Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Băng số 57


Dạy Ngài ít muốn thì Ngài ít muốn. Dạy Ngài tùy cái xứ nào thì cũng kiên trì ở trong cái xứ đó. Dạy Ngài ở nghĩa địa thì Ngài cũng tùy cái pháp ở nghĩa địa. Dạy Ngài sống ngoài trời thì Ngài vui mà sống ngoài trời. Dạy Ngài ngồi gốc cây thì Ngài vui mà sống ở dưới gốc cây. Dạy Ngài sống trong rừng thì Ngài sống trong rừng. Dạy Ngài không ăn thêm thì Ngài không ăn thêm. Dạy Ngài ăn trong bát thì Ngài ăn luôn ở trong bát.
Cũng như bây giờ Thầy nhắc lại, ở đây thì các con còn ăn ở trong cái chén, chưa ăn bát. Nhưng tập ăn bát được rồi, rồi các con luôn luôn lúc nào cũng giữ gìn ăn ở trong cái bát. Coi vậy chứ cái đời sống của chúng ta rất khó. Khi mà ăn cái bát rồi về thấy đũa chén, những cái muỗng nĩa mà chúng ta thường dùng trong cái thói quen. Bây giờ về ngay đó thì chúng ta đớp lấy cái chén mà chúng ta ăn thì thấy nó thoái mái vô cùng. Còn ăn trong cái bát rất là khó khăn, rất là khó. Nhưng cái bát nó nói lên được cái buông xả của chúng ta. Chỉ còn có một vật dụng đựng mà thôi chứ không còn có cái chi ly những cái này cái khác nữa. Cho nên thậm chí như đức Phật ngày xưa mà ăn bốc mà không có muỗng. Không phải có nghĩa là người Ấn Độ là ăn bốc đâu. Cũng có những người Ấn Độ họ cũng có muỗng có nĩa, có này kia họ ăn. Nhưng chúng ta thấy rằng phần nhiều là cái người tu sĩ người ta bỏ hết. Người ta ăn bốc là dùng hai bàn tay người ta có người ta sống.
Đó là Ngài lấy cái thân của Ngài mà Ngài sống đúng như pháp đã dạy.
MỘT THIÊN NHÂN DẠY NGƯỜI CƯ SĨ GIÁC NGỘ ĐỂ XUẤT GIA
Dưới đây là một bài kệ của một vị thiên nhân thấy một cư sĩ mà vị cư sĩ đó được nghe Phật pháp mà bỏ gia đình bỏ không được, bỏ của cải tài sản bỏ không được. Cho nên vị thiên nhân này mới đọc lên cái bài kệ mà nhắc cái vị này.
Dưới đây là bài kệ một thiên nhân nhắc nhở Ngài Ysi Đi Nhan. Khi Ngài đã được nghe bậc đạo sư thuyết giảng rồi thì Ngài ngộ được cái lý. Cái lý là các dục là vô thường. Ngài ngộ được nhưng mà Ngài không có dứt khoát được cái đời sống thế gian. Tức là Ngài không bỏ vợ bỏ con bỏ của cải tài sản được. Cho đến khi một vị thiên nhân đến mới đọc cái bài kệ. Thầy xin đọc lại cái bài kệ để chúng ta thấy rằng suốt cuộc đời chúng ta, các con thì có người đã xuất gia rồi nhưng mà cái tâm của chúng ta vẫn còn ở trong thế gian chứ chưa có bỏ ra được. Ở đây vị thiên nhân đó dùng cái bài kệ để nhắc nhở cái vị cư sĩ này đã ngộ được cái lý các dục là vô thường nhưng bỏ không được.
Đây cái vị thiên nhân nói:
“Ta thấy người cư sĩ,
Tùy pháp với lời nói,
Các dục là vô thường,
Chúng ưa thích luyến ái,
Châu báu và vàng bạc,
Chúng đón chờ vợ con”.
Nghĩa là sáu cái câu kệ này thì vị thiên nhân đó mới nói như thế này. Ta thấy ông là cư sĩ đó. Ông có hiểu cái lời, ông có trì cái pháp và cái lời nói của Phật thật. Ông có biết là các dục là vô thường thật nhưng ta thấy ông vẫn còn luyến ái với gia đình, với vợ con. Châu báu và vàng bạc thì ông cũng chẳng có bỏ được. Thường là ông vui vẻ đón chờ vợ con chứ chưa có biết nó là vô thường. Cho nên ông nói các dục là vô thường nhưng mà thấy cuộc sống của ông luôn luôn nó ở trong các dục mà chưa thoát ra.
“Thật sự chúng không biết,
Thoát như thật là gì,
Dầu chúng có tuyên bố,
Các dục là vô thường,
Chúng không có sức mạnh,
Để cắt đứt tham ái,
Do vậy chúng luyến tiếc,
Vợ con và tài sản”.
Đó là cái bài kệ, tám cái câu kệ sau để nhắc cho thêm rõ. Chúng ở đây chỉ cho các vị cư sĩ. Hầu hết được nghe Phật thuyết giảng biết các pháp, hiểu được các pháp, ngộ được các pháp dục là vô thường, các pháp là vô thường, thân là vô thường, thọ là vô thường. Cũng như bây giờ nói vô thường thì quý vị ai cũng nói được hết. Nhưng mà chúng sanh, các vị cư sĩ, các vị không có đủ sức mạnh để dứt các tham ái đó đi, dứt bỏ những cái đối tượng tham ái đó đi để mà đạt cho được cái chỗ dứt khoát đó đi. Do vậy các vị còn luôn luôn luyến tiếc vợ con và tài sản, không có bỏ ra được. Mà không có bỏ ra được như vậy thì con đường mà tu hành này chẳng bao giờ tới đâu được hết. Ý là vị chư thiên nhắc nhở cái vị cư sĩ ấy là như vậy.
THẦY DẠY CÔ MINH CẢNH
Trả lời cho cô Minh Cảnh trước. Bởi vì của cô Minh Cảnh thì ngắn, hỏi có bao nhiêu đây thôi nên Thầy trả lời trước.
Cô Minh Cảnh hỏi Thầy:
Hiện tại con tu cái Hiện tại an lạc trú. Ngồi một giờ con ám thị nhĩ thức cho bám chặt để mà phá cái âm thanh. Và con vận dụng như vậy thì âm thanh có giảm. Nhưng mà cô Út nói con sai mà con không biết sai chỗ nào. Bởi vì cô Út không có xét qua cái chỗ mà tu cái định Hiện tại an lạc trú của con. Trong lúc con tu trong một ngày, con ngồi một giờ hoặc là một ngày con ngồi hai giờ tu. Thì trong cái định Hiện tại an lạc trú con ngồi cái thời gian ít như vậy là đúng đó, nó không sai đâu. Và con bám chặt trong cái tụ điểm. Sáu cái thức mà bám chặt ở trên tụ điểm và cột chặt nó ở trong cái hơi thở. Từ tụ điểm đó mà chúng ta thấy xuất phát cái hơi thở ra và hơi thở vô.
Thầy cũng nhắc lại cho mấy con thấy là cái vấn đề cái tụ điểm là rất quan trọng. Thầy thường nói đó là cái điểm tựa để mà chúng ta bảy qui tụ. Chúng ta có thần lực và đại thần lực mà có được là cái như ở trong Tứ như ý túc đó. Định như ý túc chúng ta muốn nhập định lúc nào chúng ta nhập sao chúng ta chỉ ra lệnh là chúng ta nhập được đó. Mà muốn được vậy thì tức là chúng ta phải có cái tụ điểm. Mà cái tụ điểm tức là một cái cọc để mà chúng ta đóng thật chặt để mà chúng ta cột sáu con vật. Sáu con vật đó là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của chúng ta - cột chặt vào đó. Do đó, sáu con vật này nó bị cột chặt đó, nó chạy loanh quanh một hơi nó nó mệt cái nó nằm xuống đó, nó không có đi. Bây giờ chúng ta đã cột chặt, nó chạy lâu ngày rồi giờ nó mệt rồi. Lúc nào nó cũng nằm đó, nó không có đi đâu xa nữa cho nên nó không có phá làng phá xóm người ta nữa. Do đó cho nên chúng ta rất dễ rồi, chỉ cần bảo nó bám chặt xuống, nằm yên xuống ở trên cái tụ điểm. Từ đó chúng ta phải thấy rằng cái tụ điểm là cái quan trọng. Cái tụ điểm là như thế nào? Chúng ta phải có một cái pháp tưởng nơi đó. Bởi vì đạo Phật biết dùng tưởng nhưng mà rất sợ tưởng, xả bỏ tưởng. Chớ không phải là cái tưởng mà tự nó đến là chúng ta phải xả bỏ.
Như bây giờ chúng ta ngồi thiền nhiếp tâm nè với mục đích tịnh chỉ cái gì, vào cái định gì. Mà bây giờ nó ngồi đây nó thấy an ổn, nó thấy thích thú thì cái này là tưởng đến. Nó là khác rồi. Còn bây giờ mình dùng tưởng là như thế nào? Mình đặt cái tưởng của mình là mình đặt cái thây ma sình hôi thúi mà nó sình trương. Cho nên trước mắt mình thì đâu có cái thây ma đâu mà bây giờ mình lại thấy cái bộ xương của con người nằm đó rồi hôi rồi thúi rồi này kia đủ thứ hết. Thì đó là mình dùng pháp tưởng chứ gì, cái đề mục tưởng chứ gì. Cho nên chúng ta biết dùng cái tưởng thì chúng ta cũng có thể sử dụng được. Cũng như bây giờ ở tại cái nhân trung của chúng ta nè, cái chỗ này nè. Cái nhân trung thì nó có cái đầu nhân trung, và giữa nhân trung và cái cuối của đuôi của nhân trung. Thầy phân biệt cho các con biết chứ, tại sao chúng ta không đặt nó ở trước mũi. Mà chúng ta không đặt nó ở tại tam tinh, mà không đặt nó ở tại cổ họng mà không đặt nó ở tại rún. Mà chúng ta lại lấy cái chỗ cái nhân trung của chúng ta làm cái trụ điểm. Thì cái đầu của nhân trung là cái lỗ mũi của chúng ta cận cái đầu của nhân trung. Thì cái điểm nó sẽ nằm ở tại chỗ đó gọi là cái tụ điểm. Vì ở chỗ đó, cái mũi nó xuất phát hít vô và thở ra. Cái hơi thở nó ra vô tại chỗ đó. Cho nên từ đó chúng ta đặt cái tụ điểm đó thì chúng ta có một cái tưởng. Có một cái tưởng chúng ta đặt đó. Chúng ta thấy từ ở cái tụ điểm đó nó thở ra, cái hơi thở đó xuất phát ra. Chứ không phải ở trong cái lỗ mũi chúng ta hay từ dưới phổi chúng ta mà thở theo cái lỗ mũi chúng ta nó đi ra, không phải vậy. Sự thật là nó từ ở trong phổi chúng ta nó đi ra chứ không phải ở từ chỗ cái tụ điểm này mà nó thở ra. Nhưng chúng ta dùng cái tưởng, chúng ta thấy như từ ở đây cái hơi thở nó đi ra, nó xuất ra, nó thở ra. Đó là cái thứ nhất. Rồi bắt đầu, thường thường chúng ta hít vô chúng ta thấy như ở không gian chỗ này nó có một cái số không khí nó chạy vô lỗ mũi chúng ta. Nó đi vô trong phổi chúng ta. Do đó chúng ta, cái tâm của chúng ta cứ chạy vô chạy ra theo cái không gian của nó, cái khoảng không gian của nó có cái khoảng. Như ở dưới này chúng ta thấy hơi thở nó chạy vô lỗ mũi. Hít vô chúng ta thấy có cảm tưởng như cái hơi thở nó chạy vô trong cái lỗ mũi của mình. Rồi mình thở ra mình thấy như hơi thở ở trong đó nó chạy ra. Thậm chí có người dẫn hơi thở đi đến cái bụng nghe nó phình lên xộp xuống dưới. Đó là những cái sai, mà ở đây chúng ta chỉ biết cái tụ điểm chúng ta từ cái chỗ này nó thở ra, từ cái chỗ này nó hít vô. Thấy cái hơi thở nó xuất phát từ cái tụ điểm nó hít vô. Cho nên cái tâm mà chúng ta nằm ở đó, sáu cái thức nằm đó nó bám chặt cái hơi thở. Cái hơi thở ra và cái hơi thở vô nó cũng đều thông.
Đó là cái mà chúng ta tu về cái định Hiện tại an lạc trú. Nương vào cái hơi thở như vậy để làm gì? Để chúng ta bắt buộc nhĩ thức hoặc là cái nhãn thức, hoặc là mọi cái thức của chúng ta đều nằm chặt trên đó mà phá âm thanh, phá luôn cả cái thọ. Cái thọ là cái xúc thức của chúng ta chứ gì, cái thân thức đó, mà nó làm cho chúng ta cảm giác đau nhức hoặc khó chịu đó. Do đó chúng ta cũng bắt nó nằm trên đó. Do đó nó không có cảm giác đau đớn hoặc mỏi nhức.
Đó thì cái đó là một cái phần mà chúng ta tu tập để mà chúng ta đi dần đến cái tịnh chỉ các hành ở trong thân mà chúng ta làm chủ được cái thân của chúng ta. Còn cái phần tâm thì cô Út nói ở đây có nghĩa là cổ dò xét qua cái tâm của con nó còn dính mắc cái này cái kia. Cổ nói con sai không có nghĩa là sai cái chỗ ngồi tu này. Mà phải sai là cái chỗ tu cái Định vô lậu. Con không có chịu nỗ lực tu Định vô lậu như thế nào. Mà cái Định vô lậu thì các con biết là nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng nó mới là vô lậu. Mà mình cứ chống đối với hoàn cảnh hoài, mình làm nghịch lại. Bởi vì tùy thuận, hồi nãy có cái bài kệ nói mình tùy thuận ở trong mọi cảnh đó. Như cái vị tu sĩ hồi nãy ở trong cái bài kệ. Tùy thuận trong hoàn cảnh làm cho tâm của mình giải thoát, tức là nó không có lậu hoặc. Phải không, người ta nói sao mình cũng nghe đúng vậy thôi, mình cũng làm đúng y như vậy hết thì tức là tùy thuận. Trong cái hoàn cảnh của mình chưa phải là ba y một bát, luôn luôn từ chỗ này đến chỗ khác như những người khác, mà sống còn đang nỗ lực tu hành trên cái bước đường. Như bây giờ mình chưa nhập Tứ thiền mà mình ở trong một cái khu rừng đó. Mà khu rừng đó nào là có cọp, beo, voi, gấu hay này kia. Nó đến nó làm động đủ thứ. Nó nhảy nó múa nó hát nó ca, nó làm gì kệ mặc nó, nương theo nó, đừng có làm động nó thôi. Nó muốn sao mình cứ làm vừa ý nó hết thì chắc chắn tùy sống trong cái hoàn cảnh đó thì chắc chắn là mình sẽ được yên ổn mà nhập định.
Đó như vậy, chứ đâu phải cô Út nói con ngồi tu cái định Hiện tại an lạc trú này sai đâu. Đâu có ai nói vậy, nhưng mà người ta nói sai thì mình phải hiểu rõ cái sai của mình, tức là Định vô lậu. Nó còn có nhiều cái loại định mà thấy mình còn bị chướng tâm, mình còn chưa có giải thoát được. Khi nghe người ta nói một lời nào đó, người ta nói ra chứ người ta dò xét xem mình có chướng tâm không. Mà ta thấy chướng là biết mình tu sai nên nó còn chướng. Con hiểu chưa. Cho nên khi người ta nói tức là người ta trắc nghiệm người ta thử xem coi mình có bị động không. Mà mình bị động tức là tâm chưa vô lậu. Mà tâm vô lậu thì nó không bị động.
Đó, biết được như vậy thì phải biết cái chỗ sai mà tập, liệu mà tu cái Định vô lậu cho nó nhiều, sống tùy cái hoàn cảnh, tùy cái trường hợp. Bởi vì chỉ có cái tâm nhẫn nhục - tùy thuận  - bằng lòng thì chúng ta mới thấy được cái cứu cánh giải thoát của cái định Định vô lậu. Còn nếu mình sống không có được theo ý muốn của mình, mình muốn mà. Mà mình muốn tức là mình muốn cái cảnh tịnh, muốn cảnh này cảnh kia, tức là còn bị muốn hết. Mình phải sống ở trong cái cảnh mà không được muốn, mà không được muốn thì tức là hết muốn chứ gì, mà hết muốn tức là ly dục chứ gì. Mà ly dục tức là ly dục ly bất thiện pháp - tức là mình đã đạt được cái Định vô lậu rồi chứ gì. Tức là nhập được Sơ thiền.
Còn bây giờ con phá âm thanh mà cái Sơ thiền con chưa nhập thì coi chừng phá âm thanh mà rốt cuộc rồi thinh tưởng nó nhào vô nó cả đóng trong đó rồi mới chết đó. Làm sao mà đi qua khỏi cái nẻo của Tam thiền này nổi.
Đó, các con hiểu chỗ sai chưa. Phải hiểu, cho nên bây giờ mình tính mình phá âm thanh bên ngoài nhưng rốt cuộc rồi cái thinh tưởng bây giờ ở trong. Bởi vì cái tâm chưa ly dục ly ác pháp thì tức là còn cái tâm dục. Nó chưa hết, nó còn cái tâm chướng ngại, tâm bất toại nguyện của mình nó chưa được. Do đó nó hiện ra những cái âm thinh tưởng. Lúc bây giờ làm sao mà dẹp nổi cái thinh tưởng. Ở đâu trong đầu con, trong lỗ tai con. Ở trong, con nghe vô trong nó lại nghe càng rõ nữa. Nó xưng là ông này ông kia. Nó xưng là nào là chúa trời, nào là Cao Đài tiên ông, nào là cậu, nào là cô, nào là bà cửu thiên huyền nữ, nào là bà Đen, nào là chúa tiên, chúa xứ chúa ngãi gì. Nó đem từ mấy bà chúa ngoài ở miền Trung vô nó nhét trong đầu con đủ thứ ở trổng, nó nói ở trổng thì con nghĩ sao. Nó cứ xưng bà chúa không hà chứ nó đâu có xưng nhỏ đâu, phải không.
Các con thấy trên cái vấn đề mà tu, mà nếu mà phá âm thanh bên ngoài rồi tự nhiên âm thanh bên  ngoài không tác động được ý thức, nhĩ thức của con rồi. Thì ngay từ đó những cái âm thanh mà của tưởng đó nó sẽ. Con ở ngoài miền Trung, thì ở ngoài đó bà chúa, tức là nhiều chúa nhất rồi. Nó sẽ hiện trong đầu con đủ thứ bà chúa nói chuyện ở trổng chứ đâu phải ít. Coi chừng, Thầy nói nó có chứ không phải không đâu. Thì coi như vậy là chưa có vội vàng đâu, hồi nãy cô Út nói sai là chuẩn bị cho cái Sơ thiền của mình cho nó hoàn chỉnh được là cái chỗ mà trước các đối tượng mà tâm bất động. Tức là ly dục ly ác pháp rồi thì nó mới đi vào con đường Tứ thiền mới bảo đảm. Chứ còn không khéo nó bị lạc vào cái nẻo ma mất. Coi vậy chứ nó không đơn giản mà nó khó khăn. Bởi vậy nghe người ta nói sai là mình cứ nghĩ khác hà.
THẦY DẠY CÔ AN TỊNH
Còn về phần cô An Tịnh, con ghi trên cái vấn đề con tu rất đúng và cứ tiếp tục tu, cố gắng mà tập luyện từng chút từng chút như vậy thì rất tốt chứ không có gì hết. Thầy thấy không có cái sai chỗ nào hết nhưng mà tuần tự bước đi từng bước. Nhất là tu cái Định vô lậu tạo những cái hoàn cảnh thuận tiện nhất trong cái cuộc sống của mình. Đối với cái hoàn cảnh hiện tại khi mà Thầy không có trụ ở đây nữa thì các con cứ giữ gìn rất là đúng nghiêm chỉnh. Người nào còn ở lại thì cô Út sẽ sắp xếp cho mọi cái hoàn cảnh để thực hiện mọi cái định từ ban đầu - cái Định vô lậu. Rồi trong khi đó mình không có nghĩa là mình tu nội cái Định vô lậu không đâu. Nhưng mà cổ sắp xếp cho mình tu những cái Định vô lậu. Rồi kế đó mà cái Định vô lậu mà cổ thấy đạt được rồi thì cổ sắp xếp cho mình tu cái định, bắt đầu tu cái định Hiện tại an lạc trú để nhập Bốn thiền để diệt cái hơi thở, để diệt các mười tám cái loại tưởng, chứ không phải mười sáu mà là mười tám cái loại tưởng. Bởi vì ba lần sáu mười tám, mười tám cái loại tưởng.
Do khi mà mình ly dục ly ác pháp rồi bắt đầu mình tu cái Định vô lậu mà đạt được cái tâm vô lậu rồi thì bắt đầu cổ sắp xếp cho cái hoàn cảnh của mình thuận tiện nhất để cho mình thực hiện bốn cái định này. Cho nên nhập Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền thì khoảng thời gian các con sẽ được cái thời gian ngắn nhất và yên tịnh nhất, độc cư 100% nhất. Để mà thực hiện bốn định này thì thời gian ngắn nhất của các con là trong ba tháng hoặc là sáu tháng là cùng. Nghĩa là các con sẽ nhập được cái định, làm chủ được thân tâm. Cũng từ trong ba tháng sáu tháng đó các con có thể thực hiện Tứ như ý túc. Muốn định hồi nào định, muốn hiện thần thông lúc nào hiện thần thông. Muốn ngồi bay lên trời bay chơi cũng được, muốn đây ra miền Bắc hô cái nó ngồi ở Hà Nội liền. Thì muốn hồi nào nó được như vậy hà, khỏi cần tốn xe lửa xe đò xe gì hết. Nghĩa là ở ngồi đây bắt đầu xếp bằng bảo thân này hãy đi ra miền Bắc ngồi ở ngoài nhà ở ngoải. Ngay đây mình ra lệnh nó ngồi ở ngoải rồi như chớp mắt. Thì trong lúc đó các con được sức thiền định rồi thì Tứ như ý túc các con muốn cái thân của mình như thế nào nó làm theo như thế nấy, nó không phải khó khăn nữa. Và như vậy thì mới thấy cái sự làm chủ sanh tử của mình. Bảo nó chết nó mới chết, bảo nó sống nó mới sống. Chứ còn nếu mà không được như vậy thì tu hành làm gì, phải không các con. Nghĩ mình tu hành mà không làm chủ được sanh tử. Mà đã làm chủ được sanh tử thì cái chuyện đây với Hà Nội đâu có phải là xa. Mình hô một cái là nó đã ngồi ở ngoải rồi. Thời gian đối với mình đâu có còn ..,ờ cái không gian đối với mình đâu có còn dài như là các con phải ngồi xe điện, ngồi xe lửa ba bốn ngày, tuần lễ mới tới quảy đâu. Đâu có còn đâu. Con ra lệnh là ngay đó nó đã ngồi ở Hà Nội rồi. Cho nên tu như vậy mình mới tu chứ. Tu như vậy người ta mới giật mình chứ. Còn tu mà bây giờ mình ngồi đây mình thì bảo nó bay lên hư không nó hông bay nổi. Thì nó nặng quá, bị ăn nhiều quá nó nặng quá bay đâu có nổi. Cho nên mình tu sao mà mình ngồi bảy tám ngày không ăn tức là nhẹ rồi đó. Mà mình tu sao mà mình nhập cái định mà cả tháng hai tháng mình không ăn tức là mình biết cái thân của mình nhẹ rồi đó. Lúc bây giờ con ngồi xếp bằng con bảo nó bay lên hư không mà nó bay được đó. Nó ngồi trên hư không mà nó ngồi không có ghế không có đẻn gì hết mà nó ngồi nó không té xuống thì biết là đúng là mình đã nhẹ rồi. Bị gì bảy ngày không ăn tức là nó nhẹ rồi, mà hai ba tháng không ăn là nó nhẹ rồi, cho nên nó bay, nó ngồi được. Còn bây giờ mấy con coi, đâu có được. Bữa nay không có ăn, trưa bữa nay ăn mà ngày mai không ăn thì đã thấy mệt rồi, phải không. Cho nên nó còn nặng lắm. Còn khi nào mà các con nhập định mà bảy ngày không ăn thì thấy nó nhẹ được chút rồi đó. Mà một tháng không ăn thì thấy nhẹ hơn chút nữa. Mà ba bốn tháng không ăn mà kể như vậy thì các con biểu nó bay lên, nó bay thật đó. Thầy nói mà khi mà các con nhập định mà ba bốn tháng mà không ăn rồi thì các con bảo sao nó nghe hết. Phải không. Bởi vì nó nhẹ rồi, vì vậy nó nhẹ quá cho nên vì vậy mà con bảo nó. Ngồi đây con bảo nó đi ra Hà Nội cái nó bay vù ra ngoải nghe cái chớp mắt còn hơn là phản lực.
Như vậy mình mới tu chứ. Tu như vậy mới thấy thích chứ. Tu gì mà ngồi đây như cục đá, thích làm sao được. Cái tâm gì mà hễ ai đụng tới thì méo miệng khóc rầm, phải không. Như vậy tu làm gì, tu có giải thoát chỗ nào đâu. Cái tâm gì như cục đá mà đụng tới nghe thốt chân thốt cẳng họ hết. Cho nên chúng ta tu làm sao mà cho nó nhẹ nhàng, cho nó thanh thản. Thì như vậy mới tu chứ, vậy thì mình mới bỏ hết đời mình đi tu chứ. Tu để rồi không ra gì hết thì tu làm gì.
Cho nên những cái điều mà con ghi chép đây Thầy thấy tuần tự mà tu tập thì đúng cách chớ không sao đâu. Rồi cái sự sắp xếp của cô Út sắp xếp để cho nó hợp. Trong cái giai đoạn nào, tu cái gì gì cổ sắp xếp. Cho nên bây giờ là những cái lúc mà cổ sắp xếp cho các con ly dục ly ác pháp. Mà các con ly không có nổi mà cứ đòi hỏi ở cái định Hiện tại an lạc trú để nhập bốn thiền để phá âm thanh, để phá thọ. Trời đất ơi, chưa ly dục mà phá cái đó phá sao nổi! Cái khối tâm khối cắt của con nó nặng hơn cái cục đá xanh ở trên núi. Cho nên phải xả cái thứ đó ra đi. Xả cái thứ đó ra thì bây giờ cái tâm của con nó còn như cái bông gòn rồi. Thì lúc bây giờ cái thân của con ăn có một bữa, mai mốt nó không có thèm ăn nữa thì nó mới được chứ, thì nó mới nhẹ. Thân và tâm nó đều nhẹ hết thì nó phải dễ. Các con có hiểu không, Thầy nói như vậy là các con nhớ mà nỗ lực tu tập.
Thầy tin rằng mỗi đứa đều tu tập, ngày nào đó mấy con bay lên hư không mà ngồi ở trển chơi. Buổi chiều nào mát mát ở đây các con ngồi ở trển mà chơi cho sướng, ngồi chi dưới đất nó đâu có mát. Bởi vì mình tu không phải là mình thể hiện người ta coi chơi.  Nhưng mà khi nào rảnh rang thì mình cũng, hồi đó tui tu như vậy, tui cũng thực hiện cho biết cái thần lực của tui như thế nào chớ. Không lẽ tui tu được tôi không thực hiện thần lực. Bữa nào mình rủ năm bảy chị em mình bay lên trời ngồi thiền, nhập định chơi ở trển một bữa coi, có gì đâu. Thì các con làm thử một bửa thì năm bảy người mà được rồi. Bao nhiêu người ở dưới đất họ chưa được họ ráng họ tu, mà tu dữ lắm chớ. Mà đâu có nghĩ mà cái cuộc đời của họ có ai mà làm cái điều này không. Người ta còn hăng hái người ta tu. Còn nếu mà các con làm chuyện đó không được thì tu cái gì tới hai ba chục năm, hai năm ba năm rồi. Trời, ngồi đống nào đống nấy y như con cóc có ra gì hết. Ai mà thèm tu nữa. Cho nên mình tu sao người ta thấy người ta ham tu. Thì đó là mình làm gương, mình thắp lại cái ngọn đuốc của Phật pháp. Còn mình tu mà không có ra ôn gì hết, thôi người ta thấy chán quá. Tu gì hai ba chục năm rồi. Nói thì nói cái miệng mà sự thực ra tu chẳng có ra ôn gì hết. Như vậy làm cái gì. Còn mình tu sao mà hai ba năm mà xúm nhau mình ngồi trên hư không, ngồi thiền ở trển. Trời ơi, mấy đứa này sao mà nó ngồi trên mây xanh mà nó ngồi được, không có rớt nữa chớ. Ngồi y như máy bay bay. Tu vậy mới tu chứ các con, mới ham chớ. Thầy nói mấy con mà tu mà ngồi được như vậy thì Phật pháp mình thắp sáng ngọn đuốc hết, không có khó đâu.
Thầy nói không có khó, các con xả hết tâm đi đừng có ham thích gì thế gian này nữa đâu. Mai mốt chết rồi trôi lăn trong lục đạo, cũng sanh tử luân hồi kiếp này đến kiếp khác cũng khổ nhăn răng méo miệng cả đám. Có người nào chết mình cũng khóc thí bà cố mình, phải không. Thầy nói có bộ không ha. Thí dụ như giờ mẹ Thầy chết thầy cũng khóc thí bà chớ bộ Thầy không khóc, bộ hổng thương. Mà khóc cũng khổ gần chết chứ bộ sướng ích gì mà ngu gì cứ khóc. Chẳng hạn như Thầy nói ngày mười hai Thầy từ giã Thầy đi thì coi bộ mấy con quẹt nước mắt tùm lum hết. Trời ơi, đi chớ bộ chết đâu mà khóc. Có hông, cho nên thực sự ra mấy con nay yếu quá rồi, sợi bún muốn tiêu rồi, ai đụng tới cái nó muốn rớt ra hết, nó hổng còn dẻo chút nào ăn hết ngon.
Thôi bây giờ có ai còn hỏi Thầy gì nữa hông.
Hỏi thêm thì hỏi đi (không nghe đc câu hỏi). Được tốt thôi, nó có thể tăng lên con 40 phút cũng không sao hết mà nó có thụt xuống. Thay vì bây giờ con định là 30, 20 phút mà nó có xuống 15 phút cũng được. Tại vì nó tới đó nó lui ra thì mình cứ lui, không có cần. Bởi vì ngày xưa ông Phật có đồng hồ đâu mà dòm, cho nên ổng chỉ à bây giờ nó tu tới đó thì nó hết. Nó hết, nó ra thì ổng ra ổng đi kinh hành chơi. Phải không. Mà nó có kéo dài thêm một giờ hai giờ thì ổng cứ mặc tình thôi. Ngồi mà, giải thoát an ổn thì cứ ngồi. Mà ngồi mà nghe nó bung ra thì cứ đi kinh hành cho nó ớn nó phải ngồi. Cho nên đừng có lo cái chuyện đó. Không phải hồi đó mà Thầy mới dạy con là ổn định hơi thở. Phải mấy phút, phải đúng chứ gì, đó là ổn định hơi thở. Giờ cái giai đoạn nó khác rồi, con sao còn chấp cái chuyện cũ nữa. Hồi nào đến giờ xách cái xe đạp quèn mà đi két két um xùm. Cả hàng xóm người ta nói cái bà sao mà xách xe đạp đi làm cho người ta động xóm hết. Mà bây giờ bỏ cái xe đó rồi mình xách được cái xe gắn máy mình đi nghe im re mà hổng chịu mà lại còn xách cái xe đạp đó đi nữa sao. Phải không, điên gì mà xách cái đồng hồ mà xem cho nó mệt, xả bỏ đi.
TU ĐỊNH VÔ LẬU
Con hỏi Thầy gì. .. Trong cái vấn đề tu tập của con thì tu tập như vậy Thầy thấy hiện giờ tu như vậy cũng tốt chớ không phải không. Mà sau đó thì phải sắp xếp cái thời khóa lại cho nó hẳn hòi hoài đàng hoàng tùy theo cái sức của mình mà tu. Còn hiện bây giờ thì đừng có để cái tâm nó buồn bã mà phải cái tâm thanh thản. Phải thấy cái tâm mình nó có lo lắng buồn bã cái gì đó thì phải dùng cái Định vô lậu mình phải quét sạch nó ra. Dùng cái định, đặt cái niệm buồn bã đó - coi buồn bã đó là cái niệm. Buồn bã cái gì, lo lắng cái gì. Lo lắng đời tu hành của mình, hay lo lắng con cháu, hay lo lắng nghề nghiệp, hay lo lắng chùa xưa, hay lo lắng đồ chúng đang tu hành mà không có người, hay lo lắng huynh đệ của mình không có nơi nương tựa, hay là lo lắng cho cái đời của mình già rồi mà không có thầy. Tất cả những cái đó đều đặt trước mặt của mình. Nó - cái niệm của nó niệm nào, xem cái mặt của nó như thế nào, quán xét nó như thế nào thì mình sẽ đặt nó xuống đi, dẹp nó xuống đi. Rồi dùng cái pháp hướng đặt cho nó ra khỏi cái tâm của mình để giúp cho cái tâm của mình nó trở về thanh thản, bất động. Để nỗ lực trên con đường tu tập. Chứ đừng để cho nó buồn. Nó buồn nó làm cho mình không có ngủ nghỉ được. Rồi nó lại buồn làm cho tâm của mình ngồi ức chế nó mà không giải quyết được cái gì. Nó không có đem đến cái lợi cho con đâu. Cho nên bây giờ có cái trạng thái buồn giận hờn thương ghét. Tất cả những cái này đều là đặt ở trước mặt, dùng cái Định vô lậu mà quét sạch, dùng cái quán xét tư duy để mà đặt nó ra hết, không có để trong tâm của chúng ta. Cho nên chúng ta sống một đời sống thanh thản, tâm bất động thì mới là đúng cái nghĩa ly dục ly ác pháp của Phật. Rồi từng đó mới tập cái hơi thở để lần lượt tịnh chỉ các hành để mà nhập vào các định thì nó đúng cách. Cho nên đừng có nghĩ rằng, Thầy nghĩ rằng trong hiện giờ các con tuy tuổi lớn nhưng mà có gặp Thầy, có gặp Chánh pháp thì nếu mà tu kĩ lưỡng từng cái bước đầu tu như thế nào. Cũng như trong tập nhật kí của cô An Tịnh viết đây. Thì từ khi mà vào đây mà tu tập thì thường là tu cái Định niệm hơi thở nhiều nhất. Kế đó sau cái giáo án này thì hầu như là có sự thay đổi rất lớn là phải tu đúng vào cái Định vô lậu, làm cho cái tâm của mình phải ly dục ly ác pháp ra. Làm cho cái tâm không có buồn khổ, không có giận hờn. Trước cái hoàn cảnh nào nó cũng đem đến cho mình có một cái tâm an vui. Do cái chỗ tu tập như vậy thì cái định Hiện tại an lạc trú tu nó ít lại nhưng mà kết quả thấy nó cao hơn. Hồi trước tu dữ tợn cứ liên tục lo cái hơi thở mà tu riết rồi cứ năm mười hơi thở, cứ năm mười hơi thở cứ đi. Mà mãi thấy hoài mà vọng tưởng nó vẫn còn mà hôn trầm nó cũng chưa sạch. Còn bây giờ thì nó có nhiều cái thay đổi, hôn trầm thì nó cũng còn chứ không phải hết nhưng nó không làm chủ được mình nữa. Còn về cái phần mà Hiện tại an lạc trú trong hơi thở thì tu ít nhưng mà chất lượng nó có cao hơn. Nhiếp tâm vô thì hoàn toàn chủ động không có để mà một cái niệm mà nó xen vô trong hơi thở của mình. Tu ít nhưng mà chất lượng cao. Và đồng thời thì cái tâm của mình càng ngày trước cái ăn cái mặc, cái đời sống của mình nghe coi nó xả xuống rất nhiều, nó thanh thản cuộc sống. Thì thấy như vậy đó là mình đi dần đến cái con đường giải thoát chứ gì. Nó rõ ràng và cứ tiếp tục như vậy là có ngày sẽ đi đến, đi đến cuối cùng chứ không phải là không đi đến cuối cùng.
Cho nên tu đúng thì chúng ta sẽ thấy con đường chúng ta càng ngày, mỗi ngày chúng ta đều có cái sự tiến bộ ở trong đó. Nhất là cái Định vô lậu mà các con tu đúng rồi ngày nay ngày mai các con thấy cái tâm của mình thay đổi rồi. Thay đổi là vì nó không có, trước cái vật gì nó cũng không dính mắc, nó không có buồn khổ. Nó tiết kiệm nước mắt lắm, nó không bao giờ khóc đâu. Bởi vì nó hết lậu hoặc rồi nó không có biết khóc nữa. Mà nó biết cười, nó biết vui chứ nó không biết khổ nữa, nó hết khổ rồi. Còn trong lúc chúng ta còn cái lậu hoặc thì luôn luôn chúng ta có cái sự khổ đau, có cái sự làm cho tâm chúng ta có lúc vui lúc buồn lúc thế này thế khác. Chúng ta chưa thấy những cái nghịch cảnh là cái pháp mà giúp cho chúng ta giải thoát được. Mà cái thuận cảnh nó làm cho lớn cái ngã của chúng ta ra. Tưởng là an chứ sự thật chưa an. Cho nên trong tất cả những cái môi trường, cái hoàn cảnh mà các pháp nghịch đều là những cái pháp tốt cho cái người tu tập giải thoát của đạo Phật. Làm cho chúng ta ly được cái tâm dục, tâm ham muốn của chúng ta và các ác pháp dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Chúng ta càng gặp nó nhiều thì tâm chúng ta mau tiến bộ chừng ấy. Mà lâu lâu nó gặp một lần thì chu cha. Cho nên muốn mà cho gặp được nhiều thì cũng khó lắm chứ không phải dễ. Hầu hết là các con mà chuyên tu không, hổng ai tới thất ai thì chắc chắn là khó gặp cái pháp lắm. Còn cái pháp người này đến thất người kia, người kia đến thất người nọ, thôi chuyên môn mà nói chuyện. Mà cái người mà biết tu thì nó giải thoát mau lắm. Còn người không biết tu thì nó lôi xuống địa ngục cũng mau lắm. Bởi vì nói chuyện với nhau nó xúm nhau nó lôi xuống đó hết. Cho nên nó cũng là nguy hiểm nhưng mà cũng được giải thoát. Đó các con hiểu chưa. Như vậy là cố gắng tu cái Định vô lậu cho nhiều đi. Các con nhớ không.
Đây là cái giáo trình của Thầy rõ ràng mà. Phật dạy phải tu Định vô lậu chứ. Còn định Hiện tại an lạc trú chỉ chẳng qua là chúng ta muốn làm chủ cái thân, muốn bay trên hư không mà chơi thôi. Cái chuyện đó cái chuyện về sau. Cho nên mình đợi mình tu cái này cho xong đi, cái tâm nó bất động rồi thì mặc tình mình muốn ngồi trên hư không thì lúc đó mình ra lệnh cái thân nó bay trển nó ngồi chơi thì cái chuyện đó nó không còn khó nữa. Còn bây giờ cái tâm của mình nó còn như một cái đóng rác, nó còn hôi thúi gần chết mà hổng lo dẹp mà cứ muốn bay trên hư không mà mang cái đóng rác trên đó thì bà con ở dưới mình này nó nghe thúi hết trơn. Phải hông. Bởi vì mình đem nó lên trên cao thì nó thúi nhiều ở dưới. Còn mình sạch cái bụng, mình sạch thúi rồi bắt đầu mình bay trển thì nó bay mùi thơm xuống cho người ta nhờ. Chứ còn mình đem cái bụng thúi mình ngồi trên đầu người ta thì nó khổ người ta chứ sao. Các con hiểu điều đó. Mà bây giờ cái bụng của mình mang ba cái giận hờn phiền não, ganh tỵ, tỵ hiềm đủ thứ này mà trèo trên trời mà ngồi trển rải xuống ba cái thứ này đau khổ người ta còn vô cùng vô tận nữa. Các con hiểu chưa. Quét sạch cái này đi rồi cái Định hơi thở nó giúp cho các con ngồi trên đó mà ban rải cái hương thơm giải thoát của đạo đức nhân quả. Nó phải tốt lành không. Chắc chắn là các con sẽ làm được điều đó.
À, bây giờ Thầy xin trả lời. Khi mà tu rồi thứ nhất là thấy cái cơ thể, Thầy có giảng rồi các con. Thấy cơ thể mình mệt nhọc thì mình thư giãn, mình đi kinh hành thư giãn. Thư giãn làm cho nó trở về với cái trạng thái an ổn, cái thân và tâm nó khỏe khoắn trở lại. Còn nếu mà mình đi kinh hành mà cứ gìm gìm cái tâm mình cứ cột dưới chân mình hoài để cho nó tập trung cho nó biết. Hay hoặc là như đi kinh hành để phá hôn trầm thì cái này nó càng làm cho ta mệt nữa. Cho nên ở đây đi kinh hành mà thư giãn nó khác, mà đi kinh hành mà tu Chánh niệm tỉnh thức khác, mà đi kinh hành mà tu cái tâm từ của chúng ta, mà ban rải lòng thương yêu của chúng ta với chúng sanh khác, mà đi kinh hành phá hôn trầm thùy miên nó khác. Nó có những cái loại đi kinh hành nhưng mà phải hiểu cho rõ những cái loại đi kinh hành đó. Trong khi đó chúng ta tu tập, mà bây giờ chúng ta ngồi thiền nãy giờ nó mệt mỏi quá rồi. Bây giờ xả ra nó mệt, giờ mình đi kinh hành thư giãn như một người đi vô sự mà nhà vua họ đi du ngoạn chơi chứ họ chẳng có cái gì bận rộn. Thì cái đó, lúc đó là đi kinh hành thư giãn. Cho nên phải nắm rõ những cái pháp mà kinh hành thư giãn.
Thì lúc bây giờ con thấy cơ thể mệt nhọc thì con nên sử dụng đi kinh hành thư giãn. Mà cơ thể mà nó khỏe khoắn nó không có gì hết thì con đi kinh hành tu Chánh niệm tỉnh thức. Mà con thấy thân tâm con nó khỏe mà con muốn tu tập thêm cái đi kinh hành để mà trau dồi cái tâm từ của mình. Cho nên mình đi mình tập trung mình nhìn xuống dưới chân để mình gieo cái lòng thương yêu của mình đối với chúng sanh, mình không đạp không làm hại chúng sanh thì cái đó là khác nữa. Cho nên mỗi cái nó đều có giúp chúng ta có sức tỉnh thức hết nhưng mà cái sức tỉnh thức đó nó nằm ở trong cái pháp môn để tu. Mà pháp nào nó ra pháp nấy, nó không sai. Phải hiểu lời Thầy dạy mà các con tu đúng thì kết quả đem đến các con thấy bữa nay ngày mai thì thấy nó thành tiên, ngày mốt thì thành Phật mất rồi, không cần thời gian lâu.
Về cái phần mà Định vô lậu. Dường như là các con cũng lợi dụng mình đi kinh hành tu cái định Chánh niệm tỉnh thức hoặc là đi kinh hành thư giãn bắt cái đầu óc mình suy nghiệm. Bây giờ nó có cái gì buồn phiền thì mình đặt cái niệm vừa đi vừa suy ngẫm. Thực ra thì trong cái động mà suy ngẫm thì cái suy ngẫm nó cũng tuyệt vời lắm chứ không phải không đâu. Vừa đi kinh hành mà cũng vừa suy ngẫm một cái chuyện để phá vỡ thì cũng rất tốt nhưng nó không có đúng cái cách của cái sự tu tập theo đạo Phật.
Tại sao vậy? Tại vì đạo Phật dạy chúng ta là phải ngồi kiết già lưng thẳng rồi đặt cái niệm. Từ cái niệm yên lặng, cái thân mà nó yên lặng rồi. Cái thân yên lặng để… Thí dụ như con suy ngẫm, con vừa đi vừa suy ngẫm thì cái thân con lúc nào nó cũng bị động. Nó động đi. Cho nên cái tri kiến của con thì có. Tri kiến hễ giờ con hiểu biết cái này kia, con quán xét nó cũng làm cho con ly cái tâm mà thương ghét của con. Nó làm cho con giảm bớt cái lậu hoặc nhưng con không khai triển nổi cái tri kiến giải thoát. Nó có cái tri kiến. Bởi vì cái cuộc đời của con nó có nhiều bài học ở trong cuộc đời. Nó làm cho con muốn an thì con phải có một sự hiểu biết. Cái sự hiểu biết đó nó giúp cho con để con tự cứu con, làm cho an. Cho nên bây giờ con vừa đi thì cái tri kiến của con nó sẽ phóng ra. Nó cũng suy nghĩ cái điều đó. Rồi một số mà mình đã học, hiểu được Phật pháp thì cái đó là cái tri kiến của mình nó mới hiện ra làm cho con phá đi cái tâm lậu hoặc của mình. Nhưng nó không phải đúng cách của Phật.
Đạo Phật muốn làm sao mà chúng ta phóng ra những cái tri kiến giải thoát. Cái điều đó là điều quan trọng. Nhưng mà muốn phóng ra được cái tri kiến giải thoát thì buộc lòng cái người đó phải - thân phải ngồi kiết già lưng thẳng mà trong cái cảnh tịch mịch yên lặng không có một tiếng động, vắng vẻ. Bởi vì Phật mới dạy “Thân chuyên nhứt cảnh” - cái thân của mình phải chuyên nhứt vào cái cảnh yên  lặng. Rồi từ cái cảnh yên lặng đó mình mới đặt cái niệm đó để cho cái pháp quán, bắt đầu cái tri kiến giải thoát nó phóng ra nó quán xét một cái đối tượng, một cái pháp mà nó làm cho cái tâm mình đang bị lậu hoặc đó nó phóng ra bắt đầu nó quét sạch tất cả những cái lậu hoặc đó ra bằng cái tri kiến giải thoát mà không phải bằng cái sự vay mượn.
Còn bằng vay mượn của những cái tri kiến thì vay mượn của những cái hiểu biết từ lâu. Cuộc đời con đã từng trải thì nó có cái sự hiểu biết của cuộc đời để cho nó giải quyết cho mình những cái tâm của mình không còn buồn phiền nữa. Nhưng nó không thực là cái tri kiến giải thoát của con, mà chính con phải đào sâu và triển khai nó bằng một ngày một đêm. Ít ra con cũng phải bỏ một thời, một thời tu cái Định vô lậu. Chọn một cái giờ nào đó con phải khoanh chân ngồi kiết già tỉnh táo đặt niệm. Mới đầu thì nó không nổi đâu nhưng mà hằng ngày mình cứ cố gắng mình tu tập. Rồi mình đặt niệm, có một ngày nào đó nó phóng. Nó được, nó phóng ra rồi nó sẽ có những cái trí tuệ rất là siêu việt để nó cứu con và đồng thời nó quét sạch các lậu hoặc. Nó ly dục ly ác pháp trong tâm con, con mới chứng đạt được cái Sơ thiền là nhờ cái tri kiến giải thoát đó.
Con nhớ như vậy thì mỗi một ngày một đêm ít ra con phải chọn hai mươi phút hoặc ba mươi phút ngồi thiền tu cái Định vô lậu chứ không được đi kinh hành mà tu cái Định vô lậu. Nhớ chưa, nhớ rồi thì như vậy là đủ rồi phải không.
Bây giờ Thầy xin nhắc lại, trên cái vấn đề tu tập để nối tiếp cái bài học vừa rồi thì cái Định vô lậu là cái định rất là quan trọng cho cái bước đường cho người mới tu chứ không phải cái định Hiện tại an lạc trú, bốn thiền đâu. Mà khi mà cái tâm mà chúng ta đã tu nó vô lậu thì nó mới thanh tịnh, nó mới ly dục ly ác pháp được. Mà khi nó ly dục ly ác pháp được thì chúng ta mới tiến tới tu cái định Hiện tại an lạc trú nó dễ dàng lắm. Nó không còn khó nữa. Cho nên hầu như chúng ta đọc lại những gương hạnh của các bậc Thánh tăng và Thánh ni thì chúng ta thấy rất rõ. Tu chỉ cái lậu hoặc họ hết, cái tâm ly dục ly ác pháp họ được thì Tam minh họ thành tựu rất là dễ dàng, không còn khó nữa. Cho nên ở đây quý thầy nhớ khi mà rời khỏi Thầy thì nỗ lực cái Định vô lậu mà nỗ lực tu. Tu cho nó đúng, hằng ngày phải siêng năng đặt cái niệm đó mà quét sạch những cái tâm mà tham ái, những cái tâm mà ham muốn của mình, những cái tâm phiền não giận hờn của mình. Quý thầy không thấy từ cái vật nhỏ vật lớn mà Thầy nhìn qua cái sự kiện mà Thầy thấy một người quyết tâm tu người ta độc cư người ta sống trầm lặng thì người ta giữ trọn được. Thì từ đó cái quen sống trầm lặng đó thì nó đi dần đi đến cái chỗ ly dục ly ác pháp. Bởi vì cái tâm dục của chúng ta nó muôn hình muôn vạn lận chứ nó không phải là ít. Do vì vậy mà chúng ta chỉ có cái cuộc sống mà độc cư, cái cuộc sống mà trầm lặng thì nó tuần tự nó sẽ quét ra hết. Chứ còn, lần lượt chúng ta cũng phải tập, chúng ta siêng tập những cái Định vô lậu, tập những cái Định sáng suốt, tập những cái Định chánh niệm tỉnh giác. Đó là những cái mà chúng ta cần thiết.
Do vì vậy mà chúng ta tập rồi chúng ta sống cho đúng những giới hạnh, lần lượt nó sẽ thuần thục và nó quen đi. Nó thuần thục, nó quen đi thì quý thầy sẽ thấy rằng chúng ta ly dục ly ác pháp được. Mà ly dục ly ác pháp được rồi thì cái cuộc sống của chúng ta thấy nó thanh thản làm sao. Nó khác lạ hơn là cuộc sống còn ở trong cái dục lạc. Từ đó chúng ta mới thấy được cái chỗ mà Phật gọi là ly dục ly ác pháp mà sanh hỷ lạc. Còn bây giờ chúng ta chưa ly được thì chúng ta chưa thấy cái trạng thái hỷ lạc của ly đâu. Cho nên ráng cố gắng khi xa Thầy thì đem cái định này tu nhiều. Chứ từ lâu tới giờ là hầu hết người ta đã hiểu sai. Người ta cứ cố gắng người ta ức chế tâm, người ta không chịu ly. Bởi vậy cho nên lấy giới luật mà tu đầu là bắt buộc cái thân và tâm của chúng ta sống ở trong khuôn khổ của giới luật để cho nó quen nó thuần lần. Và đồng thời chúng ta có những cái định mà chúng ta tu để cho chúng ta sống trọn được ở trong cái giới luật của Phật. Còn nếu mà không có những cái định như cái Định vô lậu, cái Định tỉnh thức, cái Định sáng suốt thì chúng ta không sống được ở trong giới luật được. Thì quý thầy nhớ là chúng ta hãy đem những cái định đó mà chúng ta nỗ lực thực hiện để chúng ta sống trọn vẹn ở trong giới luật. Và giới luật là một vị thần hộ mệnh cho chúng ta. Cho nên ở đây thì Thầy nhắc lại để cho chúng ta cố gắng mà chúng ta thực hiện con đường tu tập cho nó rốt ráo.
Còn cái định Hiện tại an lạc trú thì quý vị chỉ cần ổn định cho được cái hơi  thở là tốt nhất rồi. Rồi tới chừng đó thì khi mà tu được vô lậu rồi thì cái tâm của quý vị ly dục ly ác pháp rồi thì quý vị chỉ cần hướng tâm nhắc nó tịnh chỉ. Phật đã dạy rồi, bây giờ mình muốn nhập Sơ thiền thì mình cần phải tịnh chỉ cái gì. Rồi mình nhập Nhị thiền tịnh chỉ cái gì, nhập Tam thiền tịnh chỉ cái gì, nhập Tứ thiền tịnh chỉ cái gì. Mình dùng cái pháp hướng mình cứ ngay cái chỗ đó mình gọi nó, tịnh chỉ cái đó. Thì trong khi cái tâm mà tịnh rồi thì chúng ta ra lệnh thì nó sẽ tịnh chỉ hà, chứ đâu phải ngồi đó ức chế tâm hoặc là luyện thiền, luyện hơi thở cho nó chậm nó nhẹ đến mức nào đâu, đâu cần. Đó là những cái kinh nghiệm mà trải qua cái thời gian tu tập của Thầy và Thầy biết rất rõ. Bởi vì chúng ta biết cái định nào, nó sẽ tịnh chỉ cái gì. Trong kinh Phật cũng đã dạy cái điều đó rồi. Mà bây giờ chúng ta có cái pháp hướng như cái lý tác ý, để nó tác ý ra cái chỗ đó để nó ngưng thì chúng ta mới tịnh chỉ nó. Thì lúc bây giờ chúng ta mới làm cho nó ngưng được.
Đó là những cái bí quyết, những cái thành công ở trên con đường tu tập theo đạo Phật. Nhưng đầu tiên là chúng ta phải tu tập để cho cái tâm chúng ta thanh tịnh, đừng có theo dục, đừng có theo ác pháp. Cái chuyện nho nhỏ thôi mà nó cũng xảy ra những cái ác pháp làm cho tâm chúng ta phiền não. Thầy nói đơn giản như trong chúng chúng ta đây, sau cái thời gian có những cái cuộn băng Thầy giảng. Ôi thôi cái này nó còn bận tâm, đâu phải chúng ta ngồi nghe hát. Phải không, các thầy cứ nhớ là chúng ta nghe đây để nắm được cái yếu điểm nào mà chúng ta tu tập cho mình. Đi tu rồi tới cái bát người ta còn xả, còn mình bây giờ mua băng mua máy mua này kia. Năm sáu chục cuộn băng này để, cứ rỉ rả rỉ rả mà nghe Thầy ca thì thôi thôi. Chắc cái kiểu đó cũng như chúng ta mua cái băng hát của mấy cô đào ở ngoài kia để nghe còn sướng hơn. Mà còn nghe hay hơn, còn ngọt ngào hơn nữa, cái giọng còn cao, gặp cái giọng của ông thầy bệnh đao này cứ ho khẹt khẹt hoài có hay ho thứ gì đâu. Các thầy thấy rõ ràng mà, vậy mà cứ tua để mà cứ nghe thì Thầy nói ôi thôi chết rồi.
Cho nên ở đây chúng ta nghe là mục đích chúng ta nắm cho được cái yếu điểm của nào đó để chúng ta thực hiện con đường tu. Còn bao nhiêu chúng ta xả hết. Đi tu mà mang giống một cái kè như vầy. Hai ba chục cái cuộn băng thì thử hỏi quảy một gói vô trong rừng mà đặng ngồi nghe thì thôi. Nghe mà khỉ nó kêu còn hay hơn là nghe Thầy hát. Phải hông, các thầy biết. Cho nên dẹp hết đi dẹp hết đi đừng có nghe, đừng có nghe nữa mà hãy giữ gìn. Thứ nhất là như thế nào: ăn nè, ngủ nè, độc cư nè phải đúng hông, rồi tùy thuận nhẫn nhục bằng lòng. Mà hễ hễ ra quý thầy, bây giờ quý thầy thấy trong thời gian này xem quý thầy có nhẫn nhục tùy thuận bằng lòng được không. Chút chút một mấy cuộn băng không mà Thầy thấy hổng có nhẫn nhục gì được hết. Cho nên tu rồi mà nhìn lại mới thấy thiệt thế gian là thế gian, cái tâm thế gian hồi nào nó cũng còn hồi nấy à. Cho nên nghe lời Thầy mà xả đi, bỏ đi để cho nó giải thoát, để cho cái tâm mình nó an ổn.
À, bây giờ có một thầy xin Thầy nghe cái dự thảo phương án thành lập Trung tâm An dưỡng từ thiện. Thầy cũng sẽ đọc lại cho nghe để biết cái ước vọng của Thầy làm cái đó là để làm gì đây, có ích lợi gì. Có thầy xin được nghe cái phương án thành lập Trung tâm An dưỡng từ thiện Chơn Lạc. Thầy xin đọc lại cái phương án ấy cho quý thầy nghe. Đó là một ước vọng của Thầy đem cái Đạo đức nhân quả của đạo Phật vào đời, mưu cầu lại hạnh phúc cho loài người trên cái hành tinh này. Nhưng ước vọng này chưa thành, chắc chắn chúng sanh chưa có hữu duyên. Sau này mới có cơ duyên thành hình dưới nhiều hình thức khác nhau chứ không phải như ở phương án này nữa. Miễn làm sao Đạo đức nhân quả được vào đời thì hạnh phúc cho con người biết là bao. Ở đây chỉ là một phương án nhỏ để đem đạo đức của đạo Phật dạy con người trong cái thời đại hiện tại này mà thôi. Có nghĩa là cái phương án này mà nó đem vào đời nó cũng tùy theo cái hoàn cảnh để mà đem đạo đức đó chứ không có phải là cái gì khác hết. Cho nên khi mà Thầy đọc thì quý thầy thấy đây là tùy cái hoàn cảnh mà thành lập cái dự thảo phương án này chứ không phải cái mục đích chính của nó là đem cái đạo đức nhân quả vào đời để dạy người ta biết làm lành tránh những cái điều dữ để tạo cái phước báu cho họ mà chính bàn tay và khối óc của họ chứ không phải ai khác hơn hết. Thầy xin đọc lại cái dự thảo phương án thành lập trung tâm an dưỡng.
PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP TRUNG TÂM AN DƯỠNG TỪ THIỆN CHƠN LẠC
Phương án thành lập Trung tâm an dưỡng từ thiện Chơn Lạc. Thay mặt ban sáng lập - Thượng tọa Thích Thông Lạc.
Mục lục:
1. Nhận định tình hình.
2. Mục đích.
3. Tổ chức điều hành.
4. Phương thức hoạt động.
5. Nguồn vốn.
6. Điều kiện an dưỡng.
7. Kế hoạch chi phí ăn ở trong thời gian an dưỡng.
8. Các giai đoạn thực hiện.
9. Kết luận.
Đó là cái mục lục nó có 9 cái phần của nó. Bây giờ phần một của nó là Nhận định cái tình hình.
Đây thì Thầy sẽ đọc cái phần một:
Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì Đất nước thân yêu của chúng ta đã gánh chịu biết bao nhiêu mất mát đau thương mà hậu quả cho đến giờ sau gần 20 năm hòa bình những vết thương của chiến tranh còn chưa hàn gắn hết được. Bao nhiêu người con của Tổ quốc đã hi sinh tính mạng, bao nhiêu người đã không còn lành lặn, bao nhiêu người mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, v.v…Những hi sinh vô giá đó làm sao đền đáp được, những người tu sĩ Phật tử cũng là những người con nước Việt. Khi Đất nước bị ngoại xâm đã phải gác sự tu hành của mình để cùng toàn dân tham gia kháng chiến. Nay được sống, được yên ổn tu hành trong hòa bình, đó là niềm hạnh phúc lớn lao. Chúng tôi suy nghĩ phải làm gì để đóng góp trí tuệ, công sức của mình trong chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Vì vậy việc thành lập Trung tâm an dưỡng từ thiện dành riêng cho cha mẹ liệt sĩ, thương binh, người có công với tổ quốc, trẻ em mồ côi và các tu sĩ là việc làm thiết  thực hợp với đạo và đời.
Đó là cái nhận định cái tình hình để mình giới thiệu cái phương án này.
Hai- tức là cái Mục đích.
Trung tâm an dưỡng nhầm mục đích tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho cha mẹ liệt sĩ, các cán bộ hưu trí thương binh và các tu sĩ có nơi an dưỡng thanh tịnh, hưởng được không khí tốt lành thoáng mát, thường xuyên được chăm sóc sức khỏe. Hằng ngày được hướng dẫn tập dưỡng sinh, tọa thiền để tăng cường trí lực. Có nơi vui chơi giải trí hòa nhịp với cảnh trí thiên nhiên đẹp, môi trường trong lành. Bên cạnh đó trung tâm an dưỡng sẽ thu nhận trẻ em mồ côi, khuyết tật để nuôi dạy nghề, tạo điều kiện cho các cháu trở thành những công dân có ích cho xã hội. Trung tâm giúp mọi thành viên trong khu an dưỡng sống trong tinh thần cùng nhau vui sống, cùng nhau nói lời hòa hợp, cùng nhau góp ý kiến xây dựng, cùng nhau trao đổi những điều hay biết. Cùng nhau giữ gìn pháp luật, giới luật đức hạnh, cùng nhau đồng hưởng những niềm vui.
Ba - Tổ chức và điều hành.
Trung tâm thành lập với tên Trung tâm an dưỡng từ thiện Chơn Lạc. Trung tâm nằm trên một khu đất với diện tích hơn 4 hecta thuộc Phước Hải - huyện Long Đất - tỉnh Bà Vịa Vũng Tàu. Phía trước là biển Đông, bên phải là khu di tích lịch sử Minh Đạm, bên trái là ruộng lúa, sau lưng là núi. Trước đây là sở hữu chủ của tịnh thất Chơn Lạc đã và đang canh tác trồng cây gây rừng, tạo nên cảnh quang thơ mộng, thiên nhiên đẹp, không khí trong lành mát mẻ nhờ gió biển và rừng cây. Nơi đây rất phù hợp cho việc an dưỡng, chữa bệnh và tịnh tâm, hơn nữa lại gần khu du lịch, gần đường giao thông. Toàn trung tâm được chia làm 12 khu vực.
- Khu A1, A2 dành cho cha mẹ liệt sĩ, dành cho cán bộ thương binh.
- Khu B1, B2 dành cho những người nghèo.
- Khu C1, C2 dành cho tăng và ni tịnh tâm.
- Khu vực khám bệnh và điều trị bằng Đông -Tây y.
- Khu vực tập dưỡng sinh cho tất cả thành viên trung tâm.
- Khu làm việc của ban điều hành trung tâm.
- Khu nhà ở của nhân viên phục vụ, khu nhà ăn tập thể, khu vui chơi giải trí.
- Khu nhà khách, bãi đậu xe và nhà kho.
Chức năng của các khu vực như sau:
- Khu A1 dành cho sinh hoạt của các cha mẹ liệt sĩ, các gia đình thương binh cán bộ. Khu này được xây dựng thành những gia đình nhỏ gọn đẹp, xung quanh có vườn hoa.
- Khu A2 dành cho cán bộ thương binh độc thân, khu này tổ chức theo lối sống tập thể nam nữ biệt lập.
- Khu B1 dành cho những người nghèo, khu này xây dựng thành các tiểu gia đình xung quanh có vườn cảnh.
- Khu B2 dành cho những người nghèo độc thân. Khu này tổ chức theo lối sống tập thể được chia thành hai khu nam và nữ để sinh hoạt.
- Khu vực dành cho các vị tăng, trong khu có nơi sinh hoạt chung và nơi dành riêng để tịnh tâm của tăng và ni.
- Khu khám bệnh điều trị bằng Đông - Tây y cho các thành viên toàn trung tâm. Ngoài việc chữa bệnh còn kiểm tra vệ sinh ăn uống dành riêng một khu đất để trồng các loại cây thuốc.
- Khu tập thể dưỡng sinh được lót bằng đá granit, khoảng chia làm hai. Một có mái che rộng để tránh mưa, một không mái để tập y võ sinh, dưỡng sinh và thể dục.
- Khu vực làm việc cho ban điều hành toàn trung tâm gồm có văn phòng trưởng ban trung tâm, văn phòng phó ban trung tâm, phòng tổ chức hành chánh, phòng họp ban điều hành.
- Khu nhà ở cho nhân viên trung tâm được xây cất để phục vụ gồm: nhà ở trưởng ban, nhân viên y tế, nhân viên phục vụ bếp, nhân viên phục vụ khách.
- Khu nhà ở được chia như sau: một khu ăn chay dành cho chư tăng, chư ni, cư sĩ đến khất thực. Một khu nhà ăn dành cho cha mẹ liệt sĩ, cán bộ hưu trí và thương binh. Một nhà ăn dành cho nhân viên toàn trung tâm.
- Khu vui chơi giải trí được xây dựng dựa theo hình thể thiên nhiên, cải tạo thành hồ, cảnh non bộ, các thánh tích lịch sử thu nhỏ, các khu vườn sinh học cho các thành viên trung tâm thực hiện như khu hoa kiểng phong lan, bonsai, non bộ, khu vực trồng các loại cây quý hiếm như nhân sâm, linh chi, v.v.. Một khu vườn ươm cây để trồng tạo cảnh đẹp toàn trung tâm. Khu nhà khách xây dựng gần trung tâm dùng để tiếp khách từ trung ương và các tỉnh thành, các vị tu sĩ trung ương giáo hội, v.v.. về an dưỡng trong thời gian ngắn ngày. Khu này có phòng riêng cho tập thể và gia đình.
Ngoài ra trung tâm còn có một bãi đậu xe du lịch bốn đến 15 chỗ ngồi. Bãi đậu xe tải và xe khách cùng một nhà kho chứa nguyên liệu, chất đốt, dụng cụ và lương thực thực phẩm.
Tình nguyện điều hành toàn trung tâm là những Phật tử thuần thành, có nhiều uy tín và kinh nghiệm tổ chức từ thiện xã hội, được chính quyền chấp nhận. Thành phần ban điều hành gồm có một trưởng ban, một phó ban điều hành, một kế toán trưởng, một thủ quỹ, một thư ký. Giúp việc cho ban điều hành gồm có các phòng ban sau: phòng tổ chức và hành chánh quản trị, phòng y tế, phòng khoa học kỹ thuật, ban an sinh.
Bốn - Phương thức hoạt động.
Trung tâm an dưỡng từ thiện Chơn Lạc là một chỗ tổ chức có tư cách pháp nhân được Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và huyện Long Đất, xã Phước Hải ra quyết định thành lập và cấp giấy phép hoạt động. Được hoạch toán độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản ở các ngân hàng, được phép nhận các nguồn bảo trợ trong tinh thần từ thiện xã hội.
Năm - Nguồn vốn.
Nguồn vốn của trung tâm do các Phật tử cùng các nhà hảo tâm đóng góp.
Sáu - Điều kiện an dưỡng.
Các cán bộ hưu trí, thương binh, cha mẹ liệt sĩ và những người nghèo được Ủy ban nhân dân Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu huyện Long Đất - xã Phước Hải giới thiệu. Những vị tu sĩ được giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội cấp tỉnh thành giới thiệu.
Thời gian an dưỡng - Trung tâm tổ chức an dưỡng theo hai dạng. Dạng ngắn ngày từ một tuần đến một tháng, từ một tháng đến ba tháng, từ ba tháng đến sáu tháng. Dạng dài ngày từ sáu tháng đến một năm, từ một năm đến hai năm. Trường hợp đặc biệt sẽ được ban điều hành trung tâm xét và chấp thuận cho phép được an dưỡng lâu hơn.
Bảy - Các giai đoạn thực hiện.
Giai đoạn một: Quy hoạch và phân khu chức năng các khu theo dây chuyền tổ chức và quản lý của trung tâm. Xây dựng hệ thống cấp thoát nước điện, xây dựng các nhà cho ban điều hành và nhân viên trung tâm, xây dựng các đường vận chuyển trong trung tâm, xây dựng khu nhà bếp nhà ăn nhà vệ sinh.
Giai đoạn hai: Xây dựng các khu an dưỡng, xây dựng khu vui chơi giải trí. Giai đoạn ba: xây dựng khu nhà khách, xây dựng khu vui chơi giải trí, trồng hoa cảnh toàn trung tâm.
Kết luận - phần tám.
Chúng tôi là những người Phật tử được sống an ổn trong đất nước thanh bình và tạm đầy đủ. Muốn thể hiện tinh thần đền ơn đáp nghĩa đối với những cha mẹ liệt sĩ, những người có công với tổ quốc, những người thất nghiệp.
Đó là cái phần mà cái dự thảo cái phương án của Thầy như vậy. Đó là cái mục đích mà để khi mà được thành hình thì cái điều kiện tiên quyết mà Thầy làm. Tức là sau những người mà đến mà ở đó mà an dưỡng thì được Thầy hướng dẫn cho họ trong những cái buổi thuyết giảng nói về đạo đức nhân quả. Thầy không nói về thiền, cũng không nói về Phật giáo như thế nào hết nhưng mà nói về những cái ác cái thiện để cho mọi người người ta biết người ta thực hiện, người ta đem lại cái đời sống an lành và hạnh phúc cho mọi gia đình. Sau cái thời gian như từ nửa tháng cho đến một tháng ở trung tâm khi họ về thì chắc chắn cái gia đình đó được nghe những cái bài giảng về Đạo đức nhân quả thì họ sẽ mang lại cái hạnh phúc cho toàn gia đình của họ. Và đối xử với xóm làng của họ rất là có những cái trật tự, cái an ninh làm cho mọi người đều vui với nhau.
Đó là cái ước vọng của Thầy là đem cái điều đó để đem lại cái hạnh phúc cho con người. Nhưng vì bây giờ tuổi già sức yếu rồi, không thể thực hiện được cho nên cái này Thầy ủy thác lại sau này cho các thầy còn tuổi trẻ, hãy cố gắng mà đem cái Đạo đức nhân quả. Từ những cái tôn giáo nào nó cũng có cái đạo đức nhưng cái đạo đức của đạo Phật thì người ta làm như người ta không thấy cái đạo đức của đạo Phật. Vì vậy mà hầu hết có một số các thầy tu sĩ của Phật giáo cũng như các Tổ người ta luôn luôn đem cái đạo đức của Nho giáo mà dạy ở trong các chùa. Thầy có đọc cái bộ sách của các tổ viết đó là Thiền Lâm Bảo Huấn. Cái lời dạy đạo đức ở trong đó hầu hết là đạo nho chứ không phải là đạo Phật. Vì vậy mà Thầy thấy sao lại các vị Tổ này đều là những người tu sĩ của đạo Phật mà sao lại không thấy cái đạo đức của đạo Phật dạy con người. Mà lại lấy cái đạo đức của một tôn giáo khác mà viết thành một cái bộ sách như vậy để mà dạy những người tu sĩ của chúng ta phải hành theo cái đạo nho, hành cái đạo đức theo đạo nho.
Cho nên Thầy thấy rằng rất là ngạc nhiên, không phải đạo Phật không có đạo đức. Có đạo đức chớ, nhưng tại sao chúng ta không chịu khai triển nó ra? Vì hẳn hòi chúng ta đã thấy cái lộ trình mà thứ nhất mà đức Phật đã dạy cho cái người cư sĩ rất là tỉ mỉ, rất là rõ ràng. Và đạo Phật đã đứng ở  trên cái nhân quả để mà xây dựng cái giáo pháp của mình. Do vì vậy thì chúng ta biết rõ ràng là cái đạo đức của đạo Phật là cái đạo đức nhân quả, cái đạo đức giải thoát thực sự. Vì mình có làm điều thiện mình mang đến cái phước báu cho mình rất rõ. Tại sao không triển khai. Nếu mà từ xưa đến giờ mà quý hòa thượng quý thầy mà hiểu được như thế này. Triển khai ra thì bây giờ chúng ta có một cái đạo đức rất là tốt đẹp vô cùng và bây giờ dân tộc của chúng ta cũng thấm nhuần cái đạo đức đó rất là sâu. Cho nên người ta chỉ thấm nhuần với những cái hành động nho nhỏ của cái đạo đức nhân quả này.
Thầy xin nhắc lại một đứa con nó bắt một con kiến hay con dế rồi nó nắm nó quay để cho con dế chóng mặt đi rồi thả xuống cho hai con dế cắn đi. Hay hoặc là nó chơi một hơi nó ngắt chân ngắt cẳng con dế đi. Thì người mẹ nói con đừng có chơi như vậy. Con chơi như vậy tội đọa địa ngục chết. Thì người ta chỉ biết cái nhân quả có bao nhiêu đó thôi hà. Người ta hù dọa đứa nhỏ cho nó sợ cho nó đừng có làm đau khổ của con vật chứ người ta không có triển khai ra được cái đạo đức nhân quả thế nào và đem đến cái quả khổ, như thế nào là đem đến cái sự an vui. Mà người ta chỉ biết là con đừng có làm vậy đọa địa ngục, chơi như vậy là ác lắm. Người ta chỉ biết nói như vậy thôi, chứ người ta chưa có biết giảng ra cái đạo đức của đạo Phật như thế nào.
Cho nên Thầy thấy rằng cái nhiệm vụ của người tu sĩ Phật giáo hiện giờ là chúng ta phải triển khai cái đạo đức nhân quả để dạy cho con người là cái trách nhiệm rất lớn cho chúng ta. Làm cho con người có đạo đức đó và làm cho cái xã hội được trật tự an ninh vì người ta đã hiểu được nhân quả.
Bây giờ thì chúng ta đã được nghe qua cái dự thảo phương án và được nghe qua cái sơ sơ về cái ích lợi khi mà cái đạo đức của đạo Phật, tức là đạo đức nhân quả được đem ra giảng dạy cho mọi người thì đem lại ích lợi. Nhưng hôm nay là cái ngày chúng ta thấy cái ngày 12/7 năm Đinh Sửu nhằm ngày 14/8/1997 dương lịch. Sau ba tháng an cư kiết hạ thầy trò chúng ta gặp nhau thường trao đổi những kinh nghiệm tu hành. Và ngày ngày được nghe Thầy thuyết giảng, dựng lại các pháp môn của đức Phật đã dạy cách đây 2540 năm. Hơn 20 thế kỉ từ người xưa đến người nay đã nối tiếp nhau thắp ngọn đuốc của Phật pháp để cho nó sáng mãi mãi và trường tồn với con người trong thời gian. Nhưng ánh sáng Phật giáo này là một Phật giáo kiểu mới không phải là Phật giáo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Giáo lý thật sự là giáo lý của đức Thích Ca Mâu Ni nhưng người sau họ đã biến cái giáo lý này thành những môn học không còn là những môn tu. Cho nên họ lấy đó để cầu danh cầu lợi để đạt được cấp bằng của những cái giáo lý này. Thay vì giáo lý của Phật để dạy người tu tập giải thoát khỏi cảnh trầm luân đau khổ của thế gian. Thế mà con người không hiểu rõ lại chồng thêm một lớp danh lợi của Phật giáo lên trên cái lớp danh lợi của thế gian nữa.
Phật giáo cũ nghĩa là Phật giáo mà Nguyên Thủy thì bỏ xuống hết. Nghĩa là mọi cái thứ gì cũng đều buông xuống hết. Còn Phật giáo mới thì đã không buông xuống mà lại còn chồng thêm. Lấy thêm cái giáo điều, cái giáo lý của Phật làm cái danh cái lợi của mình. Do vậy sau những buổi thuyết giảng Thầy đã quá thẳng tay đập mạnh làm cho các thầy ngồi nghe quá sợ hãi và khiếp đảm trước một lực lượng tu sĩ Phật giáo hiện giờ quá đông đảo và có thế lực. Còn riêng Thầy với một tu sĩ tầm thường, thân hình thì ốm yếu nhỏ nhoi chẳng có gì đáng kể. Thế mà dám rống lên tiếng rống sư tử để dựng lại Phật giáo với một số đồ chúng nhỏ nhoi ít ỏi. Không thế lực thì làm sao dựng lại nổi? Hay đây là một hi vọng hão huyền, một giấc mơ tốt lành và giấc mơ ấy chẳng bao giờ thực hiện được. Tiếng rống sư tử này không khéo sẽ thành tiếng chó sủa ma trong đêm vắng.
Kính thưa quý thầy và quý Phật tử! Tuổi đời của Thầy đã hơn một đời người rồi, chẳng còn bao lâu nữa thân tứ đại này sẽ trả lại cho đất nước gió lửa. Chỉ vì thương các thầy tu hành chưa đến nơi đến chốn nên còn nấn ná một đôi ngày. Hôm nay trước giờ phút chia tay với các thầy cũng như các cư sĩ đã từng sống tu tập bên Thầy. Nếu quý vị nào còn quyết theo con đường tu tập của đạo Phật thì tốt hơn hết sau khi ở đây về thăm nhà, chùa rồi lo giải quyết mọi việc, xả dứt hết những nhân quả của thế gian. Những người thân thương và của cải tài sản. Chọn lấy một nơi thích nghi rồi tập hợp nhau lại một địa điểm sống đúng phạm hạnh, sách tấn nhau để tu tập. Còn quý thầy ở lẻ tẻ Thầy tin rằng khó mà quý thầy tự giác nổi trong cuộc sống phạm hạnh. Chỉ có sống với nhau rồi sách tấn cho nhau. Nhờ giới hạnh nghiêm trì nó sẽ giúp quý thầy ly dục ly ác pháp. Nhờ sống bên nhau mới có sự sách tấn tu hành. Còn nếu sống một mình không có ai khích lệ, rồi quý thầy sẽ dễ dãi với mình, thiếu tinh tấn. Rồi phạm phải những giới hạnh thì quý thầy sẽ không sống đúng ly dục ly ác pháp nữa. Đời sống giới luật, đời sống của đạo sẽ không còn nghiêm túc khi quý thầy ở riêng một mình. Nếu mà sống không được nghiêm túc thì sự tu hành của quý thầy ngàn đời khó mà ly dục ly ác pháp được.
Mục đích của đạo Phật là phải có một cuộc sống ly dục, ly ác pháp thì mục đích đó mới đạt được. Đời sống không đúng thì mục đích của đạo Phật không thành tựu được. Điều này đã chứng minh cho quý thầy thấy rõ lớp lớp tu sĩ Phật giáo hằng bao thế kỷ nay tu hành chẳng đến đâu là vì sống không đúng giới hành. Đời sống không ly dục ly ác pháp được nên cuộc sống tu hành của họ rất là phí uổng. Họ bỏ cha mẹ vợ con tài sản của cải để vào chùa tu hành mong tìm sự giải thoát sanh tử luân hồi. Nào ngờ lại đi lụm mót những thứ dục lạc thế gian của người khác đang bỏ ra. Đời sống tu sĩ hiện giờ đi ngược lại đời sống của đức Phật và các Thánh tăng ngày xưa.
Kính thưa quý thầy và quý Phật tử! Nhìn thấy gương hạnh xấu xa, sống không đúng đời sống tu hành của đạo Phật thì quý vị nên tránh xa, phải từ bỏ. Do thế quý vị hãy tìm cách sống chung nhau một nơi nào thích nghi để lập hạnh. Sống đúng đời sống của Phật và chư hiền Thánh tăng. Chỉ có sống gần gũi bên nhau để thực hiện những lời dạy của Thầy, của Phật thì mới mong quý thầy tu hành đến nơi đến chốn. Còn sống riêng rẽ, ai lo cất thất nấy ở chắc chắn khó mà sống đúng phạm hạnh được.
Nếu quý thầy sống riêng rẽ quý thầy sẽ bị ma dục lạc cám dỗ và đưa quý thầy xuống địa ngục chẳng biết ngày nào ra khỏi. Nếu những địa điểm ở đây đông, không tiện thì quý thầy chia ra làm nhiều địa điểm. Ít nhất cũng phải từ hai đến ba người. Nghĩa là đông 10 người 20 người thì không tốt nhưng quý thầy có thể ở hai người ba người thì có thể sẽ yên ổn được. Đừng có nên tập trung đông người. Lấy trung bình 3 người cho đến 5 người tu hành chung nhau là tốt nhất và dễ tu nhất. Đông quá không ai điều khiển thì cũng khó tu, mà sống một người thì không tự giác nổi. Cho nên quý thầy phải sáng suốt chọn bạn đồng tu, phải hợp nhau mới tu được, không hợp thì khó tu hành lắm, không đơn giản.
Chúng ta thấy một mình mình thì ở, cất cái thất ở riêng thì mình thấy nó an lắm. Nhưng mà rồi cái ngủ, cái ăn nó dễ cám dỗ chúng ta lắm. Nếu mà chúng ta thắng được thì một mình chúng ta tu rất tốt. Sợ chúng ta thắng không được, rồi cái độc cư nó buồn nó khổ nó cô đơn nó tuôn tràn ra. Mà chúng ta sống một mình nó dễ lắm. Bởi vì cái hoàn cảnh và cái đối tượng nó dễ đến với chúng ta lắm. Ở trong thất mình yên như vậy, mắc mớ gì ở ngoài gõ cửa chúng ta kêu chúng ta thế này thế khác rồi hô cái này cái kia đủ thứ làm động tâm chúng ta rồi chúng ta phải bắt buộc phải ra nói chuyện hoặc là tiếp đón. Do đó làm chúng ta mất cái hạnh độc cư. Và mất cái hạnh độc cư nó làm tâm chúng ta bị phân tán ra, nó khó mà thống nhất lại được do cái chỗ đó rất khó. Vì vậy mà một mình nếu mà chúng ta sống được. Ăn ngủ và độc cư mà chúng ta chiến thắng được thì chúng ta sẽ tu hành tốt lắm. Mà nếu mà một mình chúng ta sống không được thì chúng ta cũng phải tìm hai người mà sống chung nhau. Nhưng đã có hai người thì quý thầy khó rồi đó, nó không đơn giản. Hai người là có hai tư tưởng, hai tư tưởng nếu mà nhắm được vào cái mục đích tu hành như ba vị tôn giả: Ngài A Na Luật tôn giả, Ngài Kim tôn giả và Ngài A Nan Đà tôn giả. Ba người này sống suốt ba năm với nhau trong một cái nhà mà không hề có một tiếng nói.
Đó là một cái điều khó, còn chúng ta có sống được không? Mà ba người này họ sống, họ tùy ở cái tâm của người khác, họ sống cho cái người khác, không sống cho mình cho nên họ sống rất yên lặng. Còn đối với chúng ta bây giờ chưa có gì đâu. Ai cũng có cái tâm riêng hết. Thấy cái người đó mà sống coi bộ tu hơn mình thì thấy ghét rồi. Hơi có cái gì mà hay hơn mình đã là không ưa rồi. Cái tâm bỉ thử của chúng ta còn nhiều lắm. Cho nên khi hai người mới đầu nó còn hợp đó nhưng mà thời gian sau nó không hợp đâu. Nó không hợp đâu rồi nó sanh ra những cái chuyện lặt vặt, nó làm cho phiền toái mà tâm nó bất an. Cho nên rất là khó.
Thầy nói hai người thôi chứ còn nói ba bốn người thì còn nhiều nữa. Ba bốn người nữa rồi nó kết hợp nó không ưa cái người đó thì nó kết hợp người này người kia rồi nó nói nó đặt thêm cái này, nó không hiểu nó đặt thêm những cái kia. Nó làm cho cái sự tu hành của chúng ta nó đi dần dần đến cái chỗ thành một đám ma quái chứ không phải là cái người tu hành. Cho nên nó khó là khó như vậy. Mà chúng ta kết hợp được, chọn được những người bạn mà đồng tu có một cái tâm hòa hợp không có cái bản ngã thì nó dễ lắm. Chớ còn có cái bản ngã một chút xíu ở trong đó là thấy cái sự đồng tu với nhau là nó khó. Cái thời gian một tháng hai tháng nó chưa nói cái gì đâu. Ở lâu rồi mới biết cái điều đó, khó lắm.
Cho nên chúng ta chọn được, quyết tâm được tu thì ta sống một mình là tốt nhất. Nhưng sống một mình thì phải giữ gìn, phải cảnh giác, phải có nghị lực chiến thắng được cái ăn cái ngủ và cái độc cư của mình. Đó là những cái bí quyết mà thành công ở trên con đường tu của đạo Phật đó. Mà nếu mà chúng ta không nắm được cái này thì ít hôm thì chúng ta phá hạnh chúng ta hết. Và phá từ cái hạnh ăn cho đến hạnh ngủ và cho đến hạnh độc cư thì kể như cuộc đời chúng ta chỉ tu hình thức chơi chứ không tới đâu hết.
Thầy xin nhắc lại quý thầy bởi vì các thầy sẽ sắp sửa rời khỏi Thầy rồi. Hôm nay còn Thầy, Thầy nhắc tới nhắc lui thế mà quý thầy còn không nghe thay huống hồ là không có Thầy. Thì nó quá tự do rồi. Mà nó quá tự do rồi thì ba cái hạnh ăn ngủ độc cư này làm sao mà quý thầy giữ gìn nỗi. Có Thầy đây thì quý thầy nhìn coi bao nhiêu người mà giữ được độc cư, còn bao nhiêu người mà sống lộn xộn, nay chạy thất này mai chạy thất kia. Các thầy cứ xét coi có không. Rồi từ cái chỗ đó quý thầy thấy có sự xung chướng với nhau, có sự bất toại nguyện nhau trong lòng, rồi tranh chấp nhau, rồi phiền não nhau. Ông này phiền não ông kia, có không? Các thầy cứ xét lại quý thầy, quý thầy thấy rất rõ. Cho nên những lời Thầy nói là vàng là ngọc đó, là những cái gương rất là sáng biết trước những cái sự kiện đó.
Đến đây Thầy cho nghe cái thanh qui Thầy. Là những cái giới nòng cốt của nó là gì, các thầy thấy rõ chứ gì. Đã hiểu đã nghe rõ cái giới nòng cốt là gì: Là ăn, là ngủ, là độc cư; rồi nhẫn nhục, rồi tùy thuận, rồi bằng lòng. Mà bây giờ quý thầy có thấy mình bằng lòng được ai không hay hoặc là mình xung chướng với mọi người, mình phiền não. Mà Thầy nghĩ ba cái thứ vật chất nó có ra gì đâu mà để cho tâm của mình nó quá đau khổ. Cho nên quý thầy thấy chưa. Đó là những cái phạm phải kỉ luật mà làm cho tâm quý thầy nó rất là đau khổ, nó không ly dục ly ác pháp. Cho đến bây giờ quý thầy nghe Thầy nhắc lại rồi suy ngẫm lại tâm của mình có không, có khổ không. Tại không nghe lời Thầy mà khổ, còn những người độc cư người ta như thạch bàn người ta không thấy chuyện gì xảy ra trong tâm hồn người ta hết, người ta rất là an ổn.
Đó quý thầy thấy chưa. Cho nên ở đây là cái sự Thầy nói ra để cảnh giác, lấy những cái thanh qui mà Thầy đã thu lại ở trong băng mà mở ra nghe cái lời của Thầy là cái lời nhắc những cái điều kiện cần thiết cho bước đường tu hành của quý vị.
Lấy trung bình là 3 người đến 5 người tu hành chung nhau là tốt nhất và dễ tu nhất, đông quá không ai điều khiển thì cũng khó tu. Mà sống một người thì không tự giác nổi. Cho nên quý thầy phải sáng suốt chọn bạn đồng tu, phải hợp với nhau mới tu được, không hợp thì khó tu lắm. Chúng ta đừng có tưởng tượng là nó dễ đâu. Hai người là đã cũng thấy khó rồi đó, chứ không phải dễ đâu. Thầy nói cho đến 3 người đến 5 người là còn khó hơn đó, chứ đừng nói 10 người, 20 người; rất khó lắm.
Từ hai người trở lên phải có thanh qui. Nghĩa là 2 người sống là phải đặt cái thanh qui để bắt buộc thanh qui đó chúng ta phải áp dụng. Và hàng tháng chúng ta họp lại ngồi đọc thanh qui để rồi coi chúng ta có sai phạm chỗ nào ở trong cái thanh qui không. Thì như vậy mới có giữ được cái hòa hợp cho 2 người tu hành. Thì tức là 5 người 10 người thì cũng phải có thanh qui rồi. Hai người còn có huống hồ là 10 người. Nếu không có thanh qui thì ai cũng cho mình là người hiểu, người biết đúng còn tất cả là sai, là không đúng. Đó, nó sẽ bất hòa là ngay ở chỗ đó đó.
Dù bất cứ ở đâu theo Thầy nghĩ các thầy nên lấy thanh qui của Tu viện mà áp dụng cho địa điểm của mình thì chắc chắn quý thầy sẽ ly dục ly ác pháp trọn vẹn và ngày ngày tu hành càng tiến bộ tốt hơn.
Điều cấm kỵ nhất tu hành theo đạo Phật là cất am thất riêng rẽ tu hành một mình. Nghĩa là mình cất riêng ra rồi tự làm lấy sống đó, tự nấu nướng thì điều đó là điều nguy hiểm nhất. Rồi đây rồi cuộc sống của mình nó trở thành ra là làm để sống. Cứ hết cái giờ ngồi thiền ra thì tính phải lo nấu ăn cái này kia nọ. Bữa nay có ba cái đậu nấu chè đồ ăn đi, bữa nay có Phật tử đến cho sữa, đường mình pha thêm sữa, đường này để mà ăn đi hoặc là làm bánh bèo, bánh da lợn gì đây cho nó thơm ngon. Rồi ngồi đó cứ phục vụ cho cái ăn ở trong thất đó. Thì cái người mà cất thất riêng ở riêng mà nấu ăn nấu nướng riêng, Thầy thấy ra như là một cái gia đình của họ thôi. Rồi họ trồng cây trồng trái cuối cùng thì khách khứa mà bạn hàng đến mua cây mua trái cây gì đó thì như họ ngồi đó họ mở cái chợ buôn bán ở đó rồi. Cái thất của họ tu bây giờ nó trở thành cái chợ bán trái cây. Bởi trồng số đu đủ họ tới họ lui họ mua thành ra nó trở thành cái tiệm bán trái cây mất rồi, cái gian hàng bán trái cây. Cho nên cuối cùng thì tu không có được đâu.
Điều tu hành tốt nhất là có bậc minh sư hướng dẫn. Nghĩa là mình tu hành bất kì ở đâu mà có một vị thầy đã tu tập xong, mình nương vào cái vị thầy đó mình tu hành, đó là tốt nhất.
Điều tu hành tạm được là phải có bạn đồng tu, đồng pháp, đồng mục đích tu. Nghĩa là những người bạn đó đều đồng nhau. Chứ ông ta cũng đồng tu với mình mà ông ta tu pháp khác. Mình tu Giới - Định - Tuệ còn ông này ổng lại tu Thiền Đông Độ, một ông thì ăn ba bữa còn mình ăn ngày một bữa. Hai ông này ngồi ăn khác xa nhau, hai con mắt nó liếc liếc háy háy huýt huýt nhau, coi chừng thì cái chuyện đó nó khó quá đi. Cho nên tu thì phải đồng tu. Một pháp đồng với cái mục đích tu với nhau thì nó dễ. Còn cái ông thì chuyên môn niệm Phật rầm rộ, còn cái ông ngồi thiền gục tới gục lui. Hai cái ông này nó cũng không hợp nhau. Ông sao mà niệm Phật tôi ngồi thiền không được. Do đó cuối cũng cãi lẫy với nhau thôi. Cho nên tất cả những cái này đều là những cái có thể là nó không có đồng pháp cho nên nó khó tu lắm. Vì vậy mà chọn bạn phải chọn cái người mà có thể đồng pháp, đồng mục đích mới tu được.
Điều tu hành xấu nhất là sống chung với ác hữu tri thức. Nghĩa là mình chọn sai những cái người bạn xấu thì mình tu không bao giờ tới đâu hết. Đó là những ác hữu tri thức. Họ sẽ nay kiếm chuyện này, mai kiếm chuyện khác rồi ganh rồi tỵ, rồi đủ cách hết. Mình tránh xa cái loại này ra thì mình tu hành mới yên, chứ còn mình ở gần thì không có được.
Về phần đời sống ăn uống ngủ nghỉ, các thầy phải tập dần cho đến khi khắc phục được nó trọn vẹn, sống đời sống xuất thế thì mới xa gia đình, sống không nhà cửa mới được. Nghĩa là bây giờ các thầy mà về đây, thí dụ như có nhiều vị cư sĩ về đây thì từ lâu tới giờ mình đâu có xa nhà, bây giờ mình xa nhà. Rồi bắt đầu tuy rằng sống như vậy chứ mình cũng nhớ nhà nhớ cửa, cũng lo cũng lắng cái này kia thì bắt đầu mình biết cái tâm của mình nó chưa có được thuần hóa được ở trong cái đời sống xuất gia. Vì vậy mình về mình sống mình tập luyện dần dần từ cái ăn cái ngủ của mình cho đến cái độc cư sống riêng rẽ để cho mình khắc phục được cái tình cảm của mình cho nó dứt lần đi. Chứ còn bây giờ ngồi đây mà cứ nhớ nhà nhớ cửa nhớ cha nhớ mẹ nhớ con nhớ cái nhớ công ăn việc làm thì đi tu nó uổng lắm, nó hổng có ích lợi gì đâu.
Đừng dễ duôi với ăn uống ngủ nghỉ mà hãy cảnh giác, đừng sống theo phàm tình. Mình đừng có dễ dãi với mình, mà mình phải khắc phục nó từ cái ăn cái ngủ của mình. Thấy nó không đúng giờ là mình không có cho nó ngủ mà phải cho nó ngủ có giờ có giấc đàng hoàng. Cái ăn cũng vậy, đừng có ăn uống lặt vặt. Muốn thì không cấm, giờ ăn là ăn, giờ không ăn thì không ăn.
Đừng có thấy cái ngon mà thích ăn nhiều, cũng đừng có thấy cái dở mà ăn ít. Mà phải sống cho nó đúng cái mực chứ đừng có lúc này lúc khác. Dở thì mình cũng ăn no, mà ngon thì cũng ăn no chứ không ăn ráng.
Các thầy trở về sống hòa mình với mọi người. Hãy nhớ câu: “Không làm khổ mình - khổ người”. Thầy nhắc quý thầy bây giờ ở đây quý thầy trái lại còn không nghe lời Thầy mà sống độc cư cho nên nhiều khi tự đã làm khổ mình và khổ bạn của mình rồi. Phải chi quý thầy nghe Thầy mà sống độc cư thì không làm khổ ai hết. Bây giờ quý thầy đã về với cuộc sống chung đụng với mọi người sẽ có sự tiếp duyên với nhau. Cố gắng nhớ câu: Không làm khổ mình cũng không làm khổ người. Phải biết và sáng suốt nhẫn nhục tùy thuận bằng lòng trước mọi hoàn cảnh, trước mọi ý muốn của người khác. Phải biết nhẫn nhục trước những sự khó nhẫn nhục.
Đó là những lời mà nhắc nhở của Thầy khi quý thầy sắp sửa rời khỏi Thầy. Không còn Thầy ở bên che chở nữa thì quý thầy phải sáng suốt mà nhận định cứu lấy mình để cho lúc nào tâm của mình không có đau khổ, thoát ra khỏi sự đau khổ của thế gian thường tình. Mọi người, mọi cảnh, mọi đối tượng luôn luôn đem lại sự an vui cho mình cho người khác thì quý thầy mới xứng đáng là đệ tử của Phật.
Thầy cho mọi người một cái bát đất đem về mà tập thọ thực ở trong bát đó. Mỗi lần ăn cơm thấy bát là thấy Thầy; thấy bát là nhớ đến ngày một bữa nuôi thân; thấy bát là nhớ đến tri túc thiểu dục; thấy bát là nhớ đến đời sống xuất gia; thấy bát là nhớ là cảnh giác đời sống thế gian vô thường khổ não, vui ít buồn nhiều; thấy bát là nhớ lại lời dặn bảo của Thầy nhìn chiếc bát là thấy gương hạnh sống của Thầy; thấy bát là nhớ lời Thầy dạy bảo: “Được thân người là khó, được Phật pháp còn khó hơn”; thấy bát là nhớ lời Thầy khuyên răn: “Các pháp thế gian là pháp vô thường. Vô thường thường khổ, chỉ có tịch diệt, diệt rồi là vui”; thấy bát là nhớ lời Phật dạy: “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi”; thấy bát là nhớ lời Phật dạy: “Lấy giới luật ta làm thầy đừng lấy ai làm thầy”; thấy bát là nhớ đến những ngày sống dưới mái chùa xưa tre lá, bao kỉ niệm không quên.
Đó là các thầy thấy được cái bát là các thầy nhớ đến những ngôi chùa, cái Tu viện Chơn Như này. Cái chùa Chơn Như này mà ba tháng hạ rồi các thầy đã sống với nó, từng bao nhiêu kỉ niệm tới lui làm sao cho quý thầy quên được. Thấy cái bát là đã nhớ cái nơi mình sống trong ba tháng mà thôi.
Sau khi rời khỏi nơi đây Giới luật là vị thần hộ mệnh và che chở bảo hộ cho quý vị. Bằng ngược lại, quý vị phá giới tức là quý vị phá Phật pháp. Quý vị phải chịu lấy tội lỗi đó là đời đời kiếp kiếp quý vị thọ lấy tai ương và đọa địa ngục. Giới luật giúp cho quý vị thoát khỏi sanh tử luân hồi, giới luật là mẹ đẻ ra chư Phật. Quý vị nhớ kĩ rời khỏi nơi đây giới luật là vị thầy thân cận bên quý thầy. Giới luật chẳng bao giờ xa quý thầy. Chỉ có quý thầy xa giới luật mà thôi. Thiền của đạo Phật được xây dựng trên nền tảng giới luật - ly dục ly ác pháp. Giới luật mất là quý thầy trở thành phàm phu, giới luật còn sống với quý vị quý vị là thánh nhân. Thánh nhân chạy theo dục lạc là phàm phu, phàm phu sống đúng giới luật là thánh nhân. Này quý thầy thánh - phàm chỉ có giới luật và không có giới luật mà thôi.
Ở đây Thầy khuyên quý thầy khi rời khỏi nơi đây quý thầy hãy giữ gìn giới luật, nhất là giới ăn ngày một bữa, ngủ ít, sống độc cư trầm lặng, biết nhẫn nhục, biết tùy thuận, biết bằng lòng thì quý vị tu thiền định sẽ không rơi vào thiền tà ngoại đạo.
Vì tuổi già sức yếu Thầy cũng chẳng còn sống bao lâu nữa. Các pháp thế gian là pháp vô thường. Vì vô thường nên không lưu giữ nó làm gì. Thầy phải xả bỏ nó để về với cõi vĩnh hằng, không còn tái sanh lại nữa. Kéo dài thêm thân và tuổi thọ là kéo dài thêm sự đau khổ và cũng là kéo dài thêm nhân quả; để đến lúc cần đi ta phải đi, giữ lại làm gì. Thầy ra đi Thầy biết chỗ Thầy đi. Các thầy hiện giờ có ra đi các thầy chưa biết chỗ quý thầy đi thì quý thầy phải ráng tu hành. Còn Thầy, quý vị dựa vào Thầy tu hành, mất Thầy quý thầy hãy dựa vào giới luật mà tu hành. Giới luật là chỗ nương tựa vững chắc không bao giờ ra đi. Còn nương tựa vào Thầy có ngày Thầy sẽ mất. Thầy mất quý thầy mất chỗ nương tựa, quý vị bị hổng chân. Không có Thầy quý vị theo giới luật mà tu tập. Quý vị sẽ đi đến nơi đến chốn. Nghĩ thế Thầy sẽ ẩn bóng rồi sẽ ra đi vĩnh viễn. Khi thấy các thầy đã giữ gìn giới luật nghiêm túc, tu hành đến nơi đến chốn.
Một lần nữa Thầy xin nhắc lại quý thầy: giới luật là một bậc thầy vĩ đại trong đời sống tu hành của quý vị. Quý vị nhớ ghi khắc mãi đừng quên.
Bây giờ thầy trò chúng ta chia tay nhau ở đây là vừa rồi. Chúng ta đừng bịn rịn, đừng buồn rầu. Có duyên thì hợp, hết duyên thì xa. Các thầy hãy vui lên, hãy nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả. Duyên tan hợp đừng buồn các thầy à. Thầy sẽ gặp các thầy mãi mãi và chờ đợi các thầy nơi đó. Các thầy hãy ráng tu hành, ngày đó không còn xa. Nó sẽ đến với các thầy nay mai. Phải ráng xả tâm thế gian, xả lòng thương ghét giận hờn phiền toái và phải xả hết cả của cải tài sản vật chất thì các thầy sẽ được gần bên Thầy mãi mãi. Và thầy trò chúng ta sẽ không xa nhau nữa.
Các thầy hãy tìm một chỗ nào yên tịnh, yên ổn để tu hành, giữ gìn giới luật nghiêm túc. Thỉnh thoảng Thầy có dịp về sẽ thăm lại các thầy. Các thầy tin tưởng một ngày nào đó Thầy sẽ về thăm lại các thầy dù các thầy ở bất cứ nơi đâu Thầy cũng về thăm được. Cuối cùng Thầy chúc các thầy vui khỏe trên đường tu tập và hằng ngày tiến bộ rõ ràng. Cố gắng đoạn đường tu tập để sớm làm chủ sanh tử chấm dứt luân hồi. Chào tạm biệt các thầy.
Bây giờ chúng ta tiếp tục cái buổi học. Thì Thầy có đọc cái tập nhật ký thời khóa tu tập của Huệ Ân, con trình bày cái vấn đề tu cái Định vô lậu thì Thầy thấy cái trình bày của con rất đúng. Về cái pháp quán như vậy, từ quán xét từ cái thay đổi của cái thân vô thường của mình, Thầy thấy quán như vậy là rất hay. Và hằng ngày con thường đặt cái niệm và cứ quán xét như vậy thì cái lý vô thường của cái thân nó sẽ thấm nhuần và từ đó cái tâm của con nó sẽ xả đi tất cả các lậu hoặc cho nên nó đạt được cái chỗ ly dục ly ác pháp để rồi cái tâm nó sẽ thanh thản, nó sẽ nhập được cái Sơ thiền. Và từ đó về sau thì thường hướng tâm như vậy, quán như vậy rồi dùng cái pháp hướng, thì pháp hướng nó có hiệu quả thì sau đó tới bốn thiền thì con sẽ dùng cái pháp hướng mà để biểu nó tịnh chỉ. Như hiện giờ mà con đã thấy có cái hiệu quả của cái pháp hướng như cái nhức đầu con bảo nó đừng nhức đầu là thấy nó không có nhức nữa. Thì lúc bây giờ con chỉ cần, con không biết là tầm tứ như thế nào nhưng mà con bảo bốn cái tâm nó nhập vào Nhị thiền thì con bảo tầm tứ nó diệt đi, nó ngưng đi đừng có hoạt động nữa thì lúc bấy giờ con sẽ thấy có tuần tự hơi thở nó chậm nhẹ như thế nào đó nó sẽ rơi vào một cái trạng thái của định. Thì lúc bây giờ đó con đã nhập Nhị thiền. Còn nếu mà con bảo các trạng thái tưởng hãy đi ra hết để mà tịnh chỉ ly cái hỷ thì bắt đầu nhập Tam thiền thì bắt đầu con thấy nó vào Tam thiền. Tự nhiên cái tâm nó sẽ vào và đồng thời con ra lệnh các hành ngưng, hơi thở ngưng thì lúc bấy giờ nó ngưng đó thì con nhập Tứ thiền và đồng thời con nói cái thân này là hoàn toàn bỏ đi thì tức là nó sẽ hoại diệt cái thân, tức là con làm chủ được cái chết.
Đó là những cái điều kiện mà con tu cái Định vô lậu con cứ đặt cái niệm con quán như con đã viết ở trong cuốn tập nhật ký thời khóa. Con nỗ lực tu như vậy thì cái thời gian nó không lâu đâu con sẽ làm chủ được cái sống chết của con và cái vô lậu. Nó có cái hiệu quả là nó sẽ không còn cái lậu hoặc nữa thì cái nhân mà sanh tử luân hồi nó cũng hết. Tu cái định vô lậu cái nhân sanh tử nó hết thì con sẽ chết đi mà không có tái sanh luân hồi nữa. Con tu nó đơn giản nó không có cái gì nhiều đâu. Mà con đặt đúng cái niệm như vậy rồi con quán xét như vậy lần lượt con sẽ thấy rất rõ và rất rõ và đến cuối cùng thì chứng được cái lý vô thường và con sẽ hết lậu hoặc. Đó là cái phần về con.
Và đây là tiếp tục cái phần của cô Phượng.
Kính bạch Thầy, con có duyên lành và phước báu nhiều đời nên con mới được gặp Thầy và cô Út cưu mang dạy con pháp tu của Thầy. Nhưng vì nghiệp của con nặng quá nên con bị bệnh tim mạch nặng con phải tạm về nhà.
Do trong cái vấn đề đó thì con nhớ kĩ về cái Định vô lậu. Cô Phượng, con nhớ kĩ là con phải đặt cái niệm thân của con, con mới quán xét tức là suy tư, có sự tư duy ở trong cái sự vô thường của thân con hiện giờ, rồi tất cả những cái thọ, cái bệnh đau của con con cũng quán xét như thế nào để con thấu rõ được cái vô thường đó. Thì càng ngày, cứ mỗi ngày con tu một lần hai lần ba lần hay bốn lần thì mỗi ngày hai ba lần, bốn lần đó thì nhiều ngày nó sẽ thấm nhuần và nó chứng được cái lý vô thường. Cái lý mà khổ không vô ngã của nó rất là rõ ràng và cụ thể. Và từ đó con cũng sẽ thấy thanh thản trước khi mà cái thân này nó sẽ hủy hoại, tức là nó hoại diệt nó không còn nữa mà con vẫn thấy không còn bận tâm lo lắng nữa. Trước là con sẽ thấy cái tâm nó bất động ở trong các đối tượng, người ta nói nặng nói nhẹ hoặc làm cho con, cái thân của con phiền não, hoặc cái sự đau nhức ở trong thân con mà con thấy cái tâm nó thản nhiên nó không còn bận tâm nữa thì tức là mình biết là cái tâm vô lậu. Nó cụ thể và nó rõ ràng nó thấy cái tâm của mình nó bất động là mình biết nó bất động hẳn hoài đàng hoàng.
Còn về cái phần mà con tìm cái nơi mà yên tịnh để tu thì ở đây nó tùy theo cái nhân duyên. Nó có nhân duyên thì mình mới tu được còn nó không có nhân duyên thì mình không tu được. Thật ra thì Thầy đã ẩn bóng rồi thì Thầy giao lại cái phần này cho cô Út tất cả. Cho nên Thầy, cô Út tùy theo các con thấy mà cái sự điều hành của cô Út quá vất vả, Thầy cũng không có cái ý gì ở trong cái vấn đề này được.
Do vì vậy đó thì con thấy rằng trong cái vấn đề mà tìm một cái nơi yên tịnh thì tu nó mới tốt chứ không thể nào mà sống trong một cái gia đình nhỏ rất nhỏ mà tám chín người ở mà tu hành rất là khó. Đó là cái duyên con không có đủ vì vậy mà nên tìm cái nơi nào cho nó yên tịnh rồi thường đặt cái niệm tu cái Định vô lậu thì may ra mới quét sạch trong những cái thân mà bệnh tật của con đó là những cái pháp mà con đặt để mà con tu để mà con giải quyết các lậu hoặc mà con đã thọ lấy cái nghiệp thân con quá nặng trong hiện giờ. Nếu mà có được cái nơi yên tịnh tốt mà nỗ lực tu hành thì trong 5 tháng hoặc 6 tháng mà chứng.

Hết băng 57


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét