là cái câu pháp hướng để nhắc cho chúng ta xa lìa cái thân mà trang sức của chúng ta. Niệm Phật thì chúng ta phải xa lìa sự làm đẹp, làm tốt, làm cho nó thơm tho nhưng cái thân là cái thân vô thường, là cái thân bất tịnh đâu có thơm tho gì hết.
Câu mười ba: Thân Phật không cất giữ tiền bạc, của báu, thân ta niệm Phật cũng vậy không cất giữ tiền bạc, của báu.
Trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng nhắc nhở tâm ta Như Lý Tác Ý:
“Tiền bạc, của báu là rắn độc sẽ giết chết chúng ta, sẽ làm chúng ta đau khổ”.
Đó là cái câu mà chúng ta trạch ra để chúng ta thấy tiền bạc, của báu là những thứ độc, những thứ mà có thể làm cho chúng ta đau khổ. Cho nên chúng ta xa lìa nó đi, đừng có nghĩa rằng chúng ta muốn cái này, muốn cái kia tức là chúng ta nô lệ cho nó, còn chúng ta không có thì chúng ta đâu bị nó sai khiến cho nên chúng ta giải thoát, còn có gì chúng ta khởi muốn là chúng ta bị nó hết.
Đó là những cái câu mà nhắc cho chúng ta để chúng ta cảnh giác, để chúng ta thấm nhuần, để chúng ta đừng có bị tiền bạc sai mình nữa.
Câu hai: “Tiền bạc, của báu là vật nguy hiểm nếu ta cất giữ nó, ta sẽ trở thành nô lệ, đầy tớ trung thành cho nó”.
Nghĩa là tiền bạc, của báu rất là nguy hiểm, nó là ông chủ của mình, nếu mình cất giữ nó, nó sai mình thế này, thế khác, biến mình trở thành cái tên nô lệ trung thành cho nó. Cho nên vì vậy đó, nó như vậy, chứ nó có quyền lực lắm mà chúng ta không ngờ được, cho nên nó là ông chủ của chúng ta đó. Bây giờ, chúng ta muốn mình không có trở thành nô lệ, tên nô lệ, tên đầy tớ nó thì chúng ta hãy ném nó đi xuống dưới sông, xuống biển hết đi thì nó không còn sai mình được nữa, nó không còn trở thành ông chủ của mình nữa. Đó, cho nên cái câu mà trạch pháp này, chúng ta nhớ câu trạch pháp này:
“Tiền bạc, của báu là vật nguy hiểm lắm, là ông chủ nếu chúng ta cất giữ nó, chúng ta sẽ trở thành một tên nô lệ, tên đầy tớ trung thành cho nó”.
Vì vậy, mà chúng ta nhớ nhắc những câu này để rồi chúng ta sẽ không còn mà thích thú cất giữ tiền bạc nữa.
Câu số mười bốn: Thân Phật nằm nghiêng theo kiểu kiết tường, thân ta niệm Phật cũng nằm theo kiểu kiết tường như Phật.
Trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng nhắc nhở:
“Thân ta hằng ngày cũng nên nằm kiết tường để dễ tâm tỉnh thức không bị mê muội, dễ đặt niệm hơi thở nhiếp tâm tỉnh thức trong lúc ngủ không bị chiêm bao”.
Đó thì, chúng ta biết rằng khi mà nằm kiết tường, nằm ngửa, nằm như thế này, thế khác thì nó dễ mê muội lắm mà nằm kiết tường thì nó ít mê muội, và nằm kiết tường mà lại đặt niệm, đặt niệm cái hơi thở của chúng ta ở trước thì chúng ta phá được cái chiêm bao, chúng ta làm chủ được cái giấc ngủ của chúng ta nữa. Cho nên cái, đặt cái câu này, đặt cái câu mà pháp trạch này để chúng ta dùng làm cái pháp hướng đó, nhắc nhở chúng ta thì quý thầy sẽ đọc lại cái câu này:
“Nằm kiết tường, tâm dễ tỉnh thức, không bị mê muội dễ đặt niệm hơi thở nhiếp tâm tỉnh thức trong lúc ngủ không bị chiêm bao”.
Đó là cái nhắc nhở chúng ta luôn luôn phải nằm ở trong kiểu kiết tường, luôn luôn phải đặt cái niệm hơi thở, nhiếp phục cái tâm mình, không cho nó chiêm bao, nhớ cái câu này là nhắc cho chúng ta, để chúng ta luôn luôn chúng ta nằm kiết tường, chúng ta phải đặt niệm hơi thở để làm chủ giấc ngủ, để làm chủ giấc ngủ, để phá cái chiêm bao, chiêm mị của chúng ta.
Đó thuộc về loại phần thân niệm Phật, đến đây là cái phần thân niệm Phật đã hết rồi, bây giờ tới cái thọ niệm Phật, chúng ta nghỉ một chút.
À, bây giờ chúng ta tiếp tục cái bài học của chúng ta, tức là bây giờ tới THỌ NIỆM PHẬT.
Hồi nãy là chúng ta đã học thân niệm Phật, bây giờ chúng ta lại THỌ NIỆM PHẬT. Bởi vì thân thọ tâm pháp, thân đã niệm Phật rồi thì bắt đầu bây giờ tới THỌ NIỆM PHẬT.
Thọ niệm Phật như thế nào? Thân Phật đã làm chủ được ba trạng thái của thọ:
1. Là Thọ lạc
2. Là Thọ khổ
3. Là Thọ bất lạc bất khổ
Đối với ba thọ:
Một: Phật thọ lạc không làm tâm Phật ưa thích, không vui mừng, không ca ngợi, không cầu mong, không ước muốn, không tưởng nhớ. Thọ ta niệm Phật cũng vậy giống như Phật không ưa thích, không vui mừng, không ca ngợi, không cầu mong, không ước muốn, không tưởng nhớ, nhờ thế thọ ta không tác dụng được, không lôi cuốn được, không làm cho ta đắm đuối mê mờ. Muốn được vậy ta phải trạch pháp câu này dùng pháp hướng Như Lý Tác Ý.
Ở đây chúng ta thấy rằng đức Phật đã xác định cho chúng ta biết rằng cái thân của chúng ta có ba cái Thọ: Thọ lạc, Thọ khổ và Thọ bất lạc bất khổ. Và ở trong ba cái Thọ này đức Phật không có chấp nhận cái Thọ nào hết, Thọ lạc đức Phật cũng không thích, mà Thọ khổ đức Phật cũng không sợ, mà Thọ bất lạc bất khổ đức Phật cũng không cho nó là Niết bàn cứu cánh, toàn là cái thứ thế gian phàm tục mấy cái Thọ này đức Phật xem như là nó không cám dỗ được đức Phật. Do đó bây giờ chúng ta lấy cái Thọ mà niệm Phật, thì Phật cái Thọ của Phật như thế nào thì cái Thọ của chúng ta như phải thế nấy, cho nên chúng ta phải tập nó như vậy.
Nhưng mà muốn nói như vậy nhưng mà không có pháp tu, không có pháp hành thì làm sao mà chúng ta đạt được như vậy được. Cho nên chúng ta phải có pháp hành để cho chúng ta hằng ngày nhờ cái pháp hành đó, nhờ có giới hành đó mà chúng ta thấm được cái lý, cái lý của nó. Cho nên chúng ta hoàn toàn là chúng ta mới không có đắm đuối theo Thọ lạc, không có sợ hãi theo Thọ khổ, không có, không có ham thích theo Thọ bất lạc bất khổ.
À Thọ lạc, bây giờ chúng ta trạch pháp cái câu này ra, để mà chúng ta dùng pháp hướng đây:
“Thọ lạc là vô thường khi có sanh ra khả ái, khả hỷ, khả lạc nhưng chỉ chốc thời không được lâu dài, vì thế thọ là nguy hiểm, là tai họa, là khổ đau ta phải đoạn dứt, không được ham thích, say đắm, không được để chúng lôi cuốn, không được để tâm ta sa ngã theo chúng”.
Đó là câu trạch pháp mà chúng ta nhắc nhở và chúng ta cũng phải hiểu rõ, chúng ta cũng hiểu rõ nó là vô thường, tại sao nó vô thường? Chúng ta quán xét, bởi vì chúng ta khi mà trạch pháp câu này ra thì chúng ta phải có một cái sự hiểu biết của nó để chúng ta thấu suốt được. Nó vô thường như thế nào, thân của chúng ta bây giờ nó đang có cái sự thích thú, an ổn hoặc là chúng ta đang ăn món ăn đó ngon, đó là nó có cái cảm giác thích. Vậy là bây giờ khi nuốt hết món ăn đó rồi thì nó mất đi, nó không còn nữa, như vậy là nó có thường không? Tức là vô thường. Cũng như thân ta bây giờ nó không có bệnh đau nè, nó nghe nó an ổn nè, lát nữa là cái nó nhức đầu, như vậy nó có thường không, nó là vô thường. Cho nên nó sanh ra, khi mà Thọ lạc nó sanh ra thì chúng ta thích lắm cho nên nó gọi là khả ái, khả hỷ, khả lạc nhưng mà nó chỉ có một chút là nó hết liền, cũng như có người đi xa về gặp mình vui có một chút, mai mốt đâu có vui nữa, đâu có vui hoài đâu, vui có bữa đó thôi, vui có hồi nãy đó thôi, còn bây giờ hết vui rồi. Tức là cái vui đó nó không có kéo dài mãi, cho nên nó vô thường lúc sanh ra rồi lúc mất, nó vô thường. Vì thế chúng ta hiểu biết được cái thọ của thế gian, thọ của thân mình đều là hoàn toàn là vô thường. Mà nó nguy hiểm khi mà cầu mong được thọ đó nó trải qua nhiều cái sự kiện nó xảy ra.
Ví dụ như trước khi mà có người thân mà đi xa thì bây giờ về gặp nhau mừng, trong khi trước khi đó khi có duyên gì mà người đó đi xa thì chúng ta có buồn tủi không, có thương nhớ không? Thương nhớ, buồn tủi rồi bây giờ mới lâu ngày mới trở về gặp nhau mới có vui mừng, cho nên bây giờ mà vui mừng nhớ trước kia cái ngày mà chia tay ra đi không biết còn sống hay chết luôn luôn lúc nào cũng sầu khổ. Rõ ràng là cái Thọ lạc của nó đem đến cái niềm vui thì phải có sự khổ rồi, cũng như có sự vui rồi sẽ đến cái sự khổ. Cho nên chúng ta phải thấy nó là nguy hiểm, là tai họa, là khổ đau, do biết nó là nguy hiểm, tai họa, khổ đau đó cho nên chúng ta phải đoạn dứt, không có ham thích theo nó, không có say mê theo nó, không có vui theo cái kiểu mà như vậy được vì vui đó rồi khổ đó. Cho nên chúng ta không có để cái Thọ lạc đó làm cho tâm ta sa ngã.
Do đó vì vậy cái câu mà trạch pháp này là chúng ta hiểu rõ như vậy, cho nên chúng ta nhắc như vậy thì chúng ta không còn say đắm nữa. Chứ còn không khéo là chúng ta dễ say đắm lắm, dễ bị sa ngã nó cám dỗ, cái Thọ lạc này nó cám dỗ chúng ta dữ lắm, cái Thọ khổ thì chúng ta sợ đó, nhưng mà cái Thọ lạc này là chúng ta không sợ đâu, mà người ta ham lắm, vì thế gian mà người ta sống được tại vì có Thọ lạc này mà người ta thích sống nè, cũng như một người sắp chết rồi mà vẫn thấy có cái giọt mật mà ngon họ vẫn thích, họ muốn chết rồi đó, họ sắp chết rồi đó mà họ vẫn còn thấy cái ngon của thế gian là họ còn thích ăn, thích nếm chứ chưa phải họ muốn bỏ đâu. Cho nên vì vậy mà chúng ta biết rằng cái Thọ lạc nó đem đến cho chúng ta khổ lắm chứ không phải là sung sướng gì, nó chỉ là chốc thời, nó chỉ là chớp mắt, mà nó đem đến cho chúng ta nhiều cái khổ sau này.
Hai: Phật Thọ khổ, Phật không sợ hãi nghĩa là gặp khổ như là đau nhức bệnh tật thì đức Phật không có sợ hãi, còn chúng ta mà đau nhức này kia nọ thì chúng ta sợ lắm, sợ chết, sợ khổ, sợ nhức, đủ thứ lo lắng buồn rầu, ăn không được nữa, ngủ không được nữa. Nghe cái thân đau nhức chỗ nào đó, chúng ta thôi quá khổ, còn ông Phật thì mặc nó, mà ổng chẳng hề sợ hãi cái gì hết, cho nên Phật không có sợ hãi cái thọ khổ, cũng không chán ghét nó, mà cũng không lo lắng, không buồn rầu, không ưu não và luôn luôn Phật bất động trước các Thọ khổ, nghĩa là trước các thọ khổ. Cho nên Phật nói cái sức tận cùng chịu đau của cái thân của chúng ta, chịu đau cái sức tận cùng của thân chúng ta mà Đức Phật vẫn thản nhiên, vẫn thản nhiên mà không để cho tâm mình dao động thì nó có sự mát lạnh ở sức chịu đựng, sức chịu khổ, tận cùng của sức chịu khổ của cái thân chúng ta.
Đó thì như vậy là chúng ta đã thấy biết rằng Phật không có sợ cái Thọ khổ, Phật không có lo lắng, không có buồn rầu cái thọ khổ. Như ai có thân này cũng đau, cũng nhức, cũng tai nạn này tai nạn khác nhưng mà đối với Phật, thì Phật rất thản nhiên, đối với ta mà chúng ta gặp thọ khổ thì chúng ta sợ hãi, chúng ta không có dám, chúng ta lo lắng, buồn rầu trái lại Phật buồn rầu, không có lo lắng gì hết, tại vì nhân quả thì phải có Thọ khổ thôi, thọ khổ thì mặc nó chứ đâu phải vì mình mà mình sợ nó. Cho nên khi quý thầy thấy quý thầy có những thọ, thọ khổ đó, mà quý thầy có những bệnh tật thì quý thầy cứ lo lắng cái bệnh tật mình như thế này, thế khác, tức là quý thầy đã bị cái Thọ lôi cuốn quý thầy rồi, làm cho quý thầy bất an, tâm quý thầy dao động. Còn bằng không mà nếu quý thầy chẳng có sợ hãi, quý thầy đặt cái niệm Thọ trước mặt, thì quý thầy mới câu hữu với Sắc thọ hoặc Thức thọ hoặc Hành thọ hoặc Tưởng thọ quý thầy câu hữu, quý thầy đặt nó trước mặt của mình, quý thầy quán xét, quý thầy tư duy, quý thầy đặt nó xuống, quý thầy chẳng rung động trước Thọ khổ của quý thầy, quý thầy làm chủ được Thọ khổ. Cho nên quý thầy vượt thoát ra nó, mà thân nghiệp của quý thầy cũng sẽ hết.
Cho nên hầu hết là một số quý thầy tu hành trước Thọ khổ của quý thầy, trước bệnh tật của quý thầy tức là trước nghiệp thân của quý thầy quá đau khổ tức là Thọ khổ đó, quý thầy lo lắng thế này thế khác nghĩ rằng thân mình phải mạnh mới tu được, đau ốm thì tu không được bây giờ cứ thế này thế khác, cứ lo lắng sợ hãi như vậy đó thì chẳng tu gì được hết. Trái lại đặt cái niệm thọ khổ đó trước mặt của mình, rồi dùng cái trí, tri kiến giải thoát quán xét tư duy đập nó xuống, phá toang nó ra, nó không còn có nữa, như vậy là quý thầy sẽ thấy cái nghiệp thân của quý thầy giải thoát hoàn toàn, nó không còn làm cho quý thầy đau khổ.
Ta lấy thọ niệm Phật cũng vậy, giống như Phật phải gan dạ, phải kiên trì, phải đầy đủ nghị lực, phải dũng cảm, phải chiến đấu với thọ không sợ hãi, không chán ghét, không lo lắng, không buồn rầu, không ưu não luôn luôn giữ tâm bất động các thọ khổ.
Ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng Như Lý Tác Ý để giữ tâm bất động trước Thọ khổ. Đó, khi mà một cái người mà tu theo đạo Phật đó, thì chúng ta phải thấy cái Thọ khổ. Nếu mà chúng ta không có hiểu thấu được Thọ khổ đó, khi gặp cái thân nghiệp của chúng ta, nó mang cái thân từ khi mà sanh ra cho đến khi mà chúng ta chết có nhiều người mang cái thân có cái nghiệp nó đau từ nhỏ chí lớn, mà nếu mà không có cái chỗ mà tu tập, không có được cái định mà tu tập để quét sạch nó thì chắc chắn là quý thầy tới khi chết mà quý thầy cũng chưa hết cái nỗi khổ của cái Thọ của mình. Còn biết như vậy thì chúng ta sẽ tu tập đúng cách, cái phần này sau khi mà giảng xong cái giáo án này xong, thì thầy dành riêng cho những người mà có thân nghiệp nặng một cái bài pháp để giúp cho họ đặt cái niệm, đặt cái niệm thọ mà tu cái định Vô lậu để quét sạch cái niệm thọ, phá đi những cái nhân quả của đời trước của họ mang cái thân ra đã có cái bệnh, để giúp cho họ thoát ra cho khỏi những cái nghiệp thân đó, bằng những cái pháp có những ý nghĩ của Phật pháp để giải thoát họ ra khỏi cái đó.
Chúng ta phải dùng cái câu này để mà trạch pháp để tu, để mà sống đúng như cái thọ của Phật, thọ khổ, chúng ta phải thấy nè:
“Thọ khổ không từ đâu đến, không từ đâu đi toàn là do duyên ác mà có Thọ khổ, do quả ác mà kết trái mà có Thọ khổ, ta cứ giữ tâm bất động, Thọ đến Thọ đi mặc thọ, chẳng tác dụng ta được, do thế Thọ sẽ tịnh chỉ hoàn toàn”.
Như vậy các thầy sẽ dùng cái câu trạch pháp này, mà khi gặp cái thân quý vị đau bệnh thì qúy vị đặt cái câu này, quý vị nhắc cái tâm của quý vị:
“Thọ khổ không từ đâu đến (nó không phải ở ngoài nó đến thân ta đâu, mà nó cũng không từ đâu nó đi hoàn toàn là do duyên hợp mà thành mà), cho nên toàn là do duyên ác mà có thọ khổ, do quả ác mà kết trái mà có thọ khổ, ta cứ giữ tâm bất động, Thọ đến thọ đi mặc Thọ chẳng tác dụng được tâm ta, do thế Thọ sẽ tịnh chỉ hoàn toàn”.
Đó, phải hiểu được như vậy thì chúng ta mới tịnh chỉ được các thọ, có như vậy thì chúng ta mới làm chủ được cái thọ của chúng ta, còn nếu không thì chúng ta yếu đuối đây rồi chúng ta sẽ bị thọ làm cho chúng ta bò càng, bò niểng, sợ hãi. Đó thì như vậy là cái câu trạch pháp này quý thầy phải nhớ kỹ để thường nhắc nó.
Câu thứ hai: “Thọ là vô thường, không có ngã, ta chẳng hề sợ hãi và nao núng. Thọ khổ hãy đi đi”
Đó, là câu thứ hai chúng ta đuổi nó đi đi, bây giờ mày nhức cái đầu thì hãy đi đi đừng có ở đây, mày là vô thường, lúc mày có, lúc mày không, tại sao hôm qua mày không có nhức đầu, hôm nay mày nhức đầu, mày hãy đi đi, mày không phải là cái ngã. Cho nên vì vậy đó cái câu pháp hướng này để giúp cho chúng ta đánh đuổi cái thọ, cái nhức đầu của chúng ta. Thầy nhắc lại câu hai:
“Thọ là vô thường, không có ngã, ta chẳng hề sợ hãi và nao núng. Thọ khổ hãy đi đi”
Đó là chúng ta đuổi nó đi.
Câu ba: “Thọ khổ là vô chủ, không phải của ta, không phải của ai hết, của nhân quả duyên hợp, vậy Thọ hãy đi đi”.
Nó là do duyên hợp của nhân quả mà, do ngũ uẩn duyên hợp của chúng ta mà, bây giờ nó có Thọ nhức cái đầu hoặc đau cái bụng đây, nó không phải của chúng ta, nó bây giờ nó đi cầu không được nó nhức nhối đây, nó đều là cũng cái nhân quả thôi cho nên đi đi, chứ đừng có ở đây.
(Hết băng số 49)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét