Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Băng số 33



Mục lục
1.   Thầy giảng về sadi
 2.   Điều kiện để độ người sadi
3.   Điều kiện để độ người xuất gia thọ cụ túc giới
4.   Nghi thức xuất gia thời Đức Phật và ngày nay.
5.   Thứ lớp của sự thọ giới
1. Thầy giảng về sadi

Từ 7 tuổi đến 13 tuổi đó gọi là Sadi, khưu ô Sadi, cái tên của nó đó, gọi là khưu ô Sadi, nghĩa là Sadi đuổi quạ, đuổi chim đó chứ không có làm gì được hết á. 14 đến 19 tuổi gọi là Sadi ứng pháp sadi. Nghĩa là bắt đầu từ cái tuổi 14 đến 19 tuổi á, thì bắt đầu đây nó mới là thực hiện cái pháp Sadi nó đúng. Chớ còn từ cái 7 tuổi đến 13 tuổi thì nó chưa thực hiện cái pháp Sadi được, cho nên nó còn có rất nhiều lỗi lầm ở trong cái pháp Sadi. Cho nên do đó thì nó gọi là khưu ô Sadi chứ không thể nào mà gọi là ứng pháp Sadi được. Còn từ 14 tuổi đến 19 tuổi thì nó sống đúng pháp Sadi cho nên gọi là ứng pháp Sadi. Từ 20 tuổi đến 70 tuổi gọi là danh tự Sadi. Nghĩa là từ 20 tuổi đến 70 tuổi mà thọ Sadi thì gọi là danh tự Sadi.

Còn 2 chủng loại là cạo tóc, nhuộm áo nhưng chưa thọ sadi thập giới gọi là hình đồng Sadi. Nghĩa là cái hình dáng thì nó giống sadi nhưng nó chưa là phải Sadi gì hết. Như quý thầy mà mới có làm cái lễ cạo tóc thôi, thế pháp đó thì chưa có thọ giới sadi, chưa gì hết đó thì đương nhiên coi như mình chưa có vào cái lộ trình của người tu sĩ, mà mình còn ở trong lộ trình của người cư sĩ nhưng  mình cạo đầu thôi chứ hổng có gì, hổng có gì hết. Thì cái sadi đó gọi là hình đồng Sadi. Đã thọ Sadi thập giới gọi là pháp đồng Sadi. Nếu mà từ 20 tuổi đến 70 tuổi mà thọ thập giới  Sadi rồi thì gọi là pháp đồng Sadi. Bây giờ nó có pháp rồi, nó cũng như là cái Sadi, ứng pháp Sadi đó, nó lấy cái pháp, nó đã thực hiện cái giới pháp được rồi. Còn cái người 20 tuổi mà đến 70 tuổi mà cái tên của nó đó (mình mới chỉ cạo tóc thôi đó, chưa có thọ Sadi đó) thì nó là danh tự Sadi, cái tên gọi là xưng danh tự, danh tự chỉ là cái tên thôi, cái tên Sadi thôi chứ nó chưa có nghĩa lý gì hết. Cho nên nó còn có cái tên gọi là hình đồng Sadi. Cái hình nó thì giống Sadi nhưng mà nó chưa có phải là Sadi.

Nhưng mà sau khi đó thọ thập giới sadi thì mới gọi là pháp đồng Sadi. Bây giờ mới đúng là Sadi đó. Cho nên chúng ta thấy Sadi nó có nhiều cái thành phần ở trong đó, chứ không phải mà thấy người nào cạo tóc cũng là Sadi hết đâu. Không phải đâu. Có rất nhiều cấp độ, có rất nhiều thành phần.
2. Điều kiện để độ người sadi
Người độ sadi xuất gia, tuy không có quyền, có giai cấp nhưng có sự hạn chế trên tư cách. Nghĩa là cái người mà độ cho cái người mà Sadi xuất gia đó, thì nó không phải là lấy cái sự độ đó làm cái quyền của mình. Mà nó cũng hổng có giai cấp lớn hay nhỏ nữa. Nhưng nó có sự hạn chế trên cái tư cách của người đó, có độ được Sadi hay là không. Ví dụ như bây giờ một vị hòa thượng mà cái tư cách nó không đúng thì cũng không độ được cái vị Sadi nữa. Chứ chưa nói chi nữa là một cái người mà đại đức, một cái người mà hàng giáo phẩm thấp hơn cái bậc hòa thượng mà cái giới luật đức hạnh, tư cách của họ không có đúng người tu sĩ của đạo Phật thì họ cũng không được độ Sadi nữa. Nghĩa là cái người có đủ cái tư cách mới độ cái chú Sadi. Còn cái người mà không đủ tư cách không có được độ chú Sadi.

Tại sao vậy? Tại vì mình không có đủ cái tư cách của vị tu sĩ, giới luật mình không nghiêm túc mà mình độ cái chú sadi đó thì mình làm cho cái mầm non, cái nhân tài của Phật giáo nó sẽ bị hư hoại đi, cũng như cái mầm non nó bị thúi đi, nó làm cho thúi đi. Chẳng hạn mình phá giới, mình độ người ta cũng tu thì nó sẽ phá giới. Tức là cái mầm non đó nó sẽ bị tiêu đi. Đó là như vậy đó. Cho nên đó là cái vấn đề rất quan trọng nhưng mà không phải là cái người đó nói họ có quyền , hoặc là cái giai cấp mà như thế nào đó bắt buộc người ta phải thọ giới Sadi hoặc là thế này kia, phải có cái giai cấp: ờ bây giờ tui có giai cấp là vua chúa thì tui mới độ Sadi được hay hoặc là tui, cái giai cấp của tui, hoặc là tui có quyền, quan quyền tui mới độ Sadi, không phải. Ở trong đạo Phật thì không phải.

Cái người mà độ chú Sadi là phải cái người có cái tư cách,đạo đức của một vị tu sĩ. Tức là cái người đó phải có giới hạnh nghiêm chỉnh, thì dù là cái người đó Thầy nói họ mới có thọ tỳ kheo thôi, bữa nay ngày mai thôi mà cái tư cách họ họ giữ gìn giới hạnh của họ đúng cái tư cách của một vị thầy á. Nghĩa là bây giờ họ thọ cụ túc giới, mà thập giới sadi họ rất là nghiêm chỉnh, họ không có vi phạm. Nghĩa là cái người mà thọ tỳ kheo á, thì tức là họ giữ gìn giới hạnh Sadi rất là nghiêm chỉnh rồi. Bây giờ bước đầu họ vô họ thọ cụ túc giới rồi. Thì cái người đó, ngay liền đó họ độ cái chú sadi được rồi.

Còn  bây giờ cái vị đó họ đã sống liên tục ở trong cái đạo mà họ đã thọ giới cụ túc nay là hai chục năm hay là bốn chục năm hay là sáu chục năm rồi. Tuổi đạo của họ có tới sáu chục năm rồi, mà cái giới hạnh Sadi của họ chẳng ra gì á thì họ cũng chưa có đủ cái tư cách mà độ Sadi nữa. Bởi vì phải hiểu sadi là cái mầm non của Phật giáo, cái nhân tài của Phật giáo sau này. Cái tăng giáo đoàn của Phật nó còn hay mất là do mấy cái chú Sadi này. Đó, phải hiểu như vậy thì chúng ta mới thấy cái tư cách của cái vị độ mà người Sadi là người bắt đầu vào cái lộ trình thứ hai của lộ trình mà tu sĩ đó, thì phải là cái người có đủ tư cách như vậy nó mới được. Nghĩa là nói chung là cái người đó phải đủ thập giới Sadi, nghĩa là giữ tròn nghiêm chỉnh thập giới Sadi.

Thì ở đây, nó cho cái tư cách đó nó phải nằm ở trong cái chỗ nào? Ở trong cái giới luật của Phật nó cho cái vị tỳ kheo đó, phải có đủ 10 năm mà học cái giới luật. Nghĩa là sau khi thọ tỳ kheo rồi 10 năm mới có độ Sadi được. Đó là cái thứ nhất. Nghĩa là trải qua một thời gian, cái vị tỳ kheo đó phải 10 năm học giới luật hai trăm năm chục giới á. Hoặc là tỳ kheo ni cũng phải vậy, 348 giới mới được độ người. Nếu chẳng biết ngũ pháp thì suốt đời cũng chẳng được độ người. Ở trong giới luật thì nó còn nói thêm nếu 10 năm học giới luật thông suốt rồi mà chẳng biết ngũ pháp thì cũng không được độ người nữa. Vậy thì ngũ pháp là gì? Ở đây nó sẽ nêu lên 5 cái pháp mà cái người mà độ chú Sadi thì phải biết rõ năm pháp.

Một, phải thông hiểu sự lợi ích rộng lớn của giới luật tỳ kheo và tỳ kheo ni. Như vậy mà cái người này phải 10 năm học giới rồi thì đúng rồi.

Hai, giải quyết được nghi vấn và tội khinh, tội trọng đáng phạm của đệ tử. Nghĩa là mình phải giải quyết được những cái nghi vấn về cái tội trọng, tội nặng, tội nhẹ của các đệ tử của mình thì mình mới có thể giải quyết được, mình mới nhận được Sadi, nhận đệ tử.

Ba, đệ tử ở phương xa, đủ sức khiến cho đệ tử quay về. Nghĩa là đệ tử của mình đi đâu xa đó, mình gọi là phải về. Thì như vậy đó là mình mới có độ Sadi mới được. Còn nếu mình gọi nó hổng về thì mình không có độ nó được.

Bốn, phá được kiến chấp, tà ác của đệ tử và răn dạy đừng làm điều ác. Nghĩa là đệ tử mà nó có những cái tà kiến, tà ác ở trong đầu của nó, nó đã nhiễm những cái kiến giải của những người khác thì nó không có chịu...một vị thầy đó phải đủ cái sức mà phá được cái kiến chấp của đệ tử của mình thì mới nhận, mới độ cái Sadi. Còn nếu mà phá không được kiến chấp của họ, thì không có nên độ Sadi. Bởi vì mình răn dạy mà nó mang những cái kiến chấp của nó, đầy ắp ở trong cái đầu của nó, nó đâu có nghe lời mình dạy, mình dạy giới luật nó cứ nghe những cái lời dạy của tà giáo ngoại đạo nó đem nó phá giới, phá luật đó. mình dạy nó không được thì thôi mình khép chân đi, mình đầu hàng đi, đừng có nhận đệ tử nữa... Bởi vì mình dạy nó không được thì tốt hơn là mình đừng có nhận. Bởi vì mình phá không nổi những cái kiến chấp, tà chấp của nó thì mình đóng cửa đi, đừng có nhận người nào nữa hết.

Do vì vậy mà quý thầy thấy trong 17 năm trời mà Thầy phá những cái kiến chấp của họ ở trong đầu của họ. Họ mang đầy những cái kiến chấp, cái kiến chấp của thiền tông, cái kiến chấp của đại thừa. Thầy biết rằng họ không đi tới đâu, nhưng mà bảo họ quay về giới luật thì họ nói Thầy ép xác khổ hạnh bằng cách này bằng cách khác, không có thể tu hành được. Thầy dạy cái ăn, cái ngủ không, không có dạy tu tập cái gì cả hết. Mà chính cái chỗ đó là phá cái kiến chấp của họ, để họ đừng lầm lạc. Nhưng mà cuối cùng thì họ chẳng nghe, vì vậy mình thấy mình không có đủ cái khả năng phá cái kiến chấp của họ, cho nên mình không có nhận họ nữa.

Do vì vậy đó mà ở trong 5 cái điều này, Thầy thấy nó rất là chí lý. Mình không có đủ khả năng phá kiến chấp, tà chấp của họ thì thôi, đừng có nhận họ làm đệ tử, họ muốn tu sao đó được thì họ tu.

Năm, nếu đệ tử bệnh, chăm sóc như cha nuôi con. Nghĩa là cái điều kiện thứ năm mà cái người mà biết thương đệ tử của mình như là một người cha thương con thì mình nên độ cái chú Sadi, mình nên độ Sadi cho theo tu hành với mình. Còn nếu mình không có thương nó thì thôi mình đừng có nên độ. Mình độ rồi mình bỏ nó khi đau ốm, nó không có cha có mẹ chăm sóc nó, ai chăm sóc nó? Chỉ có thầy mà thôi. Đó, thì như vậy đó mình thấy cái bổn phận của mình, năm cái điều kiện này ngoài cái giới luật mà căn bản đủ cái tư cách làm thầy, nó còn phải có những cái điều kiện mà mình phải đủ cái sức của mình, đủ cái khả năng, đủ cái oai đức của mình để mình lôi những cái đệ tử mà có những cái tà kiến, kiến chấp trở lại. Điều đó là cái điều rất khó, năm cái điều này coi vậy chớ nó hổng có đơn giản.

Mà ở trong cái chỗ giới luật mà nó đưa ra như thế này, thật khó cho một vị làm thầy chớ không phải dễ. Cho nên đừng thấy người ta ai cũng xin vô mà thọ Sadi. Coi chừng mình thọ Sadi thập giới rồi hoàn toàn nó tan nát giới luật của Phật hết. Nó không có thực hiện được. Nếu không thấy 5 cái điều này, độ người sẽ đắc tội. Đắc tội gì đây?  Đột kiết la. Muốn độ Sadi phải đủ 5 điều theo trong kinh giới dạy.

Theo ở trong kinh giới dạy, nó có 5 cái điều mình mới có độ được chú Sadi.

Một, phải thông suốt 4 bộ A hàm. Hai, phải biết giới, tức là mình phải thuộc giới bổn đó. Ba mình phải biết kinh, tức là những kinh như kinh A hàm đó, hoặc là kinh nguyên thủy, kinh Đại Thừa gì mình cũng phải biết. Bốn, phải có huệ, tức là phải có  trí tuệ. Năm, phải có đức.

Đó, thì ở trong kinh giới Phật dạy một người mà muốn độ Sadi đó mà tu theo mình, thì thứ nhất mình phải thông suốt 4 cái bộ A hàm, kế đó là giới luật,  tất cả những cái kinh khác mình phải thông, rồi mình phải có trí tuệ và đức hạnh. Thì những cái điều đó là cái điều cần thiết cho một vị mà làm thầy độ cái chú Sadi. Mà lại còn có năm điều nữa. Nghĩa là muốn mà độ một chú sadi thì vị thầy phải có 5 cái điều nữa chứ không phải có bấy nhiêu đó đủ, nhưng mà tạm đủ cho 5 cái điều đó để cho thấy một vị thầy có đủ 5 cái điều đó là có thể độ được rồi, nhưng lại còn có thêm nữa thì càng tốt chứ không sao hết.

Vì vậy mà lại có năm điều nữa. Thứ nhất là phải thọ trì giới, nghĩa là cái vị thầy đó giới luật phải nghiêm chỉnh đó gọi là thọ trì giới. Hai, phải không phạm giới, nghĩa là cái vị thầy đó phải luôn luôn là không có phạm giới chứ còn phạm giới là không được rồi. Ba, vị thầy đó phải nhẫn nhục, phải có cái đức nhẫn nhục. Bốn, phải hiểu  thấu suốt được tất cả các kinh. Năm, phải giữ gìn tất cả những cái oai nghi, tế hạnh của mình phải là nghiêm chỉnh. Đừng có để mà sơ suất, để cho cái người học trò của mình, mình dạy nó cái oai nghi như vậy, mà rồi mình làm sai cái oai nghi đó, thì nó sẽ cười mình, nó sẽ không có đủ cái niềm tin ở mình, mình hướng dẫn rất khó. Cho nên phải giữ gìn rất là cẩn thận, khi mà mình nhận học trò thì từng chút, từng chút mình phải cẩn thận, chớ để không thì nó sẽ hư đời nó tội nghiệp.
3. Điều kiện để độ người xuất gia thọ cụ túc giới

Phật dạy phải có mười pháp thành tựu mới độ được người xuất gia, thọ cụ túc, cụ túc giới. Bây giờ tới cái người thọ mà cụ túc giới thì cái vị thầy đó phải có đủ 10 pháp mới có thể độ người xuất gia thọ cụ túc.

Thứ nhất, vị thầy đó phải trì giới. nghĩa là giới luật phải là nghiêm túc rồi đó. Thứ hai, phải học rộng a tỳ đàm luật, tức là phải thông suốt a tỳ đàm luật. Nghĩa là cái người làm thầy mà cho người xuất gia mà thọ cụ túc phải rộng rãi hơn Sadi nữa. nghĩa là phải hiểu về các luật a tỳ đàm luât. Ba, phải học rộng tỳ ni luật, tất cả các luật, các bộ luật tì ni phải thông suốt hết, nó không có bộ nào mà không thông. Bởi vì nó thông suốt rồi nó mới thấy được cái đúng cái sai, còn nếu không thông suốt thì mình không có thấy cái đúng, cái sai rồi mình chấp vào một cái bộ luật nào đó, rồi mình bắt người ta phải học khô khan trong cái bộ luật đó. Thí dụ như hiện thời, thì người ta chấp vào cái tứ thần lực tỳ kheo, người ta bắt tất cả thầy tỳ kheo cũng như là mọi vị tỳ kheo ni đều phải chấp vào cái bộ luật đó. Còn tất cả các bộ luật khác thì người ta thấy nó hổng quan trọng bằng cái bộ luật này. Như vậy, thì cái đó là cái khô khan quá. Bốn là học giới. Năm là học định. Sáu là học tuệ. Bắt đầu đây, ở đây chỗ này Giới-Định-Tuệ đó, người ta nghĩ đây là giới học, định học, tuệ học. Nhưng mà không phải, giới bổn nó khác mà giới học, định học, tuệ học nó là giới kinh. Ba cái này giới, định, tuệ nó là ba cái giới kinh, họ tưởng đây là ba cái pháp môn vô lậu nó ngoài ba cái giới, nhưng mà sự thật ra nó không phải, như Thầy đã giảng dạy đó thì nó có giới hạnh, rồi giới đức và giới tuệ thì nó ứng vào trong ba cái học, giới, định, tuệ, đó là thuộc về giới kinh rồi
       
Còn cái giới bổn nó chỉ bổ túc cho cái giới học mà thôi, tức là cái oai nghi tế hạnh đó thôi, tức là giới hạnh mà thôi, nó không có nghĩa gì khác hơn hết. Vậy mà người ta hiểu cái giới nó khác với cái giới kinh, cho nên đó là cái lầm lạc của cái người sau này.

Bảy, có thể cho người xuất tội. Người thầy có thể xuất tội cho cái người đó hoặc có thể cho người đó họ sám hối cái tội của họ, hoặc là mình phạt họ bằng cách này, bằng cách khác đều là mình có cái khả năng cho họ, kết họ cái tội hoặc là thả cái tội họ, đều có khả năng làm điều đó thì mới có thể làm thầy họ. Bởi vì tì kheo khó lắm chớ không phải dễ, nó đủ cái hiểu biết mà mình không có biết xuất tội và phạm tội cho rõ ràng thì mình khó mà khiến họ được.

Tám, có thể săn sóc bệnh và sai người săn sóc bệnh. Nghĩa là cái phần thứ tám này tự thân mình chăm sóc cho tỳ kheo, hoặc mình cũng có thể tự sai tỳ kheo khác chăm sóc những người khác mà họ không dám cãi lại mình thì như vậy mình mới đứng ra mình thọ cụ túc cho họ được.

Chín, đệ tử gặp nạn có thể sai người đưa đi, hoặc là giải cứu nạn cho họ. Nghĩa là đệ tử của mình mà khi gặp nạn, mình thấy mình có đủ khả năng cứu vớt họ hoặc là đưa họ đi cho thoát nạn thì mình mới có thọ cụ túc giới. Mười, đủ 10 tuổi hạ, nghĩa là phải có đủ 10 tuổi hạ tức là 10 cái tuổi đạo á. Nghĩa là mỗi năm họ phải có 3 tháng an cư kiết hạ mà đủ 10 năm như vậy thì họ mới có đủ tư cách mà thọ cụ túc giới cho cái người mới vào thọ tỳ kheo đó.

Tóm lại, một thầy tỳ kheo độ người tu phải đủ hai điều kiện. Một, tỳ kheo giới hạ phải đủ 10 năm. Hai, thông hiểu hai bộ tỳ kheo và tỳ kheo ni. Đó là 2 cái phần mà chắc chắn là cái người muốn cho người khác thọ cụ túc thì phải đủ hai điều kiện này. Tỳ kheo cũng chỉ có thể độ Sadi, không được độ Sadini. Nghĩa là cái vị tỳ kheo thì chỉ độ Sadi mà thôi, chớ không được độ Sadini. Vì chính ngày xưa mà  Đức Phật cũng không có độ Sadini nữa. Khi mà các thầy đọc lại kinh Phật các thầy thấy rất rõ cái điều này này, ông Phật ổng thành Phật rồi mà chính ông cũng không có đứng ra ông thọ cái giới tỳ kheo ni cho các vị tỳ kheo ni. Mà chính ổng đặt ra cái pháp kỉnh, rồi từ đó các vị ni á các vị nữ á, họ đối trước các bát pháp kỉnh á, họ đảnh lễ các pháp kỉnh đó ( 8 cái pháp kỉnh) làm thầy của họ. Để rồi từ đó, họ thọ vào đó để mà họ theo cái đường lối của đạo Phật mà họ tu. Bởi vì họ chấp nhận cái bát kỉnh pháp dữ lắm. Vì đó là cái bậc thầy mà có thể đứng ra mà qui y cho họ, cho họ thọ giới đó. Chứ không phải Đức Phật. Như vậy cho nên ở đây  chúng ta mới thấy việc lạ lùng là đạo Phật cái người nam không có đứng ra thọ giới cho vị nữ. Cho nên, thầy nhớ có một lần thầy Như Hải có nói là có ông sư ở Bến Tre ổng cũng tu tập cũng có thiền định, cũng có chút ít thần thông dữ lắm. Cho nên do đó sau đó, cũng có một cái người phụ nữ, là con của một cái ông đại sứ nào đó ở bên Thái Lan hay Miên gì xuống đây. Rồi cái cô này lại mến phục cái tài đức của cái ông thầy này dữ lắm, cho nên cứ xin ông này là thọ qui y cho cô ta. Nhưng mà khi thọ qui y rồi thì cô này cô nói, cô là đệ tử của ông ta rồi, cổ cứ hầu hạ ông ta hoài, làm cho ông ta không có thể nào thoát khỏi bàn tay của cổ. Cuối cùng thì ông thầy này bị lọt vào cái lòng bàn tay của cô ta. Cuối cùng thì ông ngã ra chứ không còn ở trong vị trí tu hành được nữa. Đó thì ghê gớm lắm. Chúng ta phải nói rằng Đức Phật rất là hay đó là nhận biết được cái chỗ này cho nên ngay cả Đức Phật, Đức Phật cũng không có đứng ra để làm thầy độ bên cái giới nữ.

Tỳ kheo cũng chỉ có thể độ Sadi chứ không có thể độ cho Sadini. Chính Đức Phật cũng chưa có từng đích thân độ người nữ xuất gia. Phật từng đích thân độ nhiều tỳ kheo và cũng độ hai người Sadi là Nan đà và Gia xá, nhưng chưa từng đích thân độ một nữ chúng. Nghĩa là cái chúng mà tu tập á, thì Đức Phật  không có đứng ra mà độ, chưa từng đích thân độ. Luận Các-bà-đa quyển hai, trong cái bộ luận này, nó đem nêu ra những cái câu chuyện này, nhưng chúng ta không có thấy ở trong kinh giới có nói vấn đề này. Nhưng mà theo những cái bản kinh giới, thì Thầy thấy những cái hàng cư sĩ, những cái nữ cư sĩ, cũng như là những cái người nữ mà đến mà nghe pháp xin Phật xuất gia, thì các vị đó theo Thầy thấy trong kinh giới thì rất rõ các vị đó cũng chỉ nói lên ba lần, con xin qui y Phật, qui y Pháp để con thành cư sĩ hay là ưu bà tắc, ưu bà di, có vậy thôi rồi đương nhiên Đức Phật chấp nhận đã là thành ưu bà tắc, ưu bà di.

Thì như vậy, tức là Đức Phật đã thọ, đã đứng ra nhận cái người đó, người nữ đó để làm đệ tử cư sĩ của mình chứ gì. Là như vậy là đã nhận rồi chứ còn gì, mà người ta thọ Tam Bảo, Đức Phật cũng nghe cái người ta xưng lên ba lần, nói như vậy để xin qui y Phật Pháp Tăng. Thì xin trước với Đức Phật thì như vậy Đức Phật đã chấp nhận họ, thì như vậy đâu có phải là không độ họ. Rồi, có một nữ cư sĩ, khi nghe pháp xong, họ xin Đức Phật độ cho họ xuất gia. Thì lúc bấy giờ nó có giáo đoàn ni, người đó cũng cũng đứng lên xin Đức Phật như vậy ba lần, Đức Phật cũng chấp nhận, cho nên mới gởi họ về bên giáo hội ni do cái người ở bên ni người ta lãnh cái chúng ni chứ đâu có cho ở bên đây được. Do đó, thì nó cũng đâu có gì đâu. Nhưng mà, trong kinh thì nó lại nói như vậy. Thì Thầy thấy ra cái điều đó Thầy cũng đặt cái câu hỏi, không biết có hay chăng nhưng mà trong kinh nó rõ ràng là có những cái điều kiện mà những cái bài kinh chúng ta thấy rất rõ là Đức Phật có nhân đệ tử nữ chứ đâu phải không có nhận, không có nhận họ xuất gia hoặc là cư sĩ đâu, có nhận chứ không phải không. Nhưng mà ở đây thì kinh giới này hổng biết nó kiếm cái bộ kinh nào ở đâu nó nói ra ở đây Thầy cũng chưa biết. Cho nên những cái điều này chúng ta còn đặt những câu hỏi và chúng ta tìm trong tất cả bộ kinh giới từ ở đâu mà nó lưu xuất ra cái đoạn kinh này.

Cho nên đọc hết trong kinh từ A hàm cho đến kinh nguyên thủy thì Thầy cũng không thấy cái chỗ này, thường thường Thầy thấy rất là có, Phật có nhận người nữ, cư sĩ nữ trở thành đệ tử của mình cũng nhiều. Và cũng là nhận cho họ xuất gia, rồi đưa cho họ về cái giáo đoàn ni, chứ không có ở trong cái giáo đoàn tăng.

Tỳ kheo ni phải đủ 12 năm giới lạp trở lên mới được độ người xuất gia, nghĩa là Tỳ kheo tăng thì có 10 năm à còn tỳ kheo ni phải 12 năm trở lên mới có thể được độ. Ở đây thầy nhắc lại, ni chúng đầu tiên do Bát Kỉnh pháp mà xuất gia. Về sau, ni chúng thế độ ni chúng. Còn khi mà đầu tiên chưa có ni á, thì ni chúng lấy Bát kỉnh pháp mà xuất gia chớ không phải xuất gia với Phật. Đó là cách thức mà ở trong giới bổn nó nêu ra những câu nói đó. Chớ còn thật sự Thầy đọc ở trong giới kinh, trong những cái bài kinh của Phật ở trong bộ kinh Nguyên Thủy cũng như là kinh A hàm á, thì thầy thấy Phật có độ, cư sĩ, nữ cư sĩ, nữ tu sĩ xuất gia tu hành chứ không phải không. Cho nên mà khi chúng ta đọc những Thánh ni á, chúng ta thấy rất rõ. Có người thì được Đức Phật trực tiếp độ cho họ, cho họ cái pháp, cho họ cái bài kệ. Họ nghe cái bài kệ, rồi lấy cái bài kệ họ làm pháp hướng từ đó họ tu chứng quả A la hán. Chớ đâu phải là qua ai đâu.
       
Thầy thấy rất rõ, khi mà ngộ được cái lý nghe Phật giảng rồi ngay đó người ta xin Phật xuất gia. Phật chấp nhận cho họ xuất gia rồi, tức là họ qui y rồi chứ gì. Khi mà thọ rồi thì Đức Phật cũng đưa họ qua bên ni giới. Họ ở bên đó. Mà trong cái thời Đức Phật nó rất đơn giản. Khi mà chấp nhận họ rồi thì coi như là họ thọ cụ túc rồi, chớ hổng còn là Sadi, hoặc là cái này, cái kia, nọ, tùm lum như mình ở trong cái giới bổn bây giờ nó nhiều cái đẳng cấp. Qua những cái đẳng cấp này, chúng ta thấy ở trong giới bổn thì dường như nó chịu ảnh hưởng của giới luật, cái pháp luật của thế gian của phong kiến, của ngày xưa mà nó sinh ra quá nhiều, quá rườm rà những cái pháp yết ma giống như cái kiểu cách mà bộ lễ của vua chúa. Phải làm cái lễ này, lễ kia, lễ nọ.

Như là các ngài đều là những cái người mà nghiên cứu về cái lễ nghi của vua chúa phong kiến, họ rút tỉa ra họ viết thành cái bộ các pháp yết ma. Cho nên nó quá phiền phức. Theo qui định trong giới bổn thì không cho đồng thời thế độ 2 người Sadi xuất gia một lượt. Nghĩa là, hai người Sadi mà xuất gia một lượt vậy, Thầy muốn nay làm cái lễ cho 2 người mà độ 2 người Sadi một lượt á, thì trong giới bổn không được phép, độ 1 người thôi chứ không cho 2 người. Vì nó nói như thế này nè, mình cho 2 người Sadi xuất gia một lượt á, thì bắt đầu nó vô ở chùa mình. Hai thằng nhỏ này nó ở chung nhau nó giỡn dữ lắm, rồi đánh lộn nữa, nhiều khi nó làm đủ cái trò của nó, nó còn quen cái thói thế tục mà, cho nên mình cho một thằng thôi. Thằng này mình kèm cho được rồi năm sau mình cho thằng nữa thì thằng này nó giữ được cái hạnh nó rồi, thằng sau vô nó kèm thằng đó thì đỡ mình. Mà cho 2 thằng thọ một lượt á. Vô đây nó làm những cái trò coi như là, mình không có kèm dạy nó được đâu. Hai thằng quỉ này không phải chuyện dễ.

Bởi vì nó con nít mà, nó mới 7,8 tuổi, rồi mười mấy tuổi đó, nguy hiểm lắm không dễ đâu. Cho nên cái người lớn mà mình độ nó dễ hơn con nít. Nhưng mà cái người  mà có duyên với con nít thì cũng độ được. Thầy thấy ở ngoài Long Thành có thầy An Lạc Hạnh đó, thầy nuôi chúng toàn là con nít không à, như cái trại mồ côi vậy. Chút chút vậy, cả mười mấy chú vậy mà thầy cũng nuôi được, cũng răn tụi nó sợ còn có người thì con nít hổng sợ.
Ở đây thì nó nêu có hai lý do. Một, là đồng thời không nên nuôi hai Sadi. Hai là đệ tử Sadi nhiều, sức dạy dỗ không đủ. Nghĩa là Sadi mà nhiều quá cái sức dạy dỗ của mình nó không đủ sức. Rồi cái giới luật nó dễ bị phạm. Trong giới luật cũng có hai lệ. Nếu vị thầy trí tuệ cao sâu, phước lực thù thắng, có đủ khả năng dạy dỗ, nuôi thì không ngại gì nuôi 2 Sadi trở nên. Nghĩa là mình có đủ đức độ thì mình không ngại gì mình nuôi 2 Sadi hay là 5, 10 Sadi cũng được chứ không phải hạn chế. Nhưng mà cái buổi mà làm cái lễ 1 lần 2 chú thì không được, nghĩa là làm cái lễ mà thọ cho hai người một lượt thì không được. Nhưng bây giờ thì chúng ta làm cái lễ gộp cho nó dễ, để bữa nay làm cái lễ thọ chú, ngày mai làm cái lễ chú cũng cực gần chết đâu có sung sướng gì. Kinh giới gì mà bày đặt thiệt là vất vả quá. Gộp cho nó 5, 10 đứa vậy cho nó làm cái lễ một lần cho nó mau, nó gọn. Còn cứ bữa nay làm lễ một đứa, bữa kia làm lễ một đứa nó rất là vất vả.

Giới kinh có dạy có bốn bậc thầy. Một, có pháp lại có cơm ăn. Ở đây, nó dựa vào ở trong giới kinh mà nó nói ra cái này mà như hồi sáng Thầy nói đó, để chon cái chỗ ông thầy mà ở, nó dựa vào chỗ này nó viết ra cái này là cái bài kinh gọi là khu rừng đó, thì nó dựa vào chỗ này mà viết ra. Hai, có pháp mà không có cơm ăn. Ba có cơm mà không có pháp. Bốn  có pháp mà không có cơm. Vị thầy lý tưởng nhất là vị thầy thứ nhất, nghĩa là có pháp mà có cơm. Cho nên chúng ta chọn vị thầy có pháp mà có cơm. Không nói cái chỗ mà ở đó có cơm ăn, có pháp tu như thế nào thì nó không nói. Nhưng mà nó chọn 4 cái vị thầy đó, nó chỉ cho chúng ta là cái chỗ có pháp có cơm, còn tất cả cái kia thì mình không xài. Nhưng ở trong kinh Đức Phật dạy đó, là có pháp mà không có cơm thì cũng không được lìa ông thầy đó như hồi sáng Thầy đã dạy rồi mà. Còn cái chỗ mà có pháp có cơm thì chúng ta ở suốt đời.

Còn ở đây thì ba vị thầy sau thì không nên ở. Dù có pháp mà không có cơm thì cũng nên đi. Có cơm mà không có pháp thì cũng nên đi.  Không có pháp, không có cơm thì cũng không có ở. Riêng có vị thầy có pháp, có cơm là nên ở. Vị thầy thứ hai, có pháp mà không có cơm áo. Ở đây nó cũng dựa vào kinh ấy nó cũng nói. Một vị thầy thứ hai, có pháp mà không có cơm cũng không được ly khai. Còn hai vị thầy kia thì chẳng nên theo mà tu hành. Dựa vào giới kinh mà nói thì đó là đúng rồi.
       
Thật ra người chỉ biết thu đồ chúng xuất gia mà tự mình lại không thể dạy đồ chúng, dạy đệ tử xuất gia đúng như pháp. Ấy là người có lỗi rất lớn. Nghĩa là mình thu đồ chúng xuất gia mà mình không có dạy đồ chúng theo  đúng như pháp xuất gia thì là mình có tội rất lớn. Nghĩa là thay vì pháp xuất gia chúng ta thấy rất rõ chứ gì, thập giới sadi đó: ăn ngày một bữa nè, không cất giữ tiền bạc nè, không có nằm giường cao rộng lớn nè, không có xem ca hát, không có ca hát. Bây giờ để đệ tử mình xem ca hát, nghe ca hát rồi đá banh, đá bóng rồi giữ tiền giữ bạc, rồi ăn uống phi thời thì thử hỏi ông thầy như vậy có tội rất lớn không. Có tội rất lớn. Trong giới bổn nó cũng nói rất đúng. Thật ra người chỉ biết thu đồ chúng xuất gia mà lại tự mình lại không thể dạy dỗ đệ tử xuất gia đúng như pháp ấy là người có tội rất lớn. Nó kết cái tội rất lớn.

Bây giờ chúng ta nhìn thấy có nhiều người thu đồ chúng rất nhiều nhưng mà cái giới luật Sadi có đúng không. Bởi vì mình thu đồ chúng thì mình phải thọ giới Sadi cho người ta chứ gì, mà giờ Sadi có đúng không. Rồi ông thầy cũng giống như đồ chúng, đồ chúng cũng giống như ông thầy. Ông thầy cũng xem tivi, học trò cũng xem tivi, ông thầy xem ca hát học trò cũng xem ca hát. Rồi ông thầy ăn phi thời học trò cũng ăn phi thời. Ông thầy cất giữ tiền bạc, học trò cũng cất giữ tiền bạc. Ông thầy có xe cup thì học trò có xe honda. Ông thầy có gì học trò có nấy hết. Thành ra thầy trò giống nhau, giới luật đều bỏ qua một bên. Như vậy là thầy trò đều có tội.

Dù kẻ đồ tể dù làm nghề ác nhưng không phá hoại chánh pháp Như Lai thì nhất định không đọa ba đường ác. Ở đây trong giới bổn, cái người viết kinh này á, viết kinh giới họ cho chúng ta thấy. Dù kẻ đồ tể hàng ngày giết heo giết bò, giết trâu đem bán thịt ngoài chợ á làm một cái nghề nghiệp rất là ác nhưng nó không phá hoại chánh pháp đâu. Nó không bằng một cái ông thầy mà nhận đồ chúng xuất gia, mà để cho đồ chúng phạm 10 cái giới Sadi như vậy thì nó không đọa vào ba cái đường ác bằng ông thầy đó sẽ bị đọa vào ba cái đường ác. Làm thầy mà không răn dạy đệ tử, làm phá hoại Phật Pháp nhất định sẽ đọa vào địa ngục. Thì đây là cái giới luật nó đã nhất định như vậy.

Nhưng mà Thầy thấy nói thì nói chứ không phải như vậy. Đồ tể mà giết hại thì phải đọa địa ngục chứ làm gì nó tránh được nhân quả đọa địa ngục đâu. Chúng ta phải hiểu những cái điều kiện. Còn cái ông thầy mà dạy đệ tử như vậy đó là phá hoại Phật Pháp thì như vậy là ông thầy đó chỉ mang nợ của đàn na thí chủ nhiều đời nhiều kiếp, và đồng thời làm cho Phật Pháp suy vi á, suy đồi á thì ông thầy đó cũng phải chịu gánh cái tội lỗi đó chứ không phải là không có gánh chịu. Mặc dù bây giờ cái phước ông có, ông làm hòa thượng, ông làm thầy này thầy kia. Nhưng mà cuối cùng thì ông phải thọ lãnh cái điều kiện mà cái đám học trò và ông phạm giới. Làm cho Phật Pháp nó mất đi cái sự tin tưởng của người khác. Làm cho người ta không thể nương vào Phật Pháp mà người ta được giải thoát, cứu người ta ra khỏi cảnh khổ của nhân quả Thì ông thầy cũng phải lãnh đủ những cái tội lỗi chứ không thể tránh khỏi.
       
Ở đây, so sánh cái người đồ tể với ông thầy á. Thì thầy thấy nó cũng hơi thái quá. Vì cái người đồ tể họ không biết nhưng mà họ vẫn làm ác thì phải chịu nhân quả khổ. Dù một người không biết nhưng mà làm cái điều đó thì nhân quả cũng phải đến với họ. Còn cái người mà biết nhưng mà làm sai thì cái nhân quả thì nó công bằng lắm, anh biết mà anh làm sai cũng vậy tôi cũng phạt anh vậy thôi chứ không phải anh biết pháp luật mà anh làm sai tôi phạt anh nặng thì không phải . anh biết mà anh làm sai tôi cũng phạt anh vậy bởi vì cái tội ác của anh cũng y như cái người không biết. Thí dụ như mình biết mình cố gắng mình giữ mình không đạp kiến, còn người ta không biết người ta đạp kiến. Dù là vô tình người ta đạp kiến nhưng con kiến chết thì cũng có sự đau khổ của con kiến. Cái nhân quả đó, họ cũng phải trả có cái tai nạn gì đó xảy đến với họ, xe đụng gì kia nó không chạy khỏi. Còn chúng ta giờ có biết, mà chúng ta cố gắng chúng ta tránh thì chúng ta không có làm cái điều ác. Còn nếu mà chúng ta biết nhưng chúng ta nhắm mắt chúng ta đi, đạp kiến gãy giò gãy cẳng, thì chúng ta cũng phải trả như cái người kia thôi. Chớ hổng phải là cái nhân quả nó bắt chúng ta phải trả nặng hơn. anh biết mà anh làm nó phải nặng hơn, Hổng phải đâu. Không phải vậy. Cái nhân quả nó rất công bằng ở chỗ đó, dù biết hay không biết, thì chúng ta vẫn có sự đau khổ của chúng sanh do cái thân của chúng ta làm thì chúng ta phải chịu lấy cái quả khổ bằng với nhau chứ không hơn.
       
Bởi vì vô minh mà bây giờ mình minh rồi, mà mình lại còn làm thì mình cũng chịu cái tội cũng như người vô minh chứ không có hơn gì hết, chớ hổng phải là mình biết rồi nó nặng hơn, hổng phải. Nghĩa là cái người biết rồi mà còn đạp gãy giò cẳng kiến thì hai lần xe đụng, còn cái người mà không biết thì có một lần xe đụng. Thì cái chuyện đó hổng có đâu. Bởi vì mình làm một lần, con kiến nó gãy chân đau nó thì mình cũng phải trả một lần, mình cũng bị xe đụng gãy chân một lần chớ hổng phải hai lần được. Nhân quả nó công bằng như vậy đó, dù là mình biết, tức là mình minh rồi mà mình có làm cái sự đau khổ là mình trả quả một lần, mà cái người không biết, người ta vô tình, người ta không biết gì hết, người ta đi, người ta cũng làm cái sự đau khổ đó, thì cái sự làm đau khổ của người biết thì hai cái đau khổ bằng nhau chứ không khác. một con kiến gãy chân thì nó đau cũng bằng con kiến kia gãy chân chứ không phải người không biết mà làm nó đau hơn hoặc là người biết đã làm nó đau hơn, cái mức độ đau thì nó cũng ngang nhau, cho nên cái trả nó cũng như vậy thôi. Đây nó phải luận cho nó công bằng, nó hợp lý, chứ không có thể nào mà ngoài cái công bằng đó mà được. Bởi vì luật nhân quả nó rất công bằng.
       
Vậy mà người xuất gia ngày nay có được bao nhiêu vị thầy thông hiểu giới kinh, giới bổn. Nhìn vào cái giới xuất gia của chúng ta ngày nay, thì chúng ta thấy cái người mà hiểu giới kinh giới bổn có nhiều. Có nhiều người chuyên môn về giới mà toàn giới bổn. Còn có nhiều người thì học giới kinh mà hổng biết đó là giới kinh. Đó là kinh thôi chứ không biết giới kinh, thì cái người mà hiểu cả giới bổn và giới kinh, thì theo Thầy thiết nghĩ hiện bây giờ rất hiếm. Không có có nữa chứ đừng nói. Thành ra khi họ giảng kinh là họ giảng kinh chớ họ hổng biết đó là họ giảng giới. Còn trái lại một người mà giảng giới họ biết họ giảng giới chớ họ hổng biết họ giảng kinh.
       
Cho nên, 2 cái này nó trở thành hai cái pháp môn mà họ không thấy. Do vì cái chỗ không thấy đó nó có nhiều cái sự lầm lạc của Phật Pháp rất lớn. Như muốn hợp lại qui định, cơ hồ không ai dám độ người thế tục xuất gia nữa. Nghĩa là bây giờ đó, nếu mà mình lấy cái chỗ hiện bây giờ mình thấy cái hiện tượng xã hội mình bây giờ đó chắc chắn nếu mà đứng ở trong giới kinh, giới bổn á mà mình xuất gia cho họ thì mình thấy họ không có thể nào mà họ tu tập nổi thì mình không có dám mà độ ai hết. Nghĩa là họ không tu tập nổi thì họ phạm giới, mà giờ họ phạm giới thì mình cũng có tội trong đó. Cho nên không có dám xuất gia cho ai. Sadi cần phải xuất gia, nghĩa là cái người Sadi đó cần phải xuất gia tức là cần phải đi cái lộ trình mà tu tập chớ không phải là Sadi hình đồng rồi mình cũng ở cái lừng chừng lừng chừng người cư sĩ đó không thì không được.
4. Nghi thức xuất gia thời Đức Phật và ngày nay
   
Sau khi xuất gia và thọ thập giới nếu chưa phải một pháp đồng sadi thì được gọi là hình đồng sadi. Nếu bây giờ mình chưa có cái pháp tức là mình chưa có thọ thập giới Sadi đó, mình chưa có pháp tu của mình, chưa có pháp giữ đức hạnh của mình thì lúc bấy giờ mình chỉ được gọi là hình đồng sadi mà thôi, hình tướng sadi mà thôi. Xuất gia có nghi thức xuất gia. Các chùa tự thâu nhận người xuất gia nhưng rất ít khi cử hành có nghi thức xuất gia. Nghĩa là có khi mình tự thâu nhận người ta nhưng mà tổ chức cái nghi lễ xuất gia thì cũng rất ít. Chờ khi nào mà có giáo hội cho phép thì rồi mới mở ra giáo đàn cho thọ giới Sadi hoặc là cho thọ giới tỳ kheo thì mới dám còn không có cho thì không có dám.

Bởi vì khi mà mở cái giới đàn như vậy thì phải xin phép, mà không xin phép thì nhà nước không cho, không có thể mở được cái giới đàn, thì dù là Sadi cũng phải mở giới đàn. Nhưng mà ngày xưa thì chúng ta rất dễ, chúng ta mời mười cái vị thầy, tam sư thất chúng lại. Bảy cái vị chúng và ba ông thầy lại rồi chúng ta tổ chức cái giới đàn. Như thọ Sadi thì chúng ta mời đơn giản ba vị thầy, hai vị thầy là đủ rồi. Còn thọ tỳ kheo thì mười vị, chúng ta mời các vị trưởng lão đến rồi chúng ta chia ra làm mỗi người một phận sự như pháp yết ma, chúng ta tổ chức giới đàn. Trong khi chúng ta ba hay bốn đệ tử hai đệ tử chúng ta cũng tổ chức giới đàn. Giới đàn đó gọi là giới đàn phương trượng. Còn giới đàn sinh lớn mà ầm ì, tổ chức cỡ một trăm hay hai trăm người thọ giới á. Thì cái giới đàn đó tổ chức phải có tiền bạc rất nhiều.

Còn cái tổ chức giới đàn phương trượng rất dễ, không có khó. Chúng ta có ba đứa học trò, giờ chúng ta mời một số quý thầy đến đây. Bữa đó nấu một bữa cơm chay đãi quý thầy, rồi chúng ta họp nhau làm cái giới đàn để mà  cho các chú này thọ cụ túc. Lúc bấy giờ chúng ta cũng là đàn tràng rất là nghiêm chỉnh, y áo rồi này kia, y bát chúng ta hẳn hòi để trao cho chúng và cật vấn chúng bằng những cái sự mà thông hiểu giới luật chúng đã học như thế nào, sau đó trách nhiệm chúng đã đủ tư cách làm một cái vị tu sĩ. Thì chúng ta chấp nhận cho chú đó thọ cái giới cụ túc hoặc là thọ Sadi.

Như vậy, chúng ta thấy cái pháp yết ma nó đơn giản, dễ dàng như vậy đồng thời chỉ chuyên lo tu hành mà thôi.  Không có làm giấy tờ gì hết, không có chứng điệp gì hết. Cho nên mấy chú này dù là có thọ đi nữa cũng không có giấy tờ gì. Bởi vì mình tu mà, mình cần gì giấy tờ, chỉ cho mình biết là bây giờ thọ như vậy thôi. Rồi sau khi thọ như vậy á, thì cái người này, hai mươi năm từ bắt đầu thọ tỳ kheo cho đến hai mươi năm sau, mỗi năm đều có một cái tuổi đạo, tức là mỗi năm đều có an cư kiết hạ. Thì hai mươi năm như vậy á, thì cái vị tỳ kheo này được gọi là thượng tọa. Còn bây giờ không có đâu, phải tấn phong cũng giống như là phong quan chức vua vậy đó mới được. Mới tổ chức một cái lễ hoặc là đại hội Phật giáo, đưa tên họ vô rồi mới tấn phong. Chứ còn lơ mơ thì hai chục năm mà tuổi hạ cũng còn chưa được là thượng tọa đâu.

Nhưng mà trong Phật giáo chúng ta thấy rất rõ một vị mà vào tu chừng ba tháng, năm tháng thôi, miễn là cái vị đó chứng được cái đạo quả giải thoát được, chứng được quả A la hán thì đương nhiên vị đó là thượng tọa rồi, chứ đâu cần phải đợi hai mươi năm đâu. Còn bây giờ chúng ta phải hai chục năm, thì ngay đó chúng ta hai mươi tuổi đạo á, thì đương nhiên từ cái ngày mà chúng ta thọ cụ túc á, thì đến hai mươi năm sau thì đương nhiên chúng ta là thượng tọa rồi. Và nếu bốn chục năm sau thì chúng ta là hòa thượng rồi đó. Cho nên cứ kéo dài thời gian đó lên thì chúng ta thành sư cụ hết chớ không có gì khác.
Nhưng mà cái sư cụ của chúng ta nó có phải là ở trong cái chỗ giới đức thanh tịnh giới đức. Bốn chục năm mà làm hòa thượng, ít ra chúng ta phải chứng quả A la hán. Còn đằng này chúng ta phá giới tùm lum ra thì sáu chục năm hay bốn chục năm như vậy thử hỏi chúng ta chưa ly dục ly bất thiện pháp, thử hỏi làm sao mà chúng ta chứng quả A la hán được. Cho nên cuối cùng thì giới luật nó trở thành nằm ở trong bộ giới luật mà con người thì vẫn phàm phu. Rồi tới cái dịp nào đó lại tấn phong là hòa thượng, rồi phong lại là thượng tọa, có cái chức vị thế này thế khác. Nhưng mà nhìn vào cái giới luật thì không có nghiêm chỉnh.

Cho nên khi mà người ta nhìn vào cái giới luật người ta thấy được cái vị đó, có đáng thượng tọa hay là không đáng thượng tọa người ta biết. Bởi vì trong đạo Phật mới vô 5 tháng mà tui chứng quả A la hán thì coi như là vị trưởng lão rồi đó, tức là thượng tọa rồi đó. Bởi vì cái danh từ Trưởng lão Phật gọi ngày xưa đó là thượng tọa đó. Thì như vậy, chúng ta thấy nó không phải là tấn phong như là quan chức phong. Còn bây giờ Phật giáo chúng ta ảnh hưởng của phong kiến, cho nên khi chúng ta muốn lên cái chức vụ thượng tọa á, phải có một tổ chức rồi phong giữa đám đông, tuyên bố cái vị đó, tên họ gì đó, “Thích” gì đó, nay được tấn phong làm thượng tọa, để làm cho người ta biết tên biết tuổi của mình.

Nhưng mà cuối cùng, ông chui qua cục đá nóbể đầu ông chứ ông chui qua ở đâu. Còn người ta tu hành mà người ta chứng quả A la hán á, người ta mới có 20 tuổi à, chưa có lớn tuổi chút nào. Mà hôm qua chúng ta vào xin Phật xuất gia mà bữa nay chúng ta chứng rồi á, thì chúng ta đi ngang qua cục đá được rồi thì ông Phật ổng cho đó chúng ta thượng tọa liền ngay tức khắc. Cho nên vì vậy ngài Ca Chiên Diên á, là một cái người hốt phân ở kinh thành xá vệ cho nên ai cũng thấy, ngài là cái dạng cùng đinh tệ nhất trong xã hội, giai cấp tệ nhất trong xã hội. Khi mà Đức Phật nhận ông ta vào tu á, thì khi được nhận vào tu, ông tu có mấy hôm, có tuần lễ thì ông chứng quả A la hán.

Thì ông vua nghe ông Phật nhận ông Ca Chiên Diên là cái người hốt phân ở kinh đô của ổng, thì ông hỡi ôi, trời ơi nhận ông này mà tui là vua mà tui lạy cái ông này thì chắc chết chứ còn gì. Thì các thầy nghĩ như thế nào, ông vua ông nghĩ thấy khổ quá, trời ơi, cái ông này từ lâu tới giờ, ông quẩy gánh ông đi buổi sáng, ông đi rạng đông mà xe cộ mà đi vô kinh thành buôn bán mà ổng còn quẩy gánh này thì thiên hạ họ đâu có dám. Ổng phải nửa đêm ổng quẩy gánh đi hốt phân à, rồi sáng ra ổng phải bịt cái mặt ông, chớ còn ổng ở đây thì thiên hạ đâu có dám. Cũng như mấy người hốt rác ở thành phố mình vậy đó. Đó thì các con thấy, khi đó thì Đức Phật biết như vậy đó, thế nào là sáng hôm nay nhà vua cũng đến hỏi Đức Phật, sao lại thu cái ông mà cùng đinh như vậy, rồi làm sao mà tui đến cái tịnh xá này được. Thấy ông nào tui cũng phải đảnh lễ hết chứ làm sao.

Thì do đó Đức Phật đã biết cái ý đó nên cho ông Ca Chiên Diên, bởi vì thu mà nếu cỡ một tháng, hai tháng, ba tháng, thì ông ta tu chưa chứng như mình làm sao ông chui cục đá qua được. Chừng đó ăn nói sao với ông vua. Phải không. Cho nên cái ông này cũng là khôn lắm. Ông vô tu là ông cũng biết hết sức mình, ông nỗ lực ông tu.  Rồi hôm đó, ông Phật cho ổng ra ông gác cái cửa tịnh xá. Nhà vua đến thì mới hỏi: có Đức Phật ở trong đó không. Thì ông mới nói: “Bạch Đại Vương, có Đức Phật ở trong, để xin đại vương chờ một chút tôi vô trong Bạch với Đức Thế Tôn”. Thì ổng không có đi vào cái cửa đâu, ông Phật đã dặn mà. Ông chui qua cục đá ở chỗ cổng á, thì ông Ca Chiên Diên ông nói với ông vua rồi ông chui qua cục đá ông đi vô trỏng. Rồi cái ông ra ông đón ông vua vô.

Ông vua vô rồi thì ông đứng hầu bên Phật thì ông Phật nói về chuyện ông Ca Chiên Diên mà Đức Phật thu. Thì Đức Phật nói ông Ca Chiên Diên ổng đứng đây nè. Trời đất ơi, cái ông chui qua cục đá, vậy tui đảnh lễ là phải rồi. Thấy không, các thầy thấy chưa. Trong cái chỗ mà độ người phải như vậy, thì các thầy thấy đó là bậc trưởng lão liền tức khắc. Chứ đâu cần gì phải là 10 năm, hai chục năm đâu. Còn chúng ta tại vì mười năm, hai chục năm là trải qua quá trình để chúng ta tập luyện cái giới luật, sống đúng giới luật. Đó là ly dục, ly bất thiện pháp thì tức là chúng ta xứng đáng là cái bậc thượng tọa chứ gì. Mà hai chục năm hạ lạp tu hành như vậy, mà chừng đó giới luật chúng ta còn phạm tùm lum hết, tiền vẫn cất nè, ăn phi thời, còn nghe ca hát rồi còn xức dầu thơm, còn cạo râu tỉa râu nè, làm những cái điều mà y áo mặc nhăn thì hổng chịu nè, tất cả mọi cái, phải đeo chuỗi vòng đò nữa. Thì quí thầy nghĩ sao, ông thầy như vậy mà hai chục tuổi đạo rồi mà còn sửa sang như vậy. Làm cái dáng vẻ đẹp đẽ như vậy thì thử hỏi còn cái gì là một vị thượng tọa. Cho nên đâu có xứng đáng. Mà bây giờ, đụng cái là tổ chức tấn phong thượng tọa, hòa thượng thì chỉ có cách thức tổ chức của vua chúa mà thôi chứ đâu còn gì hơn nữa, tức là phong kiến rồi.

Cho nên ở đây chúng ta thấy, xét lại trong kinh giới của Phật chúng ta thấy về cái hàng giáo phẩm, cái chức giáo phẩm mà thượng tọa ở trong đạo Phật nó đơn giản mà nó đúng cái cách của nó. Miễn là cái người đó thực hiện được cái giới luật thì vị đó xứng đáng là thượng tọa. Mà cái người mà chưa có thực hiện được giới luật, dù bây giờ ở trong đạo bây giờ cho tới 80 tuổi thì người này cũng là cái chú Sadi hình đồng mà thôi. Bởi vì giới luật Sadi mà ông ta thực hiện không được, thì ông ta chỉ là Sadi hình đồng thôi chứ làm sao hơn được. Nghĩa là cái chú đó chưa có được Sadi. Cho nên hiện giờ chúng ta thấy cái giới luật của quý thầy hiện giờ, quý thầy đã giữ gìn được Sadi chưa, mà chưa thì quý thầy cũng chỉ là Sadi hình đồng thôi.

Bởi vì nhìn cái giới luật là chúng ta biết mình là Sadi hình đồng, chớ không phải là 1 vị Tỳ kheo đâu hoặc là một vị trưởng lão, thượng tọa đâu. Nhưng mà bây giờ giáo hội tổ chức ra, đem tên quý vị đặt ra làm thượng tọa, quý vị cũng khoái lắm. Nhưng mà nhìn lại cái giới hành, cái giới Sadi đó mình có giữ trọn không. Mà chưa giữ trọn thì mình xấu hổ lắm chớ. Ai mà nhận chức thượng tọa gì kỳ vậy, tiền tui còn cất nè, tui ăn phi thời một ngày ba bữa nè,  mà giờ biểu tui làm thượng tọa tui xấu hổ lắm. Vậy mà có người không xấu hổ chớ, họ còn dương dương cái mặt họ lên chứ. Họ đâu thấy được cái giới luật để chứng minh cho cái chỗ tu hành của họ ly dục ly bất thiện pháp. Mà họ hổng thấy, họ còn tưởng mình thiệt là thượng tọa chớ.

Nghĩa là khi mà phong chức cho họ là thượng tọa rồi, coi như họ như đi trên trời á, họ không có đi dưới đất đâu. Cái mặt họ vênh lên trên. Họ nói ngon lắm rồi. Nhưng mà giới luật của họ thật ra họ vẫn còn phàm phu lắm. Họ hổng bằng cái chú Sadi thập giới rồi. Nghĩa là họ chỉ ngang với cái chú Sadi hình đồng chứ còn không gì hết. Thế mà họ là thượng tọa hòa thượng thì chúng ta thấy đau lòng cho Phật giáo, đau lòng rất đau lòng chứ. Làm gì mà Phật giáo mà có những cái hạng người như vậy. Mới có Sadi hình đồng mà bây giờ là thượng tọa, hòa thượng rồi. làm sao được, một vị hòa thượng dù chết thì chết chứ người ta cũng ăn một bữa chứ sao lại ăn ba bốn bữa như vậy. Như vậy là nhìn chung chúng ta thấy cái đau khổ của Phật Giao chúng ta, cái sa đọa của Phật giáo chúng ta bây giờ.

Đạo Phật không chấp nhận nghi thức quá rườm rà, không có giá trị của một hành pháp tu tập. Nghĩa là Đức Phật không có chấp nhận những cái nghi thức rườm rà mà tổ chức tấn phong thế này thế khác. Không có giá trị của sự hành pháp. Nghĩa là rườm rà mà không có cái sự tu tập thì Đức Phật không có chấp nhận.

Xét trong kinh giáo của Phật, Phật giáo ở thời kỳ đầu vốn không có một nghi thức tôn giáo nào cả. Nghĩa là thời kỳ đầu đâu có nghi thức nào đâu, người nào muốn xin vô là tự xưng lên là đã là nhận là đệ tử của mình rồi. Nhưng về sau tăng chúng càng đông thì cần phải có nghi thức nhưng rất đơn giản.

Nghĩa là trong cái thời Đức Phật, khi mà chúng tăng đông rồi, thì bắt đầu nó cũng có những cái nghi thức, nhưng mà rất đơn giản chớ không phải quá rắc rối như vậy, như bây giờ... Nghi thức thế độ Sadi thành hình sớm nhất cũng là từ việc La hầu la xuất gia. Nghĩa là cái hình thức mà thọ nghi thức Sadi thành hình sớm nhất á do cái việc La hầu la xuất gia. Là cái người Sadi đầu tiên trong cái giáo đoàn của Đức Phật, Sadi xuất gia phải có hai thầy, ở đây thì hai thầy cũng được, ba thầy cũng được. Ở đây thì lấy tối thiểu là hai thầy. Phải có hai thầy, một vị làm thầy thế độ là hòa thượng tức là hòa thượng dường đầu đó, còn một vị thầy để truyền giới, còn một vị thầy nữa làm giáo thọ A xà lê. Vì thế người xuất gia, trước phải lễ thọ thỉnh thọ vị hòa thượng, tức là thỉnh vị thầy của mình đó làm hòa thượng đường đầu để thọ giới Sadi cho mình. Và thỉnh một vị A xà lê để làm giáo thọ. Để giúp cho hòa thượng đường đầu đó làm cái buổi lễ cho nó được trang nghiêm và tốt đẹp.

Người xuất gia sau khi thỉnh hai vị thầy xong rồi, ở trong đạo tràng phải thiết lập hai chỗ ngồi. Mặc y phục tề chỉnh hướng về cha mẹ, lạy từ biệt mỗi người ba lạy. Và quì xuống đọc kệ. Nghĩa là cái người mà xin làm lễ xuất gia đó, thì trước tiên khi mà thỉnh được hai vị thầy rồi thì họ làm cái lễ ở tại cái đạo tràng, họ thuyết lễ đạo tràng, họ mặc y phục tề chỉnh, họ hướng về cái phía nhà cha mẹ họ đó tức là nhà cha mẹ họ ở đó, họ lạy cha mẹ ba lạy. Nếu mà cái người đó xuất gia thì khi mà họ chưa ra khỏi gia đình của họ đó, họ còn sống bên cha mẹ đó, thì cái ngày đó họ phải lạy cha mẹ rồi họ mới đi đến chùa, mới làm lễ xuất gia. Nó như vậy là mới đúng cách. Rồi họ còn phải học một cái bài kệ. Nhưng mà ở trong kinh giới nó dạy thế này thì theo Thầy thấy nó cũng quá rườm rà đó, nó không đúng, mình chỉ lạy cha mẹ rồi đến đó rồi xin xuất gia là đủ. Bài kệ như thế này:

Trôi lăn trong ba cõi
Ân ái không thể thoát
Bỏ ân vào vô vi
Là chơn thật báo ơn

Nghĩa là từ lâu mình trôi lăn ở trong ba cõi, do ân ái mà không thoát ra. Bây giờ mình bỏ ân ái mình vào trong cái cõi vô vi. Là chơn thật báo ơn. Nghĩa là bây giờ mình báo ơn cho cha mẹ của mình á, là mình phải bỏ ân ái, mình trở về với cái đạo vô vi. Đó là mình mới báo ơn cha mẹ của mình. Khi mình lạy rồi, mình đọc cái bài kệ đó, mình nói lên cái sự báo ơn của mình, không phải là mình ở gần bên cha mẹ là mình báo ơn. Mà mình đi tu đó chính là mình báo ơn. Đó là bài kệ cái ý nghĩa như vậy.

Sau khi nói kệ xong, cởi bỏ y phục thế tục. Nghĩa là khi đọc bài kệ đó rồi, đây là trong cái điều mà hướng dẫn ở trong giới đàn tăng á, người ta dạy cho mình trong các pháp yết ma dạy cho mình á, là sau khi mình đọc kệ xong rồi, thì mình cởi bỏ đồ thế tục, quần áo mình mặc ở thế tục đó, cởi bỏ, rồi mình mặc tăng phục vào. Như tất cả các y áo của mình, của các vị thầy đang mặc. Khi mặc vào rồi, thì mình quỳ trước hòa thượng và chắp tay xin hòa thượng giảng cho mình hiểu biết như thế nào về kinh, về cái thân bất tịnh về cái sự vô thường, về cái sự vô ngã, sự khổ của con người. Mình xin hòa thượng để giảng cho mình hiểu.

Kế đó thì vị thầy A xà lê đọc lên , khi mà giảng xong rồi thì cái vị A xà lê giáo thọ đó mới rải nước lên trên đầu mình,  thì cái vị đó mới đọc bài kệ, đây Thầy đọc cho bài kệ để thấy luôn.

Hay thay đại trượng phu
Hiểu thế gian là vô thường
Bỏ tục hướng niết bàn
Hy hữu khó nghĩ bàn

Đó, cái vị thầy mà đọc cái bài kệ đó để cho khi mà nghe được cái thân vô thường vị A xà lê đó đọc cái bài kệ đó để khen, để tán thán cái việc làm của cái người mà xin xuất gia đó. Người xuất gia lễ thập phương chư Phật ba lạy và nói kệ:

Qui y đại Thế Tôn
Thường độ ba cõi khổ
Cùng nguyện các chúng sanh
Đều nhập vô vi lạc

Đó là cái người này đã được hai người này chấp nhận cho mình qui y rồi đó. Sau khi đó mình lạy phương chư Phật rồi mình đọc bài kệ, thì vị A xà lê đó bắt đầu cạo tóc mình. Đọc kệ rồi cạo tóc:

Quỉ hình giữ chí tiết
Cắt ái từ mẹ cha
Bỏ nhà tìm thánh đạo
Nguyện độ hết mọi người

Đó là cái bài kệ của cái vị A xà lê đọc lên  khi mà cắt tóc cạo đầu mình, coi như là  quỉ hình làm cho hoại cái hình tốt đẹp của mình từ hồi tới giờ đó, để cho mình giữ được cái chí khí, cái chí tiết của mình. Cắt ái từ mẹ cha, bỏ nhà tìm thánh đạo, nguyện độ hết mọi người. Đó là cái vị A xà lê vừa cắt tóc vừa nhắc nhở cho mình qua cái câu kệ đó. Vị A xà lê cạo tóc chỉ còn để lại ít cọng tóc ở trên đầu mình. Nghĩa là cạo vậy chứ còn để chừng mấy chục cọng loe hoe ở trên đầu, chớ không cạo hết. Để đó làm gì đây? Chúng ta thấy những cái nghi thức ở trong các pháp yết ma nó vậy, còn hầu hết bây giờ thầy thấy nó cạo trụi hết xong rồi nó xách cái ông thầy mới xuất gia đó vô cái làm lễ thôi. Chớ nó hổng có cạo mà để mấy cọng tóc loe hoe đâu.

Còn cái này nó để còn mấy cọng tóc loe hoe ở trên đỉnh đầu đó, thì đây là cách thức của trong các pháp yết ma để mà thọ. Thầy đọc ra đây để cho chúng ta biết cách thức để chúng ta thấy có đúng hay là sai để mà chúng ta làm cho nó đúng cách. Chỉ còn để lại một ít cọng tóc trên đầu thì cái vị hòa thượng mà đường đầu đó, tức là cái vị để mà truyền giới đó ( có hai thầy mà, một thầy giáo thọ và vị hòa thượng). Thì vị hòa thượng đó mới cầm cái dao cạo hết mấy cọng tóc đó đi. Rồi mấy vị hòa thượng đó mới nói: “Hiện tại, vì ông mà cạo mấy cọng tóc ở trên đỉnh đầu của ông, tui vì ông mà tui cạo mấy cọng tóc ở trên đỉnh đầu của ông để cho ông được giải thoát đó. Người xuất gia mới đáp: “Vâng ạ, con xin hòa thượng cạo cho”.

Đó, để mấy cọng tóc đó tượng trưng rằng, ông hủy hết tất cả những cái thế tục ở trên cái đầu ông xuống đi, đừng có để ông mang cái đó nó nặng nề, nó không giải thoát cho ông. Bây giờ, cái ông giáo thọ ông cạo ông để lại dành cho ông hòa thượng đó dặn mấy cái câu đó để mà nói lên làm cho cái ý nghĩa thâm sâu của cái người mà bữa đó mà xuất gia như vậy. Họ nhớ mãi muôn đời của họ và đồng thời họ trả lời: “Vâng, xin hòa thượng cạo cho”. Nghĩa là cạo sạch giùm con để cho con được nhẹ nhàng, con được giải thoát. Đó là những cái điều kiện làm cho người ta có cái sự thâm sâu ở vào trong cái thân tâm của người xuất gia.

Cạo tóc xong,truyền cà sa tức là truyền cái y á, vị hòa thượng mới trao cái cà sa thì cái người xuất gia này họ mới lấy cái y để trên cái đầu, rồi lại giao cho hòa thượng lần nữa, giao qua giao lại như vậy ba lần. Nghĩa là mỗi lần vị hòa thượng đó đưa, thì người xuất gia đó mới để lên trên đầu mình đội, đội rồi mới cầm cái y đó trao lại cho hòa thượng. Hòa thượng mới trao lại cho mình nữa, mình nhận cái y đó, mình đội lên trên đầu nữa. Và mình trao lại cho hòa thượng lần nữa. Hòa thượng trao như vậy 3 lần á. Chứng tỏ rằng mình rất quí trọng cái y giải thoát này. Vì cái y này, nó đem lại cuộc đời của mình hoàn toàn là nó khác tục rồi, ly dục, ly bất thiện pháp mà. Nó không còn sống ở trong cái chỗ mà ham muốn cái chỗ mà đắm mê của thế gian nữa, trong sạch rồi.

Cho nên, cái y này mặc vào nó làm cho mình giải thoát gọi là giải thoát y. Cho nên ba lần truyền như vậy và ba lần nhận như vậy để cho nó có cái sự thâm sâu của chiếc áo giải thoát. Ý nghĩa nó như vậy đó. Hòa thượng bắt đầu khi mà ba lần trao cái y như vậy rồi thì không phải cái người mà xuất gia đó tự mặc cái y vô đâu. Mà cái vị hòa thượng lại đắp cái y cho cái người đệ tử của mình. Đó, nó có cái hình thức nó đầy đủ những cái ý nghĩa đó. Cho nên hôm nay Thầy giảng về giới luật, để mà các thầy thấy cái nhiệm vụ của cái vị thầy làm sao mà cho nhớ mãi.

Thầy nhớ lại, trong những cái tình nghĩa thầy trò. Bây giờ người học trò của mình chưa có hiểu giới luật, mà mình mặc cái y này là cái y giới luật cho nó. Tức là mặc phủ trên mình nó một cái giới luật thanh tịnh, làm cho nó ly tất cả những cái đau khổ trong cuộc đời của nó. Cho nên vị hòa thượng đó mới đem cái y đó, mới đắp cho nó. Rồi mới vắt cái y nó cho xong rồi bắt lên tay nó như thế nào để đúng cách là một vị tu sĩ hẳn hòi. Rồi bắt đầu nó mới đảnh lễ hòa thượng để mà tỏ ơn, mà nhận cái y cà sa đó. Cho nên khi mà cái vị hòa thượng mặc cái y vào cho người xuất gia rồi. Thì vị hòa thượng mới nói cái câu kệ:

Lớn thay áo giải thoát
Y vô tướng phước điền
Mặc vào sống giới hạnh
Rộng độ khắp quần sanh

Nghĩa là mặc cái y này vào thì phải sống cho đúng cái giới hạnh, đừng có phạm giới hạnh. Nghĩa là thấy cái y của mình rồi thì hoàn toàn là phải giữ gìn không cho nó phạm giới. Thế mà người ta mặc cái áo cái y mà bây giờ người ta không có thấy cái điều đó. Chắc có lẽ hồi mà qui y đã là thành một tu sĩ, Sadi. Chắc ông thầy, ông hòa thượng không có mặc y cho. Bởi vì đông quá, ổng làm sao ông mặc hết. Nghĩa là phát phát cho rồi, mỗi đứa đem ra mặc. Đứa nào mặc hổng được, y chứ có phải dễ mặc có biết mặc rồi nó mới mặc được chứ không phải xỏ tầm bậy tầm bạ, lấy cái vải rồi quấn chứ có biết làm cái thứ gì. Cho nên phải có học trước. Vì vậy hầu hết là Thầy thấy mấy cái chú xuất gia rồi đó, đêm mà sáng ra mà thọ thập giới đó, thọ giới để mà trao y bát, đêm đó các chú tập vấn thôi lia lịa hết.

Chớ hổng vấn làm sao biết vấn, như Thầy bây giờ, dắt vầy quý thầy thì thua, hổng biết vấn sao nữa, chắc có lẽ quấn như cái bánh tét chứ đâu có làm gì khác hơn. Phải không? Cho nên phải có một cách thức có thể làm mới đúng, không biết cách thức làm thì không thể đúng được. Cho nên ở đây cái bài kệ, Thầy thấy cũng làm có làm cho cái ý nghĩa của cái sự xuât gia của chúng ta nó có những ý nhớ thâm sâu trong tâm hồn của chúng ta.

Lớn thay áo giải thoát
Y vô tướng phước điền
Mặc vào sống giới hạnh
Rộng độ khắp quần sanh
       
Người mặc áo cà sa xong, phải đi ba vòng đàn tự nói kệ. Nghĩa là khi mặc áo cà sa xong. Ông thầy mà ổng đắp cho áo cà sa mình rồi ông nói kệ rồi thì bắt đầu mình đứng dậy, mình đi ba vòng giới đàn, vừa đi vừa đọc kệ:

Nếu được gặp Đức Phật
Người nào không vui mừng
Phước nguyện gặp đúng lúc
Con nay được pháp lợi
    
Đó là cái người xuất gia rồi, đi 3 vòng, đọc kệ 3 lần như vậy, người xuất gia lễ tạ thầy xong rồi lui về, nghĩa là lúc bấy giờ khi mà như vậy xong rồi đi 3 vòng đọc kệ, rồi là mới lễ tạ thầy, hai vị thầy đó, rồi mình mới lui về. Từ đó thì coi như mình là ở luôn ở trong chùa chớ không còn về gia đình nữa, ông thầy dạy sao thì mình tu tập như vậy, và giới luật thì luôn luôn lúc nào mình cũng hẳn hòi để mình giữ gìn sống đúng giới luật. Cho nên đọc ở trên “mặc vào sống giới hạnh” thiệt là đúng, chúng ta mặc cái y này, mặc cái bộ đồ này mà giới hạnh chúng ta sống chẳng ra gì, thì chúng ta xấu hổ lắm. Thầy khuyên quý thầy cứ nhìn cái áo của mình là cái áo giải thoát, cái áo phước điền. Cái áo giải thoát mà mình không giải thoát thì còn ai giải thoát được cho mình. Cái áo nhắc nhở hình tướng giải thoát bằng cái giới hạnh, thế mà mình không sống đúng giới hạnh thì quá uổng cái đời tu của mình rồi.
5. Thứ lớp của sự thọ giới
       
Thứ lớp của sự thọ giới, bây giờ kế tiếp thì chúng ta cũng phải học cái sự thứ lớp của thọ giới. Trước tiên phải thọ tam qui ngũ giới, rồi sau đó mới thập giới. Nhân vì thất chúng phải tiệm thứ giới, phải thọ theo thứ tự, chẳng được một phen tiến vào cửa Phật xuất gia, liền thọ thập giới Sadi. Ở trên tâm lý người thọ giới chuẩn bị không kịp. Nghĩa là một cái mình vô cái mình thọ cụ túc giới rồi, thì trên cái tâm lý con người nó không kịp chuẩn bị cho cái giới trước giới sau được. Cho nên vì vậy theo cái thứ tự, mình phải thọ tam qui, rồi ngũ giới, rồi thập giới. Tuần tự, thì nó như vậy thì nó mới có sự chuẩn bị cho sự học hỏi về giới luật và mình mới sống đúng những cái giới hạnh.
       
Còn mình đùng một cái mình vô cái mình thọ tỳ kheo liền. Cho nên có nhiều người họ vô cái họ thọ ngay liền tỳ kheo (nghĩa là thọ cụ túc liền). Cho vô cái, thọ Sadi cái, thọ liền liền à. Trong vòng chừng một tháng là họ thọ luôn  liền cả 3,4 cái giới  hết. Nào là thọ tam qui, ngũ giới rồi thập giới Sadi, họ tu luôn. Tháng sau là 3 tháng họ thọ cụ túc giới luôn. Hổng biết là cái ông thầy này, ổng kiểu cách nào mà ông sống đúng một lượt mà cả bao nhiêu giới. Tam qui y, 3 cái giới đầu tiên của Phật hổng biết chúng ta có sống được không nữa. Rồi đến ngũ giới đâu phải chuyện dễ, rồi đến thập giới quá khó. Thế mà đùng cái, có nhiều người 3,4 tháng sau cái, thượng tọa thì theo rồi, Thầy thấy quá nhanh, về cái lãnh trụ trì liền. Mà không có ngày nào tu hết.         

Tới phần lực giới bổn, tùy giảng biện lục của đại sư Hoằng Nhẫn dạy. Cạo tóc xong, trước phải thọ ngũ giới điều phục thân tâm. Nghĩa là theo đại sư Hoàng Nhẫn á thì Ngài không có cho cái người mà thọ Sadi mà thọ thập giới liền. Ngài cho thọ ngũ giới trước. Bởi vì tuy là hồi còn cư sĩ đã thọ ngũ giới rồi, nhưng bây giờ vô thì Ngài chia làm hai phần. Cái phần thọ ngũ giới trước, sau đó sáu tháng sau thì Ngài mới cho thọ 5 cái giới sau. Nên nó mới thọ đủ thập giới, ngài còn chia ra cho nó từng bậc, để 5 cái giới đó cho nó thuần thục trong sáu tháng. Nên vô đó nó bắt cái chú Sadi đó là hàng ngày phải tu tập tứ vô lượng tâm rồi đó. Đi là phải không có được đạp trùn dế rồi đó.
       
Phải tu cái chánh niệm tỉnh thức trở lại, phải tu các pháp ác. Phải tu tứ chánh cần, ngăn ngừa các pháp ác tăng trưởng các pháp thiện. Suốt cái thời gian đó, đi cầu, đi tiểu, đi giải hoặc là xúc miệng ăn cơm gì, chú này chắc chắn lúc nào cũng phải luôn luôn tỉnh thức hết á, không có được mê mờ. Sáu tháng đó rồi sau mới cho thọ thêm 5 giới sau nữa. Thì nó mới đúng là ngũ giới, cho nên, thầy thấy đại sư mà Hoằng Nhất này ông cẩn thận lắm, mà cho như vậy Thầy rất đồng ý. Tại vì dạy đệ tử của mình phải dạy từ từ, từng cấp bậc một, rồi lần lượt nó tập dần, nó quen đi rồi tới nhiều thì nó sẽ trọn vẹn. Chớ vô cái mà nhiều quá, tập hổng hết nó sống hổng kham thì từ đó nó phạm giới.
       
Bất luận ngũ giới, thập giới, tỳ kheo giới, tỳ kheo ni giới, toàn bộ đều ở trong đạo tràng giới. Ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam chỉ chiếu  theo các bộ sách truyền giới chánh phạm. Nghĩa là, ở Việt nam cũng như ở Trung Quốc, thì người ta dựa theo cái bộ giới luật truyền pháp chánh phạm của bộ giới luật đó mà người ta làm cái nghi thức tổ chức các buổi lễ truyền giới. Cho nên người ta chỉ theo cái bộ giới luật mà truyền giới đó mà thôi, mà người ta không có cái gì mà khác hơn hết. Và đồng thời thì người ta cũng dùng ở trong cái bộ truyền pháp chánh phạm đó là các việc xướng, niệm, quì, lạy mấy mươi ngày giống như diễn kịch, nghĩa là cái bộ truyền giới chánh phạm đó nó làm như một cái tuồng kịch ở trên sân khấu.
       
Vì vậy mà khi mà truyền giới cho các đệ tử của mình, cũng như là bắt nó diễn kịch ở trên sân khấu, chớ nó không có khác gì. Mà ở VN mình và ở TQ đều là lấy cái bộ truyền giới chánh phạm này mà nó làm những cái nghi thức các pháp yết ma, xướng niệm cái gì nó cũng làm sẵn ra hết. Như là các diễn viên, diễn kịch mà có cái bộ để mà nhắc tuồng vậy đó. Y theo kịch bản làm một tuồng. Nghĩa là không có làm 2 tuồng được; nghĩa là cái kịch bản của truyền giới chánh phạm này khi nào được quý thầy đọc đến đó giống như giới đàn Tăng của Hòa thượng Thiện Hòa đã soạn ra vậy đó, gióng y như cái bản kịch.

Đạo tràng truyền giới chỉ chú ý việc quỳ lạy, xướng, niệm chỉnh tề, đẹp mắt của một số đông giới tử. Mà không có xem giới tử có lãnh hội được ý nghĩa của sự thọ giới hay không, có đắc giới hay không. Đến như tư cách của giới sư có hợp với yêu cầu thống nhất ở trong luật hay không. Nghĩa là cái cuốn truyền giới chánh phạm này nó không có cần thiết ở chỗ đó mà nó chỉ cần thiết có như là một cái tuồng hát. Bắt buộc cái vai trò đào kép, nó phải như thế nào thế nào đó, thì nó ra phải đóng cái vai trò như vậy thôi, thì ở trong cái chỗ mà cuốn sách này đó, cuốn kinh giới này, thì nó làm như vậy đó. Thì chúng ta thấy rằng nó có đúng cái tính cách của đạo Phật không. Không đúng cách. Họ chỉ vẽ ra một cái tuồng, cái tuồng mà chỉ để truyền giới.
       
Trên thực tế, Sadi thọ thập giới rất đơn giản. Tại sao các thầy đặt ra những sách vở như vậy để thế độ người lại bỏ một quyền lợi nghĩa vụ thiêng liêng của họ. Nghĩa là mình đặt ra một cái tuồng như vậy để mình chỉ làm đẹp mắt cho người xem, cho mọi người. Mà quên mất truyền giới cho đệ tử của mình nó có một cái thiêng liêng ở trong đó, nó làm cho cái người đó suốt cuộc đời của họ giữ gìn giới hạnh rất nghiêm chỉnh. Còn mình làm như vậy họ có giữ gìn giới không. Diễn tuồng cho người ta xem chơi chứ đâu phải là có cái gì đâu. Cho nên như vậy là những cuốn sách đó có còn đáng để cho chúng ta, theo cái đó mà làm hay là đem đốt đi.
       
Để sau này quý thầy có dịp mà nghiên cứu những cuốn sách đó rồi quý thầy mới thấy lời mà Thầy nói, đáng đốt hay là đáng để. Chúng ta đâu phải là những tu sĩ để mà soạn tuồng, để diễn kịch cho người ta xem, mà chúng ta là những người phải thực hiện những cái tâm linh để giải thoát chứ đâu phải là chúng ta là những người đến đây để làm tuồng cho họ coi. Vì vậy mà những cái kinh sách đó, biến người tu sĩ chúng ta bây giờ trở thành những ông thầy tụng niệm, ca hát, nghe cái giọng cao giọng thấp, nghe tiếng đẩu, tiếng trống tiếng kèn tiếng đờn của họ, nó ăn rập rình làm cho cám dỗ những người ham thích nghe ca hát.
       
Thay vì người ta nghe ca hát, nó quen quá rồi, gặp mấy ông thầy chùa này ca hát lạ lạ nữa, thành ra họ khoái chứ có gì. Đó những cái kinh sách như vậy chúng ta có đáng nêu để mà chúng ta giữ gìn cái sự tu tập của chúng ta để giải thoát không. Hay là gợi cho chúng ta những cái làm trò cho người ta coi, làm hát cho người ta xem. Đó, thì quý thầy thấy, có những vị mà đi đám ma rồi xướng bên trong á, cất cái giọng theo, Thầy nói y như cái ông hát bội, ông đào két mà hát tuồng... Nó cao cái giọng lên mà quá độ mà Thầy nói không có thể tưởng tượng được. Thì như vậy một ông thầy chùa mà làm như là một cái đào kép hát thì còn có ra thể thống gì. Vậy mà người ta thích lắm, mọi người đều thích lắm. Trời! cái đám ma của tôi mà có ông thầy đó mà xướng cái thì thiên hạ nó rớt nước mắt hết.
       
Nhưng đối với cụ túc giới, tỳ kheo và tỳ kheo ni cũng phải học tập và thủ trì nghiêm chỉnh. Trong các giới luật đều có cấm. Nghĩa là từ cái sadi chỉ có 10 giới. Nhưng cụ túc của tỳ kheo và tỳ kheo ni thì cũng phải học hết và giữ gìn nghiêm chỉnh hết chứ không có giới nào mà bỏ hết. Nghĩa là phải học hết, tập hết, nghiêm trì giữ gìn cho nghiêm chỉnh hết chứ không bỏ cái giới nào hết. Trong các giới luật đều có cấm, tiểu chúng không được nghe thuyết giới cụ túc và yết ma của đại chúng. Nghĩa là cấm không có cho Sadi á,chúng Sadi á, Sadi nam cũng như Sadi nữ, không có được nghe giới cụ túc, cấm không cho chúng nghe, mà cũng không có cho được nghe các pháp yết ma nữa. Nghĩa là không có được cho nghe các pháp yết ma mà phải làm vậy, làm vậy, như thế nào á thì cấm không có cho nghe.
       
Cũng như cái bộ truyền giới chánh phạm này chắc chắn là cấm không có cho người nào được xem. Tức là không có cho xem cái tuồng này trước để người ta diễn mấy người mới giật mình chứ còn cho xem rồi nó hổng có hay. Đó, thì cho nên đó là cái lối của các bậc tôn túc chúng ta mà soạn những cái kinh giới họ rất sợ, người ta xem rồi mình diễn lại hổng có hay. Để cho mình diễn bất thình lình họ mới thấy hay. Đó là cách thức mà có lẽ mấy vị cũng là những cái tay đào kép hát cũng sành lắm á mới có soạn ra được cái thứ này, chớ còn lơ mơ thì đâu có soạn được.
       
Vì thế, cho nên ở đây á là chúng ta phải thấy được cái sự cấm đoán như vậy á, khi mà chúng ta không biết, một vị tiểu chúng mà nó không biết cái giới cụ túc thì làm sao mà nó biết cái đó là khó hay là dễ. Nó biết nó thấy khó thì nó thôi, nó xin về gia đình nó, nó làm cái người cư sĩ tốt nó thấy khó quá.  Mà nó biết dễ, ờ bây giờ mình phải giữ gìn cái đó để được giải thoát, thì nó biết có khó đi nữa mà được giải thoát, thì nó thấy rằng đúng, nó phải đi vào con đường này, vì vậy mà nó đã nghiên cứu sẵn, nó có chuẩn bị cho tinh thần nó sẵn sàng, để nó chấp nhận cái giới cụ túc. Cho nên đến khi mà được thọ giới cụ túc là nó rất là mừng, nó được thọ là nó rất mừng, vì đó nó coi như nó được pháp để nó sống, để ly dục ly bất thiện pháp.
       
Còn đằng này không cho nó biết, tới chừng đụng cái đem ra dạy, trời ơi như từ trên trời rớt xuống vậy. Gặp ba cái giới này chắc chết khô mình luôn rồi chứ còn gì. Cho nên làm sao nó dám thọ. Vì vậy mà tới cuối cùng thì thọ để mà lên chức rồi Đại đức, rồi lên chức thượng tọa, hòa thượng. Nhưng mà giới nó phạm tùm lum ra hết cả đám hết, không có cái gì hết. Bởi vì nó đâu có chuẩn bị tinh thần, cho nên đến đó rồi thì nó cứ phạm cứ phạm cứ phạm, chớ nó làm sao bây giờ.

Còn chúng ta phải cho những cái vị tiểu chúng này nó phải nghiên cứu những cái giới này, nó hiểu rồi mình mới hỏi nó: “Vậy con nghiên cứu những cái giới luật này, con biết những cái giới luật này, con có giữ nổi không”. “Bạch hòa thượng, bạch thầy, con giữ nổi, con quyết con thấy cái giới này ly dục, ly bất thiện pháp rất là cụ thể, con quyết tâm con giải thoát. Xin hòa thượng con tới tuổi rồi, chọn cái ngày tháng nào cho con thọ cụ túc, con rất ham nó, con thích tu nó, con thích sống với nó”. Đó là như vậy nó chuẩn bị tinh thần rồi.

Còn giờ, không có cho nó biết gì hết. Đụng cái, cho nó thọ cụ túc, thọ cụ túc rồi nó mới học. Thì chừng đó nó học ê mày, ê mặt. Chừng nó sống không nổi, thì lúc bấy giờ, chính là lúc bây giờ nó lại phá Phật pháp. Vì thế phần nhiều, cổ đức nhận định cấm đoán người chưa thọ cụ túc giới cũng không được đọc đại giới. Nghĩa là cũng không cho người ta đọc cái kinh đại giới nữa. Bằng không thì thành tặc trụ, chướng ngại. Nếu mà cho những cái người đó họ đọc đại giới thì sẽ thành tặc trụ, chướng ngại. Giặc ở trong chùa đó. Giặc ở trong cái đạo đó. Họ cho là những cái người đó chưa có được thọ giới mà đọc những kinh giới, đại giới như vậy thì sẽ thành giặc ở trong chùa.

Đó là những cái nhận xét sai của những người xưa mà đã viết ra những kinh giới mà cấm đoán người ta như vậy. Chớ không phải Phật cấm, để rồi mỗi cái cũng đều đổ thừa ông Phật cấm hết à. Chứ sự thật ông Phật không có cấm những cái đó. Đã không được nghe, mà cũng không được đọc thì do đâu mà học tập. Nghĩa là mình đã không được nghe, không được đọc, không được học thì do đâu mình học tập giới luật. Cho nên vì vậy, mình thọ giới mình mới học tập thì nó quá muộn màng rồi. Cho nên, vì cái sai của cái người xưa, sợ mấy chú nhỏ này mà  họ  thấy mình làm lỗi đi, vì vậy đó, nó cười mình đi, nó chê mình đi. Tức là mình có phạm giới rất nhiều, chonên mình mới đặt ra cái này, để không cho chúng biết.

Chớ mấy chú nhỏ này mới thọ thập giới, mà nó thấy mình không có thọ tớicụ túc mà nó đọc thấy. Nó biểu:”Trời đất ơi, ông thầy này nói chứ ông phạm tùm lum hết, như vậy là đâu có tốt gì, mấy ông thầy này xấu quá”. Mấy ông sợ, mấy ông cấm đoán dữ tợn. Theo thiển ý của tôi, thì tất cả cư sĩ nam cũng như cư sĩ nữ, và tiểu chúng, người cư sĩ nữ, cư sĩ nam, tất cả những người thọ Sadi đều được đọc và học tập tất cả kinh giới. Giới kinh cũng học, giới bổn cũng học, đọc thông suốt hết. Khi mình muốn chuẩn bị cho mình vào đạo Phật, kinh giới phổ biến rất rộng và in rất nhiều để mọi người đều đọc. Để làm gì, để họ thông suốt được, cái ông thầy nào phạm giới là họ chỉ à, họ chỉ cho ổng mắc cỡ đi. Ổng mắc cỡ ổng tu không được thì ổng ra đời. Mà ổng tu được, ổng ở lại làm một bậc thánh tăng.

Thì vậy là còn ít mà tốt hơn là bây giờ cả đám mà phạm giới nhau thì đâu có tốt. Cho nên, đem kinh giới in nhiều. Bây giờ kinh giới á, in rất ít, mà hầu như là người ta còn không thích đọc. Bời vì, đọc thì đọa địa ngục cho nên họ hổng dám đọc. Có thông suốt giới luật, tu sĩ mới ít phạm. Vả lại, khi phạm thì bị họ chỉ trích, nên sợ do đó người ta thông suốt giới luật của nhà Phật hết rồi, cho nên ông thầy không dám phạm. Vì vậy mà từ đó ông thầy mới ly dục ly bất thiện pháp được. Do vì vậy mà trong giới luật, nhất là giới kinh, Thầy nói thiệt ra nếu mà có điều kiện phương tiện kinh tế á, thầy cho in giới kinh này Thầy phổ biến, Thầy cho chứ Thầy hổng bán. Cho mọi người ai cũng biết giới kinh hết.

Gặp mấy ông thầy mà lạng chạng, bậy bạ á, tôi chịu đọa địa ngục, tôi chỉ mấy ông phạm giới, mấy ông làm những việc không đúng Phật giáo đâu. Riết rồi, mấy ông thầy này mắc cỡ, riết rồi mấy ông giữ không được, mấy ông ra đời hết. Còn bao nhiêu ông thầy giữ được thì Phật giáo bắt đầu tốt, phải không? Như vậy là tự mấy ông cư sĩ đó họ xây dựng mấy ông thầy mình tốt lên, như vậy là chùa bây giờ bắt đầu tốt hết, hổng có cái gì mà còn. Do nhờ như vậy, mà bây giờ Thầy ước ao mình có tiền mình in phát mới ra được. Còn mình hổng có tiền làm sao in mà phát ra được. Do đó cái duyên cũng còn khó khăn, do đó mình phải viết tất cả những cái kinh sách này ra dữ tợn hơn, thiền định đồ đó mình dẹp bớt đi, đọc ru ngủ họ chứ tu chẳng tu tới đâu đâu.

Kinh giới, này sẽ giúp Phật giáo mình rất tốt đẹp đó. Khi phạm thì bị họ chỉ trích nên sợ do đó ít phạm giới. Nhờ đó nó quen dần rồi đắc giới, tâm thanh tịnh nhập sơ thiền, tức là họ li dục li bất thiện Pháp. Bởi vì nhờ giới cho nên họ sẽ lần lượt nhập sơ thiền. Còn tiểu chúng nhỏ, cho đọc và học tập, thứ nhất là chuẩn bị cho tinh thần tiến tới thọ đại giới dễ dàng hơn. Tiểu chúng nó chuẩn bị cho cái tinh thần thọ đại giới của nó, cho nên cái giới luật nó được dễ dàng hơn. Cái thứ hai là chúng gần gũi các thầy, mà thấy các thầy phạm giới chúng chỉ liền. Do thầy phạm giới thì phải sửa chứ. Ổng ăn hai bữa, ông lén ăn cục đường á, thầy vậy đó, được ha, tui ăn có cục mà thầy ăn hai cục thì đâu có được.

Do đó mấy chú nhỏ này chỉ ông thầy, ông thầy cũng hoảng sợ, do đó ông không có phạm. Ông không phạm thì thầy trò cũng hổng có phạm. Ông thầy nói: “Mình làm vậy nó cười mình, thôi mình giữ gìn, tao rình rình tao coi mày có hái trái cây chùa mày ăn là mày chết”. Do đó ông thầy coi chừng đệ tử. Do đó đệ tử cũng sợ ông thầy, ông thầy cũng sợ đệ tử. Từ đó thầy trò đều thanh tịnh giới hết. Cho nên, từ cái chỗ đó mà nó tôt với nhau hết. Bởi vì đó mà mình phải bởi vì nó có sự sống chung nhau, mà cái giới luật ông thầy cũng biết, mà học trò cũng biết. Cho nên lỡ mình phạm nó cười mình. Mà mình phạm nó nói mình thì mình cũng xấu. Cho nên thầy trò đều nhìn ngó nhau riết rồi giữ gìn giới luật rất là thanh tịnh.

Do cái chỗ giới luật đó mà đưa đến cái tâm ly dục ly bất thiện pháp ngày nào mà chúng ta không hay. Do đến cái mức độ, cuối cùng thầy trò đều là chứng quả A la hán hết. Còn bưng bít như các tổ đã viết ở trong kinh sách của đại thừa, bịt miệng bịt mắt thiên hạ thì thử hỏi có ai mà chỉ lỗi cho mình sửa, mà lỗi nhỏ không sửa thì lỗi lớn nó bắt đầu nó tăng trưởng lên hoài. Do vì vậy mà tu sĩ mình càng ngày càng đi đến cái chỗ hư đốn, càng đi đến cái chỗ phá giới, làm cho Phật Pháp suy đồi. Đó là cách thức mà chúng ta thấy rất rõ.

Trong tăng trì luật qui định tỳ kheo, nếu nói tên thất trụ cho người chưa thọ cụ túc nghe phạm tội diệt tì ni. Nghĩa là trong  tăng tì lực, bộ giới luật gọi tên là tăng trì luật á, qui định tỳ kheo mà nói cái thất trụ cho cái người mà chưa thọ cụ túc nghe thì cái vị tỳ kheo đó phạm tội diệt tì ni. Nghe trong cái bộ luật này mà nói vậy, mấy cái vị mà thầy tỳ kheo không có dám nói về thất trụ cho người khác nghe.

Cụ túc giới đối với tỳ kheo và tỳ kheo ni phải là ngũ thiên thất trụ cũng là 7 loại tội hạnh của 5 thứ tội danh, còn đối với sadi và sadi ni, chỉ có một loại tội danh là đột kiết la. Nghĩa là trong ngũ thiên thất trụ cũng là 7 cái loại tội của 5 thứ tội danh, Nghĩa là ở trong  những cái loại tội mà thầy đã có nhắc sơ ở trong giai đoạn một mà nói về giới luật rồi đó, nó có những cái tội gì, tội gì đó, tới đây thầy sẽ nói rõ ra.

Nhưng mà ở đây là cái phần Sadi, thì chúng ta thấy dù là thập giới Sadi nó có những cái giới dâm nhưng mà chú sadi có phạm vào giới dâm, hoặc là cái giới sát hay vọng ngữ thì nó chưa phải là giới baladi mà nó chỉ có phạm cái tội đột kiết la mà thôi.  Chú Sadi còn là nhẹ lắm. Mấy chú này mà có phạm thì chỉ là sám hối thôi chứ không có cái gì mà khó. Còn các vị tỳ kheo, tỳ kheo ni mà phạm vào bốn cái giới kia đó, tức là bị đứt đầu, bị trục xuất ra khỏi cái giáo đoàn ,cái tăng đoàn.

Cho nên không thể nào mà cái vị tỳ kheo, tỳ kheo ni mà xử theo cái tội của chú sadi được. Vì chú Sadi còn trẻ, còn nhỏ chú chưa có thọ cụ túc cho nên cái tội chú bị tội đột kiết la mà thôi. Còn tỳ kheo, thường nửa tháng nghe tụng giới một lần. Cũng phải trải qua thời gian 5 năm mới có thể học tốt về giới luật Patimoka. Huống là Sadi phải học. Cho nên 5 năm học giới thì mới có thể thông suốt được giới luật Patimokha. Còn chú Sadi chỉ có 10 giới của chú thôi, thì phải cho chú học nữa. Cho nên vì vậy, từ cái chỗ Sadi chú phải học 1 năm, 2 năm rồi 3 năm chú học cụ túc giới xong rồi chú thọ giới thì chú rất nhẹ học. Còn nếu mà đợi cho chừng thọ cụ túc rồi cho học thì chú phải học 5 năm mà chưa chắc đã là chú thông suốt giới Patimokha, cho nên đó là cái rất khó.

Tiểu chúng tuy học đại giới, nhưng cũng phải học hết toàn bộ giới luật cụ túc. Nghĩa là tiểu chúng á học đại giới nhưng mà phải học hết toàn bộ giới luật, thì giới luật nó gồm có giới kinh này, giới bổn chớ đâu phải là học cái giới bổn không, mà phải học hết toàn bộ giới luật. Mà cái tiểu chúng phải như vậy đó. Chuẩn bị tinh thần cho chú tiểu chúng đó, nó sang qua một cái đại giới rồi, nó đầy đủ, nó không có còn bị giao động. Còn bây giờ mình không chuẩn bị cho nó, sau này nó đâu có biết gì đâu. Cho nên khi mà nhận một chú Sadi, như các thầy bây giờ đang còn mặc chiêc áo, đó là Sadi hình đồng. Nghĩa là hoàn toàn mặc chiếc áo đời, chưa có cạo đầu, chưa gì hết, vẫn vô chùa học kinh, học giới.

Cái Sadi hình đồng rất là tuyệt vời mà cái tổ chức này, người ta không chê cười còn quý thầy cạo tóc mà các thầy đi ra ngồi quán, ngồi tiệm mà ăn mà uống, lơ mơ là các thầy phá giới. Người ta đâu có biết mình là Sadi hình đồng, người ta tưởng mình là một vị thầy, cho mình phá giới làm cho người ta phỉ báng Phật pháp thì các tội của mình là rất nặng. Còn các thầy, bây giờ quý thầy, mặc dù quý thây ngồi đây mà tóc tai nó có lùm xùm vậy đó, nhưng mà quý thầy là Sadi hết á. Bởi vì quý thầy đang học giới nè, quý thầy đang học pháp của Phật pháp để giải quyết cái tâm ly dục, ly ác pháp của mình ra nè. Thì chính là quý thầy là Sadi hình đồng. Nghĩa là mặc đồ đời, hoàn toàn là đồ đời, không có gì hết, không có hình thức như là chú Sadi nhưng là chú Sadi chứ không phải là thường đâu. Cho nên phải hiểu biết cái chỗ này để tới đây thầy sẽ giảng cho các thầy thấy cái chỗ mà các thầy là những vị tu sĩ đang ở trong chùa chúng ta là những người tu sĩ hoàn toàn. Còn những người đã cạo tóc mà không giữ được, cái hình dáng của sadi đó, mà lại phạm giới thì rất là tội, làm cho Phật pháp người ta khinh bỉ, người ta chê. Người cư sĩ người ta sáng lắm, người ta biết chứ. Mình có đầu mình trọc, mình vô ngồi quán, hoặc là mình có oai nghi gì sơ suất là người ta khinh bỉ Phật pháp.

Cũng như quí thầy ở đây mà cạo tóc á, mà quý thầy làm sai đi ra mà người ta cười người ta nói cái thầy ở tu viện đó ,có quý thầy tu ở đó coi bộ nghiện ngập say sưa này kia. Người ta chửi lắm, người ta nói nặng nhẹ lắm, mà mình làm như vậy là người ta chê cái tu viện mình, tức là người ta chê Phật pháp, mà người ta chê Phật pháp thì cái lỗi của ai. Tại vì mình. Trong thọ giới qui tắc có ghi, ông Tam Tạng Nghĩa Tịnh nói: “Sadi chỉ cần hiểu ở trong luật tạng mà không phạm 12 điều là đủ”. Nghĩa là cái chú Sadi không có phạm 12 điều đó là đủ. 12 cái điều đó như thế nào:

một là không phân biệt y: y xấu, y tốt, y thô, khi mà trao cái y đó cho cái người Sadi... Cho nên do vì vậy đó thì cái người Sadi đó đừng có nghĩ khi mà người ta trao cái y mình là thô xấu, mình còn phân biệt là không có được. Cho nên khi mà trao cái nào, y xấu, y tốt, y gì, ngắn dài gì cũng được hết, miễn là có cái đắp trên thân của mình là được. Thì đó là cái điều thứ nhất của cái người mà thọ Sadi, không có phân biệt y. Nhiều khi cái chú Sadi phân biệt, y tui sao màu nó xấu quá, còn y của chú Sadi này sao màu nó tốt quá, vàng quá, còn y tui sao màu nó lợt lợt, nó quằn nó quèo, nó xấu quá. Thì đó là còn phân biệt, chú Sadi đó chưa có đắc cái giới Sadi.

Hai là lìa y ngủ. Nghĩa là chú Sadi này khi mà thọ giới rồi, thì luôn luôn, cái y của họ phải để gần ở chỗ bên cái giường họ ngủ chứ không được lìa cái y mà ngủ, bỏ quên cái y mất.

Ba, là cái chú Sadi này được nhóm lửa. Thường thường tỳ kheo không được nhóm lửa đâu, chú Sadi được nhóm lửa.

Bốn, là túc thực. Nghĩa là chú Sadi này phải ăn vừa thôi chứ không có được ăn phi thời đó.

Năm, là không hại sinh chủng. Tức là cái chú Sadi này không có làm những hạt giống, trồng trỉa hoặc cái này kia.

Sáu là bỏ đồ bất tịnh trên cỏ tươi. Nghĩa là đồ ăn hoặc nước tiểu nước giải của mình không có giải trên cỏ làm cho cỏ nó héo úa.

Bảy là không tự leo lên cây vì tự leo lên cây thì mất oai nghi.

Tám, cầm nắm vật báu. Ở đây thì nó cho chú Sadi cầm nắm vật báu. Còn theo trong kinh giới, trong giới luật không cho chú Sadi cầm nắm vật báu, mà ở đây nó viết ra cái này nó cho cầm nắm vật báu.

Chín là ăn đồ ăn dư cách đêm được.

Mười là đào đất được.

Mười một là không thọ thực. Nghĩa là chú Sadi này thọ thực 2 lần được.

Mười hai là nhổ cỏ chặt cây được.

Đó là kinh giới dạy 12 điều này cho Sadi và Sadini, không trì không lỗi. Nghĩa là trong 12 cái điều này, Sadi và Sadini không có trì thì không có lỗi. Đến đây thì Thầy xin dừng lại.

Sau khi học xong giới của sadi và Sadini xong rồi, chúng ta sẽ tiếp tục sang những cái bài của tỳ kheo và tỳ kheo ni. Nhưng trước khi mà học qua những giới bổn này, thì chúng ta phải học những cái pháp để chúng ta biết sau đó chúng ta học những cái giới hành để mà chúng ta tu tập. Trước khi học giới bổn patimokha, Thầy sẽ giảng trạch thêm 20 pháp cần phải hiểu rõ trong lúc thực hành, tu tập giới luật.

Thế nào là 20 pháp, một, có hai pháp có nhiều tác dụng. Hai, có hai pháp cần phải tu tập, đó thì chúng ta phải học những cái pháp. Tại sao những cái pháp đó có nhiều tác dụng như thế nào để chúng ta biết rằng, hai cái pháp đó chúng ta phải thực tập như thế nào, phải trau dồi như thế nào để cho nó có một cái sự tác dụng làm cho tâm chúng ta được giải thoát. Hai cái pháp mà chúng ta cần phải tu tập, như trước kia Thầy có dạy một lần đó thì bắt đầu chúng ta... Một, có một cái pháp mà có nhiều tác dụng, có một cái pháp mà cần phải tu tập, rồi có một cái pháp cần phải biến tri. Thì ở đây, cái phần này là nó có 2 pháp, rồi 3 pháp, rồi 4 pháp. Vì vậy, cái phần này chúng ta phải nhớ kĩ những cái điều mà Thầy dạy, để sau khi chúng ta học giới hành thì chúng ta biết mà chúng ta áp dụng cho nó đúng cách còn nếu mà không nhớ thì tức là chúng ta phải đọc lại hoặc là chúng ta nghiên cứu lại, hoặc là chúng ta nghe lại lời thầy dạy để mà chúng ta biết khi mà bước vào cái giới hành chúng ta phải tu tập cái gì trước, cái gì sau. Và đồng thời phải áp dụng trong một pháp có nhiều tác dụng.
     

        

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét