Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Băng số 44

GIỚI HỌC( TIẾP)

KHẨU HÀNH, Ý HÀNH NÀO KHÔNG NÊN THÂN CẬN VÀ NÊN THÂN CẬN
cán một bầy kiến ngang qua xe tôi, biết bao nhiêu con kiến chết đau khổ, do đó tôi không làm cái điều đó nữa, vì tôi không thân cận, và như vậy các cái thiện pháp càng ngày càng tăng trưởng trong tôi, lòng Từ Bi Hỉ Xả trong tôi bắt đầu phát triển rất là rộng lớn. Từ đó tôi thấy tâm tôi rất an ổn, rất là an ổn trước vạn hữu. Đó thì cái sự thân cận như vậy gọi là thân hành thân cận.
Loại khẩu hành nào có thể biết được khi tôi thân cận với khẩu hành này bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm thì khẩu hành ấy phải tránh xa. Nghĩa là khi mà tôi nói ra một cái lời nói nào thì cái lời nói đó mà ác pháp tăng trưởng thì tôi không nên nói. Cũng như bây giờ, mình nói một lời nói nào mà người ta tức giận người ta buồn phiền thì mình không nên nói lời nói đó. Mình nói người ta, người ta không có lấy trộm của mình, mình nói người ta lấy trộm của mình thì làm cho người ta đau khổ, thì tức là mình không nên nói lời nói đó. Đó là mình không thân cận cái khẩu hành đó. Đó là như vậy. Còn mình nói một lời nói mà làm cho mình vui người khác vui, làm cho người khác rất là an ổn, khuyên lơn họ, làm cho họ không có gây lộn nhau nữa, thì đó là những cái lời nói đó thì chúng tôi thân cận.
Và như vậy, chúng ta đi trên cái lộ trình nhân quả rất là rõ ràng. Phật dạy chúng ta luôn luôn lúc nào cũng thực hiện trên cái nhân quả để làm chủ nhân quả chứ đâu phải là gì khác hơn hết. Thế mà chúng ta không hiểu được, mà cứ gọi là ngồi thiền tu hành, đêm ngày tụng kinh niệm chú đêm ngày nó có nhằm nhò gì ở trong cái nhân quả đâu? Nó có thực tế ở trong cái nhân quả mà chúng ta tu hành đâu. Mà ngay đây chúng ta biết thân cận cái pháp thiện, cái thân hành, khẩu hành, ý hành của chúng ta thân cận ở cái pháp thiện nào thì đem lại cái sự lợi ích cho mình cho người xung quanh, thì cái đó là đúng, cái đó là thực tế, cái đó là giải thoát.
Cho nên đức Phật nói đạo của Phật thì đến không có thời gian, đến ngay liền có sự giải thoát liền, không có đợi thời gian. Đó thì chúng ta đã hiểu cái lời đức Phật nói như vậy quá rõ ràng. Vì vậy mà chúng ta đến mà cứ cầu kinh hoài, thì cứ hoài mà thấy gia đình mình lộn xộn hoài à. Đi tu theo Phật, mà gia đình thôi chửi lộn nhau mãi mà như vậy là theo Phật là làm sao? Có đúng không? Theo Phật, gia đình mình nó bất an, mà mình theo Phật rồi gia đình mình nó an chứ, vợ chồng có thương yêu nhau, con cái phải hiếu hạnh chứ. Sao mà đến với đạo Phật, mà con cái không hiếu mà vợ chồng cứ lộn xộn nhau hoài. Chồng nói: “Không có cho bà đi chùa nữa, bà đi chùa mấy ông thầy chùa tôi ghét quá đi. Phật gì mà cứ dạy người ta xa vợ xa chồng hoài như thế này đây”, thì phải khổ người ta không. Thì như vậy tất cả những cái đó làm cho người ta phỉ báng Phật pháp, mà chính vì quý thầy đã dạy người ta một cách rất là mê mờ. Đi chùa cúng dường này kia, trai tăng thì có lợi ích thế này thế khác. Cúng xây chùa xây tháp thì có lợi ích, làm cho gia đình người ta càng ngày càng khổ sở, vợ chồng người ta gây lộn hoài. Như vậy mà cứ đến chùa, rồi tụng kinh này tụng kinh kia để cầu an. Cuối cùng chẳng cầu an gì hết. Trái lại Phật dạy rất là rõ ràng cụ thể trên cái nhân quả chúng ta sống đúng nhân quả thì làm sao mà gia đình chúng ta có lộn xộn không an ổn. Chứ đâu phải đem tiền cúng cho nhiều mà nó được an ổn đâu. Hầu hết là có nhiều người cúng nhiều chừng nào, Thầy thấy gia đình họ cũng bất an chứ chưa phải là giải thoát được. Đó là những cái tu không đúng cách không đúng cái lời dạy của Phật cho nên đem đến cái sự hậu quả không tốt, kết quả không lành cho gia đình họ, cả họ và cả gia đình họ, con cái họ nữa.
2. Loại khẩu hành nào có thể biết được khi tôi thân cận với khẩu hành này bất thiện pháp suy vong và thiện pháp tăng trưởng thì khẩu hành đó tôi phải thân cận. Đó thì đức Phật dạy chúng ta từng chút từng li để mà chúng ta trau dồi ở trong thiện pháp, ở trong cái chỗ tu tập của chúng ta. Vì vậy mà thể hiện ngay từ cái chỗ ban đầu là chúng ta đã có sự giải thoát hoàn toàn.
1. Loại ý hành nào tầm cầu có thể biết được khi tôi thân cận bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm, thì loại ý hành ấy cần phải tránh xa. Tức là cái tư duy của mình, tư duy mà cái nào mà nó đem đến cái ác pháp mà nó tăng trưởng, cũng như bây giờ tôi chưa ăn trộm, mà tui nghĩ bây giờ mình phải làm cách nào để cho mình có nhiều tiền nè, thì bắt đầu mình nghĩ cách để mình ăn trộm lấy của người ta...trốn mất thì cái đó thuộc về loại suy nghĩ như vậy để rồi gọi năm mười người hai chục người đến hốt hụi, hốt được hụi rồi trốn đi mất, giựt của người ta bằng cách như vậy. Đó là cái suy nghĩ như vậy là bất thiện pháp tăng trưởng và cái thiện pháp nó suy vong. Những cái ý nghĩ như vậy đó là chúng ta không nên thân cận những cái ý đó, những cái ý  đó là ý xấu, ý ác.
2. Loại ý hành nào có thể biết được khi tôi thân cận loại ý hành bất thiện pháp suy vong, thiện pháp tăng trưởng, thì loại ý hành đó nên thân cận. Thì như vậy khi mình suy nghĩ một cái gì mà làm lợi cho mình làm lợi cho người thì nên suy nghĩ, đừng có làm cái kiểu mà cướp giật, trộm cắp hoặc là hại người thì không nên. Do những cái suy nghĩ mình dêm lại cho tốt mình tốt người, đem lại cho cả gia đình hòa thuận, an vui, thì cái suy nghĩ đó mình nên thân cận nó. Thành tựu như vậy gọi là thành tựu biệt giải thoát luật nghi. Những cái điều này là những cái điều mình cần phải thông hiểu để rồi sau này mình còn phải trau dồi, trau dồi cái ý hành, trau dồi cái khẩu hành, trau dồi cái thân hành của mình trong các pháp 37 phẩm trợ đạo chứ không phải riêng đâu. Đây là một cái sự tập luyện. Ở đây chúng ta mới hiểu nó để mà chúng ta biết rằng cái sự thân cận, hoặc là không thân cận mà thôi, để mà tránh xa nó mà thôi. Cho nên ở đây có cái tên gọi là thành tựu như vậy gọi là thành tựu biệt giải thoát luật nghi giới.
Học giới mà không hiểu cái này thì coi như là không có hiểu Giới luật. Học giới mà khô khan mà cứ biết giới một, giới hai, giới ba, giới bốn, như thế này như thế khác, thì đó là cách thức giới rất là khô khan, rất là tai hại cho cái sự học giới, nó làm cho chúng ta khép mình trong những cái khuôn khổ, khổ hạnh mà không có nghĩa lý gì giải thoát của đạo hết. Thì cái sự mà không có nghĩa lý cho sự giải thoát của đạo thì nó không đem đến cho cái đời sống mà tu hành của chúng ta đúng đắn.
Bây giờ thì ở đây thì chúng ta thấy rằng, trong một cái tu học của chúng ta, thì bắt đầu cái bài mà thành tựu biệt giải thoát luật nghi giới thì ở đây chúng ta đã đi qua rồi. Vậy thì cái phần kế tiếp nữa Thầy sẽ nhắc thêm. Cái phần này để chúng ta thấy và hiểu rõ.
VÀI ĐIỀU VỀ KINH NGUYÊN THỦY
Lời dạy của đức Phật trong kinh tạng A Hàm, kinh tạng Nguyên Thủy đơn giản, dễ hiểu, luôn thực tế cụ thể với cuộc sống loài người như khoa học; không bay bướm, ước lệ như văn chương; không cầu kỳ như triết học; không khô khan như giáo điều; không độc đáo như công án của thiền Đông Độ; không huyền bí, mật nghĩa như Mật Tông; không cầu xin, mong ước như Tịnh Độ; không chi ly, chia chẻ như tâm lý học, như duy thức học; không giàu tưởng tượng như kinh Pháp Hoa; không hý luận như Bát Nhã; không nhỏ giọt dục lạc thế gian như giới bổn Ba la mộc xoa đề.
Nghĩa là Thầy xem coi giới bổn Ba la mộc xoa đề đó là nó nhỏ giọt dục lạc thế gian cho cái người mà giữ gìn Ba la mộc xoa đề. Đó là những cái mà chúng ta phải thấy rằng cái  kinh sách của A Hàm và  kinh sách của Nguyên Thủy nó đơn giản, nó dễ hiểu, lời nói nó mộc mạc nó thực tế, nó không cầu kỳ.
Các thầy có nghe những cái lời giảng của Hòa thượng Nhất Hạnh, thì các thầy thấy Hòa thượng dùng những danh từ, những từ rất là văn chương, rất là hiện đại để mà diễn tả những cái tu hành ở trong đạo Phật. Nhưng mà Thầy thấy nó không có mộc mạc, nó không có dễ hiểu, đơn giản. Riêng Thầy, Thầy thấy cái gì mộc mạc, nó đơn giản làm chúng ta hiểu một cách rất là dễ dàng, nó không có còn khó. Như thầy Nhất Hạnh thầy nói: chúng ta thường thường tu được cái gì đó thì chúng ta tự mãn mình. Cho nên Thầy nói rằng chúng ta đừng nên tự mãn mà giam mình trong cái ngôi nhà tự mãn. Thì cái ngôi nhà lầu tự mãn thì Ngài dùng những cái danh từ mà như vậy thì chúng ta thấy nó hơi có những cái từ nó xa vời, nó làm cho chúng ta có những sự suy nghĩ qua một cái tưởng nhiều hơn.
Cho nên ở đây chúng ta phải gần gũi tất cả những cái kinh tạng này làm chúng ta thấy nó gần với mình lắm, nó thực tế với mình lắm. Lời nói của Phật rất mộc mạc, lặp đi lặp lại lời văn nói chứ không phải là lời văn bay bướm, làm cho nó hay ho. Cho nên những cái người học giả họ thường thường họ dịch hoặc là họ viết kinh điển của Phật ra, họ bay bướm dữ lắm, họ nói nó xa vời lắm, nó không có gần gũi chúng ta. Cho nên những cái người học giả gần như là họ cách xa Phật, rất xa Phật. Họ chỉ chuộng văn chương, họ chỉ chuộng cái ngôn từ làm cho nó có cái vẻ hay ở trong những cái lời nói đó thôi. Nhưng mà nó không có gần gũi trong cái sự thực hành của chúng ta, nó làm cho chúng ta xa rời cái sự thực hành đó.
Cho nên văn dùng để diễn tả ở trong hai tạng kinh này là văn nói mộc mạc, đơn sơ nhưng ý nghĩa hàm chứa rất đầy đủ. Với thâm diệu, với một thâm diệu, với một hành trì, nghĩa là nó có một cái hành trì rất là thâm diệu khi mà chúng ta đã hiểu nó. Nghĩa là cái lời của Phật nói như cái như lý tác ý, chúng ta nghe nó rất là đơn giản nhưng mà nó rất là thâm diệu ở trong cái ý nghĩa đó, nó hàm chứa cả một cái gì sâu sắc, rất là sâu sắc. Nếu một khi mà chúng ta hiểu được cái nghĩa của như lý tác ý. Hay hoặc là một cái danh từ trong kinh A Hàm, Phật nói “hướng tâm” hay là “dẫn tâm”, thì chữ “hướng tâm” nghe nó đơn sơ thôi, dẫn tâm thôi, chữ “hướng” có nghĩa là dẫn tâm, nhưng mà chúng ta thấy cái lời nói đó nó mộc mạc là dẫn tâm cũng như dẫn đứa con nít vậy thôi. Cũng như dạy bảo đứa con nít mà thôi. Thì cái lời nói chúng ta thấy nó nghe đơn sơ và mộc mạc, nó không có cầu kỳ. Thế rồi chúng ta cứ ngay đó mà chúng ta dẫn dắt một đứa bé, chỉ nó “ờ chỗ này là sạch sẽ, con hãy ngồi xuống đây đi, đừng có ngồi chỗ dơ bẩn này” thì đứa bé nghe theo lời nó ngồi đó thì nó sạch sẽ, nó giải thoát, mà nó không nghe theo lời, nó chạy chơi nó chun ở dưới đống cát bẩn thỉu thì mình mẩy nó sẽ bị lấm lem, bị bẩn thỉu, bị bất tịnh. Cho nên ở đây chúng ta dẫn tâm cũng như là dẫn đứa bé, cho nên gọi là hướng tâm, như cái lý tác ý, như cái chân thật mà chúng ta tác cái ý ra, thật là thâm diệu vô cùng, nó trở thành một cái lực, cái oai lực, cái minh lực của nó sau này, nó vĩ đại vô cùng mà chúng ta không ngờ. Những cái điều kiện văn dùng diễn tả ở đây trong hai tạng kinh là văn nói mộc mạc, đơn sơ nhưng ý nghĩa hàm chứa rất đầy đủ và thâm diệu với một pháp hành trì rất là thực tế.
Đó thì các thầy thấy rất rõ, không phải lời Thầy nói như vậy là Thầy ca ngợi hai cái tạng kinh này đâu mà chính các thầy còn sẽ đọc và nghiên cứu lại, coi thử coi phải có không. Ngược lại, dùng cái tri kiến, những cái loại thức tưởng giải, những cái loại mà  kiến thức của học giả thế gian, thì chắc chắn sẽ cầu kỳ khó hiểu, mà còn đi đến tai hại không hiểu tường tận, không hiểu rõ tường tận cũng như trường hợp của Tỳ kheo Arista. Tỳ kheo Arista này không hiểu cái lời Phật, ông tưởng tượng một cách quá siêu xuất của ông cho nên ông không hiểu lời Phật dạy. Cho nên vì vậy mà Phật mới răn ông: “Này Arista, có thật ông khởi nên ác kiến, ác tà kiến như sau không? Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn giảng dạy, khi hiểu rõ những pháp ấy được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thì thực sự không có chướng ngại gì cả”. Đức Phật diễn tả lòng dục của mình tập hợp làm cho tâm chúng ta chướng ngại, làm cho tâm chúng ta khổ, thì ông ta nói nó tập hợp nó chẳng làm khổ gì hết, ông ta hiểu như vậy đó.  Bây giờ nó chẳng cần mà giữ nó như thế này, chẳng cần phòng hộ như thế kia, chúng ta chỉ làm sao cho nó tâm đừng dính cảnh, cảnh đừng dính tâm, thì nó đâu còn chướng ngại gì nữa. Ông nghĩ như vậy đó. Còn Phật nói, ờ bây giờ nó chướng ngại như vậy, phải phòng hộ mắt tai mũi miệng thân ý mình như vậy, phải Giới luật, phải chấp hành, phải sống độc cư như vậy. Ông nói chẳng cần gì hết, tôi chỉ giữ cái tâm tôi cho tâm đừng dính cảnh, cảnh đừng dính tâm thì tôi sẽ giải thoát. À ông nói vậy đó. Cái ý của ông ta ông muốn nói như vậy đó chứ không phải là ông nói khác đâu, nhưng mà ông nói cái kiểu là hơn Phật đó, ông là kiểu tổ rồi đó.
Cho nên ở trong cái bản mà Giới luật á, có một chỗ mà ghi lại cái chỗ vị Tỳ kheo này đó mà nói rằng về cái dâm dục, ông lôi cái dâm dục ra ông nói, thì bài kinh này, cái bài kinh mà lôi ra như vậy mà kết trong cái bộ Giới bổn như vậy, là cái người đem cái câu chuyên này ra mà kết vô đó, Thầy đọc hai cái câu chuyện này Thầy thấy quả là cái ông này chẳng hiểu cái bài kinh này là gì hết. Cho nên  vì vậy mà lôi trong Giới bổn mà thuật lại cái câu chuyện này như vậy thì chỉ là đem một cái giới dâm dục ra mà nói, để mà kết cái giới dâm dục thôi. Thì như vậy là cái ông này hiểu như vậy là sai, không đúng. Cái ông này ông hiểu một cách… Đọc cái bài kinh này Thầy hiểu ngay là người ta đọc, người ta dịch ra, người ta chỉ rằng nói đó là đức Phật nói có chướng ngại. Những cái tâm ham muốn của chúng ta nó sẽ làm chướng ngại, nó sẽ đem cái ác pháp, nó làm chúng ta đau khổ, thì ông ta nói, chẳng có chướng ngại gì hết, thì Thầy đã hiểu rằng cái tâm thâm ý của ông ta như thế nào. Ông ta sẽ nói là, tâm của mình giữ không cho dính vật, vật không cho dính tâm thì mình giải thoát, chứ khỏi cần phòng hộ khỏi cần cái gì hết, Phật chỉ nói lăng nhăng, nào là phòng hộ, nào là cách này, nào là trau rồi cái kia, nào là đừng thân cận cái này, nào là đừng thân cận cái kia. Điều đó là lăng nhăng mất công. Cho nên Phật nói cái điều đó không đúng. Vì vậy Đức Phật mới kêu ông mà mắng ông. Thì ông nói “Thật sự là vậy! Bạch Thế Tôn, như con hiểu, thật sự không có chướng ngại gì cả, tại Thế Tôn nói như vậy”.
Đó, thì ông nói thẳng với đức Phật như vậy, bài kinh hẳn hòi rõ ràng, chứ không phải là Thầy đặt điều cái chuyện này đâu. Quý thầy sẽ còn đọc lại trong cái bài kinh đó, bài kinh này, nó ở trong bộ Trung bộ chứ không phải xa lắc gì hết. “Ông thật là vô minh, ngu si, sao ông lại hiểu pháp ta kiết như vậy, thuyết giảng như vậy? Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp”, nghĩa là chỉ cho những cái pháp môn đó nó làm cho chướng ngại, nó làm cho không có được giải thoát đó mà ông lại hiểu như vậy, ông hiểu như vậy là ông hiểu cái kiểu mà như vậy thì không bao giờ mà ông được giải thoát. Và những ai mà thọ dụng, chúng tự đủ bị chướng ngại, nghĩa là người nào mà cứ chấp nhận cái tâm ham muốn của chúng ta, tâm dục đó, mà chấp nhận những cái ác pháp, thì người mà thọ dụng những cái điều đó thì luôn luôn sẽ bị chướng ngại, sẽ bị khổ đau. “Ta nói như vậy đó, mà ông nói là không chướng ngại không khổ đau, thì điều ông nói như vậy là ông ngu si, ông không thấy. Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục được ví như khúc xương, ta đã thuyết các dục được ví như miếng thịt, được ví như bó đuốc cỏ khô, được ví như hố, hang hùm, được ví như cơn mộng, được ví như vật cho vay mượn, được ví như ăn trái cây rụng, được ví như lò thịt, được ví như gậy nhọn, ta đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Và này kẻ vô minh, ngu si kia, không những ông xuyên tạc ta vì ông đã tự chấp thủ sai lệch, ông tự phá hoại nơi ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ ngu si kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho ông”.
Đó thì đức Phật kêu cái vị Tỳ kheo này đến mắng ông ta như vậy, ông hiểu như vậy, chưa chắc đã là ông đã giữ cái tâm của ông không cho vật dính vào tâm, và tâm không dính vật. Ông nói cái chỗ mà ông làm cho nó đừng dính mắc ông nói được không? Ông chẳng biết nói gì hết, ông lý luận như vậy đó. Thì thử hỏi cái đó có đúng không, không bao giờ đúng hết. Cho nên ở đây hầu hết là có một cái số người tu, người ta cứ nghĩ nhớ như vậy người ta nói: Giữ cái tâm đừng cho dính thì cần gì phải Giới luật. Tâm không dính vật, vật không dính tâm thì Giới luật để làm gì? Như vậy là một cái sai. Vì vậy cho nên ở đây Thầy muốn nêu cái bài này ra để mà chúng ta thấy rằng có những người lý luận kiểu này, cho nên chúng ta dạy Giới luật họ chẳng bao giờ họ thực hiện Giới luật, họ ăn uống phi thời, họ chạy theo những dục lạc thế gian. Họ nói thì họ nói giữ tâm không cho dính cảnh, mà cảnh không cho dính tâm, thế rồi họ uống rượu, uống bia, thử hỏi cái đó là cái dính hay cái không dính, họ ăn ngày ba bốn bữa cái đó họ dính hay không dính. Sự thật họ đang dính mà họ lý luận như vậy thì cái mà Giới luật của chúng ta họ bác bỏ đi để họ chạy theo dục lạc.
Bài kinh này là ý của Thầy muốn nêu ra để chúng ta không khéo bị những cái tà kiến đó, bị những cái chấp kiến đó mà làm chúng ta lệch lạc phá Giới luật của Phật, làm cho thân tâm chúng ta không thanh tịnh, từ đó chúng ta tu hành gì được. Cho nên gặp những cái kiến giải sai này rồi, những cái tà kiến này rồi thì cuộc đời chúng ta kể như tiêu hết. Cho nên hầu hết là một cái số người mà hiện giờ tu thiền đều là bị cái kiến chấp này, họ bị tiêu, cuộc đời họ kể như là không còn nữa, họ chỉ phí bỏ cuộc đời họ một cách rất là đau đớn. Con người sinh ra đâu phải chuyện dễ, thế mà nhét vào trong đầu mình cái tà kiến như vậy, rồi ôm mãi suốt cái đời của mình, tưởng là tâm không dính cảnh, cảnh không dính tâm, nhưng cuối cùng thì nhìn thấy cuộc sống của họ nó dính không biết là bao nhiêu là thứ dính chứ không phải là có một thứ dính không. Nhìn chung là chúng ta thấy hoàn toàn là như vậy.
“Này chư Tỳ kheo, các ông nghĩ thế nào, Tỳ kheo Arista! Có thể khởi nên tia sáng gì trong pháp luật này không?”. Làm gì có, ông mà nói như vậy rồi thì làm gì mà ông có giữ gìn được cái Giới luật này đâu. Cho nên toàn bộ là ông sẽ bị nhiễm hết. “Bạch Thế Tôn làm sao có thể được!”. Các vị Tỳ kheo khác mới trả lời Đức Phật. “Bạch Thế Tôn làm sao có thể được!”. Khi mà người ta nghĩ như vậy thì làm sao mà người ta giữ gìn Giới luật được mà làm sao có tia sáng ở trong Giới luật này được.
“Này các thầy Tỳ kheo, ở đây có một số người ngu si, học pháp như kinh, ứng tụng, giải thuyết, kệ tụng, cảm hứng ngữ, như thị ngữ, bổn sanh, vị tằng hữu pháp, phương quảng. Sau khi học các pháp này họ không hiểu nghĩa những pháp ấy. Với trí tuệ những pháp ấy họ không hiểu nghĩa rõ ràng, họ học pháp chỉ vì lợi danh, để chỉ trích người khác, chỉ vì lợi danh để khoái khẩu, biện luận. Do vậy họ không đạt được mục đích giải thoát, và họ chẳng hiểu pháp hướng là gì, những pháp ấy vì hiểu sai lệch nên đưa họ đến bất hạnh đau khổ lâu dài. Vì sao vậy? Này các thầy Tỳ kheo, vì hiểu sai lệch ví như người đi bắt rắn nước, tìm rắn nước, đi khắp chỗ để tìm. Người đó thấy con rắn nước và người đó vội bắt con rắn ở lưng ở đuôi, con rắn quay đầu lại, cắn tay người đó. Do nhân này, người bị chết hay bị đau khổ gần chết. Vì sao vậy, vì bắt rắn như vậy một cách sai lệch. Người học pháp của ta cũng như vậy, không hiểu pháp và chấp thủ các pháp sai lệch”.
Đức Phật ví dụ, cũng như một cái người mà tu theo đạo Phật mà không hiểu các pháp Phật, rồi chấp những cái tà kiến như vậy, để rồi cũng ví như một cái người bắt rắn, không nắm cái đầu con rắn mà lại nắm cái lưng con rắn và nắm cái đuôi con rắn, do đó cái đầu nó quay lại nó cắn, thì ông ta bị nọc độc đó mà sắp chết, và đau nhức cũng sắp chết. Do đó chỗ mà Phật ví dụ Thầy thấy rất đúng. Là hiện bây giờ những người đó mà họ chấp lầm những cái tà kiến như vậy rồi thì kể như là họ bị rắn độc rồi, nó cắn chết rồi, họ làm sao mà họ buông ra được. Chúng ta thấy rất rõ bao nhiêu những người mà chúng ta thấy họ đang nỗ lực tu hành chứ đâu phải họ không tu hành, nhưng họ dính mắc đó rồi thì họ tưởng đó là Phật pháp, tưởng là giáo pháp của Phật như cái vị Tỳ kheo Arista này, ông ta cũng như vậy, ông ta đang chấp cái sai lạc. Mà ông còn được đức Phật nhắc nhở và khuyến khích. Cho  nên sau này ông bỏ cái đó đi, ông trở về chánh pháp, ông phòng hộ sáu căn, ông tu Chánh niệm tỉnh thức, ông tu Định vô lậu rồi ông tu Định hơi thở, rồi ông tu Định sáng suốt, rồi ông tu Định hiện tại an lạc trú, ông nhập Bốn thiền, ông đạt được Tam minh. Còn nếu mà ông không nghe, ông cứ nói rằng tâm không dính cảnh, cảnh không dính tâm là giải thoát rồi thì mặc tình mà bay nhảy mặc tình mà đua đòi theo thế gian, thì chắc chắn là đời sống ông tiêu luôn chứ không bao giờ có cái ngày giải thoát được.
Trước khi mà học giới, chúng ta được học những cái điều kiện rất là cần thiết, và thỉnh thoảng Thầy sẽ xen vào những cái bài học giới có những bài kinh để mà áp dụng vào trong Giới bổn để mà chúng ta học để chúng ta thấy được cái thực của đạo Phật là như thế nào đúng và như thế nào sai. Chứ nếu mà không có những cái bài kinh này, mà cứ đọc kinh giới không thì chúng ta nghe chán lắm. Và đồng thời, ở đây không phải là Thầy dạy về giới, mà đem những bài kinh giới này tìm những cái sai mà đập nó xuống hết, để rồi chúng ta tìm lại cái gì đúng của đạo Phật, để giúp cho chúng ta có những cái Giới luật, tạo dựng cái đời sống của chúng ta ly dục ly ác pháp, để đem lại cái sự giải thoát thân tâm của chúng ta trong một cuộc sống hiện tại có giải thoát hoàn toàn chứ không phải thiếu giải thoát, chớ không phải đợi chết đi mới về cái cõi Niết bàn hay là Thiên đàng ở đâu đó nữa. Ở đây không có, hoàn toàn ở tại nơi đây, giờ phút này, ngay bây giờ mà đúng với chánh pháp của Phật là có Niết bàn ở ngay tâm hồn của chúng ta liền. Dù là thân của chúng đang bị những cái thọ nghiệp rất là nặng nhưng chúng ta vẫn thấy nó là bình thường, thì tức là chúng ta đã giải thoát, không còn làm chúng ta đau khổ nữa.
Bây giờ chúng ta tiếp tục học cái giới 82, trong 90 cái giới đọa.
90 GIỚI ĐỌA ( TIẾP)
Giới Nắm cầm của báu
Vì sao Phật kiết giới này?  Khi Phật ở tại nước Xá Vệ, có cư sĩ đệ tử ngoại đạo từ nước Câu-Tát-La, trên đường đi dừng nghỉ nên quên cái đãi đựng một ngàn lượng vàng. Các Tỳ kheo đi sau lượm được, đợi chủ đến giao lại. Khi giao lại, người chủ nói thiếu, đến kiện với vua Ba Tư Nặc, vua thẩm xét, biết người ấy dối trá, liền tịch thu tài sản và vàng nhập vào của nhà quan. Đức Phật nhân đó kiết giới rằng: “Nếu Tỳ kheo cầm nắm vật báu, tự mình cầm, hay dạy người khác cầm, phạm tội đọa”.
Nghĩa là của người ta rơi ngoài đường không có được lượm, không được lấy, do đó mà lượm lấy đi người ta sẽ đổ gian mình. Như vậy may là nhà vua có thông minh, mới thẩm xét được cái người bỏ cái túi bạc này dối trá,  coi như là bắt thường, kiểu là dối trá mà bắt thường các vị tu sĩ này cho nên nhà vua mới tịch thu cái của báu đó đi và đồng thời đuổi ông ta đi. Còn các vi Tỳ kheo thì không có tội gì. Nhưng dù sao đức Phật nghe vậy cũng nên chế cái giới này ra cấm các vị Tỳ kheo, thấy của người ta rơi, không được cầm nắm mà hãy tránh đi, đi đi, đừng có lấy.
Thì lúc bấy giờ, Tỳ Xá Khư Mẫu đi khóa hội, ghé vào Kỳ Hoàn lễ Phật, bỏ đồ trang sức ở ngoài cửa, khi trở về bỏ quên không ai giám lấy cất, Phật dạy cho phép được cất vật bỏ quên trong tăng già. Khi ấy các Tỳ kheo đi đường, ngủ nhờ tại phòng của người thợ vàng, ông chủ bận việc đi không kịp cất vàng, các Tỳ kheo phải bảo vệ nên cả đêm không dám ngủ. Phật dạy: “Trừ ký túc xứ để khỏi mất nên lấy cất, nếu muốn cất dùm nên phân biệt rõ hình tướng của chúng, để khi chủ đến hỏi, nếu họ trả lời đúng mới đưa, bằng không đúng như hình tướng đã biết thì nên bảo là không thấy vật như vậy. Nếu của chùa tháp để trang hoàng lấy cất không tội”.
Ở đây thật sự ra theo Thầy thiết nghĩ, người tu sĩ thấy vàng bạc thì thôi, tránh đi, của người ta mất kệ người ta, đừng có cất giữ làm cái gì hết, rồi đây nó sinh họa cho mình đó. Cho nên điều kiện là mình người tu sĩ thôi, tôi không nắm giữ tiền bạc là tôi cứ đi đi đừng có cất giữ cho ai hết, của người ta, nhân quả của người ta, còn thì người ta hưởng, mất thì người ta chịu. Chứ còn cái điều đó mà mình nắm lên thì mình rất là nguy hiểm, rất là khó. Mình không thể nào mà người ta nói sao mình là người tu sĩ cũng phải chịu hết. Còn nếu mình sợ mất của người ta thì nên đem trình cho cảnh sát nó cất nó giữ làm gì thì làm, chứ còn mình đừng có cất giữ. Do đó mà không chừng là khi mình nắm của người ta đi chưa có tới cảnh sát mà chúng lại nắm đầu mình, nói mình ăn cắp nữa, cho nên tốt hơn hết là thấy vàng bạc của báu hay tiền bạc của ai đổ ngoài đường thì thôi mau mau tránh xa, đừng có lại gần đó mà nguy hiểm cho cái đời tu sĩ của chúng ta. Muốn thanh tịnh giới thì không được gần gũi ba cái thứ vàng bạc châu báu này, nó là rắn độc. Biết đâu cái nhân quả của chúng ta đời trước như thế nào, đời nay lụi xụi là chúng ta sẽ trả nhân trả quả đó. Cho nên nhân quả chuyển chứ không phải không chuyển được. Chuyển là chúng ta đừng có mó tới nó là nó chuyển, mà mó tới nó thì đừng có mong là nó chuyển đâu, nó sẽ đưa chúng ta đến tai họa.
Cho nên theo cái giới này, giới mà nắm cầm của báu, không có được chế đi chế lại gì hết, hoàn toàn là người tu sĩ là không có được rờ mó tới nó. Rờ mó tới nó thì tai họa đến với người tu sĩ. Phải biết như vậy, thì chúng ta bất kỳ của ai bây giờ rớt ngoài đường làm gì làm. Chúng ta… nếu mà cái người đó cái nhân quả họ không mất của thì có người cất giữ giùm họ, người cư sĩ khác họ cất giữ chứ chúng ta không phải là người cất giữ tiền của họ. Vì của tiền chúng ta còn không cất giữ chúng ta xả hết, thì chúng ta còn đi cất giữ tiền cho ai. Chúng ta đâu phải làm mọi cho ai mà cất giữ tiền cho họ. Họ bỏ quên đó thì có người người khác cất giữ cho họ. Còn nếu mà cái nhân quả đời trước họ đã gieo thì giờ họ phải mất của, thì người khác lấy của họ thì họ phải trả cái nhân quả đó, có gì mà chúng ta lại căn cớ mà xen vô đó để bị nhân quả. Cho nên cái người tu sĩ chúng ta luôn luôn phải sống ở trong đôi mắt nhân quả. Do cái đôi mắt nhân quả nó làm chúng ta không có một cái khổ nào hết. Còn nếu mà chúng ta không thấy nhân quả thì chúng ta mới lầm lạc ở trong cái chỗ này mà chúng ta thấy. Còn cái giới này chế ra là tạo cho những cái nhân quả chứ đâu có phải là cái… Phải là phải khi mà cất vàng cho người chủ vàng phải coi vàng nó như thế nào để rồi khi mà người ta hỏi mình phải trả lời được. Còn không là mình trao cho người cái khác, lấy của người ta làm sao. Cho nên nó mất công mình đủ thứ hết mà cái tâm mình là cái tâm thanh tịnh, mà ở đó bây giờ cứ để ý ba cái vàng này như thế nào, vàng này có vết thẹo, vàng kia nó có chỗ này chỗ kia. Thử hỏi con người tu chúng ta, mà tâm trí nó luôn luôn nó cứ lo của cải cho người ta như vậy thì tu cái gì. Cho nên chế cái giới này là chế tầm bậy, không có đúng. Thật sự ra, Thầy nói một cái người giải thoát là phải giải thoát chứ không có còn biết cái gì thế gian nữa hết. Đó là giới thứ 82.
Giới 83. Trái thời vào làng.
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở nước Xá Vệ, Bạt Năng Đà vào tụ lạc chẳng phải lúc, đánh cờ cùng với các cư sĩ. Cư sĩ bị thua, do tật đố, nên nói tu sĩ buổi mai vào thôn để khất thực, phi thời vào thôn để làm gì? Các Tỳ kheo bạch Phật, Phật kiết giới này. Nếu Tỳ kheo vào tụ lạc phi thời phạm tội đọa.
Ông này ông đi cờ bạc, trời ơi ông tu sĩ gì mà đi đánh bạc mà viết vô đây? Lẽ ra làm gì mà có cái chuyện này được. Thật ra là bày đặt, chỉ ở ngoài đời người ta mới cờ bạc, chứ ông tu sĩ ông còn ham gì mà ông đi đánh bạc, tiền ở đâu mà ông đi đánh bạc, ông có đồng xu nào đâu? Ông này ít ra ông cũng có khối ông mới vô đó ông đặt tiền đánh bạc người ta chứ? Nói thật ra cái giới gì đặt ra mà Thầy thấy nó không có cái lý do nào hết à. Khi ấy các Tỳ kheo có việc của tăng, của tháp, hoặc chăm lo bệnh nhân không dám vào. Phật dạy, có việc cần, cho phép dặn người khác, rồi vào tụ lạc. Các thầy Tỳ kheo không biết dặn ai, Phật dạy nên trở lại dặn Tỳ kheo. Nếu ở riêng một phòng nên dặn Tỳ kheo ở phòng gần. Phật kiết giới lại thêm, không thưa báo.
Sự thật ra, thì đây là cái giới không dạy chúng ta vào làng sớm khất thực thôi. Mà đem cái câu chuyện mà nói ông tu sĩ này đi vào đó đánh cờ bạc, rồi ăn người ta thì nói cái vô lý, rất vô lý. Tiền bạc không có làm sao mà cái người tu sĩ không cất giữ tiền bạc mà làm sao có tiền bạc đi đánh bạc, để rồi người ta phải nói này kia. Ờ mình có bất quá mình đi sớm quá thì mình ghé lại chỗ mấy ông ngoại đạo rồi nói chuyện đồ chơi, lý luận đồ mấy ông chơi, nói chuyện thiền đồ chơi. Hoặc là nêu lên một vài công án rồi cho mấy ông bí chơi vậy thôi, thì cái đó là có lý. Còn đằng này đâu có cái chuyện đó, thì Thầy nói nhiều cái mà đặt ra câu chuyện nó không có lý ở trong cái giới. Nhưng mà cấm vào làng sớm, bởi vì bây giờ mới 7 giờ mà xách bát đi xin thì làm sao, người ta đã nấu cơm đâu mà đi xin. Chỉ có đi dạo chơi thôi. Ở trong tịnh xá thì lo tu hành chứ đâu mà đi dạo kì vậy. Đó là cái cấm thì đó là đúng nhưng mà đặt cái cái câu chuyện ra để mà nói cái giới này thì đó là sai, không đúng.
Giới làm giường quá lượng.
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật cũng ở tại nước Xá Vệ, bấy giờ, Ca Lu Đà Di dự biết Phật sẽ đi qua nơi con đường đó, nên bày giường cao tốt để nằm ngồi. Đức Phật thấy bảo các Tỳ kheo, đây là người ngu si bày giường cao tốt lớn, chỉ vì tự kỷ, Phật quở trách nhân đó mà kiết giới này.
Thật sự đây cũng là bày đặt, cái ông này là một vị tu sĩ mà ông mang giường cao ông ra giữa đường ông nằm ông đón ông Phật, ông ghẹo Phật chơi mà. Cái kiểu này ông đâu có phải là người tu, ông muốn chọc ông Phật. Thì như vậy đặt cái này vô đây làm gì? Người đệ tử đến với Phật đâu có làm cái điều mà trêu ghẹo Phật như vậy, trêu ghẹo thầy mình như vậy sao? Để ông Phật, ông chế ra không có nằm giường cao rộng lớn. Lẽ ra cái mục đích mà nằm giường cao rộng lớn này là cái tâm của thế gian cho nên Phật mới chế Thập giới Sa di đó. Chúng ta thấy rất rõ. Còn ở đây giới Tỳ kheo mà chế cái kiểu này thiệt ra vô lý à. Cái giường người Tỳ kheo đã phải ly dục ly ác pháp phải hiểu nhiều hơn cái chú Sa di chứ. Thế mà cái giới Sa di thì nói nghe nó đơn giản, nó rõ ràng, nó đúng. Ở đây mà đem cái chỗ này ra mà nói ông này đem giường cao rộng lớn. Biết bữa nay là Phật đi ngang đó mình xách cái giường cho đẹp ra, giường này làm bằng thứ loại cây gỗ đắt giá này, rồi bóng loáng này, đem cái đệm mút để lên một chồng vậy nè, rồi mình đặt đó mình nằm để ông Phật đi ngang qua đó, thế nào về ông cũng chế cái giới này ra chơi. Có phải ghẹo Phật không. Từ lâu tới giờ, ông này chắc là trong đạo Phật không có cái giới này chứ gì? Sa di vô đã có giới này rồi, mà bây giờ còn đem ghẹo Phật để Phật chế cái giới này nữa. Như vậy là cái lầm lạc, cái sai. Bởi vì mấy ông đặt giới này thiệt ra mấy ông không có hiểu gì hết à. Ở trước kia đã nói rồi, giới Sa di đã nói rồi mà bây giờ còn đem chọc ghẹo ông Phật nữa, để ông chế lần nữa chơi. Thiệt là cái chuyện làm cái trò đùa chứ không phải là cái kinh giới, là cái thực để chúng ta tu tập.
Giới 85, giới dồn bông làm nệm giường.
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật còn ở nước Xá Vệ, Lục quần Tỳ kheo làm nệm giường độn bằng đâu la, cư sĩ chê bai là không có lòng từ đoạn mạng chúng sanh, giống như vua chúa, đại thần. Phật nhân đó mà kiết giới này. Đâu la miêng là lông dê, bạch dương, hoa liễu, hoa bồ lê, hoa chim bặc, bông gòn, thảo nguyên, mộc miêng, tiếp bối, hoa a ưa cu la, hoa ba cu la, hoa cu xá la, hoa gian xà, hoa ba ba xà và hoa li ma. Tất cả những cái bông này chắc có lẽ là nó mềm lắm. Nó rất mềm như bông gòn của mình vậy, cho nên mấy ông này lượm lấy những cái hoa này mà bỏ vào, cũng như mình thấy những bông mút nó bay đố, lượm lấy mấy cái sợi bông mút đó mới góp lại mới ra thành ra mà làm cái gối làm cái nệm, dồi cho nằm nó êm. Thì đó là những loại hoa mà nó có những cái cánh hoa rất là mềm mại, cho nên mấy ông này làm như vậy để mà nằm cho êm.
Thật sự ra, một người đi tu rồi còn cái gì nữa mà ở đó làm nệm êm, thôi ở ngoài đời đi, mua những cái đệm người ta làm sẵn đó mặc sức nằm chứ vô đi tu rồi mà còn làm cái chuyện đó Thầy thấy... Nhiều cái này nó đặt điều như thế này Thầy thấy không bao giờ một người tu sĩ mà chúng ta chấp nhận được hết. Một người đã quyết tu rồi thì họ không còn bao giờ mà ham nằm ở trên cái đệm êm hết, họ nằm ở chỗ nào cũng được, đơn giản để cho họ lo tu tập, vì cuộc đời tu tập đâu có rảnh rang, đâu có thời gian đâu mà lo cái chuyện ăn chuyện nằm.
Luật tăng kỳ nói: Tỳ kheo đi đường hay vào nhà cư sĩ mà các loại bông trên đây bị gió thổi bay vướng vào y áo, không phủi đi để vậy ngồi cũng phạm tội Đột cát la. Nghĩa là để những cái bông đó mà dính vào trên áo cũng là phạm tội. Thiệt ra nó lỡ nó bay vướng chứ ai muốn. Từ từ người ta về người ta giặt chứ ai để thứ đó. Đâu phải dính ở trên đó thành nệm êm sao. Chế cái giới gì mà lạ lùng vậy? Thầy cũng chả biết mà phạm cái tội nữa.
Giới làm ống đựng kim bằng xương, nanh, sừng.
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở núi Kỳ xà quật, có người thợ tin ưa, vị Tỳ kheo làm ống đựng kim bằng nanh, xương, sừng cho gia sự bị nghèo thiếu, người đời chê bai làm phước mà mắc họa, đức Phật nhân đó mà kết giới. Cái ông thợ này chắc khéo lắm, lấy xương gà, xương heo, xương bò mới tiện làm những cái ống kim để mà cúng dường cho các tu sĩ. Nhưng mà cứ làm mãi cúng dường vậy tưởng đâu được phước được giàu, ai dè cuối cùng thì ông này nghèo thiếu, cho nên người ta nói làm phước mà sao mắc họa. Đó thì chúng ta cũng thấy rõ ràng là làm sai, làm không đúng cho nên nó không đem đến cái hậu quả tốt, cái kết quả tốt. Cho nên đạo Phật cái gì đúng là sẽ có kết quả mà cái gì làm sai là chịu lấy à. Dùng xương nanh sừng tự làm, hay là dạy người khác làm thành thì phạm tội đọa, không thành thì phạm tội ác tác. Nếu vì người mà làm thành hay không thành đều phạm tội Đột các la. Bốn chúng đều mắc tội Đột các la.
Ai đời một tu sĩ mà mang đôi dép bằng da trâu da bò được, ai đời một tu sĩ mà làm cái ống đựng kim bằng xương bằng sừng con vật được, không thấy sự đau khổ trong đó sao? Thì như vậy là chúng ta bây giờ có không bắt tội nữa chúng ta cũng không được dùng những thứ đó nữa được. Vậy vẫn có người chưa có biết thấy giày da, thấy những cai loại dép da đồ khoái lắm, mang dữ lắm, ham lắm chứ chưa phải là không mang đâu, tưởng nó là sang lắm cho nên đi khoe khoang cái đó, nhưng mà không ngờ đó là cái đau khổ của chúng sanh.
Giới may tọa cụ quá lượng.
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật còn ở tại núi Kỳ xà quật, ngày mà đức Như Lai không đi thọ thỉnh, Ngài đi khắp các phòng xá, thấy tọa cụ của chư tăng bị nhớp, không sạch, Phật cho phép các Tỳ kheo làm vật ngăn thân, ngăn y, ngăn toạ cụ bằng nghi sư đàng, Lục quần Tỳ kheo bèn làm vừa dài vừa rộng. Nhân đó Phật kiết giới này. Bấy giờ Cu La Đà Di thân lớn không đủ để ngồi, Phật thấy vậy nên cho phép mỗi bên thêm nửa gang tay. Làm cái tọa cụ chắc là nhỏ quá, cho nên cái ông này bự quá bự ông ngồi cái không được, vì vậy cho nên Phật còn chế thêm cho ông chút nữa.
Sự thật ra thì cái người mà con người có lớn bao nhiêu nữa thì cái người nhỏ cũng có dư rồi, còn cái người lớn thì chế một lần chứ chế đâu mà chế hai ba lần, tiết kiệm thì cũng phải phải tiết kiệm cho có đúng cách của nó chứ làm sao. Thí dụ như bây giờ ở trong chúng chúng ta nè, ai là người lớn nhất nè, mập nhất nè, thì mình lấy cái lượng đó đó mình tính. Ờ bây giờ như vậy là mỗi người đều làm một cỡ như vậy hết thì đâu cần gì mà phải chế tới chế lui. Còn ở trong chúng có ông mập quá, lớn quá, ngồi chật hết cái xe cam nhông. Mà bây giờ cho làm cái miếng vải có bằng bàn tay vậy thì biểu ông ngồi thiền ông ngồi toàn đất cát không thì ông không chịu cho nên vì vậy mà phải chế trở lại. Thầy thấy cái sự mà chế đi chế lại có nhiều cái là người sau đặt ra, chứ còn không phải đâu. Ở trong giới kinh Thầy thấy đức Phật viết một lần, chứ không nói chế đi chế lại, mà rất đầy đủ ý nghĩa của giới hết, không có như giới bổn này chế đi chế lại, chế mãi chế lui, chế gì đủ thế chế, làm như ông Phật ngu si quá ngu si không sáng suốt gì hết, chế rồi phải chế tới chế lui.
Giới 88, giới may áo che ghẻ quá lượng.
Vì sao Phật kiết giới này? Đức Phật khi còn ở tại núi Kỳ xà quật, các Tỳ kheo bị sanh nhiều thứ ghẻ, máu mủ nhớt thân như y tọa cụ, Phật cho phép làm áo che ghẻ bằng vải thô nhiều lông, khi gỡ ra bị dính lông đau nhức, Phật cho phép dùng vải nhuyễn làm áo che ghẻ. Nếu đến nhà bạch y mời ngồi nên nói tôi bị bệnh hoạn, nếu chủ nhà nói cứ ngồi thì nên vén quần lên, lấy áo che ghẻ, che rồi mới ngồi. Lúc bấy giờ Lục quần Tỳ kheo bèn làm áo che ghẻ quá dài quá rộng, Phật nhân đó mà kiết giới.
Làm quá mấy ông này vải sồ đó quá dư à, y như là mấy ông đó là cái tiệm bán vải, nghe nói đâu cái ông làm dài ra, đâu có chuyện mà dễ như vậy. Làm người tu sĩ đi xin người ta miếng vải cũng đâu phải chuyện dễ đâu. Bây giờ thì chúng ta vải sồ nó dễ may nó dễ dệt bằng máy móc thì thấy nó nhiều như vậy, nhưng rồi một người tu sĩ chúng ta cũng phải là cái người biết tiết kiệm, bởi vì mình có làm ra tiền đâu, đi xin người ta, cho nên mình đâu có làm cái chuyện mà quá thừa như vậy. Một tấc vải chúng ta cũng còn tiết kiệm huống hồ là cái này may dài chơi như vậy thì chẳng qua là phí của đàn na thí chủ. Ở đây nhiều cái Thầy nói thiệt ra cái ý mà cái người mà đi tu không có cái… khi mà đến mà học được cái giới hạnh của đức Phật rồi thì người ta thành thiểu dục tri túc rồi, người ta đâu có phí như vậy. Thế mà hai chữ thiểu dục tri túc này nó áp dụng ở chỗ nào đâu? Mà chế lại những cái giới này như vậy? Như vậy là cái thiểu dục tri túc nó có nghĩa gì mà đặt ra cái tên nó để mà chơi. Thành ra nó có những cái sai khác.
89, giới may áo tắm mưa quá lượng.
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật còn ở núi Kỳ Xà Quật, Tỳ Xá Khư Mẫu đem áo tắm đến Công Tăng Già Lam để cúng chư tăng, tăng phân chia, Phật dạy áo này không nên chia tùy Thượng tọa phú cho, nếu có đủ thì chờ kỳ sau chia tiếp. Lúc đó được cái y quý giá, tiếp tục chia, Phật dạy không nên làm như vậy, nên đưa đổi cho Thượng tọa, nếu Thượng tọa đã nhận được rồi thì nên chuyển đến Hạ tọa, nếu không đủ chia thì nên lấy y vật có thể chia cho tăng để chia cho đủ. Lục quần may nhiều áo tắm mưa vừa dài vừa rộng, đức Phật nhân đó mà kiết giới này.
Cũng lấy mấy người này ra mà nói thôi. Cư sĩ là cái bà Tỳ Xá Khư Mẫu này, là người cư sĩ người ta thường trông nom tăng chúng, người ta đem áo đem này kia, người ta cúng dường, thì như vậy có mình đủ chia mà không có thì mình giao lại cho cái người cư sĩ đó người ta đem về, chứ làm gì mà mình cất ở trong cái chùa bằng vách lá tầm vông như thế này, mưa nó dột nó ướt cả kho thì làm sao? Mà quý thầy cứ nghĩ rằng khi mà một cái số tu sĩ 1250 vị Tỳ kheo như vậy, một vị mà cư sĩ người ta muốn cúng mà đủ cho cái số này thì ít ra cũng nhiều lần mới đủ chứ đâu phải một lần mà đủ được. Cho nên ví dụ lần này người ta cúng như vậy thì mình xin người ta, khi nào mà đủ cúng thì tôi nhận. Bây giờ mà cúng như vậy là bây giờ trong cái số 1250 vị này, mấy người mà rách y áo, còn bao nhiêu người không rách thì mình phải báo trước cho người ta, người ta đem đến cúng đủ nó đủ thì mình chia ra, cần gì mà phải… Thì thường thường là cái người cư sĩ họ muốn cúng y áo là họ phải đến trình với một vị thầy, một vị trụ trì. Bây giờ chúng tăng là bao nhiêu người, họ xin cúng mỗi người là một bộ đồ hoặc một cái y cái áo nào đó người ta xin trước và mình nhận ra cái số tu sĩ của mình là người nào mà đang rách thì mình chấp nhận cho họ nhận y áo, còn người nào mà không rách thì đâu ai chấp nhận làm gì?
Quý thầy thấy trong cái vấn để đó nó đâu nó ra đó đàng hoàng chứ đâu có phải là không biết được cái này. Cho đến khi người ta cúng dường như vậy rồi bắt đầu đem cất giữ đi. trong thời ông Phật ông đâu có bảo giữ của như vậy? Thầy thấy ông thường là du tăng khất sĩ, ông đi đến chỗ này chỗ kia, cứ một tháng hai tháng, năm ba ngày thì ông đi đến chỗ này chỗ kia, ông đâu có ngồi một chỗ đâu mà ông giữ của đó. Thành ra nếu mà cái của mà 1250 vị Tỳ kheo này các con biết cái số vải đó mà chất cho đủ mà phát cho đủ, thì phát đống đó đi thì cũng như là cái lực lượng bát giá xe tăng mà quảy thì mới có nổi chứ mà cái thứ nhỏ nhỏ ốm ốm như Thầy làm sao quảy nổi cái đống vải đó. Phải nói là cái số lượng nó quá lớn chứ đâu có ít. Vì vậy cho nên có đủ mà phát chia ra, còn bây giờ mình coi : ờ cái số chúng đó cũng như bây giờ mình đây là mười mấy người này, mà người nào rách thì thầy nhận, thì  cao lắm thì cũng hai ba người thôi, chứ đâu có lý nào hết cả đám với nhau được hết đâu. Cho nên bây giờ ở đây có mấy người rách à, thôi bây giờ cư sĩ muốn cúng dường thì cúng cho ba người hay mấy người này rách. Thì người ta về người ta may mấy bộ đồ, về đó mình phát thì mấy người kia người ta còn, người ta đâu có phân bì đâu. Thì các thầy thấy đâu đó nó ra đó chứ, đâu có lý nào mà ở trong cái tăng đoàn mà không biết tổ chức như vậy? Để cho người ta mang cả gói cả quảy... (đoạn này bị mất âm thanh) … cái lộ cái bộ mặt thật của họ mà chế giới ra rõ ràng.
Bởi vì họ ở sao họ phải nói vậy chứ, họ có phải du tăng khất sĩ đâu mà họ biết cái đời sống du tăng khất sĩ như thế nào đâu họ nói. Cho nên họ nói trật lất hết à. Vì vậy mà những cái họ đặt ra đây Thầy thấy nó quá là trật, không có đúng cách . Cho nên, họ sống sao họ nói như cái kiểu của họ, cho nên nó sai, rất là sai. Vì vậy mà toàn bộ cái Giới bổn đều phải có sự chỉnh đốn trở lại hết chứ không có thể để như thế này được.
Tiếc vì Thầy chưa có những cái bậc mà đồng tu chứng quả Alahán tức là đồng tu mà chứng được Thiền định, nghĩa là làm được như Thầy hết mà cỡ mười người là chúng ta kết tập hết lại kinh sách của Phật lại hết. Mười người thôi chứ thầy chưa nói là 100 người. 10 người mà đạt được, chúng ta đồng lòng hết tất cả mọi cái việc mà chúng ta đã chứng biết được, hiểu biết được, chúng ta thấy được mặt thật của ông Phật thật, vì chúng ta dùng Tam minh chúng ta thấy được mà trong 10 người chúng ta đều thấy được, đó là cái niềm tin sâu. Và đồng thời chúng ta dùng để quán xét lại kinh sách của Phật ngày xưa như thế nào. Cái thời quá khứ nó sẽ trở lại với chúng ta hết, từ đó chúng ta sẽ kết tập lại kinh sách hết, và Giới luật chúng ta cũng kết tập lại. Còn ba cái thứ này chúng ta đem đốt sạch, không có để nữa.
Hôm nay Thầy nói cái lời nói Thầy còn mãi mãi muôn đời chứ không phải bao giờ hết. Mà mấy còn mà giữ được thì nó còn hoài, và nếu không giữ được thì mai mốt những cái băng này nó sẽ mất đi thì cái lời nói này nó không còn nữa, và đồng thời cũng không còn có người thứ 2 dám nói điều này. Thầy ước ao rằng trong chúng ta có người tu chứng, làm được những cái điều mà Phật đã làm như trước kia, thì chúng ta sẽ chấn hưng và làm tốt lại Phật pháp sau này. 10 người à, chứ không cần nhiều đâu, quý thầy hãy cố gắng mà tu tập, để cùng Thầy mà làm cái việc lợi ích cho Phật pháp, và lợi ích cho chúng sanh, toàn các con người ở trên cái hành tinh này. Những lời mà Thầy nói là một cái ước vọng của Thầy rất lớn, mong các thầy tu cho được để làm lợi ích rất lớn cho loài người.
Giới 90, giới bằng vàng y của Phật.
Vì sao Phật kiết giới này? Xưa Phật ở nước Thích Xí Xậu, nơi vườn Ni Câu Lại, bấy giờ Nan đà chỉ thấp hơn Phật có 4 ngón tay. Tỳ kheo từ xa thấy tưởng là Phật đứng dậy đón, cả hai bên đều thấy xấu hổ, do đó Phật khiến Nan đà mặc y màu đen để dễ phân biệt. Bấy giờ Lục quần Tỳ kheo may y bằng hay là quá lượng y của Như Lai, các Tỳ kheo bạch Phật, Phật nhân đo mà kiết giới.
Ở trong cái câu chuyện này, ông (Nan đà) chỉ thấp hơn Phật có 4 ngón tay thôi nhưng mà chắc có lẽ là ông giống Phật lắm, cho nên là từ xa các vị Tỳ kheo thấy cái tướng của ông là (Mặt B) tưởng là đức Phật, cho nên họ đứng dậy họ đón, nhưng mà khi thấy ông đi tới, thì ra là ông Nan đà, chứ không phải là đức Phật, cho Phật nghe được cái điều này mới sau này bảo ông Nan đà đừng có mặc cái y màu vàng, mà hãy là đắp cái y màu đen để cho người ta thấy cái hình ông Nan đà, người ta phân biệt được Phật với ông Nan đà nó có khác nhau ở chỗ cái y màu đen với cái y màu vàng.
Đó thì như vậy. Nhưng mà sự thật ra Thầy thấy sao đặt cái điều này Thầy thấy ở đời sao không thấy có cái y màu đen mà Thầy thấy dường như là ở bên Nhật Bổn thì có những cái y màu trắng màu đen có lỗ trắng lỗ đen thì có, chứ còn ở Việt Nam thì chúng ta thấy nó cũng không có điều đó. Mà có y điều màu đỏ mà thôi. Màu đỏ dường như là vua chúa phong kiến lấy cái màu sơn son mà thép vàng, lấy cái màu đỏ. Cho nên từ cái y hoại sắc của tu sĩ thì nó biến thành cái màu đỏ của phong kiến của Trung Quốc. Cho nên sau này Thầy thấy quý thầy hình như có mặc cái y màu đỏ. Lần lượt thì người ta cũng dần dần người ta bỏ, người ta còn mặc cái y màu vàng, nhưng cái y màu đỏ vẫn còn và có viền này kia nọ, viền kim tuyến chói lóng lánh, làm sang lắm. Những cái y đó là  của vua ban đồ đó. Thì những cái đó là những cái không đúng theo cái cách thức ăn mặc của đạo Phật, vì cái ăn mặc của đạo Phật không có làm sang trên cái bộ y áo của mình, mà đơn giản bằng những loại vải thô vải xấu, bằng những cái thứ bó thây ma, như y phấn tảo vậy. Đó là những cái hạnh của người tu.
Người tu mà mặc cái y mà sáng láng chói rực rỡ, như cái y của ông Tam tạng đó, cái ông mà đi thỉnh kinh á. Mà nói rằng cái y mà hào quang chói nhấp nhánh nhấp nhánh lên là cái vật báu đó. Thì thật sự ra một người tu sĩ đã thấy cái vật báu là người ta đã tránh xa. Cho nên vì cái ông Tam tạng mà có cái vật báu cho nên ông bị nạn là phải. Bởi vì có vật báu là có tai họa. Còn cái người tu sĩ chúng ta mặc cái y này, chớ nó cũng còn tốt đó. Chúng ta lượm cái vải thây ma mặc thì chắc không ai dám rớ tới nó. Nghe nói cái y đó mà về mà đắp là chắc chắn ma nó đến nó ôm mình đó. Cho nên người ta thấy cái y phấn tảo là người ta đã hoảng sợ. Vì vậy cho nên ở đây theo Thầy thấy giữa cái câu chuyện này đặt ra như vậy, Thầy nghĩ rằng đức Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp thì ông Nan đà này cũng có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp sao? Cho nên hai người này phải giống nhau chứ vì vậy vmà ở xa thì người ta nhìn thấy ông Phật với cái ông Nan đà này giống hệt như nhau cho nên người ta mới đứng dậy chứ? Đó thì cái như vậy thì chúng ta thấy rằng từ cái chỗ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp lại có một người có như vậy nữa, thì như vậy là không có, không có cái điều đó.
GIỚI TỨ HỐI QUÁ
Bây giờ chúng ta tiếp tục là kiết giới Tứ hối quá, bốn cái giới mà hối quá này.
Tứ hối quá theo tiếng Phạn là Ba la đề xá ni, Tàu dịch là hướng bị hối, nghĩa là bốn pháp đến người khác để xin sám hối. Bốn cái pháp này mình đến với cái người khác để mình phát lồ mình xin xám hối. Tỳ kheo nào mà phạm một trong bốn tội này liền phải đến gặp Tỳ kheo khác mà phát lồ sám hối, xin được quở trách, xin được mắng chửi, xin được có cái sự rầy dạy, khuyến bảo, không được che giấu. Nghĩa là cái người mà bị phạm lỗi đó, đến xin vị đó mà rầy mắng mình hoặc là khuyến dạy mình để cho mình không có vi phạm nữa. Đó gọi là bốn cái giới hối quá.
1. Giới thọ thức ăn của ni, không phải bà con.
Vì sao Phật kiết giới này? duyên Kkhi Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, gặp lúc mất mùa, khất thực khó được, Liên Hoa Sắc Tỳ kheo ni liên tiếp 3 ngày khất thực rồi đem cúng cho Tỳ kheo đến nỗi đói té xỉu bên đường, Trưởng giả ngồi xe đi qua hỏi biết sự tình bèn liền trách Tỳ kheo không biết nghĩ nhượng, bèn mời ni về nhà, giặt y cúng dường. Các Tỳ kheo bạch Phật, Phật kiết giới: Nếu Tỳ kheo vào trong thôn, tự nhận thức ăn của Tỳ kheo ni mà ăn, Tỳ kheo ấy nên đến Tỳ kheo khác nói: “Thưa đại đức! Tôi phạm pháp, đáng quở trách, làm điều chẳng dám làm. Nay đối với đại đức xin phát lời sám hối”. Đây là pháp hối quá.
Ở đây một cái câu chuyện như thế này này: Bà Liên Hoa Sắc Tỳ kheo, đi khất thực đi khất thực suốt ba ngày mà ngày nào khất thực cũng có đồ ăn hết. Đem về thì mấy ông Tỳ kheo tăng đón đường, thì bà phải trút đồ ăn của bà cho mấy ông đem về ông ních. Mà ngày nào thì mấy ông này cũng ra đón đường bà này hết, cho nên 3 ngày rồi mà bà không có ăn được hạt cơm nào hết, cứ hễ đi xin về mà gặp Tỳ kheo mà không có thì trút đồ ăn từ trong bát mình cho họ. Thầy cũng không hiểu tại sao có cái lệnh kỳ cục vậy, tại sao nó đặt ra như vậy? Để cho đến khi 3 ngày bà này bà đi xin như vậy không có hạt cơm ăn nào ăn trong bụng, bà ngất xỉu ngoài đường. Gặp cái vị mà cư sĩ Trưởng giả này đi ngang qua mới hỏi thăm mới biết sự tình như vậy, thì mới đem bà này về giặt y áo rồi cho ăn cho uống này kia, bà mới trở về và vì vậy mà khi đức Phật nghe cái tin này mới đặt ra cái giới đó.
Bây giờ đó lại là cái giới là “Giới thọ thức ăn của ni không phải bà con”, cái giới đặt ra cũng còn kỳ nữa, Thầy nghĩ cũng lạ, ni này nó không phải bà con của mình thì mình không cho nhận thức ăn, như là bà Liên Hoa Sắc Tỳ kheo này. Những cái vị Tỳ kheo khác là xa lạ với bà ấy, cho nên bây giờ các vị Tỳ kheo khác mà gặp bà ấy đi khất thực mà xa lạ thì bà không có trút đồ ăn vô trong cái bát của các vị Tỳ kheo này. Nhưng mà bà là có một vị Tỳ kheo mà bà con với bà, chắc chắn vị tỳ kheo này bà cũng trút đồ ăn của bà cho cái vị Tỳ kheo đó, cho nên chế cái giới này chắc còn có cái giới nào nữa đây.
Thầy nghĩ rằng có những cái mà có thể nói rằng nó tiếp tục nó đặt điều ra như vậy, chứ đâu có lý do nào mà cái chuyện mà phi như vậy, người nào đi khất thực người ấy ăn chứ tại sao mà có cái chuyện ăn cướp của phụ nữ như vậy, cái người tu sĩ gì mà lạ lùng quá vậy. Đó thì như vậy là chúng ta thấy rõ ràng là có những cái giới nó không có đúng với cái tư cách bình đẳng của người tu hành, làm quá vua chúa à, mình chẳng cần đi khất thực cứ ngồi xung quanh cái chỗ mà của tu viện ni đi, chờ họ đi khất thực cái về, họ về gần tới nhà họ cái mình đưa cái bình bát của mình ra cái họ rót, rồi họ dô trong thất họ ở đó. Chơi cái kiểu này là mấy ông tăng ông lười biếng là mấy ông chơi kiểu đó, cái tu viện ni ở đây, bắt đầu ông ngồi trước cửa, mấy bà đi khất thực ngoài Trảng Bàng về được bao nhiêu đón lấy hết, cái chùa ni nó đói thấy bà nội luôn. Có không? Cái giới gì chế mà kỳ cục vậy Thầy chẳng biết đâu mà nói.
2. Bây giờ giới “Thọ ni chỉ bảo cho thức ăn”.
Khi đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, các Tỳ kheo cùng với Lục quần thọ trai trong nhà bạch y. Bấy giờ Lục quần ni và Lục quần Tỳ kheo đòi cơm canh, kêu nói “Mang canh đến đây”. Làm giống vô tiệm vậy, thiệt quá trời quá đất, Thầy nói ông thầy đi xin mà gọi người ta cái kiểu là  như mình vô tiệm mà gọi vậy. “Đem cơm đến cho vị kia”. Thật sự ra mình vô tiệm mình cũng ờ người ta đưa cái bản thực đơn mà để mình coi cái thực phẩm mà để mình gọi đó, rồi mình coi mình gọi, bảo nó đem ờ mình  nào canh, nào cơm, đồ chiên đồ xào gì đó, mình gọi đủ các thứ đồ ăn của mình rồi, bắt đầu ngồi chờ chứ chưa chắc gì mình gọi kỳ cục vậy. Còn ở đây, vô mà thọ trai nhà người ta mà mình gọi làm như mình vô ăn tiệm vậy đó. Thì những cái hành động này Thầy thấy sao mà họ chế ra được như vậy, chắc là lẽ mấy ông thầy này vô tiệm ngồi ăn gọi quen rồi bây giờ chế giới cũng như vậy thôi. Chứ còn mình không có làm cái điều đó mình biết đâu mình gọi, phải không? Cho nên mấy ông thầy này mà chế giới này là từng ăn tiệm cơm rồi, thế nào cũng vô đó mà gọi bồi lung tung rồi, biểu mang cái này mang cái kia ra đó. Cho nên chế cái giới này mà Thầy đọc tới đây thầy mắc tức cười mấy ông này là chuyên môn ăn tiệm này, ăn tiệm cơm chay chứ không có gì đâu, khiến cho các vị ngồi chặng giữa không nhận được thức ăn. Kêu cứ đi kêu đến cho mình, mấy người khách vô ngồi nãy giờ người ta chờ mà không có thức ăn, còn mình gọi lia lịa. Cho nên bồi bếp nó lật đật nó mang đến cho mình mà bỏ những người kia. Như vậy là mình thấy cái phạm hạnh của người tu là ở chỗ nào? Rõ ràng là lấy cái oai vệ của người tu mà làm cái vẻ của mình là như quan, vua chúa vậy. Vô tiệm, làm ào ào, thì cái giới này thiệt ra Thầy nói chế ra như vậy thì chắc chắn là mấy ông tăng này hồi đó dữ tợn lắm, chứ không phải là thường đâu, sống còn hơn mình bây giờ nữa, cho nên mới có những giới đó mà chế ra. Chớ không thời đức Phật thì Thầy nói chắc chắn không có mở tiệc cơm chay đâu, chỉ có đi xin thôi chứ không có vô tiệm mà ngồi ăn cái kiểu đó được.
3. Giới ở nhà học gia thọ thức ăn.
Vì sao Phật kiết giới này. Khi đức Phật ở tại núi Kỳ Xà Quật, bấy giờ các Tỳ kheo thường tới nhà cư sĩ, có tin ưa nhận thực phẩm cúng dường đến nỗi gia đình nọ bị nghèo thiếu, những người ngoài ở gần thấy vậy cười chê các Tỳ kheo. Đức Phật nhân đó bảo chúng tăng, bạch nhị yết ma tác pháp học gia mà kiết giới này.
Nghĩa là mình cứ đến cái nhà nào mà mình tin ưa họ đó. Thấy người ta cúng dường mình mãi đó, mình cứ lo mình đến đó ngày nào mình cũng đến xin, xin riết người ta nghèo mạt người ta. Người ta đâu phải người ta làm để người ta cho mình. Thì cho nên Phật chế cái giới này là vì ngăn cản không có cho mình đến xin một nhà mãi, mà mình thấy cái người này họ tốt bụng mình cứ xin hoài.
Lẽ ra Thầy nói cũng có chứ không phải không. Lúc mà Thầy đi khất thực Thầy cũng có cái bụng như vây, hồi Thầy mới khất thực mà, Thầy thấy thầy đi ngang qua cái chỗ đó họ cho mình, bữa nào cũng lẽo đẽo đi ngang qua chỗ đó để cho người ta cho. Còn đi mấy chỗ khác họ không cho. Cái tâm lý của mình nó kỳ, khi thấy người ta cho mình cứ đi hoài, chừng nào mà họ không cho mình nữa mình không đi. Đó, đó là cái tâm của mình, tự nhiên mình chưa có giải thoát thì cái tâm đó nó khởi lên thì mình có thấy rõ, cho nên Thầy biết Thầy rõ lắm, chứ không phải là không biết. Vì vậy là những cái đó mình phải học mà biết tâm của mình chứ. Hồi mà Thầy ở Giác Ngộ cũng vậy, Thầy thấy bữa đó, ví dụ như quý thầy nói: Bữa nay Thầy đi khất thực, Thầy đi lại cái lò bành mỳ Thầy khất thực cho tụi này một bữa ăn bánh mỳ đã coi, Thầy nói “được được”. Rồi bữa đó cái Thầy đi, cứ đi luẩn quẩn mấy cái tiệm bánh mỳ, mấy cái lò bánh mỳ. Cai lò bánh mỳ nào mà cúng dường mình nhiều là Thầy bữa đó tính chắc chắn là mình đến đó. Đúng vậy khi Thầy đến đó, bắt đầu đi ngang qua đó thì bắt đầu nó ở trong đó nó cho người chạy ra: “Bạch thầy hôm nay chủ nhà con xin Thầy dừng lại để chủ nhà con cúng dường cho thầy”. Rồi bắt đầu nó đem ra cỡ khoản 20-30 ổ bánh mỳ, nó bảo thầy phải đưa cái tay chứ bình bát thầy làm sao nhét hết. Thầy mới lấy cái y của Thầy như vậy, Thầy đưa lên như vậy thầy đỡ ra hết bánh mỳ, chứ còn cái tay mình làm sao đựng hết. Thành ra chừng đó mình ôm bánh mỳ đi về. Đi đường thiệt ra nếu người ta biết được thì người ta cười ông thầy dữ lắm, nhưng mà tại hồi đó tại vì mình cũng tham, mình đem về cho chúng ăn mà, cho nên mình cứ ôm mình đi, trời ông thầy gì mà đi khất thực mà ôm một ôm bánh mỳ?
Thầy nói có nhiều cái mà Thầy nghĩ bây giờ mà mình học lại cái Giới luật của Phật, mình thấy mình sai quá sai. Và mình sai trong lúc đó ai biết được, những người xung quanh đó là cư sĩ không ai biết hết, chỉ thấy ông thầy đi xin về ăn thôi, về cả chùa ăn chứ không phải ông ăn một mình ăn nổi. Nhưng mà người ta thấy mình làm như vậy tốt, chứ chưa phải. Chính cái đó là cái sai, cái tham của mình đó. Tham cho một mình mình chưa đủ, mình tham cho người khác. Bổn phận của người nào phải đi khất thực mới đúng, chứ không phải đi xin cho người khác ăn. Mình làm cái đó không tốt, chứ không phải tốt đâu, mình làm cho một số tu sĩ khác lười biếng. Phải hiểu. Cho nên già rồi, Thầy nói đọc trongThánh ni, bà già rồi bảy mươi mấy tuổi rồi mà chống cây gậy lê lê đi xin. Chứ không có một vị nào đi xin đem về cho bà đó ăn thì các con đủ biết đạo Phật rất là công bằng, chứ không phải là nói rằng bà già rồi, người khác phải đem đến cho bà đâu. Tu như vậy mới thật là tu, mới có những cái hạnh của nó.
Như vậy chúng ta mới thấy rằng đạo Phật nó quý là ở cái chỗ mà nó rất là bình đẳng. Còn ở đây, những cái hạnh mà Thầy vừa qua, Thầy kể cho các con để nghe cười chơi thôi, đúng là cái tâm niệm Thầy lúc đó cũng còn phàm phu lắm, chứ không phải là giải thoát đâu. Còn bây giờ thì Thầy thấy Thầy không ham nữa, bởi vì Thầy biết nó bất là tịnh rồi, mà Thầy cũng biết rằng những cái người ngồi mà không đó chờ Thầy đi khất thực về ăn là cái sai rồi. Hồi đó Thầy không biết, Thầy chỉ nghĩ mình làm điều tốt cho người ta thôi, mình làm cho người ta được no là mình có phước thôi, nhưng mà không ngờ thật sự ra thì Thầy đưa những người đó xuống địa ngục và Thầy là người bị tội, bị tội phá giới, không đúng cái hạnh của người tu.
4. Giới thứ tư, giới chỗ sợ hãi thọ thức ăn.
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở tại vườn Ni câu lại, bấy giờ trong thành Ni xá, các phụ nữ đến tăng già lam cúng dường, trên đường đi bị giặc nhiễu hại. Đức Phật bảo các thầy Tỳ kheo nên nói với các phụ nữ đừng ra khỏi thành, trên đường có giặc khủng bố, nếu họ đã ra khỏi thành thì nên nói dừng, đừng đến chùa, vì cớ ấy nên Phật mới kiết giới này. Nếu họ đến thọ giáo sắc, khi nghe pháp Tỳ kheo tự có thức ăn riêng, nay trao cho thì không phạm.
Nghĩa là bây giờ trên con đường đi mà đến chùa thì nó có một cái đoạn đường vắng, trộm cướp nó dữ lắm, ăn cướp nó dữ lắm. Cho nên hầu hết là cư sĩ đến chùa cúng dường thì nó rất là khó khăn, mà nếu mà đến chùa mà cúng dường rồi thì nó không có gì ăn thì trong chùa nên cho các vị cư sĩ đó ăn, Tỳ kheo nào có thức ăn riêng. Ở đây, nói sao mà thầy nghe nó lạ lùng lắm, Tỳ kheo đi xin ăn rồi thì bỏ hết không có còn cất giữ riêng, mà tại sao còn có cất giữ riêng, để khi mà có những người phụ nữ mà họ đi cúng chùa, trời tốt rồi họ không giám về, họ ở lại thì lấy thức ăn của mình riêng ra cho họ ăn? Nghĩa là như thế nào Thầy có biết sao đâu. Đó là những cái Giới luật kỳ cục quá vậy. Thầy thấy nó không đúng cái tính cách của một cái sự giải thoát của Giới luật của Phật. Tại vì, chúng ta đi khất thực ăn rồi thì bỏ hết, không còn có gì hết. Rồi bây giờ trên cái đường đi mà khó khăn như vậy, thì ít ra thì người phụ nữ họ cũng biết cái đoạn đường đó khó như vậy, thì họ đến chùa sớm rồi họ về sớm chứ sao lại kề cà ở đến tối mà không dám về? Thì như vậy là nói về những cái giới như vậy thì Thầy thấy có nhiều cái nó vô lý ở trong đó lắm.
Chúng ta sau này, chúng ta đọc lại và kiểm nghiệm coi nó đúng sai rồi chúng ta chỉnh đốn lại hết chứ không có để những cái giới mà nó vô lý. Bây giờ chúng ta đọc lướt qua chúng ta chưa có thông hiểu, muốn làm một cái điều gì chúng ta cần phải có một cái sự suy tư đúng đắn để rồi chúng ta để cây bút mà viết ra cái giới là phải nói từ ngay bây giờ, từ khi mà chúng ta cầm cây bút mà chúng ta viết cho đến về sau, mãi mãi về sau không được thay đổi cái này. Nghĩa là không được thêm bớt, cái thời gian và cái không gian nó không có bao giờ mà có thể làm mất cái pháp này được, thì chúng ta mới kê cây bút mà viết. Còn nó có sự thay đổi thì không nên viết cái đó ra.
Bây giờ thì chúng ta sắp sửa nghỉ để chúng ta ăn cơm.
MỘT TRĂM GIỚI CHÚNG HỌC
Bây giờ các con sẽ tiếp tục nghe cái giới “Một trăm giới chúng học”. Hồi sáng thì đã học hết mấy cái giới là giới đọa, hết 90 giới đọa, và đồng thời thì học bốn cái giới Tứ hối quá rồi. Bây giờ chúng ta học tới 100 giới chúng học. Tiếp tục học trong cái chương trình học hết cái giới bổn, cái nào đúng, cái nào sai, để chúng ta gạn lọc mà chúng ta bỏ. Sau này có đủ cái duyên, Thầy soạn lại cái bộ giới bổn này, để mỗi cái giới là một cái pháp môn. Mỗi cái pháp môn để cho chúng sống giữ gìn và thực hiện cái sự tu tập của chúng ta, trau dồi thân tâm của chúng ta để chúng ta ly dục ly ác pháp. Chứ không phải như cái giới mà các vị Tổ viết giới này, hầu như là viết cái bản hiến chương là phải. Hay hoặc là viết cái giáo điều thì phải. Hay nói chung là viết cái pháp luật chứ không phải là viết cái bài pháp để chúng ta sống đúng ly dục ly ác pháp, để chúng ta thực hiện sự giải thoát của tâm hồn mình, để làm chủ được sinh tử luân hồi. Cho nên đọc Giới rồi chúng ta mới thấy đây là Giới của người phàm phu, của người sau này viết chứ không phải là của thời đức Phật mà dạy ra.
Bây giờ chúng ta học một trăm giới chúng học, Bách chúng học còn gọi là chúng đa học pháp, tiếng Phạn gọi là Thức Xoa Ca La Ni, nghĩa là những điều cần thực hiện, hay nói khác là cần phải học. Trong sáu pháp trước là chỉ trì và chỉ phạm. Còn pháp thứ bảy này là chỉ bản chất tác trì và tác phạm. Các vị phạm đối với pháp thứ 7 này là tội Đột cát la. Đối tượng của các điều khoản trong đây đại bộ phận là bốn oai nghi, cử chỉ cùng với những sự việc ăn uống, thuyết pháp, đi đường, tại nhà cư sĩ. Nói tổng quát đây là những điều tác thành tư cách lịch sự tao nhã của một vị Tỳ kheo. Ngoài tác phong trong sự giao tiếp với thế tục trong đây còn có nhắm đến mục đích quan trọng khác đối với đời sống tu tập của các Tỳ kheo, đó là sự hộ trì chánh niệm, là nền tảng của sự tu tập các pháp môn.
Phật ở vườn Cấp Cô Độc, Lục quần Tỳ kheo vi phạm, Phật nhân đó mà kiết giới này. 100 pháp chúng học này theo luật Tứ phần có thể được chia làm 10 nhóm như sau cần phải học.
Ở đây Thầy muốn nói về một trăm cái giới chúng học này là nói chung nó là cái oai nghi tế hạnh của một người tu sĩ, chứ không có gì khác hơn hết. Mỗi cái giới nó là nói về một cái oai nghi của mình đối xử với người cư sĩ cũng như đối xử với nhau, từ cái ăn mặc đi đứng, nói nín của chúng ta đều nằm ở trong những oai nghi này, ở trong những cái 100 giới này. Cho nên muốn chuẩn bị cho một người tu sĩ có những cái oai nghi cho xứng đáng là một cái vị tu sĩ, thì 100 giới chúng học này mà chúng ta không học là chúng ta đã thiếu khuyết những cái oai nghi đó. Nhưng ở đây chúng ta còn phải coi thử coi nó có đúng hay là không, hay là người ta đặt những cái điều đó ra, mà nó có đúng không. Cũng chẳng hạn này, như bây giờ, Thầy nói như  người ta nói một vị tu sĩ thì cần phải ba y một bát thì chúng ta phải thấy cái cuộc sống của chúng ta có thể sống ba y một bát có được hay không. Nếu được thì nó đúng, mà nếu không được, thì tức là nó không đúng. Vậy thì không đúng thì chúng ta muốn tu tập để được sự giải thoát thì chúng ta phải làm sao cho nó đúng với cái hạnh thiểu dục tri túc mà nếu nó thừa hơn thì nó không phải là thiểu dục tri túc, mà nó không hơn thì đời sống chúng ta ra làm sao? Tất cả những cái này là cái mà cái người sau cần phải suy nghĩ, cần phải có trí tuệ mới có thể chỉnh đốn lại giáo pháp, chỉnh đốn lại Giới luật, để chúng ta có một cái lộ trình, có một cái đường đi, có một cái sự thực hành để đem đến sự cứu cánh cho bản thân của mình và cho mọi người. Và cũng là dựng lại Phật pháp để cho người ta thấy có cái sự kết quả thực tế và cụ thể trên con đường đi tìm sự giải thoát. Nó không có phải là một sự mơ hồ, một sự tưởng tượng, mà là một sự thực, thực là cuộc sống giải thoát của đạo Phật như vậy.
1. Nói về y phục là điều giới một và hai.
1 - Nên mặc quần Niết bàn tăng cho cân bằng. Nghĩa là cách thức mà mặc cái y hạ đó, tức là cái chăn đó thì có nhiều người thì mặc kéo một bên cao, bên thấp, cho nên ở đây, khi mà vận cái chăn thì phải cho nó bằng cái mặt như thế này, ở bên nào, ở sau, ở trước, ở bên hông đây, ở bên hông kia, nó làm rất bằng, cũng như người ta mặc cái díp như vậy, nó đều như vậy, nó không có lệch với nhau, đó là cái thứ nhất ăn mặc. Ở đây thì gọi là cái quần Niết bàn, tức là cái y hạ đó.
2 - Nên mặc ba y cho cân bằng, nghĩa là như Thầy mặc cái ba y mà nó đều đặn như thế này gọi là nó cân bằng, nó không có xốc xếch. Còn ví dụ như bây giờ nó cái vạt này nó đổ sụp xuống, nó tụt như thế này, tức là nó không có đúng cân bằng, nó không có ngay thẳng. Cho nên nó làm cho nó như vầy, nó thả như vầy, tức là nó cũng không có cân bằng, cho nên mình phải kéo nó lên, làm cho nó phải đâu nó ra đó. Còn cái áo của mình, cái ở trong này mình mặc cái y trung mà nó lại lệch qua, nó chéo qua chéo lại, nó không đúng, nó phải ngay ngắn, ở đâu nó ra đó, cho nên cái lối này là dạy cái khi mà chúng ta ăn mặc, ở đâu cho nó nghiêm túc ở đó, chứ đừng có để chệch.
Đó là hai cái phần mà mặc y ở đầu.
Cái phần thứ 2 là tác phong tại nhà cư sĩ. Từ 3 đến 25 giới.
3- Giới thứ 3 là không được vắt trái áo vào nhà cư sĩ.
Nghĩa là khi mà vào nhà cư sĩ không có được vắt như cái kiểu như Thầy như thế này vắt mà phải vào nhà cư sĩ thì chúng ta phải vấn cái y nó lại, cho nó kín cả tay chân của mình lại, không có được để hở ra mà đi vào nhà cư sĩ. Còn vắt như vậy thì  nó hở cánh tay. Mà cái tay áo của Thầy đây là tại vì nó có cái áo ở trong nó có cái tay. Còn cái kia, cái y trung của họ nó để lòi cái tay này ra. Cho nên khi mình để cái tay, mình để mà vấn như thế này mình đi vào nhà cư sĩ thì không có được, không có tốt. Cho nên cái giới mà oai nghi này, khi vào nhà người cư sĩ thì không có được vắt cái y như thế này, mà phải vấn cái y, rồi chúng ta xỏ đây, chúng ta nắm đây, ở bên tay này nó phủ lại, nó kín cái tay, nó không có hở ra.
4- Bốn không được vắt trái áo vào ngồi nhà cư sĩ.
Nghĩa là mình không được vắt cái y của mình như thế này mà mình ngồi trong nhà cư sĩ. Hồi nãy không được vắt áo vào nhà cư sĩ, tức là đi vào rồi bây giờ vắt cái áo, vắt cái y như thế này mà ngồi trong nhà cư sĩ thì không có được nữa.
5- Không được áo quấn cổ vào nhà cư sĩ.
Không được lấy cái y của mình hay cái áo của mình quấn cổ, một nùi vầy mà đi vào thì không có được, nó là cũng cấm.
6- Không được quấn áo cổ, vào ngồi trong nhà cư sĩ.
Nghĩa là mình đi vào, ở ngoài đường ấy, mình đi vô mình sẵn cái y, mình vấn cái y như cái khăn này mình đi vô thì không có được. Còn bây giờ đi vô trong đó, mình quấn cái y như vậy mình trong nhà cư sĩ cũng không được.
7- Không được trùm khăn lên đầu vào nhà cư sĩ.
Có nhiều người lấy cái khăn mà đội lên đầu rồi đi vào nhà cư sĩ, thì nó không có được cho nên đức Phật cũng cấm, không cho đội khăn mà đi vào nhà cư sĩ. Để cái đầu mà chúng ta nó mát mẻ nó cạo trọc như vậy chúng ta đi vào thì nó tốt nhất, nó không có... Còn mình đội cái khăn mình che kín mít cái đầu của mình lên thì ở đây thì cái giới này cấm không có được.
8 - Cũng không được trùm khăn lên đầu mà ngồi trong nhà cư sĩ.
Mình ngồi trong nhà người ta mình trùm cái khăn lên trên đầu mình như vậy là không được. Đó là những cái mà giới cấm những cái oai nghi chúng ta làm như vậy không đúng cách, mà hầu như là người ta sợ cái đầu trọc xấu cho nên người ta hay trùm khăn người ta đậy lại người ta ngồi trong nhà cư sĩ. Mình tu hành rồi còn xấu ở chỗ nào nữa mà che mà đậy, cứ để cho người ta thấy cái đầu trọc cho nó tốt đi.
9 - Không được vừa đi vừa nhảy vào nhà cư sĩ.
Nghĩa là cái cách thức mà đi đứng của chúng ta phải đằm thắm mới đi vào nhà. Chứ mình đi vào nhà người ta mà vừa chạy vừa nhảy mà vô trong nhà người ta chắc chắn người cư sĩ này họ sẽ đuổi mình ra khỏi nhà người ta. Ông thầy gì mà kỳ cục quá. Hồi nãy vừa đi vừa nhảy, kỳ cục.
10 - Không được vừa đi vừa nhảy mà vào nhà cư sĩ mà ngồi trong nhà cư sĩ.
11 - Không được ngồi xổm trong nhà cư sĩ.
Vô trong nhà cư sĩ rồi, cái ghế một của người ta vầy mà trèo lên trên ngồi, như vậy thì không có thể coi được.
12 - Không được chống nạnh vào nhà cư sĩ.
Nghĩa là đi vào mà chống nạnh vậy đi vào như là người ngon vậy đó thì không có được, cũng cấm. Những cái oai nghi đó thì không có được. Chúng ta nhớ những cái hành động này là hạnh động người tu không có làm được.
13 - Không được chống nạnh vào ngồi ở trong nhà cư sĩ.
Ngồi trong nhà cư sĩ mà chống nạnh kiểu này thì ai mà coi được không. Thì ở đây cái Giới luật này nó cấm như vậy nó không có cho phép chúng ta những cái oai nghi như vậy.
14 - Không được rung mình đi vào nhà cư sĩ.
Nghĩa là đi mà lúc lắc qua lại, như rắn mà uốn vậy đó thì không có đươc. Đi cái kiểu mà uốn éo đó thì không có được vào nhà cư sĩ, như vậy thì không có được.
15 - Không được rung mình ngồi ở trên ghế, ngồi ở trên ghế mà lắc qua lắc lại, ẻo qua ẻo lại, làm duyên làm dáng chứ người tu sĩ ở trong nhà người ta mà làm như thế thì không có được. Ngồi đâu thì ngồi ngay ngắn hẳn hòi, nói chuyện gì đó thì nói một chút rồi đi chứ không được ngồi mà làm cái kiểu dáng này kiểu dáng kia.
16 - Không được vung cánh tay vào nhà cư sĩ.
Nghĩa là đi vào nhà cư sĩ không có được mà đánh đồng xoa như vậy, đi sai sải vào đó thì không có được.
17 - Không được vung cánh tay đi vào nhà rồi ngồi vào nhà cư sĩ.
Nghĩa là, nói chung là những hành động mà cánh tay mà đi đánh đồng xoa một cách tự tại thì không có được. Phải dè dặt cẩn thận, giữ gìn cái hạnh, cái oai nghi của mình. Khi vào nhà cư sĩ thi đi nghe nó cũng như là mình đi kinh hành nhẹ nhàng, chứ không phải  đi mà quạt cái tay cũng như cái đuôi con bò vậy thì không có được, quắt qua quắt lại thì không có được.
18 - Khéo che mình kín đáo vào nhà cư sĩ.
Khi mà mình vào nhà cư sĩ, đừng có lấy cái bao bố mà trùm mình hết, hoặc là lấy cái y mình trùm kín mít hết mình vào nhà, người ta tưởng ma, tưởng quỷ, thì không có được, đừng có làm chuyện đó.
19 - Rồi ngồi trong nhà người ta cũng lấy cái y vậy trùm hết đầu cổ, trùm không ai thấy mình hết, thấy một cái bao gì hoặc thấy một cái đống gì ngồi đó thì cũng không nên làm cái điều đó nữa. Đó là những cái oai nghi không có tốt.
20 - Không được ngó trông hai bên đi vào nhà cư sĩ.
21 - Không được vào nhà cư sĩ ngó trông hai bên.
Nghĩa là vào nhà, mình nhìn tới vậy là mình nhìn tới, còn như vậy là ngó tranh ngó ảnh, ngó này ngó kia, ngó bàn ngó ghế, ngó tủ, ngó sách, ngó vở ngó đủ thứ tùm lum, ngó qua ngó lại. Vào nhà cư sĩ thấy đồ đạc ham quá ngó lia lịa, không có cái nào mà không ngó thì ở đây cái oai nghi đó không có được, khi mà vào nhà cư sĩ, thì không có được. Chỉ ngó thẳng vậy thôi chứ thấy cái gì đẹp cũng không cần ngó hết.
Rồi ngồi trong nhà cư sĩ cũng vậy không có được ngó bên đây ngó bên kia.
22 - Im lặng mà vào nhà cư sĩ.
Nghĩa là mình vào nhà cư sĩ mình giữ cái sự im lặng chứ mình đừng có nói chuyện ồn náo, to tiếng là không có được.
23 - Vào ngồi nhà cư sĩ mình nên giữ cái vẻ mình im lặng, người ta hỏi một lời mình nói một lời, người ta hỏi hai lời thì mình nói hai lời, chứ không được nói ồn náo ở trong nhà người ta.
24 - Không được cười đùa đi vào nhà cư sĩ.
Nghĩa là mình đến cái nhà người cư sĩ mình không được mà cười giỡn rồi mình đi vô nhà người ta.
25 - Mà cũng không được mà ngồi ở trong nhà người ta mà cười đùa giỡn nữa.
Đó là 25 cái giới giữ những cái oai nghi của chúng ta khi đi vào nhà cư sĩ.
Bây giờ về cái phần thứ 3: Tác phong trong sự ăn uống. Nó có từ giới thứ 26 đến 47 giới.
26 - Khi thọ thực, nên để ý đổ khỏi đổ rơi cơm canh.
Nghĩa là mình ăn uống mình đừng có để cho cơm canh đồ ăn mình rơi rớt ra ngoài. Đó là cái hạnh của người ăn uống.
27 -Lấy thức ăn vừa ngang miệng bát, đừng có lấy vun lên, có đói gì thì đói cũng lấy nó vừa bằng thôi, mình lấy vun lên mình ém xuống nữa thì coi nó kỳ lắm. Người ta nói ông thầy này tưởng ăn.
28 - Lấy canh ngang miệng bát.
Chứ đừng có múc vun lên để nó tạt đổ ra ngoài.
29 - Cơm canh cân bằng mà ăn. Đừng có lấy thứ này nhiều thứ kia nhiều, phải lấy bằng với nhau mà ăn.
30 - Lấy theo thứ lớp trong bát mà ăn, chứ đừng có moi móc ở dưới bát mình đi tìm coi đậu hũ miếng đâu mà ăn thì coi nó không được. Cho nên chừng nào ăn tới đó thì hay, chứ hồi nãy người ta trút đậu hũ ở dưới bây giờ cơm đầy bên trên hết thôi  từ từ mà ăn lần rồi nó đi xuống, còn đằng này bươi móc ở dưới, đổ tùm lum ra hết. Bởi vì bát cơm nhỏ, mà nó đã đầy rồi mà đậu hũ người ta cho ở dưới, thành ra giờ ăn cơm lạt ngồi ăn không có được cho nên cứ móc ở dưới lên ăn. Thì như vậy đi kiếm đồ ăn để ăn với cơm, thì như vậy không phải cái hạnh của người tu, cho nên không có móc mà cứ tuần tự ở trên ăn chừng nào mà  tới đó mình sẽ lấy mình ăn mà thôi. Chứ không phải như mình có dĩa, có này kia, mọi thứ đều có phần riêng ra, dễ dàng lắm. Dè một bát mà nó ở trên thì nó đổ cơm mà nó ở dưới nó cho nguyên đồ ăn ở dưới. Tới chừng mình ăn hết tới cái đồ ăn mặn chết rồi làm sao ăn được. Đó là những cái khó khăn của cái bát, dùng cái bát nó khó như vậy đó. Cho nên do đó mà chúng ta phải khéo sử dụng, nếu như nó lung bát thì chúng ta có thể móc ở dưới lên chúng ta ăn được, mà nó đầy thì thôi chịu để ăn cơm lạt ở trên cho nó lưng xuống rồi mới móc lên mới ăn được. Còn nếu không mình xới ra coi nó kỳ lắm.
30 - Lấy theo thứ lớp trong bát mà ăn.
Đây là cái giới mà dạy tức chúng ta phải lấy theo thứ lớp mà ăn chứ không được sắp.
31 - Không được moi xóc trong bát mà ăn.
32 - Nếu Tỳ kheo không bệnh, không tự vì mình mà xin cơm canh.
Nghĩa là người ta cho gì mình ăn nấy, mà mình không có bệnh thì đừng có xin canh, mà xin cơm canh mình ăn thì nó không đúng, trừ ra mình đang bị bệnh thì mình mới xin.
33 - Không được lấy cơm đậy canh lại trông mong cho được lấy canh nữa.
Nghĩa là cái ý là như thế này, cái giới 33 này có nhiều ông ưa canh lắm, thích canh lắm, cho nên lấy cơm đậy canh, xin canh thêm. Đó là cái kiểu đó đó là giới 33 cấm mình không được xin thêm, không được che đậy cái thức ăn mà mình vừa bụng để rồi mình xin thêm cái thức ăn đó nữa.
34 - Không được xem trong bát của Tỳ kheo ngồi gần.
Nghĩa là người ta ăn gì ta ăn, còn mình ăn của mình, có nhiều khi mình dòm coi ông này ông ăn cái gì, bữa nay ông đi khất thực cái gì, coi ngon hay giở, có khi mình xin ông thêm. Cái điều đó là trong lúc ăn cứ dòm trong bát người ta không, không có được.
35 - Phải để ý tưởng trong bát mà ăn.
Nghĩa là luôn luôn mình cứ đến cái bữa ăn thì mình nhìn cái đồ ăn đó mình quán nó bất tịnh, mình quán nó như thuốc để mà trị bệnh đói của mình, chứ đừng có để ý qua cái bát cơm của người khác, rồi mình sinh ra thấy người ta có chè cháo, còn mình không có chè cháo bắt đầu chảy nước miếng ra đó, không được. Về cái bữa đó cái ông Tỳ kheo đó ông đi xin một đống me. Chừng đó mình nhìn thấy đống me đó bắt đầu mình chảy nước miếng ra, thôi chết rồi. Đó là những cái điều kiên, ở đây muốn nói mình ăn mình đừng có nhìn qua bát của người ta để tránh cái chỗ mình thèm khát, thấy người ta có những cái đồ ăn mà bụng mình muốn, mình thích rồi bắt đầu mình thèm, thì như vậy là mình không có tu được.
36 - Không được nắm cơm lớn miếng mà ăn.
Nghĩa là có ông đói quá, làm một bốc cơm vậy bỏ miệng ăn ngấu nghiến cho mau no. Bởi vì hôm qua tới bữa nay chưa có ăn, cho nên đói quá, làm cho nó mau để cho nó không có đói, do đó có cái giới này cấm. Nghĩa là ngày xưa, theo trong cái thời đức Phật thì chắc chắn là ăn cơm bốc cho nên nói là đừng có nắm cơm lớn mà bỏ vào miệng ăn thì không có được.
37 - Không được há miệng lớn để, chờ cơm mà ăn.
Nghĩa là nắm lớn quá thì phải há miệng lớn, cho nên cũng cấm không có cho. Bởi vì phải nắm cái nắm cơm vừa thôi nhỏ thôi, bỏ trong miệng mình ăn.
38 - Không được ngậm cơm mà nói chuyện.
Thực sự ra một vị tu sĩ thì làm sao mà  đang ăn cơm mà nói chuyện không cho nói chuyện. Thế mà ở đây thì cũng có cái giới cấm là, nhiều khi là mấy ông này cũng vừa ăn vừa nói chuyện chứ không phải không đâu, cho nên mới có đây.
39 - Không được nắm cơm ngoài xa ném vào trong miệng.
Có nhiều người chơi ngộ lắm, vò nắm cơm như vậy, há miệng để quăng vô. Cũng như mình liệng, mình thảy lục lạc vậy mà, liệng đồng tiền cho lọt đó, mấy ổng vừa ăn mà vừa chơi vậy đó mà,đó là  những cái đó chắc có lẽ như vầy, cho nên ở đây mới chế cái giới đó cấm, cho nên không có được nắm cơm ở xa như vậy mà quăng vô miệng mình rồi mình há miệng mình táp cái cục cơm. Đó là mấy cái ông mà ngỗ nghịch mà chơi vậy đó, thật sự ra tu hành cái đó là những cái oai nghi nó không có, nhưng mà làm cái trò chơi cho thiên hạ thấy à. Tôi liệng nắm cơm nào miệng tôi bắt cũng được hết. Cái miệng tôi hay lắm, liệng qua bên đây nó cũng nhảy qua bên đây nó bắt.
40 - Ăn cơm không có được rơi đổ, nghĩa là ăn cơm không có được đổ hạt cơm này, hạt cơm kia.
41 - Không được búng má mà ăn, có nhiều người ăn theo khỉ, nhai rồi độn bên đây một cục rồi nhai đây độn bên kia một cục, lấy cái tay khỏ bên đây văng, thế rồi nhai ăn, giống như khỉ. Mấy cái ông mà khỉ thì ông hay làm việc chơi cho người ta cười chơi vậy chứ ai mà ăn cơm gì kỳ vậy, mình đâu phải khỉ. Nhưng mà điều kiện mà, ngồi ăn làm cho người ta cười rộ lên đó. Mấy ông mà hay tướng khỉ, hay làm vậy. Cho nên vì vậy mới có mà chế cái giới này ra, chắc hồi đó mầy ông này cũng không thua gì đời nay đâu.
42 - Không được nhai đồ ăn ra tiếng mà ăn.
43 - Không được ăn cơm lùa húp lớn tiếng. Nghĩa là mình húp rột rột á kêu là húp canh ấy, cho nên cấm không có được.
44 - Không được le lưỡi mà liếm món ăn, làm quá rắn mối.
45 - Không được rảy tay mà ăn.
46 - Không được nhặt cơm rơi mà ăn.
Nghĩa là cơm rớt vậy cũng không cấm cho nhặt. Theo thầy thấy, cơm đổ mình lượm mình ăn cũng được, có gì đâu mà lại cấm không biết, cái này cấm sao kỳ vậy, bộ sợ mình ăn dơ hay sao. Nghĩa là cái chỗ cơm đổ mà dơ bẩn như sàn nước đồ, thì cấm không cho lượm thì được. Chứ bên mâm cơm, mình lỡ mình rớt thì mình lượm lên mình ăn có gì đâu mà phải bỏ.
47 - Không được tay dơ cầm bát đựng thức ăn.
Cái tay ở đây khi mình ăn cơm, mình phải rửa tay, vì cái người mà tu sĩ trong thời đức Phật có cái bát mà không có muỗng thì họ ăn cơm bằng bốc. Cho nên trước khi ăn cơm là họ rửa tay hết rồi họ mới được ăn cơm.
Phần thứ tư nói về hộ bát, giới 48.
48 - Không được rửa bát, đổ bát vào nhà cư sĩ.
Nghĩa là khi mình ăn cơm rồi cái bát của mình rửa thì mình coi cái chỗ nào đổ cho nó đàng hoàng, chứ không phải hắt vô trong nhà người ta. Cái bát mình ăn cơm, mình rửa, vào nhà người ta mình muốn đổ chỗ nào thì đổ, không có được. Cho nên có người không biết chỗ đổ, đổ bậy vào cái nền nhà của người ta, nó dơ bẩn.
Về cái phần thứ 5 là đại tiểu tiện, khạc nhổ. Giới này có từ giới 49 tới giới 51.
49 - Không được đại tiểu tiện hỉ nhổ trên rau cỏ tươi, trừ khi có bệnh.
Có bệnh cũng không được, có bệnh càng là tránh ở trên rau nữa, bệnh mà đi tiểu tiện ở trên đó rồi làm sao mà người ta cắt rau mà người ta ăn được. Do đó thì ở đây cái giới này thì Thầy nói trừ bệnh mới có mà nhổ mà khạc mà tiểu tiện ở trên rau thì cái điều đó không có được. Ở đây thì hoàn toàn là những cái người tu sĩ thì không có được, thứ nhất là không có được đại tiểu tiện ở trên rau, không được nhổ nước miếng hay nhổ đờm nhớt ở trên cỏ tươi và trên rau, người bệnh cũng vậy mà người mạnh cũng vậy, cấm như vậy là đúng. Trừ khi người có bệnh thì khạc nhổ đâu cũng được, người có bệnh mà cho họ khạc nhổ bậy là họ khạc tùm lum ra nữa, còn bẩn thỉu nữa, cho nên ở đây cấm hết thì mới đúng.
50 - Không được đại tiểu tiện phỉ nhổ trong dòng nước, trừ khi có bệnh.
Trừ khi có bệnh thì nhổ trong dòng nước, tới dòng nước mình nhổ ở đây, xuống kia người ta múc người ta nấu cơm thì sao? Nhất là ở sông thì chúng ta thấy cấm luôn, mấy ông này không có cho bệnh mà nhổ bậy bạ đâu, nhổ trong lon rồi này kia rồi đem chôn hay hoặc là đem đốt đi thì nó mới là sạch sẽ, đó là mới có vệ sinh.
51 - Không có được đứng tiểu tiện, trừ khi có bệnh.
Không có được, bởi vì chúng ta mặc cái chăn mà làm sao mà đứng được, ăn nói tầm bậy tầm bạ ở đây không có được. Bây giờ bệnh cũng không có được nữa, bệnh cũng phải ngồi chứ không có đứng được, cho nên cấm hết người nào cũng phải ngồi hết.
Về phần thứ sáu, tác phong mà thuyết pháp.
Từ giới 52 cho đến 59, 86, 92 cho đến 96,100.
52 - Không được thuyết pháp cho người vắt trái áo trên vai, không cung kính, trừ khi họ có bệnh.
Cũng không có được, người bệnh người gì cũng vậy không có được. khi mà họ nghe thuyết pháp họ phải áo mặc phải đàng hoàng, chứ không được mà hở vai hở cổ mà nghe thuyết pháp. Thầy không chấp nhận cái chỗ này, trừ khi họ bệnh thì họ được để hở vai hở cổ họ ngồi nghe thuyết pháp thì thầy không chấp nhận điều đó. Nghĩa là người bệnh cũng như người mạnh là phải mặc áo đàng hoàng mới nghe thuyết pháp.
53 - Không được vì người vấn áo trên cổ mà thuyết pháp, trừ khi họ bị bệnh.
Nghĩa là cái người mà họ lấy cái áo họ vấn lên trên cổ của họ mà bảo mình thuyết pháp cho họ nghe, nhất định bây giờ các con ở đây mà nghe Thầy thuyết pháp, có người nào lấy cái áo hay hoặc là cái gì mà vấn cổ đó mà ngồi nghe thuyết pháp thì thầy không thuyết pháp đâu. Đó là cái người biết thuyết pháp thì người ta không thuyết pháp. Mà cái người bệnh mà bây giờ, họ lạnh quá, rồi bây giờ họ lấy cái áo, họ vấn cổ họ thêm thì họ ngồi nghe thuyết pháp thì thầy cũng chẳng có chấp nhận nữa. Bởi vì pháp bảo chứ không phải là cái thứ thường. Mình muốn nghe nó thì mình phải nghe như thế nào để đúng cái lòng tôn kính của nó, chứ mình nghe cái kiểu mà mình coi nó thường quá thì không nên nghe.
54 - Không được vì người che trên đầu mà thuyết pháp, trừ khi họ có bệnh.
Nghĩa là che trên đầu làm sao, khi mà ngồi nghe thuyết pháp mà đội nón, đội này kia đồ đó hay hoặc là đội dù, để mà nghe thuyết pháp thì không được.
55 - Không được vì người trùm bọc trên đầu, mà thuyết pháp trừ ra họ có bệnh.
Nghĩa là cái người mà lấy khăn lấy nón này kia, trùm cái đâu họ lại, mà họ ngồi họ nghe mình thuyết pháp thì nhất định, có những người ngồi mà nghe thuyết pháp như vậy thì mình không thuyết pháp.
56 - Không được vì người chống nạnh mà thuyết pháp.
Có người nghe mình thuyết pháp mà đứng chống nạnh cũng như mà lấy con mắt mà ngó mình như vậy thì nhất định là không thuyết pháp.
57 - Không được vì người mang dép da mà thuyết pháp.
Thấy ai mà mang dép da thì mình cũng không thuyết pháp. Bởi vì người đó không đi vào trong cái thiện pháp, nó vẫn còn cái ác pháp mà mình nói thì họ chẳng có làm theo đâu.
58 - Không được vì người mang guốc gỗ mà thuyết pháp.
Ở đây sao mà guốc gỗ cũng cấm luôn, nghĩa là nói chung là phải bỏ guốc bỏ dép thì mới được, còn mang dép mang giày mà ngồi nghe thuyết pháp thì không được. Chẳng hạn như bây giờ vô rạp hát thì người ta mang giày, mang dép, mang guốc đồ đó thì ở trên làm tuồng hát đồ này kia. Còn bây giờ người ta mời mình đến một cái pháp tọa để mình thuyết pháp thì tất cả mọi người, chân trần thì minhg thuyết pháp, mà còn người mang guốc mang dép là không thuyết pháp. Có nghĩa là cái hạnh thuyết pháp đối với những người nghe thuyết pháp là phải lột trần cái chân họ ra thì mới có nghe thuyết pháp mà họ còn mang dép mang giày, thì không có được thuyết pháp cho họ nghe.
59 - Không được vì người cưỡi ngựa mà thuyết pháp.
Có những người ngồi trên ngựa mà người ta nghe mình thuyết pháp thì nhất định, ví dụ như bây giờ, ở đây là cái đạo tràng của chúng ta, Thầy đang thuyết pháp bên đây, có người ở kia, họ nghe thầy nói cái họ dừng ngựa, họ ngồi trên ngựa, họ không thèm xuống, họ ngồi trên đó họ nghe Thầy thuyết pháp, thì như vậy ngay đó Thầy không thuyết pháp nữa, để cho họ cưỡi ngựa họ đi cho rồi đi, họ làm phách quá. Phải không? Đó là cái giới mà nghe thuyết pháp mà có cái kiểu mà phách lối.
86 - Không được vì người ngồi mình đứng mà thuyết pháp.
Người ngồi thì nghe thuyết pháp, còn mình thuyết pháp thì lại đứng thì nó không được. Cho nên cái giới 86 này thì không được, bởi vì ở đây nó có nói mà, từ giới 52 nè  rồi tới 59 nè, rồi 86 nè, 92 nè rồi 96, 100 nè. Đó, không phải mấy cái giới đó nó thuộc khác à con, còn cái này nó hợp lại những cái giới này để nói về thuyết pháp không đó. Còn mấy giới kia nó nằm ở trong những cái kẽ đó là nó nói về những cái khác đó. Nhưng mà tại vì người mà chế giới này đó họ hay khen giới này giới kia. Vì vậy mà cái mà người viết ra soạn ra thì họ rút lại. Bây giờ nói viết thuyết pháp họ rút mấy cái giới này ra là … thuyết pháp. Cho nên Thầy nói cái tên vậy theo cái số thứ tự thì nó không có đúng, nhưng mà nó về một cái loại thuyết pháp. Thay vì phải đánh từ số ví dụ như bây giờ nói số 52 thì 53, 54,55 phải không, rồi tới 57, 58,59 chứ nó không phải là 80, tám mấy được. Nhưng vì nó còn cái lạc mà ngồi thuyết pháp này kia đồ đó, thì nó tới 58, còn những cái năm mấy mươi đó thì nó nói về cái giới khác rồi. Con hiểu không? cho nên nó không phải đánh theo số thứ tự. Mà bây giờ người ta đánh theo cái chỗ mà về cái thuyết pháp như thế nào đúng thế nào sai. Hiểu như vậy đó, cho nên ở đây nếu mà mình cứ tính theo mà cái số thứ tự để tính tới 100 giới chúng học thì những cái giới sau này nó thuộc về cái giới gì chứ không phải cái đó nữa. Ở đây hoàn toàn nói về thuyết pháp.
86 - Không được vì người ngồi mà mình đứng mà thuyết pháp.
Nghĩa là mình đứng mình nói pháp còn người ta ngồi người ta nghe thì nhất định là mình không làm cái điều đó.
87 - Không được vì người nằm, mình ngồi mà thuyết pháp.
Người ta nằm ngửa ra mà mình ngồi đó mình nói. Cũng như bây giờ các con nghe Thầy thuyết pháp đã rồi các con bật ra nằm xuống đó ngủ hết, mà thầy cứ nói pháp hoài thì cái chuyện đó thì Thầy thôi cũng nghỉ đi, đừng có nói. Mình thuyết riết mà người ta nghe cũng như mình ru ngủ.
88 - Không được vì người ngồi chính giữa mà mình ngồi một bên mà mình thuyết pháp.
Thay vì như Thầy ngồi giữa đây Thầy thuyết pháp. Còn bây giờ thầy ngồi chỗ Trang Thầy thuyết pháp còn các con ngồi giữa này thì cái đó là thôi cũng đừng có nên thuyết pháp. Bởi vì người ta ngồi giữa pháp tọa, còn mình ngồi một bên mình thuyết pháp, thì coi như người ta hạ mình quá độ rồi, cho nên pháp mà đem bán như vậy thì không nên. Bởi vậy những cái oai nghi tế hạnh này chúng ta phải nhớ rằng, có nhiều người họ không có biết pháp, biết cái oai nghi tế hạnh gì hết, đến cái chỗ đám ma. Rồi hai người đó mới đem ra mới nói pháp  với nhau, rồi thuyết pháp, một số người đem xúm lại ngồi nghe hai ông này nói pháp, nhưng mà 2 ông này cãi lý pháp với nhau chứ nói pháp khỉ họ, Cho nên họ xúm nghe pháp thì thật ra điều kiện đó là điều kiện sai. Trong cái đám ma của người ta chứ đâu phải là cái chỗ mình nói pháp. Rồi có cái dịp nào đó đi đám cưới cũng xúm nhau mà đem thiền ra mà nói thôi, rống họng mà cãi nhau đủ thứ. Chà! Bao nhiêu người đến ngồi nghe thiền mà trong khi đó là đám cưới nhà người ta chứ đâu phải cái chỗ thuyết thiền đâu. Các con  thấy nhiều cái nó lạ lùng lắm, nhiều cái chuyện mà có thể giữa cái đám tập hợp nào thì Thầy thấy hầu như là có những cái điều kiện mà họ thông những cái gì họ đem ra họ khoe khoang ở tại đó. Dường như là họ muốn đem thuyết pháp vậy đó, đó là những người háo danh.
Cho nên cái pháp nó không phải là cái chỗ như vậy để mà nói, thế mà thường xuyên hay xảy ra, thậm chí như trèo lên xe hơi ngồi thôi đi đi cho im đi, không, ngồi một hơi rồi hai ông ngứa mồm với nhau cái đem Phật pháp ra bàn thôi, làm rùm ở trên cái xe hơi như là cái xe hơi thuyết pháp, chạy tới đâu, thuyết pháp tới đó. Đó là những cái sai chứ không đúng, đâu phải là cái chỗ mình ngồi lên xe hơi mình thuyết pháp, thế mà cứ thuyết pháp, mặc tình mà nói pháp. Đó là những cái sai, cái oai nghi nó không đúng. Cho nên ở đây nói về thuyết pháp thì phải nói rằng cái trường hợp đó rất nhiều. Cho nên Thầy thấy hai ông cư sĩ trèo lên xe hơi, bắt đầu họ nói pháp đó. Họ nói nào thiền này thiền kia, đủ thứ hết, không có nói ít đâu, mình ngồi mình nghe thấy phát mệt mà không biết cái pháp gì mà ở trên cái xe hơi này mà thuyết.
89 - Không được vì người ngồi ở chỗ cao mà mình ngồi chỗ thấp mà thuyết pháp.
90 - Không được vì người đi ở trước mà mình đi ở sau mà thuyết pháp.
91 - Không được vì người đi kinh hành chỗ cao mà mình đi kinh hành chỗ thấp mà thuyết pháp.
Hết băng số 44.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét