Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Băng số 30

 GƯƠNG HẠNH THÁNH TĂNG, NI
Thì họ sẽ mang đến cái chân hạnh phúc cho gia đình họ liền tức khắc, chớ họ không phải làm khổ gia đình họ đâu. Đó là cái chỗ mà chúng ta đứng ở trên cái thiện pháp, ở trên cái nhân quả mà cái câu kết luận của ông cha ổng đã hiểu được cái nhân quả mà đứa con đứa con đã kể cho ông thấy được cái hành động của các vị Sa môn, của các vị tu sĩ theo đạo Phật ngày xưa đó là như vậy đó. Cho nên ổng xác định rằng con hiểu được Phật pháp mà sắc bén như vậy con đem đến cho gia đình của chúng ta một cái hạnh phúc rất lớn. Đó!
“Con biết rõ cái này
Là ruộng phước vô thượng
Cả gia đình tín kính
Các vị Sa môn này
Tế đàn thiết lập đây
Đối với cha rất lớn”.
Nghĩa là bây giờ ông cha ông là cũng như giàu có chứ không phải là người nghèo đâu. Sau khi nghe con rồi đó, ông mới tế cái đàn mà để mà trai tăng cúng dường cho các bậc Sa môn đó. Cho nên đó là cả gia đình đem hết cái lòng kính tín, đó là cái ruộng phước, nghĩa là các bậc Sa môn đó là ruộng phước của gia đình của mình cho nên mình đem hết cái sức của mình ra để mà cúng dường, cung kính cái ruộng phước, mong cái ruộng phước được sống mãi.
Ruộng phước đó không có nghĩa là Phật - Pháp - Tăng này mà đem lại giàu sang cho họ đâu. Mà chính đem lại họ cái thiện pháp cho họ biết để mà họ hành động sống hàng ngày họ đem lại sự hạnh phúc an vui của họ. Nếu mà những bậc Thánh tăng này, cái gượng hạnh sống mà đức hanh như vậy đã làm cho họ hành động toàn thiện ở trên cái đường nhân quả. Cho nên đây là một cái rất là quý, cho nên họ ở đây ông cha ổng mới nói con biết rõ cái này nó là ruộng phước vô cùng thượng. Nó đem lại hạnh phúc cho mọi gia đình, mọi con người đó. Cho nên cái Giáo án giáo trình mà cái đạo đức Nhân quả nó phải ra đời để mà nó đem lại hạnh phúc cho con người ở trên cái thế gian này, trên hành tinh này. Mà nếu không có thì đạo Phật sẽ mất đi rồi, không còn có nữa.
Vậy mà quý thầy đã thấy được cái chỗ bài kệ này nó có một cái giá trị rất lớn là nó từ cái chỗ hành động của các Sa môn mà nó đến cái đạo đức nhân quả, nó làm cho mọi gia đình của con người trên cái hành tinh này được hạnh phúc an vui.
“Nếu cha sợ đau khổ
Và cha không thích khổ
Hãy quy y Phật pháp”.
Đó! Đứa con nó khuyên ông cha.
“Quy y Pháp và Tăng
Hãy chấp nhận Giới đức
Cha sẽ được hạnh phúc”.
Đó! Thì lúc bấy giờ bà này khuyên cha bà “Nếu cha sợ đau khổ”, như cha thấy có cái sự đau khổ như vậy đó, và cha không có thích cái khổ nữa cha làm sao mà cha không có ưa cái khổ nữa, cha thoát ra cái khổ thì cha hãy quy y Phật đi, rồi quy y chúng Tăng đi, quy y Pháp và chúng Tăng đi và chấp nhận Giới đức, Giới hạnh thì từng đó tức là Giới đức, Giới hạnh tức là nó là nhân quả chứ gì, thì cha sẽ được hạnh phúc, như lúc bây giờ cha sẽ được an vui, không có lúc nào mà cha không an vui. Bà khuyên người cha bà rất là thành thật, rất là đúng đắn.
“Cha hãy nói quy Phật
Quy y Pháp và Tăng
Tôi chấp nhận Giới luật
Tôi sẽ được hạnh phúc”.
Bắt đầu cái cô con gái này cô khuyên ông cha nên mình nên đứng ở trước Phật đó nên xin đức Phật đi, cha hãy nói quy Phật đi! Quy y Pháp và Tăng đi! Rồi cha sẽ nói “Con chấp nhận Giới luật – Con sẽ được hạnh phúc”. Cái lòng tin như vậy cha sẽ nói như vậy, cha sẽ được hạnh phúc hoàn toàn. Đó! Bà khuyên ông cha bà như vậy đó!
Thì để đem lại hạnh phúc cho gia đình đình, cho cha bà bà khuyên ông cha thiệt là bà là người con có hiếu, rất là có hiếu. Không có thể nào …..
Cái bà này bà khuyên cha bà:
“Cha hãy nói quy y
Quy y Pháp và Tăng
Tôi chấp nhận Giới luật
Tôi sẽ được hạnh phúc”.
Đó! Bà khuyên ông cha bà và gia đình cha mẹ bà như vậy đó!
Thì đó là cái lời mà thọ Tam quy đó các con! Chứ cái lời mà xin thọ Tam quy đó mà bà lấy câu này ra là cái câu thọ Tam quy đó! Khi mình Tam quy đó mình phát ra cái lời nói từ thân tâm của mình thấy cái chân chánh của nó rồi cho nên: “Tôi chấp nhận Giới luật”, nghĩa là không bao giờ khi mà hứa là mình chấp nhận Giới luật là không bao giờ vi phạm. “Tôi sẽ được hạnh phúc”, sẽ được hạnh phúc ở trên cái Giới luật đó đó! Đó là cái câu mà phát ra tận đáy lòng của mình biết là chánh pháp của Phật đã đem lại một cái số người mà Sa môn mà giữ được cái hạnh như vậy là cái hạnh giải thoát thực sự. Còn những cái hành động làm không đúng như vậy là cái hành động không giải thoát, nó không ly được cái thế gian được, ly cái pháp thế gian được thì không giải thoát.
Bây giờ kế tiếp nữa:
“Lúc trước cha chỉ là
Bà con của Phạm thiên”.
Tức là Bà la môn đó, cho nên ổng mới nói ổng là bà con của Phạm thiên.
“Nay cha chính là
Một vị Bà la môn
Cha chứng đạt Ba Minh
Được an toàn yên ổn
Ba Vệ đà chứng ngộ
Cha tắm rửa thật sạch”.
Nghĩa là sau khi được con khuyên ông rồi ông đến ông quy y Phật pháp rồi đó, bắt đầu về ông thực hiện những Giới luật của Phật dạy thì ông cũng đã chứng được Ba Minh chứ không phải là tầm thường đâu! Ông cha này cũng là cái tay cũng dữ tợn lắm chứ không phải… tu dữ lắm đó, khi mà ngộ được cái lý của Phật rồi. Còn chúng ta thiệt ngộ Phật pháp mà chưng ta chưa có dứt thoát được cho nên ông này kể như là cả gia đình của ông trao hết cho bà vợ làm gì làm rồi. Cho nên ông theo cái bước chân của con gái của ông ta, cho nên ông nói cái câu cuối cùng ông nói rất là chí lý và rất là tha thiết với cái sự giải thoát thật sự. Khi trước ông cấm con ông thôi ông tức giận con ông biết bao nhiêu, bây giờ ông trở thành đệ tử của Phật cũng không thể nào mà tưởng tượng được. Đó là những cái người ta hiểu, trước kia người ta hiểu nó không đúng bây giờ người ta hiểu đúng thì người ta trở thành đệ tử của Phật rất là xứng đáng.
“Lúc trước cha chỉ là
Bà la môn của Phạm thiên
Nay cha thật chính là
Một vị Bà-la-môn
Cha chứng đạt Ba Minh
Được an toàn yên ổn
Ba Vệ đà chứng ngộ”.
Chứng ngộ nghĩa là biết cái Vệ đà đúng hay là sai đó chứ không phải là chứng ngộ ở trong kinh Vệ đà đâu. Mà biết kinh Vệ đà hồi trước ông đã học như thế nào đó. Ông đã ngộ được cái lý của Vệ đà là như thế nào nào đó, đúng hay sai.
“Cha tắm rửa thật sạch”.
Nghĩa là bây giờ ông đã sạch hết không còn cái gì nữa, cả ba cái bộ Kinh Vệ đà ông đã hiểu nó như thế nào ông cũng quét nó ra luôn hết. Mà cái ý nghĩ như vậy đó thì khi mà đến với đạo Phật rồi thì chứng Ba Minh rồi thì cái gì lại không hiểu. Cho nên lúc bây giờ coi như là ông đã tắm sạch hết rồi, tắm sạch ở trên các pháp thế gian hết rồi, rời ra hết rồi, dứt ra hết rồi, không còn nữa rồi cho nên “Cha tắm rửa thật sạch”. Bây giờ ông tắm rửa thật sạch rồi, không còn một vết gì ở trong bộ kinh Vệ đà dính trong đầu, tức là không còn cái kiến chấp nữa. Các con thấy cái bài kệ nói như vậy là chúng ta đã biết là ông không còn cái kiến chấp mà ở trong bộ kinh Vệ đà cái đó đúng cái đó sai. Ông thấy Phật hoàn toàn là đúng là vì giải thoát thật sự chớ không còn cái mù mờ, những cái kiến chấp mà không giải thoát. Cho nên bây giờ chúng ta vì những cái kiến chấp mà chúng ta không giải thoát.
Đó là những cái bậc Thánh tăng trong cái ngày xưa và những gượng hạnh để lại qua những bài kệ mà nó quá là thực tế, quá là cụ thể, làm chúng ta thấy con đường tu hành chúng ta nó vui thích, càng thấy những bậc Thánh tăng mà thực hiện được cái thiện pháp như vậy chúng ta thích quá. Chúng ta không bao giờ mà phải nói rằng khi hiểu được mà lời Thầy giảng ở đây rồi chúng ta không có thể nào bỏ Phật pháp được hết, chúng ta không bao giờ từ giã nó được hết mà đi vào cái tôn giáo nào khác hay hoặc là chúng ta trở về cuộc đời mà sống một cách hưởng lạc ở thế gian nữa. Chúng ta hết có ham rồi, chúng ta biết nó vô thường rồi, chúng ta không còn thích thú nữa!
À bây giờ thì tới cái giai đoạn này thì Thầy xin nhắc lại một cái phần này nữa để chúng ta càng rõ đi trên con đường mà chúng ta sắp sửa học những cái giáo án này.
Vì muốn dạy về Giới luật mà nếu mà chúng ta cứ tiến tới mà cứ đập phá người ta hoài thì nó cũng làm cho chúng ta chán đi. Mà chúng ta phải thấy khi đập phá rồi chúng ta phải xây dựng nó lại, chúng ta làm nó lại tốt để chúng ta hiểu, như nãy giờ Thầy nêu lên những cái gương. Bởi vì những cái việc làm của Thầy Thầy hiểu biết. Khi đập phá người ta rồi thì mình phải xây dựng. Mình xây dựng để cho mình thấy được cái đường lối đúng cái đường lối sai để mình tu chớ! Còn mình đập phá người ta riết mà không có xây dựng cho mình biết, thì tức là mình thằng điên mất rồi. Cho nên xây dựng một cái giáo án của Phật rất là khó ở chỗ này nè: Biết lúc nào đập mà lúc nào xây dựng. Đó là cái việc làm của một người phải có trọng trách của nó, thấy cái trọng trách của nó.
Vì vậy đó mà chúng ta phải hiểu cái con đường tu hành của đao Phật quả thật là dài dẳng và gian nan. Bởi vì khi mà chúng ta phải thấy được cái con đường của tu hành nó không phải là trong một ngày hai ngày đâu. Như khi mà chúng ta nghe những cái bài kệ đó thì chúng ta thấy nó nhanh quá, nó không phải đâu! Nó cả một cái vấn đề chứ không phải đâu. Chúng ta có nghe mà ở trong những cái gương hạnh của các bậc Thánh ni đó họ tu hai mươi lăm năm, ba chục năm chứ không phải ít. Nhưng mà tại vì họ dứt không nổi, nhưng mà có người thì nhanh chóng lắm. Tại vì người ta bước chân vào mà ngộ được cái lý vô thường là người ta dứt ra được thì nó rất nhanh. Còn có người cũng ngộ ra nhưng mà dứt không được, bỏ không được cho nên cả hai mươi lăm năm, ba chục năm là tại vì dứt chứ không phải là cái lý do gì khác hết. Cho nên chúng ta phải nói rằng cái dứt bỏ đó là một cái có cái gan dạ, cái lầm lỳ, cái dữ tợn mới dứt bỏ, chứ không khéo chúng ta bị nó trói lằng nhằng mà chúng ta cứ ngỡ tưởng là mình dứt chứ chưa phải dứt đâu.
Con đường tu hành của đạo Phật quả thật là dài dẳng và gian nan, không ai nói là dễ dàng. Nghĩa là bước vào chúng ta phải khi có tu tập rồi chúng ta thấy không phải dễ dàng đâu. Tuy nhiên đó là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát, đến trạng thái chấm dứt bất toại nguyện hay đau khổ. Những ai trong chúng ta có nguyện vọng tha thiết thành tựu chấm dứt sự đau khổ ấy, cuối cùng phải đơn độc tiến bước trên con đường khó khăn muôn vàn này. Nhiều lúc chúng ta đành ngã gục bên đường nhưng phải có đủ can đảm và ý chí cương quyết sắt đá, mỗi lần té ngã là mỗi lần tiếp tục đứng lên không chùn bước, luôn tiếp tục vững tiến.
Như vậy là chúng ta biết nó khó khăn như vậy thì mỗi lần có ngã xuống thì chúng ta cứ đứng lên mà tiếp tục tiến tới chứ không có lui. Bữa nay chúng ta dùng pháp hướng đó chưa được ngày mai chúng ta thay đổi pháp hướng khác, quyết định quét sạch cho ra tất cả các lậu hoặc. Chớ không phải là chúng ta tu thấy nó không có kết quả rồi chúng ta cứ ngồi tu chơi ỳ đó, cứ nhai đi nhai lại hoài, không phải đâu. Chúng ta phải nổ lực bởi vì chúng ta biết nó không có kết quả là chúng ta phải thay đổi. Trong một tuần lễ hoặc là trong hai ngày ba ngày mà chúng ta thấy cái pháp hướng đó không có kết quả, nó không hết lậu hoặc của chúng ta thì ngay đó là chúng ta phải tìm một cái phái hước khác. Trạch phát liên tục, chớ đâu phải một pháp chết đứng như một câu học thuộc lòng mình cứ đọc hoài đọc hoài thuộc lòng hoài mà giờ cứ đọc Tâm Kinh Bát Nhã hoài mà thấy nó cũng hổng có… nó… Ngũ uẩn nó cũng chưa giai không mà cứ đọc tâm Kinh hoài thì nó có hết giai không không?
Các thầy thấy rõ không? Bao nhiêu người mà đọc Tâm Kinh Bát Nhã là Ngũ uẩn giai không mà cho tới giờ phút này mà tám chục tuổi rồi thì cũng đọc Ngũ uẩn giai không mà Ngũ uẩn có giai không đâu. Như vậy là chúng ta cứ dùng một cái pháp hướng đó mà chúng ta nhai hoài thì có đúng không? Cho nên Thầy phải nói, khi mà chúng ta chừng ba ngày hai ngày mà chúng ta thấy nó không có kết quả là chúng ta phải thay đổi cái pháp hướng liền, chỉ trừ ra cái pháp hướng nào mà nó quét sạch được mà nó không có làm chúng ta còn những cái trạng thái ham muốn đau khổ nữa thì lúc bây giờ mới chính là kết quả. Còn nếu chưa kết quả là phải thay chứ, đâu có phải mà đọc nhâm cái Tâm kinh Bát Nhã hoài mà không có giờ phút nào mà ông thầy nào không có đọc Tâm kinh Bát Nhã, mà Thầy thấy ông thầy nào cũng là dính mắc ở trong Ngũ uẩn hết chứ không thầy nào mà gọi là giai không nổi hết.
Đó thì phải biết được cái chỗ mà tu tập, đó là cứ dùng cái pháp hướng như vậy mà hướng hoài hướng hoài nó không được thì tức là nó không có hiệu quả thì phải quăng nó đi. Điên gì mà tối cũng Bát Nhã rồi chiều cũng Bát Nhã, khuya cũng Bát Nhã, cái nào lúc nào cũng Bát Nhã, ăn cơm cũng Bát Nhã. Thầy nói thiếu điều họ muốn đi cầu đi đái đi ỉa họ cũng Bát Nhã luôn nữa để cho nó giai không nữa đó. Mà nó có giai không được người ta nghe nói giai không thì nó hay quá rồi nó không... Ngũ uẩn mà giai không thì thành Phật rồi chứ gì. Thế mà đụng đâu họ cũng Bát Nhã hết. Cho nên Thầy nói cái đó không phải thừa đâu. Chúng ta có thể nói đi cầu đi ỉa đi đái cũng là ngồi tụng Bát Nhã rồi mới đi cầu đi đái nữa, để cho nó giai không ở trong lúc đó cho nó đừng có đau bụng, mà có hết đau bụng đâu. Cho nên vì vậy mà chúng ta thấy cái pháp hướng nó chưa đúng cho nên chúng ta xả bỏ đi. Có dịp rồi Thầy đập Bát Nhã xuống cho mấy thầy., nhưng mà có duyên chứ mà không có duyên thì không đập. Đây là mới sơ sơ đó! Mới sơ sơ giáo đầu cho nó chút đó thôi.
Muốn được vậy cần phải có sự hướng dẫn của những đã thực hiện giáo pháp chân chánh, chân chánh ấy. Lời dạy... Nghĩa là muốn được sự giải thoát được như vậy thì chúng ta phải tìm một bậc Minh sư chân chánh họ có Giới Đức, Giới Hạnh, Giới Tuệ hẳn hòi đàng hoàng thì họ sẽ dạy chúng ta thì chúng ta mới có kết quả. Còn nếu mà chúng ta tu khơi khơi thì khó mà có kết quả lắm. Cho nên Thầy nói nội sơ cái trạch pháp ra cái câu mà để chúng ta tu để mà kết quả nếu mà không có bậc thầy hướng dẫn chúng ta, chắc chắn là chúng ta cứ nghĩa ra chúng ta tìm cái câu mà cho đúng để mà chúng ta tu để mà giải được cái tâm của chúng ta cũng không phải là chuyện dễ đâu. Chỉ có một bậc thầy sau một thời gian tu tập thì người ta sẽ tìm kiếm cái đặc tính của quý vị như thế nào để mà áp dụng cái pháp hướng đó cho đúng thì quý vị mới phá được cái tâm của quý vị chớ đâu phải đơn giản. Đó là một lời thật của Thầy nói. Chỉ có người mà người ta đi trước rồi nguồi ta mới tìm hiểu cái căn tánh, cái đặc tướng riêng của cái vị đệ tử của mình sau cái thời gian mà hướng dẫn người ta thì mới thấy được cái đặc tướng của người đó, cho nên biết được cái sở trường sở đoản họ chỗ nào người ta mới nhắm vào cái sở trường mà người ta đưa cái pháp hướng đó ra thì cái sở trường của người đó nó mới thích thú họ mới quá thấu triệt. Còn cứ đưa cái pháp hướng mà cái sở đoản của người ta, người ta không thích thú mà người ta ngồi đó người ta quán khô như gộc cây thì thử hỏi làm sao người ta đi tới đâu được. Cho nên cái khó là cái khó ở chỗ mà trạch ra cái pháp cho nên Phật nói trạch pháp giác chi là cái khó là chỗ trạch pháp. Còn ái chỗ mà quán niệm thì nó hướng thì nó không khó đâu, nhưng mà chỗ trạch pháp là chỗ rất khó. Trạch pháp sao cho đúng cái đặc tướng của người ta, trạch pháp sao cho đúng cái hành tướng của người ta, mà trạch pháp sao cho đúng cái nhân tướng của người ta, cái đó là cái khó của cái người hướng dẫn. Do vì vậy mà khi chúng ta chọn được cái người rồi thì cái lời dạy của họ, lời dạy của bậc Thầy đó là những kinh nghiệm tu tập từ bản thân của họ, và họ là người sáng suốt có trí tuệ đầy đủ cho nên họ mới quán xét họ biết được mình nằm ở trong cái trạch pháp nào, cái đặc tướng nào mà họ giúp cho mình tu tập.
Phải tin tưởng vững chắc nơi họ và kỷ luật họ đặt ra là phải chịu khép mình trong cái khuôn khổ tu tập. Nghĩa là cái người thầy mà họ dạy mình, mình phải tin họ rồi cái kỷ luật họ đặt ra họ bảo mình phải khép mình như vậy là mình phải khép mình vậy. Bảo không nói chuyện là không nói chuyện, bảo ăn một bữa là phải ăn một bữa, bảo làm cái gì là phải làm đúng theo cái đó, phải sống đúng như vậy thì cái vị thầy này người ta mới dẫn dắt mình được. Còn nếu mình làm ngược lại thì cái vị thầy này thôi người ta cũng đầu hàng thôi.
Do khép mình ở trong kỷ luật đó, được sự hướng dẫn thì mình mới tìm thấy được sự giải thoát chân thật, cụ thể và tuyệt đối ngay ở đây, trong hiện tại. Nghĩa là ngay trong lúc mình tu tập mà mình khép chặt cái lời dạy trong kỷ luật của cái vị thầy đó thì ngay liền tức khắc người ta đưa cái trạch pháp ra là mình đã thấy có kết quả giải thoát. Ngay liền chớ không phải là đợi tôi tu một ngày, hai ngày, năm ngày đâu, mà ngay liền người ta dạy mình mình áp dụng mình thấy có sự giải thoát. Mình lắng cái tâm mình thấy cái điều kiện mà người ta dạy cái pháp hành là mình thấy có giải thoát trong tâm mình liền tức khắc. mặc dù nó chưa thuần thục nhưng mà có sự giải thoát thật sự. Rồi một thời gian mình tập thuần thục thì mình thấy thiệt là giải thoát hoàn toàn thật sự.
Đến đây Thầy xin nhắc lại giai đoạn tu tập này là một bắt đầu giai đoạn thứ hai. Nghĩa là bây giờ cái giai đoạn mà Thầy đang dạy trong cái giáo án này là cái giai đoạn mà tu tập cái giai đoạn thứ hai của cái người tu sĩ chứ không phải còn là cái giai đoạn thứ nhất nữa, nhưng nó rất là cơ bản cho đời sống tu tập theo Phật giáo. Như vậy Thầy đã nhắc quý thầy là Tam quy là cái cơ bản mà chúng ta thọ để mà chúng ta thực hiện cái lộ trình thứ hai này, nó là cái cơ bản nhất. Cho nên chúng ta phải hiểu cho nó thông suốt được cái này mà chúng ta thực hiện con đường tu tập của mình, nó giúp cho quý vị nhận ra được sự đúng sai của người tu theo Phật giáo.
Cái thứ nhất là khi mà cái người mà không quy y Tam bảo mà coi thường Tam bảo, sống không đúng theo Phật Pháp Tăng. Nghĩa là Thầy nói như thế này, một vị thầy mà sống không đúng Phật là sao? Ông Phật ăn ngày một bữa mà thầy đó ăn ba bữa thì ông ta đã nói quy y Phật mà ông không sống đúng như Phật thì ông quy y ai đây? Có phải ông quy y Thiên thần không? Ông nói Phật chứ sự thật ông quy y cái ông nhà giàu, bởi vì ông nhà giàu ông ăn ba bữa à! Phải không? Mà mình quy y Phật thì mình phải ăn ngày một bữa như Phật chứ ! Sao lại mình ăn giống như ông nhà giàu? Rồi lại còn ăn ba bốn bữa thì có phải mấy ông ba Tàu ông ăn nhiều không? Thì như vậy là rõ ràng mình quy y mấy ông ba Tàu chứ đâu phải quy y Phật. Mình phải biết chứ! Tại sao tôi quy y Phật mà bây giờ tôi lại làm giống ông Ba Tàu ngoài chợ kìa. Ông có tiền ông muốn ăn hồi nào ông ăn. Thì như vậy là mình đã sai rồi, đâu có đúng được.
Thầy nói như vậy để quý thầy thấy cái hành động mà chúng ta đã quy y Phật thì chúng ta phải làm sống giống như Phật chứ đừng có sống như mấy ông nhà giàu, đừng có sống như mấy cái ông trưởng giả, đừng có sống theo kiểu vua chúa. Ăn phải cao lương mĩ vị. Cái sống đó là cái hiện tiền mà chúng ta nhìn thấy được cái sai trong đạo Phật. Chúng ta phải ly cái đó ra. Đó là chúng ta để nhận cho đúng cái ông thầy của chúng ta, cái người mà chúng ta có thể mà theo tu tập trong cái lộ trình thứ nhất. Nó giúp cho quý vị không có một giáo pháp nào lường gạt được. Bời vì hầu như mấy cái ông đó họ có những cái lời lẽ, họ có lý luận, họ gạt quý vị, họ nói cai này cái kia. Cho nên quý vị thấy cuộc sống của họ ăn ba bữa, họ còn thích xem hát xem ti vi, còn thích đá banh đá bóng, họ còn thích coi người ta đá cầu nữa. Những người mà còn ham thích những cái dục lạc của thế gian như vậy thì đâu phải là quy y Phật. Mặc dù bây giờ họ có quy y một ngàn lần đi nữa mà cái chùa mà ông Phật, cái tượng Phật bằng cái đứng cả cái bầu trời này nữa thì Thầy thấy đó không phải là quy y Phật đâu. Đó là những cái mà chúng ta không có để cho họ lừa bịp mình được.
Nếu quý vị muốn tìm tu giải thoát trong Phật giáo thì quý vị hãy nhìn Sa di thập giới, nghĩa là nhìn mười cái giới của Sa di của một vị thầy thì biết vị thầy đó là tu sĩ Phật giáo hay là tu sĩ ngoại đạo. Mặc dù họ cũng thờ Phật, họ cũng thờ tất cả những bậc Thánh tăng ở trong chùa mà cách sống của họ đó là họ quy y của vua chúa, họ quy y nhà giàu, họ quy y ông trưởng giả. Cho nên cách thức họ sống là sống theo cái ông trưởng giả, ông nhà giàu thì đó là chúng ta thấy họ không phải quy y Phật. Họ mượn cái hình ảnh Phật để họ quy y nhưng mà cái lối sống đó là theo mấy ông trưởng giả, nhà giàu, vua chúa, tức là không phải là cái ông thầy của chúng ta đâu, nó là ngoại đạo đó. Ở đây quý vị đừng phân biệt chiếc áo, cái đầu tròn mà hãy nhìn cái oai nghi tế hạnh của vị thầy ấy có đúng oai nghi tế hạnh của Thập giới Sa di hay không. Đó là lời khuyên của Thầy để chúng ta nhận xét cái người đúng người sai, cái người là thầy của mình chứ đừng có nương vào những ông thầy bậy bạ đó mà rồi chúng ta sẽ rồi cũng trở thành những nhà trưởng giả, những ông phú ông, những người vua chúa để chúng ta trở thành bắt chước nhau cả đám đó, để mà chạy theo những cái lợi dưỡng của thế gian.
Mục đích của đạo Phật là…. Giới luật tôn giáo của mình nên đức Phật đã xác định… Bây giờ cái bài kinh của đức Phật đã xác định cho chúng ta thấy cái mục đích của Phật giáo không có nghĩa là nêu lên, cái mục đích của đạo Phật nêu lên để mà giúp cho con người thoát ra cảnh khổ, chớ không phải tranh dành con người, chớ không phải giật mà đem tín đồ người ta vào tín đồ của mình, hay hoặc là đem mọi người, khuyên mọi người về với tôn giáo của mình hoặc xuất gia thọ Tam quy theo tôn giáo của mình. Đức Phật xác định cái bài này rất là rõ ràng và cụ thể.
Đây là qua lời của đức Phật mà xác định, nói với một cái vị Bà la môn ở trong thời của đức Phật đây.
“- Này Ni-ro-da! - tức là cái vị cư sĩ đó tên là Ni-ro-da – Lời tuyên ngôn của Như Lai khẳng định: Như Lai không muốn gồm thâu tất cả tín đồ trên thế gian này về mình”.
Đó là cái lời của đức Phật đã xác định mà, cho nên chúng ta mới thấy được cái đạo Phật nó cao quý ở chỗ đó, không có giành cái tôn giáo của ai, không có giành tín đồ của ai hết, không có muốn giật của ai hết. “Như Lai không muốn các ông từ bỏ công trình tu học theo đạo giáo của các ông”. Đó lời đức Phật xác định như vậy, nghĩa là đức Phật không có muốn các ông bỏ cái đạo giáo của các ông, từ bỏ lối sống của các ông. Nghĩa là không có từ bỏ cái lối sống của các ông, các ông sống sao các ông cứ sống, nhưng mà Như Lai chỉ có cái là dạy cho các ông biết cách sống đó nó thiện hay ác, nó đem đến khổ hay không khổ cho các ông thôi. Rồi các ông cứ ở trong các tôn giáo rồi các ông biết cái này nó làm khổ các ông thì các ông đừng có làm, mà cái này nó đem lại hạnh phúc thì các ông cứ làm.
Ông Phật chỉ muốn các ông giải thoát chứ không phải muốn các ông về với Phật giáo, về làm đệ tử của Phật nữa đâu. Ông Phật ông xác định như vậy, mà đức Phật chỉ vạch ra cái này nó làm cho các ông khổ thì các ông đừng có làm thôi. Còn cái này mà nó làm cho các ông không khổ thì các ông hãy làm. Thì cái đời sống của các ông sẽ hạnh phúc để sự giải thoát. Ông Phật muốn như vậy. Nghĩa là bây giờ Thiên Chúa, Cao Đài, Hòa Hảo, tất cả mọi tôn giáo trên thế gian này thì ông Phật không có muốn người nào bỏ cái tôn giáo của họ hết. Nhưng mà đức Phật chỉ cho bây giờ các ông theo cái tôn giáo này mà dạy vậy đó mà cái này là khổ thì ông đừng có tu tập, mà cái này là không khổ thì các ông tu tập làm cho nó đem lại cái hạnh phúc của đời sống ông. Hòa Hảo là Hòa Hảo mà Cao Đài là Cao Đài, đừng có nói ông mượn cái danh là ông Phật mà rồi ông cũng làm tầm bậy thì cũng không đúng Cao Đài, cũng không đúng là Phật giáo đâu. Mà chính ông ở trong một cái tôn giáo Cao Đài mà ông làm những điều đem lại hạnh phúc cho ông thì ông làm sáng tỏ cái tôn giáo của ông ra. Người tu ở trong tôn giáo chỉ có bổn phận tôi dạy cho các ông đem lại hạnh phúc cho các ông, giải thoát cái khổ thôi, mà ông có làm sáng tỏ thêm tôn giáo của các ông thêm chớ đâu có lợi ích gì cho Phật giáo của chúng tôi đâu. Cho nên đâu có nghĩa là chúng tôi lôi cuốn ông vào tôn giáo Phật giáo đâu, mà tôi muốn cái đời sống của các ông, con người ở trên thế gian này không phân biệt tôn giáo giai cấp nào hết, ai cũng được giải thoát.
Đó là chính cái mục đích của đức Phật đã xác định như vậy mà, cho nên ở đây Thầy đọc lại cái lời của Phật đã nói ở trong kinh mà người ta đã dịch ra rất là rõ ràng cụ thể. Có nhiều chữ thì họ dịch không có thoát nghĩa cho nên Thầy có sửa lại một vài chữ để cho nó thoát nghĩa cho đúng cái ý nghĩ của Phật. Bởi vì mình đọc một cái câu kinh mặc dù là học dịch ra họ dùng chữ không có sát nghĩa, nhưng mình phải hiểu được ý của đức Phật nắm ở trong cái câu nói đó. Cho nên mình phải dùng những cái chữ cho nó xác đáng hơn để cho người ta hiểu được cái ý của Phật.
“Như Lai không muốn các ông từ bỏ công trình tu học theo đạo giáo của các ông, từ bỏ lối sống hiện giờ của các ông. Như Lai cũng không phải đặt các ông tin vững chắc vào những việc mà chính các ông và các thầy cả các ông xem là xấu xa và bất thiện”.
Đây là Như Lai cũng nói bây giờ thầy của các ông dạy cái đó là xấu xa này, cái đó là bất thiện này thì các ông cứ tin vào ở đó đi. Phải không? Các ông đừng có bỏ những cái đó đi. Ờ, thầy của các ông bảo đó xấu thì các ông đừng làm, mà bảo cái đó là bất thiện thì các ông đừng làm, mà cái đó thiện thì các ông cứ làm. Nhưng mà bây giờ tôi là một cái người tôi chỉ, bây giờ các thầy của các ông nói cái đó thiện nhưng mà tôi vạch cho các ông thấy cái thiện này nó đem lại cho các ông có được an vui không. Nếu mà không được an vui tức là nó chưa thiện, thì các ông không nên làm, mà cái này nó là thiện, cái này nó là xấu xa mà cái này nó đem lại cho các ông hạnh phúc an vui, mặc dù là thầy các ông dạy nó là xấu xa nhưng mà cái này tôi giải thích cho các ông nghe mà nó đem đến cho các ông hạnh phúc, nó không xấu xa, nó không ác pháp nữa thì các ông nên làm, chứ tôi không bảo các ông nên bỏ những cái này. Các con hiểu không? Vì cái này các ông hiểu như thế nào đó mà các ông không có làm cho các ông được hạnh phúc mặc dù nó là cái giáo lý của người khác nói cái đó là xấu xa, cái đó là tệ, không nên làm nhưng mà trong cái xấu xa đó nó chưa phải tệ. Tôi vạch cho các ông thấy, vì vậy cho nên các ông thấy ờ cái này nó chưa phải xấu xa, nó còn có cái làm cho mình không khổ mà cho người khác không khổ.
Cũng như bây giờ có những cái mà nói rằng đó là thiện, là phải khổ hạnh như thế này thế khác, tức là đem cho mình được giải thoát, Ờ tui sẽ nói rằng bây giờ mình tu những cái hạnh mà khổ hạnh như con bò hoặc là như con chó thì nữa là mình cái thú hướng đó mình biết rằng cái đó là cái khổ hạnh là cái tốt mình đâu có hại ai, nhưng mình ráng mình tập theo mình giống theo con bò mình ăn cỏ rồi mình ỉa đái mình cũng làm như con bò cho nên tui mới nói đó là mình tu tập như vậy là nó sẽ đưa đến cái thú hướng này nó sẽ mình thành con bò. Mà quý vị có muốn thành con bò thì quý vị cứ tu. Còn quý vị không muốn thành con bò, thành con người thì quý vị cứ theo đây mà đừng có làm cái hành động đó nữa. Thì vậy đó! Thiện hay là ác thì do tôi vạch ra cho quý thầy thấy thôi chứ tôi không bảo là quý vị bỏ cái pháp đó, để đừng có thành con bò mà quý vị muốn thành con bò thì tôi đâu có cấm cản được, thì quý vị cứ thực hiện cái hạnh con bò thì nó sẽ thành con bò. Tôi chỉ vạch ra cho quý vị biết. Quý vị là con người mà quý vị muốn thành con bò thì quý vị cứ làm cái này đi thì nó là pháp thiện của quý vị. Còn nếu quý vị thấy ờ cái hạnh này làm con bò thôi quý vị thấy cái này không được, nó xấu xa quá, mình là con người mà mình làm kiểu ỉa đái rồi giống con bò nằm rồi quất đuôi quất cẳng rồi thì giống con bò thì không được thì thôi quý vị đừng có làm thì quý vị thấy con người mà làm giống con bò kỳ quá cho nên quý vị không làm. Vì vậy mà quý vị không thực hiện nó. Đó, rồi quý vị thấy nó là cái pháp không hợp quý vị thôi. Thì như vậy là tôi không có bài bác cái pháp người ta nói là đúng. Bởi vì người ta muốn thành con bò thì người ta cứ tu tập thành con bò chứ làm cản sao. Tại vì người ta muốn như vậy!
Đó là đức Phật muốn nói như vậy để chúng ta thấy biết rằng đức Phật không có can dự vào các tôn giáo của ai, ai tu đúng tu sai, nhưng mà đức Phật muốn mọi người ở trong tôn giáo đều có một sự giải thoát, làm cho họ hết khổ thôi. Đó là cái mục đích của đạo Phật mà, mặc dù anh ở tôn giáo nào đó thì anh cũng có cái khổ ở trong đó chứ, cái khổ của đời sống của anh, khổ vì vật chất, khổ vì tham muốn. Cho nên tôi chỉ vạch cho các ông thấy các ông ở tôn giáo nào cũng vậy nhưng mà làm sao các ông thoát ra được khổ là cái mục đích của tôi. Tôi muốn giúp đời thoát khổ chứ tôi không muốn đem lại cho tôn giáo tôi có hàng triệu người theo tui đó thì tôi không muốn đâu. Dù bây giờ tôi không có người nào theo tôi tôi vẫn đem cái giáo pháp này mà tôi dạy cho tất cả các người đều được giải thoát. Đó là cái nguyện vọng của tôi chứ tôi không muốn tôi có một tôn giáo mà hàng vạn hàng triệu như người ta thường ca ngợi là Phật giáo bây giờ trên thế giới đều tập trung, chỉ có Phật giáo là độc nhất, là con người theo tu nhất, còn Thiên Chúa hoặc là các tôn giáo khác bây giờ chỉ có số không. Thì cái điều đó chắc ông Phật ông không muốn cái điều đó rồi. Quý thầy phải hiểu trong cái mục đích của đạo Phật khi đọc kinh Thầy mới hiểu được cái giáo lý của Phật nó cao siêu đến cái mức độ mà người ta không có thành lập một cái tập thể để bành trướng cho rộng từ đông sang tây, từ nước này qua nước khác để mà bành trướng cái tôn giáo người ta đâu. Phật giáo không có mục đích đó đâu. Mà chỉ có mục đích đem cái giáo lý đạo đức Nhân quả để lồng vào cái khuôn khổ con người, để giúp cho con người ở trong cái tôn giáo nào người ta cũng vượt thoát ra được cái khổ đau của cái lộ trình của nhân quả. Đó là cái hay của đạo Phật nhất mà Thầy thấy Thầy phục, Thầy nói chung là Thầy tu rồi Thầy thấy ở trên đời này không có một cái tôn giáo nào hơn Phật giáo ở chỗ này hết. Tôn giáo nào cũng muốn bành trướng rộng ra hết à. Từ nước này nó bành trướng ra nước kia. Cho nên từ Đại Thừa nó phát triển rồi nó đi tùm lum hết rồi hoằng dương đạo pháp để nó bành trướng chứ gì. Còn ông Phật thì muốn đem cái giáo pháp đó đến dạy cho người ta ở đó con tôn giáo nào mặc người ta nhưng mà làm sao cho người ta thực hiện được cái thiện pháp, cái nhân quả để người ta thấy cho rõ, đem lại hạnh phúc cho người ta là đủ rồi chứ đừng có phô trương mình, tôn giáo của mình có hàng triệu người đó thì cái đó là cái hiểu Phật không có đúng Phật đâu.
Đó thì hôm nay quý thầy được nghe Thầy giảng tới đây quý thầy mới thấy được cái mục đích của đạo Phật nó không phải là cái mục đích đi xâm chiếm người ta, phá cái tôn giáo người ta cho nên đức Phật không bao giờ muốn tranh luận với ai hết đó.
“- Này Ni-ro-da! Như Lai chỉ nói lên những điều xấu xa và bất thiện mà không buộc ai lại bỏ những điều đó”.
Nghĩa là nói lên nhưng mà cũng không bắt buộc ai, miễn là người ta thấy cái điều đó đem đến cái sự mà người ta giải thoát được thì người ta an vui hạnh phúc được thì người ta làm, chứ không bắt buộc người nào hết. Cho nên cái bổn phận là đức Phật nói lên cái sự thật để cho người ta thấy rồi người ta đứng ở cái vị trí cuộc sống như thế nào đó mà người ta chấp hành cái sự thật đó để đem lại cho người ta có một cuộc đời giải thoát.
Bởi vì đức Phật chỉ nêu lên cho chúng ta thấy là những cái điều ác, những cái điều mà liên hệ đến cái sự ô nhiễm, nghiện ngập, thói quen dẫn đến trở thành từ không đến có. Nghĩa là đức Phật muốn dạy chúng ta từ cái không có đó mà chúng ta trở thành cái có. Như bây giờ chúng ta chưa nghiện thuốc điếu này, rồi bắt đầu chưa có hút thuốc gì, bắt đầu chúng ta nghiện ngập thì từ đó từ cái chỗ không chúng ta tới có cái ghiền. Cũng như bây giờ chúng ta chưa có quen uống rượu, kê miếng rượu vô đắng nghét, phun ra không kịp. Rồi bắt đầu từ đó chúng ta tập quen với bè bạn rồi bây giờ nốc cái từ cái chai này đến cái chai khác cũng cạn sạch hết thì do đó từ cái không mà đến cái có. Đức Phật nói cho chúng ta thấy cái giáo pháp của đức Phật nó chỉ cho chúng ta thấy từ con người từ cái không mà đi đến cái có, nó trở thành cái Nghiệp. Từ cái Nghiệp đó nó dẫn chúng ta đi tái sanh luân hồi chớ không có một đấng vạn năng nào mà tái sinh luân hồi chúng ta.
“Những điều này phiền nhiễu và quấy rầy, chướng ngại, tạo hậu quả đau khổ dẫn đến chỗ nương tựa bất an cho mọi người”.
Đó những cái điều mà đức Phật dạy chúng ta thấy chứ không phải là đem cái giáo pháp mà nói thiền này thiền kia cao siêu tuyệt vời hoặc là nói làm chủ sanh tử lòe người ta thì cái đó là cái không đúng. Không có đúng của đạo Phật đâu mà chính cái chỗ đúng là cái chỉ cho người ta vì cái chỗ mà người ta từ cái có mà đến không, ờ từ không mà đến có nó thành cái Nghiệp của họ. Những cái đó nó mới tạo ra những cái hậu quả đau khổ dẫn đến cái chỗ nương tựa bất an cho mọi người, người ta không còn cái chỗ nương tựa yên ổn được nữa, nó bất an.
Cũng như bây giờ trong gia đình mình có người nghiện thuốc phiện, mỗi lần mà không có thuốc phiện nó co nó giật ông ta thì cả gia đình đau khổ chứ làm sao mà sung sướng được. Quý thầy thấy cái vấn đề đó. Vì vậy mà đức Phật muốn làm sao người ta từ cái không mà đi đến cái không nữa để cho người ta thoát ra khỏi. Để bây giờ từ cái không người ta đi đến cái có mà cái có kiểu đó là cái có khổ sở của cuộc đời biết bao nhiêu là người khổ. Cho nên nhìn chung đạo Phật có, mà có ai dạy đúng để cho con người thoát ra cái khổ không? Cho nên cái ước vọng của Thầy khi mà Thầy ẩn bóng Thầy vẫn tiếp tục soạn cái Giáo trình đạo đức Nhân quả để cứu con người thoát ra khỏi, dẫn con người thoát ra khỏi mặc dù họ ở cái tôn giáo mặc họ. Thầy làm đúng y như lời Phật đã nói ở trong cái bài kinh này. Thầy không cần là người ta theo Thầy thọ Tam quy Ngũ giới với Thầy gì hết. Thầy không cần có người đệ tử nào hết, nhưng mà người nào mà đã thực hiện được sự giải thoát thì phải nói rằng người đó là đệ tử của Phật. Cho nên dù họ ở Thiên Chúa, tôn giáo nào đi nữa thì họ cũng là thực hiện được cái pháp lành đó là cái hạnh phúc của đạo Phật đã dẫn dắt con người ra khỏi cái bể khổ trầm mê này rồi.
Đó, cái ước vọng của Thầy mà Thầy đã hiểu được Phật và Thầy là cái người mới tập tành được cái đường lối của đạo Phật chút ít cái sự giải thoát trong thân tâm của mình, xa lìa những cái dục lạc của thế gian, Thầy đã thấy được và hiểu được cái tâm nguyện của đức Phật. Cho nên Thầy là một cái người đi sau mà hiểu được như vậy thì làm sao mà Thầy làm ngơ trước cái con đường của đạo Phật được, làm sao mà Thầy làm ngơ trước cái đức Phật mà đã có tâm tha thiết đối với chúng sanh mà để lại cái giáo pháp cứu con người ra khỏi cái đau khổ mà chính bàn tay và khối óc của họ đã tạo cho họ đau khổ.
“Từ duyên có đến duyên sanh tạo thành mạng lưới trói buộc, phiền não, tái tê, u sầu và bệnh chết suốt cả đời này sang đời khác của kiếp con người mãi mãi”.
Nghĩa nhìn thấy như vậy làm sao mà không thương xót chúng sanh được. Thấy mọi người ngồi trước mặt của Thầy, Thầy biết được rằng nó sẽ lưu chuyển mãi mãi đời này sang đời khác làm sao chấm dứt được. Thầy chỉ chấm dứt có mình Thầy, còn các thầy làm sao đây? Đâu phải Thầy là cây là đá mà ngồi đó thấy người ta đang lăn lộn ở trên cái sự đau khổ của cái sự tái sinh luân hồi này. Mỗi một kiếp người là đau khổ, Thầy đâu phải là những thứ vô tri mà không biết thương xót người. Cho nên Thầy đâu có làm ngơ được. Vì vậy mà buộc lòng Thầy phải viết cái giáo án này, chứ Thầy đâu còn ham danh ham lợi gì mà viết ra cái này để mà cầu tên tuổi mình đâu. Mà vì sự đau khổ của con người, vì tất cả con người trên thế gian này mà viết ra cái giáo án để xây dựng lại con đường đúng của đạo Phật để đem lại một cái đạo đức Nhân quả cho mọi người để người ta thọ hưởng được cái sự giải thoát chính bản thân của họ, chính hành động của họ. Đó là cái điều mà Thầy ao ước, ước muốn. Cho nên Thầy suốt cái thời gian mà ba tháng nay mà Thầy nỗ lực ngày đêm liên tục không giờ nào ngơi nghỉ, để làm gì? Để thành lập, để xây dựng lại cái giáo trình cái giáo án của đức Phật mà ngày xưa đức Phật đã khổ công tu tập tìm ra được cái chân lý này, cái giáo pháp này mà giúp cho con người trên thế gian này thoát khổ. Mà bây giờ Thầy là người thừa kế cái giáo Pháp này được thấy sự giải thoát nơi tâm hồn của mình mà lại làm ngơ trước sự đau khổ của chúng sanh thì Thầy làm sao mà làm được. Cho nên dù là thân của Thầy có tan rã, sức khỏe Thầy có mòn mỏi đến cách nào Thầy cũng cố gắng cái giáo pháp này nó phải được ra đời, phải được thực hiện ở trong cái đời nay để cứu con người thoát ra khỏi.
“Vì thế Như Lai muốn loại bỏ những điều ấy giúp mọi người thoát khổ, nên không phân biệt giai cấp của xã hội và tất cả các tôn giáo trên thế gian này”.
Đó thì quý thầy thấy ở đây các thầy thấy qua cái ý của đức Phật những cái bài kinh ngắn mà Thầy đọc ở trên thì chúng ta biết được cái ý của đức Phật.
“Vì thế Như Lai muốn loại bỏ những điều ấy giúp mọi người thoát khổ, nên không phân biệt giai cấp của xã hội”.
Giai cấp nào ở trong xã hội thì đức Phật cũng không có phân biệt và tất cả các tôn giáo trên thế gian này.
“Do vậy Như lai mới tuyên dạy giáo pháp của mình”.
Do mà có tư tưởng mà không có phân biệt giai cấp ở trên xã hội này cho nên trong cái giáo đoàn của đức Phật Thánh tăng các thầy thấy có những bậc trong các giai cấp rất là hạ tiện, là những giai cấp như là hốt phân đó đó. Cái giai cấp rất là hạ tiện mà đức Phật vẫn chấp nhận vào cái giáo đoàn của mình. Làm cho vua chúa quá sợ hãi đó. Như ông Ca Chiên Diên là cái người hốt phân ở trong thành Xá vệ đó. Người đi từng nhà mà xin rác phân của người ta để về làm trồng trỉa cái gì đó. Cho nên cái giai cấp này là giai cấp rất hạ tiện hoặc là đi hốt rác hốt phân của nhà người ta để mà dọn dẹp nhà cửa nhà người ta cho sạch sẽ rồi đem ra cái gò mả hay cái đồng trống nào gánh đổ ngoài đó để không hôi thúi đó. Thậm chí như con người ta ỉa đái gì đó thì ông cũng phải gánh để mà đem ra đồng mà đổ đó. Ngày ngày đi kiếm cơm kiếm gạo bằng cái cảnh hạ tiện như vậy. Mà thế mà một bậc Thánh tăng ở trong cái thời đức Phật thì đủ biết rằng cái giai cấp mà ở trong đạo Phật nó không có giai cấp nào hết, cho nên phá dở những giai cấp. Nhưng mà đức Phật không có phân biệt cái giai cấp. Nếu mà đạo Phật phân biệt giai cấp thì làm sao mà thu nhận ông Ca Chiên Diên. Đó thì quý thầy thầy nó rất rõ.
“Nếu sống đúng theo giáo pháp những gì có liên hệ đến ô nhiễm, làm mọi người đau khổ sẽ được loại trừ”.
Đó, thì các thầy thấy những cái pháp mà ô nhiễm nó làm cho chúng ta có sự liên hệ đến ô nhiễm thì chúng ta nên hãy đoạn trừ nó đi, dứt trừ đi. Thì cái ô nhiễm đó là cái gì? Cái ăn cũng không phải là ô nhiễm sao? Cho nên ở đời người ta cũng thích ăn. Rồi cái ngủ cũng không phải ô nhiễm sao? Tất cả những cái đó là cái pháp ô nhiễm, nhưng mà tại sao chúng ta không thấy mà bây giờ quý thầy cứ nói ăn ít là nó thiếu sức khỏe, nó là cái pháp ô nhiễm chứ nó thiếu sức khỏe nào? Bằng chứng như chúng ta sống ở đây ăn ngày một bữa chúng ta có thấy thiếu sức khỏe đâu! Người nào Thầy thấy cũng nói: từ ngày vô tới giờ Thầy thấy không có người nào ốm hơn chút nào hết. Đâu có người nào còn cái bộ xương đâu mà gọi là ăn thiếu chất. Cho nên chúng ta mấy người có đem theo bánh trái ăn phụ không? Đâu có người nào mà nhét trong giường được. Do đó thì làm sao gọi là ốm yếu đâu. Người nào ốm thì nó cũng vậy mà người nào bình thường thì nó cũng vậy, mà người nào mập thì Thầy thấy cũng ăn ngày một bữa vậy thôi chứ cũng không thấy sa sút chút nào hết.
Đó là những cái mà chúng ta thấy đó là những cái pháp ô nhiễm. Chúng ta nhận ra cho được cái pháp ô nhiễm đó mà chúng ta tránh nó đi để chúng ta không có được không còn ô nhiễm nữa. Những pháp thiện pháp làm cho con người trở nên trong sạch và an vui thanh thản. Bởi vì những cái ác pháp đó làm cho chúng ta không có an ổn được, nó phiền não, nó giận hờn, nó đau khổ thì làm sao cho tâm hồn của chúng ta trong sạch được. Mà chỉ có thiện pháp nó mới giúp cho chúng ta trở nên trong sạch và an ổn, thanh thản, hạnh phúc, sẽ được tăng trưởng. Đó là những cái lời của Phật dạy rất là thực tế cụ thể chứ đâu có cái sự mê mờ. Cứ chổng gọng ngồi thiền mà trong khi đó ăn ngày ba bữa thì cứ sống như cái pháp ô nhiễm thì thử hỏi ngồi thiền nó có thanh tịnh nổi không? Đâu có gạn lọc được cái tâm hàng ngày mình tiếp xúc ba bữa rồi ăn lặt vặt tầm bậy tầm bạ, bánh trái lúc nào cũng nhét vô miệng hết thì thành thử nói mình cứ ô nhiễm hoài cái ô nhiễm đó. Rồi tối tới giờ ngủ thì không có chịu thức dậy tu tập tỉnh thức mà hễ nó buồn ngủ thì trèo lên giường nằm ngủ. Ngủ đã giấc rồi thì lười biếng không chịu dậy nữa. Nắm đó nướng qua nướng lại cũng như nước bánh phồng thì thử hỏi quý thầy nghĩ sao những người như vậy có phải là những người sống ở trong cái pháp ô nhiễm không? Mà giờ nào khuya nào cũng dậy ngồi thiền thì ngồi thiền cái đó là ngồi thiền cái gì? Ngồi thiền thì mình phải biết mình tránh những cái pháp ô nhiễm để cho tâm mình tỉnh lên chứ! Còn đằng này không thấy gì hết. Ô nhiễm vẫn ô nhiễm.
Cho nên Thầy thấy một số người ở đây họ về tu đây thời gian trước buồn ngủ ngủ gục cái bắt đầu họ mới đầu thì họ ngồi thiền họ tranh nhau giữ lắm. Họ ngồi dám tới 12 giờ 1 giờ khuya họ mới xả họ đi nghỉ. Họ làm cho họ ngồi có hơn, nhưng mà họ làm có mấy bữa à, sau đó 9 giờ hay là 8 giờ đó họ đã chui trong cái góc nào đó rồi họ ngủ. Hỏi Mật Hạnh có có không? Ở đây Mật Hạnh đã chứng kiến cái điều đó quá rõ mà đâu có gì sai đâu. Họ đâu có thực hiện được. Còn Mật Hạnh thì nó lăn, buồn ngủ thì nó lăn theo cái hàng ba ở trước cái tổ đường ở trước đó. Nó lăn vòng vòng để cho nó không ngủ. Còn quý thầy ngồi gục xuống mà ngáy khò khò thầy đi ngang qua, trời đất! Giờ này mà tu kiểu này chắc là thành Phật hết rồi. Mấy ông đó nhập định hết rồi. Định không phải định Tứ thiền đâu, nó định ngủ thiền đó. Bởi vậy khi đi kinh hành mà Thầy ngang qua Thầy xem thấy quý thầy thôi rồi, kiểu này quý thầy nhập ngủ hết, ngủ thiền hết.
Bởi vậy chúng ta phải thấy được cái pháp thiện, cái pháp ác, cái pháp ô nhiễm nó như thế nào là ô nhiễm, như thế nào là không ô nhiễm thì chúng ta phải biết rằng cái gần gũi nhất là cái pháp ăn của chúng ta là pháp ô nhiễm nhất.
(...) sẽ được tăng trưởng và chúng ta có thể cũng như mọi người sống an vui hạnh phúc bên nhau mà không làm khổ cho nhau ngay tại đây và trong hiện tại mãi mãi.
Bởi vậy nền giáo dục của đức Phật đã vững chắc duy trì giá trị hướng dẫn thực dụng vào đời sống con người, đạo đức nhân quả của con người. Từ xưa cho đến ngày nay không có một nền giáo dục đạo đức nào so sánh hơn được. Nghĩa là chúng ta thấy cái nền đạo đức Nhân quả của đạo Phật thì không có một nền đạo đức nào từ xưa đến giờ mà hơn cái nền đạo đức này được. Bởi vì họ đạo đức nhưng mà thật ra họ không có làm sao mà thoát được cảnh khổ là không làm khổ mình khỏi người. Đạo đức nhân quả nó làm cho mình không còn làm cho mình đau khổ mà cũng không còn làm cho ai đau khổ mình khổ hết. Cái đạo đức nhân quả nó đặc biệt như vậy đó! Nó làm cho có một hạnh phúc tràn đầy, cái sự sống của chúng ta trong cuộc sống của con người hàng ngày.
Nền giáo dục của Phật giáo không phải dành riêng cho một chủng tộc, một quốc gia hay một vùng nào, mà phải phổ cập khắp cùng mọi nơi trên toàn thế giới. Nghĩa là cái mục đích mà đạo đức Nhân quả này phải được phổ cập rộng rãi như vậy mới cứu hết con người ở trên thế gian này, chứ nếu không thì không thể cứu người ta được. Chứ không phải là cái tôn giáo nhỏ mọn như Phật giáo mà dạy thiền này thiền kia tu theo có một số người là không phải đâu. Cái giáo pháp của Phật, cái nền đạo đức của Phật nó phải sâu rộng như đến đó để cứu con người ra khỏi từng cái bàn tay, từng cái hành động do chính họ tạo ra sự đau khổ cho chính họ.
Nền giáo dục của Phật giáo dạy con người có lối sống vững vàng, mạnh mẽ và thuần đạo lý nhân quả. Nền giáo dục của phật giáo là một giáo lý thực dụng và hợp với lý trí của con người nhất. Không có một lý luận, luận cứ dưới mọi hình thức mê tín, cuồng tín nào xen vào đạo đức Nhân quả được. Nghĩa là quý thầy thấy Thầy xác định câu nói đó rất đúng mà. Không có một cái mê tín một cái cuồng tín nào mà xen vào cái đạo đức Nhân quả được. Nghĩa là nó cầu ông Thánh ông Phật thì cái đó bị luật Nhân quả đập ngay tức khắc. Cho nên kinh sách mà đứng ở trên luật nhân quả rồi Thầy đập xuống hết. Bởi vì Thầy biết đức Phật xây dựng cái nền đạo đức đó để cứu con người ra khỏi cái kiếp trầm luân đau khổ của họ, mà chính người nào đã xây dựng mà xen vào mà cái giáo pháp của đức Phật bằng những cái mê tín cuồng tín tầm bậy tầm bạ đó thì lúc bây giờ nền đạo đức Nhân quả nó sẽ đốn xuống hết, nó không để chừa một cái bài kinh nào bậy bạ đó được hết.
Bức thông điệp của đức Phật để lại cho mọi người thời đại và ngày nay, chúng ta đều nhận thức rằng nền giáo dục đạo đức Nhân qủa của đạo Phật cung ứng, thích nghi, giải đáp cho những thắc mắc mà tâm trí của con người hiện đại đang khao khát mong tìm một nền đạo đức Nhân bản chân thật. Đó là một cái nền đạo đức Nhân bản chân thật. Nhân bản tức là cái đạo đức của con người đó, dùng ở đây cho sát nghĩa là chữ Nhân bản đó thì để quý thầy thấy rằng cái nền đạo đức Nhân quả đó là một cái nền đạo đức Nhân bản chân thật để giải quyết những khó khăn trên khắp toàn cầu.
Bây giờ chúng ta đâu có cái đạo đức nào mà toàn thiện như vậy, có thể giải quyết cho con người ở khắp toàn cầu này được, chỉ có cái đạo đức Nhân quả mới có thể giải quyết được cho con người. Bởi vì mọi con người đều có hành động nhân quả hết. Còn những cái đạo đức kia thì nó đâu có thể nằm ở trong những cái hành động đó. Cho nên họ làm sao mà họ phổ cập khắp toàn cầu được. Cho nên người ở bộ lạc này kẻ ở bộ lạc kia đều là những người dân dù cho họ có lạc hậu đến mấy đi nữa mà chúng ta vẫn đem cái nền đạo đức này đến dạy họ thì họ vẫn thấy cái đúng cái sai liền tức khắc. Không ai là con người sinh ra trên trái đất này mà không hiểu được. Nó đâu có gì mù mờ, nó rất rõ. Một cái hành động mà anh giết một con vật thì phải thấy sự đau đớn của con vật chớ làm sao anh không thấy. Mà anh thấy cái sự đau đớn đó thì chính cái thấy sự đau đớn của thân anh. Tại sao anh nở tâm anh làm điều đó, thì do đó làm sao cái người đó bây giờ họ lạc hậu cách gì đi nữa thì Thầy nói ra họ cũng hiểu được.
Cho nên thầy lên án Phật giáo ở bên Nam tông là do cái sự dạy người ta không đúng cái đạo đức Nhân quả, cho nên cái dân tộc có đi tu nhưng mà không thấy cái đạo đức Nhân quả cho nên cầm súng cầm gươm mà giết nhau như vậy thì lên án là phải chớ làm sao mà không phải. Bởi vì họ không hiểu đạo đức Nhân quả là cái gì. Họ tưởng là nào là Tứ niệm xứ này, Tứ diệu đế này, nào là Thất giác chi này, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề này, rồi họ thuyết giảng ba cái đó ra rồi họ chế tầm bậy tầm bạ ra đủ loại thiền đủ loại này kia, kinh sách thì bán đầy chợ mà dân tộc thì hung ác như là con quỷ sứ. Thì chúng ta thử hỏi chúng ta thấy như thế nào? Đạo Phật mà quốc giáo mà dạy con người như vậy, đưa con người đến chỗ tàn ác giết người như vậy thì quốc giáo đó là quốc giáo gì? Có phải là tà giáo không? Nói Phật giáo chứ sự thật ra đó là tà giáo. Phật giáo đứng ở trên Nhân quả thì làm sao mà xây dựng con người tàn ác như vậy?
Đến đây Thầy bổ túc thêm cho bài Kinh Trung bộ...
 Mặt B
CƯ SĨ VISAKHA VẤN HỎI TỲ KHEO NI DHAMMADINNA.
Đây là một cái bài pháp giữa cư sĩ Visakha là chồng của bà Dhammadinna, bà xuất gia bà thành Ni tỳ kheo khi bà từ giã gia đình bà và được chồng bà chấp nhận cho xuất gia và khi mà thành tựu được đạo pháp bà trở về thăm nhà thì chồng bà hỏi bà, vấn đạo bà qua những điều bà đã hiểu Phật pháp tu hành như thế nào mà hiện giờ bà được đức Phật chấp nhận là một vị Alahán. Ông cũng đâu có tin bà nói rằng cái vấn đề bà đã chứng quả Alahán đâu. Ít ra bà cũng phải trả lời cho tôi nghe sao mà cho ngọt cái lỗ tai tôi tôi mới chấp nhận chớ lơ mơ thì tôi méc với đức Phật liền chớ bà đừng về đây bà tự xưng bà là Alahán là chết đó. Đâu có chuyện dễ đâu! Đối với ông cư sĩ này cũng đâu phải tay thường, ông là đệ tử cư sĩ mà cũng là đệ nhất chứ đâu phải là thường. Cho nên khi bà về gặp lại ông thì Thầy nhắc lại:
Khi mà ông Visakha mà ông đến với đức Phật ông được nghe một bài thuyết pháp, sau đó ông về Thầy có nhắc lại cho các thầy nghe rồi một lần mà, thì về thì thường thường ông đi đâu về thì bà Dhammadinna đón tiếp ông dưới cầu thang, rồi đưa bàn tay cho ông nắm, rồi hai người mới dẫn nhau mà đi lên nhà khách hoặc lên phòng nghỉ. Thì hôm nay thì bà đưa cánh tay thì ông không nắm, rồi ông lách bà ông đi trước, không có đi song song nữa! Chơi cái kiểu đó đó! Cho nên bà đi sau chứ trong bụng bà nghe nó ấm ức không biết bữa nay ông đi vào Tịnh xá nghe Phật thuyết giảng không biết là có bà nào mà cái kiểu này là chắc là có bà nào rồi. Kiểu này là không có được rồi. Thế nào là lên phòng khách đây cũng phải cật vấn ông một hơi cho đã mới được chớ còn không khéo phải cho mấy con đầy tớ nó đi rình coi ông này ông đi nghe Phật thuyết giảng kiểu nào mà ông về ông làm cái hành động như thế này. Vì vậy đó cho nên khi vào phòng khách ngồi rồi thì thay vì mọi lần thì ông bà ngồi chung nhau một ghế, nay ông chơi ngồi riêng bên kia ông ngó hoài bà ngồi riêng bên này. Bà xích xích lại gần ông nói không có được, bà ngồi ở đây! Đó! Người ta hiểu Phật pháp người ta nhập lưu được tức là người ta đã có hành động xả liền đó. Còn các con nghe thầy thuyết giảng mỏi miệng đó chứ chưa chắc đâu! Về cái vợ con ngồi trời nó chạy ra nó ôm thì ẳm nó luôn đó. Chứ chưa đâu! Ở đây nói thật mà! Ờ đứa này đứa kia tùm lum nó chạy "Ba đi lâu quá! Ba tháng trời nay con nhớ ba quá!". Thôi ẳm đứa này đã rồi ẳm đứa kia, hun hít đứa này nọ kia. Thử hỏi nghe Thầy thuyết pháp vậy có nhập dự lưu chưa? Chưa! Còn bà này, cái ông này ông nghe Phật thuyết pháp rồi về cách ly, bà xích xích lại gần, "Bà ngồi đó đi! Không có lại gần đây!". Thấy chưa? Đó là người ta đã nhập lưu Thánh rồi, người ta không có còn thấy dục lạc đó, không có còn thấy cái cảm giác giữa nam nữ nữa. Mà người ta biết đó là cái khổ cho nên người ta cắt ly liền, người ta không còn cái thích thú mà ngồi nói chuyện với cái chuyện tầm thường của thế gian nữa, mà người ta nhắm vào cái sự giải thoát chứ người ta không còn nhắm cái thế gian phàm phu tục tử đó nữa. Cho nên cái người chưa hiểu thì cái tâm người ta còn dính mắc, người ta thấy đó là hạnh phúc. Còn cái người đã hiểu rồi người ta thấy đó là cái khổ nạn, cái đau đớn chứ đâu phải là cái hạn phúc. Cho nên hai cái người mà nhập lưu rồi, nghe vừa nghe bài pháp rồi thì này nhập lưu rồi, vào Thánh quả rồi. Cho nên cái hành động của ông là hành động Thánh rồi, chứ còn hành động phàm phu chúng ta gặp con gặp vợ là thấy ẳm thôi, hun hít lia lịa thôi. Rồi lại nói: Ba đi ba về ba mua bánh đồ này kia cho con. Ờ để chút nữa ba dẫn con đi ra nhà hàng cha con vợ chồng mình ăn một bữa, lâu ngày vắng nhau bây giờ làm cho vui một bữa! Đó là những cái tâm phàm phu thật mà, Thầy nói thật sự đó gọi làm sao chứng Thánh quả được. Mà Thầy nói mỏi miệng các con có chứng Thánh quả không? Mà ông Phật ông nói bài pháp rồi ông này ông chứng Thánh quả liền. Đó gọi là nhập dự lưu. Các con thấy rõ không? Đó rõ ràng người ta nghe là người ta dứt được đó là dự lưu, chứ chưa phải là người ta tu tập gì hết. Người ta bỏ được đó là dự lưu.
Bây giờ ông Visakha hỏi này:
"- Thưa ni sư! Bản thân của chúng ta được gọi là ngã, còn Thế Tôn gọi nó như thế nào?".
Đó, ông trắc nghiệm bà thử coi. Bây giờ cái thân của mình đây thì ai cũng biết nó là ngã. Vậy bà học với đức Thế Tôn thì Thế Tôn gọi nó là cái gì?
"- Này hiền giả Visakha! Thế Tôn gọi năm Thủ uẩn là Tự thân chớ không phải là ngã".
Thấy không? Thấy ông Phật ông nói rất rõ không? Chớ không các con cũng nói là đức Phật nói là năm cái Thủ uẩn này nó hợp lại thành cái ngã của mình. Nếu vậy là mấy con đã phỉ báng Phật rồi đó! Phải không? Còn ông Phật ông nói rất rõ. Các con sẽ nghe những cái bài này thấm thía được cái chỗ mà đức Phật dạy.
"- Này hiền giả Visakha! Thế Tôn gọi năm Thủ uẩn là Tự thân chớ không phải là ngã. Tức là năm Thủ uẩn ... thọ Thủ uẩn... ".
"- Này hiền giả Visakha! Thế Tôn gọi năm Thủ uẩn là Tự thân, chớ không gọi là tự ngã. Tức là sắc Thủ uẩn, thọ Thủ uẩn, tưởng Thủ uẩn, hành Thủ uẩn và thức Thủ uẩn, năm Thủ uẩn này Thế Tôn gọi là Tự thân, không gọi là tự ngã".
Đó, bà nhắc lại. Bởi vì ông Visakha hỏi chúng ta thấy cái thân này, cái thân của chúng ta đó gọi là tự ngã. Còn Thế Tôn gọi nó như thế nào? Bà giải thích chúng ta thấy rõ cái chỗ mà gọi là Tự thân nó khác mà gọi là tự ngã nó khác. Chúng ta phải phân biệt được hai cái danh từ dùng thì chúng ta mới hiểu được cái chỗ nói.
"- Lành thay! Thưa ni sư, xin ni sư cho hỏi một câu nữa!".
Được rồi! Bà nói đúng quá rồi! Tôi cũng nghe ông Phật nói vậy rồi. Bà nói thì không sai rồi. Thì bây giờ cho hỏi câu nữa chứ bấy nhiêu đó tui chưa có đủ tin bà đâu! Bà đâu nói hay đi nữa bà cũng nhại lại cái miệng của ông Phật chứ đâu phải là của bà, cho nên tui đâu có tin. Bà có vui lòng thì tui hỏi nữa, bà không vui lòng thì thôi, tui đi nghỉ. À nhưng bà này thì cứ tự tiện, hiền giả cứ tự tiện mà hỏi.
"- Tự thân tập khởi được gọi như vậy. Còn Thế Tôn gọi như thế nào?".
Cái Tự thân mà nó tập khởi năm cái Thủ uẩn nó tập khởi như vậy thì gọi nó là Tự thân. Còn bây giờ Thế tôn gọi nó như thế nào?
Đó! Bây giờ cái Tự thân mà nó tập khởi như vậy đó thì chúng ta đã được trả lời ở trên đó là cái Tự thân rồi chứ không gọi tự ngã. Vậy thì nó có cái gì ở trong đó nữa không? Nó còn có cái gì ở trong đó nữa không? Cái câu của ông Visakha hỏi câu này:
"- Tự thân tập khởi được gọi như vậy!".
Tức là gọi như ở trên rồi.
"- Còn Thế Tôn gọi như thế nào nữa?"
Gọi cái Tự thân đó cái Tự thân nó còn có tên gì nữa không? Nó còn dụng gì ở trong đó nữa không hoặc là nó còn cái thể gì ở trong đó nữa không? Hay hoặc là nó chỉ bao nhiêu đó là tự thân thôi. Quý thầy hiểu cái chỗ đó cho nên ở trong cái chỗ đó thì bây giờ được gọi nó là Tự thân rồi. Đức Thế Tôn gọi nó là Tự thân rồi, tôi chấp nhận đúng rồi nhưng bây giờ ở trong cái Tự thân đó nó còn có cái gì nữa không? Nó còn có cái gì nữa không mà có thể gọi nó một cái tên khác được không? Hay là chỉ có gọi nó Tự thân thôi.
Đó, thì cái ông này cũng rắc rối cái bà này dữ lắm, cho nên ông hỏi cái kiểu thiệt là rắc rối chứ. Đã nói Tự thân rồi còn hỏi ở trong đó có cái gì nữa mà còn có gọi cái tên gì nữa còn đòi nó có nhiều tên nữa. Thì bà Visakha cũng vui vẻ mà trả lời:
"- Này hiền giả Visakha! Khát át này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ, tham, tìm cầu, hỷ lạc chỗ bày chỗ kia tức là dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Khát ái này Thế tôn gọi là Thân tập khởi".
Phải không? Bây giờ cái nhóm của nó là năm cái Thủ uẩn nó hợp lại thì gọi là Tự thân, nhưng mà trong cái Tự thân đó có còn cái dụng gì ở trong đó cho nên nó phải có cái... bây giờ nó Tự thân không rồi nó nằm cứng ngắc ở đó rồi cũng như gộc cây thì có nghĩa lý gì đâu. Phải không? Cho nên cái ông này ông rắc rối bà này dữ lắm. Ông hỏi nhưng mà bà này cũng lanh trí thiệt chứ không phải không. Bà biết được cái chỗ mà bà tu học cho nên bà biết được cái sự ngọt dụng của thân, nó phải có cái Khát ái trong đó cái thân nó mới có linh động chứ nếu mà nó như cái gộc cây hợp lại thành cái bàn này thì thôi rồi, thì làm sao mà gọi là cái Tự thân của con người được phải không? Cái bàn bây giờ nó cũng duyên hợp, nó cũng là đất nước gió lửa nó hợp thành cái bàn. Nhưng mà rốt cuộc cái bàn nó đâu phải là cái thân con người đâu. Cái cây kia nó làm sao nó giống con người được. Cho nên nó có những cái trí tuệ, nó có những cái gì ở trong cái Tự thân đó, cho nên cái câu hỏi của ông Visakha là như vậy để chúng ta thấy từ cái chỗ Tự thân của chúng ta nó có cái gì đó mà chúng ta nó mới chấp thành cái ngã. Còn nếu nó không có thì ai gọi nó là cái ngã. Cho nên nói Tự thân là nói một cái phần của Thủ uẩn nó hợp lại mà thôi.
Cho nên vì vậy mà bà Dhammadinna bà mới trả lời:
" - Này hiền giả Visakha! Khát ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với Hỷ, với Tham...".
À đây này! Ở trong cái Tự thân đó nó cái Khát ái. Nó có sự khao khát ham muốn ở trong đó chớ không phải là nó không có. Mà nó có như vậy là nó sẽ đưa đến cái sự tái sanh của nó. Cái mục đích của cái thân Ngũ uẩn này nó có tiếp diễn được cái thân này thân đến thân khác Ngũ uẩn như vậy là nó phải có cái mầm mống của sự Khát ái của nó ở trong đó. Mà cái Khát ái đó nó sẽ làm gì? Nó một mình thì nó không thành. Nó không thành cho nên nó câu hữu với cái gì? Nó câu hữu với Hỷ, nó câu hữu với cái sự thích, sự vui mừng, chớ nó câu hữu với khổ thì chắc nó không dám rồi. Chắc nó câu hữu với tức là nó kết hợp, cái Khát ái đó nó kết hợp với cái sự thích thú của nó, cái sự Hỷ của nó. Vậy thì khi mà nó câu hữu với Hỷ rồi và nếu tham rồi thì nó mới có sự tìm cầu Hỷ lạc. Cái Khát ái đó bây giờ nó kết hợp với cái Hỷ và cái Tham thì nó mới đi tìm cầu cái Hỷ lạc. Đó thì bản chất con người mình có cái thân thì bây giờ mình đi tìm cầu cái gì? Bây giờ mình đi kết hợp với cái gì? Mình muốn ăn ngon. Phải không? Mà mình muốn ăn ngon thì mình phải kết hợp cái Tham, cái Tham nó mới muốn có đồ ăn chứ còn không có Tham thì làm gì muốn. Phải không các thầy thấy rõ không? Bây giờ có Tham nó mới có khởi ra bây giờ mình muốn ăn ngon, mình ăn chén chè này, thì giờ mình muốn ăn chén chè tức là mình phải câu hữu với cái Tham, Tham là đi mua đậu đường về nấu, nếp mới nấu ra chè. Đó là nó bắt đầu có cái Tham, và khi mà thành chén chè rồi thì nó mới cầu được cái Hỷ lạc của nó thì bắt đầu mình mới bỏ miệng mình ăn nó mới có cái ngon của nó đó. Đó là ái Hỷ lạc của nó. Chỗ này, chỗ kia hoặc là cái này cái kia, hỷ lạc cái này cái kia chớ không phải nói nội chén chè không. Cái này cái nọ cái kia mà nó sanh ra cái Hỷ đó. Mà khi mà cái chỗ này nó có đó thì tức là Dục ái. Phải không? Cái danh từ là Dục ái. Cho nên quý thầy thấy rõ từ cái bước nhỏ nhất của nó đi từ từ nó câu hữu cho đến khi nó Dục ái. Dục ái thì nó có Hữu ái và có Phi hữu ái trong đó. Nghĩa là từ đó nó mới sinh ra Dục ái, Hữu ái và Phi hữu ái. Cho nên Khát ái này đức Phật gọi là Thân tập khởi, bởi vì nó kết hợp lại thì nó phải có Khát ái. Bởi vì Ngũ uẩn nó kết hợp lại nó mới thành cái thân của chúng ta gọi là Tự thân. Mà khi nó kết hợp lại thì nó phải có cái Khát ái trong đó.
Đó chúng ta phải thấy được cái chỗ mà do nguyên nhân nào mà chúng ta bây giờ mà không rời được mà có Tham, có Sân, có Si, có thích thú cái này cái kia đó là do cái chỗ tập khởi của cái thân, mà tập khởi của cái thân thì có tên gọi là Khát ái. Còn hồi nãy thì năm cái Thủ uẩn nó hợp lại, nó duyên hợp lại mà chú ta gọi là Tự thân. Còn bây giờ nó tập khởi thêm thì nó gọi là nó có Dục ái, Hữu ái, Phi hữu ái đó thì nó gọi là Tập khởi, Tập khởi của thân. Cho nên Khát ái này được Thế Tôn gọi là Thân tập khởi.
Đó thì ông Visakha ông nghe nói vậy lúc bà nói cũng có lý đó, đúng đó, hay đó! Bà thông rồi đó. Tôi chấp nhận bà nói cái này là được, là hay rồi. bây giờ tôi xin hỏi bà thêm một câu nữa:
“- Thưa ni sư! Thế nào là thân diệt?”.
Cái thân mà ông hỏi cái kiểu này thiệt là từ cái Tập rồi bây giờ ông hỏi Diệt đó, thì các thầy thấy từ khi mà hỏi cái thân tập, hỏi cái bản ngã thì bản ngã là do năm cái duyên Ngũ uẩn mà hợp lại. Bây giờ ông mới hỏi nó Tập khởi, cái sự Thân tập khởi này nó duyên hợp còn cái này nó tập khởi nó thành ra ba cái thứ Dục: Dục ái, Hữu ái và Phi hữu ái. Đó rồi nó tập khởi để rồ nó thành ba cái thứ dục đó mà trong cuộc đời của chúng ta không có người nào mà chạy ra khỏ ba cái dục này hết, ba cái thứ ái này hết. Cho nên chúng ta phải thấy được cái chỗ này rồi thì chúng ta mới tiếp tới cái chỗ, ở đây là nó tập khởi, mà bây giờ đến cái giai đoạn này thì ông hỏi cái thân, cái Tự thân này nó diệt là nó diệt cái tập khởi đó như thế nào? Nó làm cho mình giải thoát đó.
“- Thưa ni sư! Thế nào là Thân diệt? Và đức Thế Tôn gọi Thê diệt là như thế nào?”.
Đó! Muốn mà diệt cái Tập khởi làm cho nó dứt ba cái Dục ái này, rồi Hữu ái này, Phi hữu ái này, làm cho nó dứt cái đó đi, cái Ái đi, thì nó gọi là đoạn diệt chứ gì. Thì đó là ông Visakha hỏi bà Diama. Vì vậy mà bây giờ thì bà trả lời:
“- Này hiền giả Visakha! Sự đoạn diệt, không tham đắm, không có dư tàn của cái Khát ái ấy, sự xả ly, sự vất bỏ, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự vô chấp. Này hiền giả Visakha! Sự đoạn diệt này Thế Tôn gọi là tự thân đoạn diệt”.
Đây bà dùng một cái lố để mà chúng ta thấy, à bây giờ đó:
“- Này hiền giả Visakha! Sự đoạn diệt…”
À, sự đoạn diệt nó như thế nào? Là không tham đắm. Bây giờ chúng ta thấy chúng ta muốn ăn cái đó thì chúng ta biết cái tâm tham của mình chứ gì. Phải không? Do biết nó tâm tham thì chúng ta đừng có cho nó tham. Mình đoạn dứt nó đi! Tham là khổ đó. Không được, đừng có tham ăn. Do đó chúng ta dứt. À chưa tới giờ cơm mình đói bụng muốn ăn rồi thì đó là tham ăn chứ gì. Cho nên đó là mình cững chấm dứt. Đúng giờ ăn cơm chứ không đúng giờ mà đòi đòi á, cái bụng này tao khoét ra, tao mổ tao quăng ra hết chứ ở đó mà sôi ruột ở trong. Mình ám thị mình hướng vậy nó hoảng hồn đi cho nên nó đâu có sôi ruột nữa. Bây giờ nó đói rồi bắt đầu bọt bèo ở trong đó nói sôi rột rột nó đói bụng muốn ăn rồi thì bắt đầu mình phải thấy đây là cái tâm tham nó thể hiện qua cái thân đây. Bởi vì nó tập khởi với nhau mà nó kết hợp với nhua đó. Bây giờ cái tâm thì nó muốn ăn, cái bụng thì nó muốn sôi lê rột rột ở trong đó thì chắc là mày muốn dữ tao hả? Tao rút dao ta rọc ra cho mày coi cái chỗ nào mày tham. Thì vì vậy là mình dứt tham chứ gì. Cho nên cái tâm nó hết thèm. Chứ còn không nó rột rột hơi cái muốn ăn muốn ra ngoài đó thấy cái cục kéo hay trái ổi thì nuốt đại chứ để không đói quá. Phải không? Từ đó cái bắt đầu mình tham thật, mình ăn cắp rồi. Phải không? Thành ra ăn trộm, tức là cái xấu từ chỗ tham đắm đó nó đi đến chỗ không hay. Cho nên ở đây chứng ta phải ngăn chừa nó liền tức khắc.
Cho nên bà Visakha dạy đoạn diệt đó thì không được tham đắm. Hễ nó hở ra ra chút nào mà nó làm cái chuyện gì thân nó kết hợp nó làm sao mà mình nghe khó chịu, nhức đầu, nó làm cho mình nặng đầu, đói bụng quá trời, chóng mặt quá, bây giờ đứng lên không thấy đường. Như vậy là mình phải kiến nước cơm hoặc là cái bánh cái trái gì nuốt đây cho nó đỡ chóng mặt lát ra ăn cơm chứ không khéo làm sao ăn cơm được. Do nó lý luận cái kiểu đó đó thì tức là mình có cái mình đoạn cái lòng tham này đi thì mình nói: Chết bỏ, nhất định tới giờ tao lê mặt ra đó tao ăn cơm kéo chân ra đó ăn cơm chứ bây giờ chết tao nằm đây cho mày chết chứ đừng có nói chuyện mà đòi ăn. Thì chút nó tỉnh bơ à, chứ nó không có đói, nó đói giả mà. Đó là tưởng nó làm vậy chứu không phải đâu. Tưởng nó câu hữu nó làm cho chúng ta tham đắm đó. Cho nên chúng ta biết là chúng ta hàng phục nó ngay liền, dứt liền. Cho nên Phật dạy: Những gì dứt bỏ cần dứt bỏ mà. Chúng ta thấy cái tâm tham của mình là biết tham rồi thì dứt bỏ ngay liền, không được để nó kéo dài. Chết bỏ chứ người tu hành mà sợ chết thì sao mà… nếu mà sợ chết thì thôi đừng đi tu. Đã không sợ chết mới đi tu chứ! Để làm chủ sinh tử mà. Bà Dhammadinna bà còn bảo: Không có dư tàn, nghĩa là mình dứt bỏ cái tâm tham rồi mà để nó còn sôi lục bục ở trong đó nó cứ nhắc mình hoài coi chừng cái dư tàn đó mà lát mình phạm đó. Cho nên phải dứt đi, mình phải tìm mọi cách mà để cho quên cái sôi lục bục ở trong bụng mình nó cồn cào ở trong đó nó muốn đòi ăn đó thì mình phải làm cho dứt. Lúc bây giờ chúng ta phải dùng cái pháp nào mà chúng ta để dứt. Đó là những cái pháp hành mà chúng ta để phá cái tâm tham của chúng ta đó. Nó phải có chứ không phải chúng ta dứt là chúng ta nó bảo như vậy là nó dứt đâu! Chúng ta phải duyên cái tâm của mình đi vào cái chỗ nào thì cái bụng nó mới hết sôi, nó mới hết làm khó chịu mình. Đó là cách thức mà chúng ta xả ly.
Đó, thì không có dư tàn của Khát ái ấy, nghĩa là đừng có để cho cái tâm mà muốn của cái Khát ái đó nó nằm ở cái chỗ đó mà nó duy trì hoài hoài đó. Mình phải dứt cho không có cái tàn tích gì ở trong đó thì mới là giải thoát. Sự xả ly, sự dứt bỏ, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự vô chấp đó là những cái mà bà thêm cho chúng ta thấy cái sự mạnh mẽ để chúng ta dùng những cái pháp hướng qua những cái danh từ này để chứng ta dứt, đoạn dứt lấy tinh thần chúng ta quét sạch trong khi đó chúng ta giữ cho đúng cơm ngọ mà không có ăn bậy bạ. Thế Tôn gọi là tự thân đoạn diệt, tức là tự cái thân của mình phải là cái đó chứ không ai làm cho mình được hết. Đó!
Bây giờ ông lại hỏi cái nữa.
“- Thưa ni sư! Tự thân Diệt Đạo như thế nào?”
Đó bây giờ ông đã hỏi bà hồi nãy đó thì cái âu hỏi trên thì quý thầy thấy: “- Thưa ni sư! Thế nào là Tự thân Diệt?” Chớ đâu có hỏi Đạo. Phải không? Bây giờ là ông hỏi tới nữa. Hồi nãy là tự mình đoạn diệt là tự của mình thấy cái điều đó là cái Tham mình biết nó tham rồi mình phải dứt trừ liền mà nó không có cái đường lối tu tập. Phải không? Mình phải dứt trừ rồi mình dùng những cái pháp để cho mình quên cái tâm mình đi ngay ở chỗ đó đi chớ để nó cứ sôi lụp bụp hoài thì không được. Cho nên bắt đầu mình đi làm cái gì hơi cái nó quên đói à. Có không? Quý thầy cứ ngồi đó mà nhớ đói thì nó sôi sục dữ lắm! Nhưng mà đi ra nhổ cỏ hay cuốc đất một hơi cái sau nó quên mất. Thầy nói cái đó là cách thức để cho mình đừng có dư tàn cái chuyện đó. Một người mà có tu mới thấy được cái kinh nghiệm này. Bởi vì đây chưa có pháp tu cho nên do đó mà nếu mà chúng ta không sử dụng cái đó thì chúng ta không thể nào mà khác hơn được. Cho nên một người người ta làm việc người ta quên đói là cái chỗ đó, là mê mà đâu có đói được. Còn mình ngồi không nó hay đói lắm! Thử hỏi mấy người ngồi không là hay đói lắm! Mà cái người làm ít có thấy đói. Đó là cái chỗ đó!
Do vì vậy đó bây giờ mà cái ông Visakha ông lại hỏi:
“- Thế nào gọi là Tự thân Diệt Đạo, Tự thân Diệt Đạo như thế nào? Và đức Thế Tôn gọi Tự thân Diệt Đạo như thế nào?”.
Ông hỏi bà rồi ông hỏi đức Thế Tôn gọi vậy có đúng không? Hai người có nói đúng không? Chớ ông không có hỏi riêng một mình bà không đâu, mà ông còn thêm cả đức Thế Tôn gọi Tự thân Diệt Đạo như thế nào và coi và dùng cái đạo nào bà diệt được cái thân tham Khát ái đó mà đức Thế Tôn lại dùng cái đạo nào để diệt cái đó. Còn bây giờ cái trên thì bà nói chung rồi. Tui làm việc thì tui quên đói cũng được rồi đâu có gì cái chuyện đó là tự thân nó diệt được cái Tham ái đó được rồi thì bà nói thì tôi cũng chấp nhận rồi đâu có cái gì khác. Cho nên bây giờ tới cái giai đoạn này thì bà nói thì Phật phải nói cho nó đúng nhau chứ nó trật thì tôi không có chấp nhận đó. Ông căn dặn ông hỏi như vậy là ông nêu lên hai câu hỏi, tôi hỏi bà mà bà nói trúng Phật mà Phật nói trúng bà thì tôi chấp nhận, mà bà nói sai Phật mà Phật nói không đúng bà thì tôi không có chấp nhận cái chỗ mà Đạo Diệt này đâu. Cũng như thí dụ như ông Phật nói diệt cái này bằng con đường nào đó mà bà nói con đường khác thì tôi không chấp nhận. Tôi sẽ hỏi Phật lại và tôi méc Phật đó. Bà nói bậy là chết tui đó. Đó!
Do cái chỗ mà thư hỏi này thì vì vậy mà bà trả lời:
“- Này hiền giả Visakha! Con đường Thánh đạo tám ngành Thế Tôn gọi là Tự thân Diệt Đạo, tức là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định”.
Đó, thì bà trả lời cho ông thấy đó là đức Phật dạy và bà chấp nhận rằng con đường này chỉ là con đường mà có thể nói rằng nó là Tự thân Diệt Đạo chứ không còn con đường nào khác hơn hết. Bà cũng chỉ hiểu như vậy mà thôi chứ bà cũng không có hiểu khác được hết. Nghĩa là hoàn toàn là chỉ có tám cái nẻo này là cái gọi là Tự thân Diệt Đạo mà thôi chứ không có cái pháp nào khác ngoài cái pháp này thì không có cái pháp nào gọi là Tự thân Diệt Đạo nữa, nghĩa là không có cái pháp nào mà diệt cái Khát ái đó, diệt ba cái dục đó được. Cho nên ngoài cái tám đường này thì không có.
Sau này Thầy sẽ giảng cái trục mà tám nẻo Chánh đạo này nó sẽ làm một cái pháp chính mà tất cả mọi cái pháp của Phật, Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo đều quay ở trên trục chính này mà để thực hiện con đường tu chứ không phải ngoài tám nẻo này mà chúng ta tu những cai pháp khác đâu. Cũng như nói Thất Giác Chi, Thất Giác Chi nó cũng phải nằm ở trên Bát Chánh Đạo, tám cái nẻo này mà nó tu chứ không phải ngoài tám cái nẻo này mà tu được.
Đó thì quý thầy phải hiểu con đường mà tu tập như vậy nó mới đúng cái điều kiện tu tập. Ở đây Thầy muốn thay đổi về cái phần Giới một chút cho quý thầy thấy thay vì những cái bài này phải được áp dụng vào cái Giới hành. Nhưng mà vì cái Giới hành nó đến đó nó còn nhiều cái bài giảng, nó quá nhiều chớ không thể nào nhắc những cái bài của vợ chồng ông Visakha này vào ở trong cái chỗ Giới hành mà Thầy nhắc. Bởi vì cái Giới hành nó thuộc về hành động rồi. Còn ở đây chúng ta phải nên lên những cái lý thuyết của cái phần của hai người này đối đáp nhau để chúng ta thấy làm sáng tỏ được con đường tu tập của chúng ta, trong những cái Giới luật mà chúng ta học.
Đến đây Thầy xin chấm dứt vì sắp sửa đến giờ ăn cơm rồi.
Bây giờ bắt đầu lại cái bài học của cái giáo án về Giới luật.
Trải qua hơn hai mươi mấy thế kỷ, các những loại kinh sách phát triển này đã làm thay đổi bộ mặt thật của Phật giáo thành một bộ mặt Phật giáo mới, tâm xuất gia mà thân chẳng xuất gia. Vì thế trong các chùa hiện giờ Ngũ dục lạc đầy đủ còn hơn người thế tục, hưởng dục lạc bằng mồ hôi nước mắt của người khác. Họ đã hiểu Phật giáo mà cố ý phá hoại Phật giáo. Nghĩa là người ta hiểu Giới luật của Phật giáo lắm chớ không phải là người ta không hiểu. Bởi vì cái Thập giới Sa di chúng ta thấy rất rõ đi vào con đường mà cái lộ trình thứ hai là cái lộ trình của người tu sĩ thì thập giới Sa di là cái căn bản nhất. Thế mà hiện bây giờ chúng ta thấy hầu hết tu sĩ chúng ta biết cái Giới luật đó chứ không phải không biết. Biết không cất giữ tiền bạc nhưng cất giữ tiền bạc, biết không ăn phi thời nhưng mà vẫn ăn phi thời, biết không trang điểm những đồ quần áo y phục đẹp mà vẫn mặc quần áo y phục đẹp, biết cấm ca hát hoặc là xem ca hát thế mà người ta vẫn xem ca hát. Đó là tất cả những cái điều mà Phật đã cấm cái người mà bước vào cái lộ trình thứ hai để mà tu tập để được giải thoát, tức là được ly dục ly ác pháp. Thế mà người ta không ly được cho nên người ta mãi biết mà cố ý, cố ý phạm Giới luật của Phật. Mà đã phạm Giới luật của Phật thì tức là cố ý phá hoại Phật giáo bằng những câu kinh. Thì khi mà người ta đã có ý phạm cái Giới luật rồi, cố ý phá hoại Phật giáo rồi thì người ta phải tìm những cái người ta phát triển những cái loại kinh mà nó không có đúng tính cách của đạo Phật, lệch đi con đường của đạo Phật.
Cho nên đạo Phật đứng ở trên Nhân quả thì mọi cái hành động của chúng ta thiện thì đem đến cái hạnh phúc cho mình, mà là một cái điều các thì đem đến cái tai họa cho mình, cũng do chính mình chứ không có cầu khẩn. Thế mà ở đây có những loại kinh nó dạy cái người Phật tử phải cầu khẩn thì tai nạn nó mới qua, cho nên có những cái câu kinh ai có tai nạn gì cần niệm câu Quan Thế Âm Bồ Tát thì được cứu khổ. Như vậy làm cho người mê tín không có hiểu Phật pháp thì người ta tin rằng đó là Phật dạy, mà mình cứ niệm thì tức là nó sẽ có hiệu quả của cái sự cứu nạn đó. Cho nên hầu như người ta có niệm Quan Thế Âm, rồi người ta cũng thấy có những cái sự hiệu quả cho nên họ đâm tin thật, tin rằng có thật. Nhưng ái đó nó do đâu mà nó có hiệu quả đó thì họ không biết, họ tưởng rằng có một đức Phật Quan Thế Âm thương chúng sinh ai có đau khổ, ai có gặp tai nạ gì, có tù tội thì cứ niệm Quan Thế Âm thì được cứu khổ. Nên bây giờ mọi Phật tử gặp tai nạn gì hoặc đau ốm đều thắp hương niệm Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn. Trong nguyên bản kinh cái nguyên bản kinh của phẩm Phổ môn của kinh Diệu Pháp Liên Hoa đó thì cái phẩm Phổ môn thì ở trong đó có cái đoạn mà những cái bài kệ sau nó tóm tắt lại đó thì có những cái câu ngắn gọn để chúng ta dễ nhỡ dễ thuộc ở trong đó thì Thầy tạm dịch như thế này:
Hoặc bị tù tội, hoặc bị tai nạn, hoặc bị rắn độc thì người đó niệm Quan Âm lực thì sẽ được giải cứu ngay.
Đó là những lời dạy trong kinh như vậy làm cho người ta thấy cái bộ kinh này, cái phẩm kinh này người ta biến thành cái bộ kinh cầu an ở trong gia đình của mình nên thường các chùa cũng như ở trong mọi gia đình người ta lấy cái phẩm này người ta tụng hàng đêm người ta tụng để mà cầu đức Phật Quan Âm gia hộ để cho gia đình họ được bình an. Đó thì như vậy là nó đã làm lệch đi cái ý của đạo Phật, bởi vì cái ý của đạo Phật thì không ai cứu khổ mình được mà chỉ có tự mình cứu mình mà thôi. Cho nên đức Phật khi mà còn sống tại tiền thì đức Phật nói các đệ tử: Các thầy hãy tự thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng dẫn mà thôi mà bây giờ biến chư Phật Bồ tác thành những người phù hộ chứ không còn là cái tự thắp đuốc lên đi. Qua cái bộ kinh này chúng ta xét thấy rất là phi lý.
Thầy đặt thành vấn đề: Một kẻ cướp của giết người bây giờ bị công an bắt bỏ tù, pháp luật kết án tử hình. Lúc bấy giờ kẻ trộm cướp này muốn sống hay là muốn chết, muốn ra tù hay là muốn ở tù? Chắc chắn là họ muốn sống chớ không bao giờ mà họ muốn chết. Vậy thì cứ việc niệm Quan Thế Âm Bồ Tát thì sẽ được ra tù, sẽ khỏi chết, thì những con người ở trên hành tinh này sẽ ra sao với những cái bọn hung ác này? Nghĩa là khi mà được giải cứu như vậy thì chắc chắn cái bọn hung ác này sẽ có một vị thần phù hộ rồi thì mình cứ việc tiếp tục là những cái việc ác đó nữa. Và như vậy thì cái luật Nhân quả nó còn có cái luật công bằng của Nhân quả không? Thì chắc chắn là không có cái công bằng của Nhân quả nữa thì thế gian này đâu có cái trật tự, đâu có gọi là Nhân quả được.
Thầy cho một ví dụ nữa: Ví như bọn buôn lậu ma túy mà cứ niệm Quan Thế Âm Bồ Tát thì chúng không bị hải quan bắt thì nhân loại trên thế gian này sẽ ra sao? Tất cả đều nghiện thuốc phiện, cơ thể thù suy yến dần mòn từ thế kỷ này sang đến thế kỷ khác. Đó thì nếu mà cái thuốc phiện mà nếu mà nó đã được cái sự gia hộ mà nó thoát qua như vậy đó thì thử hỏi trên cái thế gian này con người sẽ trở thành như thế nào? Nó bạc nhược tất cả hết rồi còn cái gì đâu mà gọi là hạnh phúc cho con người nữa.
Cho nên nếu mà có những kinh như vậy thì nó đi ngược lại cái sự cứu khổ của kinh, nó giải khổ cho con người. Thế mà cái kinh mà được cầu khẩn như vậy mà được thành tựu, được theo ý nghĩ của như vậy thì chắc chắn ai cũng muốn như vậy hết. Thí dụ như bây giờ mình có muốn trúng vé số thì mình cứ niệm Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứ nạn tui, bây giờ gia đình tui nghèo quá mong Ngài phù hộ cho tui trúng vé số một triệu, hai triệu, ba triệu. À thì chắc chắn mà nếu được như vậy thì có ai mà thèm làm chi, cứ việc niệm Quan Thế Âm mua vé số, thì bây giờ cả triệu dân Việt Nam hay là năm chục triệu dân Việt Nam cứ chổng khu niệm á thì cái chỗ mà phát vé số nó sạt nghiệp chết hết còn gì.
Đó thì như vậy là mình thấy cái lý nó không có vững, mà mình biết rằng trong những kinh mà viết như vậy là nó phi Phật pháp rồi, nó không đúng. Bởi vì ở đây đức Phật nói tự mình hành động mình mới có mình ăn, tự mình hành động mình mới có phước báu mà mình cứ ngồi đó mình tham tưởng những cái sai, cái quấy cái ác thì chắc chắn là không thể hưởng được.
Nếu quả có một Bồ Tát Quan Âm thực sự như vậy thì Bồ Tát Quan Âm có phải là một kẻ từ bi thương người không hay là Bồ Tát Quan Âm là một ác quỷ để gia hộ cho kẻ xấu hung ác cường hào ác bá, hạng người này thế gian chẳng thiếu gì hiện giờ. Kinh sách mà dạy như vậy có phải là kinh sách tà giáo ngoại đạo không? Xin quý thầy suy ngẫm. Người ta còn kiến giải biện hộ Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn cho người lành chứ không cứu khổ cứu nạn cho người dữ. Thầy sẽ hỏi quý vị:
- Đứng trên lập trường Nhân quả, người lành sao có tai nạn? Mình làm lành làm sao mình lại có tai nạn? Ít ra mình cũng phải có hung ác gì nó mới có cái quả đó chứ!
Vậy thì cái quả đó là do cái hành động hung ác của mình bây giờ tới cái quả thì mình phải trả. Tại sao giờ đi cầu Quan Âm để rồi Quan Âm cứu mình rồi bây giờ nói Quan Âm cứu người lành thì người lành làm sao có tai nạn? Mà không có tai nạn thì ai mà đi cầu Quan Âm làm gì? Chẳng hạn là như bây giờ mình không đi ăn trộm thì làm gì có người ta bắt mình đánh hoặc đi bỏ tù. Mà không có bắt bỏ tù thì mình cầu Quan Âm làm gì? Có đánh, có bỏ tù, có khổ có sở có tai nạn thì mới cầu Quan Âm chớ! Còn bây giờ không có thì làm sao mà cầu. Đó là những lý luận nó không vững. Người lành sao lại có tai nạn. Ví dụ Thầy không đi ăn trộm ăn cắp làm sao ở tù. Thầy không giết hại chúng sanh làm sao có thọ thân bệnh tật. Thầy không làm khổ ai làm sao có tai nạn. Nếu được đức Quan Thế Âm độ người lành thì thừa. Bởi vì người ta không có tai nạn thì có ai cầu đâu mà độ, do đó bằng thừa. Mà nếu độ cái người có tai nạn thì họ lại làm ác, thì do đó là mình là gì? Tức là mình cũng thành ác quỷ mất rồi. Bởi vì nếu mà độ người ác thì nó sẽ làm hại bao nhiêu người khác. Cho nên thành ra mình là Ác thần chứ không phải là Thiện thần nên mới giúp cho những người ác.
Vì thế kinh Pháp Hoa phi phạm hạnh mà còn phi nhân quả của đạo Phật, một loại kinh tưởng của người sau viết ra gây mê tín cho những người thiếu trí tuệ, vô minh, ngu si. Mà hiện giờ thì quý thầy xem thấy cái lời nói của Thầy giảng ở đây có đúng không? Và hầu hết từ Đông sang Tây, Nam sang Bắc các bậc Hòa thượng đến các hàng cư sĩ Bắc tông đều tin tưởng một cách mù quáng. Người ta lấy nó làm kinh Nhật tụng đó, ai ai cũng cố gắng mà tụng niệm hàng đêm hàng ngày, cũng lấy nó mà làm cái thời khóa tu tập nữa.
Có người vẽ vời câu chuyện này câu chuyện kia của Bồ Tát Quan Thế Âm cứu khổ cứu nạn một cách linh thiêng và huyền diệu khiến người ngu mê càng mê mờ hơn nữa. Nghĩa là người ta nói có cái chuyện như thế này: Một cái xe đi đổ xuống dốc rồi trong khi cái thắng nó đứt hết rồi, mà ở trên xe hơi thì bốn năm người ở trên xe hơi thì có một người cư sĩ ở trên xe hơi đó thường là thờ đức Phật Quan Thế Âm ở trong nhà rồi thường hay niệm Quan Thế Âm cho nên khi mà xe hơi đứt thắng vậy nó sắp sửa nó đổ xuống hố rồi thì cái ông ta ông sợ quá ông chuyên ông nổ lực ông niệm Phật thì tự dưng cái xe đương chúc xuống hố thì nó dừng lại liền, làm như có ai chặn đứng lại một cách là linh thiêng vô cùng vậy! Thì người ta tưởng là cái thần lực của Quan Thế Âm đã chặn đứng cái xe. Cho nên có những cái ngôi chùa có những cái mà để tên chùa Quan Âm này kìa rồi đó thì đó cũng là có cái sự người ta nghĩ có cái sự linh thiêng nào đó người ta mới cất cái chùa đó lên rồi người ta mới đặt cái tên hiệu của đức Quan Âm để mà tưởng nhớ cái ông ơn Ngài cứu khổ cho những người mà thoát nạn như vậy. Đó là những cái vấn đề mà người ta nên lên, mà nó có đúng vậy không? Xin để trả lời rằng cái chuyện đó nó có đúng hay không nó có hay là không có mà nó có là do đâu mà nó có như vậy? Đó là những cái để mà chúng ta trả lời cho nó đúng cái lý của Nhân quả, đúng với cái lý của đạo Phật chứ không khéo thì chúng ta cũng thấy có sự linh hiển lắm chớ đâu phải không có những cái sự linh hiển đó. Nhưng mà những cái sự linh hiển đó nó do đâu mà nó ra chứ không phải do một đức Bồ Tát mà gia hộ. Cho nên qua những cái sự kiện này nếu mà nói mà không giải thích cho rành thì chắc chắn là người ta sẽ cũng không có tin mình nói đâu. Bở vì hiện tiền là người ta có niệm Quan Thế Âm người ta thấy cũng có sự hiển hiện chớ đâu phải là không có, cho nên người ta phải tin kinh Pháp Hoa chứ. Còn bây giờ mình nói mà mình không có cái lý rõ ràng cụ thể thì người ta sẽ nói rằng mình chỉ là phỉ báng cái kinh đó mà thôi chứ cũng không có gì. Cho nên ở đây Thầy dẫn chứng thêm để quý thầy thấy những cái điều đó cho nó rõ ràng hơn.
Họ đâu biết rằng đó là tưởng uẩn của họ lưu xuất ra cứu họ vì trong cuộc đời của họ họ đã làm những việc lành. Nghĩa là trong cuộc đời của những người đó mà khi họ biết niệm Quan Thế Âm thì chắc chắn là họ cũng phải có những hành động tốt rồi chớ không đến nỗi người biết niệm Phật mà họ lại làm việc ác. Cho nên vì cái sự việc lành của họ làm hoặc là họ không niệm Phật nhưng mà cũng có người người ta có nhưng cái tâm lành gặp ai có tai nạn gì người ta cũng giúp đỡ chớ là con người thì phải có những cái tình thương của con người tự dưng nó phải có, khi mà sinh ra thì cũng ta phải có cái thiện ở trong cái ác của chúng ta rồi. Nhưng mà có người thì cái thiện nhiều có người thì thiện ác do cái sự huân tập của kiếp này đến kiếp khác cho nên khi mà sinh ra thì họ cũng có tạo được những cái phước của họ sẵn có trong tiền kiếp cũng có mà trong hiện kiếp họ tạo thêm những cái nhân thiện thì cũng có. Do vì vậy nó khi mà cái quả của những cái ác nghiệp của họ đến thì trong lúc đó nó sẽ chuyển cái nghiệp khổ của họ đi.
Đó là cái trường hợp cũng như có người thường hay niệm Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát một hôm thì họ lên một cái chiếc xe đó họ đi, thì đồng thời thì cái xe nó chạy vượt đi nó không có rước họ đi thì họ đi cái chiếc xe khác. Nhưng mà khi mà cái xe của cái người đi sau đó họ đến thì cai xe kia đã lật dù xuống ruộng, bao nhiêu người bị thương và chết thì họ nói: Trời ơi tui nhờ niệm Quan Thế Âm mà tui thoát được tai nạn. Do vì vậy mà người ta mãi tin như vậy, nhưng mà sự thật ra đó là cái nhân cái hành động thiện của họ mà nó đã báo trước hoc họ hoặc là nó tạo cho cái hoàn cảnh của họ nó trượt chiếc xe, tức là chiếc xe nó đầy đi, nó không có rước họ.
Bởi vì khi đó nó cái người mà lái xe đó họ muốn cái xem họ nhiều hơn nhưng mà họ biết là có cái đoạn đường đó có cái chỗ đó cảnh sát sẽ xét xe mà nếu dư thì nó không được cho nên họ không dám nhét thêm. Vì vậy mà khi cái người này họ đón tay thì nó lại gặp cái xe nó đầy đi rồi. Do đó cho nên nó không rước, vì vậy mà cái tai nạn người này thoát nạn. Là vì cái đó là do cái tạo cái duyên thiện của mình mà đến cái giờ đó thay vì mình sẽ đồng chung số phận với những người kia trong cái gặp tai nạn đó nhưng mà vì mình dã có tạo những cái duyên thiện cho nên do cái nhân quả nó đến thì nó chuyển được, nó làm cho mình trượt chiếc xe chớ không phải có ai phù hộ hết. Nhưng mà phả nói rằng trong cái niệm Quan Thế Âm Bồ Tát đó thì cái ý niệm của người niệm Phật thì phải nói rằng khi mà người ta niệm thì người ta cũng có cái nghĩa người ta phải biết làm lành. Chớ không phải là gì khác hơn hết. Nhưng nếu mà chúng ta hiểu sai thành ra biến Phật pháp nó làm cho lệch lạc đi là mình thành mêm tín. Còn mình hiểu đún cái Nhân quả đó thì cái tụng kinh niệm Phật cũng là cái tốt chớ đâu phải là cái sai, đâu phải là cái bậy. Bởi vì không lẽ mình tụng kinh Phật mà mình đi làm ác sao? Cũng như có nhiều người tui tụng kinh mà tui đi giết hại chúng sinh thì tui đâu có làm cái chuyện đó. Bữa nay mình tụng kinh Pháp Hoa mà ngày mai mình đi mua cá về mình đập giết nó thì không có được. Cho nên người ta cũng suy nghĩ, người ta cũng có đầu óc suy nghĩ chứ mình tụng kinh Phật mà. Đã tin nó là kinh Phật thì không thế nào mà làm cái chuyện ác. Do từ cái chỗ mà tụng kinh niệm Phật nó có cái tốt chứ không phải cái xấu nhưng mà vì chúng ta không hiểu đúng cách thì trái lại cái tụng kinh niệm Phật nó bắt đầu nó biến cho chúng ta trở thành mê tín, trở thành cầu khẩn, trở thành van xin. Cho nên cứ ngỡ tưởng rằng mình niệm đức Quan Âm nó phù hộ cho mình, không ngờ vì chính mình niệm, đọc kinh niệm kinh thì do đó nó giúp cho chúng ta có những hành động thiện theo chỗ niệm kinh theo chỗ tụng niệm đó.
Cho nên khi một người thầy phải giải thích cho người ta hiểu rõ để không mà người ta không hiểu rõ thì người ta không có hiểu cái Nhân quả, mà người ta tụng kinh thì cứ ngỡ đó là có chư Phật chư Bồ Tát gia hộ mình. Cái đó là cái sai. Cho nên ở đây Thầy cũng phân tích cho rõ là do cái hành động thiện ác của mình chớ không phải là do cái chỗ cầu khẩn mà đạt được mà chính cái chỗ tụng kinh mà mình giữ được cái thiện thì cái đó tốt. Chứ nhiều người tụng kinh vừa tụng xong cái bộ kinh thì nghe đầy tớ ở dưới nhà nó cãi cọ như thế nào: Tao mà tụng kinh xong xuống bay chết à! Đó thì cái chuyện mà như vậy thì nó có phải là thiện không? Tụng kinh mà như vậy thì họ nghĩ là tụng kinh cầu chư Phật gia hộ cho họ thôi chứ còn cái chuyện làm ác họ vẫn làm ác thì cái tụng kinh đó đâu có nghĩa lý gì. Cho nên cái phước báu đó nó không bao giờ mà có thể đem đến cho cái người mà tụng kinh được hoặc là gia đình cái người tụng kinh được.
Thầy nói đây là có một cái sự thật mà. Có một cái bà đó bà theo cái đạo Phật rồi bà được dạy cho tụng kinh thì bà về nhà bà tụng kinh, mấy đứa ở nó làm gì không xong gì đó không biết nó la rầy gì đó bà ngồi đang tụng kinh bà tức bà kìm không được bà nói: tao đang tụng kinh chớ mà không tụng kinh là bay chết hết à! Đó thì cái đó là cái tâm ác của bà thay vì mình tụng kinh thôi, mình ráng tụng cho hết cái thời kinh đi mình thấy mình tụng kinh mình phải có những cái nhẫn nhục đó chứ! Cái này bà cũng đang tụng kinh đó mà dằn không có được, nói cái lời mà như thế đó thì nó không phải là cái người mà biết tụng kinh. Cho nên ở đây mình dạy người thì mình phải dạy cho họ rõ cái Nhân quả để cho họ thấy cái tụng kinh nó giúp cho chúng ta khởi cái niệm hoặc là cái hành động, hoặc là cái lời nói chúng ta ở trong cái thiện pháp mà cũng từ đó đem lại cái hạnh phúc cho mình, cho cả gia đình của mình và tai quan nạn khỏi đều là được chuyển qua.
Bởi vì Nhân quả chớ không phải là định luật định mệnh. Cái định mệnh nó khác là cái số mình cũng hành động thiện hành động ác nhưng mà nó không có chuyển là vì mình làm ác thì mình phải thọ lấy những cái quả, tất cả những cái gì điều ác của mình mà mình làm lành thì mình phải thọ hưởng những cái phước báu, nhưng mà nó có số định. Còn ở đây cái Nhân quả nó không có số định mà nó chuyển. Thay vì bây giờ tuổi của mình sắp sửa chết mà mình biết làm một cái chuyện gì mà cứu chúng sanh thì cái tuổi nó kéo dài thêm ra. Cũng như trong câu chuyện mà ở trong kinh Giới đó, có một cái chú Sa di theo một vị thầy tu học ở trên núi, vị thầy đó là một vị A la hán cho nên biết chú này còn bảy ngày nữa là chú chết, cho nên mới khuyên chú thôi về thăm cha mẹ đi. Thì trên đường chú về thăm cha mẹ là ông thầy tưởng kỳ này chú về kỳ này là chú về thăm cha mẹ rồi chú chết ở gia đình của chú, nhưng mà không ngờ trên bước đường đi thì chú lội ngang qua một dòng suối thì chú thấy có một cái ổ kiến trôi trên dòng suối mà cho nên chú vớt cái bầy kiến đó đi chú để lên trên bờ gác lên cây cho cái đoàn kiến nó không có chết. Rồi chú đi về nhà chú. Sau bảy ngày chú trở về ông thầy, chú thăm cha mẹ rồi chú trở về ông thầy, ông thầy mời ngạc nhiên. Biết cái số chú này là bảy ngày nữa chết mà sau bây giờ chú sống nhăn chú trở về. Cho nên ông thầy mới hỏi:
- Tại sao mà thầy nghĩ rằng con về kỳ này là thăm cha mẹ là con không có trở về mà sao con được trở về? Trên đường con có làm cái chuyện gì không?
Thì chú này mới thuật lại cái chuyện chú lấy cái áo tràng mà chú cứu cái bầy kiến mà lôi nó khỏi cái dòng suối khỏi dòng nước mà chết thì ông thầy nói là quả là chú đã tạo được cái tuổi thọ chú thêm. Đó là do cái nhân thiện của chú tạo mà chú mới sống chứ còn thầy thấy cái số yểu tử của chú chỉ còn trong 7 ngày nữa mà thôi.
Đó là cái câu chuyện như vậy nhưng mà chúng ta vẫn thấy rằng đó là cái chuyển của Nhân quả. Cái chuyển của Nhân quả chứ không phải là định mệnh. Ví dụ chẳng hạn như bây giờ chú có làm cái điều đó đi nữa nhưng mà cái thuyết định mệnh thì chú cũng phải chết, để rồi cái chuyện chú làm cái việc mà cứu chúng sanh thoát khổ, bầy kiến thoát khổ đó thì kiếp sau cái tuổi thọ chú sẽ tăng lên chứ không phải chuyển ngay ở trong kiếp này. Nhưng mà cái chuyện này là rõ ràng ràng là ở trong kinh Giới đã thuật lại như vậy thì chúng ta biết rằng phải có một sự chuyển ở trong cái Nhân quả. Mà đúng vậy. Chúng ta phải xét rằng nó có đúng chứ không phải sai. Bởi vì chúng ta phải thấy khi một người họ chửi mình mà mình không chửi họ thì cái sự việc nó xẩy ra nó sẽ êm dịu lần xuống. Mà người ta chửi mình một mình chửi người ta hai thì nó lần lượt nó tăng lên, cái Nhân quả nó càng tăng lên mà nó cái quả khổ nó càng tăng lên cho chúng ta. Cho nên nó có sự linh động di chuyển chứ nó đâu có cố định được. Mình chửi họ mà họ nhịn thì cái lòng tức của mình nó cũng giảm lần xuống, mà người ta chửi lại mình thì cái lòng căm tức của mình lại bừng bốc lên, thì đó là cái Nhân quả nó càng lên càng xuống, tức là nó có sự thay đổi dy chuyển.
Cho nên chúng ta thấy cái định luật mà định mệnh cố định thì nó không đúng, mà cái định luật Nhân quả dy chuyển thì chúng ta thấy có sự thay đổi đúng. Do vì vậy mà đức Phật thấy cái chỗ này mới đem cái đạo đức Nhân quả dạy chúng ta để chuyển hóa cái đời khổ của con người thành ra cái cuộc sống an vui hạnh phúc. Và cũng vì cái chỗ này mà đức Phật mới đem cái giáo lý của mình ra giảng dạy cho con người ta chuyển cái tâm tham muốn, chuyển cái tâm dục của người ta, chuyển cái ác pháp để cho người ta ly hết để mà người ta trở thành giải thoát. Chớ nếu mà cái định mệnh, cái định luật Nhân quả mà nó là định mệnh thì chắc chắn đức Phật không dạy đâu. Bởi vì dạy mà người ta chuyển rồi kiếp sau nó cũng phải như vậy như vậy thì tức là cũng không có ngay trong đời hiện tại làm sao có giải thoát được mà gọi là mình giải thoát. Cho nên vì chuyển ngay từ ở trong đời thì chúng ta đã giải thoát được liền tức khắc. Đó là cái thực tế cụ thể.
Nếu mà chúng ta không hiểu chỗ này thì chúng ta sẽ trong cái giai đoạn này chúng ta không hiểu thì chúng ta dễ biến Phật giáo thành mê tín lắm! Cho nên hầu hết là hình ảnh của Phật giáo của chúng ta là vì các bậc tôn túc của chúng ta từ trước đến giờ họ không thực hiện được sự giải thoát, họ không thấy được cái lộ trình này cho nên có những câu chuyện là cái người mà thành Phật rồi mà cũng bị nhức đầu. Câu chuyện mà ông Phật xách cái đầu cá mà lúc nhỏ dồi chơi cho đến bây giờ ông cũng bị trả cái quả nhức đầu. Rồi một cái Bách Trượng Dã Hồ đó, cái câu chuyện mà của một cái ông lão mà trước kia ông là cái vị Thượng tọa mà ông nói sai đi một lời nói nó không đúng thì sau này ông phải đọa làm thân chồn thì đó là những cái câu chuyện định luật chứ không phải Nhân quả, định mệnh, nghĩa là mình làm sai rồi mình phải chịu trả cái quả đó thôi chứ không có chuyển được. Do đó làm cái nào thì mình chịu cái này chỉ mình biết nó đừng có khổ là thôi.
Hết mặt B băng số 30.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét