Đây là trang web đăng toàn bộ các tài liệu, ấn phẩm, pháp âm của đức Trưởng lão Thích Thông Lạc, kính mời quý thiện hữu tri thức cùng truy cập:
GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT
Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015
Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014
Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014
KẾT QUẢ ĐÁNH MÁY
Kính thưa quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc!
Chúng con xin giới thiệu cùng quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc bộ Giáo án đường lối tu tập đạo Phật của đức Trưởng lão Thích Thông Lạc giảng dạy cho quý tu sinh Tu viện Chơn Như năm 1997.
Link sau đây là toàn bộ Giáo án của Thầy dạy:
- TOÀN BỘ GIÁO ÁN (từ 1 - 61): Download
Link dự phòng
Tài liệu đánh máy này chúng con dựa vào 2 nguồn pháp âm:
GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT
01. Bản của bác Đẳng chuyển từ băng sang file mp3:
Link: https://archive.org/details/01ADUONGLOITUTAPDAOPHAT_201307
02. Bản của Thầy Bảo Nguyên lọc nhiễu:
Link: https://archive.org/details/01GiaoAnTuTapIPhanGioiThieuGiaoAn
Ngoài tài liệu 61 cuốn băng Thầy dạy, các thành viên của nhóm cũng đã đánh máy các bài pháp quan trọng khác của Thầy và bài Thế giới 12 nhân duyên mà Thầy Bảo Nguyên trả lời cho Phật tử:
01. Chư ác mạc tác
02. Yếu chỉ tu tập
05. Thiền căn bản (chỉnh sửa chính tả, bổ sung)
06. Thế giới 12 nhân duyên (Thầy Bảo Nguyên giảng)
Như vậy, trên đây là toàn bộ tài liệu mà nhóm chúng con đã thực hiện trong thời gian vừa qua. Quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc có thể tải về tùy nghi sử dụng. Chúng con nghĩ là quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc nên nghe các bài pháp âm của Thầy song song với đọc, vì trong quá trình đánh máy, dù chúng con đã cố gắng nghe những lời dạy của Thầy nhưng chắc chắn đánh máy lại sẽ có sự sai sót, nhất là nhiều chỗ chúng con nghe không được rõ.
Nếu có trục trặc gì trong download tài liệu, kính xin quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc gửi phản hồi cho chúng con về email: hoctapdaoduc@gmail.com
Chúng con kính chúc quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc luôn thanh thản, an lạc, có nhiều thiện pháp trên con đường thực hành lời dạy của Thầy và của Phật.
Link: https://archive.org/details/01ADUONGLOITUTAPDAOPHAT_201307
Link: https://archive.org/details/01GiaoAnTuTapIPhanGioiThieuGiaoAn
Kính ghi,
Nhóm Đánh Máy
Ngày 29 - 08 - 2014
Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014
GIỚI THIỆU GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT
Kính thưa quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc!
Chúng con xin giới thiệu cùng quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc bản đánh
máy bộ Giáo án đường lối tu tập đạo Phật của đức Trưởng lão Thích Thông Lạc
giảng dạy cho quý tu sinh Tu viện Chơn Như năm 2007.
- Bản 1: nguyên gốc, chúng tôi để nguyên gốc theo
băng Thầy dạy. Các file có số thứ tự là A_00.
- Bản 2: phần này có lược bớt 1 số phần như: Giới
thanh tịnh của Tỳ kheo; phần trình bày của Thầy Thiện Thuận, Thầy Minh Tông;
phần bức thư của Thầy Thiện Thiền về Trung tâm An Dưỡng. Các file có số
thứ tự là R_00.
Nguồn pháp âm: GIÁO ÁN ĐƯỜNG
LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT
01. Bản của bác Đẳng chuyển từ băng sang file mp3:
02. Bản của Thầy Bảo Nguyên lọc nhiễu:
Nội dung của quyển sách này (tập 1) như sau:
Nội dung: Từ bỏ 6 ghề ác, so sánh giữa cuộc
sống đời và đạo, thực hiện các việc lành, từ bỏ các việc ác.
Nội dung: Tổng quan về Giới, lý do Phật
kiết giới; giới thanh tịnh của Tỳ kheo; những điều cần thông hiểu, trau dồi,
dứt bỏ, tu tập của người cư sĩ; nghiệp.
Nội dung: Nhân quả yểu tử và trường thọ,
nhân quả bệnh tật và khỏe mạnh, nhân quả giàu – nghèo, nhân quả xấu xí và xinh
đẹp, nhân quả hà tiện và cao quý,v.v...; Nghiệp: thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý
nghiệp; người đệ tử của đức Phật; mười điều lành, lợi ích của mười điều lành.
Nội dung: Lời thỉnh cầu của các cô khi Thầy
ẩn bóng, Thầy sách tấn các cô tu hành, Thầy giảng tóm tắt về nghiệp.
Nội dung: Thập thiện: phần khẩu và phần ý;
4 hạng người si mê; 6 cái nghiệp ác làm tổn tài hao của và phí sức.
Nội dung: Nên tránh 4 hạng người oan gia,
có 4 hạng người nên thân cận, người cư sĩ nên biết rõ sáu phương.
Nội dung: Gương tu tập của Thầy Minh Tông,
Thầy Mật Hạnh, Thầy Chơn Huệ, Thầy Thiện Thuận; cách sống của người cư sĩ: đối
xử giữa vợ và chồng, cách sống đối với các bà con dòng họ, cách sống giữa người
chủ và người làm, người Phật tử đối với bậc tu hành hiền đức – và ngược lại, 10
điều khi người phụ nữ về nhà chồng.
Nội dung: Thầy dạy về đoàn kết; người cư sĩ
cần phải cảnh giác.
Nội dung: Kinh nghiệm tu tập của Thầy Minh
Tông, Trưởng lão giải thích về tưởng, hiện tượng ngũ ấm ma; trau dồi Tứ vô
lượng tâm.
Nội dung: Trau dồi tâm Từ, Bi.
Nội dung: Trau dồi tâm Hỷ, Xả.
Nội dung: Trau dồi tâm Xả.
Nội dung: Trau dồi tâm Xả.
Nội dung: Pháp hành Tứ Chánh Cần.
Nội dung: Thầy dạy về phương pháp tu định
Chánh niệm tỉnh giác, Định vô lậu, Phương pháp đặt niệm.
Kính thưa quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc!
Những bài đăng trong HỌC TẬP ĐẠO ĐỨC's blog chúng con nhằm mục đích lưu trữ tài tiệu học tập cho nhóm, cũng là tài liệu chung cho nhiều người cùng đọc. Quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc nếu có đăng lại thì chúng con nghĩ là chúng ta tên tác giả (là đức Trưởng
lão Thích Thông Lạc) và để lại một đường link bài viết gốc để ai có duyên họ có thể tìm về để đọc, nghe.
Chúng con kính tri ân quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc.
hoctapdaoduc@gmail.com
Những bài đăng trong HỌC TẬP ĐẠO ĐỨC's blog chúng con nhằm mục đích lưu trữ tài tiệu học tập cho nhóm, cũng là tài liệu chung cho nhiều người cùng đọc. Quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc nếu có đăng lại thì chúng con nghĩ là chúng ta tên tác giả (là đức Trưởng lão Thích Thông Lạc) và để lại một đường link bài viết gốc để ai có duyên họ có thể tìm về để đọc, nghe.
LỜI NÓI ĐẦU
|
TÓM TẮT TIỂU SỬ ĐỨC TRƯỞNG LÃO THICH THÍCH THÔNG LẠC
Đức Trưởng lão Thích Thông Lạc thế danh là Lê Ngọc An, sinh ngày 17 - 09 - 1928 DL tức là ngày 04 - 08 -1928 AL, tại quê ngoại: 18 Thôn Vườn Trầu,Xã Tân Thới Nhì, Quận Hóc Môn, Tỉnh Gia Định.
Năm 1936, vừa tròn 8 tuổi, Người được cha mẹ cho xuất gia theo Hòa thượng Thích Huệ Tánh tại Chùa Phước Lưu, Thị trấn Trảng Bàng, Tây Ninh, với pháp danh là THÍCH THÔNG LẠC.
Thời gian đầu, Người được H.T Huệ Tánh, H.T Long An, H.T Thiện Tài, H.T Thiện Hòa trực tiếp chỉ dạy kinh điển và Hán học. Hoà thượng Thích Thiện Hòa còn gửi Người vào Trường Cao đẳng Phật học viện Huệ Nghiêm và Đại học Vạn Hạnh.
Thời gian sau, Người được các vị Hòa thượng giới thiệu đi dạy trong các trường Bồ Đề. Lúc bấy giờ, Người đang học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn, và tiếp tục hướng tới du học sang nước ngoài. Bên cạnh đó, có những thời điểm Người còn tham gia hoạt động trong các phong trào yêu nước, đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc mình.
Năm 1970, trong thời gian vừa đi học, vừa dạy học ở các trường tại Thành phố Sài Gòn, thì được tin cha bệnh nặng, Người trở về Trảng Bàng chăm sóc và nuôi dưỡng cha. Ba tháng sau, cha Người qua phần. Nhìn thấy cảnh bệnh tật và tử vong của cha, Người suy nghĩ: “Cuộc đời này chẳng có gì cả, chỉ toàn là đau khổ. Vậy chạy theo danh lợi để làm gì?...”. Thế là Người rời bỏ danh lợi thế gian, theo Hòa thượng Thích Thanh Từ tu tập Thiền tông.
Sau ba tháng an cư kiết hạ tại Thiền Viện Chân Không, Người ra Hòn Sơn ngoài biển Rạch Giá, Kiên Giang, lên đỉnh Ma Thiên Lãnh, một mình tu hành suốt thời gian chín tháng. Song, trong lòng vẫn nhớ mẹ không nguôi, nên Người trở về Trảng Bàng, sống bên mẹ và tiếp tục tu hành.
Mặc dù miệt mài tu tập, nhưng do không đúng Chánh pháp, nên Người không thấy sự giải thoát. May thay, do đọc lại bộ kinh Nikaya của Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt, Người nghiên cứu rất kỹ lưỡng, rồi tự mình tu tập đúng Chánh pháp. Vì vậy, Người đã chứng đạt, làm chủ được sự sống chết sau thời gian 6 tháng. Đó là ngày 09 tháng 09 năm 1980 Âm lịch.
Đúng 23 giờ 55 phút, ngày 01 – 01 – 2013 (tức ngày 20 – 11 năm Nhâm Thìn), đức Trưởng lão Thích Thông Lạc đã nhập Niết Bàn.
LỜI
TRI ƠN ĐỨC TRƯỞNG LÃO
Chúng con thành kính tri ân
đức Trưởng lão Thích Thông Lạc, bậc Thầy tôn kính đã làm chủ sanh, già, bệnh,
chết. Người dựng lại Chánh pháp của đức Phật, thắp sáng ngọn đèn đạo đức nhân bản
- nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh cho nhân loại
trên hành tinh này.
Chúng con nguyện làm theo lời
dạy của Người, sống một đời sống đạo đức nhân bản - nhân quả, biết thương yêu
và tha thứ, biết nhẫn nhục tùy thuận bằng lòng để không làm khổ mình – khổ người
và khổ các loài chúng sanh.
Chúng con cùng ước nguyện thực
hiện đời sống ly dục, ly bất thiện pháp; sanh thiện tăng trưởng thiện pháp như
lời Thầy dạy cho đến ngày giải thoát hoàn toàn khỏi các lậu hoặc.
Chúng
con thành kính khắc ghi,
NHÓM
ĐÁNH MÁY
LỜI NÓI ĐẦU
Kính
thưa quý quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc!
Chúng
con là nhóm thực hiện việc đánh máy bộ Giáo án đường lối tu tập đạo Phật
do đức Trưởng lão Thích Thông Lạc giảng dạy cho quý tu sinh tại Tu viện Chơn
Như năm 1997.
Chúng
con thật hoan hỷ khi có đầy đủ phước báu được nghe những lời giảng dạy của đức
Trưởng lão trong bộ Giáo án. Từ chỗ nhận thức được tầm quan trọng của những lời
dạy của Thầy trong bộ Giáo án - bộ Giáo án này được xem như kim chỉ nam, là đường
lối, là lý pháp và hành pháp của Đạo Phật Thích Ca - đã có một cư sĩ phát nguyện
đánh máy lại toàn bộ 61 cuốn băng này. Từ đó, nhiều cư sĩ cũng thấy lợi ích thiết
thực cho mình và cho nhiều người nếu như có bản đánh máy ra đời nên đã phát
nguyện chung tay chia nhau công việc cùng thực hiện.
Đến
nay, sau gần hai tháng cùng đánh máy, chúng con đã có kết quả ban đầu và chúng
con tập hợp lại các băng mà Thầy dạy cho người cư sĩ tu tập giai đoạn 1, gồm 16
băng (từ băng số 01 đến băng 16).
Thực
ra, dầu chúng con đã hết sức cố gắng nhưng cũng không sao tránh khỏi những sai
sót, kính mong nhận được sự bổ khuyết, góp ý từ quý quý thầy, quý sư cô, quý cư sĩ cùng quý bạn đọc để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn.
Chúng
con xin nguyện sống theo đạo đức nhân bản – nhân quả mà Thầy đã dạy, hướng đến
ly dục – ly ác pháp để giải thoát thân tâm khỏi các lậu hoặc đem đến hạnh phúc
cho mình, cho người và muôn loài chúng sanh.
Chúng
con ước nguyện người người, nơi nơi đều hướng về Giáo pháp của đức Phật Thích
Ca để thấy lối thoát, để thấy đường đi, để thắp lên ngọn đèn giải thoát cho
chính mỗi người, để luôn thanh thản, an lạc.
Kính
ghi,
NHÓM
ĐÁNH MÁY
LỜI
CĂN DẶN CỦA TRƯỞNG LÃO KHI SỬ DỤNG GIÁO ÁN NÀY
Bây giờ Thầy tiếp tục buổi giảng này bằng những
các pháp để nhắc nhở cái tâm của Thầy như thế nào sau các buổi học tập, tu tập
những cái pháp mà Thầy đã giảng trạch.
Này các thầy, Thầy dạy giáo án này là nhằm phục hồi
giáo pháp chơn chính của đạo Phật, có đầy đủ lý pháp và hành pháp để giúp cho mọi
người tự thắp đuốc lên mà đi, không còn lạc đường lạc lối, nếu họ tự có quyết
tâm tìm đường giải thoát khổ đau và chấm dứt luân hồi. Ở đây Thầy dạy cái pháp
này nhằm để cho chúng ta thấy được con đường đi, thấy được cách hành trì để cho
chúng ta chấm dứt đau khổ, chấm dứt luân hồi. Ở đây các thầy đừng nghĩ rằng Thầy
thuyết giảng giáo án này là để thu hút các đệ tử của người khác, là khiến cho họ
trở về quy y với Thầy. Quý thầy chớ hiểu như vậy. Bổn sư của quý thầy thì quý
thầy hãy giữ nguyên vị bổn sư ấy cho quý thầy. Không khéo rồi quý thầy nghe Thầy
thuyết giảng rồi ở đâu cũng ùn ùn tới xin thầy quy y hết. Thầy không có mơ ước
điều đó đâu. Mà Thầy chỉ mong vị bổn sư mà quý thầy nương vào theo Phật pháp mà
tu hành thì bây giờ các vị thầy đó vẫn là những vị thầy của quý thầy chứ đừng
có lấy Thầy mà làm thầy. Mà Thầy chỉ đem cái giáo án để cho quý thầy biết được
đường đi, tu cho đúng mà thôi. Chớ đừng có bỏ họ, nghĩ họ là như thế này thế
khác. Điều đó là điều sai quấy.
Vì vậy mà hôm nay Thầy mới nhắc nhở điều này để
cho quý thầy thấy hiểu. Ở đây Thầy cứ theo lời Phật dạy trong kinh mà can ngăn,
vứt bỏ chứ Thầy không có ý bài bác người này, bài bác người kia. Cho nên cái
bài này Thầy muốn nhắc để cho quý thầy hiểu cái lòng của Thầy như thế nào trên
con đường xây dựng giáo án này.
Quý thầy cũng đừng nghĩ rằng Thầy giảng giáo án
này là để quý thầy từ bỏ những kinh sách của quý thầy. Quý thầy chớ hiểu như vậy,
quý thầy hãy giữ nguyên kinh sách của quý thầy. Nghĩa là quý thầy học kinh sách
nào, học đạo nào thì quý thầy cứ giữ nó chứ quý thầy đừng
có bỏ. Nghĩa là quý thầy thấy đường lối giáo án mà Thầy dạy theo đạo Phật đã dạy
có lợi ích cho quý thầy thì quý thầy cứ tập luyện cho nó có lợi ích, có giải
thoát cho quý thầy thôi. Chứ quý thầy đừng có ném kinh sách này là không đúng,
sai; quăng, đốt đó là cái sai; cái đó là cái làm không đúng.
Cho nên ở đây Thầy nhắc nhở quý thầy. Bây giờ các
thầy có cả một tủ kinh sách của các tôn giáo khác các thầy cũng không được ném.
Cho nên các thầy đừng có xem nó là thường, mà các thầy có cái gì thì cứ để
nguyên nó, đừng có phê phán nó bằng cách này, bằng cách khác là quý thầy đã
sai. Các thầy chỉ biết giáo án Thầy đã nêu ra đây để giúp cho quý thầy, để các
thầy đi trên con đường thiện, để giải thoát cho quý thầy được cái nhân ác, để
giúp các thầy hưởng được phước báu, giải thoát. Chứ không phải các thầy coi thầy
mình không ra gì, coi kinh sách mình đang học không ra gì thì cái điều đó là điều
không đúng.
Quý thầy cũng đừng hiểu Thầy giảng giáo
án này là muốn cho quý thầy từ bỏ gia đình, sống không gia đình; từ bỏ tài
sản lớn tài sản nhỏ, từ bỏ bà con quyến thuộc lớn quyến thuộc nhỏ để xuất gia
tu hành. Quý thầy chớ có hiểu như vậy, tất cả những cái gì của quý thầy thì quý
thầy hãy giữ nguyên như vậy, nghĩa là tình cảm thương yêu gì quý thầy cứ giữ
nguyên như vậy. Rồi quý thầy cứ tu tập đến chừng nào đó nó ly thì nó ly.Chứ quý
thầy đừng có nghe Thầy nói, bảo như vậy rồi quý thầy tìm mọi cách cách ly gia
đình mình bằng cách này cách kia. Bởi vì Thầy hiểu tâm trạng của quý thầy là
tâm trạng không có hiểu rõ, không có thông minh. Mà ở đây Thầy nhằm khai triển
ra để thấy cái pháp đúng để cho chúng ta thực hiện con đường giải thoát, chứ
không phải nghe như vậy rồi về nạt nộ vợ con tụi bây là báo này kia nọ, nhà cửa
tài sản là oan gia tội báo nó làm cho tao dính mắc thì cái đó là cái sai. Phải
hiểu tất cả những cái đó là cái sai, chúng ta đừng có vội vàng, chúng ta hãy thực
hiện những pháp này, rồi chúng ta trau dồi lần lượt rồi tự nó nó thấy cái đúng
cái sai, chứ đừng có về mà vội vàng xua đuổi hoặc bằng cách khác, thì điều đó
là điều sai.
Quý thầy cũng đừng hiểu Thầy giảng giáo án này là
dạy quý thầy từ bỏ các phong tục tập quán, tụng kinh, cúng bái, cầu siêu cầu
an, mê tín coi sao bói quẻ, coi ngày tốt xấu hoặc bỏ phế tất cả các nghề nghiệp,
quý thầy đừng có hiểu như vậy mà hãy giữ nguyên như cũ. Nghĩa là quý thầy cứ
hoàn toàn giữ nguyên như nó, đừng có chê bai nó. Hầu hết quý thầy nghe rồi mượn
cái chỗ giáo án của Thầy mới chỉ trích người này cúng bái cầu siêu đều là bậy,
coi sao bói quẻ đều là sai, hay coi ngày tốt xấu đều là bậy. Đừng có nói cái điều
đó, chúng ta đừng có nói cái điều đó mà chúng ta hãy tu. Chúng ta biết đó là những
pháp ác, đem đến cho chúng ta khổ đau thì chúng ta không làm nó mà thôi. Quý thầy
cứ nghĩ quý thầy bây giờ quý thầy làm cái nghề gì đó mà quý thầy giết hại chúng
sanh, làm đau khổ chúng sanh thì quý thầy không làm chứ không phải quý thầy
bác, đừng có nói. Ai người ta có nghiệp nấy, người ta làm. Còn mình nói là coi
chừng mình bị phạm đó. Đó là cái chỗ thầy cảnh giác, khi mà nghe Thầy giảng rồi
quý thầy dễ lầm lạc lắm.
Cũng như nghe Thầy dạy tu Tứ vô lượng tâm, tâm từ
tâm bi của mình mà hốt cơm cho chó ăn, hốt cơm cho kiến ăn thì điều đó là điều
sai. Cơm của đàn na thí chủ người ta làm bằng mồ hôi nước mắt, còn con vật thì
nó là nghiệp báo của nó. Tại sao chúng ta lại hốt mồ hôi nước mắt của người
khác trong khi chúng ta đang ăn nhờ của người khác. Chúng ta vô lượng tâm từ,
đó là từ sai, từ không trí tuệ. Các thầy đừng hiểu một cách bây giờ chùa mình
không có chó mà Phật có nuôi chó bao giờ, thế mà gặp con chó nào cũng đem cơm
cho ăn, cái chùa chúng ta bây giờ một bầy chó vô ở. Bởi vì chỗ đó có ăn nó phải
đến chứ gì. Thầy thấy mấy cái thất nào có bỏ cơm cho chó ăn thì cái thất đó chó
lảng vảng hoài, còn cái thất nào không cho chó ăn thì cái thất đó không có chó
lảng vảng. Mình quyến rũ người ta, mình tạo cho người ta cái nghiệp nợ. Mình ăn
cơm của đàn na thí chủ, mình biết mình trả được cái nợ này chưa. Cái nợ này rất
lớn, tu hành chưa xong thì cái nợ này biết ngàn đời trả cho hết. Thế mà bây giờ
lại lấy lòng từ, lòng từ của mình phải từ mồ hôi nước mắt mình làm ra cho thì mới
gọi là lòng từ chứ. Còn cái này lấy của người ta cho người khác. Mình mượn hình
thức của tu hành để lấy của người ta mình cho người khác ăn. Thì như vậy mình
có từ không. Người ta làm bằng mồ hôi nước mắt người ta dành ra. Đó là những
cái hiểu sai, cái lầm lạc.
Cho nên cái bài này để Thầy vạch ra cho các thầy
thấy sai lệch của các thầy. Khi nghe nói đến từ bi hỷ xả thì các thầy tưởng làm
như vậy là đúng. Không đúng đâu, phải đúng như thế nào mới đúng. Cho nên nghe
giáo án của Phật nói như vậy, phải trắng bạch như vỏ ốc về chúng ta làm cách
này cách khác, làm cho gia đình tan nát, khổ sở. Có nhiều người đã hiểu qua lời
dạy của Thầy về làm đau khổ gia đình hết mà không thấy sự giải thoát, mà thấy địa
ngục trước mắt. Đó là những cái hiểu lầm lạc lời Thầy dạy. Nếu mà Thầy không có
lời cảnh giác này thì chắc chắn là đạo Phật đưa đến khổ đau cho thế gian này chứ
chưa phải là hạnh phúc cho ai hết.
Quý thầy cũng đừng hiểu Thầy giảng giáo án này là
muốn cho quý thầy từ bỏ gia đình, Thầy nhắc lại cái đoạn đó. Quý thầy cũng đừng
hiểu Thầy giảng giáo án này để quý thầy từ bỏ các phong tục. Nghĩa là Tết nhứt,
mùng năm, cúng bái giỗ quảy này kia thì kiểu này về bác sạch hết, không ai cúng
bái hết. Thì cái đó là cái sai, cái không đúng. Cho nên chúng ta phải giữ
nguyên như cũ. Ai làm gì làm, ta biết cái đó là pháp ác thì chúng ta không làm.
Bây giờ trong nhà mình đến ngày cúng bái, người ta giết heo giết bò thì người
ta giết mặc ta, không có được cản. Mình đừng nên giết, đừng nên ăn thịt là
đúng; là mình biết đó là pháp ác. Chứ mình chưa có đủ sức độ ai hết, đừng có học
ở đây mình đem ra mình nói người này, nói người kia, nói đó là làm ác này kia.
Cái đó là cái phong tục người ta đã quen rồi, để cho người ta làm. Cho nên có
nhiều người hỏi Thầy, bây giờ con là người nội trợ ở trong nhà bếp, ngày tư
ngày Tết mà trong nhà còn ăn thịt chúng sanh thì phải làm thịt này kia, phải
làm thực phẩm từ chúng sanh như vậy thì con biết ăn chay thì con làm sao. Hỏi một
cách Thầy nói rất là ngu ngơ thiệt, hổng biết gì hết. Nghĩa là mình phải làm
cho mọi người vui ở trong gia đình của mình. Bây giờ mọi người ta đang ở trong
cái phong tục như vậy, người ta quen như vậy. Thì mình là cái người dâu con
trong nhà mình phải làm cho người ta vừa lòng. Thì mình làm cho mọi người vui
lòng, cái tâm của mình mình biết như vậy mình đừng có ăn thịt chúng sanh. Mình
biết như vậy mình đừng có mua con gà sống mình về cắt cổ, mình hãy mua con gà
chết người ta làm sẵn. Mình phải khéo léo linh động để bớt đi bàn tay đẫm máu của
mình. Và mình biết trong thiện pháp cũng từ từ tập chứ không lẽ bây giờ đùng một
cái mình không làm gì hết. Ví dụ giờ nấu chay đậu hũ đi; nhà người ta mọi người
không bằng lòng thì mình làm chuyện đó sao được. Đó là cái tu chứ không phải
cái là thành Phật liền. Nghe cái như là mình thành Phật rồi, từ bi dữ lắm rồi.
Bao nhiêu kiến cũng đổ cho ăn, cho ăn xong nó cắn mình gần chết. Đó là quá ngu,
Phật gì mà ngu quá ngu.
Quý thầy đừng nghĩ rằng Thầy giảng giáo án này là
Thầy dạy quý thầy bỏ chùa to, tháp lớn, bỏ giáo hội, bỏ phế sự giảng dạy kinh
sách, bỏ phế các pháp yết ma, bỏ phế các pháp thiền định mà quý thầy đang tu tập.
Quý thầy đừng có nghĩ như vậy mà hãy giữ nguyên tất cả. Nghĩa là mình thấy,
mình xét thấy các pháp thiền này nó không đúng thì mình tu chứ không được bỏ,
mình bỏ là mình bài bác. Nghĩa là mình thấy không đúng thì mình tu còn ai
chưa hiểu thì người ta tu gì người ta tu không được nói một lời nói nào. Nói
anh tu như vậy là sai thì cái đó không phải là Phật, cái đó là bài bác người
ta, tức là có sự tranh luận chống trái nhau.
Cho nên ở đây Thầy cảnh giác vấn đề này,
qua bài pháp này để cho quý thầy hiểu được tâm trạng của Thầy không muốn có sự
chống trái nhau ở trên con đường tu tập theo đạo Phật, dù là giáo pháp của ai
cũng đều quý trọng hết. Họ có đi tới được hay không đi tới được mình không động
chạm. Chứ không phải mình thấy tu tập giới luật mình được rồi bắt đầu mình chê
rề họ. Đó là cái sai, là cái pháp ác chứ không phải là pháp đúng đâu. Ai làm gì
thì mặc người ta, chúng ta làm sao cố gắng làm cho tâm chúng ta giải thoát được
trong pháp thiện, đem lại an vui hạnh phúc cho chúng ta trước, rồi sau chúng ta
làm gương hạnh sống để người ta thấy đúng để người ta theo. Chứ không phải bảo
người ta, dạy người ta bằng cái miệng lưỡi mà người ta theo đâu.
Quý thầy đừng nghĩ rằng Thầy giảng giáo án này là
muốn quý thầy từ bỏ những gì mà các Tổ đã truyền thừa, Tổ Tổ truyền nhau. Quý
Thầy đừng nghĩ như vậy. Tất cả những gì mà các Tổ đã truyền cho quý thầy, quý
thầy hãy giữ nguyên như cũ. Nghĩa là ông thầy đó dạy mình cúng bái, tụng niệm,
kệ ngâm hoặc gì đó bây giờ cũng làm y như vậy hết. Nhưng mình thấy cái điều đó
nó không đem đến thiện pháp thì mình lần lần mình tự sửa lấy mình. Rồi mình dần
dần tu tập cho mình đi vào con đường thiện pháp mà đức Phật đã nêu ra. Chớ
không nói thầy Tổ mình làm cái đó sai, cái đó trật, cái đó là mê tín; không được
nói cái điều đó. Đó là cái ý của Thầy muốn giảng cái bài này là như vậy đó.
Quý thầy đừng nghĩ rằng Thầy giảng giáo án này là
Thầy muốn quý thầy từ bỏ nghề thầy thuốc trị bệnh, làm việc từ thiện, bố thí,
v.v.. quý thầy chớ nghĩ như vậy. Tất cả những gì làm lợi ích cho mọi người, cho
xã hội thì quý thầy hãy giữ nguyên. Nghĩa là quý thầy biết được những các pháp
ác để quý thầy tu tập cái tâm của mình, trau dồi cái tâm thương yêu của mình.
Còn những việc làm kia thì quý thầy hãy giữ nguyên mà làm chứ đừng lấy cái đó
mà quý thầy bỏ, quý thầy xiên qua một góc độ nào đó. Thì cái ðó không phải là
cái ý của Thầy giảng giáo án này đâu.
Quý thầy cũng đừng nghĩ Thầy giảng giáo án này là
muốn cho quý thầy không viết kinh, soạn sách, dịch kinh, viết sách. Quý thầy chớ
có nghĩ như vậy.Tất cả những điều mà quý thầy đã làm có tính cách phổ biến mọi
đường lối tu tập thì quý thầy cứ giữ nguyên. Nghĩa là mọi đường lối đó đều có
thể là tốt chứ không xấu đâu, nó không giúp ích cho người ta cái này thì nó
cũng giúp ích cho người ta cái khác. Cho nên cứ giữ nguyên mà làm nhưng quý thầy
cứ sửa những cái điều không tốt, điều ác trong tâm của mình, điều hành động ác,
hành động không tốt trong tâm của mình để sửa dần theo cái giáo án của Phật để
quý thầy được giải thoát.
Quý thầy cũng đừng hiểu Thầy giảng giáo án này là
chống trái, bài bác quý thầy phá giới, phạm giới mà tất cả những gì quý thầy
đang sống quý thầy cứ giữ nguyên. Nghĩa là đừng có nghĩ rằng Thầy dạy giáo án
này ra là chống trái với những thầy phá giới đâu, không phải đâu. Nghĩa là quý
thầy đó làm những gì thì mặc quý thầy, cứ giữ nguyên chứ không phải bắt buộc
quý thầy đó phải giữ gìn, ngày ăn sống ngày một bữa giống như Thầy, hoặc ngủ
ít, hoặc độc cư, hoặc là nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng ai hết. Thầy không bắt
buộc họ, tất cả giáo án này là không bắt buộc người nào hết. Miễn là cái người
đó nhận ra cái pháp ác, cái pháp thiện. Pháp ác thì họ dứt, mà pháp thiện thì họ
tăng trưởng, thì họ hưởng được sự giải thoát. Có như vậy thôi, giáo án này ra đời
là nhằm mục đích như vậy. Ai thấy được cứ thực hiện, ai thấy không được thì
thôi. Chứ không được cái chỗ giáo án này mà bài bác người ta đúng hay sai, điều
đó là không được.
Quý thầy cũng đừng hiểu Thầy dạy giáo án này là bắt
buộc quý thầy phải tu theo Giới – Định – Tuệ của đức Phật, mà bây giờ quý thầy
đã tu theo giới định tuệ nào thì quý thầy cứ giữ nguyên. Nghĩa là mình tu theo
giới định tuệ nào, của kinh điển nào thì mình cứ giữ nguyên. Còn mình thấy được
Giới – Định – Tuệ của đức Phật đúng thì mình cố gắng mình khắc phục dần dần
theo đó. Còn những giới định tuệ nào mà không đúng, nó có ác pháp trong đó, có
những cái phi thời trong đó thì chúng ta lần lần chúng ta dứt. Chứ chúng ta
không nói nó là đúng nó là sai. Chúng ta từ từ chúng ta dứt chứ không phải là
chúng ta dứt được đâu. Giờ có quý thầy cũng nói tu Giới – Định – Tuệ nhưng mà một
ngày ăn hai ba bữa thì đó là phi thời, mà mình không nói là phi thời mà mình biết
là Giới – Định – Tuệ của Phật dạy ngày ăn một bữa mới không phi thời thì mình
biết đó dần dần mình sửa. Bởi vì mình còn đang ăn ngày ba bữa nên mình sửa lần
cho mình ăn ngày một bữa. Đó là đi vào thiện pháp không phi thời nữa. Còn quý
thầy người ta chưa hiểu biết hoặc người ta hiểu biết mà người ta sống khắc phục
chưa được thì mình không được nói, không được phê bình họ, không được nói giới
định tuệ đó là giới định tuệ sai. Giới định tuệ đó là của Đại thừa chứ không phải
giới định tuệ của Tiểu thừa. Mình đừng có nói điều đó, nói điều đó là điều
không tốt.
Này quý thầy, Thầy giảng giáo án này là
chỉ quý thầy biết nó những pháp bất thiện. Nghĩa là dạy cho biết đó là những
pháp bất thiện mà chưa được từ bỏ, làm cấu uế đưa đến tái sanh luân hồi, đem lại
khổ đau, đưa lại quả khổ, đem lại già chết trong tương lai. Thầy dạy giáo án
này mục đích của nó là cho quý thầy biết pháp nào là bất thiện, pháp nào là thiện.
Và pháp bất thiện mà quý thầy chưa từ bỏ thì quý thầy hãy cố gắng từ bỏ vì pháp
bất thiện đó nó làm cho cấu uế, đưa đến tái sanh luân hồi, làm khổ đau, đưa lại
quả khổ, đem lại già chết ở trong tương lai của chúng ta.
Nghĩa là giáo án Thầy dạy để quý thầy biết pháp thiện, pháp bất thiện để cho
quý thầy tu tập dứt bỏ nó chứ không phải đem ra để quý thầy thấy cái sai cái
đúng của thế gian. Phải hiểu như vậy mới biết được cái tâm trạng của thầy khi
giảng giáo án này. Tại sao từ xưa Thầy không giảng giáo án này. Là tại vì Thầy
thấy nó chưa có đủ duyên, đồng thời Thầy nói ra thì sợ người ta không hiểu
mình. Thầy giảng ra thì nói Thầy có ý chống báng các pháp này của mọi Phật pháp
trên thế gian.
Thầy giảng giáo án này có những pháp thiện mà quý
thầy chưa được trau dồi như Thầy giảng giáo án Tứ vô lượng tâm thì trau dồi tâm
từ tâm bi tâm hỷ tâm xả. Thì quý thầy chưa bao giờ được trau dồi, bây giờ Thầy
giảng cách thức để cho quý thầy biết, để trau dồi tâm mình để nó đi vào thiện
pháp. Đó là mục đích của Thầy là như vậy.
Thầy giảng giáo án này, có những thiện pháp mà
quý thầy chưa được trau dồi để thanh tịnh, không làm cấu uế, chấm dứt tái sanh
luân hồi, hết sự đau khổ, đưa đến quả lành, không già bệnh chết.Thì mục đích của
thầy giảng giáo án này để quý thầy trau dồi để thân tâm mình thanh tịnh, để
không còn cấu uế, không còn ô nhiễm nữa chấm dứt sự tái sanh luân hồi đau
khổ, đưa đến những quả lành và thoát khỏi già bệnh chết. Đó là mục đích của
giáo án chứ không phải mục đích như hồi nãy nói ở trên cho nên các thầy đừng hiểu
như những cái ở trên đó là sai. Những pháp ấy Thầy đã giảng dạy trong giáo án để
cho quý thầy thực hành theo đúng lời giảng dạy của Thầy, thời các pháp cấu uế,
bất tịnh, bất thiện pháp của quý thầy chưa được diệt trừ, các pháp thiện thanh
tịnh được tăng trưởng và quý thầy sẽ tự chứng biết, chứng ngộ và đạt đến an trú
ngay trong hiện tại, trí tuệ cụ túc viên mãn, chấm dứt sanh tử luân hồi, làm chủ
sự sống chết. Đó là những cái pháp mà Thầy giảng trong giáo án này là để quý thầy
chứng nghiệm được sự tu tập của quý thầy và quý thầy sẽ được an trú ngay trong
hiện tại của sự giải thoát đó. Nơi quý thầy, quý thầy sẽ chứng minh cụ thể cho
sự giải thoát đó. Chớ không phải nói một cách mà không có trạng thái đó, không
có sự giải thoát đó gọi là vô sở đắc đó đâu, nó có sự an lạc, có sự giải thoát
thật sự, có tâm thiện thực sự, có lòng thương yêu thật sự để chứng nghiệm qua
cái sự tu tập của quý thầy, qua sự trau dồi của quý thầy. Bằng cách là quý thầy
siêng năng tu tập ngay trong hiện tại, ngay trong khi tu tập đã có sự chứng
nghiệm đó rồi. Thì như vậy quý thầy mới tin giáo án mà thầy vạch ra nó có kết
quả thực sự như vậy, đem lại hạnh phúc cho con người thật sự như vậy thì quý thầy
mới tin.
Đến đây, qua phần này thì quý thầy đã thấy rằng
Thầy đã dạy giáo án này là ý như vậy. Chứ không phải để cho quý thầy hiểu rồi không
có cảnh giác, không có răn nhắc quý thầy thì quý thầy không hiểu, để cho
quý thầy lấy cái chỗ này để quý thầy bài bác chống đối người ta, hoặc thế này
thế khác thì điều đó là pháp ác chứ không phải pháp thiện nữa.
Các thầy nhớ kỹ như vậy, các thầy nói đúng chứ
không phải sai, nhưng mà người ta đứng trong góc độ người ta hiểu thì người ta
thấy quý thầy là những người ác pháp chứ không phải người thiện pháp đâu. Bởi
vì nói cho người ta tức tối, người ta giận dữ. Người ta còn kiến chấp, người ta
còn lầm chấp, còn ôm chặt cho nên người ta đau khổ, người ta tức tối, người ta
giận dữ, người ta tranh luận với quý thầy. Thì lúc đó quý thầy tự đem cái thiện
pháp mà biến cái thiện pháp trở thành ác pháp với mọi người. Thì điều quý thầy
nói là quý thầy đã làm sai không đúng lời dạy của Thầy.
Cho nên khi mà nghe được lời dạy của Thầy rồi thì
quý thầy phải âm thầm mà nỗ lực tu hành, không được đem cái giáo án này mà dạy
người khác. Tại sao vậy? Chỉ khi nào có những người, người ta có quyết tâm tu để
tìm giải thoát thì chúng ta thấy họ có sự tha thiết, sống đúng cái hạnh của người
quyết tu. Người ta muốn xả bỏ thì mình cho người ta đọc, hoặc người ta nghe.
Còn những người ta sống phi thời, sống theo dục lạc thế gian thì đem sách này
ra người ta tìm mọi cách chống đối, người ta bị tội lỗi với Phật pháp. Vì Phật
đã dạy chứ đâu phải của Thầy, Thầy chỉ là người khai triển lại những lời của Phật
chứ không phải pháp này là của Thầy. Thầy đâu phải là đức giáo chủ của đạo Phật
mà Thầy có giáo pháp, triết, đường lối của đạo Phật đâu, Thầy chỉ khai triển lại
cái đường của đức Phật mà để cho người ta lầm chấp, người ta đang say mê ở trong
dục lạc thế gian thì tức là người ta phải có sự tranh luận, sự bài bác cái pháp
này, tức là người ta bài bác cái pháp của Phật. Và vì vậy làm cho người ta tội
lỗi hơn, và người ta sẽ trôi lăn trong lục đạo sáu nẻo, biết khi nào người ta gặp
Phật pháp.
Cho nên chúng ta phải biết thương người, biết
thương người là biết ngăn ngừa tội lỗi của họ. Cũng như mình biết ngăn ngừa tội
lỗi của thằng ăn cắp thì mình để cái xe, cái vật dụng gì mình phải cảnh giác.
Vì cảnh giác cho nên thằng ăn cắp nó không lấy được nên nó không tội lỗi. Cũng
như mình biết thương người thì mình phải cảnh giác đừng để cho những cái pháp
rơi vào những người mà đang sống trong dục lạc. Vì đang sống trong dục lạc họ
phải có những lý luận để che đậy những điều đó, do đó họ thành ra phỉ báng Phật
pháp. Mà phỉ báng Phật pháp thì họ tội vô lượng. Cho nên vì vậy mà họ bị đọa địa
ngục cho biết đến kiếp nào mà họ gặp Phật pháp.
Cho nên vì một cái duyên không tốt thì đời đời kiếp
kiếp họ không gặp được Phật pháp. Được thân đã khó, được gặp Phật pháp còn khó
hơn. Thế mà hôm nay chúng ta vô tình đã làm cho họ rơi vào cái vô lượng kiếp mà
không gặp Phật pháp thì đó là cái tội quá tội. Chúng ta phải biết thương người.
Cho nên vì thế mà khi học được giáo án này rồi thì quý thầy cẩn thận mà truyền
pháp chứ không phải đụng đâu phô ra hết hoặc là đăng trên báo chí, hoặc in
thành sách bán ở các hiệu sách, điều đó không phải.
Pháp này là pháp quý giá, pháp này đem đến cho mọi
con người được giải thoát, sống được an vui, được thương yêu nhau, đùm bọc lấy
nhau trong mọi hình thức. Pháp này phải được xem là cái pháp quý nhất trong đời
sống của nhân loại, của con người. Vì thế pháp này được đem bố thí, được đem
làm tài liệu học tập cho những con người biết tìm đường giải thoát. Và cái pháp
này không được bán, cái pháp này luôn luôn được trao đến một người quyết tìm
con đường giải thoát. Còn những người không quyết tìm con đường giải thoát, chạy
theo dục lạc thế gian, ham thích dục lạc thế gian thì những người đó chưa đủ
duyên, chúng ta chưa nên trao. Chờ khi nào họ chạy theo dục lạc thế gian, đâm đầu
vào cái khổ; chừng nào họ thấy đời là khổ thật, họ than thở đời là không có gì
là hạnh phúc thì chúng ta mới đem cho họ xem, đưa cho họ biết để cho họ thức tỉnh.
Còn họ đang say trên đống tiền, trên danh lợi, trên sắc dục thì thôi chúng ta
khoan đã, hãy dừng lại đối với những người này. Cho nên muốn trao pháp phải
trao cho người có đủ duyên. Trao cho những người không đủ duyên thì họ càng làm
thêm tội ác.
Đó là những lời cảnh giác, những lời khuyên của
Thầy đối với quý thầy. Cho nên Thầy không muốn dùng cái pháp này để tạo cái
danh của mình, mà chỉ dùng cái pháp này để làm lợi ích cho chúng sanh. Cho nên
đâu cần phổ biến cho rộng rãi, đâu cần quảng bá cho nó rộng lớn. Rộng lớn bao
nhiêu mà có bao nhiêu người tu được. Thà là âm thầm xem xét xem người nào đủ
duyên, vì đủ duyên thì đâu họ cũng có gặp, còn không đủ duyên thì dù bày bán giữa
chợ họ cũng không thèm mua. Cho nên ở đây chúng ta sống trong pháp nhân duyên của
Phật thì chúng ta đã hiểu rõ, và sống trong pháp nhân quả của Phật thì cũng đã
rành. Cho nên chúng ta ngồi đây mà chờ người có đủ duyên thì mới đem pháp trao
chớ không phải đem đi bán pháp để độ người. Độ người kiểu đó là độ danh, độ lợi
chứ không phải độ người. Cho nên khi quý thầy khi trở về quê hương của mình mà
có đủ duyên in được sách này thì cần phải trịnh trọng. Người nào có tâm thành đến
để đảnh lễ pháp ta mới bố thí cho họ. Người nào không đảnh lễ dù có bỏ hàng triệu
bạc cũng không cho, hàng tỷ bạc cũng chẳng cho chứ nói gì năm ngàn, mười ngàn
thì pháp bảo của Phật coi quá rẻ. Đó là những lời nói nhắc nhở quý thầy và cũng
là những lời nói sau cùng khi Thầy trao cái giáo án này ra./.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)