Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Băng số 36

GIỚI BỔN PATIMOKKHA
Nó làm cho nhiễm các loài hữu tình, nó trở thành những cuộc ẩu đả như vậy là hai cái pháp mà nó có thể khó thể nhập, làm cho chúng ta không nhập được ở chỗ cái giải thoát. Cho nên chúng ta phải dè dặt nhân và duyên luôn luôn lúc nào hễ có duyên thì có nhân theo đó, mà có nhân theo đó tức là có quả. Đây là hai cái pháp dạy chúng ta trên cái lộ trình nhân quả mà lộ trình nhân quả này tức là đạo đức giải thoát của Đạo Phật.
Hỏi câu 8: Thế nào là hai pháp cần được sinh khởi?
Bây giờ cái pháp mà chúng ta cần phải tu tập sinh khởi thì Đức Phật đáp: “Tận trí và Vô sanh tríĐó là hai pháp cần được sinh khởi. Cái tận trí đây là Lậu tận trí, nó làm cho cái trí vô lậu của chúng ta, nó phải quét sạch, và cái Vô sanh trí, cái trí mà không có khởi cái niệm gì hết gọi là Vô sanh trí. Thì hai cái pháp này cần phải được sanh khởi, mà sanh khởi thì quá trình tu tập của chúng ta ghê gớm lắm. Lậu tận trí hay là Lậu tận minh thì chúng ta thấy rằng mà trên con đường Gới – Định - Tuệ của Phật, Gới – Định - Tuệ cho đến khi tuệ Tam minh thực hiện thì mới có Lậu tận trí, tức là Lậu tận minh. Vô sanh trí tức là cái trí thiền định của chúng ta nó không có khởi một cái niệm gì cả hết mới gọi là vô sanh trí hay là bất động tâm giải thoát, đó là Vô sanh trí. Cho nên hai cái trí này cần phải được sinh khởi, cần phải làm cho nó sống, làm cho nó khởi lên. Bây giờ nó chìm lịm, trong chúng ta hiện giờ chưa có người nào có Lậu tận trí và Vô sanh trí hết cho nên bây giờ hai cái pháp này cần phải chúng ta khơi nó dậy làm cho nó sinh khởi lên. Vậy thì trên bước đường tu tập chúng ta phải tu cái gì trước, tu cái gì sau để đến đó chúng ta mới khởi nó dậy được. Đó là hai pháp cần phải được sinh khởi.
Hỏi câu 9: Thế nào là hai pháp cần được thắng tri?
Đó, thì bây giờ thắng tri tức là chúng ta phải hiểu một cách, cái trí chúng ta phải hiểu thế nào để làm chủ được cái cuộc sống của chúng ta? Cái cuộc sống của chúng ta thì nó như thế nào? Ở đây đáp có hai giới: hữu vi giới và vô vi giới.
Đó, chúng ta phải làm chủ được cái hữu vi giới và vô vi giới, tức là hai cái pháp đó là chúng ta cần phải thắng tri nó. Thì hữu vi giới là cái gì mà có hình sắc, có hình tướng thì cái đó gọi là hữu vi giới. Còn cái vô vi giới là cái phần mà vô hình tướng, vô sắc thì cái đó gọi là vô vi giới. Thì ở đây chúng ta thấy rất rõ là hữu vi giới do sắc, do cái sắc thân của chúng ta và các pháp có hình tướng. Và vô vi giới do tưởng của chúng ta, sắc, thọ, tưởng, hành, thức một khi mà chúng ta nằm ở trong giấc mộng thì những hình sắc mà chúng ta thấy đều thuộc về vô vi giới. Còn cái mà hiện tiền, mà đối với cái thân của chúng ta đối xúc với các vật mà chúng ta thấy đó là hữu vi giới.
Do cái chỗ mà chúng ta tu tập hai cái pháp này để chúng ta được cái thắng tri làm chủ được hai cái này. Thí dụ như bây giờ chúng ta diệt tầm tứ nhập Nhị thiền, thì lúc bấy giờ chúng ta mới là tịnh chỉ được hữu vi giới, còn vô vi giới thì chúng ta phải đi tới một cái giai đoạn nữa là ly hỷ, trú xả nhập Tam thiền, lúc bấy giờ chúng ta không còn mộng mị nữa, thì cái vô vi giới sẽ không còn có nữa. Còn khi mà chúng ta nhập tới Tứ thiền rồi thì nó chỉ còn một trạng thái thanh tịnh, rất là thanh tịnh, nó không còn có vô vi hay hữu vi nữa. Cho nên ở đây chúng ta nói để chúng ta thấy được hai cái giới này mà chúng ta cần phải được cái pháp thắng tri. Thắng tri là hiểu, rất thấu suốt mà làm chủ được cái hữu vi giới và cái vô vi giới. Thắng tri là làm cái trí của chúng ta sẽ làm chủ được, vậy thì cái trí như thế nào? Mà Thầy nói là cái Giới tuệ, Giới tuệ tức là cái trí gì? Chúng ta bảo cái hơi thở ngưng nghỉ thì nó ngưng nghỉ, chúng ta bảo hơi thở chậm và nhẹ nhập Nhị thiền diệt tầm tứ thì nó làm theo đúng như vậy là chúng ta làm chủ được, là thắng tri được cái hữu vi giới và thắng tri được cái vô vi giới. Còn nếu chúng ta chưa sai khiến được như vậy thì chúng ta chưa có thắng tri đâu, thắng tri tức là làm sao mà chúng ta bảo như thế nào mà thân tâm chúng ta nó đều làm chủ được cái đó, cái giới đó. Cho nên hai cái giới này mà chúng ta đã làm chủ được thì cái đó gọi là các pháp thắng tri.
Hỏi câu 10: Thế nào là hai pháp cần được tác chứng?
Ở đây đức Phật dạy, đáp: minh và giải thoát. Đó là 2 pháp cần được tác chứng. Như hồi nãy ở trên chúng ta cần phải phá vô minh thì chúng ta sẽ được minh. Vậy thì minh cần phải tác chứng, ở đây chúng ta phải thấy cái chỗ cuối cùng của câu hỏi thứ 10 này, hai pháp này minh tức là chúng ta phải hiểu là Tam minh, chứ không phải minh là cái tri kiến và cái tri kiến giải thoát như hồi nãy. Hồi nãy ở trên cái vô minh đó để chỉ cho minh đó, chứ không phải minh ở chỗ này. Bởi vì minh ở chỗ này nó kèm theo sự giải thoát tâm bất động giải thoát, cho nên chữ minh này nó phải là Lậu tận minh, Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, thì chữ minh này là chúng ta phải hai cái pháp này cần phải tác chứng, tức là phải chứng cho được hai cái này thì tâm giải thoát bất động của chúng ta.
Cho nên Phật nói phạm hạnh của đức Phật không phải giới luật, không phải thiền định, không phải trí tuệ, mà chính tâm giải thoát bất động của chúng ta đối trước các pháp, đối trước cái thọ, là cái phạm hạnh của người tu, là lõi cây, là cái mục đích của người tu. Cho nên ở đây mà chúng ta có minh và giải thoát, thì nó mới tâm bất động giải thoát mới được. Đó là những cái pháp cuối cùng cần phải tác chứng, tức là phải chứng ngộ được cái pháp đó. Đó là những điều 20 pháp này chúng ta phải đi ở trên con đường đó, không thể nào mà chúng ta bỏ một cái nào mà có thể chúng ta thực hiện được con đường giải thoát của Đạo Phật.
Cho nên nói, bây giờ một người mà nhập Tứ thiền mà không cần Tam minh thì cái người đó là không đúng. Bởi vì Giới – Định – Tuệ chưa đủ, mới có Định chưa đủ vì vậy còn phải Tuệ. Vì vậy mà cái câu thứ 10 này hai pháp cần phải tác chứng tức là cần phải chứng cái pháp đó là minh và giải thoát thì nó mới hoàn tất được Giới – Định – Tuệ.
Vậy thì đến đây chúng ta đã học được 20 pháp này là thực chân như thị không phải không như thị, không thể sai khác được Như Lai giác ngộ chánh đẳng giác. Ở đây Đức Phật đã chánh đẳng giác mới thấy được 20 cái pháp này mà dạy lại cho chúng ta, chúng ta nhớ khắc ghi mãi để khi mà chúng ta trau dồi tu tập giới hạnh thì hoàn toàn chúng ta phải đem áp dụng tất cả 20 pháp này trong cuộc đời tu hành của chúng ta, không thể bỏ một pháp nào được. Vì nó là một con đường, một bản đồ để chỉ cho chúng ta phải đi tới đó. Nếu mà chúng ta không chịu đi tới đó thì chắc chắn là trên con đường chúng ta chưa có hoàn mãn được, chưa có viên mãn được sự giải thoát thì chúng ta còn sinh tử luân hồi chưa có hết được mặc dù nó có giảm bớt nhưng phải đi tới. Cũng chẳng lẽ nào bây giờ một người tu thiền mà nhập được cái định vô lậu, tâm đã ly dục ly bất thiện pháp rồi mà cứ ở chỗ ly dục ly bất thiện pháp này mà nhập Sơ thiền không, mà không đi đến tịnh chỉ tầm tứ để nhập Nhị thiền thì cái người này quá điên. Trừ ra có tuổi già sức yếu, người ta không thể tu tập đến nữa thì người ta chịu mà thôi, chứ người ta còn đủ sức, còn có mang được cái thân này thì người ta phải tiến tới tịnh chỉ các hành, để mà nhập Tứ thiền thì như vậy thì mới hoàn tất được con đường mà tu tập của Đạo Phật.
Cho nên hễ tu tới thì chúng ta cứ đi tới mãi bởi vì chúng ta bỏ hết, cả cuộc đời của chúng ta, không còn người thân, không còn nhà cửa không còn gì hết trắng bạch như vỏ ốc chỉ còn ba y một bát đời sống vất vả vô cùng, không nhà, không cửa mưa gió lạnh lẽo nắng mưa đủ thứ dầm sương dãi nắng để mà thực hiện một đời khổ hạnh của một người tu sĩ theo Đạo Phật, không còn một cái gì, không còn người an ủi mình trong lúc đau bệnh, già thì chịu không ai chăm sóc cho mình hết. Do thế mà mình không nỗ lực đến tận cùng giải thoát thì ai cứu mình đây? Cho nên khi bước chân vào Đạo Phật chúng ta phải có một sự suy nghĩ sâu sắc như vậy thì chúng ta mới đạt được những quả, thành quả của sự tu tập sau này. Còn nếu mà chúng ta nghĩ rằng cứ sống mà lợi dưỡng ăn uống mà sung sướng có người hầu hạ kẻ cung cấp thì chắc chắn không tu đến đâu được hết.
GIỚI BỔN PATIMOKKHA
Bây giờ chúng ta sẽ chuyển qua cái Giới bổn, hôm nay Thầy nghĩ rằng chúng ta cần phải học hết cái giới bổn để chúng ta hoàn tất cái Giới bổn. Vì sợ Giới bổn chúng ta đọc từng giới ra nó không có, nó làm cho chúng ta khô khan cho nên dựa vào những bài kinh giới mà Phật chế ra những giới nó có những mẩu chuyện để làm cho chúng ta vui ở trong khi mà chúng ta học giới, nếu mà không có nhắc ra những mẩu chuyện đó thì chắc chắn là chúng ta sẽ thấy nó khô khan lắm. Do đó Thầy đã dạy cho quý thầy đã học xong cái giới thứ nhất rồi, bắt đầu bây giờ chúng ta sẽ học cái giới thứ hai.
Giới thứ 2: giới không cho mà lấy, tức là giới ăn trộm ăn cắp.
Vì sao Phật kiết giới này? Vì khi Phật ở thành Vương Xá, có tỳ kheo Đàn Ni Ca bị một người tiều phu dỡ cái am tranh, vị tỳ kheo này mới lấy đất mới dỗ làm gạch lấy củi mà đốt hầm làm lại cái am toàn bằng gạch. Phật bảo chư tăng đập đi. Nghĩa đức Phật thấy cái vị tỳ kheo này khi mà cái thất của vị đó bằng tranh bằng cây thì bị cái chú tiều phu rút lấy hết. Rồi cái ông thầy này - ông tỳ kheo này ông mới lấy đất ông đắp lên ông làm gạch, rồi ông đem nung ông đốt đi cho thành gạch, rồi ông mới dựng lên làm cái thất của ông bằng gạch. Do đức Phật thấy cái thất của ông bằng gạch Đức Phật bảo chúng tỳ kheo đập phá đi. Tỳ kheo ấy lại nói dối người giữ gỗ của vua Bình Xa Vương lấy gỗ tốt về cất am khi bị đập cái thất gạch của ông đi rồi đó, thì ông đến ông gạt người giữ gỗ của nhà vua ông lấy một cái số gỗ tốt để về cất cái thất của ông. Ông đại thần tâu với vua, vua nói không vì chút gỗ mà giết hại người xuất gia, liền kêu tỳ kheo ấy vào qủa mắng và đuổi đi.
Phật hỏi các tỳ kheo theo pháp nhà vua ăn trộm của vật bao nhiêu mà đáng tội chết? Bạch nếu lấy của vật đáng 5 tiền thì phạm tội chết. Phật liền nương theo pháp vua mà kiết giới nếu tỳ kheo trộm 5 tiền hoặc là vật đáng giá 5 tiền thì phạm tội Ba La di - tức là tội đuổi ra khỏi chúng.
Trường hợp khai cho ăn cắp mà không phạm giới: Xưa có vị tỳ kheo thường đến nhà cư sĩ khất thực, cư sĩ ấy có hai cháu trai rất ngoan và rất thương mến tỳ kheo, khi thấy tỳ kheo đến nhà chúng nó lại gần bên cạnh ôm chân thầy mừng rỡ. Một hôm nhà cư sĩ ấy bị ăn cắp bắt cả hai cháu, ngày sau tỳ kheo kia đến khất thực thì cư sĩ ấy kể chuyện buồn rầu khóc lóc, tỳ kheo liền quán biết bọn ăn cướp còn đậu thuyền bên kia bờ sông, ngay lúc đó tỳ kheo vận thần thông đến bế hai cháu nhỏ mang về, cư sĩ ấy rất vui mừng. Hôm sau Phật hay biết kêu tỳ kheo kia đến hỏi.
“Ông lấy tâm gì mà ăn cắp hai đứa nhỏ”?
Bạch Thế Tôn: “Con lấy tâm từ bi mà ăn cắp để cứu cho gia đình cư sĩ ấy hết buồn khổ”
Phật bảo “nếu ông lấy tâm từ bi mà ăn cắp thì được”.
Hỏi tại sao con cháu mình bị ăn cắp bắt, mình lấy lại mà gọi là ăn cắp, tuy của mình nhưng khi bấy giờ thuộc quyền sở hữu của bọn cướp. Nếu mình lén lấy là ăn cắp.
Thì ở đây cái câu chuyện như vậy thì chúng ta thấy thứ nhất là chúng ta thấy trong cái thời đức Phật mà cất bằng am, bằng gạch, bằng ngói, bằng này kia thì đức Phật không bằng lòng sai chúng tỳ kheo đập phá, chỉ có chúng ta là những người tu sĩ phải ở tròi tranh vách lá bằng cây đơn sơ chứ không được cây tốt nữa. Đó là qua cái câu chuyện này thì chúng ta thấy rằng trong cái thời đức Phật rất là kỹ đối với sự tu tập không cho tỳ kheo dính mắc cái sự mà kiên cố, cái sự mà sang đẹp như người thế gian. Cho nên đó là những cái tâm mà ham muốn, ham muốn để mà kiên cố giữ gìn không hư, thì cuối cùng thì mình bị dính mắc nó đi, còn nó hư, nó sập, nó này kia thì chúng ta phải chịu cái đời sống mà vất vả khổ sở,  để rèn luyện cái sự giải thoát, để chấm rứt sự sinh tử.
Đức Phật đã dạy chúng ta biết các pháp đều là vô thường thì dù là nhà gạch, cái nhà có sang đẹp kiên cố thì một ngày nào đó nó cũng hoại diệt, mà bây giờ chúng ta bỏ công ra như vậy nó mất nhiều thời gian, thay vì đó để mà chúng ta tu thì trái lại chúng ta lại lo cái công việc đó thì sao chúng ta tu được giải thoát? Cho nên mất nhiều thời gian rất uổng. Mà do vì vậy đó mà đức Phật không chấp nhận chùa to, tháp lớn. Còn bây giờ thì ngược lại, là quý thầy người nào cũng lo chùa to, tháp lớn, rồi học hỏi cho nhiều để mất thời giờ. Trái lại chúng ta hiểu biết được mà chúng ta tu tập giải thoát được, cứu mình ra khỏi ba nẻo sáu đường này thì chúng ta còn ham muốn gì ở trong thế gian này mà danh lợi nữa.
Ngược lại thì chúng ta thấy đạo Phật rất là thực tế và cụ thể còn bây giờ chúng ta tu, hầu như là danh lợi nó làm chúng ta mờ mắt đi, mà chúng ta thấy nghĩ rằng mình tu là giải thoát nhưng cái giải thoát của chúng ta nó vẫn bị trói buộc rất nhiều, chứ không có giải thoát được.
Qua những cái giới như vậy thì chúng ta thấy rất rõ, ở đây chúng ta lại học thêm được khi mình bị ăn cắp rồi, khi mình bị ăn cắp hoặc ăn cướp lấy của mình, mà mình lấy lại mà đức Phật còn cho rằng mình làm như vậy là mình ăn cắp của người khác. Thì thiệt ra nếu mà cái vị tỳ kheo này nói không phải lòng từ bi mà ăn cắp hai cháu này, mà vì muốn, mà vì thấy những cái người ăn cắp này lấy của tiền của người ta thì mình lấy trở lại để trả cho người ta chứ không phải vì lòng từ bi gì hết thì chắc chắn ông Phật sẽ bắt cái tội vị tu sĩ này là phải kết cái án cái tội là ăn cắp. Cho nên không thể nào mà ở trong tăng đoàn được nữa. Trái lại cái vị này nói đúng cái tâm của mình trước khi thấy gia đình mất con thì cư sĩ này khóc đau khổ, cho nên thấy cái lòng đó thấy như vậy do lòng thương yêu mình mới dùng thần thông để mình cứu hai đứa trẻ này, để đem lại cho sự vui mừng của gia đình này, thì như vậy do lòng từ bi cho nên đức Phật nói không có lỗi trong cái tội ăn cắp. Là khai cái trường hợp đó, khai cái giới ra để cho chúng ta thấy rằng cái lỗi đó nó không có cái lỗi ăn cắp.
Ở đây là thí dụ như bây giờ có một người nào đó bị một cái tội, một tội gì đó mà khai cái giới đó ra cho rõ ràng ra thì thấy cái giới đó không phải là cái tội, cũng như vị tỳ kheo này mà dùng thần thông mà đem hai cháu về với gia đình, thì bây giờ khai cái giới ra thì cái vị này không phải là ăn cắp, mà là vì lòng thương yêu của gia đình đó mất con đau khổ mới đem về thì không có tội, đó là khai giới.
Khai giới nó có nhiều cách, khi chúng ta đi ở trên một cái bờ sông, mà trong giới thì không cho người tỳ kheo mà đụng vào cái thân của người nữ. Nhưng mà có một cô gái đã chết đuối ở ngoài sông, đang hấp hối, đang chồi lên hụp xuống chỉ còn một chút nữa là chết, mà bây giờ ông thầy này nói tôi giữ giới, mà không có nắm mà lôi cô này hay là lội xuống đó ẵm cô này lên thì chắc chắn cô ta sẽ chết mất đi rồi. Cho nên vì vậy, ông thầy đó ngay liền tôi xin khai giới, khai về cái giới mà đụng chạm vào cái thân người nữ, nghĩa là tự ngay liền mình thấy cái cấp tốc đó, tôi xin khai giới liền để tôi cứu người, thì ngay đó mình khai giới liền. Do khai giới rồi, thì chúng ta nhảy xuống sông lội ngay ra cái chỗ người chết đuối đó, ẵm cái người chết đuối đó lên, rồi đem lên bờ, rồi hô hấp cái người đó cho thở, mà khi đó người đó thở rồi thì ngay đó là chúng ta vá lại, đóng cái giới  lại liền tức khắc. Chúng ta không có đụng thân của người nữ nữa, rồi chúng ta giao lại cho những  người khác rồi chúng ta ra đi với một cái tâm thanh thản không còn vướng bận ở trong cái sự xúc chạm thân của người nữ, đó như vậy gọi là vá - khai.
Còn ở đây khai, thì chúng ta cái người đó có cái lỗi đó, rồi chúng ta đem cái giới đó ra khai thử coi cái giới đó nó có phải đúng hay sai gọi là khai. Cho nên ở đây khai, vá, trì phạm, mà cái người mà học giới mà không hiểu khai thì do đó mới là Bồ Tát Giới để chúng ta có sẵn sàng. Vì chúng ta học giới đâu có dám đụng đến thân người nữ, cho nên mà chúng ta không hiểu khai thì chúng ta đâu dám rớ, do vì vậy mà chúng ta sợ phạm giới cho nên chúng ta  để cho người ta chết. Còn trái lại chúng ta hiểu Phật dạy khai, vá, trì, phạm cho nên lúc bấy giờ, lúc cần thiết là chúng ta khai, mà không cần thiết chúng ta không khai.
Chẳng hạn bây giờ bữa trưa này chúng ta bị bệnh, chúng ta ăn uống không được, phải không? Bây giờ người ta đem cơm, đem này kia người ta cúng dường mình mà mình ăn không được, mà mình ăn không được thì cơ thể của mình sẽ bị hao mòn, nó sẽ bị kiệt quệ đi cho nên có một người cư sĩ thấy như vậy họ mới nấu cháo, nhưng bây giờ họ nấu cháo đến cho chúng ta thì nó quá ngọ rồi. Nếu mà chúng ta ăn quá ngọ - ăn phi thời. Cho nên chúng ta khai giới liền, nghĩa là chúng ta khai liền để chúng ta dùng bát cháo để mà chúng ta uống thuốc, thì lúc bấy giờ chúng ta khai rồi khi mà ăn cái cháo này rồi, uống thuốc rồi thì chúng ta đóng lại từ đây về sau chúng ta không có ăn cháo ăn phi thời đó được, thì đó lúc bấy giờ để chúng ta khai chúng ta uống thuốc trị bệnh cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh. Cho nên chúng ta biết, nhưng mà nếu mà nói như vậy thì chúng ta coi chừng cái tâm dục của chúng ta ham ăn, ham uống lúc nào chúng ta cũng khai ăn lia lịa thì cái đó là nguy hiểm nữa. Cái đó là trật, nói là lúc nào tôi cũng khai được hết, tôi khai lia lịa đó. Bây giờ có bà đó, bà đem cái bánh cam ngon quá, thôi tôi khai tôi ăn rồi cái bắt đầu tôi đóng lại, kiểu đó không được. Có người đó, người ta đem chục xoài, trời ơi chục xoài để ngày mai thối bỏ uổng, thôi bây giờ tôi khai ra, tôi ăn để bỏ phí của đàn na, mình lựa như vậy nhưng mà sự thật như vậy đó là phạm giới. Cho nên ở đây khai thì đúng, chớ còn mà khai bậy là phạm giới thì khi mà người ta đem cái giới đó ra, người ta khai triển cái giới đó ra mà mình sử dụng cái đó mình khai giới bậy là mình tiêu mình đó. Cho nên một ông thầy nắm giới luật người ta phải rành về cái khai, vá, trì, phạm, còn nếu mà không rành thì chúng nó hay luận thế này thế kia thì cũng bít luôn đó. Lúc bấy giờ nó phạm giới thôi tùm lum, nhất là cái giới ăn thì khó lắm chứ không phải dễ. Cho nên Thầy ở đây hầu hết là quý thầy cứ nói Thầy dạy ăn với ngủ không đó thì Quý thầy biết cái giới ăn không phải là dễ đâu, nó rất khó.
Giới này có 6 duyên mới thành phạm tội:
-        Chân thật tỳ kheo đủ thập sư yết ma thọ cụ túc.
-        Hai là cố tâm ăn trộm.
-        Ba là tự mình lấy hoặc bảo người khác lấy.
-        Bốn là vật của người mà mình khởi tưởng là có chủ.
-        Năm là vật quý giá đáng 5 tiền hay đủ số 5 tiền.
-        Sáu là lấy vật lìa khỏi chỗ khởi tưởng vật này của mình.
Đó là 6 cái điều kiện mà mới kết thành cái tội của mình, thí dụ như 1 vị tỳ kheo thọ đủ thập giới, đủ thập sư yết ma, thọ cụ túc rồi mà phạm thì tức là bị phạm liền à, còn cái người sa di thì thọ có thập giới sa di không, thì chưa đủ phạm cái tội như vậy. Bởi vì Sa di ở trong giới luật, giới bổn thì Sa di chỉ phạm tội Đột cách la chứ không phải phạm tội Ba la di. Còn ở đây, thì tỳ kheo mà thọ cụ túc giới rồi thì đương nhiên là phạm vào cái giới Ba la di, nó khác hơn cái vị Sa di, vị Sa di chỉ là sám hối mà thôi. Còn ở đây thì coi như là tẩn xuất, là đuổi, cho nên khi mà đã thọ cụ túc rồi thì đương nhiên phạm thì phải bị đuổi thôi, không có mà còn ở trong cái tăng đoàn, ở trong chùa được nữa.
Nếu 6 duyên trên không đủ thì phạm tội nhẹ tội Thâu lan giá. Nên biết rằng ăn cắp 3 tiền hay 4 tiền chưa đủ 5 tiền thì phạm tội Thâu lan giá;  ăn cắp từ 5 tiền trở lên thì phạm tội nặng tức là Ba la di. Nếu tự mình ăn cắp hay bảo người ăn cắp thì tội cũng đồng nhau, tức là Ba la di.
Thí dụ anh A bảo anh B ăn cắp 3 tiền, tôi ăn cắp 3 tiền là 6 tiền, phạm tội Ba la di, hai người người ăn cắp có 3 tiền 3 tiền hết nhưng mà cộng lại là 6 tiền thì 2 người đều là phạm tội, bởi vì cái anh A bảo anh B ăn cắp, rồi anh A lại ăn cắp thêm 3 tiền nữa, anh B ăn cắp có 3 tiền, rồi 2 người cộng lại đều là phạm tội Ba la di hết. Anh A bảo anh B ăn cắp 2, anh A ăn cắp 2 tiền là 5 tiền thì phạm tội Thâu lan giá. Vì không cho mà lén lấy là ăn cắp nên những vật của người ta gửi mình hoặc nhặt được của rơi phải tìm chủ mà trả lại.
Xưa có 1 người đàn bà rất tốt, ông chồng tên là Khuê Lạc Tử ra đường lượm được gói vàng lật đật đem về khoe với vợ, bà vợ nói người xưa dạy “nhân phi nghĩa bất giao, vật phi nghĩa bất thụ” thế mà anh là người tu mi nam tử lại đi nhặt của rơi thì thật là xấu hổ quá. Khuê Lạc Tử cả thẹn với vợ liền đem trả gói vàng ấy lại chỗ cũ. Người đời còn trong sạch như thế, huống chi ta là trang Thích tử há lại không lấy đó làm gương ư? Vậy muốn diệt trừ lòng tham lam trộm cắp thì phải phát tâm bố thí.
Ở đây dạy chúng ta bố thí nhưng không phải đâu, ở đây chúng ta phải tu tập trau dồi để tới kỳ Thầy dạy về cái giới hành thì chúng ta sẽ trau dồi nó như thế nào để chúng ta không có còn cái tham lam như vậy nữa, dù là một trái cây nhỏ chúng ta cũng không ăn phi thời, vì ăn phi thời mọi người không ăn chúng ta lại ăn trộm ăn cắp rồi, một cục đường mà ăn, lén một ly nước ngọt mà uống lén là chúng ta ăn cắp của đàn na thí chủ rồi, ăn cắp của tu sĩ rồi. Bởi vì mọi người ăn có một bữa, mình ăn thêm một chút nữa là mình ăn cắp rồi. Do sau này Thầy dạy cái giới hành, Thầy sẽ chỉ dạy về trau dồi cái giới này để chúng ta hoàn toàn thanh tịnh mà không bị phạm.
Giới thứ 3: giới giết mạng người.
Vì sao Phật kiết giới này? Vì khi Phật ở tại giảng đường bên sông Di Hầu, thành Quảng Nghiêm nói pháp bất tịnh. Các tỳ kheo chuyên tu pháp quán này nhàm cái thân bất tịnh, không vui muốn tìm dao giết mình, khen ngợi cái chết, khuyên chết. Một hôm có người ngoại đạo tên là Dật Lực và Na Đề cầm con dao bén vào rừng Bà Cừu, có các tỳ kheo bảo giết hộ rồi lấy y bát. Dật Lực chịu thuê lần lần giết đến 6 chục tỳ kheo, các tỳ kheo thấy thế bạch Phật. Phật nhóm lại nói: “A Nan, Bát Na tam muội thì đều yên lặng vui vẻ” và Phật liền cho họp chúng tỳ kheo kiết giới này.
So sánh tiểu thừa và đại thừa, theo tiểu thừa sát nhân phạm tội trọng, bàng sanh phạm tội khinh vì người với súc sanh khác nhau một trời một vực. Còn đại thừa gọi là Phật tính bình đẳng, chẳng phân biệt dị lại cho nên sát sanh vẫn kết tội trọng như sát nhân vậy.
Ở đây theo cái kiểu mà so sánh của đại thừa, nó cho rằng tiểu thừa giết người mới tội trọng nặng mà giết chúng sanh thì tội trọng nhẹ, hầu hết là cái này sai. Hầu hết Thầy đọc trong kinh nguyên thủy Phật nói khi ăn một miếng ăn mà người ta còn khởi tâm từ, người ta rộng khắp tất cả mười phương cho nên trong miếng ăn người ta nhìn cái miếng ăn đó mà người ta đáng ăn hay là không đáng ăn, nghĩa là có cái sự đau khổ trong đó người ta không ăn rồi. Cho nên cái tâm từ của người ta phải biến mãn khắp mười phương cây cỏ, người ta không đạp nữa, thì huống hồ là gọi là giết người, giết chúng sanh là tội nhẹ, còn giết người mới là tội nặng?
Thật sự con kiến đức Phật đi không muốn đạp, huống hồ là con người thì như vậy chúng ta chỉ nhìn cái thân mạng con người là lớn. Do đó nói rằng tiểu thừa thì cho rằng giết con người mới tội trọng nặng, mà giết chúng sanh thì tội trọng nhẹ. Cho nên quý sư ở bên Nam tông cứ mãi ăn thịt chúng sanh là vậy, cho nên ăn thịt chúng sanh vẫn tội nhẹ mà có gì đâu mà cứ ăn. Nhưng không ngờ đâu trong bài kinh Jivaka tức là vị cư sĩ Jivaka hỏi đức Phật thì Đức Phật nói khi một người mà thọ, một vị tu sĩ, một vị tỳ kheo mà theo Đạo Phật khi mà người ta thọ dụng thực phẩm đó thì cái tâm từ bi người ta phải biến mãn khắp cùng chứ không phải ở trong cái thực phẩm không, nghĩa là ta phải nhìn trong thực phẩm có sự đau khổ, có sự chết chóc trong đó không, rồi người ta mới thọ dùng. Do vì vậy cái sự ăn chay của Phật phải trên cái sự ăn chay của đại thừa chứ không phải là ăn chay theo kiểu mà ở đây quý sư đã luận ra như vậy để mà phạm cái tội sát sanh, để nuôi cái tà mạng của mình bằng thịt chúng sanh như vậy gọi là tu giải thoát. Cho nên ngàn đời Thầy nói bên Nam tông mà họ ăn thịt chúng sanh vậy mà tu có thiền định được thì chẳng bao giờ mà có thiền định được. Cái thân của họ bất tịnh, nhét ba cái thịt chúng sanh vào trong đó thì cái mồ hôi của họ ngồi gần chúng ta nghe mùi hôi của họ, cá thì tanh cá, mà thịt thì tanh thịt, bò thì hôi bò, chó thì hôi chó. Nó có ra cái gì, thế mà họ làm sao họ thanh tịnh được mà họ nhập định. Mà Phật nói tịnh chỉ, tịnh là thanh tịnh mà cái thân nó hôi rình như vậy làm sao tịnh? Cho nên do vì vậy cái hiểu lầm, vì vậy mà người ta vẫn thấy Đại thừa là hơn hết, bởi vì đại thừa coi như tất cả chúng sanh đều có Phật tánh trong đó, cho nên nó bình đẳng giết con người cũng như giết chúng sanh, không ngờ là đức Phật phải nói rằng chúng ta hằng tu tập Tứ vô lượng tâm từ, bi, hỷ, xả vô lượng của chúng ta làm sao mà chúng ta nhét miếng thịt trong miệng chúng ta được. Nếu không có Tứ vô lượng tâm mà Phật dạy thì chắc chắn ông Phật ăn thịt thì Thầy đồng ý rằng Đạo Phật không có Tứ vô lượng tâm. Đằng này đức Phật dạy chúng ta bốn pháp để chúng ta từ, bi, hỷ, xả - nghĩa là bây giờ cái món ăn đó rất ngon, rất thích khẩu đó mà lúc bấy giờ có sự đau khổ thì ngay đó chúng ta phải xả nó xuống chứ không được gắp đó mà ăn, như vậy mới gọi là từ, bi hỷ, xả. Cho cái chỗ này chúng ta mới thấy được cái chỗ mà lý luận qua cái giới bổn, mà chúng ta thấy các sư mà thành lập các giới bổn phần nhiều họ luôn luôn lúc nào cũng đè xuống cái giới luật của đức Phật mà họ không đọc ở trong kinh, giới kinh của Phật ở trong kinh của Phật, họ không thấy được cái chỗ Phật dạy cái người đệ tử của Phật như thế nào? Bởi vì Đức Phật dạy sơ thiện, trung thiện, và hậu thiện. Sơ thiện như thế nào? Sơ thiện thì cái giới bổn nó mới nằm ở trong sơ thiện thôi, còn cái trung thiện thì cái giới bổn nó có được không? Nó đâu có được, làm sao mà nó biết được tâm từ của đức Phật ở chỗ nào mà nó dám nói như vậy? Cho nên cái lý luận này là cái lý luận của Đại thừa, cái lý luận của những người viết giới mà không có hiểu kinh sách của Phật, viết bừa viết đại, rồi đặt thêm đặt bớt ra đủ cách để nói thế này, thế khác để làm lệch lạc đi. Rồi cái người mà tu theo Nguyên thủy, cũng nhạo đi nhạo lại 3 cái này chẳng biết gì. Bởi vì chia làm 20 bộ phái thì tất cả các ông đều có thể đặt ra đủ thứ trong cái giới bổn hết, muốn đặt ra như thế nào như thế ấy rồi chấp vô đó, rồi ăn thịt chúng sanh, rồi tu tầm bậy rồi mới đẻ ra thiền Minh sát tuệ, rồi thiền này thiền kia. Có bao giờ nhập được tứ thiền chưa? Có bao giờ mà ngưng nghỉ được hơi thở chưa? Mấy ông không có biết đường lối gì hết cho nên tu theo cái kiểu mà tưởng ra. Thay vì Tứ niệm xứ là một cái pháp người ta rất là tuyệt vời để người ta bắt đầu người ta đi vào Bốn thiền, bốn định, thế mà mấy ông ngồi đó mà quán! Tu một thời gian ức chế tâm rồi đem ra mà quán gọi là minh sát, thì minh sát cái gì?
Trong giới này phương tiện sát có 3 lối:
- Thân sát là nếu lấy tay mình hoặc ngói, đá, dao, gậy mà sát hại gọi là thân sát.
- Hai: là thân ngữ sát: Cầm dao đưa cho người bảo người khác giết. Nghĩa là thân của mình cầm cái dao mà mình không có giết, đưa cho người khác mình bảo anh hãy cầm con dao cắt cổ con gà đi lát nữa mình nấu cháo ăn. Như vậy là anh giết chứ không phải tôi giết, tôi là tu sĩ tôi không giết đâu, mà bây giờ trước khi tôi đưa cái dao tôi đi tắm đi, để không người ta nói tôi nghe tôi thấy rồi tôi nghi, tôi ăn không có được. Rồi bây giờ tôi đưa cái dao rồi, bây giờ tôi đi chỗ khác đây, anh ở đây anh cắt cổ nó đi rồi lát anh làm cháo cúng dường tôi thì được. Vì vậy tôi với anh cũng ăn được chớ không có sao hết. Thì cái ông mà cư sĩ này ông làm đồ hết chứ ông đâu có ngán, bởi vì ông cư sĩ mà, ông đâu có biết ông thầy dạy sao ông làm vậy. Rồi ông thầy này đi tránh đi đừng có nghe con gà la, đừng có thấy cái ông này cắt cổ con gà, rồi cũng không có nghi nữa. Bởi vì do đó thì khi mà dâng lên cúng dường thì ông thầy này nói tôi đâu có nghe, đâu có thấy, hồi đó tôi chỉ đưa con dao thôi chứ tôi đâu có thấy cái chuyện đó, cho nên cứ làm bừa ăn đã thôi, không có gì hết.
- Ba: là ngữ sát - mắng, chê, khuyên, khen khiến cho người chết. Nghĩa là vì một lời nói mà làm cho người ta chết, ấy gọi là ngữ sát.
Giới này có đủ 5 duyên mới thành phạm tội:
-        Chân thật tỳ kheo.
-        Bản thể tỳ kheo chưa mất, cảnh người là nam nữ hoàn môn từ khi vào thai về sau.
-        Ba là cố tâm sát.
-        Tưởng thật là người để sát đúng đối tượng không nhầm lẫn.
-        Năm: là xui khiến cho nó chết bằng 3 phương tiện trên.
Nếu thiếu 1 trong 5 duyên trên thì không thành phạm tội trọng. Còn sát thì không phạm là ngộ sát, không để tâm giết hại, cuồng si tâm loạn thì không có tội.
Ở đây, thì nó đặt ra những cái điều đó, ở đây Thầy cứ nghĩ rằng kẻ nào mà tu theo Đạo Phật mà thiếu ý tứ, thiếu tỉnh giác mà vô tình giết hại chúng sanh thì chúng sanh chết là phải trả cái nghiệp đó chớ không thể nào mà nói tôi vô tình là không có tội, không phải đâu. Ở đây nó lý luận những điều này nó đặt ra như vậy nó không đúng. Bởi vì đức Phật dạy chúng ta chánh niệm tỉnh thức, luôn luôn lúc nào chúng ta cũng phải chánh niệm không bao giờ mà chúng ta hại chúng sanh. Cho nên một ngưi tu theo Đạo Phật rất là tỉnh táo không có mê mờ, không có vô tình được mà ở đây là hữu tình không à, chớ không có vô tình. Anh không tu chánh niệm tỉnh thức thì anh nói anh vô tình là anh không theo con đường của Đạo Phật, mà anh đã theo con đường của Đạo Phật thì bắt đầu vô thì tôi đã dạy anh rằng anh phải tu tỉnh thức ở trong cái tâm của anh, hằng bước đi của anh, anh phải không có giết hại chúng sanh. Thì cái chuyện mà  anh cầm cái dao đưa người ta thì anh cũng phải bết chứ đâu có lý nào mà anh vô tình anh không biết. Cho nên anh nói ra cái lời nói nào thì anh phải hiểu cái lời nói, anh tỉnh thức mà. Đầu tiên đến với Đạo Phật tôi dạy anh Chánh niệm tỉnh thức định chứ đâu phải tôi không dạy, tôi dạy anh phòng hộ sáu căn này, giữ gìn mắt tai mũi miệng thân ý của anh này, thì làm sao mà anh dính mắc với vật nào mà anh ham muốn, mà anh không ham muốn thì anh có cái tội sát sanh những cái tội mà ăn trộm ăn cắp. Do ham muốn của anh mới ăn trộm ăn cắp, do anh không phòng hộ sáu căn anh mới bị ham muốn, anh mới ăn trộm ăn cắp, anh mới giết người cướp của. Do ham muốn anh mới làm tội này, tội kia. Còn tôi bảo anh phòng hộ 6 căn không cho lòng ham muốn anh dính mắc các vật thì anh đâu có làm gì mà anh giết hại chúng sanh.
Đó là cái đầu tiên là phòng hộ 6 căn, cái kế đó là anh thường thường anh phải tu Chánh niệm tỉnh thức, sau đó anh phải tu Tứ vô lượng tâm thì làm gì mà trong cuộc đời anh phạm những cái giới này, chỉ có anh chẳng muốn tu cái này cho nên anh phạm giới này rồi anh chế ra nói tội nhẹ, tội trọng chứ tất cả những cái này này tôi quy vào cái tội Ba la di, anh giết hại chúng sanh là tôi đuổi anh ra khỏi chùa. Nghĩa là anh đạp chết một con kiến tôi đuổi anh ra khỏi chùa anh có tu được thì anh tu, anh tu không được thì anh đừng có đến đây mà anh giả đò mà vô tình mà anh sát sinh, anh giết hại chúng sanh bằng cách vô tình. Anh đi con mắt ngó lên trời, anh thấy con gái anh không ngó xuống đất đâu, anh đạp tùm lum chết biết bao côn trùng không? Mà có con gái đó không mà anh làm như vậy? Thì như vậy là anh đã sai quá sai rồi. Anh đến đây tu chứ không phải anh đến đây anh đi tìm con gái anh nhìn.
Đó là những cái điều kiện mà giới luật mà đặt ra như vậy, thì do đó nó phải có một cái sự hiểu biết đúng là mình đi tu giải thoát rồi thì mình phải chuyên nhất vào cái pháp được Phật dạy để cho mình không có vô tình mà cũng không có cố ý ở trong đó mới đúng. Luôn lúc nào chúng ta cũng phải ý tứ từng cái hành động thân khẩu ý của chúng ta bởi vì đó là 3 cái nơi để mà tạo nghiệp cho chúng ta để tạo nhân quả tốt hay xấu cho đời của chúng ta, giải thoát hay không là nơi 3 đó tại sao chúng ta đến đây chúng ta tu hành để tỉnh thức từng 3 cái hành động này, mà tại làm sao chúng ta còn gọi là vô tình. Không thể nào một người tu sĩ Đạo Phật gọi là vô tình được, một chú Sa di mới vào là người ta đã giữ thập giới là người ta cũng đã phải học, không có vô tình được nữa rồi, mà anh còn vô tình thì đâu có được nữa.
Người xuất gia không được giết hại người và vật, vật lớn như con voi, con bò cho đến vật nhỏ như con gà, con muỗi, con kiến, vi trùng, mà phải đặt lòng từ bi trên hết, coi tất cả người vật đều đồng một thể.
Nói về quả báo ưa sát sinh thì bị giảm kỉ, chết yểu, ưa phóng sanh thì được tăng kỉ trường thọ. Thế nên trong kinh dạy tất cả chúng sanh không gây nghiệp sát thì thế giới được hòa bình:
“Nhất thiết chúng sanh vô sát nghiệp
Hà sầu thế giới động binh đao.
Ở đây thì nói như vậy, nhưng mà Thầy thấy nó chưa được vậy đâu. Cho nên chúng ta phải tu, phải trau dồi phải luyện tập là như thế nào để mà chúng ta không phạm giới này, chứ không phải nói bằng một cái lý như vậy được mà phải đi vào cái sự thực hành bằng cái phòng hộ sáu căn mà Phật gọi là Thánh phòng hộ, bằng cái chánh niệm tỉnh giác định gọi là Thánh chánh niệm tỉnh giác định thì tất cả những cái này chúng ta phải thực hiện cho kỳ được chứ không phải thực hiện hơi thở đâu.
Ở đây quý thầy cứ trọng tu trọng tập mà cứ tu tập hơi thở mà quên đi rằng chúng ta phải tu tập cái gì để chúng ta đoạn dứt cái nhân quả mà đang luôn luôn chi phối cái đời sống của chúng ta.
Giới thứ 4: Giới đại vọng ngữ
Bây giới tới cái giới thứ 4, giới đại vọng ngữ.
Vì sao Phật kiết giới này? Vì khi Phật ở trên các giảng đường bên sông Di Hầu thành Quảng Nghiêm, các tỳ kheo an cư trong chùa gần sông Ba Cừu nhằm gạo thóc đắt đỏ ít người cúng, các tỳ kheo đến nhà cư sĩ nói rằng tôi chứng pháp thượng nhân và khen các tỳ kheo khác cũng thế, họ gọi nhau là A la hán. Nghĩa là người này gọi, ông thầy này gọi ông thầy kia là A la hán hết cho nên cư sĩ lầm tất mấy ông này là A la hán hết, cho nên nghèo đói cứ bỏ ra cúng dường mấy ông này là được phước. Các cư sĩ tin và quý trọng đem thực phẩm, thức ăn đến cúng dường đầy đủ. An cư xong đến yết kiến Phật, Phật hỏi các Thầy tỳ kheo bạch Phật đủ điều, Phật bảo các ông là ngu si việc có thật còn không đem trước người mà nói huống chi là việc không thật. Phật qủa trách rồi họp chúng lại kiết giới này.
Đây là cái câu chuyện mà chúng ta thấy ngày xưa vì khi mà cái hạn hán rồi mất mùa rồi cư sĩ cũng nghèo đói, rồi quý thầy thì sư sĩ nghèo đói họ cúng dường ít cho nên mấy ông này mới nói bàn tính với nhau nếu mình nói là A la hán thì người ta nói mình đại vọng ngữ, bắt đầu mình gọi người khác A la hán đi, rồi anh gọi tôi A la hán đi, thì tất cả những cái này mình đâu có vọng ngữ. Khôn khéo thiệt mấy ông thầy này cũng là mưu kế giữ lắm chứ không phải không, khi mà đến gần nhà cư sĩ rồi thì mình gọi ông thầy kia bằng A la hán, ông thầy nọ gọi mình là A la hán, mấy ông cư sĩ ở trong nhà nghe trời toàn A la hán không mà không có ông nào tự xưng mình là A la hán hết mà chỉ ông khác gọi nhau, cho nên do đó mà nghèo nghèo thôi kệ mình nhịn đói mà cúng dường mấy ông này đi. Và cứ như vậy đó mà cúng dường, vì vậy mà trong 3 mùa an cư kiết hạ mấy ông này mập ú ra hết, mấy ông cư sĩ bây giờ thật sự họ nhịn ăn nhịn mặc họ còn có xương với da không. Bởi vì thất mùa mà, nhịn cho mấy ông A La hán này ăn, mà thay vì A la hán còn xương da thì đúng nhưng mà A la hán này bây giờ mập đi hết muốn nổi rồi. Bởi vì nghe A la hán thì ai không có kính ngưỡng, ai không có lòng tin mà cúng dường thà đói chứ ai để mà A la hán đói. Cho nên cái lời kính ngưỡng vậy Phật nghe được như vậy, Phật nói khi mình chứng mình còn không nói thay huống hồ là mấy ông chưa ra gì hết mà mấy ông nói bậy nói bạ như vậy đó là mấy ông đắc cái tội vọng ngữ rồi, đại vọng ngữ rồi đó. Mặc dù mấy ông không tự xưng mấy ông nhưng mà chính là mấy ông đã tạo cái đó là mấy ông đại vọng ngữ.
Khi bấy giờ tăng thượng mạn tỳ kheo nói với người rằng tôi đắc đạo xong vẫn tinh tấn tu hành chứng được pháp tối thượng. Ở đây là bên cái vấn đề mà lý luận. Một cái người đã vọng ngữ để đi tìm cái ăn như vậy là không bao giờ chứng đạo quả A la hán hết. Họ còn chạy theo cái ăn mà, mình bây giời không có xin người ta không có mà thấy trước cảnh nghèo đói của người ta thì mình là người tu sĩ mình đi vào rừng đào củ mài củ riềng ăn chứ không đi xin nữa, xin người ta đói mình không thương, lòng từ bi của mình mà trước cảnh đói thất mùa của người ta mà mình cứ đi xin người ta, rồi còn lại dối gạt người ta là A la hàn để cho người ta bỏ gạo, người ta nhịn đói để cho người ta khổ sở, còn mình thì được no. Thì như vậy những người này họ có tu thành A la hán không?
Ở đây thì trong cái giới này lại nói như thế này, bây giờ chúng ta là tăng thượng mạn chúng ta nói vậy nhưng mà chúng ta ráng tiếp tục chúng ta tu chứng quả A la hán thì đâu có, mình đâu có tội vọng ngữ đâu. Đó là cái lý luận để che đậy những hạng mà còn chạy theo cái dục lạc ăn uống này, ham thích ăn uống này là không bao giờ chứng quả A la hán được hết, không bao giờ ly dục ly bất thiện pháp mà làm sao chứng được. Trong cái cảnh khổ mà chúng ta ly được, chúng ta thiểu dục tri túc được trong cái chỗ đó thì chúng ta mới thành tựu. Bởi vì cái mức độ thiểu dục tri túc mà Phật gọi là Thánh thiểu dục tri túc, nghĩa là bây giờ chúng ta có 3 y một bát là chúng ta thiểu dục tri túc được rồi. Nhưng bây giờ cái y chúng ta rách, cái bát chúng ta bể này thì bây giờ chúng ta chỉ còn có lấy cái lá thốt nốt mà chúng ta gói lại làm cái bát để mà chúng ta cầm lại, để mà chúng ta đi xin thôi chứ bát bể rồi bây giờ đâu có. Nhưng như vậy chúng ta vẫn lấy cái lá mà chúng ta vẫn thấy cái chỗ chúng ta là thiểu dục tri túc, không đòi hỏi thêm, không xin thêm. Bây giờ cái y chúng ta rách rồi, mà bây giời nó mục hết rồi, mà bây giờ chưa có đủ gặp cái lúc mà dân chúng phật tử nghèo đói chúng ta không có dám mở miệng xin thì chúng ta chấp nhận cái sự rách rưới của chúng ta mà chúng ta không có xin thì cái đó gọi là thiểu dục tri túc. Cho nên thiểu dục tri túc đến cái mức độ như vậy, bây giờ chúng ta chỉ còn cái y thượng y, trung và y hạ chúng ta đã rách hết rồi chúng ta không còn mặc nữa mà bây giờ trước cái cảnh đói khổ của phật tử, của mọi người xung quanh ở đây họ không có thể cúng dường chúng ta được cho nên chúng ta cũng chẳng hề mà mở miệng xin và chúng ta chấp nhận cái tri túc thiểu dục của chúng ta.
Cho nên cái tri túc thiểu dục mà nếu mà nói bây giờ ngày một bữa cơm như mình đây thì mình nói như vậy tôi cũng thiểu dục tri túc. Nhưng chưa, ngày mai mình không có cơm ăn mà mình chỉ có củ mài, củ rạng mình ăn. Thì lúc bấy giờ mình mới thấy thiểu dục tri túc của mình, rồi ngày mốt mình không có củ mài, củ rạng ăn mình ăn toàn là lá cây rừng mình cũng thiểu dục tri túc chứ không phải đòi hỏi phải có cơm ăn, phải có củ mài, củ rạng ăn. Có nhiều người thì họ không có cơm ăn, họ có củ mài, củ rạng họ ăn thì họ nói thiểu dục tri túc, nhưng mà ăn lá cây họ xót ruột quá thì họ bắt đầu thiểu dục tri túc không nổi nữa rồi thì bắt đầu họ mới chạy đi tìm, bây giờ ở trong rừng xa nguy hiểm ghê gớm họ cũng phải vác mai vác cuốc họ đi vô trong họ đào được, kiếm được củ mài củ rạng về ăn thì cái người này chưa phải tri túc thiểu dục. Mới hiểu được cái tri túc thiểu dục nó đến cái độ để mà chúng ta giải thoát chứ? Đời có gì đâu, các pháp đều vô thường, thân này cũng vô thường tại sao chúng ta còn chấp nó như thế này, thế khác mà phải cực khổ như thế này, thế khác để đi tìm củ mài củ rạng? Đó như vậy là rõ ràng những vị tu sĩ này đừng có hòng mà bào chữa họ rằng có thể họ bây giờ họ tăng thượng mạn rồi họ ráng họ tu thành quả A la hán thì họ không có phạm tội vọng ngữ. Không! Những bọn này là bọn dẹp. Đối với Thầy là tu được là được, mà không được mấy ông đã sai thì tôi đuổi mấy ông ra bởi vì đây là phạm tội vọng ngữ. Mấy ông đừng có gạt người ta để mà mấy ông ăn trên mồ hôi nước mắt của người ta, ăn trên cái sự đau khổ của người ta như vậy. Thì theo Thầy mà trong thời đức Phật là đem cái bọn này quét ra khỏi tu viện, không có để cho làm tỳ kheo nữa, trở về nó làm ăn đi cho rồi, nó như vậy mới là giới luật của Phật. Các anh tu, các thầy tu là các thầy phải giữ gìn thiểu dục tri túc trong khi người ta đói thì các thầy cũng phải chịu đói với người ta chứ, các thầy lại bầy đặt ra để cho mình mập ú lên người ta đói khổ thì các thầy nghĩ như thế nào từ bi hỷ xả của các thầy đâu?
Giới này có đủ 5 duyên mới phạm tội Ba la di:
-        Một: đắc xứ sở tỳ kheo, tức là tỳ kheo đắc giới cụ túc. Mà đã đắc giới cụ túc thì làm sao?
Mặt B
-        Có người nghe và mình nói cho người khác nghe thì mình phạm tội.
-        Có cố tâm nói dối thì phạm tội.
-        Thân khẩu hiện tướng nói dối thì phạm tội.
-        Nói ở trước nhiều người hoặc một người hiểu biết mà nói không thật thì cái người này có tội.
Nếu không đủ 5 duyên trên thì phạm tội nhẹ.
Nói như thế này thì không phạm tội: Tưởng lầm là mình thật chứng, hiểu sao nói vậy, khi trước người thuyết pháp nói giễu cợt, ở chỗ vắng nói một mình, nói lúc chiêm bao, nói lịu lẫn thì không thành nói dối.
Đó, cái này là còn bào chữa nữa. Thật sự ra những cái kinh giới Thầy đọc tới cái chỗ này Thầy thấy hoàn toàn là họ bào chữa, họ đặt ra, họ bào chữa. 
 Nói là nó có ý chứ làm sao mà nói kiểu lầm tưởng mà nói được. Nhứt là nói tôi chứng thánh quả thì không có thể nào nói - nói tôi nhập Tứ thiền, tôi làm chủ sanh tử, thì ông có làm được ông mới nói chớ ông làm không được ông nói cái kiểu đó là coi chừng ông tiêu, tôi đem giới ra tôi đập ông xuống, tôi đuổi ông ra khỏi chùa chứ đừng nói, ông nói láo cái điều đó không được. Ông làm được thì ông nói, chứ ông làm không được thì tôi bắt ông ngồi đó ông nhập định không được, thì coi chừng ông ngồi chừng 3 tiếng đồng hồ ông ê chân, ông nhảy đi thì coi chừng tôi, thì như vậy là ông nói láo rồi, đừng có nói.
Hiểu sao nói vậy, trước người thuyết pháp nói giễu cợt. Người thuyết pháp, người tu sĩ mà nói giễu cợt, nói chơi, nói đùa, nói tôi nhập Tứ thiền, tôi nói chơi chớ tôi không có nhập tứ thiền. Nói rồi mà bây giờ nói lại nói chơi à? Nói giễu với người ta được à, một người tu sĩ đâu có giễu cợt, đâu có nói chuyện như vậy được? Rồi nói trong chiêm bao, mình giả đò mình chiêm bao mình nói, mình gạt người ta nữa. Đừng có nói chiêm bao mà nói cái chuyện đó, anh có nhập được định thì anh nhập, mà anh không nhập được định thì anh nhập Tứ thiền làm sao mà anh chiêm bao. Tam thiền người ta còn hết chiêm bao, bây giờ anh nói anh nhập Tứ thiền, anh chứng quả thánh rồi anh còn chiêm bao là anh nói láo rồi.
Hầu hết ba kinh giới này nó chẳng biết thiền định cái thứ gì hết, nó nói là tưởng thành chứng quả A la hán rồi còn chiêm bao à? Hèn chi mấy ông Tổ, ông nào cũng còn chiêm bao hết là vậy. Cho nên ở đây thì các thầy thấy rõ ràng là người ta nhập Tứ thiền người ta ly các hỷ, các trạng thái hỷ, mà các trạng thái hỷ thì chiêm bao là một cái trạng thái hỷ chứ đâu phải là gì khác. Thế mà không hiểu gì hết, cho nên bây giờ nói trong lúc chiêm bao. Nói tôi chứng thánh quả trong ở trong chiêm bao, tôi chứng Tam minh ở trong chiêm bao tôi nói ra. Chiêm bao mà, làm sao có tam minh được mà chiêm bao? Mấy ông đừng có gạt người ta.
Chỉ có người, người ta tu, người ta mới thấy rõ, người ta biết, mấy ông đừng có nói láo.
Bởi vậy kinh giới này, toàn là mấy cái ông này viết tầm bậy chớ đâu có đúng. Nếu mà người ta biết được, cái người mà chứng Thánh quả làm sao có chiêm bao? Mà dám nói là chiêm bao nói mình chứng thánh quả, có phải là nói láo không?
Đó thì đủ biết rằng họ biện hộ, họ che đậy để mà khỏi cái tội vọng ngữ, đại vọng ngữ này.
Ví dụ có người thợ săn đuổi theo một con vật vào vườn chùa, hỏi sư có thấy một chúng sanh chạy ngang qua đây không? Sư bấm ngón tay nói: Trong giới chơn như, tôi không thấy một chúng sanh nào hết. Giới Chơn như nói là: vô Phật chúng sanh tri giả văn, bình đẳng tánh chung vô tự tha chi bình hình tướng. Nghĩa là ông lấy cái giới, mà cái giới kêu là Phật tánh á, thì nói như vậy là ông không có phạm giới.
Sự thật ra cái câu chuyện này trong cái thời đức Phật quá rõ ràng rồi. Ngày xưa đức Phật tu ở dưới một cái tảng đá trong một cái khu rừng. Do đó nhà vua mới đuổi săn một con nai chạy ngang qua đó. Nhưng mà con nai nó chạy ngang qua đó nó lại chui vào cái tảng đá của ông Phật, nó ngồi dưới, nó núp ở dưới. Thì nhà vua mới chạy đến mới hỏi ông ngồi tu đây ông có thấy con nai tôi chạy ngang qua đây không? Nếu bây giờ ông Phật nói thật thì chỉ con nai ở dưới cục đá tôi ngồi đây, cái hang nó ở sau đó, thì ông nhà vua sẽ lôi con nai giết nó đi, thì mang cái tội sát sanh, chỉ cho người khác giết con vật, thì tội sát sanh, thì ông Phật không có nói được. Mà nói bây giờ con nai nó chạy luôn rồi, nó chạy tuốt, ông hãy chạy theo nó thì như vậy là gạt người, nói láo, vọng ngữ. Cho nên ông Phật không có nói như cái kiểu mà nói trả lời như ông thầy này, thiệt ông thầy này Đại thừa thiệt, ông dám nói cái chuyện đó chớ còn không ai dám nói cái chuyện đó hết. Ông lấy một cái chuyện Phật tánh của ông, ông nói ra, chơn như giới của ông đó. Đó là giới Phật tánh đó, mà ông nói ra cái chuyện đó, còn trái lại ông Phật rất là giữ gìn đúng giới không sát sanh, mà không vọng ngữ. Nhà vua tức giận cắt tai, khoét mắt, làm tất cả mọi cái ông vẫn giữ im lặng mà thôi. Chỉ có im lặng mới giữ gìn được giới luật của mình được mà thôi.
Còn bây giờ mình muốn sợ chết thì thôi đi tu làm gì? Mình đi tu thì mình phải giữ gìn cái giới hạnh của mình là không vọng ngữ, là không sát hại chúng sanh. Thì bây giờ hai cái giới nó kề một lúc mà hai cái giới thì làm sao bây giờ? Chỉ chúng ta phải hy sinh mình cho chánh pháp, cho giới luật tức là chánh pháp chứ gì? Như vậy là hành động của đức Phật lúc bấy giờ là hành động của một vị chơn tu, của một vị đã theo cái giới luật mà làm thầy để nương vào cái sự giải thoát cho chính mình, không hề sợ.
Cho nên các thầy tụng Bát Nhã hàng ngày, hàng đêm ngũ uẩn giai không, mà đụng chuyện thì bắt đầu nói để cho người ta khỏi tra, khỏi hại mình chớ gì? Cũng là sợ chết đây, mới lấy cái giới chơn như, cái giới mà Phật tánh ra mà nói để cho ông này bắt bẻ không được, bẻ qua bẻ lại với ổng thôi, ông này trả lời không được cái ông rút đi đi, đâu có làm hại mình. Còn ông Phật ngồi đó mà chịu chứ không bao giờ mà lý luận một cách vô cớ như vậy. Còn cái ông sư này ông nói giới chơn như của ông chớ gì, lát ông này hỏi cái ông đem giới Phật tánh của ông thế này thế kia, ông kia luận không được thì bỏ, đâu có giết ông được, cho nên ông này cũng khéo, nói láo mà cũng khéo léo.
Đó là cái lối già hàm lẻo mép của những người đó, chớ còn ông Phật vẫn giữ cái hạnh của mình, chết là chết ở trên giới luật, chết là chết ở trên ông thầy của mình chớ không chết ở cái xảo ngôn, cái lý luận để che đậy, để bảo vệ cái thân ngũ uẩn của mình.
Cho nên đạo Phật phải thấy cái ngũ uẩn của mình là không thật, nó vô thường thật cho nên nó không dính. Còn cái kia chúng ta thấy tụng Bát Nhã hàng đêm, ông thầy nào mà đến chùa cũng tụng Bát Nhã hết: Hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không. Hở chút nói Phật tánh à, để làm gì? Để lý luận để người ta khỏi hại cái ngũ uẩn của mình chớ gì?
Đó là do cái chỗ này mà Thầy thấy nó có nhiều cái lý luận nó không đúng theo cái giới hạnh của một người tu theo đạo Phật.
Trong luật Tăng kỳ nói: Thà nuốt lửa than, thà ăn phẩn đất, thà lấy dao rạch bụng cho chết chớ không nên nói dối mà được sự cúng dường. Thì ở trong luật Tăng kỳ thì nói như vậy, nhưng ở ngoài này thì nó có nhiều cái bào chữa để cho chúng ta phạm giới mà nó không có bị cái tội nặng.


2. Kiết giới thập tam Tăng tàng
Tức là mười ba giới Tăng tàng. Hồi nãy đó là bốn cái giới Baladi, bây giờ nói mười ba giới Tăng tàng.
Tiếng Phạm Tăng già bà thi sa, Tàu dịch là Tăng tàng. Bốn tội Baladi trước có nghĩa là vô dư. Vi phạm một giới thì không còn phương nào cứu chữa được. Còn mười ba tội Tăng tàng này còn có thể nó là hữu dư, nếu phạm một giới nào còn có thể cứu tội được. Cũng như người bị cắt cổ mà còn cái cuống họng, gặp thầy thuốc hay có thể cứu chữa được. Không phải một, hai, ba tỳ kheo mà phải đủ số hai mươi tỳ kheo thanh tịnh mới tác pháp xuất tội này được. Nghĩa là không phải một hai người vị tỳ kheo mà 13 cái tội Tăng tàng này mà một hai người tỳ kheo có thể xả cái tội, xuất cái tội mà được mà phải hai chục vị tỳ kheo hợp lại mới có thể xuất cái tội của Tăng tàng này được, mười ba cái tội Tăng tàng này được.
Giới thứ nhất: Giới cấm thủ dâm
 Ở đây, giới thứ nhất - ở trong cái giới này thứ nhất thì Phật dạy: Giới cấm mà thủ dâm, nghĩa là dâm, ở đây dâm với người nữ là dâm dục, còn ở đây là thủ dâm là tự mình hành dâm cho nên có một số tu sĩ chúng ta không có pháp tu hành rồi cái dâm dục sanh ra mà không có sự mà tu hành, thì do đó tuổi thanh niên không có thắng được, mà vì bị gò bó trong giới luật rồi tự mình thủ dâm, làm cái chuyện rất là bẩn thỉu. Do vì vậy mà cái giới Tăng tàng này giới thứ nhất, nó là cái giới cấm thủ dâm.
Vì sao Phật kiết giới này? Nguyên do khi ở thành Xá vệ ông Ca lưu đà di dục ý bồng bột, chiều theo ý tưởng dục này, chọc phá nam căn xuất tinh. Các tỳ kheo đem việc ấy bạch Phật, Phật nói thế nào ở trong pháp tu thanh tịnh xuất gia mà cái hạnh nhơ uế như thế được. Ông là người ngu si, thường ngày dúi tay nhận thức ăn của tín thí lại đem tay ấn vào chọc phá nam căn, Phật quở trách rồi cùng họp các tỳ kheo mà kiết giới.
Bởi vậy cho nên quý thầy thấy một người tu sĩ nam cũng như nữ khi mà chúng ta đứng chắp tay như thế này, chúng ta chắp tay như thế này hoặc là chúng ta nắm hai bàn tay lại để tập trung tâm mình gom lại ở bàn tay, đừng có để ở dưới, đứng mà để cái tay đạy cái nam căn của chúng ta như thế này nó rất là kỳ. Ở đó là người ta nhìn thấy người ta đánh giá trị của mình, cho nên luôn luôn là tay chúng ta luôn luôn phải để lên trên, cho nó ở dưới này nó khoảng trống hoàn toàn. Vì vậy mà chứng minh rằng chúng ta rất là thanh tịnh và đồng thời khi mà gom tay lại như thế này là chúng ta gom vào hai bàn tay gom lại, cái ý chúng ta thì gom lại, tâm chúng ta tập trung vào một cái điểm làm cho tâm nó luôn luôn nhiếp phục ở trong một cái tâm không có chạy loạn xạ, nó không có bị dao động ở bên các pháp ở bên ngoài. Còn nếu mà chúng ta mỏi tay, chúng ta hạ xuống vậy thì chúng ta không đúng oai nghi, mà chúng ta khoanh tay thì giống như nho giáo, mà chúng ta để tay xuống dưới cái phần hạ bộ của chúng ta thì coi như chúng ta đy lại, thì như vậy nó cũng là, cũng là thấy nó cũng là không thanh tịnh. Cho nên khi mà đứng thì chúng ta phải nghiêm chỉnh mà chúng ta thấy cái nào đúng, cái nào sai, những cái oai nghi nào đúng, những cái oai nghi nào sai.
Cho nên nói tới đây thì qua cái phần giới mười ba cái giới Tăng tàng thì nó cũng phải có những cái oai nghi của nó, để khi mà chúng ta đứng trước đám đông hoặc mọi người cái tay chúng ta để như thế nào, để đúng cách là một cái oai nghi của một người tu sĩ. Có nhiều vị tu sĩ đứng khoanh tay như vậy, thì người ta thấy giống mấy ông nhà nho quá, đây là mấy ông học trò lễ rồi. Đứng hầu như là cái người hầu nhà vua vậy thì tức là không có đúng cách rồi. Rồi bây giờ đứng chắp tay hoài vậy, thì ông này chắc bộ niệm kinh niệm Phật gì hoài á. Cho nên vì vậy mà nó đâu có phải cái chỗ mà nhiếp phục tâm của mình, do đó nó bị động ở qua cái bài kinh cho nên cái tâm nó không được trụ vào một cái điểm thanh thản của nó. Do đó chúng ta nắm nó là như vậy hoặc là chúng ta nắm nó như này, thì tức là hai bàn tay chúng ta gôm lại tức là gôm cái tâm của chúng ta lại. Như chúng ta ngồi thiền thì chúng ta để hai bàn tay, chân khoanh lại tức là chúng ta gôm lại cái tâm, chúng ta gôm lại, trụ lại thân và tâm chúng ta gôm lại một điểm cho nó nhiếp phục cái tâm của mình không có bị chạy qua chạy lại. Và khi mà đứng chúng ta phải gôm nó như thế này hoặc là chúng ta ôm hai cái tay như thế này để cho cái tâm của chúng ta cũng gôm theo cái hai bàn tay của chúng ta lại mà nó không bị động. Còn chúng ta thả lỏng xuống và chúng ta thả xuôi xuống, chúng ta khoanh tay đều là nó không có đúng cách của oai nghi của một người tu sĩ của đạo Phật.
Vì người tu sĩ đạo Phật luôn luôn phải nhiếp tâm, phải nhiếp tâm trong từng mọi giờ phút, không để tâm chúng ta rong chơi chạy lang thang ở bên ngoài bởi vì các pháp thường là các pháp cám dỗ nó. Cho nên chúng ta luôn luôn giữ gìn nó, cũng như mình chăn một con trâu, cũng như mình xem mình chăm một đứa trẻ thơ không khéo thì nó sẽ bị khóc hoặc là bị dơ bẩn hoặc là bị thế này thế khác hoặc ăn bậy bạ. Cho nên chúng ta giữ gìn cái tâm của mình như là chăm đứa con nít, cũng như chăn một con trâu vậy.
Khi bây giờ có thầy tỳ kheo có loạn ý ngủ mê ở trong chiêm bao xuất tinh. Khi nghĩ rằng, nghi rằng mình phạm tội Tăng tàng đem chuyện ấy bạch Phật, Phật bảo “ở trong chiêm bao thì không phạm vì chiêm bao là giả dối không thật, nếu chiêm bao là chơn thật thì người ấy – người ở trong pháp ta tu phạm hạnh không ai được giải thoát. Vì tất chiêm bao đều không chơn thật cho nên người tu phạm hạnh ở trong pháp ta được dứt hết khổ”.
Ở đây cũng là một cái lý luận của người sau viết, theo sự tu tập theo đạo Phật, khi bước vào thì tức là đức Phật đã chế cái giới đầu tiên là cái giới dâm. Thì cái vấn đề đó là cái vấn đề quan trọng cho tuổi thanh niên, cho cái người thanh niên của chúng ta vì chúng ta phải biết rằng nó có cái sự tàng tinh và xuất tinh bằng cái mộng, bằng chiêm bao.
(mất tiếng)
Mà như cô Cảnh đã hỏi Thầy là hai cái vị mà nhập diệt thọ tưởng định ở đây đúng hay là sai? Coi những cái định đó có nhập đúng hay là sai. Thứ nhất là cái vị đó trên cái nhập diệt thọ tưởng định như vậy lửa bốc cháy làm cho cái da của vị đó bị cháy nám đi, y áo cháy hết đi thì từ trường của họ không có. Cho nên bây giờ thí dụ Thầy mặc y áo như thế này nè mà Thầy nhập cái diệt thọ tưởng định rồi thì không có lửa mà cháy được y áo của Thầy đâu, cái từ trường nó bảo vệ tất cả những cái gì mà đang ở xung quanh thân của Thầy khi mà Thầy nhập diệt thọ tưởng định. Còn cái này y áo cháy hết thì cái ông này chắc là nhập cái tưởng định nào đó cho nên nó cháy sạch đó chớ không còn cái gì, thậm chí còn cháy nám da vị đó nữa. Cho nên ở đây họ chưa có nhập được diệt thọ tưởng định mà họ lầm tưởng đó là diệt thọ tưởng định. Và nhập cái diệt thọ tưởng định thì không thể nào mà lấy đồng la hoặc là lấy một cái vật gì mà khua mà người đó tỉnh lại được. Chỉ có người đó xuất định là xuất định chứ còn không xuất định thì không có làm tiếng động gì mà vị đó tỉnh lại được hết. Chỉ có những cái định tưởng thì chúng ta có thể nói rằng lấy cái tiếng động làm cho vị đó trở về xuất định mà thôi, chớ còn cái định mà diệt thọ tưởng định thì không có thể nào dùng cái gì mà kêu được hết.
Cái nhập vào cái định mà Tứ thiền thì cái thức của chúng ta vẫn còn tỉnh táo, rất tỉnh táo, cho nên cái tâm của cái vị mà đang nhập Tứ thiền nó giao cảm tất cả mọi chúng sanh. Còn cái diệt thọ tưởng định hoàn toàn cái thức nó không có còn, nó im phăng phắc nó lặng lẽ vô cùng nó chỉ còn nhất như một cái im lặng của nó mà thôi, cho nên nó không còn cái thức có cái đối tượng ở trong cái thanh tịnh nữa. Do như vậy khi một người mà nhập diệt thọ tưởng định mà có cầu khẩn van xin gì nó cũng không giao cảm với cái người nhập diệt thọ tưởng định, bởi vì toàn bộ bộ óc, cái ý căn của họ là cái bộ óc nó ngưng hoạt động hoàn toàn cho nên họ không còn giao cảm với ai được. Các con phải hiểu điều đó, cho nên khi mà nhập diệt thọ tưởng định, bây giờ ví dụ như Thầy nhập diệt thọ tưởng định, ở ngoài các con tu gặp khó khăn gì các con không bao giờ có thể gọi được Thầy nữa hết. Bởi vì hoàn toàn Thầy ở trong cái trạng thái rất thanh tịnh của cái tâm của Thầy rồi, cái thân Thầy thì được cái từ trường của cái định đó, cái thần lực của cái định đó nó bảo vệ vô cùng chắc chắn là không có bị hư hoại, không có bị cái vật gì có thể làm hư cái thân đó được. Thì cái đó gọi là diệt thọ tưởng định, bởi vì cái thần lực đó nó đặc biệt như vậy.
Cho nên ở đây chúng ta phải hiểu rằng khi mà cái người mà tu mà tới chỗ này, khi mà họ có tam minh rồi thì chắc chắn là họ cũng phải đi đến cái Diệt thọ tưởng định để họ thăm dò, để xem coi như thế nào. Cũng như bây giờ Thầy biết rằng Thầy nhập được diệt thọ tưởng định nhưng cái thời gian không cho phép Thầy ba năm hay mười năm để nhập thử nó như thế nào thì bây giờ làm sao cho phép. Vì bây giờ hướng dẫn mấy con như thế này mà bây giờ bỏ mà nhập trong đó mà mấy con ở ngoài này tu điên tu khùng tới chừng Thầy xuất diệt thọ tưởng định ra người nào cũng nhăn răng cười cũng như khỉ hết. Lúc đó Thầy ra Thầy thấy một đám điên hết rồi làm sao. Thì như vậy là cái trách nhiệm của Thầy không có, cho nên Thầy chỉ nhập vào những cái định ví dụ như Tứ thiền là cao lắm trong vòng chừng khoảng độ một tuần lễ hoặc là nửa tháng là cao lắm, chưa dám bỏ đi mà nhập tới một tháng nữa. Còn trong lúc kia Thầy một mình Thầy ở trong thất đó Thầy có thể nhập một hai tháng, ba tháng được nhưng mà một hai tháng, ba tháng đều là có thể đi vào cái Diệt thọ tưởng định chứ không phải Tứ thiền hoặc là một hai tháng nó phải có một cái lúc ra, rồi mới đưa nó trở vào gôm lại. Thí dụ như bây giờ bốn mươi chín ngày thì nó ra, bốn mươi chín ngày thì nó mới có một tháng mười mấy ngày mà thôi. Cho nên nó ra khỏi cái định của tứ thiền thì bắt đầu bây giờ Thầy mới gôm cái tâm, Thầy mới trở vào lại nữa để cho nó tịnh chỉ lại nó ngưng cái hơi thở lại do đó mới tiếp tục nữa. Nhưng rồi cái thời gian kế đó nó không có nằm lâu trong đó, nó cứ ra vô ra vô cho nên bốn mươi chín ngày rồi thì nó cứ ra vô ra vô. Buộc lòng cái người đó phải đi tới hoàn toàn ngưng hơi thở, tịnh chỉ cái ý hành của nó tức là cái ý căn của nó phải ngưng hoạt động, cái bộ óc của nó phải hoạt động ngưng hoàn toàn để bắt đầu nằm im ở trong đó thì nó mới không bung ra bung vô được nữa.
Thì các con thấy bây giờ các con muốn cho nó ngưng chừng khoảng độ nó ngưng hơi thở, nó ngưng hoạt động chừng một phút đó nó bung trở ra, nếu mà nó kéo dài thì các con chết luôn bởi vì cái thân của các con nó chưa có thuần ở trong cái định đó cho nên các con ngưng thì nó chừng một phút thì bắt đầu nó bung ra, rồi các con tập riết nó hai phút rồi ba phút nó tăng dần lên, nó cứ bung ra tăng dần lên, rồi cứ tăng dần riết mãi cho nên mới được bảy ngày bảy, đêm hoặc là một tháng hay bốn mươi chín ngày. Nhưng mà cái mốc cuối cùng của cái tứ thiền thì nó có bốn mươi chín ngày mà thôi, đó các con hiểu điều đó. Nhưng mà khi chúng ta tu tập thì nó phải tuần tự chớ không phải là trong một lát mà có thể đạt được.
Đó là cái phần mà trả lời của hai vị này, một vị thì xách đồng la mà đánh mà tỉnh dậy thì cái vị này chưa phải là Diệt thọ tưởng định hay hoặc Diệt tận đinh, còn cái vị kia bị y áo cháy hết thì cái từ trường của vị đó kia không đủ thần lực, thì đương nhiên coi như không phải diệt thọ tưởng định hay hoặc là diệt tận định. Đó thì hai cái phần Thầy trả lời cái câu hỏi của con ở trên rồi.
Đại pháp sư dạy: Nhập diệt thọ tưởng định là Tiểu thừa, là tiêu nha bại chủng. Cái ông pháp sư mà dạy cái này, ông tưởng là cái nhập Diệt thọ tưởng định là cái chuyện như trẻ con đồ chơi. Đâu có phải chuyện làm dễ đâu? Đến độ mà cái thần lực của người ta bảo vệ cái cơ thể của người ta như vậy không phải cái chuyện của Tiểu thừa đâu, mà đây là của những bậc Thánh người ta mới làm được. Sau khi mà người ta đã Tam minh rồi người ta mới thực hiện được cái này, chứ nếu mà chưa đạt được Tam minh, cái tâm của chúng ta chưa tịnh, chưa thanh tịnh đến cái mức tối đa thì chắc chắn chúng ta nhập Diệt thọ tưởng định cũng chưa được đâu. Các con phải hiểu bây giờ chúng ta ly dục ly bất thiện pháp chúng ta nhập Sơ thiền, cái tâm ly dục nó vô lậu thì chúng ta mới nhập, chúng ta mới đi vào chúng ta mới nhập Nhị thiền mới được, là diệt tầm tứ mới được. Hơi thở chúng ta mới chậm nhẹ đúng mức của nó, nó mới nhập Nhị thiền, tâm mà chưa ly dục ly bất thiện pháp nhập Nhị thiền là tà thiền chứ không chứ không phải chánh thiền đâu. Đó là những cái sai, nó không đúng.
Cho nên khi mà chúng ta có Tam minh, Lậu tận minh quét sạch được lậu hoặc rồi hoàn toàn chúng ta chấm dứt được sinh tử luân hồi rồi thì chúng ta mới nhập Diệt thọ tưởng định được, còn không chúng ta cũng nhập chưa được đâu. Nghĩa là cái người chưa nhập Tứ thiền đừng có mong gọi là nhập được Diệt thọ tưởng định được. Cái định đó là định cao, mà cái định có thần lực rất là vi diệu, nó bảo vệ được cái thân của chúng ta trời mưa mà không ướt mà, thì các con biết là ngồi ngoài trời mà trời mưa không ướt thì đâu phải là cái chuyện thường. Đó thì cái từ trường của nó - nó làm cho chúng ta trở thành một cái vách đá mà vô hình, không người ta ngỡ tưởng được, nhìn thấy như ngồi ngoài trời nhưng mà mưa xuống không ướt, nắng không có làm cho nóng được thì đủ biết cái từ trường của họ đến cái lực như thế nào mà gọi là đại thần lực đó. Thì các con biết cái định đó nó đâu có phải cái định thường của phàm phu được, mà gọi là Tiểu thừa?
Cho nên họ nói tiêu nha bại chủng, họ nói như vậy chứ họ có làm được sao? Làm gì mà tiêu nha bại chủng? Người ta ngồi cả ngàn năm người ta không mất mà làm sao tiêu, còn họ ngồi ba bốn, chừng một trăm năm hoặc là tuổi thọ họ sống bao nhiêu họ tiêu mất họ không biết đọa địa ngục hay làm cái gì, họ đâu có biết, họ cứ ngỡ tưởng họ thành Bồ tát đạo rồi họ lên xuống trong sinh tử để độ chúng sanh không ngờ họ ở dưới địa ngục ở dưới đó chớ làm sao mà họ lên. Tại vì họ làm những cái điều sai pháp luật, sai cái giới luật của Phật cho nên họ phải đọa xuống địa ngục.
Bây giờ thí dụ như Thầy sai pháp luật nè mấy con đến đây cũng sai pháp luật, Thầy ăn ba bữa các con cũng ăn ba bữa, Thầy nói như là Bồ tát, nhưng mà cuối cùng Thầy phạm những giới này. Mồ hôi nước mắt của Phật tử đóng góp các con có biết người ta làm đâu phải chuyện dễ, Thầy trò chúng ta ngồi không tu, mà rốt cuộc rồi đó ngày ba bữa sung sướng, nào bơ nào sữa, rồi chùa to tháp lớn, còn người ta ở ngoài người ta làm lụng rất cực khổ, thế rồi mình cứ tưởng mình Bồ tát. Nhưng cuối cùng khi mà cái phước mình hết rồi thì bắt đầu mình chết thì Thầy trò rủ nhau đi xuống địa ngục ngồi với cả đám Diêm vương nó hỏi hồi đó mấy ông ở trên gạt người ta bao nhiêu không? Phật dạy ăn ngày một bữa, mấy ông ăn cho dữ tợn, da thịt của mấy ông mập như thế này xuống tụi tui lấy ra, tháo mấy ông ra để lấy dầu để mà đốt đèn cho ở dưới địa ngục cho nó sáng mới là đủ. Cho nên nó bắt chúng ta mà nó đem vô đó, nó xẻo nó bỏ vô chảo cũng như mình thắng mỡ vậy thì các con biết nó đau khổ nhường nhào không? Cho nên đừng có ham mà ngồi đây mà tu sai giới luật của Phật là chúng ta phải tiêu tùng hết đó. Đừng có nghĩ Thầy trò sung sướng đâu, nó sung sướng hiện tại này chứ vị lai chúng ta, nó thắng mỡ hết đó. Đó là những cái sai, vì vậy mà chúng ta phải sống đúng cái giới luật của Phật thì không ai mà dám thắng mỡ chúng ta hết, còn nếu không lơ mơ thì thắng mỡ hết đó.
Còn Đại thừa, các ngài Bồ tát thì thể hiện nguyện vào trong sanh tử để độ chúng sanh, cho nên Phật pháp tồn tại mãi mãi. Có đúng sự thật như vậy hay không?
Bây giờ thì Phật pháp nó tồn tại các con thấy cái tồn tại đó có đúng không, có đúng không? Hay là đó là sai! Dẫn người ta đi, cuối cùng người ta bỏ đời, bỏ vợ, bỏ con, bỏ nhà bỏ cửa, bỏ cha bỏ mẹ không làm cái gì lợi ích hết mà bây giờ rủ nhau đi tu tới cuối cùng bây giờ như Minh Cảnh, bây giờ con thấy, con sắp sửa chết rồi mà con thấy con có làm chủ sinh tử không? Có buồn, có khổ không? Như vậy là dẫn con đi vào cái chỗ chết chứ có phải chỗ giải thoát đâu? Cuối cùng nhìn lại như vậy là Phật pháp còn nhưng là tà pháp không chứ đâu phải là Phật pháp? Tại sao ông Phật ăn ngày bữa mà bây giờ mình rủ nhau mình ăn 3 bữa rồi đi xuống ruộng cày cấy hoặc là làm cái này cái kia cất chùa lên to lớn? Còn ông Phật thì các con thấy một vị tỳ kheo bị một người tiều phu họ rút cái thất của ông đi, lấy củi họ về họ chụm đi, ông mất cái thất đi, rồi ông nói: Nếu mà mình cất cây thì chúng cũng rút nữa thôi mình đào đất lên, mình nắn gạch lên rồi mình làm cái thất của mình, nhưng mà khi làm cái thất xong rồi ông Phật ông sai tỳ kheo khác đập bỏ, người tu sĩ không được ở nhà gạch! Các con thấy không, không có cho được ở nhà gạch, thế mà bây giờ chúng ta, ông nào cũng ở nhà gạch hết, mà lót gạch là phải nói là gạch ốp lát đàng hoàng chứ không phải là gạch thứ thường nữa, chùa nào bây giờ cũng thấy sang đẹp hết.  
Do như vậy chúng ta thấy đó là cái sai của Phật pháp. Ngày xưa ông Phật không cho vị tỳ kheo ở trong cái nhà gạch, toàn là nhà lá nhà tranh. Đó thì bây giờ chúng ta thấy họ nói họ đi vào trong sanh tử để độ chúng sanh, độ cái kiểu đó độ ma độ quỷ với nhau hết cả đám, dẫn dắt đi xuống địa ngục hết chứ làm gì mà giải thoát. Chính bây giờ chúng ta không được giải thoát ngay cái bước đầu chúng ta vô là chúng ta không giải thoát được cái ăn, cái ngủ thì giải thoát cái gì? Không ly được dục, không ly được ác pháp thì làm sao chúng ta được cái gì mà giải thoát? Nghĩa là ly nó mới có những hỷ lạc của sự ly. Cho nên ly dục, ly ác pháp mới sanh hỷ lạc, do đó mới nhập Sơ thiền, chúng ta phải có cái hỷ lạc của cái sự giải thoát của cái người tu. Còn đằng này chạy theo dục lạc thì cái dục lạc đó của thế gian rồi. Cho nên toàn bộ là sai hết, không có đúng cách. Cho nên gọi là đi vào sanh tử để rồi dẫn dắt đi tuốt luốt ở trong sanh tử, chứ làm sao mà thoát sanh tử? Vì hàng ngày chạy theo trong dục lạc của thế gian.
Và khi nhập Diệt tận định có mất Tam minh lục thông không?
Diệt tận định nó có gì đâu là Tam minh lục thông ở trong đó nữa? À các con thấy không? Mình chỉ nhập tứ thiền là dẫn tâm đi thì nó mới có Tam minh lục thông, còn có bao giờ mà trong kinh sách Phật nói diệt thọ tưởng định rồi dẫn tâm mình đi vào trong Tam minh không? Đâu có, đâu có cái chỗ đó đâu? Cho nên nhập diệt thọ tưởng định chỉ là một cái thần lực của thiền định để thấy cái sự bảo vệ cái thần lực đó nó giữ gìn cái thân của họ, nhưng mà đức Phật vốn đâu có để mà duy trì cái thân này ngàn năm triệu năm đâu? Cho nên thấy nó là vô thường dù biết cái định đó nó có giữ cái thân định cả triệu năm đi nữa vẫn không chấp nhận nó. Cho nên diệt tận định chỉ nói để cho biết chơi vậy chứ không phải mục đích của đạo Phật đâu.
Và có lợi ích gì cho Phật pháp, cho chúng sanh? Thì cái Diệt thọ tưởng định nó không có lợi ích đâu. Chúng ta tới tứ thiền, chúng ta thực hiện Tam minh là giới định tuệ chúng ta đã đủ cái sự mà chấm dứt sanh tử luân hồi, cái sự đau khổ cho cái thân phận làm người là đủ rồi, giải thoát được cái sự đau khổ của chúng ta là đủ rồi. Nhưng mà tới đây chúng ta nhập diệt thọ tưởng định để chúng ta thấy được cái thần lực của định, để biết được cái sự tu tập của chúng ta có những thần lực tuyệt vời như vậy thôi, chứ cái đó không phải là mục đích của chúng ta.
Ví dụ: Thầy nhập Diệt tận định, con tu có gặp tai nạn, con kêu Thầy: Thầy ơi cứu con với. Thầy có thể ở trong Diệt tận định mà biết để cứu con được không?
Đó là cái điều kiện hồi nãy Thầy đã trả lời. Vì nhập Diệt thọ tưởng định cái thức nó không còn, cho nên dù có kêu gì đi nữa thì ở ngoài cũng chịu chết mà thôi, chứ không bao giờ mà Thầy có thể cảm, giao cảm được cái sự nỗi khổ của các con ở bên ngoài được.
Trong kinh nói Phật có đủ 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp. Tại sao Phật không nhập Diệt tận định để nhục thân lại cho hậu sanh chiêm ngưỡng mà Ngài lại hoại thân nhập Niết Bàn?
Tức là trong kinh nói Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp tức là phải cái thân của Phật đẹp đẽ hơn con người, rất là đẹp, thế mà không ông Phật ông còn không có giữ nó để mà chúng ta ở sau này chúng ta chiêm ngưỡng những cái đẹp đó. Thế mà chúng ta, cái thân của chúng ta xấu xí như thế này mà nhập Diệt thọ tưởng định để giữ lại, người ta nói cái ông gì đâu mà cái miệng méo xẹo mà cũng để cái miệng đó mà bây giờ nhập Diệt thọ tưởng định phải không? Cái lỗ mũi gì mà xẹp lép mà cũng để? Thật sự ra nếu mà như Thầy bây giờ mà để thì người ta sẽ nói: Cái ông gì? Vậy mà cũng để cái thân lại coi nó xấu xí. Muốn để cái thân thì chúng ta phải như Phật 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, để thì cái điều đó nó cũng đáng để, còn như Thầy mà để làm gì? Do đó Thầy nói ông Phật ông còn không để, tướng ông tốt như vậy mà ông còn không để thì Thầy ra gì mà Thầy phải để? Các con hiểu điều đó, cho nên Thầy chẳng bao giờ muốn.
Như bây giờ các con Thấy, cái ngài Vũ khắc Minh, ngài để nhục thân của ngài. Trời ơi nhìn cái ngài muốn xộ muốn xẹo cái miệng gì mà nó còn gì, do đó các con có đến thăm không? Như vậy người ta chỉ ca ngợi cái sức thiền định của ngài, chứ thấy cái nhục thân của ngài đâu có đẹp đẽ gì? Thế mà phải đẹp thì ngài để thì không nói gì, không đẹp mà cũng để cho người ta cười chứ làm cái gì? Các con thấy người ta thường thường những nhà điêu khắc, người ta tạc những cái tượng rất đẹp, người ta để trong nhà rồi người ta chơi. Ông Phật ông đâu có ngu, ông đâu có làm cái đồ chơi của thiên hạ, phải không? Cho nên Ông diệt, Ông đốt, Ông bỏ đi, tao đâu có ngu để cho tụi bay cứ thằng cứ làm cái tượng để trong nhà chơi. Cho nên bây giờ các con thấy không? Mấy ông mà làm lớn rồi đó hoặc này kia có danh tiếng họ hay làm cái tượng, tưởng là ngon không ngờ để làm đồ chơi của người ta, người ta để trong nhà người ta, rồi để cái tượng lên, tưởng đâu người ta thờ sự thật có thờ đâu, họ làm đồ chơi.
Vừa rồi Thầy xuống nhà của Tâm Như đó, Thầy thấy người ta làm cái tượng bằng đồng, mà đồng giả nó làm không biết bằng chì gì đó rồi nó mạ đồng lên, nó làm cái tượng của Hòa Thượng thờ. Thầy nói Hòa Thượng là người tu hành, mà các cư sĩ làm cái tượng này để chơi như là như búp bê vậy à? Trời đất ơi, bây giờ một vị tu sĩ mà bây giờ để người ta tưởng như vậy, thôi người ta làm tổng thống hoặc này kia người ta để, để cho toàn dân người ta chiêm ngưỡng cái người đó, còn mình là người tu mình để làm chi? Cho nên Thầy thấy hầu như là người ta cứ tạc cái tượng nhỏ nhỏ như vậy làm như bằng đồng, họ làm đồng giả chứ đồng thiệt thì mắc lắm. Cho nên họ làm đồng giả thì rẻ, mướn ông tạc tượng nào đó cho giống Hòa Thượng đi, rồi bắt đầu bây giờ Thầy thấy vô trong cái nhà phòng khách họ để tặng cho ông khách nào cũng lại nhìn. Hòa Thượng bây giờ làm đồ chơi của thiên hạ rồi còn thứ gì nữa là Hòa Thượng.
Cho nên hầu như đức Phật rất là thông minh ở chỗ đó, không có để cái nhục thân, nếu mà 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của đức Phật mà để lại thì bây giờ người ta thấy người ta giật mình, không có con người nào đẹp được như vậy hết. Do đó bắt đầu bây giờ bao nhiêu cái tượng mà đúc ra bây giờ khắp cả thế giới này người ta để cái hình đức Phật làm đồ chơi chứ chưa phải. Bây giờ chúng ta, cái hình tượng như thế này là người ta tưởng tượng ra, người ta còn đốt nhang, còn cái kia đẹp quá không dám đốt nhang đâu để chơi cho đã.
Bởi vậy ông Phật ông khôn, Thầy thì cũng đâu có dại cho nên Thầy chỉ nói là đừng có quay hình của Thầy rồi mai mốt quay hình của Thầy rồi các con biết sao không? Thay vì cứ xem hát xem tuồng rồi, bắt đầu Thầy cũng nhảy múa ở trên, xem hát, cho các con xem hát xem tuồng nữa, phải không? Xem đã ở ngoài đời chưa đã đâu, bắt đầu bây giờ Thầy thuyết pháp đây, hoặc là thấy cái thất của Thầy cũng quay, hoặc thấy Thầy quét sân cũng quay, quay vô đó rồi bây giờ lâu lâu mở ra coi Thầy có quét sân coi có sạch không? Trời đất! Làm như là Thầy đóng tuồng cho mấy con coi vậy, đó là những cái sai, thấy không.
Người ta thầm tôn kính một vị Thầy, cái vị Thầy đó vô hình nhưng nó thiêng liêng ở trong lòng của chúng ta hơn là chúng ta xem những cái hình ảnh, mà hình ảnh một cái ông Thầy mà đi quét sân mà có đẹp gì mà coi. Thật sự ra mấy thầy quá là kính trọng, rồi kính trọng đến mức độ quá tệ khiến để biến ông Thầy của mình trở thành một cái người mà tuồng hát diễn tả cho mình coi. Biết mình bắt trước được vậy không mà mình diễn tả cho mình coi? Chắc chắn là cái điều đó là điều sai. Cho nên Thầy luôn luôn là không muốn bao giờ, nhưng mà tùy thuận vì người ta muốn để lại cái hình mình không có cho người ta chụp thì người ta cũng buồn, mà người ta không hiểu. Một vị Thầy mà lưu hình lưu ảnh như vậy có đáng giá gì là một bậc chân tu? Mình khoe hình khoe ảnh của mình có tốt đẹp gì? Ốm o gầy mòn như thế này, có bữa thì thiếu điều đi hết muốn nổi, có bữa hai gò má ốp vô cũng không còn thứ gì, còn có bữa thì ăn uống có gì đó nó phình ra như nhận nước trong đó, thấy nó được được một chút, có bữa thì như con khỉ khô không có ra gì hết mà hình này hình kia đủ thứ. Thành ra đó là những cái sai. Chúng ta không có cầu danh ở những chỗ đó mà phải đem cái gì nó lợi ích cho cái người sau này người ta được giải thoát. Đó là cái phần, cái bổn phận của người tu.
Còn tượng đúc, tượng về vẽ bây giờ do người sau tưởng tượng vẽ vời ra làm sao tin Phật có 32 tướng tốt? Xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con những điều con chưa hiểu biết để sau này Thầy nhập Diệt tận định có người hỏi con trả lời cho thông suốt không bị người ta nói.
Nhập diệt thọ tưởng định là Tiểu thừa, là tiêu nha bại chủng. Đó như vậy các con thấy trong cái vấn đề mà người ta đặt như thế nào thì người ta luận như thế nào cũng được, nhưng ở đây chúng ta hiểu rằng: Một vị Thầy mà tu như Thầy thì không bao giờ mà nhập Diệt thọ tưởng định để giữ cái thân của mình để làm cho đời sau người ta chiêm ngưỡng. Mà một vị thầy thực hiện trong cái sự vô thường của nó mà thôi, nghĩa là chết thì cũng chết như mọi người nhưng tự tại ở trong cái sự chết, chứ không phải là chết trong cái khổ như người phàm phu, có vậy thôi. Còn Tiểu Thừa hay Đại Thừa gọi sao thây kệ nó, tại vì họ chưa phải là những người biết được con đường này, cho nên họ đứng trên một góc độ cao với thấp cho nên mới có Đại Thừa Tiểu Thừa, thấy những cái định mà quá tuyệt vời của Phật pháp thì họ muốn hạ Phật pháp xuống để mà họ gọi cái đó là cái định của Tiểu Thừa, chứ họ không biết cái đó là một cái công phu tu hết sức chứ không phải một ngày, hai ngày mà làm được cái chuyện này.
 Xin thầy hoan hỷ chỉ dạy rõ cho con được thông hiểu, làm cho con đường của đạo Phật sáng thêm. Tổ và các thiền sư nói rằng: sinh như đắp chăn mùa đông, tử như cởi chiếc áo mùa hạ, cho nên họ vào ra sanh tử độ chúng sanh tự tại, không sợ cực khổ. Như vậy Phật với tổ khác nhau như thế nào?
Ở đây con thấy rõ ràng người ta nói cái lý luận là như vậy, chứ Thầy thấy ông thầy, ông Tổ nào mà khi mà chết thì thấy sao ông đau ông rên quá trời. Có ông nào mà không rên đâu? Họ nằm trên giường bệnh, đôi ba tháng hoặc là một năm hai năm, nhất là những vị đã mà bán thân. Thì các con thấy khi chết thì mê muội không còn biết, mà trước đó thì cái tay nó bại hết một thân người, không đưa lên được, đi đái, đi tiểu, đi giải bằng cách là người ta phải đặt cái bô vào, rất là khổ sở cho cái vị đó. Thế mà họ nói họ như là đắp chăn bông trong mùa hạ. Trời ơi chăn bông gì mà được? Các con thấy tưởng tượng một cái người mà bán thân, họ nằm liệt, hai cái chân đi không được ngồi trên cái xe lăn, thử hỏi bây giờ họ đi cầu làm sao? Có khổ không các con? Bây giờ Thầy nói bây giờ chúng ta bây giờ nè, đau chỉ đơn sơ thôi, chỉ là thần kinh tọa, cái chân chúng ta bị nhức từ trên này dưới nè. Mà khi chúng ta ngồi đi cầu xuống nó đau nhức buốt như thế này, chúng ta ngồi được không? Khi mà chúng ta ngồi cầu có yên không? Đau khổ vô cùng chứ đâu phải dễ. Vì vậy đừng nói chi mà cái chuyện đắp chăn bông được. Đâu có chuyện ra vào sanh tử mà đắp chăn bông, mà như cởi chiếc áo mùa hạ được? Đừng có nói chuyện, đó là cái lý luận. Nhưng mà sự thật trước cái cảnh mà đau khổ trước cảnh mà sanh tử, Thầy thấy ông nào cũng mặt mày tái mét hết, chứ đừng có nói không có sợ, đều là nói một nói chứ còn không có ông nào tự tại. Tự tại khi nào người ta nhập tứ thiền, người ta không sợ, nghĩa là người ta làm chủ được cái sống chết của cái thân người ta không sợ.
Như bây giờ các con chưa làm chủ, các con sợ lắm, tới chừng đó các con biết nó giựt méo miệng bên đây, méo miệng bên kia, nằm lên ngồi xuống, các con thấy những người mà chết chưa? Nghĩa là vừa nằm xuống vậy, đỡ nằm xuống, bắt buộc phải đỡ dậy kêu là tăng trở đó, rồi đỡ dậy chưa có gì được mà không biết trong cái người đó nó ra sao Thầy cũng chẳng biết, nó khổ sở như thế nào, đỡ vừa đỡ thì bảo nằm xuống, nó làm như khó chịu. Mà nằm xuống chưa được nằm thì bắt đầu đỡ dậy đỡ dậy chịu không nổi, lúc trăn trở các con có nuôi người bệnh đau sắp chết các con mới biết được cái tình trạng lúc bấy giờ chết rất khổ. Đây là những bệnh không ngặt ngèo lắm đó mà người ta còn khổ như vậy, còn huống hồ là những bệnh ngặt nghèo, nó còn khổ biết mấy! Đừng có nói mà đắp chăn mùa đông mà cởi áo mùa hạ. Mấy ông Tổ này miệng nói vậy chứ Thầy thấy ông nào cũng méo xẹo hết, khi mà sanh tử đến chứ đừng gọi ra vào sanh tử tự tại đâu.
Tự tại là những người nào mà nhập Tứ thiền là người ta ra vào sanh tử tự tại, người ta biết khi mà người ta nhập tứ thiền là người ta làm chủ được cái thân nó không còn khổ nữa, cái thân này nó bệnh như thế nào người ta không khổ nữa, người ta bảo nó ngưng là nó ngưng à, người ta bảo nó không đau là nó không đau liền. Còn các ông có làm cách nào được không mà các ông dám nói là tự tại trong sinh tử mà như đắp chăn bông mùa đông, điều đó là các ông nói chứ các ông chưa nói được cái lý hành. Còn ở đây người ta nói được cái lý hành, cái pháp hành của người ta, cho nên người ta nói được cái hành động người ta làm chủ được. Thầy nói các con xét, Thầy bảo nó ngưng là nó ngưng, còn các ông có dám bảo không? Vậy mà các ông dám nói tự tại trong sinh tử? Là các ông nói láo rồi, không có thật. Đó là cái gạt người chớ không phải là cái nói thật.
Còn bây giờ khi mà người ta đã làm chủ được như vậy rồi thì khi mà người ta muốn đi tái sanh, người ta làm chủ được tái sanh, cho nên Thầy nói chỉ tu cái Chánh niệm tỉnh thức thôi mà khi đi vào cái tái sanh là người ta đã biết sanh vào bụng mẹ, đi như thế nào người ta biết, người ta tỉnh thức thôi, chứ chưa ly dục ly bất thiện pháp đâu. Các con biết, rồi người ta tu tới cái sức tỉnh thức đến mức độ nào chúng ta ly được cái gì, thì lúc bấy giờ chúng ta ở trong bụng mẹ, vào bụng mẹ, tức là bây giờ Thầy bỏ cái thân này mà Thầy tu được cái Chánh niệm tỉnh thức thì lúc bấy giờ Thầy bỏ cái thân này, Thầy biết Thầy đi vào cái bụng mẹ nơi đâu, Thầy vào đó Thầy thọ thai ở đó Thầy biết, tức là đi vào ở chỗ phát sanh là Thầy biết rồi, Thầy tỉnh thức Thầy biết Thầy đi, không phải nghiệp lôi Thầy được. Rồi bây giờ Thầy tu đến mức độ nào, cái sức tỉnh của Thầy đến mức độ nào, do đó Thầy biết Thầy nằm trong bụng mẹ, Thầy biết rất rõ, đang ở trong bụng mẹ, mặc dù là cái bào thai còn rất nhỏ nhưng mà Thầy vẫn biết rằng Thầy đang ở trong bụng mẹ, rồi Thầy tu đến cái mức độ nào, sức tỉnh thức nào mà khi người mẹ sanh Thầy ra Thầy còn rất là tỉnh táo, Thầy biết rằng Thầy được sinh ra, Thầy biết Thầy đang sanh ra, đó là 3 cái lần biết. Lần biết thứ 4 là khi mà Thầy tu đến cái sức tỉnh thức mà ly dục ly ác pháp xong, nhập được Sơ thiền là lúc bấy giờ khi mà Thầy sinh ra, Thầy biết được cái đời trước của Thầy, Thầy chết là ông gì bà gì, rồi Thầy sanh ra trong cái đời này. Thì các con biết nội cái sơ thiền không mà người ta đã làm chủ được cái sống chết. Còn mấy ông này, ăn thì 3 bữa có đi chỗ nào đâu mà dám nói tự tại trong sanh tử như đắp chăn bông mùa đông, nói dóc rồi, ông ta nói không có lý rồi. Còn Thầy ly dục ly bất thiện pháp, cho nên bây giờ Thầy tỉnh táo, cho nên khi mà vô đi tái sanh Thầy biết mà bây giờ đi ra Thầy còn nhớ được nhiều đời, bởi vì Thầy chết cái thân đó nó đã qua 1 cái kiếp rồi, nhưng bây giờ sanh ra Thầy lại nhớ được cái kiếp của Thầy đã qua rồi thì sanh ra Thầy nhớ được, tức là Thầy phải ly dục, ly bất thiện pháp thì Thầy mới nhớ được. Trong kinh Phật đã dạy cái này rất rõ mà, đâu phải Thầy đặt điều? Các con thấy, còn mấy ông này có nói đúng được không? Nói dóc, ông gạt người ta.
Phật thì nhập Niết Bàn, còn Tổ thì vào ra trong cõi Ta Bà độ chúng sanh, không nhập Niết Bàn. Như vậy là Tổ từ bi hơn Phật hay sao? Tổ thì nói láo, chứ sự thật ra ông có biết ông đi đâu? Cho nên vì vậy mà ông nói khơi khơi, ông nói cái lý, chứ còn cái hành thì ông nói không được. Còn ông Phật ông nói 3 tháng nữa tui chết thì ông chết rõ ràng phải không? Còn ông Tổ có dám nói 3 tháng chết không? Nói ông chết đi, chúng bắt ông uống thuốc độc chết liền à, chứ không chết chúng cười sao? Cho nên ông Tổ không dám hứa gì hết. Chừng nào mà chết tới đó hay còn không dám nói trước. Cho nên thường thường các con nghe nói Tổ thì nhập diệt thì nói vậy nhập chứ đâu có dám nói trước, còn không thì huyền thoại nói láo thôi, chứ không thể nào mà hẹn trước được. Còn ông Phật, người ta làm chủ được cái sống chết rất rõ ràng, ta nói mấy tháng, mấy ngày người ta chết, người ta muốn chết hồi nào người ta chết, tức là người ta tự tại ở trong sanh tử.
Người ta nói từ bi để mà người ta ra vào, tức là người ta còn háo danh, phải không? Các con thấy cái gì cũng giành mình đi ra vào để độ chúng sanh hết. Như ông Phật bây giờ ông tự tại vậy, ông muốn sanh muốn diệt thì có mình ông, ông đi độ chúng sanh cứ kiếp này kiếp khác, ông độ hoài như vậy, chỉ có mình ông thôi, còn bao nhiêu người để cho họ tu, thì như vậy là ông giành cái danh cái lợi, đời nào ông cũng có danh, ông cũng làm Phật hết, đời kiếp nào. Thì như vậy ông Phật háo danh quá độ còn gì nữa. Mà Tổ thì muốn cho mình mình độ chúng sanh thôi, đừng mình ai hết. Nghĩa là nói chung, là bây giờ thí dụ như Thầy bây giờ, Thầy tu vầy, Thầy cũng muốn kiếp sau Thầy cũng lên làm nữa, kiếp sau cũng làm nữa, mình làm Hòa Thượng không mà, ngon quá mà, làm lớn mà, cho nên kiếp nào cũng ngon hết, thì bây giờ cứ kiếp này rồi cứ mình vô đi trong đường sinh tử mình làm chủ rồi mình trở ra làm nữa, làm hoài, như vậy là ai cũng kêu mình thầy. Thế gian này toàn là thiên nhân chỉ đạo sư, mình là đạo sư hết, không phải ngon sao? Cho nên ông Phật không phải là người háo danh, còn mấy ông tổ này thật sự ra mấy ông nói tự tại trong sanh tử, độ chúng sanh, chúng ta nghe mấy ông này thương chúng sanh giữ lắm, ra vào không có sợ ngại gì hết nhưng mà đó là cái hình thức háo danh.
Cho nên vì vậy mà háo danh riết rồi bây giờ mấy ông cất chùa sao rồi, các con thấy không? Ông đâu có dám ở nhà tranh, còn ông Phật ông có kiếp đời ông ở nhà tranh, ông ở nhà tranh ngán quá mưa dột cho nên ông chết ….(44.23) là phải. Còn ông tổ bây giờ ông không ngán, đời nào kiếp nào ông cũng làm tổ cho nên ở chùa cao rộng lớn như vua rồi, đền đài sung sướng rồi thì còn cái gì mà bỏ uổng.
Như vậy ông có ly không? Như vậy ông không có ly thế gian đâu? Kiếp này ông cất chùa tốt, kiếp sau ông lên ông ở cái chùa nữa, tốt nữa. Kiếp này ông cất 3 - 4 cái chùa, kiếp sau ông cất 5 - 7 cái chùa, cứ mỗi kiếp ông cất 10 cái chùa mà 10 lần như vậy thì các con thấy các tổ như vậy có thể một ông như vậy cất cả 100 cái chùa không? Ông háo danh kinh khủng, ông tham lợi cũng dữ tợn. Một mình ông làm đủ thứ hết. Không có để ai làm lợi ích cho chúng sanh hết. Ông giành hết rồi, công đức của ông lớn hết, cho nên ông hơn Phật ở chỗ đó chứ sao. Tại vì ông tham quá nhiều ông hơn Phật. Ông Phật thì ông diệt cái lòng tham, cho nên ông chỉ một đời ông thôi nên ông nói: Đời nay ông chấm dứt thôi, không làm nữa. Để cho những người đệ tử của mình người ta làm, chứ không phải là giành với đệ tử của mình.
Cũng như chẳng hạn bây giờ Thầy thuyết pháp mà có hay cách gì đi nữa, người ta cứ tập trung nghe Thầy mà ba cái thằng đệ tử của Thầy nó nói gì họ cũng không thèm nghe hết mà cuối cùng thì Thầy giành, giành rồi Thầy chết rồi bắt đầu mấy thằng đệ tử thuyết không ai nghe hết, chờ cho Thầy lớn lên Thầy thuyết bao nhiêu người cũng tập trung nghe Thầy, vậy có phải là Thầy giành với đệ tử của mình không? Đó cho nên đó là những cái mà Thầy thấy người ta bị cái tâm danh tâm lợi mà nó che khuất đi, mà người ta lý luận bằng cách là người ta thương chúng sanh, từ bi hơn Phật, chứ làm gì mà hơn Phật được.
Từ bi hơn Phật, tại sao chúng ta ăn 3 bữa trước mồ hôi nước mắt của người khác mà chúng ta ăn được? Các con thấy, phải không? Nếu mà chúng ta từ bi thì mỗi một món ăn chúng ta bỏ để nuôi chánh mạng của chúng ta thì chúng ta biết cái sự đau khổ của mọi người làm ra mới có thực phẩm này, thế mà chúng ta nỡ chúng ta ăn 3-4 bữa còn ăn thêm 5 - 7 bữa nữa, thì thử hỏi như vậy chúng ta có từ bi không, hay là ăn trên mồ hôi nước mắt của người khác? Có đúng không? Bởi vì Thầy thấy thật sự chúng ta có làm ra cái đồng bạc nào chúng ta sống đâu, thế mà chúng ta ngồi không ăn mà còn lại nói từ bi độ chúng sanh nữa. Còn ông Phật thấy mỗi một ngày mà chúng ta ăn, nó đã hao tốn mồ hôi nước mắt của người khác rất nhiều, chúng ta phải thực hiện cái sự giải thoát cho thật sự để hoàn toàn ly tất cả những cái ham muốn ăn này, cho nên người ta đặt cái niệm thực phẩm bất tịnh để mà người ta quán xét, từ đó người ta không còn cái tâm tham đắm trên cái ăn. Cho nên người ta ăn để sống, coi như là một liều thuốc, chứ đâu có phải lấy cái đó mà thích. Như vậy chính người ta đặt cái niệm đó mà người ta tu tập hàng ngày làm cho cái lậu hoặc ăn uống người ta quét sạch ra. Còn trái lại chúng ta ăn ngày 3 bữa, rồi ăn thêm dặm 5 bữa rồi còn thêm bánh trái rồi sữa bơ đủ loại, thì như vậy là chúng ta ăn trên mồ hôi nước mắt của kẻ khác chứ gì?
Trên một cái chuyến đi vừa rồi, Thầy luôn luôn không bao giờ, giữ cái hạnh không bao giờ vô quán vô lều, thế mà mấy cái chú cư sĩ này, cứ một lát thì cứ rề xe lại quán này đã, tới rề xe lại quán kia, Thầy nói: Cuộc đời của mấy con là cuộc đời phí cái ăn, cái thời gian của mấy con chỉ biết ăn chứ không biết gì hết, làm ra tiền chỉ phục vụ cho cái ăn, các con biết cái giờ này mà ngồi Thầy tốn bao nhiêu thời giờ của Thầy không? Mấy con ăn thì chỉ biết ngon cái miệng để ngồi đó phá thì giờ của người khác không, không biết cái giờ của người ta quý báu. Mỗi một cái giờ nó qua là nó làm cho cái thân của chúng ta hoại diệt từng phút giây ở trong đó mà các…
(Hết )



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét